intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Vận dụng phương pháp dạy học theo góc vào giảng dạy môn hóa học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Vận dụng phương pháp dạy học theo góc vào giảng dạy môn hóa học" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm hiểu, vận dụng phương pháp Dạy học theo góc vào giảng dạy môn hóa học nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Vận dụng phương pháp dạy học theo góc vào giảng dạy môn hóa học

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN HOÀI ĐỨC TRƯỜNG THCS DI TRẠCH VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC VÀO GIẢNG DẠY MÔN HÓA HỌC Lĩnh vực/Môn: Hóa học Cấp học: THCS Tên tác giả: Đinh Thị Nga Đơn vị công tác: Trường THCS Di Trạch Chức vụ: Giáo viên Năm học 2022 – 2023
  2. 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, trong quá trình tiếp cận kiến thức đòi hỏi người học phải trải qua thực hành thí nghiệm để nắm bắt và kiểm chứng lại lí thuyết đã học. Trước đây cũng như những môn học khác chủ yếu sử dụng phương pháp dạy học truyền thống: thuyết trình, đàm thoại, luyện tập; ngày nay, đã cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống đó và sử dụng những phương pháp hiện đại như: phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp đóng vai, phương pháp dự án, phương pháp bàn tay nặn bột,… Trong những phương pháp dạy học hiện đại nhằm tăng cường hoạt động tự chủ, phát huy tính tích cực, tự lực cho người học thì dạy học theo góc là một phương pháp tổ chức dạy học hiệu quả. Ngoài mục tiêu truyền đạt kiến thức, dạy học theo góc còn kích thích hứng thú, say mê nghiên cứu, rèn luyện năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, rèn luyện năng lực cộng tác làm việc theo nhóm . Trong chương trình Hóa học , tôi nhận thấy rằng có nhiều nội dung kiến thức có thể tổ chức dạy học theo góc mà ở đó người học có thể lĩnh hội kiến thức theo các cách khác nhau, nhờ đó phát huy được tính tích cực, tự lực cũng như hứng thú của học sinh trong học tập. Với các lý do trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Vận dụng phương pháp dạy học theo góc vào giảng dạy môn hóa học ” làm sáng kiến kinh nghiệm với hi vọng được chia sẻ những hiểu biết của mình với đồng nghiệp đồng thời cùng nhau vận dụng vào thực tiễn để nâng cao chất lượng giảng dạy môn sinh học. II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tìm hiểu, vận dụng phương pháp “Dạy học theo góc” vào giảng dạy môn hóa học nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh. III.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu tài liệu về phương pháp dạy học tích cực. - Nghiên cứu về phương pháp dạy học theo góc. - Kiến thức môn Hóa học IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT. - Học sinh trường THCS Di Trạch V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp khảo sát điều tra - Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Phương pháp so sánh. VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU.
  3. 2 - Nghiên cứu tổng quan về bản chất của phương pháp dạy học theo góc trong dạy học Hóa học ở trường THCS. - Sử dụng phương pháp dạy học theo góc trong trong dạy học hóa học. - Thiết kế áp dụng một số bài dạy có sử dụng phương pháp dạy học theo góc. - Do tính chất của công việc và hạn chế về mặt thời gian, không gian nên đề tài của tôi được tiến hành trong năm học 2022 -2023 đối với học sinh trường Trung học cơ sở Di Trạch B. NÔI DUNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ 1. Khái quát chung về dạy học tích cực. 1.1.Thế nào là tính tích cực học tập? Tính tích cực học tập - về thực chất là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong qúa trình chiếm lĩnh tri thức. Tính tích cực nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trước hết với động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo. Ngược lại, phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập. Tính tích cực học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học; kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trước những tình huống khó khăn… 1.2. Phương pháp dạy học tích cực Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực: - Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. - Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
  4. 3 - Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác. - Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. 2. Phương pháp dạy học theo góc. 2.1. Dạy học theo góc là gì? Học theo góc là một phương pháp dạy học theo đó học sinh của một lớp học được học tại các vị trí/ khu vực khác nhau để thực hiện nhiệm vụ được giao trong trong một môi trường học tập có tính khuyến khích hoạt động và thúc đẩy việc học tập. Các hoạt động có tính đa dạng cao về nội dung à bản chất, hướng tới việc thực hành khám phá và thực nghiệm. 2.2. Các giai đoạn của học tập theo góc. 2.2.1. Giai đoạn chuẩn bị. Bước 1: Xem xét các yếu tố cần thiết để học theo góc đạt hiệu quả. - Lựa chọn nội dung bài học phù hợp. Không phải bài học nào cũng có thể tổ chức cho học sinh học theo góc đạt hiệu quả. Vì vậy giáo viên cần cân nhắc lựa chọn nội dung học tập sao cho việcáp dụng dạy học theo góc đạt hiệu quả hơn so với việc sử dụng phương pháp dạy học khác. - Thời gian học tập: Việc học tập theo góc không chỉ tính đến thời gian học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập mà còn cả thời gian giáo viên hướng dẫn giới thiệu, thời gian học sinh lựa chọn góc xuất phát, thời gian học sinh luân chuyển góc. - Không gian lớp học: Nếu không gian lớp học quá nhỏ khó có thể bố trí các góc. - Sĩ số: Nếu số lượng học sinh quá đông thì giáo viên sẽ găpk khó khăn trong việc tổ chức và quản lí các hoạt động học tập của học sinh ở mỗi góc. Bước 2 : Xác định nhiệm vụ và hoạt động cụ thể cho từng góc. - Đặt tên các góc sao cho thể hiện rõ đặc thù của hoạt động học tập ở mỗi góc và có tính hấp dẫn học sinh. - Thiết kế nhiệm vụ ở mỗi góc, quy định thời gian tối đa cho hoạt động ở mỗi góc và các cách hướng dẫn học sinh chọn góc, luân chuyển các góc cho hiệu quả. - Biên soạn phiếu học tập, văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ… - Xác định và chuẩn bị những thiết bị, đồ dùng, phương tiện cần thiết cho học sinh hoạt động. 2.2.2. Giai đoạn tổ chức cho học sinh học tập theo góc. Bước 1: Sắp xếp không gian lớp học: - Bố trí góc/ khu vực học tập phù hợp với nhiệm vụ, hoạt động học tập và phù hợp với không gian lớp học.
  5. 4 - Đảm bảo có đủ tài liệu phương tiện, đồ dùng học tập cần thiết mỗi góc - Chú ý đến lưu tuyến di chuyển giữa các góc. Bước 2. Giới thiệu bài học/ nội dung học tập và các góc học tập. - Giới thiệu tên bài học và nội dung học tập; Tên vị trí các góc. - Nêu sơ lược nhiệm vụ mỗi góc, thời gian thực hiện nhiệm vụ tại các góc. - Dành thời gian cho học sinh chọn góc xuất phát. Giáo viên có thể giới thiệu sơ đồ luân chuyển các góc để tránh lộn xộn. Khi học sinh đã quen với phương pháp học tập này, giáo viên có thể cho học sinh lựa chọn thứ tự các góc. Thiết kế các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ ở từng góc bao gồm phương tiện/tài liệu (tư liệu nguồn, văn bản hướng dẫn làm việc theo góc…) Bước 3. Tổ chức cho học sinh học tập tại các góc - Học sinh có thể làm việc cá nhân, cặp hay nhóm nhỏ tại mỗi góc theo yêu cầu của hoạt động. - Giáo viên cần theo dõi phát hiện khó khăn của học sinh để hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời. - Nhắc nhở thời gian để học sinh hoàn thành nhiệm vụ và luân chuyển góc. Bước 4. Tổ chức cho học sinh trao đổi và đánh giá kết quả học tập (nếu cần). Tổ chức trao đổi/chia sẻ (thực hiện linh hoạt) II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Bên cạnh nhiều kết quả bước đầu đạt được việc đổi mới phương pháp dạy học còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục: - Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS đối với nhiều giáo viên chưa mang lại kết quả cao. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là chủ đạo. - Số giáo viên thường xuyên chủ động phối hợp áp dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chưa nhiều. - Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lý thuyết. Việc rèn kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tính huống thực tiễn cho học sinh chưa được quan tâm. Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân cơ bản sau. - Nhận thức về sự cần thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và ý thức thực hiện đổi mới của một bộ phận giáo viên chưa cao. - Chỉ chú trọng đến đánh giá cuối kì, chưa chú trọng đến đánh giá thường xuyên và kỹ năng vận dụng vào thực tiễn của học sinh.
  6. 5 - Nguồn lực phục vụ cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường như: Cơ sở vật chất, thiêt bị, hạ tầng công nghệ thông tin . . còn thiếu . - Qua trao đổi với học sinh thì thấy nhiều em còn thấy môn Hóa học khó và không mấy hứng thú trong học tập. III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Xây dựng bài dạy theo phương pháp góc. Trong quá trình giảng dạy bộ môn Hóa học, khi nghiên cứu chương trình tôi thấy có nhiều tiết học có thể áp dụng phương pháp “Dạy học theo góc” có hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Trong phạm vi của đề tài này tôi xin giới thiệu một số giáo án tiết dạy minh họa sau: Giáo án 1 hóa 8 BÀI 13: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC (TIẾP) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. Trình bày được các điều kiện xảy ra phản ứng hoá học và dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra. 2. Năng lực. - Năng lực ngôn ngữ hóa học: ghi và đọc phương trình chữ của phản ứng xảy ra trong các hiện tượng đã cho. - Năng lực thực hành: tiến hành an toàn và thành công các thí nghiệm. - Năng lực quan sát hiện tượng và rút ra nhận xét về điều kiện xảy ra phản ứng hoá học và nhận biết dấu hiệu có phản ứng hoá học xảy ra. - Năng lực tự học,tự tìm hiểu và thực hiện nhiệm vụ được giao một cách độc lập và hợp tác tại các góc. - Năng lực giao tiếp, hợp tác: thảo luận, trình bày kết quả đã thực hiện và đánh giá. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Giáo viên: - Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, thìa thuỷ tinh, ống hút nhỏ giọt. - Hoá chất : dung dịch FeCl3, dung dịch NaOH, dung dịch HCl, đường kính trắng, nước oxi già, MnO2, Zn hạt - Phiếu học tập, nhiệm vụ cho các nhóm, giấy A0, A3, A4. 2. Học sinh - SGK Hoá học 8
  7. 6 - Vở ghi + bút + thước III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP A. Hoạt động khỏi động.( 3 phút) a) Mục tiêu: Giới thiệu các nội dung cơ bản của bài học, tạo tâm thế cho học sinh tìm hiểu bài b) Cách thức tổ chức: GV: Yêu cầu HS trả lời Thế nào là phản ứng hoá học và diễn biến của phản ứng hóa học? HS trả lời? GV: nhận xét và giới thiệu bài học. Vậy làm thế nào để xảy ra phản ứng hoá học và những dấu hiệu nào cho ta biết đã có phản ứng hoá học xảy ra? Chúng ta hãy nghiên cứu trong bài học này. B. Hoạt động hình thành kiến thức.( 30 phút ) a) Mục tiêu: học sinh biết được khi nào phản ứng hóa học xảy ra? Dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học xảy ra? b) Cách thức tổ chức Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Giới thiệu nội dung và các góc học tập - Lắng nghe để biết cách học tập Nêu mục tiêu và cách thực hiện nhiệm vụ theo góc, thời gian mỗi góc là 7 phút như phụ lục. - Nêu tóm tắt mục tiêu , nhiệm vụ của - Quan sát, suy nghĩ và lựa chọn góc các góc (chiếu trên màn hình và dán ở phù hợp với phong cách học của các góc); yêu cầu HS lựa chọn góc phù mình. hợp theo phong cách học, sở thích và năng lực của mình. - Chia lớp thành 3 nhóm - Hướng dẫn nhóm HS về các góc xuất phát theo phong cách học. Cách thức luân chuyển các góc. Nếu HS tập trung vào một góc quá đông thì GV khéo léo động viên các em sang các góc còn lại). - Tổ chức cho học sinh học tập tại góc - Quan sát, theo dõi hoạt động của các -Tại các góc HS phân công nhiệm vụ nhóm HS và hỗ trợ nếu HS yêu cầu về: nhóm trưởng thư kí trong nhóm. Hướng dẫn thí nghiệm, hướng dẫn áp Làm việc theo nhóm để tìm hiểu các
  8. 7 dụng giải bài tập… nhiệm vụ của các góc. - Rút ra được các nhận xét và kết luận, ghi kết quả vào phiếu học tập A4, A3 tương ứng,. Riêng kết quả ở góc cuối cùng ghi kết quả vào bản giấy A0. Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả - Yêu cầu mỗi nhóm dán kết quả tại góc - Dán kết quả của nhóm tại góc tương ứng, riêng kết quả ở góc cuối cùng tương ứng và kết quả ở góc cuối dán kết quả lên bảng. cùng lên bảng. - Yêu cầu đại diện nhóm HS báo cáo kết - Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên bảng quả trên bảng từ góc phân tích đến góc báo cáo kết quả. Hai nhóm còn lại cử trải nghiệm và cuối cùng là góc áp 1 đại diện tới góc tương ứng theo dõi dụng. so sánh với kết quả của nhóm mình. - Yêu cầu các nhóm cử đại diện theo dõi - Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả kết quả của nhóm mình ở mỗi góc tương hoạt động của nhóm. Nhóm khác nêu ứng. Nhận xét bổ sung ý kiến sau khi câu hỏi, nhận xét, bổ xung. nghe báo cáo. Yêu cầu bổ sung nếu thấy - Theo dõi, tự đánh giá, so sánh và đúng. sửa chữa kết quả của nhóm sau khi - Nêu câu hỏi( nếu có). GV đã nêu ý kiến hoàn thiện. - Chốt lại kiến thức. - Học sinh ghi bài. C. Luyện tập- Vận dụng ( 10 phút) a)Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa học, vận dụng kiến làm các bài tập liên quan thực tiễn. b) Cách thức tổ chức. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh GV: Nêu câu hỏi: HS: trả lời. 1.Khi nào có phản ứng hóa học xảy ra. 2.Làm thế nào biết có phản ứng hóa học xảy ra. GV: nhận xét. GV: Nêu câu hỏi có yêu cầu vận dụng HS nộp kết quả bài tập 1,2 ở góc áp thực tiễn liên quan đến bài tập 1, 2 ở góc dụng. Làm bài 6 SGK trang 51 áp dụng. Bài 6 SGK trang 51 GV: Nhận xét D. Dăn dò ( 2 phút)
  9. 8 - Làm bài tập 5 SKG trang 51. - Vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học. - Chuẩn bị bài thực hành 3: Dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học. PHỤ LỤC GÓC TRẢI NGHIỆM (Thời gian thực hiện 7 phút) 1.Đọc cách tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn trong bảng. 2.Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn, quan sát hiện tượng, rút ra diều kiện xảy ra phản ứng hóa học và dấu hiệu để nhận biết phản ứng hoá học đã xảy ra. 3.Ghi kết quả vào ô trống trong phiếu học tập 1. Phiếu học tập 1 Dấu hiệu(hiện tượng) Điều kiện để Số Cách tiến hành chứng tỏ phản ứng xảy ra phản ứng TT hóa học xảy ra. hóa học Cho 1 viên kẽm vào trong ống 1 nghiệm đựng 2ml dung dịch axit clohiđric. Cho 2 thìa thuỷ tinh đường trắng vào ống nghiệm, quan sát 2 hiện tượng. Đun nóng ống nghiệm đựng đường trên ngọn lửa đèn cồn khoảng 2 phút Nhỏ 4 đến 5 giọt dung dịch natri hiđroxit vào ống nghiệm 3 đựng 2ml dung dịch sắt(III) clorua. Quan sát ống nghiệm đựng 2ml nước oxi già. Sau đó thêm vào 4 ống nghiệm ( một lượng bằng hạt ngô) bột MnO2 GÓC PHÂN TÍCH (Thời gian thực hiện 7 phút) 1. Nhiệm vụ cá nhân học sinh nghiên cứu nội dung SGK: - Mục III. Khi nào phản ứng hóa học xảy ra?( trang 49) - Mục IV: Làm thế nào nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra?( trang 50) 2.Thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi sau:
  10. 9 - Nêu các điều kiện để xảy ra phản ứng hóa học. Cho VD minh hoạ cho mỗi điều kiện? - Nêu dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng xảy ra? Cho VD minh hoạ và viết phương trình chữ của phản ứng. 3. Thống nhất trong nhóm ghi nội dung vào giấy A3, A0 Phiếu học tập 2 I. Điều kiện để xảy ra phản ứng hóa học. 1. Các chất phải................................... Ví dụ: Kẽm phải ................................... với dung dịch axit clohiđric. 2. Các chất phải ........................nhưng cần........................................……. Ví dụ: Sắt .........................với lưu huỳnh nhưng phải .................................. 3. Một số phản ứng cần phải có mặt…………………… ............................. Ví dụ: Rượu nhạt cần có……………………để tạo thành giấm ăn. II. Dấu hiệu có phản ứng hóa học xảy ra Chất mới tạo thành có tính chất khác với chất phản ứng:……………………….. .................................................................................................................................. GÓC ÁP DỤNG (Thời gian thực hiện 7 phút) 1. Học sinh ( cá nhân) nghiên cứu nội dung trong bảng hỗ trợ Điều kiện để xảy ra phản ứng hóa học Dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hóa học 1. Các chất phải tiếp xúc với nhau, ở 1. Chất mới tạo thành có tính chất điều kiện thường. khác với chất phản ứng. Dấu hiệu: thay đổi trạng thái ( xuất hiện bọt khí hoặc chất rắn không tan…) 2. Các chất phải tiếp xúc với nhau nưng 3. Chát mới tạo thành có tính chất phải đốt nóng hoặc nung đến nhiệt độ khác với chất phản ứng. Dấu hiệu: nhất định thay đổi màu sắc. 4. Các chất phải tiếp xúc với nhau 2. Chất mới tạo thành có tính chất nhưng phải có chất xúc tác… khác với chất phản ứng, Dấu hiệu: tỏa nhiệt, phát sáng… (Chất xúc tác là chất làm cho phản ứng hoá học xảy ra nhanh hơn nhưng không tham gia phản ứng hoá học). 2. Hoàn thành các bài tập trong phiếu học tập 3: Phiếu học tập 3 Bài tập 1: Làm việc cá nhân trên giấy A4
  11. 10 1. Đọc nội dung ở phiếu hỗ trợ. Ghi két quả vào ô trống trong bảng sau sao cho phù hợp: Hiện tượng Dấu hiệu Ghi và đọc phương trình chữ của phản ứng Khi cho kễm vào ống nghiệm đựng dung dịch axit clohiđric thấy có bọt khí hiđro thoát ra và dung dịch kẽm clorua tạo thành. Khi cho vôi sống( rắn màu trắng) vào nước tạo thành vôi tôi ( nhão màu trắng) để xây nhà, thấy nước sôi lên và hơi nóng tỏa ra rất mạnh. Khi ủ cơm ( tinh bột) có men rượu sau vài ngày ta thấy có hơi nóng thoát ra, mùi thơm của rượu etylic và khí cacbonic thoát ra. 2.Khoanh vào chữ cái đầu dòng trước phương án đúng. Đốt cháy than trong bếp lò, than cháy sáng, tỏa nhiệt và tạo thành khí cacbonic không màu. Điều kiện để phản ứng xảy ra là A. Có chất xúc tác và ở nhiệt độ thường. B. Than tiếp xúc với khí oxi trong không khí và đốt nóng than. C. Than tiếp xúc với khí oxi trong không khí ở nhiệt độ thường. D. Có chất xuacs tác và ở nhiệt độ cao. Bài tập 2: Làm việc cá nhân Hãy nghiên cứu nội dung bảng sau. Ghi kết quả vào ô tróng trong bảng cho phù hợp. Hiện tượng Dấu hiệu có Điều kiện để Phản ưng phản ứng phản ứng phản ứng có lợi, có hại hóa học xảy ra Sắt để trong không khí ẩm lâu ngày tạo thành gỉ sắt có màu nâu đỏ Khí mêtan gây hiện tượng Đốt nóng cháy nổ trong các hầm mỏ ( tan thuốc, tạo thành khí cacbonic và bật diêm) nước
  12. 11 Rượu nhạt dưới tác dụng Chất mới vị của men giấm và oxi chua không khí tạo thành giấm ăn và nước. Quá trình quang hợp của Chát diệp lục cây xanh tạo ra tinh và ánh sáng bột( làm cho dung dịch iot mặt trời chuyển màu xanh) và khí oxi từ khí cacbonic và nước dưới tác dụng của chất diệp lục và ánh sáng mặt trời. Giáo án 2 Hóa học 9- Bài 18 NHÔM I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS nêu được - Tính chất vật lý của kim loại nhôm là: nhẹ, dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. - Tính chất hoá học của nhômg: gồm những tính chất hoá học của KL nói chung và tính chất riêng của nhôm là tác dụng với dung dịch kiềm mạnh ( KL lưỡng tính). 2. Năng lực - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực tính toán hóa học - Năng lực vận dụng kiến thức váo thực tiễn, và giải thích hiện tượng hóa học trong đời sống - Năng lực thực hành hóa học - Năng lực hợp tác, giao tiếp - Năng lực giải quyết vấn đề 3. Phẩm chất - Phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Giáo viên: - Bảng hướng dẫn hoạt động học tập ở mỗi góc; Giáo án powerpoint về đáp án của các nhiệm vụ; Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, bút dạ. - Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, bìa giấy. - Hoá chất: dd HCl, dd CuCl2, dd NaOH, dây Al, bột nhôm.
  13. 12 2.Học sinh: - Nội dung kiến thức bài. - Sgk, vở ghi. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP A. Hoạt động khỏi động.( 5 phút) a) Mục tiêu: Giới thiệu các nội dung cơ bản của bài học, tạo tâm thế cho học sinh tìm hiểu bài b) Cách thức tổ chức: GV: đưa câu câu hỏi ? Nêu các tính chất hoá học chung của kim loại? ? Viết dãy hoạt động hoá học của kim loại và nêu ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học? HS: trả lời GV: nhận xét GV đặt vấn đề: Nhôm là chất có ứng dụng nhiều trong đời sống, những ứng dụng đó dựa trên những tính chất nào? Nhôm có tính chất vật lí và hóa học của một kim loại không? Nhôm có tính chất đặc biệt nào khác? hôm nay ta cùng tim hiểu thông qua các nhiệm vụ học tập B. Hình thành kiến thức. ( 30 phút) a) Mục tiêu: Tìm hiểu tính chất vật lí, hóa học, ứng dụng và sản xuất nhôm. b) Cách thức tổ chức. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giới thiệu nội dung và các góc học tập - Nêu tóm tắt mục tiêu, nhiệm vụ của - Quan sát, suy nghĩ và lựa chọn góc các góc (chiếu trên màn hình và dán ở phù hợp với phong cách học của mình. các góc); yêu cầu HS lựa chọn góc phù hợp theo phong cách học, sở thích và năng lực của mình. - Chia lớp làm 4 nhóm, hướng dẫn HS -Tại các góc HS phân công nhiệm vụ về các góc xuất phát theo phong cách nhóm trưởng thư kí trong nhóm. học. Nếu HS tập trung vào một góc quá đông thì GV khéo léo động viên các em sang các góc còn lại), mỗi góc trong thời gian 7 phút rồi luân chuyển sang góc khác. -Tổ chức cho học sinh học tập tại
  14. 13 góc. - Thực hiện nhiệm vụ theo nhóm tại - Nhắc nhở HS luân chuyển góc theo các góc học tập. nhóm. - Rút ra được các nhận xét và kết luận, - Quan sát, theo dõi hoạt động của các ghi kết quả vào phiếu học tập A4, A3 nhóm HS và hỗ trợ nếu HS yêu cầu về: tương ứng sau đó luân chuyển góc Hướng dẫn thí nghiệm, hướng dẫn áp dụng giải bài tập… -Trưng bày sản phẩm của nhóm tại góc - Hướng dẫn các tổ thực hiện nhiệm vụ học tập. và trưng bày sản phẩm. - Tổ chức cho học sinh trao đổi. - Đại diện các nhóm lên báo cáo kết - Hướng dẫn HS báo cáo kết quả. quả. - Gọi đại diện tổ 1 trình bày kết quả ở - Lắng nghe, so sánh với câu trả lời của góc Phân tích. Yêu cầu tổ 2,3 nhận xét, tổ mình và đưa ra ý kiến nhận xét, bổ phản hồi. sung. - Gọi đại diện tổ 2 trình bày kết quả ở - Quan sát sản phẩm và lắng nghe phần góc Trải nghiệm. Yêu cầu tổ 1,3 nhận trình bày của tổ bạn. xét, phản hồi. - Đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. - Gọi đại diện tổ 4 trình bày kết quả ở - Lắng nghe và đánh giá câu trả lời của góc quan sát. Yêu cầu tổ 2,3 nhận xét, bạn. phản hồi. - Gọi đại diện tổ 3 trình bày kết quả ở - Lắng nghe và ghi nhớ kết luận mà góc Áp dụng. Yêu cầu tổ 2,4 nhận xét, giáo viên chốt lại. phản hồi. - Công bố đáp án trên màn chiếu và kết - Học sinh ghi vở những nội dung đã luận chung về kết quả thực hiện nhiệm được giáo viên kết luận và chốt lại. vụ ở các góc. - Yêu cầu các tổ quan sát đáp án của nhiệm vụ này trên màn chiếu. GV nhận xét hoạt động của các nhóm, chốt lại bài học bằng sơ đồ tư duy C. Luyện tập và vận dụng( 8 phút) a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức về nhôm, vận dụng làm bài tập. b) Cách thức tổ chức Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập 2, - HS : Làm bài. 4 SGK - GV: nhận xét.
  15. 14 - GV: Yêu cầu học sinh giải thích tại - HS trả lời sao không nên dùng xô, chậu, nồi nhôm để đựng vôi, nước vôi tôi hoặc vữa xây dựng? - GV: Nhận xét ,bổ sung D. Dặn dò.( 2phút) - Làm bài tập 1,5,6 (SGK/ trang 58) - Đọc trước bài 19 sắt PHỤ LỤC GÓC PHÂN TÍCH ( thời gian 7 phút) 1. Nghiên cứu thông tin SGK về: Tính chất vật lí của kim loại nhôm, tính chất hóa học của kim loại nhôm, ứng dụng của nhôm, điều chế nhôm 2. Thảo luận nhóm, hoàn thành bảng phụ trên giấy A0 phiếu học tập số 1 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 1. Hoàn thành bảng về tính chất vật lí của nhôm: Màu sắc Khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt Nhiệt độ nóng chảy …. …. 2.Vẽ sơ đồ tư duy tính chất hóa học của nhôm và viết PTHH GÓC QUAN SÁT ( thời gian 7 phút) - Em hãy dự đoán tính chất của nhôm - Xem video thí nghiệm tính chất của nhôm - Ghi lại hiện tượng, viết phương trình hóa học và kết luận tính chất hóa học của nhôm vào phiếu học tập số 3 vào bảng Ao PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Tên thí nghiệm Tiến hành Hiện tượng Kết luận ...................... ....................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ......................
  16. 15 GÓC TRẢI NGHIỆM - Em hãy dự đoán tính chất của nhôm - Tiến hành thí nghiệm theo phiếu học tập 4 - Ghi lại hiện tượng, viết phương trình hóa học và kết luận tính chất hóa học của nhôm vào bảng Ao . PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Thí nghiệm Hiện tượng PTHH, Kết luận TN1: Rắc bột lên ngọn lửa đèn cồn TN2: Cho dây nhôm vào ống nghiệm chứa dd HCl TN3: Cho dây nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch CuCl2 TN4: Cho dây nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch NaOH GÓC ÁP DỤNG ( thời gian 7 phút) Đọc phiếu hỗ trợ, thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 2 vào bảng A0 PHIẾU HỖ TRỢ Nhôm có tính chất vật lí của kim loại như tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt; có tính ánh kim, tính dẻo, là kim loại nhẹ Nhôm có tính chất hóa học của một kim loại, ngoài ra nó còn có tính chất riêng là phản ứng với dung dịch bazơ Điều chế nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3: 2Al2O3  4 Al + 3 O2 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Bài 1. Hoàn thành bảng sau những tính chất tương ứng với ứng dụng của nhôm Ứng dụng của nhôm Tính chất của nhôm Làm dây điện Chế tạo vỏ máy bay, ôtô, xe lửa,.. Làm vỏ lon bia, nước giải khát, vỏ bánh kẹo,.. Làm đồ gia dụng như nồi, xoong,… Bài 2. Giải thích tại sao không dùng chậu nhôm để đựng vôi, hoặc nước vôi?
  17. 16 Bài 3. Hoàn thành chuỗi biến hóa sau: Al  Al2O3  Al2(SO4)3  Al(OH)3 Al2O3  Al. 2.Kết quả a)Mức độ hứng thú của học sinh: - Sau khi giảng dạy về bài học theo phương pháp góc ở 2 lớp 9A và 8A với tổng số học sinh là 76, tôi tiến hành điều tra mức độ hứng thú thì thấy như sau Ý kiến của HS về giờ học có sử dụng PPDH theo Số HS Tỉ lệ % góc Rất thích 31 40,9% Thích 23 30,2% Bình thường 22 28,9% Không thích 0 0 Đa số các em học sinh đều cho rằng phương pháp này rất hay, bổ ích, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, giúp cho các em được tranh luận, thảo luận và rèn khả năng nói trước đám đông. - Tiến hành thực nghiệm trên lớp 8A, 9A và lớp đối chứng 9B, 8B, tiến hành kiểm tra tôi thu được kết quả như sau. Xếp loại bài kiểm tra Lớp Tổng số Giỏi Khá Tb Yếu học sinh SL TL SL TL SL TL SL TL 9A 40 12 30% 16 40% 11 27,5% 1 2,5% 9B 37 4 10,8% 11 29,7% 19 51,4% 3 8,1% 8A 36 18 50% 10 27,8% 8 22,2% 0 0 8B 30 10 33,3% 11 36,7% 9 30% 0 0 Qua số liệu thống kê thì thấy chất lượng học sinh ở các lớp thực nghiệm tốt hơn.
  18. 17 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 1. Kết luận. Dạy học theo góc là một trong những phương pháp dạy học tích cực cần được phát triển vì đó là phương pháp phát huy tốt tính chủ động sáng tạo của học sinh. Khi làm việc theo nhóm, học sinh và giáo viên đều gặp những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, nếu giáo viên biết cách chia nhóm, tổ chức luân chuyển các góc hợp lý và điều khiển hoạt động thì sẽ phát huy được các mặt mạnh, khắc phục mặt yếu của phương pháp từ đó nâng cao hiệu quả dạy học. Đề tài đã nêu ra được dạy học theo góc là gì, quy trình dạy học theo góc. Với kinh nghiệm bước đầu thiết kế được một số giáo án phần này. Qua thực tế áp dụng tôi nhận các em học sinh có sự hứng thú khi được học tập theo góc, các em được trải nghiệm và khám phá cũng như tự tinh hơn, chất lượng học tập được nâng cao hơn. Khi dạy học theo góc thì giáo viên cần chú ý bố trí không gian, thời gian cho mỗi góc và hướng dẫn học sinh luân chuyển giữa các góc. Dạy học theo góc giáo viên cần chu đáo trong việc thiết kế nhiệm vụ, biên soạn nội dung phiếu học tập và các bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cũng như chuẩn bị đầy đủ thiết bị, đồ dùng, phương tiện cần thiết cho học sinh hoạt động thì giờ học đạt kết quả cao. 2. Khuyến nghị. Từ kết quả của đề tài tôi có một số khuyến nghị sau - Nhà trường tố chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề về phương pháp dạy học cho giáo viên cũng như đầu tư cung cấp tư liệu về phương pháp dạy học để giáo viên học hỏi và rút kinh nghiệm. - Giáo viên cùng bộ môn giành thời gian để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và có sự chuẩn bị tốt cho các bài dạy. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tích lũy được trong quá trình dạy học, xin trao đổi cùng với quý thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp, hi vọng có được sự ủng hộ và góp ý chân thành của quý thầy cô giáo và các bạn. Trong phạm vi bài viết nhỏ này chắc rằng còn nhiều thiếu sót, quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp nghiên cứu, chỉnh lý, bổ sung để đề tài được hoàn thiện hơn. Người viết Đinh Thị Nga
  19. 18 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Mạnh cường - Nguyễn Mạnh Dung , Phương pháp dạy học hoá học, NXB GD, 2007. 2. Phạm Tuấn Hùng ( chủ biên) Bồi dưỡng hóa học 8, NXB GD, 2014. 3. Ngô Ngọc An, Hướng dẫn làm bài tập hoá học 8, NXB ĐHSP, 2004. 4. Nguyễn Thị Nguyệt Minh, 250 bài tập hoá học 8, NXB ĐHSP, 2004. 5. Đỗ Tất Hiển, SGK Hoá học 8, NXB GD, 2004. 6. Lê Xuân Trọng - Cao Thị Thặng, Ngô Văn Vụ. Hóa học 9, NXB GD, 2004 7. Đặng Thị Oanh, Dạy học phát triển năng lực môn Hóa học trung học cơ sở, NXB ĐHSP, 2018
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2