intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các tình huống và giải pháp khắc phục khi lập báo cáo quyết toán năm trên phần mềm kế toán Misa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

26
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Các tình huống và giải pháp khắc phục khi lập báo cáo quyết toán năm trên phần mềm kế toán Misa" nhằm đưa ra các giải pháp nhằm giúp bản thân cũng như các kế toán đang làm công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp hiểu được bản chất của vấn đề. Từ đó khắc phục những sai sót nhằm hoàn thiện báo cáo quyết toán cuối năm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các tình huống và giải pháp khắc phục khi lập báo cáo quyết toán năm trên phần mềm kế toán Misa

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN --------- Đề tài: CÁC TÌNH HUỐNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHI LẬP BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NĂM TRÊN PHẦN MỀM KẾ TOÁN MISA LĨNH VỰC: QUẢN LÝ NGHỆ AN - 2022
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3 --------- Đề tài: CÁC TÌNH HUỐNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHI LẬP BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NĂM TRÊN PHẦN MỀM KẾ TOÁN MISA Tác giả : Hồ Thị Giang Đơn vị : Trường THPT Quỳnh Lưu 3 Tổ bộ môn : Toán tin – Văn phòng Năm thực hiện : 2021 – 2022 Điện thoại : 0969 123 773 Email : gianghothi88@gmail.com NGHỆ AN - 2022
  3. MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2 4. Nhiệm vụ của đề tài ......................................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 2 PHẦN 2: NỘI DUNG ............................................................................................... 3 1. Cơ sở lý luận và pháp lý .................................................................................. 3 1.1. Cơ sở lý luận: ............................................................................................... 3 1.2. Cơ sở pháp lý: .............................................................................................. 3 2. Thực trạng của đề tài ....................................................................................... 3 2.1. Thuận lợi ...................................................................................................... 3 2.2. Khó khăn ...................................................................................................... 4 3. Các tình huống và giải pháp khắc phục ............................................................. 4 3.1. Các kiểm tra chứng từ, sổ sách hạch toán trong phần mềm kế toán ........... 4 3.2. Cách kiểm tra các tài khoản trong bảng cân đối phát sinh .......................... 7 3.3. Kiểm tra đối chiếu tiền gửi (Mẫu số 06-ĐCSDTK/KBNN) và ngân sách (Mẫu số 01a-SDKP/ĐVDT, 02a-SDKP/ĐVDT) với số liệu trong phần mềm kế toán đã khớp đúng. ............................................................................................ 12 3.4. Cách xem báo cáo tài chính. ...................................................................... 18 3.5. Một số vấn đề khác gặp phải và giải pháp xử lý như sau: ......................... 23 4. Hiệu quả của đề tài ........................................................................................... 24 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 25 1. Kết luận .......................................................................................................... 25 2. Kiến nghị........................................................................................................ 25 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 26
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu chữ tắt Cụm từ đầy đủ TK Tài khoản PL Phúc lợi TSCĐ Tài sản cố định SDKP Sử dụng kinh phí ĐVDT Đơn vị dự toán BCTC Báo cáo tài chính TKT Hệ thống kế toán tổng hợp TNDN Thu nhập doanh nghiệp
  5. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết, Kế toán luôn là một ngành nghề được nhiều người quan tâm bởi tầm quan trọng của lĩnh vực này đối với các đơn vị đang hoạt động trên cả nước không chỉ đối với loại hình công ty hay doanh nghiệp mà còn đối với hành chính sự nhiệp. Kế toán Kế toán hành chính sự nghiệp là công cụ điều hành, quản lý, tổ chức nguồn kinh phí, tình hình sử dụng và quyết toán các hoạt động tài chính của đơn vị hành chính. Đồng thời, kế toán hành chính sự nghiệp với chức năng thông tin mọi hoạt động kinh tế phát sinh trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước được Nhà nước sử dụng như một công cụ sắc bén trong việc quản lý ngân sách nhà nước, góp phần đắc lực vào việc sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả cao. Mà để ra được tổng thể tình hình hoạt động của đơn vị thì một trong những công việc kế toán phải làm cuối năm đó là hoàn thiện báo cáo quyết toán của đơn vị. Phải nói báo cáo quyết toán các đơn vị hành chính sự nghiệp là yêu cầu quan trọng dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động tài chính và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị, cung cấp cho những người có liên quan để xem xét và đưa ra quyết định về các hoạt động tài chính, ngân sách của đơn vị. Thông tin báo cáo tài chính giúp cho việc nâng cao trách nhiệm giải trình của đơn vị về việc tiếp nhận và sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật. Thông tin báo cáo tài chính của đơn vị hành chính, sự nghiệp là thông tin cơ sở để hợp nhất báo cáo tài chính của đơn vị cấp trên. Hiện nay, hầu hết kế toán ở các đơn vị hành chính sự nghiệp đều đã sử dụng thực hiện công tác kế toán trên phần mềm kế toán Misa. Nhưng trong quá trình làm việc vẫn đang hạch toán các bút toán đơn giản như thu - chi tiền mặt hoặc chuyển khoản trên phần mềm kế toán và đang lúng túng ở khâu làm báo cáo quyết toán cuối năm. Mặc dù, hàng năm cứ đến kỳ nộp báo cáo quyết toán cuối năm Công ty phần mềm Misa cũng dành vài ngày tập huấn lập báo cáo quyết toán nhưng tình trạng nhiều kế toán vẫn không lên được báo cáo để nộp đúng thời gian quy định. Nguyên nhân do ở khâu hạch toán không đúng dẫn đến lên bảng phát sinh tài khoản không cân, mục này âm, mục này dương, số dự toán nhận không bằng số chi trong năm... Nhưng kế toán lại không hiểu được bản chất của vấn đề, không biết nguyên nhân gì, không biết quay lại kiểm tra đối chiếu để sửa trong phần mềm kế toán nên cuối năm không lên được báo cáo quyết toán, có những kế toán lại bắt đầu quay sang làm báo cáo thủ công ở ngoài để đẩy lên Kho bạc nhà nước, mang lên duyệt quyết toán ở Phòng Tài chính Huyện dẫn đến số liệu không chính xác, nhiều đơn vị cuối năm trong phần mềm Misa không lên báo cáo quyết toán được. Qua kinh nghiệm thực tiễn làm ở doanh nghiệp nhiều năm và những năm làm ở đơn vị trường học đã tiếp cận với phần mềm kế toán nên tôi đã đúc rút ra một số kinh nghiệm để xây dựng và phát triển đề tài: “Các tình huống và giải pháp khắc phục khi lập báo cáo quyết toán năm trên phần mềm kế toán Misa” 1
