Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các hình thức Tổ chức hoạt động khởi động nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong dạy học ngữ văn phần Văn xuôi hiện đại Việt Nam 1945-1975 (Ngữ văn 12)
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm vận dụng các hình thức tổ chức hoạt động Khởi động nhằm nâng cao hiệu quả bài học; Tạo sự hứng thú và yêu thích môn học, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; Góp phần đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn ở trường THPT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các hình thức Tổ chức hoạt động khởi động nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong dạy học ngữ văn phần Văn xuôi hiện đại Việt Nam 1945-1975 (Ngữ văn 12)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CÁT NGẠN ====***==== Đề tài: CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN PHẦN VĂN XUÔI HIỆN ĐẠI VIỆT NAM 1945-1975 (NGỮ VĂN 12) Giáo viên : Trần Thị Thanh Nhàn Lĩnh vực: Ngữ văn Đơn vị công tác: Trường THPT Cát Ngạn Số điện thoại: 0763.167.078 Năm học: 2022 – 2023
- MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG 1 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 2 1. Lý do chọn đề tài 1 3 2. Mục đích nghiên cứu của sáng kiến 1 4 3. Đối tượng nghiên cứu 1 5 4. Phương pháp nghiên cứu 1 6 5.Tính mới của đề tài 2 7 6. Kế hoạch nghiên cứu 2 8 PHẦN II. NỘI DUNG 4 9 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4 10 1.1. Cơ sở lí luận 4 11 1.1.1.Vai trò hoạt động Khởi động trong dạy học Ngữ văn 4 12 1.1.2.Quan điểm về phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học 4 Ngữ văn 13 1.1.3. Vai trò của các hình thức Tổ chức hoạt động khởi động đối 5 với sự phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn 14 1.2. Cơ sở thực tiễn 6 15 1.2.1. Khảo sát thực trạng. 6 16 1.2.1.1. Về phía học sinh: 6 17 2.2.1.2. Về phía giáo viên 7 18 1.2.2. Xử lí khảo sát thực trạng. 8 19 1.2.2.1. Kết quả khảo sát hứng thú của học sinh 8 20 1.2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng dạy Khởi động của giáo viên 10 21 2. TỔ CHỨC ĐA DẠNG CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG 14 KHỞI ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC NGỮ VĂN NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH. 22 2.1. Một số nguyên tắc khi sử dụng các hình thức tổ chức hoạt 14 động khởi động trong dạy học Ngữ văn
- 23 2.2. Cách thức tổ chức thực hiện các hình thức hoạt động Khởi 15 động nhằm phát triểm phẩm chất, năng lực trong quá trình dạy học Ngữ văn . 24 2.2.1.Tổ chức hoạt động Khởi động bằng hình thức sưu tầm, sử dụng 15 các tư liệu Ngữ văn 25 2.2.2.Tổ chức hoạt động Khởi động bằng hình thức thuyết trình, 19 đóng vai. 26 2.2.2.1Tổ chức hoạt động Khởi động bằng hình thức thuyết trình 19 27 2.2.2.2.Tổ chức hoạt động Khởi động bằng hình thức đóng vai 21 28 2.2.3.Tổ chức hoạt động Khởi động bằng hình thức thảo luận hợp 23 tác nhóm 29 2.2.4.Tổ chức hoạt động Khởi động bằng hình thức tổ chức trò chơi. 25 30 2.2.4.1.Trò chơi bốc thăm gói câu hỏi: 25 31 2.2.4.2.Trò chơi “Xem hình đoán tác phẩ m” 28 32 2.2.4.3.Trò chơi “Chiế c hô ̣p may mắ n”: 31 33 2.2.4.4.Trò chơi “ Giải ô chữ bí mật” 34 34 2.2.5.Tổ chức hoạt động Khởi động bằng hình thức sử dụng video, 37 vẽ tranh về tác phẩm. 35 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 39 36 3.1. Mục đích thực nghiệm 39 37 3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm 39 38 3.3. Tiến hành thực nghiệm 40 39 3.4. Hiệu quả của đề tài 40 40 3.4.1. Khảo sát về mức độ hứng thú học tập của học sinh 40 41 3.4.2.Đánh giá kết quả khảo sát 42 42 4. Khả năng phát triển của đề tài 42 43 5.KHẢO SÁT VỀ SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA 43 ĐỀ TÀI 44 5.1.Mục đích khảo sát 43 45 5.2.Nội dung và phương pháp khảo sát 43 46 5.3.Phương pháp khảo sát và thang đánh giá 43
- 47 5.4. Đối tượng khảo sát 43 48 5.5. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của đề tài 44 49 5.5.1. Sự cấp thiết của đề tài 44 50 5.5.2. Tính khả thi của đề tài 45 51 PHẦN III: KẾT LUẬN 47 52 1.Những đóng góp của đề tài 47 53 2. Một số khó khăn khi áp dụng đề tài. 47 54 3. Kiến nghị, đề xuất. 48 55 3.1. Với các cấp quản lý giáo dục. 48 56 3.2.Với giáo viên 48 57 3.3. Với học sinh 49 58 Phụ lục 1. KẾ HOẠCH BÀI DẠY: VỢ CHỒNG A PHỦ CỦA TÔ 51 HOÀI (Phần Khởi động) 59 Phụ lục 2.Hình ảnh Khởi động bài “Rừng xà nu” của Nguyễn 63 Trung Thành tại lớp 12C 60 Phụ lục 3. Hình ảnh Khởi động bài “Những đứa con trong gia 64 đình” tại lớp 12C 61 Phụ lục 4. Thị đẩy xe bò giúp Tràng 65 62 Phụ lục 5. Mẫu phiếu khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của đề 66 tài
- DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT KÝ HIỆU VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ THPT Trung học phổ thông GV Giáo viên HS Học sinh SGK Sách giáo khoa KHBD Kế hoạch bài dạy CNTT Công nghệ thông tin HĐKĐ Hoạt động khởi động
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Hoạt động Khởi động có ý nghĩa quan trọng với thành công của tiết học. Nó sẽ tạo nên sức hấp dẫn, hứng thú với học sinh ngay từ giây phút đầu tiên. Nó giúp học sinh ôn tập củng cố lại nội dung của bài cũ và là sự chuẩn bị cho bài học mới thông qua việc thực hiện những nhiệm vụ được giáo viên giao trước. Đồng thời, hoạt động Khởi động góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Chính vì vậy, việc tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo để tổ chức các hoạt động Khởi động là điều rất cần thiết trong mỗi tiết học. Để góp phần đổi mới và nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn, tạo nên sự hứng thú cho học sinh, tôi mạnh dạn làm đề tài sáng kiến “Các hình thức Tổ chức hoạt động khởi động nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong dạy học ngữ văn phần Văn xuôi hiện đại Việt Nam 1945-1975” (Ngữ văn 12)”. Với hi vọng chia sẻ những kinh nghiệm của mình tới đồng nghiệp, áp dụng vào thực tiễn góp phần đổi mới phương pháp dạy học. 2. Mục đích nghiên cứu - Vận dụng các hình thức tổ chức hoạt động Khởi động nhằm nâng cao hiệu quả bài học. - Tạo sự hứng thú và yêu thích môn học, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. - Góp phần đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn ở trường THPT. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động khởi động để phát triển phẩm chất, năng lực học sinh qua các tác phẩm văn xuôi hiện đại 1945-1975. - Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học môn Ngữ văn phần Văn xuôi hiện đại Việt Nam 1945-1975” (Ngữ văn 12) ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 4. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lí luận: nghiên cứu tài liệu, các công văn hướng dẫn về phương pháp dạy học ngữ văn, sách giáo khoa phổ thông, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục và đào tạo … - Khảo sát ý kiến của giáo viên, của học sinh về việc triển khai các hình thức tổ chức hoạt động Khởi động. Dự giờ đồng nghiệp, trao đổi ý kiến với giáo viên, xây dựng phiếu chấm, phiếu học tập, phiếu điều tra thực trạng. - Phương pháp thống kê toán học: sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí kết quả thực nghiệm và rút ra kết luận, chứng minh tính khả thi của đề tài. 1
- - Phương pháp phỏng vấn: giúp tác giả có thêm thông tin, tìm hiểu thêm tác động của các yếu tố trong quá trình nghiên cứu để hoàn thiện đề tài. 5. Tính mới của đề tài. Đề tài “Các hình thức Tổ chức hoạt động khởi động nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn phần Văn xuôi hiện đại Việt Nam 1945-1975” (Ngữ văn 12)” với mục đích tăng tính hiệu quả và hấp dẫn của môn Ngữ văn đối với người học. Tính mới của đề tài được thể hiện ở chỗ thay đổi quan điểm Tổ chức hoạt động khởi động trước đây chỉ sử dụng hình thức nêu vấn đề dưới dạng các câu hỏi tự luận hoặc sử dụng một vài hình ảnh liên quan để dẫn vào bài. Việc lặp đi lặp lại hình thức Tổ chức hoạt động Khởi động như thế tạo nên cảm giác nhàm chán cho người học. Với đề tài này, tôi đưa ra các hình thức Tổ chức hoạt động khởi động linh hoạt hơn, khơi dậy tính tự học, niềm đam mê, tính hợp tác và khả năng sáng tạo của học sinh nhiều hơn. Đồng thời, thông qua các hình thức tổ chức hoạt động Khởi động, hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực cho HS, để từng bước giúp HS yêu thích môn Ngữ văn và thấy được đây là một môn học hấp dẫn. Cũng từ đó, giúp cho người dạy có định hướng, cách nhìn mới phù hợp với yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục hiện nay. 6. Kế hoạch nghiên cứu Bảng tiến độ thực hiện công việc: STT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm 1 15/9/2022 đến - Chọn đề tài, đăng ký đề - Bản đề cương . 15/10/2022 tài. -Xây dựng đề cương. 2 15/10/2022 đến - Nghiên cứu tài liệu - Tập hợp tài liệu viết phần 15/11/2022 - Khảo sát thực trạng cơ sở lý luận - Tổng hợp số liệu - Xử lý số liệu khảo sát 3 15/11/2022 đến Trao đổi, học hỏi kinh - Đề cương SKKN. 15/12/2022 nghiệm qua đồng nghiệp, - Triển khai thực tiễn qua đề xuất biện pháp các hoạt động giáo dục. 4 15/12/2022 đến Áp dụng thử nghiệm ở một Tiến hành thể nghiệm theo 15/2/2023 số trường THPT trên địa kế hoạch dạy học của các bàn. trường THPT. 4 15/2/2023đến Viết Sáng kiến kinh - Bản nháp Sáng kiến kinh 28/2/2023 nghiệm nghiệm 5 1/3/2023 đến Hoàn thiện Sáng kiến kinh - Bản Sáng kiến kinh 20/3/2023 nghiệm nghiệm chính thức 2
- PHẦN II. NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Vai trò hoạt động khởi động trong dạy học Ngữ văn Hoạt động Khởi động bài học là hoạt động đầu tiên trong tiến trình dạy học nhằm giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm, hiểu biết,… của bản thân liên quan đến nội dung bài học. Hoạt động này thường chỉ chiếm ít phút đầu giờ nhưng lại có ý nghĩa hết sức quan trọng: tạo tâm thế học tập cho HS nhập cuộc, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với các hoạt động sau của bài mới,… Đặc biệt đối với môn Ngữ văn, học sinh rất cần sự đam mê, hứng thú trong học tập, có như thế các em mới khám phá được những giá trị của tác phẩm văn học và những thông điệp mà nhà văn gửi gắm. Hoạt động Khởi động thường được tổ chức thông qua hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm, từ đó hình thành năng lực hợp tác, tinh thần học hỏi, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó, hoạt động Khởi động còn giúp hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho HS, như: phẩm chất yêu nước, cần cù, nhân ái; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ,..Hoạt động khởi động có hiệu quả hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nội dung bài học, sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh, các điều kiện về cơ sở vật chất phòng lớp học,… 1.1.2. Quan điểm về phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học Ngữ văn Chương trình GDPT 2018 đã xác định rõ mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh phổ thông. Những phẩm chất được hình thành trong dạy học môn Ngữ văn: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Riêng về năng lực, ngoài những năng lực chung, chương trình nhấn mạnh vào việc hình thành và phát triển hai năng lực đặc thù cho người học, đó là “năng lực ngôn ngữ” và “năng lực thẩm mĩ”. Năng lực thẩm mĩ là năng lực khám phá cái đẹp trong văn chương và trong tiếng Việt để thưởng thức chúng; còn năng lực ngôn ngữ là năng lực làm chủ tiếng Việt, biết sử dụng tiếng Việt một cách thuần thục để tạo lập văn bản giúp cho việc diễn đạt, giao tiếp hiệu quả. Hai năng lực này không tách rời nhau, mà có mối quan hệ gắn bó, tương hỗ để cùng phát triển… Ngữ văn không chỉ là môn học thực hành bình thường mang ý nghĩa tự thân mà nó còn có thêm yêu cầu hỗ trợ cho các môn khác trong việc diễn đạt để trở thành môn công cụ. Đây là môn học có nhiều khả năng và ưu thế nhất trong việc hình thành và phát triển hai năng lực này của người học. Ở môn Ngữ văn, năng lực thẩm mĩ gồm hai năng lực nối tiếp nhau trong quá trình tiếp xúc với vẻ đẹp của tác phẩm văn chương và tiếng Việt: năng lực khám phá Cái Đẹp và năng lực thưởng thức Cái Đẹp. Năng lực khám phá Cái Đẹp lại gồm 3
- năng lực phát hiện Cái Đẹp và những rung động thẩm mĩ. Cái Đẹp nghệ thuật thường không bộc lộ ngay, mà nhiều khi lại được ẩn giấu trong hình tượng bằng lời, tác phẩm văn chương lại thường có tính đa nghĩa và tính mơ hồ, nên phải có con mắt tinh tường trên cơ sở những rung động thẩm mĩ mạnh mẽ thì mới phát hiện được. Còn năng lực thưởng thức Cái Đẹp chính là năng lực cảm thụ Cái Đẹp và đánh giá Cái Đẹp ấy. Khi đó, người đọc sẽ sống cùng tác phẩm văn chương và chuyển hóa Cái Đẹp của tác phẩm thành Cái Đẹp trong lòng mình, thành tài sản tinh thần của mình. Đó là quá trình "đồng sáng tạo" cùng tác giả để tạo ra những "dị bản" trong lòng người đọc. Và từ Cái Đẹp của nghệ thuật mà họ nhận ra Cái Đẹp trong cuộc sống của con người: đây chính là sự đánh giá Cái Đẹp đúng đắn nhất, và sự đánh giá này là điều không thể thiếu trong năng lực thẩm mĩ của người học để họ chiếm lĩnh được Cái Đẹp ấy. Như vậy, trong năng lực thẩm mĩ có cả yếu tố cảm xúc (rung động thẩm mĩ) và yếu tố lí trí (nhận xét, đánh giá,…); hai yếu tố này thường gắn bó, hòa quyện với nhau trong quá trình người học tiếp xúc với vẻ đẹp của văn chương và tiếng Việt. Phát triển năng lực thẩm mĩ ở đây chính là bồi dưỡng cho thế hệ trẻ về cả hai mặt cảm xúc và lí trí qua các khâu phát hiện Cái Đẹp, cảm thụ Cái Đẹp, đánh giá Cái Đẹp,… “Năng lực văn học”- một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ “là khả năng nhận biết, phân tích, tái hiện và sáng tạo các yếu tố thẩm mỹ thông qua hoạt động tiếp nhận và tạo lập văn bản văn học”. Như vậy, năng lực văn học gồm hai phương diện: tiếp nhận và tạo lập văn bản theo đặc trưng của từng thể loại. Năng lực ngôn ngữ của học sinh trung học gồm ba năng lực chủ yếu sau đây: năng lực làm chủ ngôn ngữ (tiếng Việt); năng lực sử dụng ngôn ngữ (tiếng Việt) để giao tiếp; năng lực sử dụng ngôn ngữ (tiếng Việt) để tạo lập văn bản. Năng lực làm chủ ngôn ngữ đòi hỏi học sinh phải có một vốn từ ngữ nhất định, hiểu và cảm nhận được sự giàu đẹp của tiếng Việt, nắm được các quy tắc về từ ngữ, ngữ pháp, chính tả để sử dụng tốt tiếng Việt. Năng lực giao tiếp ngôn ngữ đòi hỏi học sinh phải biết sử dụng thuần thục tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) để giao tiếp trong nhiều tình huống khác nhau với những đối tượng khác nhau trong gia đình, nhà trường và xã hội. Năng lực sử dụng ngôn ngữ để tạo lập văn bản là một năng lực đặc trưng rất quan trọng của năng lực ngôn ngữ học sinh trong nhà trường. Bởi mục đích cuối cùng của nó là để tạo ra được những văn bản chuẩn mực và đẹp. Đó là những văn bản nghị luận (gồm nghị luận chính trị xã hội và nghị luận văn học), những văn bản nghệ thuật (kể chuyện, tả cảnh, tả người,…) và những văn bản khác (viết báo, viết đơn, làm báo cáo,…). 1.1.3. Vai trò của các hình thức Tổ chức hoạt động Khởi động đối với sự phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn Môn Ngữ văn, như đã nói ở trên, góp phần rất lớn trong việc hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực cho học sinh. Điều đó được thể hiện trong tất cả các hoạt động, từ Khởi động, Hình thành kiến thức mới, hoạt động Luyện tập và 4
- hoạt động Vận dụng. Và hoạt động “Khởi động” bài học là hoạt động đầu tiên có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh. Hoạt động Khởi động trong giờ học Ngữ văn, với sự đa dạng trong hình thức tổ chức, sẽ góp phần hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực của HS như: phẩm chất yêu nước (yêu mến và trân trọng những nét văn hóa riêng của từng vùng miền đất nước), phẩm chất nhân ái (trân trọng và yêu thương những người lao động bị chèn ép), phẩm chất chăm chỉ cần cù chịu khó (khi tìm tòi các tư liệu, kiến thức liên quan đến tác phẩm)…; năng lực hợp tác (khi được giao nhiệm vụ nhóm), năng lực ngôn ngữ (qua thuyết trình và trình bày trước tập thể), năng lực tiếp cận và xử lí vấn đề, năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương, năng lực tư duy vấn đề… 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Khảo sát thực trạng. 1.2.1.1. Về phía học sinh: Để có được cái nhìn chân thực và đánh giá khách quan về việc tổ chức hoạt động Khởi động trong dạy học Ngữ văn hiện nay, chúng tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát trực tuyến đối với học sinh bằng công cụ Google Forms. Quá trình khảo sát được tiến hành với 152 học sinh ở 3 trường: THPT Cát Ngạn, THPT Thanh Chương 3, THPT Nguyễn Sỹ Sách (Thuộc địa bàn huyện Thanh Chương). Cách thức khảo sát: Tôi lập biểu mẫu khảo sát trên trang tính và gửi đường link cho học sinh qua nhóm zalo/mesenger của lớp. Học sinh tham gia khảo sát bằng cách nhấp vào đường link, chọn phương án trả lời và gửi kết quả. Đối với biểu mẫu này, để có được kết quả chính xác cao, tôi để chế độ “Bắt buộc” khảo sát. Các câu hỏi được đưa ra để khảo sát: Câu 1: Trong giờ học Ngữ văn, các em có được thầy (cô) tổ chức đa dạng các hình thức hoạt động Khởi động hay không? a. Thường xuyên b. Có đôi lúc c. Giáo viên chỉ sử dụng lời giới thiệu vào bài mới Câu 2: Việc giáo viên chỉ giới thiệu vào bài học mà không tổ chức đa dạng các hoạt động Khởi động đã tác động đến việc học tập môn Ngữ văn như thế nào? a. Kích thích được sự tò mò và rất hứng thú học tập. b. Hứng thú ít c. Nhàm chán, không hứng thú 5
- MẪU PHIẾU KHẢO SÁT VỀ HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH (Hình 1.2.1.1. Hình ảnh trang khảo sát thực trạng học bài ôn tập của học sinh) 2.2.1.2. Về phía giáo viên Để làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá thực trạng tổ chức Khởi động bài học của giáo viên trên địa bàn, tôi đã sử dụng phiếu khảo sát về việc tổ chức đa dạng các hình thức khởi động bài học. Quá trình khảo sát được tiến hành với 44 GV dạy môn Ngữ văn ở các trường THPT ở huyện Thanh Chương: THPT Cát Ngạn, THPT Thanh Chương 3, THPT Nguyễn Sỹ Sách, THPT Thanh Chương 1, THPT Đặng Thúc Hứa, THPT Đặng Thai Mai, THPT Nguyễn Cảnh Chân. Cách thức khảo sát: Tôi lập biểu mẫu khảo sát trên trang tính và gửi đường link cho các GV qua zalo/mesenger của cá nhân. Giáo viên tham gia khảo sát bằng cách nhấp vào đường link, chọn phương án trả lời và gửi kết quả. Các câu hỏi được đưa ra để khảo sát: Câu 1: Thầy (cô) tổ chức hoạt động khởi động trong dạy học phần văn xuôi 1945- 1975 như thế thế nào? a.Thường xuyên và đa dạng hình thức b.Có tổ chức trong một số tiết học c.Thường chỉ giới thiệu ngắn gọn vào bài mới. Câu 2: Thầy (cô) thường gặp khó khăn gì trong vấn đề tổ chức đa dạng các hình thức hoạt động Khởi động? 6
- a.Không gặp khó khăn gì? b.Chưa thành thạo trong sử dụng công nghệ thông tin. c.Chưa biết cách tổ chức như thế nào. d.Sợ ồn ào, ảnh hưởng lớp học khác; không đủ thời gian tổ chức. Câu 3: Thầy(cô) đã chú ý đến việc hình thành các phẩm chất và năng lực cho HS như thế nào thông qua các hình thức Khởi động bài học? a.Chưa chú ý đến vấn đề này b.Thỉnh thoảng c.Rất chú trọng đến việc phát triển phẩm chất, năng lực. 1.2.2. Xử lí khảo sát thực trạng. 1.2.2.1. Kết quả khảo sát hứng thú của học sinh KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HỌC CỦA HỌC SINH Câu 1: Trong giờ học Ngữ văn, các em có được thầy (cô) tổ chức đa dạng các hình thức hoạt động Khởi động hay không? Hình 1.2.2.1. Kết quả thống kê câu hỏi 1 trên trang khảo sát đối với học sinh Tổng số HS Thường xuyên Chỉ đôi lúc GV chỉ sử dụng lời giới tham gia khảo (Số lương-tỷ lệ) (Số lương-tỷ thiệu vào bài mới sát lệ) (Số lương-tỷ lệ) 152 9-5,9% 35-23,7% 108-70,4% 7
- Câu 2: Việc giáo viên chỉ giới thiệu vào bài học mà không tổ chức đa dạng các hoạt động Khởi động đã tác động đến việc học tập môn Ngữ văn như thế nào? Hình 1.2.2.1. Kết quả thống kê câu hỏi 2 trên trang khảo sát của học sinh Tổng số HS Kích thích sựu Hứng thú ít Nhàm chán, Tùy chọn tham gia tò mò vá rất (Số lượng- không hứng thú khác khảo sát hứng thú tỷ lệ) (Số lượng-tỷ lệ) (Số lượng-tỷ (Số lượng-tỷ lệ) lệ) 152 9-5,9% 40-26,3% 102-67,1% 1-0,7% Câu 3: Thầy(cô) đã chú ý đến việc hình thành các phẩm chất và năng lực cho HS như thế nào thông qua các hình thức Khởi động bài học? (Hình 1.2.2.1. Kết quả thống kê câu hỏi 3 trên trang khảo sát của học sinh) 8
- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HỌC CỦA HỌC SINH - Ở câu 1: Từ kết quả khảo sát trên cho thấy, hiện nay đa số giáo viên không tổ chức hoặc tổ chức không thường xuyên các hình thức hoạt động Khởi động trong dạy học Ngữ văn. Vấn đề này đã tác động đến thái độ học tập bộ môn Ngữ văn như thế nào? - Ở câu 2: Thực tế thu thập được qua khảo sát cho thấy 67,1% học sinh cảm thấy nhàm chán và không thích thú học tập môn Ngữ văn. Từ đó cũng cho thấy hoạt động Khởi động có tác động không nhỏ đến thái độ học tập của học sinh. Việc tổ chức đa dạng các hoạt động Khởi động sẽ đem lại sự hào hứng và thích thú học tập, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. 1.2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng dạy Khởi động của giáo viên KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN Câu 1: Thầy (cô) tổ chức hoạt động Khởi động trong dạy học phần văn xuôi 1945-1975 như thế thế nào? Tổng số GV Thường xuyên và Có tổ chức trong Thường chỉ giới tham gia khảo đa dạng hình một số tiết học thiệu ngắn gọn sát thức (Số lương-tỷ lệ) vào bài mới (Số lương-tỷ lệ) (Số lương-tỷ lệ) 44 6-13,6% 11-25% 27-61,4% (Hình1.2.2.2. Thống kê tỷ lệ trả lời câu hỏi 1 trên trang khảo sát của giáo viên) Câu 2: Thầy (cô) thường gặp khó khăn gì trong vấn đề tổ chức đa dạng các hình thức hoạt động khởi động? 9
- Tổng số Không gặp Chưa thành thạo Chưa biết cách Sợ ồn ào; GV tham khó khăn gì trong việc sử tổ chức như Không đủ thời gia khảo (Số lượng-tỷ dụng CNTT thế nào gian sát lệ) (Số lượng-tỷ lệ) (Số lượng-tỷ (Số lượng-tỷ lệ) lệ) 44 4-9,1% 9-20,5% 27-61,4% 4-9,1% (Hình 1.2.2.2. Thống kê tỷ lệ trả lời câu hỏi 2 trên trang khảo sát của giáo viên) Câu 3: Thầy(cô) đã chú ý đến việc hình thành các phẩm chất và năng lực cho HS như thế nào thông qua các hình thức Khởi động bài học? (Hình 1.2.2.2. Thống kê tỷ lệ trả lời câu hỏi 3 trên trang khảo sát của giáo viên) 10
- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN - Câu 1: Có 25% trong tổng số 44 giáo viên tham gia khảo sát cho biết họ chỉ tổ chức hoạt động Khởi động trong một số tiết học. 61,4% số giáo viên cho biết họ thường chỉ giới thiệu ngắn gọn vào bài mới. Số giáo viên thường xuyên tổ chức đa dạng các hình thức Khởi động chỉ chiếm 13,6%. Vậy nguyên nhân nào mà giáo viên ít tổ chức một cách đa dạng các hình thức hoạt động Khởi động? - Câu 2: Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy đa số giáo viên trong quá trình da ̣y ho ̣c thường không tổ chứ c hoa ̣t đô ̣ng khở i đô ̣ng vì các lí do như: Đa số không biế t tổ chứ c như thế nà o (61,4%); Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin hạn chế (20,5%); Sợ không đủ thời gian (9,1%); sơ ̣ hoa ̣t đô ̣ng gây ồ n ảnh hưởng lớ p ho ̣c khá c... Câu 3: Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn giáo viên (trên 70%) chưa chú ý đến việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho HS qua hoạt động Khởi động bài học. NGUYÊN NHÂN * Về phia giá o viên: ́ Rấ t nhiề u giá o viên trong quá trinh da ̣y ho ̣c thường không tổ chứ c hoa ̣t đô ̣ng ̀ Khở i đô ̣ng vì nhiề u lí do: lo lắ ng vì thờ i gian không đủ cho kiế n thứ c bà i da ̣y; không biế t tổ chứ c như thế nà o; sơ ̣ hoa ̣t đô ̣ng gây ồ n ảnh hưởng lớ p ho ̣c khá c...Đặc biệt, đa số giáo viên chưa chú trọng đến việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực HS thông qua hoạt động Khởi động. Vì vâ ̣y, giờ học Ngữ văn, dù rấ t cố gắ ng, nhiề u ̣ giá o viên cũ ng không thể lôi ké o sự tâ ̣p trung củ a ho ̣c sinh, hiê ̣u quả giờ ho ̣c bi giả m sú t. * Về phia ho ̣c sinh ́ Trong mô ̣t lớ p ho ̣c khả năng tiế p thu củ a mỗ i em ho ̣c sinh là khá c nhau cho nên hứ ng thú củ a mỗ i em trong mỗi giờ học cũng sẽ khá c. Có ho ̣c sinh hà o hứ ng đón nhâ ̣n giờ Ngữ văn. Các em tìm thấ y ở đây những cả m xú c thẩ m mỹ, nhữ ng bà i ho ̣c cuô ̣c số ng giú p cá c em trưởng thà nh, hoă ̣c cá c em cả m thấ y nhe ̣ nhõm, thoả i má i hơn so với nhữ ng tiế t ho ̣c tự nhiên khá c. Bên ca ̣nh đó, vẫn còn rấ t nhiề u ho ̣c sinh có thó i quen thu ̣ đô ̣ng trong ho ̣c tâ ̣p. Cá c em không thích ho ̣c, không đo ̣c tá c phẩ m, không quan tâm nhiề u đế n hà nh trinh tự khá m phá mà cơ bản là ghi ché p và dựa và o ̀ cá c tà i liê ̣u có sẵ n để là m bà i kiể m tra. Nhiề u ho ̣c sinh cò n có biể u hiê ̣n uể oả i, mê ̣t mỏ i trong giờ ho ̣c. Thó i quen lười vâ ̣n đô ̣ng, lười tư duy, ho ̣c tâ ̣p hờ i hơ ̣t, không hứ ng thú đã ảnh hưởng không nhỏ đế n kế t quả ho ̣c tâ ̣p. Nguyên nhân của vấn đề này không chỉ bởi chủ quan các em mà phần lớn do GV chưa chú tâm trong việc tổ chức hoạt động Khởi động tạo tâm thế, chưa đặt ra 11
- những tình huống có vấn đề để đưa HS vào thế chủ động tiếp nhận bài học, hứng thú tham gia các hoạt động, có ý thức tìm tòi giải quyết các vấn đề đặt ra trong giờ học. GV cũng chưa chú ý đến việc phát triển các phẩm chất và năng lực cho HS qua hoạt động Khởi động bài học. 2. TỔ CHỨC ĐA DẠNG CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC NGỮ VĂN NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH. 2.1. Một số nguyên tắc khi sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động Khởi động trong dạy học Ngữ văn - Hoạt động Khởi động phải xác định rõ mục tiêu cần đạt, phương pháp và kỹ thuật tổ chức, phương tiện cần dùng. - Nội dung Khởi động cần ngắn gọn, mang tính khái quát cao, đồng thời tạo ra tình huống có vấn đề để dẫn dắt HS vào phần Hình thành kiến thức mới. - Hướng vào việc thực hiện một nhiệm vụ nào đó của bài học; chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh một cách rõ ràng. Với phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, khởi động cần tổ chức thành hoạt động để học sinh trực tiếp tham gia nên sẽ cần lượng thời gian nhiều hơn. Vì vâ ̣y, khi xây dựng kịch bản cho hoạt động Khởi động, giáo viên cần lưu ý không lấy những nội dung không thiết thực với bài học, tránh lấy những nội dung mang tính chất minh họa mà cần cụ thể: sử dụng nội dung bài học để khởi động, sao cho trong khởi động sẽ bao quát được nội dung bài học, qua đó giúp GV biết được học sinh đã có kiến thức gì trong bài mới và chưa biết gì để khai thác sâu vào những nội dung học sinh chưa biết (điều này có thể sẽ khác nhau ở từng lớp nên giáo viên cần có sự điều chỉnh kịp thời để phù hợp với đối tượng học sinh ở các lớp). - Tạo được hứng thú cho người học, kích thích trí tò mò, lôi cuốn học sinh tham gia một cách tích cực, chủ động vào bài học. Hoạt động khởi động là bước “ thực hiện các động tác nhẹ trước khi thực hiện công việc” nên việc khởi động cũng cần nhẹ và sinh động để tạo sự hấp dẫn cho học sinh. Việc đặt câu hỏi hay tình huống khởi động cần chú ý tạo được hứng thú cho học sinh: để học sinh được thực hiện nhiệm vụ, được tham gia trả lời câu hỏi hoặc tham gia vào các tình huống khởi động. Câu hỏi/tình huống đưa ra ở phần này cũng cần có nhiều mức độ trong đó nhất thiết phải có câu dễ học sinh nào cũng có thể trả lời được. Khi các em trả lời được sẽ phần nào sẽ cảm thấy vui vẻ, thích thú để tạo tâm lý tốt khi vào bài học. Ở mỗi hoạt động khởi động đều xuất phát từ nội dung bài học, nhưng nếu tình huống nào đưa ra học sinh cũng giải quyết được thì các em sẽ không có hứng thú tìm hiểu kiến thức mới, không kích thích được trí tò mò và nhu cầu học tập một cách chủ động và tích cực của các em. 12
- - Đảm bảo tính linh hoạt: Khi áp dụng tổ chức hoạt động Khởi động cho tất cả các tiết học ở các lớp thì người GV nên lưu ý: Kế hoạch hoạt động đã xây dựng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm học sinh của từng lớp; tránh việc xây dựng một tình huống cố định dùng chung cho tất cả các lớp trong cùng một khối. Phương án xây dựng tình huống khởi động giữa các tiết, các bài học nên có sự đổi mới về hình thức, phương pháp; tránh sự nhàm chán cho học sinh khi tiết học nào cũng tổ chức hoạt động khởi động theo kiểu “đến hẹn lại lên” với các bước tuần tự như nhau. - Hướng vào việc hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực HS như: phẩm chất yêu nước, nhân ái, cần cù…; năng lực chung và năng lực đặc thù bộ môn Ngữ văn ( năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mỹ). 2.2. Cách thức tổ chức thực hiện các hình thức hoạt động khởi động nhằm phát triểm phẩm chất, năng lực trong quá trình dạy học Ngữ văn. Trong tiến trình lên lớp của phương pháp dạy học truyền thống: trước khi bắt đầu một bài giảng, GV sẽ làm một việc quen thuộc là hỏi bài cũ để từ đó xâu nối kiến thức bài trước với bài sau hoặc để tạo không khí thân thiện, cởi mở đơn giản là việc hỏi thăm sức khỏe một cách dí dỏm, kể một câu chuyện hài hước ngắn gọn…chung quy là cần làm được một việc: cười!... Làm thế sẽ giảm phần nào những áp lực học tập, kéo HS tập trung vào bài học một cách linh hoạt. Đến phương pháp dạy học phát triển phẩm chất, năng lực HS, mỗi giờ dạy của GV không còn nặng về trang bị kiến thức, kĩ năng cho HS mà hướng đến mục tiêu dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành phẩm chất và năng lực. 2.2.1. Tổ chức hoạt động khởi động bằng hình thức sưu tầm, sử dụng các tư liệu Ngữ văn *Cách thực hiện: - Các tư liệu ngữ văn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bổ sung, hỗ trợ các kiến thức nền, kiến thức định hướng và cả kiến thức chuyên sâu cho việc tiếp cận văn bản văn học. - Cách 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà sưu tầm trước các tư liệu liên quan đến bài học, đó là các tư liệu về tác giả và tác phẩm. Về tác giả, có thể yêu cầu học sinh sưu tầm những vấn đề nổi bật trong tiểu sử, những quan niệm văn chương, những chia sẻ của nhà văn khi viết tác phẩm đó (nếu có). Về tác phẩm, có thể yêu cầu sưu tầm những bức tranh liên quan đến vấn đề xã hội được phản ánh trong tác phẩm. Từ đó, giáo viên cho các nhóm nêu cảm nhận về những tư liệu đó và dẫn dắt vào phần “Hình thành kiến thức”. - Cách 2: Giáo viên chuẩn bị các tư liệu Ngữ văn về tác giả, tác phẩm (như trên), giáo viên trình chiếu các tư liệu cho học sinh quan sát. Sau thời gian 3-4 phút, 13
- giáo viên cho các nhóm trình bày cảm nhận của mình. Từ đó, dẫn vào phần “Hình thành kiến thức”. *Phẩm chất, năng lực được hình thành: Với cách Khởi động bài học này, GV sẽ giúp hình thành và phát triển ở HS những năng lực như: năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học. Việc phải tự tìm kiếm các tư liệu giúp các em chủ động, sáng tạo trong việc chiếm lĩnh kiến thức. Việc quan sát tư liệu để đưa ra những nhận định, phán đoán sẽ rèn luyện cho các em tưu duy nhanh nhạy với vấn đề. Ví dụ 1: Khi dạy Vợ nhặt của Kim Lân. Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ chuẩn bị trước ở nhà: -Em hãy sưu tầm những nét nổi bật trong cuộc đời nhà văn Kim Lân? -Sưu tầm các tác phẩm viết về nông thôn của Kim Lân. -Sưu tầm một số bức tranh về nạn đói năm Ất Dậu 1945. -Nhận xét về cuộc đời của nhà văn Kim Lân? Cảm nhận của anh/ chị về những hình ảnh nạn đói? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành nội dung theo yêu cầu của GV. Bước 3: HS trình bày và báo cáo kết quả Kết quả ( dự báo): - Phim tư liệu về tác giả Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt dài 1,5 phút. - Các tác phẩm viết nông thôn của Kim Lân: Làng, Con chó xấu xí, Nên vợ nên chồng,.. - Một số bức tranh nạn đói 1945. - Qua video phim tư liệu về tác giả Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt, tư liệu về các tác phẩm của Kim Lân và một số tư liệu về nạn đói khủng khiếp ở nước ta năm 1945, chúng ta thấy được: + Kim Lân (1920-2007) tên khai sinh Nguyễn Văn Tài, là nhà văn quê ở Bắc Ninh. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ học hết tiểu học, rồi vừa làm thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong, vừa viết văn. + Năm 1944, Kim Lân tham gia Hội văn hóa cứu quốc. Sau đó liên tục hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng (viết văn, làm báo, diễn kịch, đóng phim). + Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn có sở trường viết về nông thôn và người nông dân. Ông có biệt tài miêu tả tâm lý nhân vật; văn phong giản dị nhưng 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 42 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12
27 p | 42 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng câu hỏi của bài đọc điền từ thi THPT Quốc gia
73 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh trung bình và yếu ôn tập và làm tốt câu hỏi trắc nghiệm chương 1 giải tích 12
25 p | 27 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và cách giải bài toán tìm giới hạn hàm số trong chương trình Toán lớp 11 THPT
27 p | 53 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng giải toán bằng phương pháp lượng giác hóa
39 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng toán tích phân hàm ẩn
11 p | 20 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 26 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn