Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp khắc phục căn bệnh vô cảm của học sinh thông qua các hoạt động vì lợi ích cộng đồng tại trường THPT Quỳnh Lưu 4
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Giải pháp khắc phục căn bệnh vô cảm của học sinh thông qua các hoạt động vì lợi ích cộng đồng tại trường THPT Quỳnh Lưu 4" nhằm góp phần đẩy lùi những thực trạng xấu trong trường học, giáo dục nhân cách, đạo đức cho học sinh, hướng học sinh tới lối sống tốt đẹp, biết sẻ chia, cảm thông, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp khắc phục căn bệnh vô cảm của học sinh thông qua các hoạt động vì lợi ích cộng đồng tại trường THPT Quỳnh Lưu 4
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC CĂN BỆNH VÔ CẢM CỦA HỌC SINH THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG VÌ LỢI ÍCH CỘNG ĐỒNG TẠI TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 Lĩnh vực: Kỹ năng sống Tác giả: Lê Thị Thanh Huyền Tổ bộ môn: Sử Địa – GDCD TDQP Năm thực hiện: 2021 – 2022 Số điện thoại: 0942120486 1
- TT MỤC LỤC Trang PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Tính mới của đề tài 2 1.3 Mục đích nghiên cứu 2 1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2 1.6 Phương pháp nghiên cứu 2 PHẦN II NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lí luận 4 2.2 Cơ sở thực tiễn 5 Các giải pháp khắc phục căn bệnh vô cảm cho học 2.3 sinh thông qua các hoạt động vì lợi ích cộng đồng tại 13 trường THPT Quỳnh Lưu 4 2.4 Kết quả kinh nghiệm 40 PHẦN III KẾT LUẬN 3.1 Kết luận 47 3.2 Bài học kinh nghiệm 47 3.3 Kiến nghị 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 2
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã nhấn mạnh“Nuôi dưỡng hoài bão, khát vọng vươn lên, nêu cao tinh thần trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước, với xã hội” với quan điểm phát triển thế hệ trẻ “lành mạnh, toàn diện, hài hòa cả về trí tuệ, thể chất và giá trị thẩm mỹ” . Quan điểm đó thể hiện được sự quan tâm, kỳ vọng của Đảng về thế hệ trẻ thế hệ tương lai, rường cột của nước nhà. Tuy nhiên, nền kinh tế càng phát triển, xã hội càng tiến bộ, thế hệ trẻ ngày nay được sống trong hoàn cảnh đất nước như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói “chưa bao giờ có được cơ đồ, vai trò và vị trí như ngày hôm nay”. Nhưng trên thực tế, giới trẻ hiện nay tồn tại rất nhiều vấn nạn đáng lo ngại, đặc biệt là lối sống vô cảm đang ngày càng đang lan tràn, khó kiểm soát, ngay cả ở lứa tuổi học sinh. Hậu quả của lối sống này là tàn phá tâm hồn, làm trái tim của các em trở nên chai sạn, thiếu đi mục tiêu sống, động lực sống, có nguy cơ dẫn tới thực hiện những hành động sai trái. Nếu không ngăn chặn, nó có thể nguy hại đến tương lai, tính mạng của con người thậm chí là ảnh hưởng đến vận mệnh của cả một dân tộc. Trước thực trạng nêu trên, một trong những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn sự lây lan, khắc phục căn bệnh vô cảm, hàn gắn “vết gãy văn hóa” ở lứa tuổi học sinh đó chính là tăng cường tham gia các hoạt động vì lợi ích cộng đồng.Tham gia các hoạt động vì lợi ích cộng đồng giúp học sinh bồi đắp tinh thần trách nhiệm, tinh thần vì cộng đồng, góp phần hình thành và phát triển nhân cách, phẩm chất, ý chí, tư tưởng, tình cảm cũng như tư duy trong mỗi con người. Đặc biệt, thông qua các hoạt động này, góp phần trang bị cho học sinh những kỹ năng sống, những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại. Hoạt động này cũng giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân. Với những ý nghĩa hết sức quan trọng nêu trên, những hoạt động vì lợi ích cộng đồng giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong chương trình giáo dục của nhà trường, trong chương trình hoạt động hàng năm, và lộ trình xây dựng đề án tương lai của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trên thực tế, vì nhiều lý do chủ quan và khách quan, còn rất nhiều hạn chế, rào cản và thách thức đối với nhiều trường THPT trong công tác tổ chức các hoạt động này. Nhận thấy rõ được thực trạng của căn bệnh vô cảm đang ngày càng len lỏi trong một bộ phận học sinh trong trường, ý thức được tầm quan trọng của các hoạt động vì lợi ích cộng đồng đối với việc thực hiện định hướng đạo đức, nhân cách và giáo dục toàn diện với học sinh . Trong nhiều năm qua, tại trường THPT Quỳnh Lưu 4, các hoạt động vì lợi ích cộng đồng được tổ chức sôi nổi với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, thu hút 3
- đông đảo học sinh tham gia và bước đầu đem lại nhiều hiệu quả tích cực đối với việc giáo dục học sinh. Nhiều mô hình và các hoạt động của nhà trường có tính lan tỏa mạnh, được học sinh, giáo viên, phụ huynh và dư luận xã hội hưởng ứng và đánh giá cao, nhiều đơn vị trường bạn học hỏi thực hiện. Từ hiệu quả của các hình thức, biện pháp hoạt động trong những năm vừa qua, được sự động viên của Chi ủy BGH và các đồng nghiệp, chúng tôi mạnh dạn thực hiện đề tài “Giải pháp khắc phục căn bệnh vô cảm của học sinh thông qua các hoạt động vì lợi ích cộng đồng tại trường THPT Quỳnh Lưu 4” làm đề tài nghiên cứu. 1.2. Tính mới của đề tài Đây là đề tài hoàn toàn mới, chưa có đồng nghiệp nào đề cập đến. Đề tài đã phản ánh đúng thực trạng nóng của học sinh trong các trường THPT hiện nay. Hình thức giáo dục học sinh thông qua các hoạt động vì lợi ích cộng đồng phát huy hiệu quả cao trong việc đẩy lùi những thực trạng xấu trong trường học, góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống văn hóa cho học sinh trong trường học hiện nay, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục học sinh trong thời đại mới. Đề tài có khả năng vận dụng được trong các trường học, nhiều tổ chức Đoàn trường học và cơ sở Đoàn tại địa phương. 1.3. Mục đích nghiên cứu Nhằm góp phần đẩy lùi những thực trạng xấu trong trường học, giáo dục nhân cách, đạo đức cho học sinh, hướng học sinh tới lối sống tốt đẹp, biết sẻ chia, cảm thông, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4. Phạm vi: Trường THPT Quỳnh Lưu 4 và các trường THPT trên địa bàn. 1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu Thực trạng về căn bệnh vô cảm ở lứa tuổi học sinh. Các giải pháp khắc phục căn bệnh vô cảm thông qua các hoạt động vì lợi ích cộng đồng tại trường THPT Quỳnh Lưu 4. 1.6. Phương pháp nghiên cứu Điều tra về thực trạng căn bệnh vô cảm trong lứa tuổi học sinh. Nghiên cứu nội dung các tài liệu của Đảng, Đoàn và công văn cấp trên về các hoạt động vì lợi ích cộng đồng trong trường THPT. 4
- Lên kế hoạch thực hiện khắc phục căn bệnh vô cảm của học sinh thông qua các hoạt động vì lợi ích cộng đồng. Thực hiện hoạt động. Rút kinh nghiệm qua các hoạt động. Lấy ý kiến của đồng nghiệp về mức độ khả thi của đề tài.. Tiến hành khảo sát tại trường THPT Quỳnh Lưu 4, THPT Quỳnh Lưu 1, THPT Quỳnh Lưu 3, THPT Đông Hiếu trước và sau khi áp dụng đề tài. 5
- PHẦN II. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận 2.1.1. Một số khái niệm Vô cảm: Là trạng thái cảm xúc và thái độ ý thức của một người hay một nhóm người thờ ơ, dửng dưng không biết quan tâm đến mình đến những gì đang diễn ra xung quanh mình. Nói cách khác là không có cảm xúc trước bất kỳ sự việc sự vật nào, không động lòng trước nỗi đau của người khác, không phẫn nộ trước những tệ nạn xảy ra hàng ngày. Vô cảm không phải là một căn bệnh trong y học mà là căn bệnh của hành xử, lối sống trong xã hội. Cộng đồng: Là một nhóm xã hội của các cá thể sống chung trong cùng một môi trường thường là có cùng các mối quan tâm chung. Trong cộng đồng người đó là kế hoạch, niềm tin, các mối ưu tiên, nhu cầu, nguy cơ và một số điều kiện khác có thể có và cùng ảnh hưởng đến đặc trưng và sự thống nhất của các thành viên trong cộng đồng. Theo Fichter cộng đồng bao gồm 4 yếu tố sau: (1) tương quan cá nhân mật thiết với nhau, mặt đối mặt, thẳng thắn chân tình, trên cơ sở các nhóm nhỏ kiểm soát các mối quan hệ cá nhân; (2) có sự liên hệ chặt chẽ với nhau về tình cảm, cảm xúc khi cá nhân thực hiện được các công việc hoặc nhiệm vụ cụ thể; (3) có sự hiến dâng về mặt tinh thần hoặc dấn thân thực hiện các giá trị xã hội được cả xã hội ngưỡng mộ; (4) có ý thức đoàn kết tập thể. Cộng đồng được hình thành trên cơ sở các mối liên hệ giữa cá nhân và tập thể dựa trên cơ sở tình cảm là chủ yếu; ngoài ra còn có các mối liên hệ tình cảm khác. Cộng đồng có sự liên kết cố kết nội tại không phải do các quy tắc rõ ràng thành văn, mà do các quan hệ sâu hơn, được coi như là một hằng số văn hóa.( Từ điển Tiếng Việt) Hoạt động vì lợi ích cộng đồng: Là các hoạt động tình nguyện giúp đỡ người khác và để lại sự ảnh hưởng trong sự phát triển con người. Tham gia các hoạt động vì cộng đồng là tự nguyện góp một chút thời gian và kỹ năng của mình để giúp đỡ cộng đồng, là những hoạt động đầy ý nghĩa có ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng và xã hội. 2.1.2. Vai trò, ý nghĩa của các hoạt động vì cộng đồng trong việc khắc phục căn bệnh vô cảm ở học sinh Trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng công tác thanh niên được nhấn mạnh, đó là “Nuôi dưỡng hoài bão, khát vọng vươn lên, nêu cao tinh thần trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước, với xã hội” với quan điểm phát triển thế hệ trẻ “lành mạnh, toàn diện, hài hòa cả về trí tuệ, thể chất và giá trị thẩm mỹ”. Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cũng đã xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam thời kỳ mới 6
- với 12 tiêu chí cụ thể phù hợp với lứa tuổi, trình độ nhận thức, đặc điểm, điều kiện sống, học tập, lao động của thanh, thiếu nhi từ giá trị cốt lõi “Tâm trong Trí sáng Hoài bão lớn”, trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc tham gia các hoạt động vì lợi ích cộng đồng, coi đó là môi trường rèn luyện, giáo dục đoàn viên, thanh niên về kỹ năng xã hội, tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, rèn luyện bản lĩnh chính trị cho thanh niên. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, căn bệnh vô cảm ngày càng lan tràn trong giới trẻ, thậm chí len lỏi và ngày có chiều hướng gia tăng trong nhà trường, làm phai nhạt lý tưởng, bào mòn đạo đức, lối sống, nhân cách của một bộ phận học sinh, đặt ra yêu cầu cần phải tăng cường, đổi mới cường hơn nữa các hoạt động vì cộng đồng trong nhà trường để giáo dục và nêu cao tinh thần của thanh niên đối với đất nước và xã hội. Việc duy trì thường xuyên, liên tục các hoạt động vì lợi ích cộng đồng trong các nhà trường, góp phần rất lớn vào công tác giáo dục đạo đức, tư tưởng, lý tưởng sống và kỹ năng sống cho học sinh. Qua đó giúp học sinh nâng cao được ý thức, trách nhiệm và tiếp tục phát huy những giá trị nhân văn, văn hóa tốt đẹp, những nghĩa cử cao đẹp của con người với con người và truyền thống tương thân tương ái của người dân Việt Nam. Học sinh tham gia vào các hoạt động vì lợi ích cộng đồng sẽ hiểu và học được cách sẻ chia, cống hiến, tự tin hơn, sống cởi mở hơn, biết yêu thương, giúp đỡ người xung quanh, bồi đắp tinh thần trách nhiệm, tinh thần vì lợi ích cộng đồng, rèn luyện kỹ năng. Qua đó, các em học sinh sẽ trưởng thành hơn cả về suy nghĩ, hành động, tư tưởng và nhận thức, nhận được nhiều bài học lớn, được tiếp thêm nguồn động lực mới để luôn ý thức trong việc rèn luyện, tự rèn luyện, xác lập mục tiêu tương lai và phấn đấu hết mình vì mục tiêu đó. Các hoạt động vì lợi ích cộng đồng trong nhà trường sẽ tạo ra môi trường rèn luyện nhân cách, đạo đức, bản lĩnh và kỹ năng cộng đồng cho học sinh, như đồng chí Lê Quốc Phong – Nguyên bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã từng nói: “Sự cho đi trong hoạt động vì lợi ích cộng đồng đó là yếu tố đầu tiên mang cho cộng đồng, nhưng giá trị mang lại là những bài học từ cuộc sống cộng đồng, từ những câu chuyện, từ những người dân, từ mảnh đất mà chúng ta đến nó sẽ là bài học vô giá mà chính sự cho đi đó chúng ta nhận lại được nhiều hơn...". 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Thực trạng căn bệnh vô cảm của học sinh ở các trường THPT hiện nay * Về biểu hiện: Trong cơn lốc toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cùng với việc tiếp thu những tinh hoa của văn minh nhân loại thì lối sống hưởng thụ và mặt trái của nền kinh tế thị trường đang tác động mạnh đến tâm lý xã hội, dần hình thành 7
- lối sống thực dụng, vô cảm trong một bộ phận người Việt, trong đó có cả các em học sinh. Trước đây, vô cảm chỉ là hiện tượng đơn lẻ, nhưng hiện nay đang có chiều hướng lây lan, nếu ko có những biện pháp ngăn chặn thí có thể trở thành một căn bệnh có tính xã hội. Có thể thấy, thực trạng căn bệnh xã hội ngày nay đang diễn biến hết sức phức tạp, lây lan rất nhanh trong xã hội hiên đại, trong trường học với mức độ và biến chứng khác nhau. Nhẹ nhất là người mắc bệnh không biết nói lời “xin lỗi” khi làm sai hay mắc lỗi, không biết cảm ơn khi được giúp đỡ. Nặng hơn, các em quên di trách nhiệm cứu giúp người yếu thế, bị nạn hoặc gặp khó khăn… Trên các phương tiện thông tin dại chúng hiện nay, không khó khi thấy các hình ảnh, video nữ sinh đánh nhau, cổ vũ đánh nhau, cởi đồ, xé áo bạn khi đang mặc trên mình đồng phục nhà trường. Nhiều học sinh còn xem đây là những hành động hiển nhiên, thậm chí là một “trào lưu”, là cách để “dằn mặt”, thể hiện bản thân. Trong cuộc sống hàng ngày, không hiếm để bắt gặp những cảnh các em học sinh chế nhạo, dè bỉu, xua đuổi, ghẻ lạnh bạn bè là người khuyết tật, không thèm giúp đỡ người ăn xin, những người kém may mắn, hoặc những người trên đường gặp nạn, chỉ đứng nhìn, lấy điện thoại ra quay chụp, thậm chí là lợi dụng cơ hội đánh cắp tiền của người bị nạn. Điều đáng lên án là, khi chứng kiến các vụ việc trên, hầu hết các em trong hay ngoài cuộc, đều dửng dưng, bàng quan như không thấy gì. Thay vì can ngăn, giải thích đúng sai, thì vô tư, vô cảm cổ vũ, ủng hộ hết mình cho những hành động vô đạo đức và thiếu văn hóa đó.. Một biểu hiện nữa của hiện tượng vô cảm ở lứa tuổi học sinh là các em vô cảm với chính mình, vô cảm với những thành công, thất bại, với niềm vui hay nỗi buồn với kết quả học tập của bản thân, từ đó dẫn đến thái độ bất cần đời, không chịu học hành, không tu dưỡng, không cần tương lai, mọi cái đều không quan trọng, trở nên vô nghĩa, thậm chí còn tiêu cực lựa chọn cái chết. Khi rơi vào hiện tượng này, các em sẽ dần đánh mất mình, sống buông thả, không có lý tưởng, phấn đấu, dễ bị lôi kéo, dụ dỗ và có nguy cao sẽ nhiễm các thói hư tật xấu hoặc vi phạm pháp luật. Còn có loại vô cảm thụ động dẫn đến sự phủi tay không tham gia vào bất cứ việc gì của lớp, của trường như: Văn nghệ, thể thao, cắm trại, tình nguyện … Nếu không có biện pháp uốn nắn kịp thời, những học sinh này lâu dần sẽ không thèm chấp hành các nội qui của lớp, trường, trong đó có nhiều em trở thành học sinh cá biệt, khó giáo dục. 8
- Nội dung Học sinh nghiện Học sinh có Học sinh có sử game quan hệ tình dục dụng ma túy Tỷ lệ 15% 39% 15% phần trăm Bảng: Khảo sát tình trạng học sinh tại một số trường THPT ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. (Nguồn: Tuyên giáo) Một loại biểu hiện nữa của bệnh vô cảm ở học sinh hiện nay là sự v ô cảm với cộng đồng, các em vô cảm với sự kiện lớn của dân tộc (bão lụt, thiên tai, quyền về biển đảo, dịch bệnh…) nhưng lại nhạy cảm về danh vị và quyền lợi của mình. Có trường hợp lại hãnh diện về sự vô cảm của mình đó là sự vô cảm cố ý được đẩy thành lối sống cực đoan, tất cả đều trở thành “chân lý” “mặc kệ nó mặc kệ nó”. Biểu hiện cao nhất của bệnh vô cảm là các em tự biến mình thành kẻ vô tri vô giác, mọi lời dạy bảo, khuyên nhủ, phê bình không có tác động gì, con người trở nên trơ lì, không tự ái, không tự trọng, không xấu hổ … Những em học sinh có biểu hiện này nếu không được phát hiện, giáo dục và quan tâm kịp thời nguy cơ sa ngã vào các tệ nạn xã hội, trở thành đối tượng phạm tội ở lứa tuổi vị thành niên là rất cao. Trên thực tế, đạo đức lối sống của học sinh hiện nay đang là vấn đề nhức nhối lo ngại cho toàn xã hội. Các vụ việc liên quan đến các biểu hiện hành vi vô cảm, thiếu đạo đức của giới trẻ trong một số năm gần đây đã gia tăng đáng kể với nhiều tình tiết hết sức nghiêm trọng. Theo thống kê của bộ công an, tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong giới trẻ diễn biến phức tạp và có xu hướng ngày càng gia tăng. Độ tuổi Dưới 14 tuổi Từ 14 – 16 tuổi Từ 16 18 tuổi Tỷ lệ 5,2% 24,5% 70,3% Bảng: Thống kê tỷ lệ gây án ở tuổi vị thành niên năm 2019 (Nguồn: Bộ công an) Dư luận đã không ít lần phải bàng hoàng, cả xã hội và nền giáo dục đã phải rung động trước những vụ án giết người mà kẻ thủ ác mới chỉ là học sinh ngồi trên ghế nhà trường. Phần lớn các đối tượng này đều vô cảm, ra tay máu 9
- lạnh, thực hiện hành vi giết người dã man đối với những người thân quen như bố mẹ, thầy cô, hàng xóm, bạn thân... Ngày 2/4/2021, công an tỉnh An Giang đã khởi tố và bắt giam Bùi Trọng Nghĩa (sinh năm 2005), là một học sinh lớp 10 tại một trường THPT ở Châu Đốc, để điều tra về hành vi giết người và cướp tài sản. Do cần tiền chuộc lại xe máy và chơi game, Nghĩa đã đâm nhiều nhát chí mạng vào T.Q.M, là bạn thân nhiều năm để cướp của, sau đó giấu xác để phi tang. Ngày 22/7/2021, công an tỉnh Quảng Nam khởi tố và bắt tạm giam Nguyễn Trung Tạ Bảo Duy (sinh năm 2006, học sinh lớp 9 lên 10) để điều tra về hành vi giết người. Theo điều tra ban đầu, đối tượng Duy đã lẻn vào nhà thầy Hiệu trưởng là ông Nguyễn Nhất Thống, sau khi bị phát hiện, Duy đã đâm 13 nhát vào người thầy Thống sau đó cướp điện thoại và bỏ chạy. Ngày 20/8/2019, đã diễn ra phiên tòa xét xử Lê Văn Hoài (sinh năm 2003, học sinh lớp 10), với tội danh giết người. Khi đang đi trên đường, Lê Văn Hòa không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, anh Mai Xuân Lan (33 tuổi), trú tại thành phố Đông Hà – Quảng Trị đã nhắc nhở. Ngay sau đó, anh Lan bị đối tượng Hoài đuổi theo, dùng dao đâm vào bụng khiến anh Lan tử vong. Như vậy, có thể thấy, trên bình diện xã hội, bệnh vô cảm đã phản ánh sự suy giảm nền tảng đạo đức và tinh thần không chỉ riêng ở lứa tuổi học sinh mà của cả xã hội. Khi căn bệnh này không được ngăn chặn và để ngày một lây lan, nó không những sẽ làm thui chột về mặt lý tưởng, đạo đức, nhân cách của lớp trẻ, mà xã hội sẽ không tránh khỏi bị sụt lở nền tảng đạo đức và tinh thần, gây hoang mang, làm nảy nở cái xấu, cái ác. Trong những hoàn cảnh nhất định, cái thiện và cái tốt sẽ bị cái xấu, cái ác tấn công, xâm hại; lẽ phải bị triệt tiêu, công lý sẽ bị đẩy lùi. * Về nguyên nhân Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động dẫn đến căn bệnh vô cảm ở lứa tuổi học sinh hiện nay: Về phía bản thân học sinh: Phần lớn xuất phát từ lối sống ích kỷ thực dụng, hưởng thụ, chỉ biết đến bản thân mình. Hoặc có thể các em thấy cuộc sống đơn điệu, vô nghĩa dẫn đến những cảm xúc đạo đức bị hạn chế thậm chí bị triệt tiêu. Có những học sinh do bị ngoại cảnh tác động, hoặc bị cái xấu hãm hại nên mất niềm tin vào cuộc sống. Một số em xuất phát từ việc sống thiếu bản lĩnh, sống khép mình, sợ va chạm, không muốn những mất mát, khổ đau của người khác đụng chạm vào sự bình an thanh thản trong lòng mình và cuộc sống của bản thân mình. Về phía gia đình: Một số gia đình chưa coi trọng việc giáo dục con cái về sự đồng cảm, yêu thương giúp đỡ nhau và biết bao dung, tha thứ cho người khác. Có nhiều bậc cha mẹ, phụ huynh thiếu gương mẫu về lối sống và giao tiếp, dẫn tới con cái bị tác động, ảnh hưởng. Nhiều phụ huynh quá 10
- cưng chiều con nên sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu vô lối của con một cách vô điều kiện, nên tạo cho con lối sống chỉ biết nhận, không biết cho, sống nghèo nàn cảm xúc, vô tâm trước tình người, làm ngơ trước nỗi đau của người khác. Về phía nhà trường: Do nhiều trường THPT hiện nay g iáo dục phiến diện không đầy đủ, chỉ chủ yếu chạy đua theo thành tích về văn hoá, ít quan tâm hoặc giáo dục chưa đầy đủ về giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, thiên về dạy chữ, nhẹ về dạy người. Một bộ phận giáo viên ít quan tâm đến số phận, hoàn cảnh khó khăn, tâm sự vui buồn của học sinh, có xu hướng phai nhạt tình yêu thương, chỉ xem đi dạy là trách nhiệm, là nghĩa vụ nên ít gần gũi và xây dựng tình yêu thương gắn bó với học sinh. Môi trường giáo dục bị ảnh hưởng xã hội cũng gây nhiều bất ổn cho giáo dục đạo đức lối sống, giữa lý thuyết và thực tế chênh nhau khá lớn. Về phía xã hội: Cuộc cách mạng về khoa học và công nghệ đã làm thay đổi cách thức làm việc, tư duy, sự giao tiếp làm cho giới trẻ không quan tâm những việc xung quanh, khi thế giới mạng xã hội, Facebook, Intagram, zalo... xuất hiện, lớp trẻ tự do thể hiện mình khi giam mình quá lâu trong thế giới ảo sẽ trở nên trầm cảm và vô cảm. Nền kinh tế thị trường một mặt phát huy được một số giá trị đạo đức truyền thống và sản sinh ra những giá trị mới, nhưng mặt khác nó lại tạo điều kiện cho cái tôi phát triển cực đoan, đề cao giá trị vật chất nảy sinh cách sống ích kỷ, lãng quên trách nhiệm cộng đồng. Những tiêu cực của lối sống phương Tây qua sách báo, phim ảnh, mạng, game bạo lực … làm cho giá trị đạo đức truyền thống bị mai một, các em ít quan tâm đến người xung quan mình, kể cả người thân trong gia đình, sống co mình trong thế giới riêng theo kiểu “đèn nhà ai, nhà nấy rạng ”. * Về hậu quả: Không thể phủ nhận sự xâm lấn mạnh mẽ của căn bệnh vô cảm trong xã hội và ở giới trẻ hiện nay. Từ một vài hiện tượng đơn lẻ tiến đến trở thành một căn bệnh phổ biến, gây ra nhiều tác hại khôn lường đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội. Đối với mỗi cá nhân, căn bệnh vô cảm sẽ khiến các em ngày càng xa rời cuộc sống, rơi vào trạng thái cô lập, mất cảm nhận đối với tình yêu thương, sự chia sẻ hay cảm thông đối với người khác, mất khả năng thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội. Những học sinh bị vô cảm thường chọn cách sống tách biệt với mọi người, không thích bị phiền phức, bị nhờ vả và ít khi giúp đỡ ai. Các em không biết cảm thông chia sẻ bởi thế các em cũng thường không cần đến sự cảm thông chia sẻ của người khác. Khi mắc bệnh vô cảm, những học sinh này mất cảm nhận đối với cái hay, cái đẹp trong cuộc sống, tâm hồn trở nên khô khan, tàn nhẫn. Một số học sinh còn thường bị mắc phải các hội chứng thần kinh, lúc nào cũng hoang 11
- tưởng, bức bối, hoài nghi, sợ hãi. Cuộc sống của người bị vô cảm lúc nào cũng đầy xáo trộn, đầy biến động bởi thần kinh tâm lí gây ra, tự tách mình ra khỏi những ràng buộc xã hội từ đó mất dần đi mối liên kết bền chặt đối với cuộc sống. Cuộc sống cô đơn, tâm lý xáo trộn có thể gây nên những hậu quả khôn lường đối với những học sinh vô cảm. Căn bệnh vô cảm nếu không được giáo dục, can thiệp và phát hiện kịp thời sẽ làm tàn phá tâm hồn, làm trái tim trở nên chai sạn và rất dễ dẫn đến tội ác. Bệnh vô cảm có thể khiến các em có những hành vi sai lầm, cực đoan, đi ngược lại với chuẩn mực đạo đức và thuần phong mĩ tục. Đối với gia đình, sự xâm nhập của căn bệnh vô cảm sẽ làm rạn nứt mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, mỗi cá nhân trong gia đình sẽ sống trong một vỏ bọc riêng, bố mẹ con cái không còn có sự chia sẻ, cảm thông thậm chí là tin tưởng lẫn nhau. Gia đình lúc đó sẽ không còn là chỗ dựa quan trọng nhất về mặt tinh thần, con trẻ có thể sẽ cảm thấy bị mất phương hướng, rơi vào ngõ cụt, sống bất cần đời, thờ ơ với người thân, không có mục tiêu, chí hướng, thậm chí là có thái độ chống đối. Nếu phụ huynh không kịp thời phát hiện, có biện pháp uốn nắn, giáo dục, quan tâm thì khả năng con trẻ sa ngã, mắc các thói hư tật xấu, vi phạm pháp luật là rất cao. Đối với xã hội, mỗi cá nhân vô cảm sẽ đẫn đến một xã hội vô cảm. Một khi, vô cảm trở thành hội chứng phổ biến mà không được ngăn chặn sẽ dẫn đến những hậu quả khủng khiếp. Trước hết, bệnh vô cảm là nguyên nhân làm xói mòn, hủy hoại các chuẩn mực, giá trị đạo đức từ lâu vốn được khẳng định trong nhà trường, gia đình và xã hội. Xã hội phát triển với tốc độ chống mặt, kéo theo nó là sự thay đổi về chuẩn mực hành vi đạo đức con người. Có những chuẩn mực vốn rất tốt đẹp trong quá khứ nhưng lại có thể sẽ bị phủ nhận trong xã hội ngày nay. Sự sàng lọc các giá trị ấy để phù hợp với đời sống mới đang diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Bởi thế, một khi con người vô cảm, hành động mù quáng, thiếu suy nghĩ, thiếu đạo đức sẽ làm tổn thất biết bao nhiêu thành quả mà ông cha ta đã gây dựng. Sự vô cảm trong mỗi học sinh không những làm các em đánh mất bản thân mình mà còn làm mất tinh thần đoàn kết, tương trợ trong cuộc sống. Nếu để sự vô cảm ngày càng lan tràn, lòng tốt sẽ bị phủ nhận, tội ác không bị trừng trị, cái xấu cái ác hiển nhiên được tồn tại gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường giáo dục, an ninh xã hội và chất lượng cuộc sống con người. Vô cảm làm suy thoái đạo đức của một cá nhân, nếu để lan tràn sẽ làm suy thoái đạo đức của một tập thể, thế hệ học sinh là tương lai của đất nước nếu vô cảm có thể đẩy đất nước đến tụt hậu, có thể làm nguy hại đến tính mạng con người và vận mệnh dân tộc. 2.2.2. Thực trạng các hoạt động vì lợi ích cộng đồng ở các trường THPT hiện nay 12
- Về nhận thức, đa số các trường THPT chưa nhận thức đầy đủ được vai trò của các hoạt động vì lợi ích cộng đồng trong việc góp phần giáo dục toàn diện và khắc phục căn bệnh vô cảm lứa tuổi học sinh. Nhiều giáo viên, học sinh và phụ huynh chưa có sự hiểu biết đầy đủ về căn bệnh trầm cảm, chưa thấy rõ được yêu cầu bức thiết cần phải được giáo dục, ngăn chặn trong trường học, từ đó chưa thấy được ý nghĩa quan trọng của việc tổ chức các hoạt động vì lợi ích cộng đồng. Bên cạnh đó, chính vì quá đặt nặng vấn đề thành tích học tập, nhiều phụ huynh còn có thành kiến, không tạo điều kiện và ủng hộ con em tham gia hoạt động này, trong quá trình định hướng và giáo dục cũng chưa hình thành cho con những đức tính, phẩm chất cần có trong xã hội và ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng. Về hình thức tổ chức, một số trường THPT có tổ chức thực hiện, nhưng các hoạt động vì lợi ích cộng đồng chủ yếu được tổ chức theo lối cũ với các hình thức còn chưa phong phú, học sinh thường được chỉ định, phân công tham gia một cách bị động. Khi thực hiện, hầu như các trường chỉ thực hiện theo công văn chỉ đạo, hình thức chưa đổi mới, mang tính lối mòn, một số còn thực hiện cho qua chuyện, khi thực hiện cũng không xác định rõ các hoạt động đó sẽ giáo dục cái gì, hướng tới hình thành những kỹ năng gì, năng lực gì cho học sinh, điều này chưa phù hợp với chương trình giáo dục đổi mới hiện nay. Về điều kiện tổ chức, các trường THPT hiện nay do quĩ thời gian ít, chủ yếu tập trung việc dạy học chính khóa và dạy thêm nên thời gian dành cho các hoạt động vì lợi ích cộng đồng gần như không có, ngân sách chi cho các hoạt động này cũng rất hạn hẹp, các hoạt động chủ yếu tập trung ở mảng công tác đoàn, chưa có định hướng, tập huấn cụ thể từ các sở, ban ngành nên việc tổ chức gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Về công tác quản lý, chỉ đạo các hoạt động vì lợi ích cộng đồng trong một số trường THPT đã được trú trọng, tuy nhiên, đây là một nội dung còn khá mới nên trong quá trình tổ chức vẫn còn lúng túng, nhiều giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn chưa nắm bắt được xu thế mới, chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của các hoạt động này tạo nên nhiều ý kiến trái chiều, băn khoăn về yêu cầu, cách thức tổ chức thực hiện, về khả năng tham gia của học sinh và về hiệu quả của các hoạt động… Về điều kiện thực tế tại địa phương, trường THPT Quỳnh Lưu 4 đóng trên địa bàn học sinh chủ yếu tập trung ở 6 xã bán sơn địa của huyện Quỳnh Lưu là Quỳnh Châu, Quỳnh Tam, Tân Sơn, Ngọc Sơn, Quỳnh Thắng, Tân Thắng. Đây là khu vực có kinh tế khá khó khăn, học sinh chủ yếu là con em gia đình thuần nông, không có nhiều điều kiện để giao lưu, tiếp xúc nhiều, chưa có kỹ năng, cũng chưa được định hướng cụ thể nên còn e dè, thậm chí chưa nhiệt tình tham gia các hoạt động vì lợi ích cộng đồng. Cũng chính xuất phát từ những khó khăn của địa bàn, những hiểu biết của giáo viên, học sinh 13
- và phụ huynh về các biểu hiện của căn bệnh vô cảm và biện pháp khắc phục còn rất nhiều hạn chế. Từ thực trạng đó, trong suốt quá trình lãnh đạo, hoạt động trong công tác Đoàn, tham gia tổ tư vấn tâm lý học đường, dạy học hướng nghiệp và ngoài giờ lên lớp, chúng tôi đã luôn trăn trở, thường xuyên nghiên cứu tài liệu, theo dõi nhiều hoạt động vì lợi ích cộng đồng của nhiều trường THPT trên cả nước. Từ năm học 2017 – 2018, trên cơ sở chỉ đạo của sở giáo dục và đào tạo Nghệ An, chương trình hoạt động của tỉnh đoàn Nghệ An, huyện đoàn Quỳnh Lưu, định hướng của ban giám hiệu nhà trường, chúng tôi bắt đầu áp dụng linh hoạt các hoạt động vì lợi ích cộng đồng vào các hoạt động Đoàn, chỉ đạo và tham mưu cho ban giám hiệu đổi mới một số hoạt động trong nhà trường nhằm tăng cường chất lượng giáo dục toàn diện, nâng cao hiệu quả cho công tác Đoàn và phong trào thanh niên, vừa kết hợp định hướng, giáo dục học sinh, phối hợp với tổ tư vấn tâm lý học đường khắc phục hiệu quả căn bệnh vô cảm ở lứa tuổi học sinh. Sau hai năm thực hiện, chất lượng giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống cho học sinh được nâng cao rõ rệt, học sinh được tăng cường được kiến thức, kỹ năng, năng lực, góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường và đặc biệt khắc phục được tối đa những biểu hiện của căn bệnh vô cảm, ngăn chặn sự lây lan trong môi trường giáo dục. 2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các hoạt động vì lợi ích cộng đồng trong việc khắc phục căn bệnh vô cảm ở học sinh hiện nay * Về thuận lợi: Thứ nhất, các chủ trương, định hướng mới từ bộ giáo dục, từ các sở, ban nghành, đoàn thể về tăng cường thực hiện các hoạt động vì lợi ích cộng đồng nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh trong thời đại mới, đây chính là cơ sở và động lực để các trường THPT tăng cường hơn nữa các hoạt động vì lợi ích cộng đồng trong trường học để tăng cường giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh. Thứ hai, mạng xã hội và các thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại cập nhật thường xuyên các vấn nạn của học sinh ở học đường, những biểu hiện, hành vi và hậu quả của căn bệnh vô cảm nên ít nhiều phụ huynh, giáo viên và học sinh đã có những hiểu biết nhất định về mối nguy hại của căn bệnh này nếu không có sự can thiệp kịp thời. Điều này, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các hoạt động vì lợi ích cộng đồng nếu được tuyên truyền rộng rãi và hiệu quả hoạt động đem lại là thiết thực. Thứ ba, không chỉ ở nhiều các trường THPT mà trên khắp cả nước, các hoạt động vì lợi ích cộng đồng diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của nhiều 14
- học sinh và nhận được sự quan tâm, hưởng ứng từ các bậc phu huynh cũng như người dân trên địa bàn. Hành động này có hiệu ứng lan tỏa rộng rãi, nhiều trường THPT đã chú trọng, quan tâm hơn tới các hoạt động, tích hợp các hoạt động vì lợi ích cộng đồng vào các môn học để giáo dục đạo đức, nhân cách của học sinh. Thứ tư, một số hoạt động vì lợi ích cộng đồng được sự hỗ trợ và phối hợp từ các ngành, đơn vị và chính quyền địa phương trong tổ chức thực hiện, đem đến hiệu quả cao, tính cộng hưởng tích cực. Thứ năm, ngày càng có nhiều hơn các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp… quan tâm hưởng ứng cũng như giúp đỡ, hỗ trợ một phần chi phí tổ chức, cơ sở vật chất cho các hoạt động vì lợi ích cộng đồng vì vậy đã giảm bớt khó khăn cho công tác tổ chức hoạt động tại trường học, đem đến cơ hội để hiện thực hóa và phong phú hóa các hình thức tổ chức vì lợi ích cộng đồng tại các trường THPT. * Về khó khăn: Thứ nhất, khó khăn trong công tác tập hợp, vận động học sinh tham gia phong trào khi hiểu biết, trách nhiệm, ý thức của học sinh về các hoạt động là chưa cao, các em chưa biết sắp xếp thời gian học tập và thời gian tham gia các hoạt động khác một cách hợp lí, nhiều em còn thiếu tự tin, không đủ can đảm để tham gia các hoạt động vì lợi ích cộng đồng. Thứ hai, hoạt động vì lợi ích cộng đồng chủ yếu được triển khai kết hợp trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên, đội ngũ lãnh đạo Đoàn ở mỗi trường THPT ngày càng thu hẹp, hiện nay chỉ cơ cấu chức danh bí thư và một phó bí thư, các giáo viên đều hoạt động kiêm nhiệm đảm nhận công tác đoàn và giảng dạy nên khối lượng công việc khá nhiều, chồng chéo, chính sách hỗ trợ cho các giáo viên ở mảng này chưa thực sự thỏa đáng, một số giáo viên làm động còn mang tính sự vụ, hành chính, chưa thực sự tâm huyết với việc tổ chức hoạt động, nên hiệu quả hoạt động mang lại chưa cao. Thứ ba, hình thức tổ chức còn lối mòn, chưa có chiều sâu, chính sách tuyên truyền cho các hoạt động vì lợi ích cộng đồng trong nhà trường còn chưa thực sự được đầu tư, chú trọng, nên tính lan, tỏa, hiệu ứng chưa cao đối với học sinh giáo viên và nhân dân trên địa bàn. Thứ tư, khi tổ chức, nhiều hoạt động còn mang tính phong trào, thời vụ, chưa xác định rõ được mục tiêu, đối tượng hướng đến cho phù hợp, đúng đắn với từng địa phương, từng giai đoạn. Thứ năm, hạn chế từ những hoạt động vì lợi ích cộng đồng như một số cá nhân, tập thể lợi dụng lòng tốt của người khác để trục lợi cho bản thân làm xấu, méo mó đi bản chất của hoạt động, còn tồn tại một số rủi ro, mất an toàn khi tổ chức các hoạt động... làm giảm sút niềm tin vào tính hiệu quả, 15
- bản chất cao đẹp của hoạt động vì lợi ích cộng đồng trong nhận thức của học sinh, giáo viên và phụ huynh. 2.3. Các giải pháp khắc phục căn bệnh vô cảm cho học sinh thông qua các hoạt động vì lợi ích cộng đồng tại trường THPT Quỳnh Lưu 4 Biện pháp 1: Làm tốt vai trò chỉ đạo của cấp ủy, ban giám hiệu nhà trường. Mục đích: Cấp ủy, BGH nhà trường đóng vai trò trung tâm, điều hành, phân công trách nhiệm cho các tổ chức, thành viên trong nhà trường; chủ động phối hợp với các lực lượng giáo dục khác khi tổ chức hoạt động vì lợi ích cộng đồng cho học sinh. Cách thức thực hiện: Cấp ủy, ban giám hiệu nhà trường làm tốt công tác định hướng tổ chức, chỉ đạo, điều phối hoạt động cho các tổ chức, cá nhân trong trường, phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường, nhận thấy rõ được mối nguy hại của căn bệnh vô cảm ở lứa tuổi học sinh và vai trò của các hoạt động vì lợi ích cộng đồng, sự cần thiết phải chung tay phối hợp hoạt động để đạt hiệu quả giáo dục. Cấp ủy, ban giám hiệu nhà trường cần hỗ trợ thường xuyên, toàn diện cho công tác tuyền truyền, tổ chức thực hiện các chương trình. Cá nhân lãnh đạo phải là những người tiên phong, tác động đến các tổ chức khác trong nhà trường để giáo viên và học sinh hiểu được giá trị giáo dục của hoạt động, khơi dậy cảm hứng tham gia hoạt động của toàn trường. Cấp ủy, ban giám hiệu nhà trường cần đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính cho hoạt động, khuyến khích, động viên đội ngũ giáo viên tích cực và sáng tạo trong quá trình tổ chức hoạt động. Cấp ủy, ban giám hiệu nhà trường cũng cần chỉ đạo sát sao cho các giáo viên chủ nhiệm, tổ tư vấn tâm lý học đường, tổ tư vấn hoạt động ngoài giờ lên lớp và hướng nghiệp quan tâm, gần gũi hơn nữa đối với học sinh, có biện pháp phát hiện, xử lý và giáo dục đối với những biểu hiện bất thường ở học sinh, động viên học sinh tham gia nhiều hơn các hoạt động trải nghiệm nói chung và các hoạt động vì lợi ích cộng đồng nói riêng để được rèn luyện kỹ năng và giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống. Kết quả: Cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh nhà trường nhận thấy rõ được những mối nguy hại từ căn bệnh vô cảm ở học sinh nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời và vai trò của các hoạt động vì lợi ích cộng đồng trong việc khắc phục sự lây lan của căn bệnh vô cảm và giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống cho học sinh. 16
- Cá nhân, tập thể, các tổ chức trong nhà trường cùng chung tay, phối hợp thực hiện các hoạt động vì lợi ích cộng đồng đạt hiệu quả cao, có tính lan tỏa rộng rãi, góp phần giáo dục toàn diện học sinh, khắc phục sự lây lan của căn bệnh vô cảm, xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh trong nhà trường. Biện pháp 2: Xác định nội dung, hình thức hoạt động vì lợi ích cộng đồng đúng đắn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của học sinh, trường học và địa phương trong từng thời gian, giai đoạn cụ thể. Mục đích: Đây là nhân tố quan trọng nhất có ý nghĩa quyết định thành công của hoạt động. Thực tiễn cho thấy để tổ chức tốt phong trào vì lợi ích cộng đồng, vấn đề quan trọng là phải trả lời được câu hỏi hoạt động vì lơi ích của ai? Vì cái gì? Hoạt động đó đem lại điều gì cho học sinh? Trả lời câu hỏi này cũng chính là quá trình xác định đúng đắn nội dung của hoạt động. Cách thức thực hiện: Bám sát kế hoạch, nhiệm vụ năm học, chương trình phối hợp giữa TW Hội Chữ thập đỏ Việt nam Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ GD&ĐT để đề ra kế hoạch hoạt động cho phù hợp với tình hình thực tiễn của học sinh, nhà trường và địa phương. TT Nội Thời Lực Người Phương Địa Yêu Ghi dung gian, lượng chịu tiện điểm, cầu chú tiến thời tham trách thực hình cần trình hạn gia nhiệm hiện, thức đạt chính chi phí Bảng: Mẫu tổng hợp kế hoạch hoạt động Xác định, định hướng, lên danh sách những hoạt động cần trợ giúp, những địa chỉ đặc biệt khó khăn trên địa bàn. Lựa chọn hoạt động phù hợp với việc giáo dục học sinh, điều kiện thực tế của nhà trường để thực hiện. Xác định chủ đề cụ thể, đặt ra các mục tiêu lợi ích cống hiến cho cộng đồng, mục tiêu đạt được cho uy tín nhà trường và các cơ hội rèn luyện kỹ năng và nhận thức giá trị sống mà học sinh đạt được. Kết quả: 17
- Các hoạt động vì lợi ích cộng đồng thực hiện đều có chiều sâu, có giá trị thực tiễn, mang lại nhiều lợi ích cho học sinh, nhân dân địa phương và cộng đồng. Thông qua các hoạt động, các em học sinh được trải nghiệm, rèn luyện được nhiều kỹ năng, giáo dục được ý thức, tư tưởng, đạo đức, nhân cách, lối sống, giúp các em biết đoàn kết hơn, sống gần gũi hơn, có ích hơn, biết chia sẻ, cảm thông hơn với cộng đồng, biết đặt mục tiêu phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội. Biện pháp 3: Nhà trường phối hợp các tổ chức trong trường cần chủ động lập kế hoạch thực hiện hoạt động vì lợi ích cộng đồng sáng tạo, có chiều sâu, mang màu sắc và bản sắc riêng. Mục đích: Nhà trường chủ động lập kế hoạch hành động cho các hoạt động vì lợi ích cộng đồng mang màu sắc riêng biệt của đơn vị là góp phần xây dựng hình ảnh và giá trị cốt lõi của đơn vị và tạo sự hứng thú, thu hút đông đảo học sinh, giáo viên, công nhân viên nhà trường tham gia. Cách thức thực hiện: Trên cơ sở bám sát chương trình hoạt động chung của Sở giáo dục, Đoàn thanh niên, mặt trận tổ quốc huyện, nhà trường cần khảo sát, xác định, lập kế hoạch thực hiện các chiến lược cống hiến vì lợi ích cộng đồng thiết thực và sâu sắc, dựa trên niềm tin và giá trị cốt lõi của tổ chức, của tập thể nhà trường. Chương trình hoạt động này cần đồng bộ với mục tiêu chương trình năm học, mục tiêu giáo dục học sinh, chính sách, nhiệm vụ hoạt động mà nhà trường đề ra. Các hoạt động vì lợi ích cộng đồng cần đảm bảo tính liên lục, hài hòa, phải tạo cảm hứng và sức hút cho học sinh và hướng đến một dự án, sản phẩm cụ thể mang lại lợi ích lâu dài cho xã hội. Tuyên truyền và quảng bá rộng rãi trên các tài khoản, chuyên trang của nhà trường, Đoàn trường để học sinh, giáo viên nắm bắt rõ và hưởng ứng tham gia. 18
- Ảnh: Cuộc thi Thủ lĩnh áo xanh – một trong những hoạt động điểm gắn liền với nhiều dự án cộng đồng ý nghĩa, được tuyên truyền rộng rãi trên chuyên trang của nhà trường và Đoàn trường. Nhà trường, Đoàn trường cùng tổ chức, phối hợp với các cơ quan, đoàn thể của địa phương để tổ chức các hoạt động vì lợi ích cộng đồng có hiệu quả. Ảnh: Các dự án vì lợi ích cộng đồng (Dự án đường hoa ở Đài tưởng niệm liệt sĩ và làm kính chắn giọt hỗ trợ phòng chống Covid 19) trong cuộc thi “Thủ lĩnh áo xanh” có sự phối hợp với lực lượng Đoàn xã địa phương để đạt hiệu quả cao nhất. Kết quả: Nhà trường đã tạo ra được những hoạt động có chiều sâu, có ý nghĩa thực tiễn, mang bản sắc riêng, có hiệu ứng và lan tỏa tốt không chỉ trong nhà trường mà đối với các trường khu vực lân cận và nhân dân trong địa bàn. Các hoạt động vì lợi ích cộng đồng có tính sáng tạo, mới mẻ vừa đem lại giá trị đích thực cho đối tượng mà hoạt động hướng đến, vừa phù hợp với xu thế, tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, thu hút đông đảo học sinh tham gia. Qua quá trình trải nghiệm các hoạt động, học sinh được giáo dục, uốn nắn và bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức, nhân cách, lối sống, giúp các em có nhận thức đúng đắn hơn, trưởng thành hơn, gạt bỏ lối suy nghĩ xấu, tiêu cực, hướng tới lối sống lành mạnh, tích cực. Biện pháp 4: Giao nhiệm vụ chuyên trách cho một bộ phận hoặc cá nhân làm đầu mối tổ chức thực hiện và kiểm soát các hoạt động vì lợi ích cộng đồng. Mục đích: Tổ chức này có trách nhiệm xây dựng một chương trình hành động trong năm học với các chi tiết cụ thể về quy trình, hướng dẫn, mục tiêu đạt được với các yêu cầu về lượng học sinh tham gia và nguồn lực cần thiết để tổ chức thực hiện nhằm quản lý và tổ chức các chương trình thật hiệu quả. Cách thức thực hiện: 19
- Lựa chọn đội ngũ giáo viên phụ trách phù hợp với yêu cầu tổ chức hoạt động, căn cứ trên năng lực và mặt bằng chung của chuyên môn (Thường lựa chọn giáo viên phụ trách công tác đoàn, giáo viên dạy tư vấn hướng nghiệp, ngoài giờ lên lớp hoặc giáo viên thuộc tổ tư vấn tâm lý học đường). Bộ phận chuyên trách trên cơ sở bám sát mục tiêu giáo dục năm học, chương trình hoạt động của sở giáo dục, chương trình hoạt động Đoàn và của mặt trận tổ quốc huyện, tiến hành khảo sát tình hình địa phương và thực tiễn đơn vị trường học, đề ra chương trình hoạt động, trình ban giám hiệu, cấp ủy phê duyệt. Tiến hành hoạt động theo kế hoạch phê duyệt, tiến hành đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động. Kết quả: Việc lựa chọn nhân sự phù hợp, đúng năng lực và hoach định được kế hoạch tổ chức hoạt động vì lợi ích cộng đồng phù hợp với chương trình và mục tiêu giáo dục mà nhà trường đặt ra làm tăng hiệu quả hoạt động. Các bộ phận và cá nhân chuyên trách được phân công cũng đã tăng cường trau dồi kỹ năng, nghiệp vụ, ngày càng nhiệt huyết với các hoạt động, nắm rõ bản chất của từng nhóm hoạt động, hiệu quả giáo dục của từng nhóm hoạt động đối với từng nhóm học sinh, có cách phân chia phù hợp, đảm bảo được mục tiêu tất cả các em học sinh được tham gia trải nghiệm và được giáo dục toàn diện, hướng tới một môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, chất lượng. Biện pháp 5: Thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ, năng lực tổ chức, ý thức trách nhiệm cho bộ phận phụ trách hoạt động. Mục tiêu: Giúp cho các giáo viên phụ trách, đội ngũ cán bộ Đoàn thấy rõ được vai trò, vị trí của hoạt động vì cộng đồng trong trường THPT từ đó bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ, năng lực tổ chức và tham gia các hoạt động, từ đó tạo tâm lý tự tin, nâng cao hiệu quả hoạt động cho giáo viên phụ trách, đội ngũ cán bộ Đoàn trong quá trình tham gia, tổ chức hoạt động. Cách thức thực hiện: Tham gia các lớp tập huấn chung của sở giáo dục, của tỉnh đoàn, huyện đoàn. Nhà trường căn cứ vào điều kiện thực tế tổ chức các lớp tập huấn riêng về các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nói chung và các hoạt động vì lợi ích cộng đồng nói riêng, đưa ra các diễn đàn để thảo luận các mô hình hay, giải pháp, sáng kiến mới, để việc triển khai hoạt động có hiệu quả về cả số lượng lẫn chất lượng. Cung cấp các tài liệu liên quan đến công tác tổ chức hoạt động, trang bị các kỹ năng cần thiết để tổ chức các hoạt động vì lợi ích cộng đồng như: 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ở trường THPT Thớ Lai
26 p | 171 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của máy tính Casio FX 570ES giải toán lớp 11
17 p | 226 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ phân bố thời gian giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm liên quan đến thời điểm và khoảng thời gian trong mạch dao động
24 p | 25 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường THPT Kim Sơn C
50 p | 16 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 28 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm giúp đỡ học sinh yếu thế thông qua công tác chủ nhiệm lớp 12A3 ở trường THPT Vĩnh Linh
21 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp giúp học sinh làm nhanh các bài toán trắc nghiệm: Xác định khoảng thời gian đặc biệt trong dao động có tính chất điều hòa
43 p | 62 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và cách giải bài toán tìm giới hạn hàm số trong chương trình Toán lớp 11 THPT
27 p | 53 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh trung bình và yếu ôn tập và làm tốt câu hỏi trắc nghiệm chương 1 giải tích 12
25 p | 25 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải bài tập di truyền phả hệ
27 p | 11 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng giải toán bằng phương pháp lượng giác hóa
39 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp mới để ứng dụng hình chiếu của một điểm xuống mặt phẳng trong hình học không gian
48 p | 35 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp toàn diện giúp học sinh khá giỏi giải được câu hỏi vận dụng cao về Dao động của con lắc lò xo trong kì thi tốt nghiệp THPT
49 p | 15 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn