intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn cho học sinh cách đổi cơ số và hoàn thành bộ mã ASCII

Chia sẻ: Nguyễn Biên | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:13

110
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Hướng dẫn cho học sinh cách đổi cơ số và hoàn thành bộ mã ASCII được nghiên cứu với mục đích: Làm nổi bật tác dụng của việc kẻ bảng n bit để học sinh có thể tra 1 số nào đó trong bảng thật dễ dàng, từ đó hướng dẫn học sinh để học sinh đưa ra được nhận xét với các con số đặc biệt sẽ có cùng qui luật khi biểu diễn dãy bit cho nó. Giáo viên đưa ra các ví dụ thật dễ hiểu, sát thực với mục đích của vấn đề mà giáo viên đang cần truyền đạt sao cho học sinh có thể nắm bắt được mấu chốt của vấn đề đó để chuyển đổi cơ số và kẻ bảng ASCII thật dễ dàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn cho học sinh cách đổi cơ số và hoàn thành bộ mã ASCII

  1. Hướng dẫn cho học sinh cách đổi số ở một cơ số và hoàn thành bộ mã ASCII cơ sở  A. PHẦN MỞ ĐẦU: Ngày nay trên thế giới đang diễn ra quá trình tin học hóa trên nhiều lĩnh   vực hoạt động của con người và đã mang lại nhiều hiệu quả to lớn. Sự phát   triển mạnh mẽ như vũ bão của tin học đã làm cho xã hội có nhiều nhận thức  mới về cách thức tổ chức hoạt động, nhiều quốc gia trên thê giới nhận thức   rõ tầm quan trọng của tin học và có những đầu tư  lớn cho lĩnh vực này đặc   biệt trong giáo dục nâng cao dân trí về tin học và đào tạo nguồn nhân lực có   chất lượng cao, người Việt Nam có nhiều tố  chất thích hợp với ngành khoa  học này vì thế chúng ta hi vọng có thể sớm hòa nhập với các nước trên khu   vực và thế giới. Đảng và nhà nước ta đã nhận thấy được tầm quan trọng của ngành Tin  học và đã đưa môn học này vào trường phổ  thông như  các môn học khác.   Trường THPT Ba Đình là một trong các trường đưa Tin học vào giảng dạy   sớm nhất tỉnh Thanh Hóa, đó cũng là một ưu thế để  học sinh được tiếp cận   với môn học, làm quen và sử  dụng thành thạo máy tính, tạo nên một nền  tảng tốt nhất để các em ra đời và bước vào các trường đại học, cao đẳng. I. Lý do chọn đề tài: Khi bước vào trường THPT thì môn Tin học là bộ môn mới lạ vì hầu hết  các em không được học bộ môn này ở  cấp 2, lên cấp 3 các em mới lần đầu   làm quen và được tiếp xúc nhiều với máy tính và hầu hết các em đều rất   hứng thú khi học môn học này từ  những bài học đầu tiên, cụ  thể   ở  lớp 10­   khi học bài 2: “Thông tin và dữ liệu” các em đã nắm bắt được thông tin là gì?  Dữ  liệu là gì? 1 byte = bao nhiêu bit? 1 kb = bao nhiêu byte?...những kiến   thức vừa gần vừa xa mà thỉnh thoảng các em hay nghe loáng thoáng trên ti vi,   báo chí, từ người khác. Nhưng khi giáo viên giới thiệu bộ mã ASCCII cơ sở  và đổi 1 số ở cơ số nào đó sang cơ số khác ­ mới  đầu nhìn vào bộ mã ASCII  Giáo viên: Nguyễn Tĩnh Thanh – Trường THPT Ba Đình  1
  2. Hướng dẫn cho học sinh cách đổi số ở một cơ số và hoàn thành bộ mã ASCII cơ sở  cơ sở ( SGK trang 169)  học sinh nào cũng thấy ái ngại bởi nó thật phức tạp  và rối tinh với những con số 0,1,0,1…dày đặc và có học sinh đặt câu hỏi vì  sao 004 ở hệ thập phân lại là dãy bit 00000100? 014 ở hệ thập phân lại là dãy  bit 00001110?  Và nhiều câu hỏi tương tự… Vậy làm thế nào để học sinh có  thể  tự  đổi 1 cơ  số  này sang cơ  số  khác bằng nhiều cách, từ  cách phức tạp   đến cách đơn giản, từ  cách khó đến cách dễ, từ  cách chậm đến cách nhanh   hơn;   để  học sinh hiểu và có thể  tự  hoàn thành bộ  mã ASCII một cách dễ  dàng?  Dù nội dung này trong bài 2 tuy chỉ  là một nội dung nhỏ  và một số  ý  kiến cho là không cần đi sâu và khai thác nó (vì ở bài 2 chỉ giới thiệu sơ qua  và chủ  yếu  ở  bài đọc thêm) nhưng trong những năm giảng dạy tin học  ở  trường THPT Ba Đình bản thân tôi nhận thấy nó cũng rất sát thực và cần  thiết và để  giải quyết được các khúc mắc trên của học sinh nên tôi đã tự  nghiên cứu và tìm tòi để  viết nên sáng kiến “ Hướng dẫn cho học sinh cách   đổi cơ  số  và hoàn thành bộ  mã ASCII”, tôi đã áp dụng sáng kiến này vào  giảng dạy và đã thu được các tiết học thật sự lí thú và có hiệu qủa.  II. Mục đích và nhiệm vụ của sáng kiến: Làm nổi bật tác dụng của việc kẻ bảng n bit để  học sinh có thể  tra 1  số  nào đó trong bảng thật dễ  dàng, từ  đó hướng dẫn  học sinh để  học sinh  đưa ra được nhận xét với các con số  đặc biệt sẽ  có cùng qui luật khi biểu   diễn dãy bit cho nó. Giáo viên đưa ra các ví dụ thật dễ hiểu, sát thực với mục  đích của vấn đề  mà giáo viên đang cần truyền đạt sao cho học sinh có thể  nắm bắt được mấu chốt của vấn đề  đó để  chuyển đổi cơ  số  và kẻ  bảng  ASCII thật dễ dàng. III.  Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 10 Giáo viên: Nguyễn Tĩnh Thanh – Trường THPT Ba Đình  2
  3. Hướng dẫn cho học sinh cách đổi số ở một cơ số và hoàn thành bộ mã ASCII cơ sở  IV. Phuơng pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp B. NỘI  DUNG: I. Nội dung: Với mục đích như đã nêu giáo viên cần đưa ra các nội dung sau: Ví dụ : Đổi 1510 sang hệ cơ số 2? Cách 1: Giống hướng dẫn trong SGK trang 18 Ta lấy 15/2=7 dư 1             7/2 =3 dư 1                3/2 =1 dư 1                1/2= 0 dư 1 Dừng phép chia khi thương bằng không, viết ngược lại các số  dư  ta   được dãy bit 1111 Khi  học sinh đã thành thạo rồi ta có thể hướng dẫn học sinh cách viết  phép chia nhanh hơn:   15 2    1 2 7 1 2 3 1 2 1 1 0 Viết ngược lại phần dư theo hướng mũi tên ta cũng thu được kết quả: 11112 Giáo viên: Nguyễn Tĩnh Thanh – Trường THPT Ba Đình  3
  4. Hướng dẫn cho học sinh cách đổi số ở một cơ số và hoàn thành bộ mã ASCII cơ sở  Cách 2: Kẻ bảng:  Ta có: Nếu có n bit thì có 2n số thập phân được biểu diễn và phạm vi  biểu diễn là:  0  đến 2n ­1  Ví dụ:  kẻ bảng 3 bit: 23 = 8 và các số biểu diễn là: 0 đến 7 Mã thập phân Mã nhị phân 0 000 1 001 2 010 3 011 4 100 5 101 6 110 7 111  Sau khi giáo viên kẻ  bảng 3bit, gọi học sinh nhận xét đặc điểm của   bảng để  học sinh phát hiện ra bảng có đặc điểm nào nổi bật không, có qui  luật gì không? Trong quá trình giảng dạy, khi hỏi đến vấn đề  này, nhiều học sinh   nghĩ rằng “ chỉ học thuộc lòng thôi” và hầu như học sinh chỉ tìm qui luật theo  hàng ngang của các dãy. Ban đầu học sinh trả lời: + Dãy nhị phân của hàng đầu không có bit 1:000 + Dãy nhị phân ở hàng thứ 2 có 1 bit 1: 001 Vậy các dãy tiếp theo? Học sinh không trả lời được   Một số học sinh lại có ý kiến:    + Dãy nhị phân của hàng đầu không có bit 1: 000 + Dãy nhị phân ở hàng thứ 2 có 1 bit 1 nằm cuối: 001 Giáo viên: Nguyễn Tĩnh Thanh – Trường THPT Ba Đình  4
  5. Hướng dẫn cho học sinh cách đổi số ở một cơ số và hoàn thành bộ mã ASCII cơ sở  + Dãy nhị phân ở hàng thứ 3 có 1 bit 1 nằm giữa: 010 + Dãy nhị phân ở hàng thứ 4 có …? Và các dãy tiếp theo? Học sinh cũng không trả lời được Một số học sinh lại phát hiện: + Lấy dãy nhị  phân của hàng đầu cộng với dãy nhị  phân hàng cuối bảng  bằng: 1112( dãy  nhị phân của số 010 và số 710 tức 0002 + 1112 = 1112) Cứ  như  vậy : lấy dãy số  nhị  phân của số  110 cộng với dãy nhị  phân của số  610; lấy dãy số nhị phân của số 210 cộng với dãy nhị phân của số 5 10, lấy dãy  số nhị phân của số 310 cộng với dãy nhị phân của số 410 cũng bằng: 1112 Ý kiến này cũng có thể  tạm chấp nhận nhưng cũng là cách phức tạp,   buộc phải tính nhẩm; vì vậy giáo viên lại yêu cầu học sinh tìm qui luật dễ  hơn? Khi học sinh vẫn ngơ  ngác không có câu trả  lời, giáo viên gợi ý: Tìm  qui luật hàng ngang không được, thử tìm theo hàng dọc xem sao? Như vậy chắc chắn chỉ trong chốc lát có học sinh phát hiện: Coi dãy nhị phân của bảng 3 bit là 3 cột: + Cột đầu:  bảng 3 bit biểu diễn 8 số, nên cột đầu tiên có 8/2=4 bit 0; và 4 bit  1: 00001111 + Cột giữa: có 2 bit 0, 2 bit 1, 2 bit 0, 2 bit 1…cứ như vậy đến hết bảng: 00  11 00 11… đến hết bảng + Cột cuối cùng: 1 bit 0, 1bit 1, 1 bit 0,  1bit 1…cứ như vậy đến hết bảng: 0 1  0 1…đến hết bảng cụ thể bảng 3 bit minh họa chi tiết hơn như sau: Hệ thập  Hệ thập phân phân 0 0 0 0 1 0 0 1 Giáo viên: Nguyễn Tĩnh Thanh – Trường THPT Ba Đình  5
  6. Hướng dẫn cho học sinh cách đổi số ở một cơ số và hoàn thành bộ mã ASCII cơ sở  2 0 1 0 3 0 1 1 4 1 0 0 5 1 0 1 6 1 1 0 7 1 1 1  Tuy vậy một số  học sinh vẫn chưa hiểu rõ, vì thế  giáo viên cần giải thích   lại như bảng trên cho học sinh hiểu ( giáo viên nhấn mạnh qui luật viết các  bit như các số in đậm và in nghiêng). Sau khi giáo viên giải thích, cả  lớp sẽ  ồ lên và nói  “dễ thế  mà không  phát hiện ra”    Như vậy đối với bảng 1 bit, 2 bit, 4 bit…n bit  cũng có qui luật tương tự như  bảng 3 bit trên Từ đó học sinh dễ dàng kẻ bảng n bit mà giáo viên yêu cầu;  Gọi 3 học sinh lên bảng lần lượt kẻ bảng 1 bit, 2 bit, 4 bit; giáo viên  nhớ  nhắc học sinh phần hệ  nhị phân nên viết theo hàng dọc và dựa vào qui  luật như bảng 3 bit thì sẽ không bị nhầm lẫn giữa các bit Bảng 1 bit: Ta có 21 = 2 số, các số biểu diễn: 0,1 Hệ thập  Hệ nhị phân phân 0 0 1 1             Bảng 2 bit: Ta có 22 = 4 số, các số biểu diễn: 0 đến 3 Hệ thập  Hệ nhị phân phân Giáo viên: Nguyễn Tĩnh Thanh – Trường THPT Ba Đình  6
  7. Hướng dẫn cho học sinh cách đổi số ở một cơ số và hoàn thành bộ mã ASCII cơ sở  0 00 1 01 2 10 3 11 Bảng 4 bit: Ta có 24 =  16 số, các số biểu diễn: 0 đến 15 Hệ thập  Hệ nhị phân phân 0 0000 1 0001 2 0010 3 0011 4 0100 5 0101 6 0110 7 0111 8 1000 9 1001 10 1010 11 1011 12 1100 13 1101 14 1110 15 1111 Như vậy trở lại ví dụ, giáo viên ra câu hỏi? Số 1510  nằm tối thiểu ở bảng mấy bit? nêu dãy bit nhị phân của 1510? Học sinh vận dụng kiến thức trên trả  lời: 24= 16 số, các số  biểu diễn từ: 0  đến 15, vì vậy số 1510 nằm tối thiểu ở bảng 4 bit. Vậy kẻ  bảng 4 bit như trên  ta có cách 2: Tra bảng 4 bit: 1510  ở  nhị  phân là  dãy bit: 11112  mà không phải lấy 15 chia 2 như cách 1. Giáo viên: Nguyễn Tĩnh Thanh – Trường THPT Ba Đình  7
  8. Hướng dẫn cho học sinh cách đổi số ở một cơ số và hoàn thành bộ mã ASCII cơ sở   Nắm bắt được qui luật và tính chất của các số trong 1 bảng như vậy   học sinh dễ dàng trả lời được các câu hỏi cho các số trong bảng khác có cùng  tính chất. Khi đã hoàn thành bảng 1 bit đến 4 bit, giáo viên cho học sinh quan sát  bộ  mã  ASCII  cơ  sở  trang 169. Từ các con số  0101.. rối tinh phức tạp ban   đầu giờ đã trở nên thật gần gũi và dễ hiểu. Từ đó ta cho học sinh nhận xét các số “đặc biệt” trong bảng 1 bit đến 4  bit: + Số 0 ở bảng n bit được biểu diễn là n bit 0 Ví dụ: Số 0 ở bảng 2 bit được biểu diễn 2 bit 0 : 00           Số 0 ở bảng 4 bit được biểu diễn 4  bit 0 : 0000 Giáo viên đưa ra câu hỏi: Số 0 ở bảng 6 bit được biểu diễn? Học sinh trả lời: Số 0 ở bảng 6 bit được biểu diễn 6bit 0: 000000 + Số 1 ở bảng n bit được biểu diễn là n­1 bit 0 và 1 bit 1 Ví dụ: Số 1 ở bảng 2 bit được biểu diễn 1 bit 0 và  1bit 1 : 01           Số 1 ở bảng  4bit được biểu diễn 3 bit  0 và 1 bit 1: 0001 Giáo viên đưa ra câu hỏi: Số 1 ở bảng 7 bit được biểu diễn? Học sinh trả lời: Số 1 ở bảng 7 bit được biểu diễn 6 bit 0 và 1 bit 1: 0000001 + Số kết thúc của bảng n bit được biểu diễn là n bit 1 Ví dụ: Số 3 kết thúc bảng 2bit được biểu diễn 2 bit 1: 11           Số 15 kết thúc bảng 4 bit được biểu diễn 4bit 1: 1111 Giáo viên đưa ra câu hỏi: Số 63 ở bảng 6 bit được biểu diễn? Học sinh trả lời: Số 63 ở bảng 6 bit được biểu diễn 6 bit 1: 111111 + Số liền trước số kết thúc của bảng n bit được biểu diễn: n­1 bit 1 và 1bit  0: Ví dụ: Số 2 ở bảng 2 bit được biểu diễn 1 bit 1 và 1 bit 0: 10 Giáo viên: Nguyễn Tĩnh Thanh – Trường THPT Ba Đình  8
  9. Hướng dẫn cho học sinh cách đổi số ở một cơ số và hoàn thành bộ mã ASCII cơ sở            Số 14 ở bảng 4 bit được biểu diễn 3bit 1 và 1 bit 0: 1110 Giáo viên đưa ra câu hỏi: Số 62 ở bảng 7 bit được biểu diễn? Học sinh trả lời: Số 62 ở bảng 6 bit được biểu diễn 5 bit 1 và 1 bit 0: 111110 + Số mới xuất hiện trong bảng n bit được biểu diễn là 1 bit 1 và n­1 bit 0 Ví dụ: Số 4 mới xuất hiên trong bảng 3 bit ( bảng 2 bit kết thúc là số 3,  chưa có số 4)  được biểu diễn 1bit 1 và 2 bit 0: 100           Số 8 mới xuất hiên trong bảng 4 bit ( bảng 3 bit kết thúc là số 7,  chưa có số 8)  được biểu diễn 1bit 1 và 3 bit 0: 1000. Giáo viên đưa ra câu hỏi: Số 64 ở bảng 7 bit được biểu diễn? Học sinh trả  lời: Số  64  ở  bảng 7 bit  được biểu diễn 1 bit 1 và 6 bit 0:   1000000 …vv & vv… Tương tự  như  vậy trong các bảng n bit khác thì các số  đứng vị  trí đó  cũng có qui luật như vậy. Vì thế trở lại số 1510 ở ví dụ  ta có: Cách 3:  1510 là số kết thúc của bảng 4 bit nên có 4 bit 1: 1510 = 11112 Đến đây ta có thể ra 1 số bài tập áp dụng: Bài tập áp dụng 1: Đổi  3010 sang hệ nhị phân bằng nhiều cách:  Gọi học sinh lên bảng: Đáp án:  Cách 1: giống cách 1 ( thực hiện phép chia) ở ví dụ trên: 3010 = 11102   2  Cách 2:  Học sinh kẻ bảng 5 bit ( vì  2 5 = 32; các số biểu diễn từ 0­31)  theo   qui luật như các bảng 1 đến 4 bit và tra bảng: 3010 = 11102 hệ thập phân hệ nhị phân Giáo viên: Nguyễn Tĩnh Thanh – Trường THPT Ba Đình  9
  10. Hướng dẫn cho học sinh cách đổi số ở một cơ số và hoàn thành bộ mã ASCII cơ sở  0 00000 1 00001 2 00010 3 00011 4 00100 5 00101 6 00110 7 00111 8 01000 9 01001 10 01010 11 01011 12 01100 13 01101 14 01110 15 01111 16 10000 17 10001 18 10010 19 10011 20 10100 21 10101 22 10110 23 10111 24 11000 25 11001 26 11010 27 11011 28 11100 29 11101 30 11110 31 11111 Cách 3: 3010 là số đứng liền trước số kết thúc của bảng 5 bit nên dãy bit biểu  diễn có 4bit 1 và 1 bit 0 : 111102 Bài tập áp dụng 2:  Số 6410 nằm tối thiểu ở bảng mấy bit? Nêu dãy bit đó?  64 ở bảng 8 bit là dãy bit nào?  Đáp án:  64 nằm tối thiểu ở bảng 7 bit vì: Từ bảng 1 bit đến 6 bit mới chỉ biểu diễn 64 số, các số từ  0 ­ 63  Giáo viên: Nguyễn Tĩnh Thanh – Trường THPT Ba Đình  10
  11. Hướng dẫn cho học sinh cách đổi số ở một cơ số và hoàn thành bộ mã ASCII cơ sở  Ở bảng 7 bit: 27  = 128: Các số được biểu diễn là : 0 ­ 127, vậy số 64   nằm ở phạm vi này  + vì 6410 là số mới xuất hiện trong bảng 7 bit nên  theo qui luật 64 có 1 bit 1  và 6 bit 0: 10000002 ( có thể hướng dẫn học sinh 2 cách nữa: thực hiện phép  chia 2 hoặc kẻ bảng 6 bit để tra, tuy vậy 2 cách này quá dài) + số 6410 ở bảng 8 bit là dãy: 010000002 Bài tập áp dụng 3: Cho biết số 510 ở bảng 3 bit là 1012, Số 910 ở bảng 4 bit là 10012 Vậy có thể suy luận được số nào ở bảng 5 bit có tính chất và qui luật như 2   số đó. Nêu số thập phân và dãy bit của số thập phân đó? Đáp án:  Dựa vào bảng 3 bit ta thấy: 5 là số  đứng sau số  4 (số  mới xuất hiện  trong bảng 3 bit);  Dựa vào bảng 4 bit ta thấy: 9 là số  đứng sau số  8 (số  mới xuất hiện  trong bảng 4 bit);   Vậy  ở  bảng 5 bit số  đứng sau số  16 (số  mới xuất hiện trong bảng   5bit)  sẽ là số 17 Lại có 1012 = 22 + 20 =510 ( 5 ở bảng 3 bit nên n=3)            10012 = 23 + 20  =  910  (9 ở bảng 4 bit nên n=4) Vậy với n = 5 thì 24 + 20 = 1710 và dãy bit được biểu diễn là 100012 II. Giải quyết vấn đề:  Trên đây là các ví dụ tôi đưa ra mặc dù là các ví dụ rất đơn giản, còn  trong quá trình tìm tòi các em lại có những khúc mắc, những bài tập về cách   đổi cơ số như từ hệ nhị phân sang thập phân, từ hexa sang nhị phân, nhị phân  sang hexa và còn nhiều câu hỏi phức tạp hơn nhưng một khi giáo viên đã đưa  Giáo viên: Nguyễn Tĩnh Thanh – Trường THPT Ba Đình  11
  12. Hướng dẫn cho học sinh cách đổi số ở một cơ số và hoàn thành bộ mã ASCII cơ sở  ra được cách thức giải quyết trên và học sinh đã hiểu rõ được các ví dụ đó thì   các em có thể dễ dàng giải quyết các khúc mắc một cách dễ dàng. III. Kết quả thu được: Từ cách thức, nội dung bài học mà giáo viên hướng dẫn truyền đạt cho   học sinh như  trên, hầu hết các học sinh đã nhận thức đúng đắn được tầm  quan trọng của môn tin học và các em đã có hứng thú, say mê học bộ môn này  hơn. Kết quả  học tập  được nâng cao hơn, khả  năng tư  duy, sáng tạo, khả  năng suy luận, tính logic của học sinh được nâng lên rõ rệt. Cụ  thể  tôi đã  khảo sát  2 lớp 10A và 10B tôi giảng dạy, trước khi áp dụng cách giải quyết   vấn đề theo  đề tài này tôi đã ra đề  kiểm tra 15 phút dạng tương tự như các  ví dụ trên cho lớp 10A (45 học sinh) và sau khi áp dụng cách giải quyết vấn   đề theo  đề tài này cho lớp 10B( 45 học sinh), kết quả thu được như sau: Lớp Điểm 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số  2 3 5 15 7 10 3 0 0 10A lượng Tỷ lệ 5 7% 11% 33% 15% 22% 7% 0% 0% Số  0 0 0 4 5 6 8 12 10 10B lượng Tỷ lệ 0% 0% 0% 9% 11% 14% 18% 26% 22% Như vậy, sau khi giáo viên áp dụng đề tài này vào giảng dạy, kết quả  học tập thu được của lớp 10B rất cao so với trước khi áp dụng đề tài này của  lớp 10A.  C. PHẦN KẾT LUẬN Tin học nói chung  vẫn còn là môn học mới mẻ  trong các trường học  phổ  thông vì vậy với 70 tiết học trong phân phối chương trình lớp 10, làm  thế  nào để  cho học sinh yêu thích và ham mê học tập chính là do sự  giảng  dạy, truyền đạt và nhiệt huyết của giáo viên bộ môn. Từ đó các em có ý thức  Giáo viên: Nguyễn Tĩnh Thanh – Trường THPT Ba Đình  12
  13. Hướng dẫn cho học sinh cách đổi số ở một cơ số và hoàn thành bộ mã ASCII cơ sở  học tập đúng đắn, hay say học hỏi, tìm tòi, sáng tạo hình thành cho các em kỹ  năng kỹ  xảo để  linh hoạt, thành thạo hơn khi giải quyết vấn đề  giáo viên  đưa ra.   Trên đây là đề  tài bản thân tự  tìm tòi và tích lũy được sau những năm  giảng dạy, dù  là ý kiến rất nhỏ nhưng bản thân tự nhận thấy với cách giảng  dạy dẫn dắt này đã mang lại cho học sinh một tiết học thật sự hiệu quả. Đề  tài có thể có những thiếu sót nên rất mong bạn đọc và các đồng nghiệp đóng   góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi chân thành cảm ơn!                                      Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2013 XÁC NHẬN CỦA THỦ  TRƯỞNG ĐƠN VỊ                                     Tôi xin cam đoan đây là  SKKN của mình viết, không sao chép nội  dung của người khác.         Nguyễn Tuấn Anh                              Người viết:                          Nguyễn Tĩnh Thanh  Tài liệu tham khảo: 1. Sách giáo khoa Tin học 10 2. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Tin học 10 3. Chuẩn kiến thức môn Tin học 10 Giáo viên: Nguyễn Tĩnh Thanh – Trường THPT Ba Đình  13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2