intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn học Cầu lông cho học sinh trường THPT Lạng Giang số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm lựa chọn các hình thức nội dung, các bài tập tạo được hứng thú cho học sinh tham gia tập luyện môn Cầu lông từ đó giúp phong trào và chất lượng tập luyện môn Cầu lông của học sinh trường THPT Lạng Giang số 1 ngày càng được nâng cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn học Cầu lông cho học sinh trường THPT Lạng Giang số 1

  1. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: "Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn học Cầu lông cho học sinh trường THPT Lạng Giang số 1". 2. Ngày sáng kiến áp dụng lần đầu: Tháng 9/2020 (Năm học 2020-2021). 3. Các thông tin cần bảo mật: Không có 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm: - Nội dung tập luyện: Các bài tập dễ hoặc khó quá nên không tạo được hứng thú cho học sinh khi tham gia tập luyện, cụ thể là: + Đánh cầu do người phục vụ đánh cầu. + Tại chỗ đánh cầu theo đường thẳng hoặc đường chéo. + Phối hợp đánh cầu cao sâu đường thẳng hoặc đường chéo. + Phối hợp kỹ thuật đập cầu đường thẳng và đường chéo. + Phát cầu thuận tay. - Thực trạng học sinh học môn Cầu lông trong chương trình GDTC tại trường THPT Lạng Giang số 1 thường chỉ học trong giờ chính khóa, chưa có câu lạc bộ Cầu lông trong nhà trường.Học sinh mới chỉ dừng ở mức học kỹ thuật cơ bản và ít được thi đấu. - Trong quá trình giảng dạy các thầy mới chỉ dừng ở mức truyền đạt cho học sinh những kiến thức, những bài tập trong chương trình sách giáo khoa. - Hạn chế của việc giảng dạy và học tập môn Cầu lông trong nhà trường: + Môn Cầu lông chưa được đưa vào các hoạt động ngoại khóa trong nhà trường + Học sinh ít được vận dụng những kiến thức, kỹ thuật đã được học vào gia thi đấu. + Các bài tập thường chưa tạo được hứng thú cho học sinh dẫn đến học sinh chưa tự giác tích cực tập luyện ngoài giờ chính khóa. + Từ những thực tế trên dẫn đến kết quả học tập môn Cầu lông của học sinh chưa cao.
  2. 2 - Nội dung tập luyện: Các bài tập đơn giản như đứng tại chỗ phát cầu qua lưới, di chuyển đánh cầu thấp thuận, trái tay… không tạo được hứng thu cho học sinh. 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến: - Từ kết quả học tập môn Cầu lông của học sinh chưa được cao, số lượng học sinh chơi môn Cầu lông chưa nhiều từ đó tôi đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng học môn Cầu lông cho học sinh. 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến: + Mục đích khắc phục giải pháp cũ: Nghiên cứu, lựa chọn một số giải pháp để nâng cao chất lượng học môn Cầu lông của học sinh trường THPT Lạng Giang số1 + Mục đích của giải pháp mới: Lựa chọn các hình thức nội dung, các bài tập tạo được hứng thú cho học sinh tham gia tập luyện môn Cầu lông từ đó giúp phong trào và chất lượng tập luyện môn Cầu lông của học sinh trường THPT Lạng Giang số 1 ngày càng được nâng cao. 7. Nội dung 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến * Giải pháp 1: Lựa chọn một số bài tập phù hợp với học sinh trong giờ học chính khoá. Lựa chọn một số bài tập tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập môn Cầu lông cho học sinh.(gồm 05 bài tập) - Nội dung cụ thể của các bài tập: +Bài tập 1: Đánh cầu vào tường. -Mục đích: Tạo phản xạ nhanh. - Cách tập: Học sinh đứng cầm vợt đứng các tường khoản 2-3m đó đánh cầu vào tường để cầu nảy ra ở tốc độ cao và phản xạ đỡ cầu.Nam tập 5 tổ, nữ tập 3 tổ, thời gian của một tổ là 60 giây. - Đội hình tập luyện: Đứng theo hàng ngang, từng hàng tập một. Đội hình. x x x x x x x x
  3. 3 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x GV Bức tường +Bài tập 2: Phát cầu vào tâm vòng tròn. -Mục đich: Tạo cho cảm giác phát cầu và hứng thú tập luyện. - Các tập: Học sinh đứng ở vị trí phát cầu phát qua lưới và vào tâm vòng tròn giống như 01 bia đích với 10 mức độ khác nhau. - Đội hình tập luyện:Theo hình thức nước chảy lần lượt mỗi học sinh phát 03 quả. xxxx x x x x xxxxxx xx x +Bài tập 3: Lắc cổ tay. - Mục đích: Phát triển sức mạnh của cổ tay và độ dẻo của cổ tay trong khi thực hiện kỷ thuật đánh cầu. - Chuẩn bị: Vợt cầu lông mỗi HS một chiếc. - Cách tập luyện: Tập đồng loạt hàng cách hàng 2m. Động tác 1: Đưa tay cầm vợt về trước lắc cổ tay qua trái rồi qua phải liên tục trong thời gian 1 phút. Động tác 2: Đưa tay cầm vợt lên đầu xoay mạnh cổ tay hết biên độ theo vòng tròn thời gian 30s rồi đổi chiều tiếp tục 30s. Đội hình tập luyện x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
  4. 4 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x +Bài tập 4: Di chuyển đánh cầu thấp thuận tay và nghịch tay qua lưới vào ô 1,98 m. - Mục đích: Phát triển phối hợp vận động kết hợp đánh cầu nhẹ tay ở 2 kỹ thuật đã học, kỹ thuật thấp thuận và ngược tay. - Cách thực hiện: 2 người ở 2 góc lưới phục vụ tung cầu cho người thực hiện di chuyển bỏ nhỏ qua lưới vào bờ 1,98m.Mỗi sân thực hiện 2 người.Mỗi người 5 quả cho mỗi bên. - Yêu cầu: Di chuyển nhanh, đánh cầu đúng vào ô. Đội hình: x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x GV . x x Người tập x Người phục vụ +Bài tập 5: Ném cầu xa. - Mục đích: Phát triển sức mạnh của cánh tay và phối hợp động tác vươn hông đánh tay trong khi đánh cầu. - Chuẩn bị: Mỗi em một quả cầu lông Thành Công đứng đối diện nhau cách nhau 5m. Cách tập luyện: Đứng thành 4 hàng ngang + 2 hàng dọc, quay mặt vào nhau cách nhau 5 m, giãn cách 1 sải tay.Giáo viên ra lệnh bằng còi 2 hàng có cầu thực hiện ném cầu ra xa phía hàng đối diện. - Thực hiện: Đứng chân trước chân sau (không được lấy đà, không được nhảy lên) đưa cầu ra sau vươn hông và ném.Hàng đối diện nhặt cầu và ném lại tương tự.
  5. 5 Đội hình tập luyện: x x x x x x x 5m x x x x x x x GV x x x x x x x 5m x x x x x x x - Trên đây là một số bài bài tập tôi đã lựa chọn cho học sinh tập luyện khi học môn Cầu lông - Hiệu quả khi thực hiện giải pháp: Sau khi áp dụng sáng kiến học sinh từ thực hiện kỹ thuật Cầu lông từ cơ bản đúng sang thực hiện đúng kỹ thuật động tác và hình thành được kỹ năng vận động, kết quả kiểm tra cuối kỳ đã được nâng lên. +Bài tập 6: Di chuyển ngang nhặt cầu 5, 18 m. - Mục đích: Phát triển sức nhanh di chuyển ngang. - Chuẩn bị: + Quả cầu lông: 10 đến 15 quả/ em (có thể dùng cả quả cầu hỏng). + Sân cầu lông đơn. - Cách tập: Thực hiện từng hàng đứng dọc giữa sân cầu lông đơn. Có hiệu lệnh còi tất cả di chuyển sang phải nhặt từng quả cầu ở đường dọc bên phải di chuyển sang trái bỏ vào giỏ ngoài đường dọc bên trái. - Thời gian: Nam thực hiện 3 tổ, nữ 2 tổ.Mỗi tổ 1 phút,nghỉ giữa các tổ là 1 phút. - Đội hình tập luyện: xxxxxxxxxxxxxxxxxxxx xxxxxxxxxxxxxxxxxxxx Giỏ đựng cầu
  6. . 6 Đừơng di chuyển GV x x x x x x x x x x x x x x x Người tập * * * * * * ** * * * * * * * Quả cầu +Bài tập 7: Di chuyển lên xuống 6,7 m. - Mục đích: Nhằm phát triển sức nhanh di chuyển tiến và lùi cho người tập. - Chuẩn bị: Sân cầu lông, lưới cầu lông. - Cách tập: Tập từng hàng: 1/2 hàng ngang đứng ngang ở cuối sân phải. 1/2 hàng ngang còn lại đứng ngang ở cuối sân trái Nghe lệnh còi của giáo viên: Người tập lập tức chạy lên chạm tay vào lưới và chạy lùi về phía cuối sân. Mỗi người chạy lên xuống 10 lần thì dừng tập Đội hình tập luyện: xxxxxxxxxxxxxxxxxxxx xxxxxxxxxxxxxxxxxxxx x x x x Người tập x x x x x x . lưới GV +Bài tập 8: Di chuyển 4 góc sân. - Mục đích: Phát triển sức bền nhanh.Sức bền di chuyển phối hợp. - Cách tập: Học sinh đứng ở góc sân phải khi có lệnh thực hiện chạy tiến đến góc sân trên thì di chuyển ngang đến góc sân trên bên trái sau đó di chuyển lùi đến góc sân trái thì di chuyển ngang đến góc sân phải và ngược lại. Tập mỗi sân 2 HS, mỗi em chạy 1 vòng thuận, 1 vòng nghịch.Tổ chức thực hiện trên 2 sân x x x x x x x x x x x x x x
  7. 7 x x x x x x x x x x x x x x . Người tập xuất phát GV * Giải pháp 2: Đổi mới hình thức tổ chức quản lý để hướng dẫn học sinh tập luyện ngoại khóa môn Cầu lông. Mục đích của biện pháp: Nhằm tăng cường công tác quản lý và thúc đẩy phong trào tập luyện môn Cầu lông ngoài giờ học mang lại nhiều hiệu quả cao trong các giờ học chính khóa.Tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện các phẩm chất, năng lực thông qua các hoạt động tập thể. Nội dung và cách thực hiện: - Phân công trách nhiệm cho từng nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao, tổ chức hướng dẫn phát động phong trào tập luyện môn Cầu lông ngoài giờ học. - Vai trò của giải pháp: tạo cho học sinh đông cơ bền vững tham gia tập luyện môn Cầu lông dưới hình thức ngoại khóa. - Hiệu quả của giải pháp: Tạo được hứng thú và động cơ học tập và tập luyện bền vững cho học sinh đối với môn Cầu lông: Kết quả số lượng học sinh tham gia tập luyện môn Cầu lông ngoài giờ chính khóa tăng, đôi tuyển Cầu lông tham gia HKPĐ năm học 2020-2021 đạt thành tích cao. * Giải pháp 3: Thay đổi hình thức và đổi mới phương pháp tập luyện môn Cầu lông. Mục đích của giải pháp: Nhằm xây dựng hình thức ngoại khóa phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý và sự yêu thích của học sinh nhà trường, đặc điểm và điều kiện cụ thể của nhà trường.Đổi mới phương pháp tập luyện nhằn tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh. Nội dung và cách thực hiện:
  8. 8 - Khuyến khích học sinh tự giác tham gia tập luyện hoạt động ngoại khóa môn Cầu lông dưới hình thức nhóm và câu lạc bộ. - Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học bằng cách: Đưa thêm các tiết học lý thuyết vào giảng dạy để học sinh hiểu rõ mục đích ý nghĩa của việc tập luyện Cầu lông, tận dụng tối đa thời gian giành cho học sinh tập luyện, tăng cường sử dụng phương pháp trò chơi và thi đấu, tạo tình huống để học sinh tham gia hoạt động tích cực.Chú ý đến việc phát triển thể lực là chính trong các giờ học. - Vai trò của giải pháp: Tạo cho học sinh có hứng thú tham gia tập luyện một cách tự giác tích cực. - Hiệu quả của giải pháp: Kết quả học sinh tham gia kiểm tra nội dung phát cầu gần 100% học sinh đạt yêu cầu. * Giải pháp 4: Tổ chức các câu lạc bộ, nhóm Cầu lông trong nhà trường. Mục đích của biện pháp: Nhằm nâng cao thúc đẩy phong trào tập luyện môn Cầu lông thường xuyên, mang lại hiệu quả cao trong công tác GDTC, tạo nhiều cơ hội, điều kiện để học sinh rèn luyện các phẩm chất, năng lực thông qua các hoạt động tập thể của câu lạc bộ. Nội dung và cách thực hiện: - Xây dựng các câu lạc bộ Cầu lông ở các chi đoàn, đồng thời tổ chức các câu lạc bộ do giáo viên hướng dẫn tập luyện. Hiện tại nhà trường vẫn chưa có câu lạc bộ Cầu lông, mới dừng ở nhóm theo sở thích. -Vai trò của giải pháp: Tạo được phong trào sâu rộng tham gia tập luyện môn thể thao Cầu lông. - Hiệu quả của giải pháp: Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến thành viên câu lạc bộ Cầu lông tăng lên đáng kể, các em học sinh tham gia câu lạc bộ với niềm đam mê, nhiệt trình trách nhiệm cao. * Giải pháp 5: Tăng cường tổ chức thi đấu môn Cầu lông trong nhà trường.
  9. 9 Mục đích của giải pháp: Phát huy tính tự giác tích cực trong tập luyện, góp phần giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, tăng cường mối quan hệ và giao tiếp của học sinh. Nội dung thực hiện: - Xây dựng lịch thi đấu môn Cầu lông cho các nhóm trong cầu lạc bộ Cầu lông của nhà trường. - Duy trì việc tổ chức các giải thể thao (Thi đấu và biểu diễn) trong đó có giải cho môn Cầu lông của nhà trường vào các ngày lễ lớn hàng năm như: Lễ khai giảng năm học, Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Chào mừng ngày thành lập Đoàn 26/3....Từ đó có thể phát triển phong trào tập luyện môn Cầu lông trong nhà trường và còn giúp nhà trường tuyển chọn được các bạn có năng khiếu để huấn luyện tham gia HKPĐ cấp tỉnh. -Vai trò của giải pháp: Tạo sân chơi cho học sinh trải nghiệm, so sánh, phô diễn kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý và thể lực mà mình đã tập luyện được, bên cạnh đó động viên khích lệ học sinh kịp thời. - Hiệu quả của giải pháp: Nhà trường tổ chức cho học sinh tham gia tập luyện và thi đấu thường xuyên, tham gia thi đấu giao lưu với các trường khác, từ đó góp phần đem lại thành tích cao trong thi đấu HKPĐ cấp tỉnh. Qua quá trình nghiên cứu, đưa sáng kiến của mình áp dụng vào thực tế giảng dạy tại trường THPT Lạng Giang số 1 năm học 2020 – 2021 và đã thu được hiệu quả rất đáng khích lệ cụ thể như sau: Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra kết thúc môn Cầu lông năm học 2019 – 2020 của một số lớp như sau: Nội dung Đánh giá kiểm tra Tổng số Lớp kết thúc HS Đ % CĐ % môn Cầu lông 04 lớp Di 183 120 65,6 63 34,4 khối 10 chuyển
  10. 10 đánh cầu qua lại Phát cầu vào ô 04 lớp quy định 184 72 39,1 112 60,9 khối 11 gần vạch giới hạn ngắn cầu Đánh cầu trên 04 lớp đầu vào ô 167 76 45,5 91 54,5 khối 12 gần vạch dài cầu Tổng cộng 534 268 50,2 266 49,8 Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra kết thúc môn Cầu lông năm học 2020 – 2021: Nội dung Đánh giá kiểm tra Tổng số Lớp kết thúc HS Đ % CĐ % môn Cầu lông Di 04 lớp chuyển 183 170 92,8 13 7,2 khối 10 đánh cầu qua lại Phát cầu vào ô 04 lớp quy định 184 169 91,8 15 8,2 khối 11 gần vạch giới hạn ngắn cầu
  11. 11 Đánh cầu trên 04 lớp đầu vào ô 167 158 94,6 9 5,4 khối 12 gần vạch dài cầu Tổng cộng 534 497 93,1 37 6,9 Từ kết quả học tập của học sinh của một số lớp trong các khối sau khi kết thúc môn học Cầu lông năm học 2020 – 2021 cho thấy sau khi áp dụng các giải pháp nâng cao chất lượng học môn Cầu lông vào trong quá trình giảng dạy chính khoá và hoạt động tập luyện ngoại khóa của nhà trường kết quả học tập môn Cầu lông của học sinh tăng lên rõ rệt. Học sinh được đánh giá xếp loại Đạt sau khi kiểm tra kết thúc môn Cầu lông tăng cao; cụ thể khối 10 tăng từ 65,6% lên 92,8%, Khối 11 tăng từ 39,1% lên 91,8%, khối 12 tăng từ 45,5% lên 94,6%. Tổng các lớp được thống kê kiểm tra tăng từ 50,2% lên 93,1%. 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến. Qua quá trình nghiên cứu, đưa sáng kiến của mình áp dụng vào thực tế giảng dạy tại trường THPT Lạng Giang số 1 năm học 2020 – 2021 và đã thu được hiệu quả rất đáng khích lệ. Do đó tôi tiếp tục áp dụng sáng kiến của mình vào trong các năm học tiếp theo, và sẽ áp dụng cho 42 lớp học trong nhà trường.Cũng có thể áp dụng với các trường THPT trên địa bàn có học sinh và điều kiện về cơ sở vật chất tương đồng. Tuy nhiên khi áp dụng sáng kiến chúng ta cần lưu ý một số điểm sau: + Giáo viên cần phải luôn đổi mới hình thức và phương pháp sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. + Cần huy động được kinh phí với hình thức xã hội hoá để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho bộ môn cũng như việc duy trì được câu lạc bộ.
  12. 12 + Giáo viên bộ môn cần phối hợp với các Đoàn thể trong nhà trường cũng như ngoài trường để tạo điều kiện cho học sinh được tham gia các giải đấu lớn hơn. + Phải có những hình thức khen thưởng động viên kịp thời mới có thể khích lệ các em tham gia tập luyện và thi đấu môn Cầu lông. 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến Lợi ích của sáng kiến đem lại là giúp học sinh phát triển được năng lực và phẩm chất cần thiết cho học sinh và giá trị cốt lõi của tập môn Cầu lông nói riêng và tập luyện TDTT nói chung giúp học sinh nâng cao được sức khỏe trong tập luyện TDTT. Cam kết: Tôi cam đoan những điều trình bày trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Xác nhận của cơ quan, đơn vị Tác giả sáng kiến (Chữ ký, dấu) Trần Đình Thắng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2