  6. 2. Mục đích nghiên cứu - Dự trên những số liệu đã làm để phản ánh thực trạng của của đề tài mà các kế toán thường gặp phải qua đó đưa ra các giải pháp nhằm giúp bản thân cũng như các kế toán đang làm công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp hiểu được bản chất của vấn đề. Từ đó khắc phục những sai sót nhằm hoàn thiện báo cáo quyết toán cuối năm. - Từ thực trạng của đề tài để thấy được kế toán đã phản ánh được chính xác, đầy đủ và kịp thời mọi hoạt động kinh tế tài chính phát sinh của đơn vị. - Giúp cho lãnh đạo có thể đưa ra các quyết dịnh về các hoạt động tài chính, ngân sách của đơn vị. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Để đi sâu tìm hiểu về các nghiệp vụ kế toán từ đó hoàn thiện được báo cáo quyết toán năm là ở phạm vi rất rộng và nhiều phần hành khác nhau. Nhưng trong giới hạn của đề tài này tôi chỉ tập trung nghiên cứu về các đối tượng, phạm vi sau đây: - Chứng từ kế toán - Bảng cân đối phát sinh tài khoản trên phần mềm kế toán - Đối chiếu giữa sổ chi tiết và sổ cái tài khoản trên phần mềm kế toán - Đối chiếu tiền gửi và ngân sách với kho bạc trên phần mềm kế toán 4. Nhiệm vụ của đề tài Tìm ra những sai sót thường gặp của kế toán khi lập báo cáo quyết toán cuối năm trên phần mềm kế toán để từ đó đưa ra những phương pháp kịp thời xử lý. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán từ đó việc tổ chức chứng từ kế toán kiểm soát được tính tuân thủ các cơ chế, chế độ chính sách của Nhà nước. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Từ nguồn ngân sách Nhà nước được giao và các nguồn thu khác của nhà trường. Kế toán phải kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ kế toán để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Kiểm tra việc mở sổ, ghi sổ kế toán, việc sử dụng các tài khoản kế toán, việc tổ chức hệ thống sổ kế toán, nội dung ghi chép từng chứng từ vào sổ kế toán trên phần mềm kế toán misa. 2
  7. PHẦN 2: NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận và pháp lý 1.1. Cơ sở lý luận: Qua thời gian trải qua khi làm kế toán tại các doanh nghiệp và hiện đang công tác kế toán tại đơn vị trường THPT Quỳnh Lưu 3, từ những kinh nghiệm của bản thân tích lũy được trong quá trình làm việc và học hỏi nhiều từ đồng nghiệp của các đơn vị khác, qua các lần tập huấn nghiệp vụ kế toán do Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, Phòng Tài Chính - Kế hoạch huyện tổ chức giúp tôi áp dụng từ lý thuyết đến thực tiễn. Mặt khác, tôi luôn tự tìm tòi, mày mò, nghiên cứu để nâng cao trình độ là cơ sở giúp tôi nghiên cứu đề tài này. 1.2. Cơ sở pháp lý: - Văn bản số 12328/BTC-NSNN ngày 7/10/2019 của Bộ Tài chính về việc báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2019; - Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp; - Thông tư 137/2017/TT-BTC ngày 25/12/2017 của Bộ Tài chính Quy định về xét duyệt, thẩm định, thông báo và tổng hợp quyết toán năm đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến Ngân sách nhà nước; - Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước; - Thông tư 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 163/2016/NĐ-CP; - Thông tư 93/2019/TT-BTC ngày 31/12/2019 sửa đổi Thông tư 324/2016/TT-BTC hệ thống mục lục ngân sách; - Luật ngân sách nhà nước 2015 số 83/2015/QH13 mới nhất đang áp dụng năm 2022 quy định về lập, chấp hành, kiểm toán, quyết toán, giám sát ngân sách nhà nước. 2. Thực trạng của đề tài 2.1. Thuận lợi - Được sự quan tâm của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Quỳnh Lưu thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của công tác giáo dục và đào tạo. - Phần mềm kế toán cập nhật liên tục phiên bản mới để đáp ứng yêu cầu báo cáo của cấp trên cũng như kho bạc. - Được lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất như bảo dưỡng, chữa chữa máy móc thường xuyên. 3
  8. - Hàng năm được Công ty TNHH Tin học Thương mại Dũng Diệu (Misa) tổ chức tham gia các lớp tập huấn kế toán từ lý thuyết đến phần thực hành về các phần hành kế toán và đặc biệt là báo cáo quyết toán năm trên phần mềm kế toán Misa. 2.2. Khó khăn - Các văn bản, thông tư, nghị định về kế toán thay đổi liên tục do vậy quá trình hạch toán còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc, tuy nhiên không được giải đáp kịp thời - Chưa có sự đồng nhất trong yêu cầu của cấp trên với cách hạch toán theo hướng dẫn của TT107/2017/TT-BTC. Cụ thể một số nghiệp vụ đã hạch toán đúng theo TT 107/2017/TT-BTC nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của cấp trên, ví dụ như chứng từ chi từ nguồn trích lập Quỹ PL, mua TSCĐ… thu nhập tăng thêm. - Chưa có chính sách hỗ trợ kịp thời để các cán bộ kế toán trong các đơn vị trường học được hưởng chế độ chính sách của Nhà nước nhằm ổn định đời sống, yên tâm công tác. 3. Các tình huống và giải pháp khắc phục 3.1. Các kiểm tra chứng từ, sổ sách hạch toán trong phần mềm kế toán Mục đích để kiểm tra lại các nghiệp vụ bất thường, các chứng từ chưa ghi sổ và các chứng từ chưa thanh toán tạm ứng để đảm bảo tính chất xác số liệu báo cáo, tránh bỏ sót chứng từ chưa ghi sổ, chứng từ chi tạm ứng, chứng từ ghi thu ghi chi chưa lập lên bảng kê hoặc đã được lập lên bảng kê, được kho bạc duyệt nhưng trên phần mềm chưa thực hiện thanh toán. Phần này hầu như các kế toán không tìm ra các nguyên nhân mà đặc biệt là lập bảng kê tạm ứng và thanh toán tạm ứng dẫn đến các chứng từ khi lên sổ sách không đúng. Khi gặp trường hợp như vậy kế toán phải kiểm tra lại có thể là do các nguyên nhân sau: TT Nguyên nhân Giải pháp Do kế toán Vào Trợ giúp/Hướng dẫn quyết toán, rồi nhấn Kiểm hạch toán sai tài tra chứng từ, sổ sách khoản hoặc chi ở nguồn này nhưng khi chọn nguồn lại chọn nguồn khác 1 4
  9. Tại bảng Kiểm tra chứng từ sổ sách, chọn khoảng thời gian cần kiểm tra, rồi nhấn vào chữ Kiểm tra tại mục 9. Nghiệp vụ bất thường để chỉnh sửa lại các bút toán cho đúng. 4 5 Hạch toán các Vào Trợ giúp/Hướng dẫn quyết toán, rồi nhấn Kiểm nghiệp vụ phát tra chứng từ, sổ sách sinh nhưng kế toán lại quên ghi sổ dẫn đến số liệu lên báo cáo không chính xác. 2 Tại bảng Kiểm tra chứng từ sổ sách, chọn khoảng thời gian cần kiểm tra, rồi nhấn vào chữ Kiểm tra tại mục 1. Chứng từ chưa ghi sổ và nhấn nút Cất ghi sổ chứng từ đó. 5
  10. 4 5 Hạch toán chi Kiểm tra các chứng từ chi phí đảm bảo các chứng từ này phí chưa đúng phải được hạch toán Nợ TK6112/Có TK111 và lập bảng tài khoản chi kê chứng từ thanh toán. phí 6112 dẫn Vào Kho bạc/Lập bảng kê chứng từ thanh toán/Chọn đến khi lập khoảng thời gian chứng từ/Tích vào chứng từ cần bảng kê chứng thanh toán/ấn nút thanh toán. từ thanh toán thì không thấy chứng từ để lập. 3 6
  11. Chứng từ hạch Mở chứng từ hạch toán Nợ TK6112/Có TK111 chọn lại toán chi Nợ nghiệp vụ, cấp phát là dự toán, tạm ứng đã cấp dự toán TK6112/Có TK111 cột nghiệp vụ và cấp phát chọn chưa đúng là dự toán, tạm ứng đã cấp dự toán dẫn đến khi lập 4 bảng kê thì không thấy chứng từ để thanh toán. Các chứng từ Tại giao diện bảng kê, kéo thanh cuốn ngang đến cột Hoạt chi Nợ động sự nghiệp, tại các dòng có hoạt động sự nghiệp để TK611/Có TK trống, kích đúp chuột để mở chứng từ và sửa chọn lại hoạt không chọn động sự nghiệp bên trang thống kê => Sau khi chọn xong hoạt động sự tất cả các dòng thiếu, nhấn hoãn và lập lại bảng kê. nghiệp dẫn đên khi lập bảng kê 5 ghi thu ghi chi khi cất báo thiếu hoạt động sự nghiệp, sinh chứng từ kết chuyển không thành công. 3.2. Cách kiểm tra các tài khoản trong bảng cân đối phát sinh - Kiểm tra số dư 2 bên số phát sinh nợ = số phát sinh có đầu kỳ. Vào Nghiệp vụ\nhập số dư ban đầu\tìm đến tài khoản đó\kích đúp vào tài khoản đó để chỉnh sửa. 7
  12. 1 2 * Kiểm tra số dư các tài khoản 111, 112 và số dư tài khoản 334, 332, 531, 511, 611, 911 phải hết. - Kiểm tra số dư tài khoản 111, 112: Mục đích đảm bảo khớp đúng với số liệu thực tế của thủ quỹ và đối chiếu kho bạc, sổ phụ ngân hàng để đảm bảo số liệu trên sổ sách khớp với sổ theo dõi của thủ quỹ với kho bạc, ngân hàng khớp đúng số liệu. Cách kiểm tra số dư tài khoản 111 - Tiền mặt với sổ theo dõi của thủ quỹ của đơn vị thường đối chiếu giữa kế toán tiền mặt với thủ quỹ cuối mỗi tháng, trong trường hợp có sai lệch thì kế toán vào Tiệp\Báo cáo\Tiền mặt in báo cáo S11-H để đối chiếu với Sổ quỹ tiền mặt của thủ quỹ để tìm ra nguyên nhân và xử lý. Kiểm tra số dư tài khoản 112 - Ngân hàng với đối chiếu kho bạc, sổ phụ ngân hàng các đơn vị thường đối chiếu giữa số liệu trên sổ của kế toán tiền gửi với kho bạc, sổ phụ vào cuối mỗi tháng, trong trường hợp có sai lệch thì kế toán vào Tiệp\Báo cáo\Tiền gửi in báo cáo S12-H đối chiếu với kho bạc, sổ phụ ngân hàng để tìm ra nguyên nhân và xử lý. - Kiểm tra số dư các số dư tài khoản 334, 332: Mục đích đảm bảo số liệu khớp với bảo hiểm và tiền lương đã trả nhằm đảm bảo số liệu khớp với bảo hiểm, tiền lương đã trả. + Đối với tài khoản 334: Thông thường TK334 cuối kỳ không có số dư, nếu có số dư thì trong trường hợp tổ chức nợ lương cán bộ công nhân viên hoặc ứng trước lương cho cán bộ nhân viên. Với trường hợp không nợ lương hoặc không ứng trước lương mà khi in Bảng cân đối tài khoản lại có số dư của TK334 thì nghĩa là đang bị sai số liệu trên TK334. Cách xử lý như sau: Đơn vị vào xem bảng cân đối tài khoản của từng tháng, xác định số dư không đúng ở tháng nào thì nhấn vào TK334 để truy vấn về sổ cái TK334 kiểm tra. Đơn vị xác định lại xem phát sinh Nợ TK334 hay Có TK334 số nào đúng (Kế toán mở giấy rút lương và ủy nhiệm chi thanh toán lương ra đối chiếu). Thông thường thì số trả 8
  13. lương đúng vì được hạch toán theo chứng từ rút dự toán tiền mặt hoặc chuyển khoản lương và đã có xác nhận của kho bạc. Khi phát hiện ra nguyên nhân sai thì kế toán tiến hành điều chỉnh số liệu sai theo số đúng bằng cách lập lại chứng từ hạch toán chi phí (Nợ TK 611/Có TK334) hoặc chứng từ chuyển khoản trả lương (Nợ TK334/Có TK111, 112). + Đối với tài khoản 332: Cũng tương tự như tài khoản 334, với tài khoản này đơn vị xác nhận nếu không có nợ bảo hiểm hoặc không trả thừa bảo hiểm thì số dư TK332 sẽ không có, nếu sai ở tháng nào thì kiểm tra lại các khoản hạch toán chi phí bảo hiểm (Nợ TK611/Có TK332, khoản bảo hiểm khấu trừ vào lương (Nợ TK334/Có TK332), khoản đã thanh toán cho bảo hiểm Nợ 332/Có TK511. Lưu ý: Với 2 TK334, TK332 thường ít biến động giữa các tháng nên ta có thể xử lý đúng theo tháng thì sử dụng chức năng nhân bản chứng từ để lấy số đúng theo tháng trước cho tháng sau. - Kiểm tra chi và thu hoạt động TK511, TK611 phải bằng nhau và có bằng dự toán chi hoạt động 008. Trường hợp không bằng nhau tìm nguyên nhân. Trường hợp TK511=TK611 nhưng không = TK008 do các nguyên nhân như do tính hao mòn, mua sắm tài sản cố định, cấp bù học phí và trích quỹ phúc lợi, khen thưởng. - Kiểm tra các số dư tài khoản cuối năm TK511, TK611 không còn số dư cuối kỳ. Thông thường TK511, TK611 không còn số dư cuối cuối kỳ. Mục đích kiểm tra số chi và thu hoạt động xem đã thực hiện bút toán kết chuyển cuối năm hay chưa. Nếu vào bảng cân đối tài khoản TK511, TK611 vẫn còn số dư thì kế toán vào Tổng hợp/Xác định kết quả hoạt động/chọn thời điểm 31/12 của năm xác định kết quả hoạt động. - Kiểm tra tiền mặt dịch vụ (TK111) + tiền gửi (TK112) + tiền đang chuyển (TK113) có bằng tài khoản phải nộp nhà nước, phải trả khác (TK333, TK338) + Qũy đặc thù (353) + thặng dư (TK421) + các quỹ (TK431). Mục đích kiểm tra thế này để nhìn tổng thể bảng cân đối tài khoản của đơn vị đúng hay không nếu cộng lại không đúng thì kế toán đơn vị phải kiểm tra lại từng tài khoản trên. Ví dụ: Nợ: TK111 + TK112 + TK113 = 166.284.589 + 801.686.373 + 236.090.065 = 1.204.061.027 đồng. Có: TK333 + TK338 + TK353 + TK421 + TK4311 + TK4312 = 74.650.400 + 47.654.335 + 506.302.682 + 302.380.366 + 60.680.000 + 212.393.244 = 1.204.061.027 đồng. 9
  14. 1 2 3 10
  15. 1 2 3 4 5 6 11
  16. 3.3. Kiểm tra đối chiếu tiền gửi (Mẫu số 06-ĐCSDTK/KBNN) và ngân sách (Mẫu số 01a-SDKP/ĐVDT, 02a-SDKP/ĐVDT) với số liệu trong phần mềm kế toán đã khớp đúng. * Kiểm tra đối chiếu tiền gửi (mẫu số 06-ĐCSDTK/KBNN) Kiểm tra bảng đối chiếu tiền gửi giữa các chứng từ hạch toán và phần mềm ứng dụng di động Kho bạc nhà nước trên điện thoại. Để việc đối chiếu không mất thời gian thì kế toán cần có điện thoại thông minh vào Chplay hoặc App Store tải dịch vụ công Kho bạc nhà nước về. TT Cách kiểm tra Giải pháp Số dư đầu kỳ tiền Trường hợp số dư đầu kỳ không đúng do kế toán khi 1 gửi một tài chưa hoàn thiện báo cáo quyết toán đã tạo mới dữ liệu 1 khoản: là số dư trên phần mềm Misa. tiền gửi cuối 12
  17. năm của năm Vào nghiệp vụ -> Nhập lại số dư tài khoản 112 cuối trước. năm đúng của năm trước. 1 2 Kiểm tra tổng Trường hợp lệch vào tiền gửi  Sổ tiền gửi kiểm tra phát sinh tăng từng tháng xem lại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào đối chiếu tiền đầy đủ không? sai cách hạch toán thì chỉnh lại cho đúng gửi ở phần mềm nguyên lý hạch toán kế toán. với phát sinh tăng trong dịch vụ công điện thoại thông minh 2 sô liệu khớp không? 2 1 Kiểm tra tổng Các bước kiểm tra như phát sinh tăng phát sinh giảm đối chiếu tiền gửi ở phần mềm 3 với phát sinh giảm trong dịch vụ công điện thoại thông minh 13
  18. sô liệu khớp không? * Kiểm tra đối chiếu tiền ngân sách (Mẫu số 01a-SDKP/ĐVDT, 02a- SDKP/ĐVDT) với số liệu trong phần mềm kế toán đã khớp đúng. - Kiểm tra đối chiếu trên mẫu số Mẫu số 01a-SDKP/ĐVDT Tên cột Cách kiểm tra Số dư luôn = 0. Trường hợp có thì vào Nghiệp vụ\vào số dư ban đầu tìm đến kích đúp vào TK00811, TK00812 để kiểm tra xóa hết số liệu. 1 Cột 1 - Dự toán 3 2 năm trước chuyển sang. Kiểm tra lại số liệu cột này có bằng số dự toán giao dự toán Cột 2 - Dự toán ở quyết định giao dự toán đầu năm. giao đầu năm. Kiểm tra trên phần mềm: Vào Kho bạc\nhận dự toán để kiểm tra đối chiếu 14
  19. Kiểm tra lại xem số liệu ở cột này có băng số giao dự toán ở quyết định giao dự toán đầu năm + số giao bổ sung. Kiểm tra trên phần mềm: Vào Kho bạc\nhận dự toán để kiểm tra đối chiếu. Cột 3 - Dự toán năm nay. 2 1 Cột 4 - Lũy kế đến Cộng lại phải bằng cột 2 + cột 3. báo cáo. Cột 5 - Dự toán Cộng lại phải bằng cột 1 + cột 4. được sử dụng trong năm. Bằng số đơn vị rút (gồm rút tạm ứng, rút thực chi) - số nộp Cột 6 - Trong kỳ. trả trong kỳ. Bằng cột 5 Mẫu 02-SDKP/ĐVDT. Bằng số lũy kế đến đơn vị rút (gồm tạm ứng, thực chi) - lũy Cột 7 - Số dư đến kế số nộp trả đến kỳ báo cáo. kỳ báo cáo. Bằng cột 6 Mẫu 02-SDKP/ĐVDT. Cột 8,9 - DT đã Số liệu 2 cột này cuối năm luôn luôn =0. cam kết chi trong kỳ và dự toán đã cam kết chi số dư đến kỳ báo cáo. 15
  20. Là số dự toán giữ lại theo Quyết định của cấp có thẩm quyền và số tiền tiết kiệm chi 10%. Vào Nghiệp vụ\ Kho bạc\Dự toán giữ lại để khai báo. 1 2 Cột 10 - Dự toán giữ lại. 3 Bằng cột 11 = cột 5 - cột 7 - cột 9. Cuối năm kinh phí luôn = 0 Lưu ý: Nếu nguồn không tự chủ nếu số dư còn mấy trăm đồng thì vào Nghiệp vụ\kho bạc\hủy dự toán. 1 2 3 Cột 11 - Dự toán còn lại. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2