Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để dạy môn Tiếng Anh cho học sinh trung học cơ sở
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để dạy môn Tiếng Anh cho học sinh trung học cơ sở" nhằm giúp học sinh biết sử dụng kiến thức các bộ môn địa lý, văn học, giáo dục công dân, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào học Tiếng Anh làm cho bài học phong phú và hấp dẫn hơn, bên cạch đó các em còn dùng những hiểu biết của mình từ các môn học khác để mở rộng vốn từ và tri thức của mình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để dạy môn Tiếng Anh cho học sinh trung học cơ sở
- MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................................................................. 1 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 1 III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 2 IV. THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ................................................ 2 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 2 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 4 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN ................................................................................................................... 4 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN ........................................................................................................... 5 III. NGUYÊN NHÂN ................................................................................................................ 7 IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP .......................................................................................................... 9 1. Mô tả chi tiết bản chất, nội dung của giải pháp. .............................................................. 9 1.1. Mục đích của giải pháp. .................................................................................................... 9 1.2. Những điểm khác biệt: ...................................................................................................... 9 1.3. Tính mới của giải pháp so với giải pháp đã và đang thực hiện: ...................................... 9 2. Giáo án tích hợp với môn Địa Lý 8. ..................................................................................... 9 Unit 7: SAVING ENERGY ...................................................................................................... 16 PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN CỦA GIÁO VIÊN ............................................................................ 16 3.1. Tên dự án dạy học: ........................................................................................................... 16 Unit 7: SAVING ENERGY ...................................................................................................... 19 Unit 7: SAVING ENERGY ...................................................................................................... 20 V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN .................................................................................................... 25 1. Hiệu quả thu được. ............................................................................................................. 25 2. Bài học kinh nghiệm. .......................................................................................................... 27 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 29 I. KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................................ 29 II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 33 PHIẾU KHẢO SÁT VỚI HỌC SINH ..................................................................................... 34
- 1 Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để dạy môn Tiếng Anh cho học sinh THCS PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Hiện nay, tiếng Anh là ngôn ngữ phổ thông nhất trên thế giới và nó cũng là ngoại ngữ phổ biến ở Việt Nam. Phần lớn các công ty khi tuyển dụng đều yêu cầu trình độ Anh ngữ từ phía ứng viên. Chính vì vậy, thông thạo tiếng Anh sẽ là một lợi thế rất lớn cho việc xin việc làm cũng như nắm bắt được nhiều cơ hội khởi nghiệp từ sự hội nhập toàn cầu ngày nay. Để theo kịp tiến trình chung này đòi hỏi mỗi học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường THCS cần phải có một trình độ Tiếng Anh nhất định để giao tiếp được ở mức độ đơn giản. Những năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo biên soạn nhiều bộ sách giáo khoa theo đường hướng giao tiếp dành cho học sinh THCS. Tuy nhiên, chương trình và SGK mới có độ khó cao hơn, có nhiều chủ đề hay, mới ( traffic, festivals, Nature, People and Places, sources of energy etc), có nhiều kiến thức liên quan đến các môn văn hoá khác. Nếu giáo viên chỉ mải trang bị cho học sinh vốn ngữ pháp và từ vựng liên quan đến chủ đề mà quên đi tính liên môn giữa các môn học thì bài giảng luôn khô khan và nặng nề, học sinh luôn cảm thấy sợ hãi và mệt mỏi sau mỗi giờ ngoại ngữ. Từ những lý do trên, tôi luôn trăn trở để tìm ra phương pháp nào có thể giúp học sinh cảm thấy hứng thú với giờ học tiếng Anh để từ đó chất lượng giờ học đạt hiệu quả hơn. Sáng kiến kinh nghiệm mang tên "Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để dạy môn Tiếng Anh cho học sinh trung học cơ sở" là những kinh nghiệm được đúc rút từ quá trình nghiên cứu và thực nghiệm giảng dạy trong năm học vừa qua ( năm học 20202021) của bản thân. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Với kinh nghiệp nhiều năm giảng dạy bộ môn tiếng anh cấp THCS, đồng thời được tham gia các cuộc thi "Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp cấp trung học" do sở giáo dục đào tạo Hà Nội tổ chức. Với sáng kiến này tôi chỉ mong muốn giúp học sinh biết sử dụng kiến thức các bộ môn địa lý, văn học, giáo dục công dân, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào học Tiếng Anh làm cho
- 2 Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để dạy môn Tiếng Anh cho học sinh THCS bài học phong phú và hấp dẫn hơn, bên cạch đó các em còn dùng những hiểu biết của mình từ các môn học khác để mở rộng vốn từ và tri thức của mình. Từ đó các em thấy rằng học Tiếng Anh luôn là quá trình tương tác liên tục giữa các bộ môn với nhau. III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Kiến thức: Dùng các phương pháp tích hợp nhiều môn học để dạy môn Tiếng Anh cấp trung học cơ sở. IV. THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021. 2. Đối tượng: Học sinh lớp 9A1 trường THCS Lê Hồng Phong. 3. Phạm vi: Sách giáo khoa, Sách giáo viên tiếng Ạnh 9 Hệ 7 năm V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến các chủ đề, chủ điểm ở các môn học khác nhau đồng thời nghiên cứu qua đài báo, truyền hình và các phương tiện truyền thông. 2. Phương pháp khảo sát: Dựa trên những tư liệu về các chuyên đề đã được nghiên cứu, tôi tiến hành khảo sát đối tượng học sinh. Đây là một đối tượng khá phức tạp về tâm sinh lí, các em đang ở giai đoạn muốn làm “người lớn” nên rất dễ thay đổi hành động của mình. Do đó tôi đã trực tiếp tâm sự cùng các em, trao đổi với đồng nghiệp, phụ huynh học sinh để nắm bắt cụ thể thái độ, các hành vi cũng như trạng thái tâm sinh lí để triển khai kế hoạch học tập một cách bài bản và sâu rộng. 3. Phương pháp khảo nghiệm vấn đề: Sau khi đã có kết quả nghiên cứu về phương pháp giảng dạy môn tiếng Anh theo hướng tích hợp liên môn tôi đã tiến hành lập kế hoạch triển khai thực hiện. 4. Phương pháp tổng kết. Sau khi triển khai thực hiện giảng dạy theo kế hoạch đề ra, tôi đã bám sát kết quả thu được, trên cơ sở đó tôi điều chỉnh cách làm để phù hợp với nội dung nghiên cứu, sau đó tổng kết quá trình thực hiện, từ đó có cơ sở đề xuất những biện pháp thực hiện. Ngoài ra tôi còn sử dụng thêm một số
- 3 Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để dạy môn Tiếng Anh cho học sinh THCS phương pháp nghiên cứu khác để bổ trợ cho quá trình nghiên cứu của sáng kiến.
- 4 Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để dạy môn Tiếng Anh cho học sinh THCS PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Dạy học tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Dạy học tích hợp liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học có liên hệ với nhau. Những phần, những bộ phận này có thể ở các môn học khác nhau nhưng chúng hỗ trợ lẫn nhau để giải quyết những tình huống, hiện tượng trong cuộc sống. Tích hợp có thể hiểu theo các cách sau: Tích hợp đa môn (Multidisciplinary Integration) Tích hợp liên môn ( Interdisciplinary Integration) Tích hợp xuyên môn (Transdisciplinary Integration) * Tích hợp đa môn (The Multidisciplinary Integration) Các cách tiếp cận tích hợp đa môn tập trung trước hết vào các môn học. Các môn liên quan với nhau có chung một định hướng về nội dung và PPDH nhưng mỗi môn lại có một chương trình riêng. Tích hợp đa môn được thực hiện theo cách tổ chức các chuẩn từ các môn học xoay quanh một chủ đề, đề tài, dự án, tạo điều kiện cho người học vận dụng tổng hợp những kiến thức của các môn học có liên quan. Có nhiều phương án khác nhau để tạo nên một chương trình tích hợp đa môn, và chúng khác nhau về mức độ nỗ lực tích hợp. * Tích hợp liên môn (Interdisciplinary Integration) Theo cách tiếp cận tích hợp liên môn, giáo viên tổ chức chương trình học tập xoay quanh các nội dung học tập chung: các chủ đề, các khái niệm, các khái niệm và kĩ năng liên ngành/môn. Họ kết nối các nội dung học tập chung nằm trong các môn học để nhấn mạnh các khái niệm và kỹ năng liên môn. Các môn học có thể nhận diện được, nhưng họ cho rằng ít quan trọng hơn so với cách tiếp cận tích hợp đa môn. Tích hợp liên môn còn được hiểu như là phương án trong đó nhiều môn học liên quan được kết lại thành một môn học mới với một hệ thống những chủ đề nhất định xuyên suốt qua nhiều cấp lớp. Thí dụ Địa lý, Lịch sử, Sinh
- 5 Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để dạy môn Tiếng Anh cho học sinh THCS học, Xã hội, Giáo dục công dân , Hoá, Lý, được tích hợp thành môn "Nghiên cứu xã hội và môi trường" ở chương trình giáo dục bậc tiểu học tại Anh, Úc, Singapore, Thailand. * Tích hợp xuyên môn (Transdisciplinary Integration) Trong cách tiếp cận tích hợp xuyên môn, giáo viên tổ chức chương trình học tập xoay quanh các vấn đề và quan tâm của người học. Học sinh phát triển các kĩ năng sống khi họ áp dụng các kĩ năng môn học và liên môn vào ngữ cảnh thực tế của cuộc sống. Hai con đường dẫn đến tích hợp xuyên môn: học tập theo dự án (projectbased learning) và thương lượng chương trình học (negotiating the curriculum). Từ những nhìn nhận trên ta thấy tư tưởng tích hợp bắt nguồn từ cơ sở khoa học và đời sống. Trước hết phải thấy rằng cuộc sống là một bộ đại bách khoa toàn thư, là một tập đại thành của tri thức, kinh nghiệm và phương pháp. Mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống bao giờ cũng là những tình huống tích hợp. Không thể giải quyết một vấn đề và nhiệm vụ nào của lí luận và thực tiễn mà lại không sử dụng tổng hợp và phối hợp kinh nghiệm kĩ năng đa ngành của nhiều lĩnh vực khác nhau. Tích hợp trong nhà trường sẽ giúp HS học tập thông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và phương pháp của khối lượng tri thức toàn diện, hài hòa và hợp lí trong giải quyết các tình huống khác nhau và mới mẻ trong cuộc sống hiện đại. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN * Sơ lược về các bài học trong sách giáo khoa Tiếng Anh trung học cơ sở. Chương trình sách giáo khoa Tiếng Anh trung học cơ sở hiện nay có rất nhiêu các chủ đề khác nhau trong đó có những chủ đề khá quen thuộc và gần gũi với các môn học khác. Khi xây dựng bài học của từng tiết học ở môn tiếng Anh, giáo viên sẽ dễ dàng nhận thấy nội dung của bài học ấy liên quan đến các kiến thức nào để từ đó xây dựng giáo án theo hướng tích hợp, khai thác, mở rộng các kiến thức ở môn học khác. Bài học có nội dung liên quan đến các địa danh như : Dạy học tích hợp kiến thức môn Địa lý 8: Bài 17: hiÖp héi c¸c n íc ®«ng nam ¸ (asean) trong môn Tiếng Anh 9 hệ 7 năm: Period 5, Unit 1, lesson 3: Read
- 6 Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để dạy môn Tiếng Anh cho học sinh THCS Dạy học tích hợp các môn học: Ngữ Văn, Sinh học, GDCD và môi trường... thông qua chủ đề : Environment Tiếng Anh 9 hệ 7 năm: Period 37, Unit 6, lesson 1: Getting Started & Listen and read Dạy học tích hợp kiến thức môn Ngữ Văn, môn Giáo dục công dân, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong môn Tiếng Anh 9 hệ 7 năm. + Period 46, Unit 7: Saving energy, Lesson 5: Write. Với chương trình Tiếng Anh 6,7,8 hệ 10 năm được thiết kế dựa trên cơ sở hệ thống chủ điểm, chủ đề có liên quan chặt chẽ với nhau, có ý nghĩa và phù hợp với môi trường học tập, sinh hoạt của học sinh, phù hợp vói việc phát triển năng lực giao tiếp theo yêu cầu cần đạt quy định cho mỗi cấp học. do đó, ở mỗi đơn vị bài học, tiết học giáo viên vẫn có thể lồng ghép, vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để giảng dạy nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh. Mọi kiến thức trong cuộc sống đều có sự liên quan với nhau. Các môn học trong nhà trường hiện nay tuy khác nhau nhưng luôn có sự liên quan, bổ trợ cho nhau. Chính vì thế, việc dạy học theo hướng tích hợp là xu hướng giảng dạy tiên tiến, hiện đại mà nhiều thầy cô giáo đã thực hiện trong thực tế. Đặc biệt, tiếng Anh là một môn học có thể tích hợp được nhiều kiến thức của các môn học khác. Có thể nói, khi giảng dạy Anh ngữ, giáo viên có thể tích hợp giảng dạy nhiều môn học và khi tích hợp như thế, tiết học sẽ sinh động, thu hút học sinh hơn. Từ đó học sinh sẽ tích cực học tập khi được trình bày những hiểu biết của mình ở các lĩnh vực khác, môn học khác trong giờ học Anh văn. Để trình bày lưu loát các kiến thức về bộ môn khác và kiến thức từ thực tế, các em phải cố gắng học từ vựng, ngữ pháp mới có thể diễn đạt tốt, và như thế là các em đã tích cực học tập, học tiếng Anh một cách hào hứng, chủ động. Muốn thực hiện tốt việc dạy tích hợp trong môn tiếng Anh đòi hỏi giáo viên dạy bộ môn này phải tốn nhiều thời gian, công sức chuẩn bị thật kĩ để có thể nắm vững các nội dung liên quan đến các môn học khác. Có thể nói, dạy tích hợp trong bộ môn tiếng Anh là điều hết sức cần thiết bởi nó đem lại kết quả tốt đẹp cho cả người dạy và người học.
- 7 Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để dạy môn Tiếng Anh cho học sinh THCS Trong chương trình Tiếng Anh cấp trung học cơ sở có nhiều bài học liên quan tới các chủ đề khác nhau mà các em đã được học ở một số môn học khác như Địa Lý, Lịch Sử, Công Dân, Thể Dục, Sinh Học ..... Tuy nhiên giáo viên giảng dạy Tiếng Anh thường chỉ quan tâm đến dạy từ vựng, cấu trúc ngữ pháp và cho học sinh làm các nhiệm vụ trong sách giáo khoa mà quên đi việc dùng phương pháp tích hợp để dạy, vì thế chất lượng giờ dạy chưa đạt hiệu quả, học sinh thường cảm thấy sợ và chưa có hứng thú trong học tập. Trước khi thực hiện giải pháp tôi đã tiến hành khảo sát 44 HS lớp 9A1 vào tháng 9/2020 và thu được kết quả như sau: Câu 1. Em vui lòng cho biết cảm nhận của em khi hoc môn tiếng Anh với nội dung câu hỏi Mức độ STT Nội dung rất thích thích không thích Em có thích học môn tiếng Anh 1 30% 55% 15% không? Câu 2. Em vui lòng cho biết nhận thức của mình khi học các tiết học tiếng Anh có chủ đề tích hợp Mức độ STT Nội dung rất hiệu hiệu Không hiệu quả quả quả Tính hiệu quả khi học 1 tiếng Anh theo chủ đề tích 15% 65% 20% hợp III. NGUYÊN NHÂN Bối cảnh, động lực ra đời của giải pháp. Thực trạng của việc dạy và học Ngoại Ngữ trường trung học cơ sở hiện nay. Qua trò chuyện, trao đổi với đồng nghiệp cũng như khảo sát học sinh lớp khối lớp 9A1, tôi nhận thấy thực trạng của việc dạy và học ngoại ngữ của trường trung hoc cơ sở nơi tôi công tác như sau * Về phía giáo viên Đa số giáo viên của trường có chuyên môn cao, nhiệt tình trong công tác,
- 8 Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để dạy môn Tiếng Anh cho học sinh THCS ham học hỏi.. Tuy nhiên một số giáo viên còn rụt rè trong đổi mới phương pháp, không dám thay đổi hoặc thiết kế lại sách giáo khoa, chưa tìm ra được nhiều phương pháp khác nhau để làm mới các bài giải. Cá biệt còn có một số ít giáo viên còn cho rằng dạy ngoại ngữ chỉ cần dạy từ vựng, cấu trúc và dạy học sinh cách làm bài để học sinh đạt kết quả cao trong các kỳ thi. * Về phía học sinh: Ưu điểm: Thứ nhất: Các em học sinh lớp 9 đã tiếp cận 4 năm học với kiến thức chương trình bậc trung học cơ sở. Không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức kiểm tra, đánh giá mà giáo viên đề ra. Thứ hai: Các em đã có kiến thức khá sâu, rộng về các vấn đề tài nguyên thiên nhiên, môi trường, địa lý, xã hội, và các vấn đề về kinh tế chính trị trong nước cũng như ngoài nước thông qua các môn như Địa lý, Lịch sử, Văn học, giáo dục công dân .... Thứ ba: Trong các môn học như môn Văn học, Lịch sử, Địa lí, giáo dục công dân các em đã được tìm hiểu về kiến thức nhiều môn được tích hợp trong các bài học. Vì vậy khi cần thiết kết hợp kiến thức của một môn học nào đó vào bộ môn Ngoại Ngữ để giải quyết một vấn đề trong bài học, các em sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ. Nhược điểm: Theo thống kê từ đợt khảo sát đầu năm, 65% học sinh cho rằng Tiếng Anh là một môn học khó, muốn học giỏi bộ môn này cần phải học thuộc nhiều từ vựng và cấu trúc và chỉ cần học đơn lẻ không cần tích hợp đối với môn học nào. Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên tôi thấy tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sự sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn. Vì vậy đối với bản thân tôi, trong những năm vừa qua đặc biệt là năm học 2020 – 2021 vừa qua tôi đã mạnh dạn áp dụng một số giải pháp dạy học tích hợp liên môn để nhằm tạo hứng thú cũng như giúp các em biết vận dụng kiến thức của các môn học khác như Lịch Sử, Địa Lý, giáo dục công dân…vào học Ngoại Ngữ để giờ học Ngoại Ngữ đạt được hiệu quả cao hơn.
- 9 Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để dạy môn Tiếng Anh cho học sinh THCS IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP 1. Mô tả chi tiết bản chất, nội dung của giải pháp. 1.1. Mục đích của giải pháp. Nghiên cứu những vấn đề lý luận về dạy học tích hợp và thực tiễn dạy học ở trường trung học cơ sở nơi tôi công tác từ đó làm cơ sở khoa học cho việc vận dụng dạy tích hợp vào môn Ngoại Ngữ cho học sinh ở trường trung học cơ sở nói chung. 1.2. Những điểm khác biệt: Dạy ngoại ngữ thông qua việc tích hợp kiến thức nền của một số môn học khác như Lịch Sử, Địa Lý, giáo dục công dân. 1.3. Tính mới của giải pháp so với giải pháp đã và đang thực hiện: Đưa ra các hoạt động tích hợp cụ thể đối với từng kiểu bài Sau đây là phiếu mô tả dự án những tiết học dạy theo chương trình tích hợp đã được giảng dạy ở lớp 9A1 trường trung học cơ sở Lê Hồng Phong trong năm học 2020 2021 2. Giáo án tích hợp với môn Địa Lý 8. UNIT 1: A VISIT FROM A PEN PAL Period 5 LESSON 4: READ P.9,10 PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN CỦA GIÁO VIÊN 2.1. Tên dự án dạy học Dạy học tích hợp kiến thức môn Địa lý 8: Bài 17: hiÖp héi c¸c níc ®«ng nam ¸ (asean) để dạy môn Tiếng Anh 9: Period 5, Unit 1, lesson 3: Read 2.2. Mục tiêu dạy học Học sinh tìm hiểu về cộng đồng các quốc gia Đông nam Á nói chung và đất nước Malaysia nói riêng. Học sinh thực hành kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh. Học sinh biết trân trọng tình hữu nghị quốc tế từ đó có thêm niềm tin yêu quê hương đất nước. Học sinh có năng lực vận dụng kiến thức liên môn Địa lý Tiếng Anh để hoàn thành nhiện vụ bài học. 2.3. Đối tượng dạy học của dự án
- 10 Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để dạy môn Tiếng Anh cho học sinh THCS Đối tượng học sinh lớp 9A1 Trường THCS Lê Hồng Phong. Lớp có 44 học sinh, 20 học sinh nam và 24 học sinh nữ. 2.4. Ý nghĩa của dự án Vận dụng phương pháp dạy tích hợp nhằm phát huy tính tích cực trong học tập; hình thành và phát triển năng lực của học sinh. Vận dụng kiến thức liên môn dể mở rộng và giải quyết kiến thức bài học ở một số linh vực trong các môn học và cuộc sống thực tiễn. Nội dung bài học gắn liền với thực tế cuộc sống, có kết hợp các lính vực kiến thức khác nhau nên đã tạo sự hứng thú đối với học sinh. Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp giảng dạy học, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. 2.5. Thiết bị dạy học, học liệu Bài dạy được thiết kế trên phần mềm powerpoint. Các học liệu có trong giáo án: Bản đồ Đông nam Á, các hình ảnh về Malaysia ,Thái Lan, Singapor, bản đồ Malaysia. Màn chiếu, đài, băng ghi âm… 2.6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học Giáo viên tổ chức hoạt động nhằm hướng dẫn học sinh: Hoạt động: Tìm hiểu về các nước ở Đông Nam Á. Gv chia lớp thành 2 nhóm Hs thi viết tên các nước ở Đông Nam Á Hs nối tên các đất nước ở Đông Nam Á với tên thủ đô tương ứng. Hs xem một số hình ảnh về một số quốc gia ở Đông Nam Á Hoạt động: Học từ vựng. Gv sử dụng các kỹ thuật giới thiệu từ vựng Hs ghi chép Kiểm tra: nối từ tiếng Anh với từ tiếng Việt. Hoạt động: Đọc và điều thông tin về đất nước Malaysia. Hs quan sát bản đồ Malaysia và trả lời 2 câu hỏi Gv giới thiệu bài đọc Hs đọc bài và điền thông tin về Malaysia Kiểm tra: Hs kiểm tra lẫn nhau. Gv nêu đáp án và kiểm tra kết quả của hs. Hoạt động: Đọc và trả lời câu hỏi đúng sai.
- 11 Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để dạy môn Tiếng Anh cho học sinh THCS Gv giới thiệu các câu trong bài tập Hs đọc và trả lời câu đúng – sai Kiểm tra: Hs tự kiểm tra, Gv nêu đáp án Hs sửa lại những câu sai Hoạt động: Hoàn thành bài tóm tắt. Gv nêu nhiệm vụ bài tập Hs đọc và hoàn thành bài Kiểm tra: Hs kiểm tra lẫn nhau. Gv nêu đáp án và kiểm tra lại kết quả của hs. Hoạt động: Vẽ sơ đồ tư duy. Hs vẽ sơ đồ tư duy về đất nước Malaysia trên khổ giấy A4. 2.7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập Hs được kiểm tra trên cơ sở vận dụng những kiến thức từ bài đọc để làm các bài tập dưới dạng “fill the table, True or false, Complete the summary” Phát huy phương pháp học sinh tự kiểm tra, học sinh kiểm tra học sinh và giáo viên kiểm tra học sinh. 2.8. Các sản phẩm của học sinh Học sinh vẽ sơ đồ tư duy về đất nước Malaysia trên cơ sở kiến thức bài học. 2.9. Khuyến nghị của giáo viên Qua bài học có thể thấy rằng để học tốt môn ngoại ngữ thì người học cũng cần có vốn hiểu biết về lịch sử, địa lý, tiếng việt, văn học, văn hóa, xã hội... và khi học tốt ngoại ngữ thì người học có cơ hội được mở rộng, đào sâu về kiến thức những lĩnh vực này; đây là một mối quan hệ qua lại. Do vậy giáo viên cần kết hợp việc dạy tiếng Anh với việc mở rộng vốn hiểu bi ết c ủa học sinh về các lĩnh vực văn hóa, xã hội... bằng đa dạng các hình thức khác nhau. Với những nội dung kiến thức có liên quan tới các bộ môn khác, giáo viên cần nghiên cứu kỹ, tham khảo ý kiến từ các giáo viên có chuyên môn từ mạng Internet để có thể mở rộng kiến thức, làm cho bài học thêm sinh động. Các cấp quản lý giáo dục nên xây dựng những buổi thảo luận chuyên đề về những chủ để tích hợp đặc trưng của các môn học có nhiều nội dung liên quan để tạo sự giao lưu học hỏi giữa các giáo viên.
- 12 Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để dạy môn Tiếng Anh cho học sinh THCS LESSON PLAN – GIÁO ÁN UNIT 1: A VISIT FROM A PEN PAL Period 5 LESSON 4: READ P.9,10 I. OBJECTIVES: By the end of the lesson , students will be able to have some knowledge about Malaysia one of the countries of the ASEAN. 1. Knowledge: (3 basic levels: recognisation, comprehension, application) Vocabulary: divide region area Islam Buddhism Hinduism compulsory tropical climate unit of currency official religion Structures: 2. Skill(s): Reading 3. Attitude: students are interested in practicing reading about Malaysia II. PREPARATIONS: + Teacher: Pictures, poster, map of countries of the ASEAN, map of Malaysia, powerpoint. + Students: books, notebooks, paper sheets and ready to learn. III. ANTICIPATED PROBLEMS: short of time IV. PROCEDURE TEACHER AND CONTENTS AND BOARD DISPLAY STUDENTS’ ACTIVITIES I. WARM UP (8’) In Geography 8 – Unit 17: The ASEAN. T divives class into 2 teams Ss write countries in Asean: Viet Nam Indonesia Malaysia The Philippines Network Singapore The Association of South East Asia Nations
- 13 Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để dạy môn Tiếng Anh cho học sinh THCS Myanmar ( ASEAN) Cambodia Laos Thailand Brunei ASEAN East Timor Ss match the countries with their capitals. UNIT 1: A VISIT FROM Ss Look at the pictures Period A PENPAL about some countries in 5 LESSON 4: READ P.9,10 Asian. II. NEW LESSON (25’) T presents vocab I/ Vocabulary (Example) divide (v): chia ra (Example ) region (n): vùng, miền (=S) area (n): diện tích ( Explanation ) Islam (n): Đạo Hồi ( Translation ) Buddhism (n): Phật Giáo ( Situation) Hinduism (n): Đạo Hindu, Ấn độ giáo ( Translation ) compulsory (a): bắt buộc (Example ) tropical climate: khí hậu nhiệt đới (Example ) unit of currency: đơn vị tiền tệ ( Translation ) official religion: quốc giáo, tôn giáo chính Ss take notes *Checking technique: Matching (English and Vietnamese) Pre reading Ss look at the picture and answer:
- 14 Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để dạy môn Tiếng Anh cho học sinh THCS + What’s the capital of Malaysia? ( Kuala Lumpur) + How many regions is it divided into? ( 2 regions – West Malaysia and East Malaysia) T Introdures : In order to know more about Malaysia .What language is spoken in this country? or How big is Malaysia ... we read the text about Malaysia. While reading II. Reading * Gapfill 1. Gapfill Ss read the text. Area: 329,758 sq km Ss fill in the table with the population : Over 22 million in 2002. right information about Climate : tropical climate Malaysia. Unit of currency : the ringgit capital city : Kuala Lumpur Official religion : Islam National language : Bahasa Malaysia Compulsory second language : English 2. True/False *T/F statements? 1 T Open Prediction… 2 F ( There are more than two religions) Ss close the books 3 F ( English,Chinese,Tamil are also Ss check (v) the boxes. Then widely spoken ) corect the false statement. 4 F ( One of three : Malay,Chinese,Tamil) T runs throught the 5 F ( English is a compulsory second laguage, exercise on board. not primary language of instruction) Ss read the text silently and decide whether it is T or F and check.
- 15 Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để dạy môn Tiếng Anh cho học sinh THCS Post reading 3. Gapfill * Gapfill Malaysia is one of the Association of South Ss complete the summary East Asia Nations. It is divided into (1)…….. with the words from the text regions.They are separated by about 640 km of 1. two the sea and together comprise an area of (2) 2. 329,758 sq km …………Malaysia has (3)…………. climate. 3. tropical The Malaysian unit of currency is (4)………… 4. the ringgit The capital of Malaysia is Kuala Lumpur. 5. 22 The population in 2001 is over (5) …….. million. 6. Islam (6). …………is Malaysia’s official religion, 7. Bahasa Malaysia there are also other religions such as Buddhism 8. English and Hindduism. The national language is (7)…………. English, Chinese and Tamil are also widely spoken. The language of instruction for primary school students is Bahasa Malaysia, Chinese or Tamil. The primary language of instruction for secondary schools is Bahasa Malaysia. The compulsory second language is (8)………….. . III. WRAPPINGUP (8’) Ss draw a mind map about Malaysia (on a paper sheet A4) Ss can talk something about Vietnam such as: Position, capital, area, population, climate,unit of currency etc.
- 16 Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để dạy môn Tiếng Anh cho học sinh THCS Talk about Vietnam: - Area: 331.212 sq km - Population: About 90 million - Capital city: Hanoi - Unit of currency: dong - National language: Vietnamese IV. HOMEWORK (4’) T shows III. Homework Ss take notes Learn new words by heart. Ex 1,2 (P.5,6 WB) 3. Giáo án tích hợp với môn Ngữ Văn, Giáo dục công giáo dục kỹ năng sống, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu…. PERIOD 46 Unit 7: SAVING ENERGY LESSON 5 : WRITE PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN CỦA GIÁO VIÊN 3.1. Tên dự án dạy học: Dạy học tích hợp kiến thức môn Ngữ Văn, môn Giáo dục công dân, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong môn Tiếng Anh 9. Môn Ngữ Văn 7. + Tiết 86, Bài 20: Tập làm văn: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận. Môn Giáo dục công dân 7. + Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- 17 Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để dạy môn Tiếng Anh cho học sinh THCS Kỹ năng sống: + Kỹ năng thuyết trình trước tập thể. + Kỹ năng phân loại rác. + Kỹ năng nấu ăn tiết kiện khí gas. + Kỹ năng sử dụng tủ lạnh tiết kiệm điện. Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: + Thu gom túi nilon. + Phân loại rác thải. + Tiết kiệm năng lượng (điện, khí gas, nước...) + Làm sản phẩm tái chế. Môn Tiếng Anh 9: + Period 46, Unit 7: Saving energy, Lesson 5: Write 3.2. Mục tiêu dạy học: Học sinh thực hành kỹ năng viết và nói tiếng Anh. Học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Học sinh có năng lực vận dụng kiến thức liên môn Ngữ Văn, môn Giáo dục Công dân, kỹ năng sống, ý thức bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, cách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, kiến thức môn Tiếng Anh để hoàn thành nhiện vụ bài học. 3.3. Đối tượng dạy học của dự án: Đối tượng học sinh lớp 9A1 Trường THCS nơi tôi giảng dạy. Lớp có 44 học sinh, 20 học sinh nam và 24 học sinh nữ. 3.4. Ý nghĩa của dự án: Vận dụng phương pháp dạy tích hợp nhằm phát huy tính tích cực trong học tập; hình thành và phát triển năng lực của học sinh. Vận dụng kiến thức liên môn để mở rộng và giải quyết kiến thức bài học ở một số lĩnh vực trong các môn học và cuộc sống thực tiễn. Nội dung bài học gắn liền với thực tế cuộc sống, có kết hợp các lính vực kiến thức khác nhau nên đã tạo sự hứng thú đối với học sinh.
- 18 Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để dạy môn Tiếng Anh cho học sinh THCS Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp giảng dạy học, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. 3.5. Thiết bị dạy học, học liệu Bài dạy được thiết kế trên phần mềm powerpoint. Các học liệu có trong giáo án: tranh ảnh Máy tính, máy chiếu. 3.6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học: Giáo viên tổ chức hoạt động, hướng dẫn học sinh: Hoạt động 1: Chơi trò chơi “ Noughts and crosses” Gv đưa ra quy định và hướng dẫn trò chơi Gv chia lớp thành 2 đội. Hs sắp xếp các chữ cái tạo thành từ vựng Tiếng Anh Hoạt động 2: Học từ vựng. Gv sử dụng các kỹ thuật giới thiệu từ vựng. Kiểm tra từ: Gv sử dụng kỹ thuật “What and where” Hoạt động 3: Tìm hiểu về bố cục một bài văn nghị luận Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu về các phần của một bài văn nghị luận. Hs nêu được bài văn nghị luận gồm 3 phần ( Mở bài, thân bài, kết bài) và nội dung trong từng phần. Hs ghép các phần (1,2,3) ở cột A với các phần ( A,B,C) ở cột B trong mục a rồi dịch sang tiếng Việt Hoạt động 4: Tìm hiểu bài viết mẫu Hs sắp xếp các phần 1,2,3 ở mục b thành bài văn phù hợp Kiểm tra: Hs trao đổ kết quả cho nhau để tự kiểm tra Hs đọc lại bài văn mẫu Hoạt động 5: Viết bài và phát biểu Gv chia lớp thành 3 nhóm. Gv hướng dẫn nội dung 3 bài viết dành cho 3 nhóm Hs viết bài. Hs đọc bài viết trước lớp Kiểm tra: Hs nhận xét và chữa lỗi sai cho nhau Hoạt động 6: Vẽ sơ đồ tư duy. Hs vẽ sơ đồ tư duy về chủ đề “Saving energy” theo nội dung bài học.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp vận dụng kiến thức tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Lịch sử - Địa lí 6 ở trường THCS
25 p | 24 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Vận dụng kiến thức thực tiễn vào dạy học Địa lý 6
13 p | 35 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng bản đồ tư duy trong đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở bậc học Trung học cơ sở
24 p | 75 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kỹ năng tự học Ngữ văn cho học sinh THCS qua hoạt động tự học ở nhà
40 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Vận dụng dạy học tích hợp trong giảng dạy chủ đề: Nước xung quanh chúng ta - môn Hóa học lớp 8
37 p | 23 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp dạy học trực quan và việc vận dụng kênh hình trong dạy học Sinh học 7 ở trường THCS
19 p | 22 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kỹ năng thực hành Tiếng Anh cho học sinh THCS theo hướng phát triển năng lực và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
26 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết CTHH của chất vô cơ trong chương trình Hoá học lớp 8 THCS
45 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát triển kĩ năng nghe với học sinh THCS
15 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm hữu ích giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8
21 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kinh nghiệm ôn thi môn Ngữ văn 9 phần Thơ hiện đại Việt Nam
22 p | 27 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong giờ Đọc - hiểu văn bản môn Ngữ văn
30 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn giáo viên Ngữ văn đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh ở trường THCS Lương Thế Vinh
25 p | 25 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kỹ năng giúp học sinh làm tốt bài làm văn trong chương trình Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS
14 p | 47 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Vận dụng phương pháp tích hợp và sử dụng phương tiện dạy học vào soạn bài giảng Ngữ văn 9
12 p | 11 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua chủ đề Các giác quan Sinh học 8, ở trường THCS và THPT Nghi Sơn
27 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh qua bài Câu đặc biệt Ngữ văn 7
12 p | 47 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Vận dụng linh hoạt các định lý và phương pháp chứng minh hình học
16 p | 44 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn