Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu văn bản tự sự cho HS THPT thông qua các chi tiết nghệ thuật đặc sắc từ truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
lượt xem 5
download
Sáng kiến nhằm chứng minh sự cần thiết, khả năng và hiệu quả của việc phát triển năng lực đọc hiểu văn bản tự sự cho học sinh THPT qua các chi tiết nghệ thuật đặc sắc từ truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu văn bản tự sự cho HS THPT thông qua các chi tiết nghệ thuật đặc sắc từ truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2 ===== ===== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TỰ SỰ CHO HS THPT THÔNG QUA CÁC CHI TIẾT NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC TỪ TRUYỆN NGẮN HAI ĐỨA TRẺ (THẠCH LAM) LĨNH VỰC: NGỮ VĂN Tên tác giả : Thái Văn Phú Tổ chuyên môn : Văn - Ngoại ngữ Năm học : 2021- 2022 Số điện thoại : 0963730739 Tháng 4/2022
- MỤC LỤC Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................. 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 1 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 2 5. Đóng góp của sáng kiến .................................................................................. 2 6. Cấu trúc của sáng kiến..................................................................................... 3 PHẦN II: NỘI DUNG .......................................................................................... 4 I- CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................... 4 1. Cơ sở lí luận .................................................................................................... 4 1.1. Về định hướng dạy học phát triển năng lực cho học sinh ........................... 4 1.2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh ................................................. 4 1.3. Một số khái niệm được đề cập đến trong đề tài.......................................... 5 1.3.1. Năng lực đọc hiểu văn bản .................................................................. 5 1.3.2. Văn bản tự sự ...................................................................................... 5 1.3.3. Chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự .............................................. 6 2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 7 2.1. Văn bản tự sự hiện đại trong chương trình và SGK Ngữ văn 11 hiện hành .......... 7 2.2. Thực trạng phát triển năng lực đọc hiểu văn bản tự sự hiện đại cho HS THPT .... 7 2.3. Thực trạng của việc dạy học văn bản Hai đứa trẻ tại các trường phổ thông ....... 9 II- HỆ THỐNG BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TỰ SỰ CHO HS THPT QUA CÁC CHI TIẾT NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC TỪ TRUYỆN NGẮN HAI ĐỨA TRẺ (THẠCH LAM) ........................... 12 1. Sử dụng biện pháp hội thảo văn học .............................................................. 12 1.1. Những yêu cầu khi dạy học Ngữ văn bằng biện pháp hội thảo văn học ... 12 1.2. Cách thức tiến hành dạy học bằng biện pháp hội thảo văn học đối với văn bản Hai đứa trẻ (Thạch Lam) từ các chi tiết nghệ thuật có giá trị đặc sắc ....... 13 2. Sử dụng biện pháp tranh biện ........................................................................ 14 2.1. Dùng kĩ thuật so sánh .............................................................................. 14 2.2. Sử dụng sơ đồ.......................................................................................... 16 3. Sử dụng mô hình Trường teen trên VTV7 ..................................................... 18 4. Sử dụng phương pháp trực quan .................................................................... 20 4.1. Sử dụng sơ đồ tư duy............................................................................... 20
- 4.2. Sử dụng kĩ thuật KWL ............................................................................ 21 4.3. Sử dụng kênh hình; hóa thân, nhập vai … ............................................... 22 4. Sử dụng phương pháp trò chơi ...................................................................... 25 4.1. Trò chơi giải ô chữ .................................................................................. 26 5. Sử dụng phương pháp kiểm tra năng lực bằng rubric..................................... 28 5.1. Những yêu cầu khi sử dụng phương pháp kiểm tra năng lực bằng rubric trong giảng dạy môn Ngữ văn .............................................................. 28 5.2. Cách thức tiến hành phương pháp kiểm tra năng lực bằng rubric trong dạy học truyện ngắn Hai đứa trẻ từ các chi tiết nghệ thuật đặc sắc ................. 29 III- GIÁO ÁN MINH HỌA ............................................................................... 32 PHẦN III: KẾT LUẬN ...................................................................................... 48 1. Đóng góp của đề tài ....................................................................................... 48 2. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 48 3. Phạm vi áp dụng ............................................................................................ 48 4. Kiến nghị....................................................................................................... 49 4.1. Với các cấp quản lí giáo dục .................................................................... 49 4.2. Với giáo viên ........................................................................................... 49 4.3. Với học sinh ............................................................................................ 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 50 PHỤ LỤC................................................................................................................
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 BGK Ban giám khảo 2 CNTT Công nghệ thông tin 3 ĐC Đối chứng 4 GV Giáo viên 5 HS Học sinh 6 Nxb Nhà xuất bản 7 SGK Sách giáo khoa 8 THPT Trung học phổ thông 9 TN Thực nghiệm
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong chương trình đổi mới giáo dục phổ thông 2018, việc phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong quá trình chiếm lĩnh tri thức được đặc biệt coi trọng, nhấn mạnh và đề cao. Ở bộ môn Ngữ văn, một bộ môn có những đặc trưng đặc thù bởi có sự kết hợp giữa tri thức khoa học và tư duy hình tượng cùng ngôn ngữ nghệ thuật, việc hình thành cho các em năng lực đọc hiểu văn bản là vô cùng quan trọng, tạo tiền đề cho hành trình tự học, tự trang bị tri thức nhằm hoàn thiện nhân cách bản thân. Từ năng lực đọc hiểu văn bản sẽ giúp các em hình thành những nhóm năng lực liên quan: năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực tự học… để qua đó bồi đắp đời sống tâm hồn cho các em HS, một nhiệm vụ cốt lõi mà môn Ngữ văn trong nhà trường THPT hướng tới. 1.2. Trong chương trình Ngữ văn ở trường THPT, văn bản tự sự hiện đại chiếm một số lượng hết sức quan trọng, đặc biệt là ở chương trình Ngữ văn lớp 11 và 12. Ở những khối lớp này, số lượng các văn bản tự sự chiếm khoảng ½ số lượng tác phẩm có trong SGK và số tiết phân phối chương trình cho văn bản tự sự cũng chiếm khoảng một nửa thời lượng tiết dạy trong một năm học. Như vậy, hình thành năng lực đọc hiểu văn bản tự sự hiện đại cho HS là điều rất cần thiết để các em có thể chiếm lĩnh các bài học một cách chủ động, tích cực, tạo tiền đề cho các em mở rộng tri thức về văn bản tự sự trên cơ sở những hiểu biết về tri thức thể loại đã được cung cấp và lĩnh hội từ trong nhà trường THPT. 1.3 Hai đứa trẻ là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Thạch Lam, ghi dấu ấn không thể thay thế trên văn đàn Việt Nam hiện đại. Dẫu chương trình SGK Ngữ văn ở trường THPT đã có nhiều sự thay đổi, song Hai đứa trẻ vẫn giữ vững được vị thế của nó và vẫn là tác phẩm được các tác giả SGK ưu tiên lựa chọn để đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 11, tập 1. Điều đó chứng tỏ đây là văn bản tự sự xuất sắc, ấn tượng. Đặc biệt, nó ghi dấu ấn trong tâm hồn người đọc nhiều thế hệ bằng những chi tiết nghệ thuật đầy tính biểu tượng, những ẩn ngữ vẫy gọi và hấp dẫn con người. Bởi thế, tự thân văn bản mang rất nhiều những đặc trưng của loại hình văn bản tự sự, mà từ chỗ tiếp cận nó, có thể giúp chúng ta soi chiếu rõ hơn phương pháp tiếp cận các văn bản cùng loại hình và phương thức biểu đạt. Bởi tất cả những lí do như trên đã thôi thúc chúng tôi lựa chọn đề tài: Các biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu văn bản tự sự cho HS THPT thông qua các chi tiết nghệ thuật đặc sắc từ truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam). 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản tự sự cho học sinh THPT thông qua các chi tiết nghệ thuật đặc sắc từ truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam). 1
- 2.2. Phạm vi nghiên cứu Truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam (SGK lớp 11, tập 1), tham khảo thêm các văn bản khác của cùng tác giả. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Sáng kiến nhằm chứng minh sự cần thiết, khả năng và hiệu quả của việc phát triển năng lực đọc hiểu văn bản tự sự cho học sinh THPT qua các chi tiết nghệ thuật đặc sắc từ truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam). 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở khoa học của đề tài, trong đó tập trung làm rõ năng lực đọc hiểu văn bản tự sự trong hoạt động dạy - học; khả năng vận dụng năng lực đọc hiểu văn bản trong dạy học văn bản tự sự nói chung và truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam) nói riêng. - Xây dựng hệ thống phương pháp, biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu văn bản tự sự qua các chi tiết nghệ thuật đặc sắc từ truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam). - Tiến hành thực nghiệm để khẳng định tính khả thi và hiệu quả của hệ thống phương pháp, biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu văn bản tự sự qua các chi tiết nghệ thuật đặc sắc từ truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam). 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã phối hợp 2 nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn 4.1. Phân tích và tổng hợp; phân loại và hệ thống hóa nhằm thẩm định và đánh giá những vấn đề lí thuyết có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 4.2. Quan sát và điều tra nhằm nắm bắt những dữ liệu cần thiết về hoạt động dạy - học phát triển năng lực đọc hiểu văn bản tự sự qua các chi tiết nghệ thuật đặc sắc qua truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam). 4.3. Phương pháp thực nghiệm nhằm thẩm định, đánh giá tính khoa học, tính khả thi của hệ thống phương pháp, biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu văn bản tự sự cho học sinh THPT qua các chi tiết nghệ thuật đặc sắc từ truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam). 5. Đóng góp của sáng kiến - Về mặt lý luận: góp phần làm rõ một cách có hệ thống các vấn đề: dạy học theo định hướng phát triển năng lực, dạy học theo đặc trưng thể loại, đặc điểm của văn bản tự sự cũng như các yêu cầu về phát triển năng lực đọc hiểu văn bản tự sự cho học sinh THPT qua các chi tiết nghệ thuật đặc sắc 2
- - Về mặt thực tiễn: + Đề xuất những giải pháp, biện pháp có tính khả thi nhằm hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu văn bản tự sự ở trường THPT qua các chi tiết nghệ thuật đặc sắc từ truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam) + Cung cấp cho giáo viên một hướng tổ chức hoạt động học tập chú trọng phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh. Trong đó trọng tâm là năng lực đọc hiểu văn bản tự sự từ các chi tiết nghệ thuật đặc sắc. + Góp phần đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông. 6. Cấu trúc của sáng kiến Ngoài phần Đặt vấn đề; Kết luận, phần Nội dung của sáng kiến này sẽ được triển khai qua 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài Chương 2: Hệ thống biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu văn bản tự sự cho học sinh THPT qua các chi tiết nghệ thuật đặc sắc từ truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam) Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 3
- PHẦN II. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Về định hướng dạy học phát triển năng lực cho học sinh Nếu chương trình giáo dục trước đây chú trọng định hướng nội dung, đề cao vai trò độc tôn của người thầy thì chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực hiện nay chú trọng đến khai thác khả năng sáng tạo, chủ động, tích cực của người học, hướng đến khuyến khích người học bộc lộ sự trải nghiệm, tư duy phản biện và quan điểm cá nhân. Xem HS là trung tâm của hoạt động dạy học, chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực còn làm thay đổi mối quan hệ GV - HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa để phát triển năng lực xã hội, góp phần tạo dựng môi trường nhận thức, sáng tạo cho người học, từ đó rèn luyện được những năng lực, phẩm chất cụ thể cho HS. Mục tiêu cuối cùng của dạy học phát triển năng lực là trang bị cho HS năng lực xử lý, thực hành các vấn đề của cuộc sống và công việc. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người dạy cần phải có sự đầu tư công phu hơn trong lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học, tránh tình trạng vận dụng một cách thiên lệch dẫn đến những lỗ hổng tri thức cơ bản, thiếu tính hệ thống trong cung cấp tri thức. Trong chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực, khái niệm năng lực được hiểu là “khả năng làm chủ và vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống” (Theo Quebec - Ministere de I Education, 2004). Chương trình giáo dục tổng thể năm 2018 và chương trình giáo dục phổ thông mới của môn Ngữ văn (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) đều hướng đến phát triển năng lực chung và năng lực đặc thù cho HS. Chương trình giáo dục mới đã đưa ra những yêu cầu chung, khái quát về đổi mới phương pháp dạy học: Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học, năng lực phản biện (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin, bộc lộ ý kiến cá nhân, tranh luận các vấn đề học tập), trên cơ sở đó, trau dồi các phẩm chất như linh hoạt, độc lập, sáng tạo trong quá trình tư duy; tự chủ, tự học, tự nghiên cứu… 1.1.2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh Nghị quyết số 88 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông có quy định: “Mục tiêu giáo dục phổ thông là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực, phát hiện và 4
- bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh”. Thông tư số 32/2018/TT-BGDDT ngày 26/11/2018 ban hành về chương trình giáo dục tổng thể đã trình bày đầy đủ những yêu cầu cần đạt về năng lực của học sinh. Nhóm thứ nhất là các năng lực chung mà môn học và hoạt động giáo dục nào cũng cần và có thể hình thành, phát triển cho học sinh, bao gồm: năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Nhóm thứ hai là những năng lực đặc thù, bao gồm: năng lực sử dụng ngôn ngữ (gắn với các môn Ngữ văn, Ngoại ngữ), năng lực thẩm mỹ (gắn với các môn Nghệ thuật), năng lực tính toán (gắn với Toán và các môn khoa học tự nhiên), năng lực Tin học, năng lực Thể chất, năng lực Khoa học và năng lực công nghệ. Như vậy, các nhóm năng lực chung và đặc thù mà giáo dục hướng đến đều tập trung vào mục đích phát triển cho người học những năng lực và phẩm chất quan trọng nhằm tạo sự chủ động, thích ứng với môi trường và hoàn cảnh phức tạp. Do đó, năng lực đọc hiểu là một trong những năng lực vô cùng quan trọng, có vai trò làm nền tảng và định hướng trong quá trình hình thành, phát triển đầy đủ các năng lực cơ bản và đặc thù cho HS trong bối cảnh mới. Trong đó, môn học có thế mạnh và đòi hỏi phát triển cao và đầy đủ năng lực đọc hiểu phải kể đến môn Ngữ văn, một môn học công cụ, vừa là môn học nghệ thuật, vừa là môn học gần gũi với cuộc sống. 1.1.3. Một số khái niệm được đề cập đến trong đề tài 1.1.3.1. Năng lực đọc hiểu văn bản Tài liệu Tập huấn “Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh” của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014) đã xác định rõ: “Dạy học đọc hiểu là một trong những nội dung cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn trong việc tiếp nhận văn bản. Cách dạy đọc - hiểu không nhằm truyền thụ một chiều cho học sinh những cảm nhận của GV về văn bản được học, mà hướng đến việc cung cấp cho HS cách đọc, cách tiếp cận, khám phá những vấn đề về nội dung và nghệ thuật của văn bản, từ đó hình thành cho HS năng lực tự đọc một cách tích cực, chủ động, có sắc thái cá nhân … 1.1.3.2. Văn bản tự sự Qua khảo sát các công trình nghiên cứu đã được thừa nhận: Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên), NXB Giáo dục, 1992), Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê (chủ biên), NXB Đà Nẵng, 1998), 150 thuật ngữ văn học (Lại Nguyên Ân (biên soạn), NXB Văn học, 2016), các tác giả đều cơ bản thống nhất các tiêu chí xác định văn bản tự sự như sau: + Tái hiện đời sống trong tính khách quan của nó + Có cốt truyện, gắn liền với cốt truyện là một hệ thống các nhân vật được 5
- khắc họa đầy đủ, nhiều mặt + Có thể được viết bằng văn xuôi (chủ yếu) hoặc văn vần 1.1.3.3. Chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên), NXB Giáo dục, 1992), chi tiết nghệ thuật là: “Các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng”. Cũng theo nhóm tác giả này thì: “Tuỳ theo sự thể hiện cụ thể, chi tiết nghệ thuật có khả năng thể hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm. Chi tiết nghệ thuật gắn với quan niệm nghệ thuật về thế giới con người, với truyền thống văn hoá nghệ thuật nhất định.” Như vậy, chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự gắn với quan niệm nghệ thuật và quan niệm nhân sinh của nhà văn. Đối với người đọc khi nhận biết được các chi tiết nghệ thuật đắt giá trong tác phẩm, chúng ta có thể làm sáng tỏ được ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật, tư tưởng chủ đề của tác phẩm và hiểu rõ ý đồ sáng tạo của nhà văn. Trong tác phẩm tự sự, nhân vật là yếu tố quan trọng hàng đầu, là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực và “gửi gắm tư tưởng, tình cảm, quan niệm của mình về cuộc đời”. Hình tượng nhân vật trở nên sinh động, gợi cảm là nhờ các chi tiết nghệ thuật, như các tác giả trong SGK Ngữ văn 11 nâng cao, tập 1, Nxb Giáo dục, 2007 đã nhận định “Chi tiết (…) cho thấy tính cách nhân vật và diễn biến quan hệ của chúng (...). Do đó chi tiết rất quan trọng đối với nhân vật, vừa tạo ra sức hấp dẫn, thú vị, vừa bộc lộ ý nghĩa của chúng”. Mỗi nhân vật là một sinh thể toàn vẹn được tạo nên bởi các chi tiết có quan hệ máu thịt với nhau: các chi tiết về ngoại hình (Chí Phèo: khuôn mặt, đầu, răng, mắt, quần áo, …); các chi tiết về hành động (Chí Phèo với những hành động: chửi, say, ăn vạ, đến với thị Nở, đòi lương thiện, giết Bá Kiến, tự sát.); các chi tiết về nội tâm (tâm trạng của Chí Phèo từ khi gặp thị Nở, …); các chi tiết về ngôn ngữ (Chí Phèo: tiếng chửi, những lời nói tỏ tình với Thị Nở, tiếng nói đòi lương thiện,…); các chi tiết về mối quan hệ giữa các nhân vật và giữa nhân vật với hoàn cảnh xung quanh, các mối quan hệ này bộc lộ địa vị, tính cách, và số phận của nhân vật (Chí Phèo: quan hệ với Bá Kiến, thị Nở, với hoàn cảnh xã hội của làng Vũ Đại, …) Nhìn trên bình diện tổng thể, có thể nói rằng, chi tiết nghệ thuật có một vai trò đặc biệt quan trọng trong văn bản tự sự nói chung, thể loại truyện ngắn nói riêng. Đó chính là những hạt bụi vàng tạo nên cái lấp lánh và sức hấp dẫn cho văn bản; là vị mặn mòi của muối bể để làm nên hương vị của cả một đại dương; là những đường vân của thớ gỗ mà nhìn vào đó, độc giả sẽ cảm nhận được cả chiều sâu của một đời thảo mộc… Sẽ không quá khi nói rằng, thành công của một văn bản tự sự hiện đại không ở cái gì khác ngoài việc tạo dựng được những chi tiết nghệ thuật đặc sắc. Và như vậy, chúng ta càng trân trọng hơn lời nhận định của văn 6
- hào người Nga thế kỉ XX, Mắc xim Gorki: Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn! 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Văn bản tự sự hiện đại trong chương trình và SGK Ngữ văn 11 hiện hành Trong chương trình và sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn 11 THPT hiện hành có nhiều loại văn bản xét về phong cách ngôn ngữ chức năng. Trong đó, văn bản tự sự chiếm một số lượng lớn. Trong giới hạn nghiên cứu này, chúng tôi chỉ xem xét ở đối tượng cụ thể là văn bản tự sự hiện đại trongchương trình Ngữ văn 11 nói chung, văn bản Hai đứa trẻ (Thạch Lam) nói riêng. Hiện nay SGK Ngữ văn 11 hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Nxb Giáo dục Việt Nam) có số lượng văn bản văn xuôi hiện đại (khảo sát văn bản đọc hiểu chính, văn bản đọc thêm, không khảo sát văn bản văn học nước ngoài) gồm 7 văn bản, tập trung ở chương trình Ngữ văn học kì 1: Trong đó: - Có 4 văn bản đọc hiểu chính (Hai đứa trẻ - Thạch Lam; Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân; Hạnh phúc của một tang gia - Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng; Chí Phèo - Nam Cao) - Có 3 văn bản đọc thêm (Cha con nghĩa nặng - trích, Hồ Biểu Chánh, Vi hành - Nguyễn Ái Quốc, Tinh thần thể dục - Nguyễn Công Hoan) Như vậy, có thể thấy rằng chương trình, SGK Ngữ văn 11 THPT có khối lượng văn bản tự sự hiện đại lớn, lại được sắp xếp tập trung ở SGK tập 1 phù hợp để chúng ta lựa chọn làm cơ sở rèn luyện năng lực đọc hiểu cho HS qua hệ thống các chi tiết nghệ thuật đặc sắc. 1.2.2. Thực trạng phát triển năng lực đọc hiểu văn bản tự sự hiện đại cho HS THPT Để nắm vững thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của việc rèn luyện năng lực đọc hiểu cho HS THPT, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực tế việc dạy và học môn Ngữ văn tại trường THPT Quỳnh Lưu 2 trên 12 GV và 120 HS (Nội dung khảo sát được trình bày ở phần Phụ lục [1, tr.51; 2, tr.52]. *Nội dung khảo sát -Tìm hiểu thực trạng dạy học theo định hướng năng lực của GV dạy bộ môn Ngữ văn, nhất là phát triển năng lực đọc hiểu trong dạy học văn bản tự sự hiện đại ở chương trình Ngữ văn 11. - Tìm hiểu việc xây dựng giáo án bài giảng của GV để nắm cách tổ chức dạy học; tình hình xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp, thiết thực và cụ thể để phát triển năng lực đọc hiểu cho HS trong dạy văn bản tự sự hiện đại. - Tìm hiểu hứng thú và thái độ của HS trước chương trình Ngữ văn nói chung và 7
- phần văn bản văn xuôi hiện đại trong chương trình Ngữ văn 11 nói riêng - Từ nội dung khảo sát, xác định những khó khăn của GV và HS gặp phải để bước đầu đề xuất những biện pháp dạy học nhằm phát triển năng lực đọc hiểu trong dạy học Văn nói chung và phần văn bản tự sự hiện đại chương trình Ngữ văn 11 nói riêng. * Phương pháp khảo sát: Để thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành: - Dùng phiếu khảo sát, nghiên cứu giáo án, bài giảng - Dự giờ dạy một số giáo viên - Trao đổi trực tiếp với GV, HS * Kết quả khảo sát: - Bảng tổng hợp thông số từ quá trình khảo sát GV Tiêu chí Rất quan Quan Không thật Không quan trọng/thường trọng/thỉnh quan trọng/ít trọng/không Số lượng, tỉ lệ xuyên thoảng khi có Số lượng GV: 12 10 01 01 0 Tỉ lệ % 83.4% 8.3% 8.3% 0% - Bảng tổng hợp thông số từ quá trình khảo sát HS Tiêu chí Rất quan Quan Không thật Không quan trọng/thường trọng/thỉnh quan trọng/ít trọng/không Số lượng, tỉ lệ xuyên thoảng khi có Số lượng HS: 120 100 12 8 0 Tỉ lệ % 83.3% 10% 6.7% 0% Thông qua kết quả thu được từ quá trình điều tra có thể kết luận: Về tình hình dạy của giáo viên: - Phần lớn GV cho rằng việc hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu cho HS trong dạy học Ngữ văn là rất quan trọng và cần thiết. Nhiều GV đã xây dựng được hệ thống câu hỏi nhằm hướng HS đến khả năng chủ động, sáng tạo, khả năng suy luận, tranh biện trong học tập. - Phương pháp dạy học đã có nhiều đổi mới nhưng vẫn mang tính truyền thụ là chủ yếu, đặt nặng nội dung trong quá trình dạy học. - Các hình thức dạy học tích cực: tổ chức hoạt động nhóm, dạy học theo tình huống có vấn đề, sử dụng sơ đồ, tranh ảnh… chủ yếu chỉ được thực hiện khi có hoạt 8
- động thao giảng, dự giờ, thi GV giỏi … - Hệ thống câu hỏi, bài tập vận dụng dành cho học HS chưa được đầu tư đúng mức. Tình hình học tập của học sinh: - Một số HS có ý thức và kĩ năng học tập tốt, có khả năng suy luận, tranh biện, đặt vấn đề, phản biện trong học Văn. - Vẫn còn nhiều HS tham gia học Ngữ văn với tâm lí hời hợt, chủ yếu học để thi, thiếu hứng thú, không chủ động, tự giác trong việc tiếp cận văn bản và tìm kiếm tài liệu. - Khi GV tổ chức hoạt động nhóm, một số HS làm việc, một số HS lại ỷ lại hoặc không trình bày được ý kiến cá nhân của mình với nhóm. 1.2.3. Thực trạng của việc dạy học văn bản Hai đứa trẻ tại các trường phổ thông Để nắm vững thực trạng dạy và học văn bản Hai đứa trẻ cho HS THPT thông qua hệ thống các chi tiết nghệ thuật đặc sắc, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực tế việc dạy và học văn bản này tại trường THPT Quỳnh Lưu 2 trên 12 GV và 120 HS (Nội dung khảo sát được trình bày ở phần Phụ lục [3, tr.54; 4, tr.55; 56]. * Nội dung khảo sát - Tìm hiểu thực trạng dạy học văn bản Hai đứa trẻ thông qua hệ thống các chi tiết nghệ thuật đặc sắc. - Tìm hiểu việc xây dựng giáo án bài giảng của GV để nắm cách tổ chức dạy học, tình hình xây dựng hệ thống câu hỏi và phương án dạy học văn bản Hai đứa trẻ thông qua hệ thống các chi tiết nghệ thuật đặc sắc. - Tìm hiểu hứng thú và thái độ của HS khi tiếp cận văn bản Hai đứa trẻ thông qua hệ thống các chi tiết nghệ thuật đặc sắc. Từ nội dung khảo sát, xác định những khó khăn của GV và HS gặp phải để bước đầu đề xuất những biện pháp dạy học cụ thể, thích hợp với văn bản Hai đứa trẻ theo hướng tiếp cận hệ thống các chi tiết nghệ thuật đặc sắc * Phương pháp khảo sát: Để thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành: - Dùng phiếu khảo sát, nghiên cứu giáo án, bài giảng - Dự giờ dạy một số giáo viên - Trao đổi trực tiếp với GV, HS * Kết quả khảo sát: 9
- - Bảng tổng hợp thông số từ quá trình khảo sát GV Tiêu chí Áp dụng Thỉnh thoảng Ít khi Không thường xuyên áp dụng áp dụng áp dụng Số lượng, tỉ lệ Số lượng GV: 12 6 4 2 0 Tỉ lệ % 50% 33.3% 16.7% 0% - Bảng tổng hợp thông số từ quá trình khảo sát HS Tiêu chí Tham gia Thỉnh thoảng Ít khi Không tích cực vào tham gia tham gia tham gia Số lượng, tỉ lệ bài học Số lượng HS: 120 90 20 10 0 Tỉ lệ % 75% 16.7% 8.3% 0% Thông qua kết quả thu được từ quá trình điều tra có thể kết luận: *Về tình hình dạy của giáo viên: - Phần lớn GV đã xác định được tầm quan trọng của việc dạy học văn bản tự sự hiện đại nói chung, truyện ngắn Hai đứa trẻ nói riêng từ hệ thống các chi tiết nghệ thuật đặc sắc. Một số GV đã áp dụng thường xuyên phương pháp này vào trong quá trình dạy học của bản thân và mang lại hiệu quả tích cực. - Một số GV vẫn tiếp cận văn bản tự sự hiện đại nói chung, truyện ngắn Hai đứa trẻ nói riêng theo kiểu truyền thống: cốt truyện, nhân vật, sự kiện, tình huống ... dẫn tới bài giảng nặng về kiến thức; ít chú trọng phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho HS nên bài giảng nặng nề, dễ gây tâm lí mệt mỏi cho các em. - Các hình thức dạy học tích cực: tổ chức hoạt động nhóm, dạy học theo tình huống có vấn đề, sử dụng sơ đồ, tranh ảnh… chủ yếu chỉ được thực hiện khi có hoạt động thao giảng, dự giờ, thi GV giỏi … - Hệ thống câu hỏi, bài tập vận dụng dành cho HS đã có đầu tư nghiên cứu nhưng chưa có nhiều bài tập thực sự chất lượng Tình hình học tập của HS: - Hầu hết HS đều hứng thú với cách tiếp cận văn bản tự sự hiện đại nói chung, truyện ngắn Hai đứa trẻ nói riêng từ hệ thống các chi tiết nghệ thuật đặc sắc. Một số HS có ý thức và kĩ năng học tập tốt, có khả năng suy luận, tranh biện, đặt vấn đề, phản biện trong học Văn. 10
- - Nhiều HS hứng thú nhưng còn tỏ ra khó khăn khi tiếp cận văn bản tự sự hiện đại từ hệ thống các chi tiết nghệ thuật đặc sắc vì thói quen phụ thuộc vào bài giảng của thầy cô như lâu nay vẫn làm, dẫn tới làm hạn chế năng lực tự học, tự nghiên cứu … - Khi GV tổ chức hoạt động nhóm, một số HS làm việc, một số HS vẫn còn có thái độ ỷ lại hoặc không trình bày được ý kiến cá nhân của mình với nhóm … Từ tất cả những kết quả khảo sát như trên, chúng tôi nhận thấy, việc tiếp cận văn bản tự sự hiện đại nói chung, truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam) nói riêng qua các chi tiết nghệ thuật đặc sắc là hết sức cần thiết, có ý nghĩa, phù hợp với xu thế dạy học phát triển năng lực cho HS. Không những vậy, hướng tiếp cận này sẽ giúp các em phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu; khả năng giao tiếp và hợp tác; năng lực tranh biện… những năng lực cần thiết, đáp ứng phẩm chất cần có của một công dân trong thời đại mới. 11
- CHƯƠNG 2 HỆ THỐNG BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TỰ SỰ CHO HS THPT QUA CÁC CHI TIẾT NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC TỪ TRUYỆN NGẮN HAI ĐỨA TRẺ (THẠCH LAM) Như chúng tôi đã đề cập đến trong phần cơ sở khoa học của đề tài, việc phát triển năng lực đọc hiểu văn bản tự sự hiện đại cho HS THPT từ các chi tiết nghệ thuật đặc sắc là một ưu thế đã được khẳng định qua hoạt động dạy học trong thực tiễn. Không quá khi chúng ta nói rằng, thành công của một tác phẩm tự sự hiện đại trước hết là ở việc tạo dựng, in đậm dấu ấn vào tâm hồn người đọc bởi những chi tiết nghệ thuật đặc sắc. Bởi thế, hướng dẫn HS tiếp cận theo hướng ấy không chỉ giúp các em đọc hiểu có hiệu quả các văn bản tự sự có trong SGK THPT mà còn tạo điều kiện để các em có thể tự học, học suốt đời qua những kĩ năng đã được hướng dẫn. Hệ thống các biện pháp chúng tôi đề xuất dưới đây có thể áp dụng rộng rãi vào quá trình dạy học các văn bản tự sự hiện đại có trong SGK Ngữ văn THPT. Tuy nhiên, do giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ đề xuất các biện pháp và ứng dụng nó vào quá trình dạy học văn bản Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam (SGK Ngữ văn 11, tập 1) 2.1. Sử dụng biện pháp hội thảo văn học 2.1.1. Biện pháp hội thảo văn học trong dạy học môn Ngữ văn Về mặt bản chất, biện pháp hội thảo văn học trong dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường THPT thực chất là mô hình thu nhỏ của những hội thảo về đa dạng ngành nghề trong đời sống xã hội. Mục đích cốt lõi của biện pháp này là tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các em HS có dịp được bày tỏ quan điểm, chính kiến; được trao đổi về những kết quả nghiên cứu (dù là nhỏ) trong quá trình tự học của các em. Đồng thời, đây là dịp rất tốt cho HS rèn luyện năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực phản biện; năng lực tư duy và giải quyết vấn đề … là dịp phát huy tinh thần dân chủ trong quá trình dạy học và chiếm lĩnh tri thức trên cơ sở sự hướng dẫn của GV. Những mục đích cốt lõi của biện pháp hội thảo văn học cũng chính là mục tiêu mà chương trình đổi mới giảng dạy môn Ngữ văn 2018 hướng tới. 2.1.2. Những yêu cầu khi dạy học Ngữ văn bằng biện pháp hội thảo văn học - Tính vừa sức: Đề tài được đưa ra ở hội thảo phải nằm trong vùng hiểu biết của HS và khả năng giải quyết của các em; tránh xu hướng đưa ra các đề tài có tính chất hàn lâm dễ khiến các em mệt mỏi, mất hứng thú. - Tính khơi gợi cảm hứng: Đề tài đưa ra trong hội thảo phải kích thích được hứng thú tìm tòi, nghiên cứu, bàn luận, tranh biện trong tập thể các em HS. Muốn làm được điều đó, đề tài có thể cho các em được tự do lựa chọn, đề xuất; GV chỉ 12
