intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giúp học sinh biết khai thác trệt để mạng Internet trong học tập

Chia sẻ: Nguồn SKKN | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:37

203
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm nâng cao nhận thức, định hướng cho lực lượng thanh thiếu niên trong trường học khai thác, sử dụng thông tin trên Internet, sử dụng mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác đúng quy định, phục vụ việc nghiên cứu, học tập, giải trí lành mạnh, thiết thực. Hạn chế các tác động tiêu cực từ các nội dung xấu, không lành mạnh trên Internet đến thanh thiếu niên trong trường học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giúp học sinh biết khai thác trệt để mạng Internet trong học tập

  1. Giúp học sinh biết khai thác triệt để mạng Internet trong học tập Đề Tài: GIÚP HỌC SINH BIẾT KHAI THÁC TRIỆT ĐỂ MẠNG INTERNET  TRONG HỌC TẬP I. PHẦN MỞ ĐẦU  I.1. Lý do chọn đề tài  Hòa trong xu thế đổi mới từng bước tiến lên công nghiệp hóa ­ hiện đại  hóa của đất nước, ngành Giáo dục và Đào tạo nước ta không ngừng phát triển  để đáp ứng những yêu cầu trong thời kỳ mới. Thực hiện chủ trương của Đảng   về việc “Nâng cao năng lực, bồi dưỡng nhân tài, lấy khoa học kỹ thuật và   công nghệ làm trung tâm”, yêu cầu cấp bách hàng đầu đặt ra với công tác giáo  dục đào tạo là cần phải xây dựng và bồi dưỡng một đội ngũ chủ nhân tương lai  của đất nước xứng tầm, để đưa đất nước tránh khỏi tình trạng tụt hậu về mọi   mặt so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thực hiện Chỉ thị số 30­CT/TW ngày 25/12/2013 của Bộ Chính trị về phát   triển và tăng cường quản lý báo chí điện tử, mạng xã hội và các loại hình truyền  thông khác trên Internet và kế hoạch số  1082 ngày 27/11/2014 của Bộ Giáo dục  và Đào tạo và Trung  ương Đoàn TNCS Hồ  Chí Minh. Sở  Giáo dục và Đào tạo  phối hợp với Tỉnh Đoàn xây dựng Kế  hoạch phối hợp tổ  chức các hoạt động  giáo dục, hướng dẫn cách sử  dụng, khai thác thông tin trên Internet cho thanh   thiếu niên trong trường học phục vụ  việc nghiên cứu, học tập, giải trí lành  mạnh, thiết thực. Tuy nhiên, việc  ứng dụng và khai thác công nghệ  thông tin đặt biệt là  mạng thông tin toàn cầu Internet vào việc học tập của học sinh còn nhiều hạn  chế. Chỉ có một số nhỏ học sinh mới chỉ sử dụng mạng internet để tham gia các   cuộc thi do ngành giáo dục tổ chức, phần lớn thì chỉ sử dụng mạng Internet vào 
  2. Giúp học sinh biết khai thác triệt để mạng Internet trong học tập mục đích để giải trí như chơi game, nghe nhạc, xem phim… Thậm chí nhiều học  sinh còn sử  dụng mạng Internet vào những mục đích không chính đáng, dẫn tới  nhiều học sinh chỉ biết lao đầu vào chơi game và truy cập vào những trang web   đen không lành mạnh. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới những hậu quả vô   cùng nghiêm trọng làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập và đạo đức của   các em học sinh. Từ thực tế trên, là một giáo viên tin học tôi thấy rất cần thiết phải “giúp  học sinh biết khai thác trệt để  mạng Internet trong học tập” ­ Giúp các em  hiểu được vai trò và tầm quan trọng của mạng Internet đối với việc học là như  thế nào, hướng dẫn cho các em khai thác và sử dụng mạng Internet một cách hợp   lí nhất. Qua đó các em rất thích thú với những tài liệu và các diễn đàn học tập  trên Internet, từ đó giúp các em học tập tốt hơn. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài   này. I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài a. Mục tiêu nghiên cứu Ngày nay Việt Nam bước vào thời kì mới – Thời kì công nghiệp hóa, hiện   đại hóa và con người được đặt  ở  trung tâm chiến lược phát triển kinh tế  ­ xã   hội, trong đó lớp thiếu niên nhi đồng hôm nay sẽ  là những công dân, những   người chủ tương lai của đất nước. Hơn nữa trước sự phát triển của khoa học kĩ  thuật cùng với sự bùng nổ về công nghệ thông tin trong xã hội khiến con người  dễ bị các luồng thông tin thiếu lành mạnh lôi cuốn, nhất là lứa tuổi thanh thiếu   niên nếu như không được giáo dục và định hướng thật tốt. Chính vì vậy cần nâng cao nhận thức, định hướng cho lực lượng thanh   thiếu niên trong trường học khai thác, sử  dụng thông tin trên Internet, sử  dụng   mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác đúng quy định, phục vụ  việc   nghiên cứu, học tập, giải trí lành mạnh, thiết thực. Hạn chế  các tác động tiêu 
  3. Giúp học sinh biết khai thác triệt để mạng Internet trong học tập cực từ  các nội dung xấu, không lành mạnh trên Internet đến thanh thiếu niên  trong trường học. b. Nhiệm vụ nghiên cứu Với tình trạng học sinh chưa biết khai thác triệt để  mạng Internet trong   học tập thì có rất nhiều nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân chủ  yếu là học sinh  chưa hiểu rõ hết về những tài nguyên mà mạng Internet cung cấp cho việc học   tập. Các em chỉ nhận thấy được các dịch vụ  giải trí mà mạng Internet mang lại   như game, nghe nhac, xem phim,… mà thôi. Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để học sinh không bị chi phối quá nhiều   vào các dịch vụ  giải trí nói trên mà biết vận dụng và khai thác triệt để  các tài  nguyên mà mạng Internet đêm lại cho việc học tâp, nhằm nâng cao kết quả học   tập của các em để các em xứng đáng là con ngoan, trò giỏi. Là một người thầy giáo dạy tin học, tôi luôn luôn trăn trở về cách tiếp cận  và sử  dụng không đùng cách mạng Internet của học sinh mình. Làm thế  nào để  giúp các em biết khai thác và sủ dụng mạng Internet một cách hợp lý. Vì vậy, tôi   đã chọn đề tài này để nghiên cứu, mạnh dạn đưa ra những vấn đề này. I.3. Đối tượng nghiên cứu Học sinh lớp 7A1, 7A4, 7A6, 7A7 trường THCS Phan Đình Phùng năm học  2012­2013. I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Do điều kiện và thời gian không cho phép nên trong đề tài này, tôi chỉ đưa  ra một số công việc cần thực hiện để giúp học sinh lớp 7 biết khai thác triệt để  mạng internet trong học tập. I.5. Phương pháp nghiên cứu  Tổng kết kinh nghiệm  Phương pháp quan sát
  4. Giúp học sinh biết khai thác triệt để mạng Internet trong học tập  Phương pháp đối thoại  Phương pháp nghiên cứu tài liệu  Phương pháp điều tra  Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của học sinh ............. II. PHẦN NỘI DUNG  II.1. Cơ sở lý luận           Mạng Internet là một siêu kênh thông tin toàn cầu, cho phép liên kết con   người lại bằng thông tin và kết nối nguồn tri thức đã tích lũy của toàn nhân loại   trong một mạng lưu thông nhất quán. Hàng triệu người trên khắp thế giới, thuộc   đủ  mọi quốc gia, dân tộc, qua mạng Internet có thể  trao đổi với nhau về  tư  tưởng, tình cảm, những kinh nghiệm sống, đọc báo, tạp chí… Đặc biệt, thông   qua mạng Internet, tri thức của từng cộng đồng, từng quốc gia được tích lũy và   lưu trữ trong các thư viện, các ngân hàng dữ liệu đã được quốc tế hóa, trở thành  tài sản của loài người. Từ một máy tính nối mạng ở Việt Nam, ở Braxin, người  ta có thể  đọc được các báo nổi tiếng nhất  ở  Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản; truy   cập vào kho dữ liệu khổng lồ của các trường Đại học lớn nhất ở các nước công   nghiệp phát triển, người ta cũng có thể  nhanh chóng biết được những dữ  kiện   mới nhất ở các nước đang phát triển. Với Internet, biên giới địa chính trị chỉ còn   mang  ý  nghĩa tượng trưng tương  đối. Theo xu hướng chung, dòng thông tin   chuyển đi trong mạng internet ngày càng lớn và đến mọi địa điểm trên địa cầu.  Bất cứ  ở đâu người ta cũng có thể  trao đổi tư  tưởng, kinh nghiệm, làm việc và   trao đổi học tập với nhau qua Internet.  Từ những cơ sở trên, nếu các em biết vận dụng và khai thác một cách hợp  lý mạng Internet thì kết quả học tập sẽ tốt hơn rất nhiều. II.2. Thực trạng 
  5. Giúp học sinh biết khai thác triệt để mạng Internet trong học tập Tuy nhiên, việc  ứng dụng và khai thác công nghệ  thông tin đặt biệt là  mạng thông tin toàn cầu Internet vào việc học tập của học sinh trường THCS   Phan Đình Phùng còn nhiều hạn chế. Chỉ  có một số  nhỏ  học sinh mới chỉ  sử  dụng mạng Internet để tham gia các cuộc thi trên mạng Internet do Bộ giáo dục   tổ  chức, phần lớn số  học sinh còn lại thị  chỉ  sử  dụng mạng Internet vào mục  đích để giải trí như chơi game, nghe nhạc, xem phim… Thậm chí nhiều học sinh   còn sử dụng mạng Internet vào những mục đích không chính đáng (Bảng phụ lục   1). Dẫn tới nhiều học sinh cúp tiết và bỏ  học đi chơi game và truy cập vào  những trang web đen không lành mạnh :     Bảng thống kê số trường hợp học  sinh vi phạm  (đánh nhau và cúp tiết chơi game) LỚP NĂM HỌC TỔNG 7A1 7A4 7A6 7A7 2012 ­2013 4 8 7 7 26 Đây là vấn đề làm cho nhà trường, phụ huynh và địa phương khá đau đầu  và phê phán rất nhiều về  tình trạng này. Với tình trạng này kéo dài sẽ  dẫn tới  những hậu quả  vô cùng nghiêp trọng làm  ảnh hưởng rất lớn đến kết quả  học   tập và đạo đức của các em học sinh. II.3. Giải pháp, biện pháp  Mục tiệu:  Với thực trạng đó, là một giáo viên tin học tôi thấy rất cần  thiết phải giúp các em hiểu được vai trò và tầm quan trọng của mạng Internet  đối với việc học là như  thế  nào, hướng dẫn cho các em khai thác và sử  dụng   mạng Internet một cách hợp lí nhất. Qua đó các em rất thích thú với những tài   liệu và các diễn đàn học tập trên Internet, từ đó giúp các em học tập tốt hơn. Để đạt được kết quả ấy, tôi phải thực hiện một số công việc cụ thể như  sau:
  6. Giúp học sinh biết khai thác triệt để mạng Internet trong học tập 1. Nâng cao nhận thức về  tầm quan trọng và vai trò của Internet trong học   tập. Sau gần 2 thập niên du nhập vào Việt Nam. Ngày nay, Internet đã trở thành   phương tiện giúp truyền đạt, trao đổi thông tin, hợp tác, giao lưu… giữa mọi  người trong xã hội. Internet thật sự  là công cụ  tìm kiếm tuyệt vời, hữu ích.   Ngoài tài liệu  ở  thư  viện, Internet có vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm tài   liệu phục vụ việc học tập, nghiên cứu, giải trí… của học sinh. Và đã phát triển   sâu rộng đến mọi ngóc ngách, mọi gia đình, mọi trường học. Với sự  phổ  biến   của internet, phương thức học tập đã có những thay đổi về căn bản. Tiện ích mà Internet mang lại cho học sinh là rất lớn. Nó giúp cho các em  có những hiểu biết sâu rộng trong mọi lĩnh vực, cập nhật được thông tin một  cách   nhanh   nhất,   tiện   lợi   trong   quá   trình   học   tập   và   mang   lại   kết   quả  cao. Internet thực sự là một nguồn dự trữ thông tin khổng lồ mà trong đó có sẵn   mọi kiến thức trên mọi lĩnh vực trợ giúp tích cực cho các em nếu biết cách chọn  lựa và tiếp nhận thông tin. Nó còn là nhân tố thúc đẩy trao đổi thông tin học tập  và kiến thức xã hội. Internet giúp cho học sinh có cơ hội tương tác nhiều hơn với   giáo viên và bạn học khác thông qua công cụ  đơn giản như  diễn đàn, thư  điện  tử, hội thoại trực tuyến... Các lớp học online ngày càng trở  nên phổ  biến, đặc   biệt là với môn ngoại ngữ và khoa học tự nhiên. Đó là một phương thức học rất  hiệu quả, bởi có thể  học mọi lúc, mọi nơi và sự  tương tác xảy ra tức thì. Bên   cạnh đó, Internet còn giúp giải tỏa những căng thẳng, stress trong học tập, có  thêm niềm vui, sự tự tin trong cuộc sống, có thể  gặp gỡ, nói chuyện với người  thân, bạn bè phương xa, giao lưu kết bạn với nhiều người không chỉ   ở  trong  nước mà còn mở rộng trên toàn thế giới. 2. Hạn chế tác động xấu của Internet đến các em học sinh.
  7. Giúp học sinh biết khai thác triệt để mạng Internet trong học tập Bên cạnh đó ảnh hưởng tiêu cực và hạn chế của internet cũng không phải   là ít, thực tế cho thấy những hạn chế của Internet đối với học tập của học sinh   hiện nay là việc thích dựa dẫm vào những kết quả  có sẵn trên mạng mà đánh   mất đi thói quen tư duy, đào sâu suy nghĩ trước một vấn đề đặt ra, bên cạnh đó  việc sẽ  bị bối rối trong biển thông tin khổng lồ  trên Internet mà không xác định   được thông tin mình cần hoặc không biết các thông tin đó có độ  tin cậy đến   đâu… Việc quá lạm dụng Internet trong giải trí cũng dễ  dẫn đến những  ảnh  hưởng xấu đối với sức khỏe của người sử dụng. Việc thường xuyên chơi game  online và sống trong  ảo giác sẽ  gây ra những hành vi dần  ảnh hưởng đến đạo   đức, làm tha hóa nhân cách, lệch lạc về nhận thức, từ đó dẫn đến những hành vi  tiêu cực, có thể hủy hoại tương lai của giới trẻ.  Tốc độ lan truyền thông tin trên Intenet nhanh chóng là một tiện ích, nhưng   đồng thời cũng mang lại hệ  quả  khó lường. Tuổi trẻ  luôn được xem là nhanh  nhạy trong việc nắm bắt các thành tựu kỹ  thuật mới, các bạn trẻ  rất am hiểu   việc sử  dụng các công cụ  kỹ  thuật như  điện thoại di động có quay phim chụp  ảnh, chuyển tải dữ liệu lên mạng … Thế nhưng, tuổi trẻ cũng lại rất chậm để  cảm nhận được hậu quả của những đoạn phim, bức ảnh được gửi lên mạng.  Từ  những  ảnh hưởng tiêu cực trên, nếu chúng ta không có những định  hướng đúng đắn, để  giúp các em biết lựa chọn và khai thác thông tin một cách   hữu ích, thì hậu quả  của nó mang lại là vô cùng nghiêm trọng. Việc tìm ra các  giải pháp nhằm hạn chế  và đẩy lùi những  ảnh hưởng tiêu cực, phát huy những  mặt tích cực và hiệu quả của Internet mang lại là điều vô cùng quan trọng và hết   sức cần thiết trong thời điểm hiện nay đối với thế hệ trẻ, đặc biệt là các em học  sinh. Giải pháp đối với công tác giáo dục về Internet:
  8. Giúp học sinh biết khai thác triệt để mạng Internet trong học tập ­ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, phòng, chống các tệ nạn xã hội xâm   nhập học đường. Đồng thời thường xuyên giáo dục về những tác động xấu của   các nội dung độc hại trên Internet, kết hợp với gia đình quản lý thời gian rảnh  rỗi của các em học sinh, đặc biệt là những em hay tham gia chơi game online. ­ Tổ  chức các hoạt động ngoại khóa tạo môi trường sinh hoạt văn hóa lành   mạnh, bổ  ích, qua đó làm hạn chế thời gian các em sử  dụng Internet với những   trò chơi bạo lực bởi game online. ­ Hướng dẫn cho học sinh tham gia sử dụng blog, mạng xã hội, các trang web cá  nhân phù hợp với chuẩn mực và giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và tuân  thủ các quy định của pháp luật. Gia đình là môi trường giáo dục quan trọng trong việc định hướng,   phát triển cũng như hình thành nhân cách của các em học sinh. Quản lý việc   sử dụng Internet của các em cần tập trung vào những nội dung sau: ­ Cha mẹ  cần có sự  quan tâm đặc biệt đến con cái nhiều hơn; kết hợp với nhà   trường, đặc biệt là với thầy, cô giáo chủ  nhiệm lớp để  luôn nắm bắt tình hình   việc học tập trên lớp, để cùng nhà trường giáo dục con em mình tốt hơn. ­ Cha mẹ  cần nhận thức rằng Internet là một thành tựu vĩ đại của nhân loại.   Việc con cái mình tham gia tiếp cận Internet không phải là một điều cần phải   “ngăn cấm”. Cha mẹ cần phải kịp thời phát hiện và ngăn chặn những biểu hiện,   hành vi không lành mạnh do  ảnh hưởng từ  những nội dung độc hại trên mạng.  Đồng thời, cần chọn lọc kênh thông tin lành mạnh, bổ ích để hướng dẫn cho con  em nên xem, đọc và chơi gì; giải thích rõ tại sao không nên và dẫn chứng những   tác hại của các loại thông tin xấu, chứ  không đơn thuần là cấm mà không giải   thích, phân tích cặn kẽ.
  9. Giúp học sinh biết khai thác triệt để mạng Internet trong học tập ­ Giáo dục nhằm nâng cao tính tự giác để các em không truy cập vào những trang   web có nội dung không lành mạnh, đồng thời có biện pháp quản lý thích hợp đối   với việc truy cập mạng của con em mình. Internet đối với đời sống văn hóa của học sinh là một trong những vấn đề  quan trọng, phải có những biện pháp hữu hiệu, thiết thực để học sinh nhận thức  đúng đắn bản chất của loại hình truyền thông này. Qua những  ảnh hưởng tích  cực và tiêu cực mà Internet mang lại, cần đưa ra các giải pháp trên để quản lý và  phát triển Internet một cách đúng hướng, góp phần xây dựng đời sống văn hóa   lành mạnh trong mọi tầng lớp nhân dân các dân tộc Huyện CưM’gar, đặc biệt là  học sinh những thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. 3. Trao dồi kỹ năng tìm kiếm thông tin trên internet. a. Những điều về mạng Internet mà các em cần phải biết:  Khái niệm: Internet  – cũng được biết với tên gọi Net – là mạng máy tính  lớn nhất thế  giới, hoặc chính xác hơn là mạng của các mạng, tức bao gồm   nhiều mạng máy tính trên thế  giới được nối lại với nhau. Internet bao gồm  rất nhiều mạng trên thế  giới kết nối với nhau và cho phép bất kỳ  một máy   tính nào trong mạng có thể kết nối bất kỳ máy nào khác để trao đổi thông tin  với nhau. Một khi đã kết nối vào Internet, máy tính của các em sẽ là một trong  số hàng chục triệu thành viên của mạng khổng lồ này.  Các thuật ngữ: ­Tên miền (Domain name) : Để quản lý các máy đặt tại những vị trí vật lý khác  nhau trên hệ  thống mạng nhưng thuộc cùng một tổ  chức, cùng lĩnh vực hoạt   động… người ta nhóm các máy này vào một tên miền (domain).  Dưới đây là các miền thông dụng : com : Các tổ chức, công ty thương mại. org : Các tổ chức phi lợi nhuận.
  10. Giúp học sinh biết khai thác triệt để mạng Internet trong học tập net : Các trung tâm hỗ trợ về mạng edu : Các tổ chức giáo dục. gov : Các tổ chức thuộc chính phủ mil : Các tổ chức quân sự. int : Các tổ chức được thành lập bởi các hiệp ước quốc tế. ­ Ngoài ra, mỗi quốc gia còn có một miền gồm hai ký tự. Ví dụ : vn ( Việt Nam),  us (Mỹ), ca (Canada)… ­ Trang web (Webpage) : Trang web thực chất là một tập tin chương trình được  lập trình bằng ngôn ngữ  html (hyper text markup language), tạm gọi là tập tin   html. Tập tin html có đuôi .htm hoặc .html. Chúng có khả  năng nhúng hoặc liên  kết với nhiều tập tin khác thuộc nhiều chủng loại khác nhau như  tập tin  ảnh,   video, âm thanh, text,… kể cả tập tin html khác. ­ Website : Nơi chứa các trang web của một tổ chức hoặc các nhân. ­ Homepage : Trang web đầu tiên của một Website hoặc trang web xuất hiện đầu  tiên khi khởi động trình duyệt. b. Kỹ năng tìm kiếm thông tin trên Internet.  Bước 1: Xác định mục đích sử dụng thông tin. Kết quả thông tin nhận được thường rất lớn nên gây mất tập trung cho sự  chọn lựa. Vì vậy, cần xác định mục tiêu tổng quát khi tìm tin. Một tìm kiếm  thông tin theo diện rộng sẽ tìm được một lượng lớn thông tin hơn tìm theo chiều  sâu. Một cuộc tìm kiếm thông tin theo chiều sâu sẽ  tìm được thông tin sát với   chủ đề hơn, mặc dù số lượng thông tin sẽ ít hơn.  Bước 2: Chuẩn bị các từ khóa cần tìm. Khái niệm từ  khóa : Từ  khóa là một từ  hoặc cụm từ  được rút trong tên   chủ  đề  hoặc chính văn tài liệu, nó phản ánh một phần nội dung hoặc toàn bộ  nội dung của chủ đề hoặc tài liệu đó. Sau khi gõ từ khóa vào và tìm kiếm thì một 
  11. Giúp học sinh biết khai thác triệt để mạng Internet trong học tập loạt kết quả sẽ hiển ra. Mỗi kết quả là một đường link đến trang web có chứa   từ khóa hoặc chủ đề mà các em đang muốn tìm. Việc các em cần làm lúc này là  xem xét kết quả mà chức năng tìm kiếm đưa ra: Nếu có quá nhiều kết quả, quay lại và gõ thêm từ vào ô tìm kiếm. Nếu có quá ít kết quả, thu hẹp/ xóa bớt một số  từ  trong ô tìm kiếm   hoặc tìm từ khác thay thế. Bạn cũng nên thử  xem qua những kết quả  đầu tiên. Nếu những trang đó  chưa hữu ích lắm, thử quay lại và dùng từ tìm kiếm khác.  Bước 3: Sử dụng mục tìm kiếm nâng cao của chức năng tìm kiếm Ví dụ: Các em đang muốn tìm tài liệu để  luyện thi violympic toan thì từ  khóa  ở  đây là "tai liệu luyện thi violympic toán" hay cụ  thể  hơn (để  cho ra kết   quả chính xác hơn) là "tài liệu thi toán", các em có thể chọn từ hay cụm từ đồng   nghĩa như với từ khóa đó như "luyện thi violympic toan". Chỗ mà các từ khóa được tìm thấy. Ví dụ: ở tiêu đề, ở đoạn thứ nhất, hay  ở đoạn mã. Ngôn ngữ để tìm kiếm. Đây là một chi tiết đáng lưu ý vì nếu các em muốn  tìm tài liệu bằng tiếng Việt thì các em nên chuẩn bị một bộ gõ tiếng Việt   như  Vietkey hay Unikey để  có thể  gõ những từ  khóa mà bạn muốn tìm  bằng tiếng Việt, khi đó kết quả dò tìm sẽ chính xác hơn nhiều. Các   trang   web   bao   gồm   các   file   hình   ảnh,   video,   MP3/nhạc,   ActiveX,  JAVA...) Thời gian các trang web được xây dựng hoặc bổ sung thông tin mới.  Bước 4: Sau cùng, các em nhớ theo dõi quá trình tìm kiếm bằng cách: Liệt kê những trang các em đã xem qua, thời gian xem. Xem các trang web, đặc biệt là địa điểm và ngày các em tìm thấy  Bước 5: Những thao tác tải và lưu thông tin sau khi các em đã tìm được
  12. Giúp học sinh biết khai thác triệt để mạng Internet trong học tập Nếu lưu văn bản (file text, htm) : vào File – Save as (chọn các kiểu lưu văn  bản) Nếu lưu file (.doc,.pdf, .exe) : Nhấp chuột vào file cần tải, sau đó lưu. Ngoài ra, các em có thể  dùng những công cụ  tải thông tin. Trên Internet  hiện nay có khá nhiều công cụ  hỗ  trợ  tải (download) file khá hiệu quả  như:   Get   right,   Mass   download,   Internet   Download   Manager,   Flashget,   Gigaget… là những công cụ  tải file hay Teleport, Webcopyer…là những  công cụ tải web. c. Tìm kiếm tài liệu ở đâu?  Dùng trang web thuộc lĩnh vực đang quan tâm mà bạn đã biết. Internet hiện nay rất phổ biến, có thể nói rất dễ dùng ngay cả đối tượng là  trẻ em. Vì vậy, thói quen sử dụng web về lĩnh nào đó thì chính các em là người   hiểu hơn ai hết. Vậy các em mở trang quen thuộc ấy để tìm tin, ít ra cũng không  mất nhiều thời gian tìm kiếm.  Dùng website có nhiều liên kết với trang khác. Có thể  mở  trang web bất kỳ, những trang này có thể  các em chưa từng   duyệt qua nhưng các em đã nghe nói thông qua phương tiện sách, báo, đài, bạn  bè…v.v. Thông thường các trang web đều có liên kết với các địa chỉ web khác. Ví dụ: http://home.vnn.vn, http://www.hcm.fpt.vn, http://hocmai.vn/ Thông qua các trang web này các em sẽ tìm được trang web cần thiết.  Dùng website công cụ dò tìm có ở Việt Nam Sự  ra đời các công cụ  dò tìm là rất hữu ích cho người dùng Internet. Các   trang này được ví như  “danh bạ” để  tìm địa chỉ, tên người, nội dung trang… v.v… nói chung tìm mọi thứ mà các trang web khác đưa lên hoặc tự nó tìm đến. Ví dụ: 
  13. Giúp học sinh biết khai thác triệt để mạng Internet trong học tập  http://xalo.vn/ http://panvietnam.com     http://www.google.com.vn/ http://vn.yahoo.com/ Từ những bước sơ lược trên các các em đã có thể tìm kiếm thông tin trên  Internet một cách dễ dàng rồi đó. Còn chờ  gì nữa, các em hãy bắt tay ứng dụng  những phương pháp trên để  tìm những tài liệu nghiên cứu cho mình đi, kết quả  thu được sẽ không làm các em thất vọng đâu. 4. Cung cấp cho các em một số  địa chỉ  website học tập, giáo dục và khoa   học. ĐỊA CHỈ WEBSITE CHỨC NĂNG http://www.trangnhat.net/ Danh bạ website về Học hỏi, giáo dục, khoa học http://tienganh360.com/ Học tiếng anh Từ điển Anh­Việt, Oxford. Bộ từ điển tra cứu rất  http://www.vdict.com/ tố t http://diendantoanhoc.net Học toán www.vatlyvietnam.org/ Học vật lý http://diendan.hocmai.vn/ Hổ trợ và trao đổi kiến thức các môn học Olympic tiếng anh, thi tiếng anh internet, thi tiếng  http://ioe.go.vn/ anh trực tuyến, kiểm tra kiến thức tiếng anh, http://www.violympic.vn/ violympic, giải toán trên mạng http://www.google.com/earth Thông tin địa lý của thế giới ngay trong tầm tay www.google.com/culturalins Bảo tàng nghệ thuật titute/ Cuộc thi 'Giao thông thông minh' do Ủy ban An  http://gttm.go.vn/ toàn Giao thông Quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo 5. Giới thiệu và hướng dẫn cho các em tham gia các cuộc thi trên internet.
  14. Giúp học sinh biết khai thác triệt để mạng Internet trong học tập Thực hiện việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học   tại các trường phổ  thông trên toàn quốc. Tạo điều kiện cho học sinh làm quen   và sử dụng Internet như một phương tiện và công cụ học tập. Tạo sân chơi trực   tuyến môn Toán và Tiếng anh cho học sinh phổ  thông (Môn Toán từ  lớp 1 đến   lớp 12, môn Tiếng anh từ lớp 3 đến lớp 12). Tạo môi trường thân thiện, lành mạnh  để  học sinh học tập, giao lưu   không gây áp lực cho học sinh, gia đình và nhà trường. Tạo điều kiện cho học   sinh tăng cường năng lực tự học, tự đánh giá, tự điều chỉnh cách học của mình   nhằm khắc phục những hạng chế và phát huy những mặt mạnh. Vậy để các cuộc thi này không dừng lai ở những học sinh giỏi mà tiếp tục   đến với tấc cả  các em học sinh. Thì cần phải giới thiệu và hướng dẫn cho tấc   cả các em được biết: a> Cuộc thi giải toán qua mạng Internet.  Đăng   nhập:   Ở   màn   hình   Desktop,   em   click  (Google   Chrome)   hoặc   (Mozilla Firefox) để mở trình duyệt mong muốn. Trên màn hình sẽ hiển  thị khung trình duyệt như sau: Em gõ tên miền vào thanh http, gõ tên tài khoản vào ô bên trái và mật khẩu vào ô  bên phải như hình trên. 
  15. Giúp học sinh biết khai thác triệt để mạng Internet trong học tập Màn hình hiện ra như hình trên là bạn đã đăng nhập thành công. Em có thể click vào từng mục như “Vào thi”, “Kết quả”, “Xếp hạng”, “Thi các  cấp”, “Hướng dẫn”, “Giới thiệu” tùy theo mục đích của em. Nếu chưa có tài khoản thì các em phải đăng kí:  Đăng kí: Trên màn hình trang chủ em hãy click vào chữ Đăng ký thành viên  như ở hình dưới Khi đó sẽ xuất hiện màn hình đăng ký thành viên  Lưu ý 1: Em bắt buộc phải điền đầy đủ  thông tin vào những phần có kí hiệu  (*). ­ Ví dụ: Để đăng ký thành viên Ngô Bảo Châu ­ Mục họ và tên đệm em điền: Ngô Bảo ­ Mục tên em điền : Châu ­ Mục tên đăng nhập: Em có thể dùng số, chữ cái viết liền không dấu ( chú ý tên  đăng nhập của tất cả các thành viên phải khác nhau) ­ Phần Mật khẩu: bạn nên gõ những ký tự  dễ  nhớ  cho bạn (Vì nếu bạn quên  mật khẩu thì bạn sẽ không đăng nhập được).  HƯỚNG DẪN LÀM BÀI THI
  16. Giúp học sinh biết khai thác triệt để mạng Internet trong học tập Sau khi bạn đăng nhập bạn click vào chữ  “VÀO THI” khi đó màn hình sẽ  hiển  thị  bảng thông tin hướng dẫn chung về các vòng thi cũng như  một số  quy định  chung trong quá trình làm bài thi.   Tùy thuộc vào từng khối lớp cũng như mỗi vòng thi, các dạng bài trong mỗi vòng  thi sẽ được Ban tổ chức lựa chọn trong những dạng bài thi dưới đây:  Kiểu bài 1: SẮP XẾP: Bạn gặp màn hình hướng dẫn, bạn đọc kỹ yêu cầu Sau khi đọc kỹ yêu cầu của dạng bài, bạn ấn vào nút bắt đầu, màn hình sẽ xuất  hiện bảng câu hỏi. Cách thi: Dùng con trỏ chuột ấn vào ô số, phép tính trong bảng lần lượt theo thứ  tự từ bé đến lớn. Kiểu bài 2: CẶP BẰNG NHAU
  17. Giúp học sinh biết khai thác triệt để mạng Internet trong học tập Sau khi đọc kỹ yêu cầu của dạng bài, bạn ấn vào nút bắt đầu, màn hình sẽ xuất  hiện bảng câu hỏi. Cách thi:  Khi người thi xác định đúng 1 cặp 2 ô có giá trị  bằng nhau và dùng  chuột click vào 2 ô đó thì 2 ô vừa chọn sẽ bị xóa đi. Khi người thi có lựa chọn sai   hoặc thao tác sai 2 ô số đó sẽ không bị xóa. Người thi được tiếp tục kích vào 2 ô  để xác định cặp bằng nhau. Lưu ý: không ấn tiếp lần 3 kết hợp với 2 lần trước   để xác định cặp bằng nhau mới. Người thi lựa chọn sai sẽ được lựa chọn lại để  làm tiếp ( nhưng không sai quá 3 lần). Kiểu bài 3: HOÀN THÀNH PHÉP TÍNH Sau khi đọc kỹ yêu cầu dạng bài, bạn ấn vào nút bắt đầu để làm bài thi, khi đó,  màn hình sẽ hiển thị các ô chưa câu hỏi. Cách thi: Người thi phối hợp giữa con trỏ chuột và bàn phím để điền các số còn   thiếu vào chỗ trống để hoàn thành phép tính. Kiểu bài 4: KHỈ CON THÔNG THÁI
  18. Giúp học sinh biết khai thác triệt để mạng Internet trong học tập Sau khi đọc kỹ yêu cầu dạng bài, bạn ấn vào nút bắt đầu để làm bài thi, khi đó,  màn hình sẽ hiển thị các ô chứa câu hỏi Cách thi: Người thi dùng chuột, đưa chú khỉ  cầm bảng số, phép tính, hình ảnh  để treo vào đúng vị trí tương ứng. Kiểu bài 5: VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT Sau khi đọc kỹ yêu cầu dạng bài, bạn ấn vào nút bắt đầu để làm bài thi, khi đó  xe ô tô sẽ chạy trên đường, gặp các chướng ngại vật, vượt qua các chướng ngại   vật và về  đích. Cách thi: Xe của bạn phải vượt qua 5 chướng ngại vật để  về  đích. Để vượt qua mỗi chướng ngại vật bạn phải trả lời đúng 1 trong 3 bài toán   ở chướng ngại vật đó. Nếu làm đúng ô tô sẽ tiếp tục chạy đến đích. Kiểu bài 6: ĐI TÌM KHO BÁU Sau khi đọc kỹ yêu cầu dạng bài, bạn ấn vào nút bắt đầu để làm bài thi.
  19. Giúp học sinh biết khai thác triệt để mạng Internet trong học tập Cách thi: Người thi tự  chọn một đường đi trong mê cung để  đưa thợ  mỏ  đến  được kim cương. Dùng con trỏ chuột ấn vào ô đi đến liền kề thợ mỏ sẽ đi đến   đó (chỉ  đi qua 2 ô liền nhau có chung cạnh). Trên đường đi thợ  mỏ  gặp các ô   chứa dấu hỏi. Để đi qua được ô này, người thi phải giải đúng bài toán trong đó.  Nếu trả lời sai ô chứa dẩu hỏi sẽ hóa đá, người thi cần tìm đường khác để  đưa  được thợ mỏ đến kim cương. Kiểu bài 7: CÓC VÀNG TÀI BA Sau khi đọc kỹ yêu cầu dạng bài, bạn ấn vào nút bắt đầu để làm bài thi. Cách thi: Bạn hãy chọn đáp án trả lời thích hợp trong 4 đáp án cho sẵn, để giúp  Cóc vàng bảo vệ khung thành. Kiểu bài 8: ĐỈNH NÚI TRÍ TUỆ Sau khi đọc kỹ yêu cầu dạng bài, bạn ấn vào nút bắt đầu để làm bài thi. Cách thi: Bạn hãy trả lời các câu hỏi trong đám mây. Trả lời đúng mỗi câu hỏi,  bạn được 10 điểm; nếu bỏ qua hoặc trả lời sai, bạn bị trừ 5 điểm. Kiểu bài 9: Web tự luận, điền vào chỗ trống
  20. Giúp học sinh biết khai thác triệt để mạng Internet trong học tập ­ Đây là dạng đề  thi hiển thị  luôn 10 câu hỏi, thí sinh dùng bàn phím điền kết  quả vào ô trống cho sẵn Kiểu bài 10: Web trắc nghiệm ­ Đây là dạng đề thi hiển thị luôn 10 câu hỏi, thí sinh dùng chuột, đánh dấu vào ô  kết quả đúng trong 4 đáp án cho sẵn. b> Cuộc thi Olympic tiếng Anh trên Internet (IOE)  Đăng kí thành viên Khi vào trang web IOE ở trang chủ em hãy click vào Đăng ký như hình: Khi đó, màn hình sẽ xuất hiện các mục để đăng ký thành viên như sau: Tên tài khoản (còn gọi là tên đăng nhập) : Bạn hãy chọn theo ý bạn tuy nhiên  không được trùng với bất cứ  tên đăng nhập nào trong hệ  thống. Nếu hệ  thống   báo Tên tài khoản bị trùng thì bạn phải chọn lại. Em nên dùng các chữ cái la tinh  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2