- khơi gợi, hướng dẫn về phương pháp tiếp cận đề tài cho các em. - Tính đảm bảo những mục tiêu cốt lõi: Luôn luôn phải xác định rằng, tiến hành phương pháp hội thảo văn học trong dạy học Ngữ văn ở nhà trường THPT không phải hướng tới mục tiêu cốt lõi là giúp HS trở thành những nhà nghiên cứu văn học chuyên nghiệp. Bởi thế, mục tiêu cốt lõi đặt ra trong khi tiến hành hội thảo là tạo cơ hội cho các em rèn luyện kĩ năng là chủ yếu. Trong đó, đặc biệt giúp các em phát triển kĩ năng tự học; kĩ năng giao tiếp và hợp tác; kĩ năng phản biện… Vì vậy, trong hội thảo văn học về các tác phẩm tự sự hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 11 nói chung, truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam) nói riêng thì hướng tiếp cận đề tài từ các chi tiết nghệ thuật đặc sắc là hoàn toàn phù hợp với những yêu cầu đặt ra. Qua đó không chỉ rèn luyện kĩ năng mà còn góp phần phát triển năng lực đọc hiểu văn bản tự sự cho chính các em, bồi đắp thêm cho HS niềm hứng thú, say mê và xúc cảm trong những giờ học Ngữ văn tiếp theo. 2.1.3. Cách thức tiến hành dạy học bằng biện pháp hội thảo văn học đối với văn bản Hai đứa trẻ (Thạch Lam) từ các chi tiết nghệ thuật có giá trị đặc sắc - Bước 1: Giao đề tài Ở bước này, sau khi GV và HS đã cùng nhau trao đổi và tìm được những kiến thức cốt lõi trong mục Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm; cùng Đọc hiểu khái quát về văn bản tự sự thông qua quá trình xâm nhập trực quan vào văn bản, có thể là đọc phân vai, sân khấu hóa, đọc diễn cảm, đọc lựa chọn …, sơ đồ hóa những sự kiện chính của tác phẩm và cùng trao đổi, thống nhất cách tiếp cận văn bản, HS có thể tự lựa chọn đề tài theo sự phát hiện của bản thân. Trong trường hợp các em còn lúng túng, GV sẽ tiến hành gợi ý đề tài cho học sinh (có thể giao đề tài theo đơn vị tổ hoặc theo bàn học). Việc giao đề tài sẽ được tiến hành trước khoảng 1 tuần trước khi tiến hành hội thảo tùy theo độ phức tạp của đề tài được giao. - Bước 2: Tiến hành hội thảo Các tổ sẽ cử thành viên trình bày trước lớp về các đề tài đã chuẩn bị, có thể trình bày trên máy chiếu, bằng sơ đồ tư duy hoặc bảng phụ ... Mỗi đề tài được trình bày trong khoảng 10 phút. Hội thảo sẽ được tiến hành trong 1 hoặc nhiều tiết học theo sự sắp xếp của giáo viên dựa trên thời lượng chương trình dành cho văn bản được lựa chọn diễn ra hội thảo. - Bước 3: Trao đổi, tranh biện Sau khi các đề tài đã được trao đổi, trên cơ sở lắng nghe, ghi chép và từ các dụng cụ trực quan, HS tiến hành trao đổi, tranh luận để đi đến thống nhất về những tri thức tìm được về chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong văn bản tự sự được đề cập trong hội thảo. - Bước 4: Kết luận 13
- Trên cơ sở những thống nhất của HS, GV sẽ chốt lại những kiến thức các em đã tìm được; sắp xếp lại nhằm làm cho bài học có tính hệ thống, lôgic, dễ tiếp nhận. Trường hợp có những phát hiện độc đáo, mới mẻ, xuất sắc, có thể biên tập lại và làm thành một dạng kỉ yếu hội thảo thu nhỏ của tập thể lớp (có thể gửi đăng báo, tạp chí chuyên ngành hoặc đăng trên nhóm youtube, facebook lớp, facebook cá nhân …) Với truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam), GV có thể gợi ý cho các em một số đề tài về các chi tiết nghệ thuật đặc sắc để tham gia hội thảo văn học như sau: Đề tài 1: Bóng tối dày đặc; ánh sáng bền bỉ trong Hai đứa trẻ (Chi tiết ánh sáng và bóng tối) Đề tài 2: Ngọn đèn sáng mãi với thời gian trong Hai đứa trẻ (Chi tiết ngọn đèn con của chị Tí) Đề tài 3: Ánh mắt soi chiếu một tâm hồn trong Hai đứa trẻ (Chi tiết ánh mắt của Liên) Đề tài 4: Đoàn tàu - vệt sao băng trong đêm đen phố huyện (Chi tiết đoàn tàu) Đề tài 5: Những thân phận người - sống hay tồn tại ? (Chi tiết miêu tả những thân phận người (cả người lớn lẫn trẻ con) ... Sản phẩm hoạt động hội thảo văn học của HS được chúng tôi nêu ở phần phụ lục [5, tr.56] Như vậy, biện pháp hội thảo văn học trong dạy học tác phẩm tự sự hiện đại nói chung, truyện ngắn Hai đứa trẻ nói riêng là một trong những biện pháp cần thiết để hình thành năng lực đọc hiểu văn bản cho các em; góp phần đổi mới phương pháp tiếp cận văn bản theo hướng phát triển năng lực của người học; trong đó chú trọng hình thành và phát triển các nhóm năng lực quan trọng cho HS: năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực tự chủ và tự học; năng lực ngôn ngữ; năng lực tư duy và phản biện; năng lực thẩm mỹ … 2.2. Sử dụng biện pháp tranh biện 2.2.1. Biện pháp dạy - học Ngữ văn bằng tranh biện Tranh biện là một trong những biện pháp dạy học hữu ích giúp HS giải quyết những vấn đề mà bản thân còn đang cảm thấy mâu thuẫn, xung đột …, từ đó giúp các em nâng cao và mở rộng kiến thức, tôn trọng khách quan, đồng thời phát triển nhiều năng lực quan trọng, trong đó bặc biệt có năng lực phản biện. Như vậy, biện pháp tranh biện là cách thức sử dụng ngôn ngữ và các yếu tố biểu đạt phi ngôn ngữ (bảng biểu, sơ đồ, mô hình ...) bổ trợ để thể hiện quan điểm, chứng minh ý kiến của mình là đúng, bác bỏ quan điểm phiến diện bằng hệ thống các lập luận khoa học. Đó là cách giải quyết những xung đột, mâu thuẫn giữa các quan điểm khác nhau nhằm thuyết phục chính bản thân mình hoặc người khác đồng tình với 14
- những luận điểm mình đưa ra, qua đó chọn ra được phương án tối ưu cho các chủ thể được tranh biện. 2.2.2. Dùng kĩ thuật so sánh Đánh giá một văn bản nghệ thuật còn phải xem xét văn bản trong những tương quan so sánh đa chiều. Tương quan so sánh đa chiều ở đây được hiểu là: so sánh hình tượng nghệ thuật này với hình tượng nghệ thuật khác; so sánh tác phẩm trong sự phát triển chung của giai đoạn; so sánh tác phẩm trong bối cảnh văn hóa và thời đại; so sánh tác phẩm này với tác phẩm khác của cùng một tác giả, so sánh các chi tiết trong cùng một tác phẩm ... Như vậy, khi dạy học truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam) từ hệ thống các chi tiết nghệ thuật đặc sắc, có thể hướng học sinh so sánh để tranh biện trên các bình diện sau đây: Các bình diện Nội dung Tổ chức dạy học so sánh so sánh những bài trong SGK So sánh chi tiết nghệ Chi tiết miêu tả ánh sáng và Dạy học đọc hiểu văn thuật giữa hai tác bóng tối trong Hai đứa trẻ và bản Hai đứa trẻ, Chữ phẩm của hai tác giả Chữ người tử tù người tử tù cùng một trào lưu So sánh chi tiết nghệ Chi tiết ngọn đèn con của chị Dạy học đọc hiểu văn thuật giữa hai tác Tí trong Hai đứa trẻ và chi tiết bản Hai đứa trẻ, Chí phẩm của hai tác giả bát cháo hành của thị Nở trong Phèo khác trào lưu Chí Phèo So sánh chi tiết nghệ Chi tiết miêu tả ánh mắt của Dạy học đọc hiểu văn thuật trong cùng một Liên trong Hai đứa trẻ khi bản Hai đứa trẻ tác phẩm chiều tàn, chợ tan, đêm tối, chờ tàu Từ những phương diện so sánh như vậy, qua quá trình thảo luận, tranh biện, sẽ giúp HS nhận ra, nhà văn Thạch Lam là nhà văn thuộc khuynh hướng văn học lãng mạn nhưng tác phẩm của Thạch Lam vẫn chan chứa giá trị hiện thực. Văn Thạch Lam là sự kết hợp nhuần nhuyễn chất lãng mạn và hiện thực. Tuy nhiên, hiện thực trong Hai đứa trẻ nói riêng, các truyện ngắn của Thạch Lam nói chung, phần lớn đào sâu vào tâm hồn con người; không phô diễn hiện thực đau đớn của cái đói khổ mà chủ yếu là cái tù tùng, ngột ngạt trong tâm hồn nhân vật - những con người bé nhỏ, đáng thương, tội nghiệp. Con người trong văn Thạch Lam dường như không nỡ nặng lời và độc ác với ai. Những con người trong Hai đứa trẻ sống bên rìa cuộc đời nhưng vẫn mơ hồ niềm tin và hi vọng… 15
- 2.2.3. Sử dụng sơ đồ Trong quá trình dạy - học văn bản Hai đứa trẻ (Thạch Lam) từ hệ thống các chi tiết nghệ thuật đặc sắc, chúng tôi đã sử dụng sơ đồ viền nhằm hướng dẫn HS có được những phát hiện mới mẻ độc đáo về điểm tương đồng và khác biệt giữa các chi tiết có liên quan. Chi tiết 1 Chi tiết 2 Khác Giống Khác nhau nhau nhau Qua hướng dẫn đối sánh, bằng tư duy phản biện, HS tìm ra điểm tương đồng và khác biệt giữa các chi tiết. Từ đó, HS có thể thấy rõ hơn, nhận thức sâu sắc hơn giá trị riêng của hệ thống chi tiết nghệ thuật trong từng văn bản hoặc giữa các văn bản với nhau. Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ có thể yêu cầu HS xác lập mối quan hệ giữa chi tiết ánh mắt của Liên trong những không gian, thời gian khác nhau Chi tiết 1 Chi tiết 2 Ánh mắt của Liên trong cảnh Ánh mắt của Liên trong cảnh ngày tàn - chợ tan đêm tối - chờ tàu Khác nhau Khác nhau Giống nhau Từ đó có thể thấy được, ánh mắt là tấm gương soi chiếu cho đời sống tâm hồn của cô bé Liên. Đó là ánh mắt của một tâm hồn đôn hậu, thắm thiết tình yêu 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 39 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng câu hỏi của bài đọc điền từ thi THPT Quốc gia
73 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh lớp 12 trường THPT Trần Đại Nghĩa làm bài kiểm tra đạt hiệu quả cao
41 p | 56 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 27 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 24 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 19 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 34 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và cách giải bài toán tìm giới hạn hàm số trong chương trình Toán lớp 11 THPT
27 p | 53 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng giải toán bằng phương pháp lượng giác hóa
39 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều” chương trình công nghệ 12 ở trường THPT Y
55 p | 62 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng toán tích phân hàm ẩn
11 p | 17 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn