Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh ôn tập dạng câu hỏi so sánh trong thi THPT quốc gia và học sinh giỏi phần Lịch sử Việt Nam 1930 – 1945
lượt xem 2
download
Mục đích của đề tài nghiên cứu nhằm phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh khá, giỏi. Nâng cao hiệu quả dạy học và ôn thi THPT quốc gia và học sinh giỏi phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh ôn tập dạng câu hỏi so sánh trong thi THPT quốc gia và học sinh giỏi phần Lịch sử Việt Nam 1930 – 1945
- MỤC LỤC Nội dung sáng kiến kinh nghiệm. Trang I. Phần mở đầu 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Đối tượng nghiên cứu 2 3. Mục đích nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Giả thuyết khoa học 2 6. Lịch sử vấn đề 2 7. Đóng góp của đề tài nghiên cứu 2 II. Nội dung 3 1. Cơ sở lí luận 3 1.1. Kĩ năng so sánh 3 1.2 Kĩ năng so sánh trong dạy học lịch sử 3 2. Cơ sở thực tiễn 4 3. Rèn luyện kĩ năng so sánh cho học sinh. 6 3.1. Trình tự của kĩ năng so sánh 6 3.2. Các biện pháp rèn luyện kĩ năng so sánh 6 3.3. Các hình thức kiểm tra, đánh giá kĩ năng so sánh cho học sinh 8 4. Những nội dung so sánh cơ bản trong phần Lịch sử Việt Nam 1930 – 1945 9 (Lịch sử 12) 5. Kết quả thực nghiệm của đề tài 16 III. Kết luận 18 IV. Kiến nghị 18
- I. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1. Lí do chọn đề tài Trong sự nghiệp phát triển của đất nước thì giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu. Đảng và nhà nước có nhiều chính sách quan tâm và phát triển nền giáo dục Việt Nam hiện đại. Thực tế nền giáo dục Việt Nam đã đáp ứng được phần nào đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng giáo dục thì đổi mới phương pháp dạy học vẫn đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của ngành giáo dục. Dạy như thế nào và học như nào để phát huy tính tích cực của học sinh luôn được các thế hệ nhà giáo quan tâm thực hiện để có hiệu quả nhất. Hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học được đẩy mạnh ở các trường phổ thông trong cả nước. Đổi mới phương pháp dạy học toàn diện ở tất cả các môn học và ngành học. Đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đào tạo con người chủ động và sáng tạo. Tuy nhiên việc đổi mới về phương pháp dạy và học hiện nay vẫn còn chậm và chưa đồng bộ. Chính điều này làm hạn chế chất lượng dạy và học trường phổ thông hiện nay. Trong giáo dục phổ thông, bộ môn lịch sử có vai trò quan trọng để giáo dục nhân cách, đạo đức, nhân sinh quan, thế giới quan, góp phần hình thành những phẩm chất cho con người Việt Nam. Tầm quan trọng của việc giáo dục lịch sử đối với sự phát triển của đất nước và dân tộc là rất rõ ràng. Đối với bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông luôn được quan tâm bởi vai trò giáo dục truyền thống đạo đức cho học sinh rất to lớn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam Việc dạy và học bộ môn lịch sử ở trường THPT hiện nay gặp rất nhiều khó khăn như việc học sinh coi môn học lịch sử như là môn phụ, việc dạy học của một số giáo viên làm cho học sinh cảm thấy nhàm chán. Vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học đối với bộ môn lịch sử ở trường phổ thông càng phải được đẩy mạnh hơn nữa. Đổi mới ở đây là phát huy tính tích cực của học sinh, làm cho học sinh cảm thấy hứng thú, say mê đối với môn học. Đổi mới còn là để học sinh rèn luyện các kĩ năng làm bài để đạt kết quả tốt trong các kì thi. Các kĩ năng đối với bộ môn lịch sử có nhiều như kĩ năng phân tích, nhận xét, khái quát, so sánh … 1
- Trong việc học môn lịch sử học sinh thường rất lúng túng trong việc giải quyết các dạng bài tập so sánh các vấn đề lịch sử. Đề thi THPT quốc gia cũng như thi học sinh giỏi cũng có nhiều câu hỏi liên quan tới kĩ năng so sánh các sự kiện lịch sử, các vấn đề lịch sử. Trên thực tế như vậy nên tôi chọn đề tài “ Hướng dẫn học sinh ôn tập dạng câu hỏi so sánh trong thi THPT quốc gia và học sinh giỏi phần Lịch sử Việt Nam 1930 – 1945”. để góp phần giúp học sinh lớp 12 có thể phát huy tốt kĩ năng này trong các kì thi THPT quốc gia cũng như thi học sinh giỏi. 2. Đối tượng nghiên cứu. Trong sáng kiến kinh nghiệm này đối tượng nghiên cứu là học sinh khá, giỏi lớp 12. 3. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm. Phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh khá, giỏi. Nâng cao hiệu quả dạy học và ôn thi THPT quốc gia và học sinh giỏi phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. 4. Phương pháp nghiên cứu. Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này tôi sử dụng phương pháp tư duy lôgíc, thực nghiệm sư phạm, khảo sát thực tế. 5. Giả thuyết khoa học. Nếu sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng một rộng rãi với sự đóng góp của đồng nghiệp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học và ôn thi THPT quốc gia và thi học sinh giỏi phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930-1945. 6. Lịch sử vấn đề. Hiện chưa có một tài liệu nào hướng dẫn học sinh ôn tập thi THPT quốc gia dạng câu hỏi so sánh phần Lịch sử Việt Nam 1930-1945. 7. Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm. + Nâng cao hiệu quả trong việc ôn tập thi THPT quốc gia cho học sinh 12. + Rèn luyện kĩ năng so sánh cho học sinh thi học sinh giỏi các cấp (cấp trường, cấp tỉnh). + Tài liệu tham khảo cho giáo viên trong giảng dạy phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 -1945. 2
- II – NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận. 1. 1. Khái niệm so sánh. Theo Từ điển Việt Nam so sánh là việc xem xét để tìm ra những điểm giống, tương tự hoặc khác biệt về mặt số lượng, kích thước, phẩm chất.. 2. 2. Kĩ năng so sánh trong dạy học Lịch sử. Kĩ năng so sánh trong dạy học Lịch sử là học sinh trên cơ sở các sự kiện Lịch sử để nhìn rõ nét tương đồng và sự khác biệt, nhận rõ những cái riêng có cùng một cái chung bản chất hoặc những dấu hiệu phân biệt cái riêng này với cái riêng khác. Rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh là một trong những mục tiêu quan trọng của tất cả các môn học trong nhà trường phổ thông. Đối với môn lịch sử trong các tiết dạy thì mục tiêu chung luôn phải rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Mỗi bài dạy, mỗi tiết dạy thì rèn luyện kỹ năng cũng khác nhau như kỹ năng sử dụng lược đồ, tranh ảnh trong sách giáo khoa, kỹ năng phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử. Vì vậy, việc dạy từng bài cụ thể thì người giáo viên phải tập trung rèn luyện một kỹ năng nào đó cho học sinh. Từ đó tạo cho học sinh có phương pháp học đúng đắn, hiểu sâu vấn đề, nắm chắc các kiến thức đã học. Điều đó là rất cần thiết bởi vì một số học sinh hiện nay vẫn còn rất bị động trong việc tiếp cận kiến thức nhất là học sinh có học lực yếu và trung bình. Các đối tượng học sinh này phần lớn chỉ biết ghi lại những vấn đề mà giáo viên kết luận mà không chủ động lĩnh hội tri thức. Để rèn luyện kĩ năng cho học sinh điều cơ bản là giáo viên phải làm tốt phần định hướng, gợi mở, hướng dẫn. Chính vì vậy bất kỳ tiết học nào bản thân người dạy phải rất chú ý tới việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Trong các kĩ năng ở bộ môn lịch sử thì rèn luyện kỹ năng so sánh có thể giải quyết các bài tập khó. Trong kĩ năng so sánh đòi hỏi học sinh phải nắm vững các kiến thức lịch sử, các vấn đề lịch sử. Trên cơ sở các kiến thức đã có thì người học lúc đó mới rút ra được những nét tương đồng hoặc khác biệt của các sự kiện đã học. Khi rèn luyện tốt kỹ năng so sánh thì việc tổng hợp, khái quát các sự kiện đã học một cách dễ dàng hơn trong đó quan trọng hơn cả là là người học có thể đánh giá các sự kiện lịch sử. Khi so sánh được các vấn đề lịch sử học sinh có thể nhận thấy được sự hạn chế của các sự kiện lịch sử, vấn đề lịch sử cũng 3
- như thấy được ưu nhược điểm hay nét tiến bộ của các vấn đề lịch sử. Trên cơ sở đó học sinh nhận thấy được mối liên hệ, quy luật phát triển của các sự kiện lịch sử. 2. Cơ sở thực tiễn. Trong thực tế hiện nay thì bộ môn lịch sử ở trường phổ thông vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc dạy và học mà nguyên nhân quan trọng nhất là do yêu cầu của xã hội đối với khoa học xã hội nói chung và môn Lịch sử nói riêng đã làm cho người học “quay lưng lại”. Tâm lý thực dụng trong học tập đã làm cho học sinh tập trung vào các môn khoa học tự nhiên nhiều hơn. Thay vì thi 8 môn như năm 2016, thí sinh năm 2017 sẽ thi 5 bài, gồm 3 bài độc lập Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và hai bài thi tổ hợp gồm Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân đối với thí sinh hệ giáo dục THPT; Lịch sử, Địa lý với thí sinh hệ Giáo dục thường xuyên). Các bài thi tổ hợp có điểm từng môn thành phần để phục vụ xét tuyển đại học theo khối thi truyền thống; điểm toàn bài thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học theo tổ hợp môn thi, bài thi mới. Năm 2017, nội dung đề thi sẽ chủ yếu trong chương trình lớp 12. Năm 2018, nội dung đề thi nằm trong chương trình lớp 11 và lớp 12; từ năm 2019 trở đi nằm trong chương trình 3 năm THPT. Môn Lịch sử sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm với 40 câu với thời gian là 50 phút. Đề thi môn Lịch sử có 40 câu theo các cấp độ nhận thức là nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao. Trong ba kì thi THPT quốc gia năm 2017, 2018, 2019 đã có những câu hỏi đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức so sánh để giải quyết. Hầu hết các câu hỏi khi vận dụng kiến thức so sánh là những câu hỏi vận dụng. Câu 25 – Mã đề 320 – Đề thi THPT quốc gia năm 2017 Một trong những điểm khác nhau giữa chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) và chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) là về A. quyết tâm giành thắng lợi. B. kết cục quân sự. C. địa bàn mở chiến dịch. D. sự huy động lực lượng đến mức cao nhất. Câu 21.- mã đề 310 – Đề thi THPT quốc gia năm 2018. 4
- Nội dung nào dưới đây là điểm khác nhau giữa Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam? A. Chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng. B. Xác định giai cấp lãnh đạo. C. Đề ra phương hướng chiến lược. D. Xác định phương pháp đấu tranh. Câu 29 - Mã đề 315- Đề thi THPT quốc gia năm 2019. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga có điểm chung nào sau đây? A. Góp phần cỗ vũ phong trào cách mạng thế giới. B. Đối tượng đấu tranh chủ yếu là giai cấp tư sản. C. Nhiệm vụ chủ yếu là chống chủ nghĩa thực dân. D. Làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống hoàn chỉnh. Qua quá trình giảng dạy môn lich sử 12, tôi nhận thấy việc rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh qua việc thực hiện các bài tập lịch sử là điều mà người dạy cần phải quan tâm một cách đúng mức. Khác với các môn khoa học tự nhiên, trong cấu trúc chương trình môn lịch sử 12 không có tiết bài tập vì vậy việc rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh qua việc thực hiện các bài tập là rất khó khăn. Thời lượng trong các tiết trên lớp chỉ mới rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh một phần nào đó. Để rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh thì người dạy cần phải chú ý trong việc ra các bài tập lịch sử cho các em. Việc giao nhiệm vụ cho học sinh làm các bài tập về nhà không những rèn luyện kỹ năng so sánh cho các em tốt hơn mà còn rèn luyện thái độ tích cực, tự giác cho học sinh. Về chương trình ôn thi THPT quốc gia và thi học sinh giỏi các cấp nội dung kiến thức của Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930-1945 có lượng kiến thức khá nhiều nhất là những câu hỏi vận dụng thấp và vận dụng cao. Đối với những câu hỏi kiến thức vận dụng thì rèn luyện tốt kĩ năng so sánh sẽ giúp cho học sinh giải quyết tốt những nội dung này. Kì thi THPT quốc gia Số câu hỏi về nội dung giai đoạn 1930-1945 Năm 2017 7/40 5
- Năm 2018 6/40 Năm 2019 8/40 3. Rèn luyện kĩ năng so sánh cho học sinh. 3. 1. Trình tự của kĩ năng so sánh. Bước 1: Nêu sự kiện, nội dung lịch sử cần so sánh. Bước 2: Phân tích đối tượng, tìm ra dấu hiệu bản chất của mỗi đối tượng so sánh. Bước 3: Xác định những điểm khác nhau Bước 4: Xác định những điểm giống nhau Bước 5: Khái quát các dấu hiệu quan trọng giống và khác nhau của hai đối tượng so sánh. Bước 6: Nếu có thể được thì nêu rõ nguyên nhân của sự giống nhau và khác nhau đó, rút ra kết luận. Khi so sánh hai nội dung Lịch sử giáo viên hướng dẫn học sinh các bước theo trình tự của kĩ năng so sánh. 3.2. Các biện pháp rèn luyện kĩ năng so sánh cho học sinh. Trong quá trình dạy học môn Lịch sử 12, tôi nhận thấy việc rèn luyện kĩ năng so sánh cho học sinh của giáo viên còn hạn chế. Để giúp học sinh phát triển kĩ năng so sánh trong học tập, giáo viên có thể sử dụng các biện pháp sau để rèn luyện kĩ năng. + Sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học: Đây là phương pháp có thể kích thích ở mức cao nhất sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập, phát triển các kỹ năng học tập, giải quyết vấn đề, kỹ năng đánh giá, dự đoán kết quả, kỹ năng giao tiếp như nghe nói, trình bày,… của học sinh. + Sử dụng bảng so sánh: Trong dạy học môn Lịch sử việc sử dụng bảng thống kê, so sánh, phân biệt các đối tượng… rất có tác dụng đối với quá trình nhận thức của học sinh. Qua việc phân tích các số liệu, sự kiện trong bảng sẽ giúp học sinh phát huy các kĩ năng thao tác tư duy phân tích - tổng hợp, so sánh - đối chiếu, kĩ năng khái quát hóa, hệ thống hóa. Việc phân tích, tổng hợp , so sánh đối chiếu các số liệu sự kiện ghi trong bảng không chỉ giúp học sinh rút ra được những nhận xét đúng mà còn có tác dụng giúp các em nhớ lâu, hiểu cặn kẽ vấn đề, có khả năng tư duy sáng tạo trong việc so sánh các đối tượng tương tự. 6
- + Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan: Việc dạy học kiến thức mới bằng trắc nghiệm sẽ rèn luyện cho học sinh khả năng tự học, tự đọc sách giáo khoa . Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi người, kết quả học tập sẽ được nhân lên. 3.3. Các hình thức kiểm tra, đánh giá kĩ năng so sánh của học sinh. Trong quá trình giảng dạy việc rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh phải được giáo viên đánh giá một cách chính xác, khách quan. Mục tiêu cuối cùng của việc rèn luyện kỹ năng so sánh là đánh giá kỹ năng của học sinh. Vậy đánh giá kỹ năng của học sinh như thế nào? Theo tôi người dạy có thể đánh giá kỹ năng học sinh theo các hình thức sau: + Thứ nhất: Trong quá trình kiểm tra bài cũ, giáo viên có thể đặt ra các câu hỏi yêu cầu học sinh phải sử dụng tới kỹ năng so sánh. + Thứ hai: Giáo viên có thể kiểm tra các bài tập về nhà sau khi học sinh hoàn thành. + Thứ ba: Trong các tiết kiểm tra định kỳ thì người dạy có thể ra các câu hỏi kiểm tra sử dụng kỹ năng so sánh. Tuy nhiên ở chương trình lịch sử lớp 12, có rất nhiều phần học có thể rèn luyện kỹ năng so sánh, có nhiều bài tập mà giáo viên có thể yêu cầu học sinh. Thiết nghĩ người dạy cần phải chọn ra những bài tập so sánh điển hình để rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh. Hệ thống bài tập so sánh cũng có nhiều hình thức khác nhau. Có những bài tập yêu cầu người học so sánh sự khác nhau của các vấn đề lịch sử, có những bài tập yêu cầu so sánh sự giống nhau và khác nhau, nhưng cũng có những loại bài tập so sánh dựa trên sơ đồ lịch sử. Làm thế nào để cho học sinh có thể nhận biết các hình thức so sánh và cách giải quyết các vấn đề so sánh một cách hợp lý thì việc định hướng cho học sinh là rất quan trọng. Người dạy không làm nhiệm vụ giải quyết tất cả mọi vấn đề mà chỉ hướng dẫn cách thức tiến hành so sánh cho học sinh, còn nhiệm vụ là yêu cầu người học phải hoàn thành. Có như vậy mới có thể phát huy được tính tích cực của học sinh. 7
- 4. Những nội dung so sánh cơ bản trong phần Lịch sử Việt Nam 1930 – 1945. 4.1 So sánh Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam với Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương ( 10/1930 ). Nội dung của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng tháng 2 năm 1930 đã được tìm hiểu ở bài phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam 1925 đến năm 1930. Khi kết thúc bài 14 (phong trào cách mạng 1930-1935) thì học sinh mới nắm vững kiến thức về nội dung của bản Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930. Lúc này trên cơ sở kiến thức về nội dung của Cương lĩnh tháng 2 năm 1930 và Luận cương tháng 10 năm 1930 thì giáo viên mới hướng dẫn học sinh so sánh được những điểm giống nhau và khác nhau. * Giống nhau: + Đường lối chiến lược: Cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: trước hết làm Cách mạng tư sản dân quyền sau đó làm cách mạng xã hội chủ nghĩa + Nhiệm vụ của cách mạng: đánh đổ đế quốc và đánh đổ phong kiến. + Lực lượng chính của cách mạng là giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. + Lãnh đạo: giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản, Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng. + Cách mạng Việt Nam (cách mạng Đông Dương) có mối quan hệ mật thiết với cách mạng thế giới, cần đoàn kết với vô sản Pháp và các dân tộc bị áp bức. Khác nhau: - Đường lối chiến lược: + Cương lĩnh chính trị: tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. + Luận cương chính trị: ban đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó phát triển bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa. - Nhiệm vụ của cuộc cách mạng tư sản dân quyền: + Cương lĩnh chính trị đầu tiên: Cách mạng tư sản dân quyền không bao gồm cách mạng ruộng đất mà chỉ thực hiện nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc. + Luận cương chính trị: cách mạng tư sản dân quyền bao gồm cả hai hiệm vụ chống đế quốc và cách mạng ruộng đất. - Về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. 8
- + Cương lĩnh chính trị đầu tiên: gồm cả hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ nhưng nổi lên hàng đầu là chống đế quốc, giành độc lập dân tộc. + Luận cương chính trị: không đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất. - Lực lượng cách mạng: + Cương lĩnh chính trị: lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức, còn đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản dân tộc thì phải lợi dụng hoặc trung lập. Cương lĩnh chính trị đã tập hợp lực lượng toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh chống đế quốc và tay sai. + Luận cương chính trị: động lực cách mạng là công nhân và nông dân. Luận cương đã đánh giá không đúng khả năng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc và chống phong kiến của tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo một bộ phân trung, tiểu địa chủ tham gia vào mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc và tay sai. Trên cơ sở kiến thức nội dung so sánh Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị giáo viên hướng dẫn một số câu hỏi trắc nghiệm so sánh giống nhau và khác nhau. Trên cơ sở những nội dung giống nhau giáo viên xây dựng 1 số câu hỏi trắc nghiệm so sánh giống nhau của Cương lĩnh và Luận cương cho học sinh ôn tập. Câu 1. Nội dung nào dưới đây là điểm giống nhau giữa Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam? A. Chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng. B. Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. C. Nội dung của cách mạng tư sản dân quyền. D. Giai cấp lãnh đạo cách mạng. Câu 2. Nội dung nào dưới đây là điểm giống nhau giữa Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam? A. Chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng. B. Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. C. Nội dung của cách mạng tư sản dân quyền. D. Đề ra phương hướng chiến lược. 9
- Câu 3. Nội dung nào dưới đây là điểm khác nhau giữa Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam? A. Chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng. B. Xác định giai cấp lãnh đạo. C. Đề ra phương hướng chiến lược. D. Xác định phương pháp đấu tranh. Câu 4. Nội dung nào dưới đây là điểm khác nhau giữa Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam? A. Xác định giai cấp lãnh đạo. B. Đề ra phương hướng chiến lược. C. Xác định phương pháp đấu tranh. D. Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. Câu 5. Tính đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh chính trị đầu tiên tháng 2 năm 1930 của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện ở việc xác định A. nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền. B. mối quan hệ của cách mạng Việt Nam và thế giới. C. lực lượng nòng cốt của cách mạng. D. giai cấp lãnh đạo và lực lượng tham gia cách mạng. Với câu hỏi này không có nội dung so sánh trong câu dẫn nhưng yêu cầu học sinh nhận thức được sự sáng tạo của Cương lĩnh chính trị với quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin và Luận cương chính trị. Các phương án gây nhiễu đều nêu rõ sự đúng đắn của Cương lĩnh chính trị nhưng sự sáng tạo của Cương lĩnh thể hiện ở chỗ lực lượng tham gia cách mạng. Học sinh phải nắm rõ lực lượng cách mạng trong quan điểm của Mác – Lê nin và Luận cương chính trị là giai cấp công nhân và nông dân. Còn đối với giai cấp tư sản và địa chủ là đối tượng của cách mạng. Trong khi đó Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo lại xem giai cấp tư sản và địa chủ là một phần của lực lượng cách mạng. Điều đó hoàn toàn phù hợp với thực tiễn của cách mạng Việt Nam và thể hiện tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Nguyễn Ái Quốc. 10
- 4.2. So sánh phong trào cách mạng 1930 – 1931 với phong trào dân chủ 1936-1939. Đây là hai thời kì lớn trong cách mạng Việt Nam, mỗi một thời kì do hoàn cảnh lịch sử cụ thể khác nhau nên Đảng ta đưa ra chủ trương, sách lược khác nhau, hình thức đấu tranh khác nhau. Trên cơ sở nắm vững kiến thức về hai phong trào 1930- 1931 và phong trào dân chủ 1936-1939 giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra những điểm giống nhau và khác nhau sau đây: * Giống nhau: - Nhiệm vụ chiến lược: Chống đế quốc và chống phong kiến. - Động lực của phong trào: Công nhân và nông dân. - Lãnh đạo: giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản. * Khác nhau: - Nhiệm vụ trước mắt: + Phong trào cách mạng 1930-1931: chống đế quốc Pháp và tay sai để giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày. + Phong trào dân chủ 1936-1939: chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình. - Đối tượng cách mạng: + Phong trào 1930-1931: đế quốc Pháp và bọn phong kiến tay sai + Phong trào 1936-1939: bọn phản động thuộc địa, phát xít. - Lực lượng tham gia cách mạng: + Phong trào 1930 -1931: chủ yếu là công nhân và nông dân. + Phong trào dân chủ 1936 – 1939: đông đảo các giai cấp và tầng lớp: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, …trong Mặt trận Dân chủ Đông Dương - Hình thức và phương pháp đấu tranh: + Phong trào cách mạng 1930-1931: hình thức chủ yếu là bãi công, biểu tình và xuất hiện biểu tình có vũ trang, phương pháp đấu tranh là bí mật, bất hợp pháp. + Phong trào dân chủ 1936 -1939: kết hợp hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp. - Địa bàn: + Phong trào cách mạng 1930-1931: nông thôn và trung tâm công nghiệp. 11
- + Phong trào dân chủ 1936-1939: chủ yếu ở thành thị. Trên cơ sở nội dung so sánh học sinh tiếp nhậ được giáo viên hướng dẫn học sinh giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm khách quan về nội dung đã học Câu 1. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam có sự khác nhau về A. nhiệm vụ chiến lược. B. giai cấp lãnh đạo cách mạng. C. khẩu hiệu đấu tranh. D. lực lượng nòng cốt cách mạng. Cùng với câu dẫn giáo viên hướng dẫn học sinh thay đáp án khẩu hiệu đấu tranh bằng các đáp án thay thế như : nhiệm vụ trước mắt, đối tượng cách mạng, tập hợp lực lượng để học sinh hiểu về câu hỏi so sánh khác nhau Câu 2. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam có sự giống nhau về A. mục tiêu trước mắt. B. khẩu hiệu đấu tranh. C. lực lượng tham gia. D. nhiệm vụ chiến lược. Với kiến thức nắm rõ về so sánh của hai phong trào 1930 – 1931 và phong trào dân chủ 1936 – 1939 học sinh nhận thức được điểm giống nhau là nhiệm vụ chiến lược của hai phong trào cách mạng (chống đế quốc và chống phong kiến). Giáo viên cũng hướng dẫn học sinh thay đáp án nhiệm vụ chiến lược bằng các đáp án thay thế như: giai cấp lãnh đạo cách mạng, lực lượng nòng cốt cách mạng nếu cùng một câu dẫn. 4.3. So sánh nội dung Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11 năm 1939 với Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/ 1941. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 11 năm 1939) và Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5 năm 1941 là những nội dung trọng tâm trong bài 23 (Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời). Trên cơ sở nắm vững những nội dung cơ bản của hai hội nghị qua trọng 12
- của Đảng, giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra những điểm giống nhau và khác nhau sau đây: * Giống nhau: + Đặt mục tiêu giải phóng dân tộc lên hàng đầu. + Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất. + Tập hợp lực lượng trong Mặt trận dân tộc thống nhất. + Lãnh đạo của cách mạng là giai cấp vô sản với đội tiên phong là Đảng Cộng sản. * Khác nhau: - Giải quyết nhiệm vụ giải phóng dân tộc. + Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 11 năm 1939) : giải quyết vấn đề dân tộc ở cả 3 nước Đông Dương : Việt Nam, Lào, Campuchia. + Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5 năm 1941: giải quyết vần đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương. - Hình thức mặt trận và các tổ chức đoàn thể: + Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 11 năm 1939): Thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương. Các tổ chức đoàn thể trong mặt trận lấy tên là Hội Phản đế. + Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5 năm 1941: Thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh (gọi tắt là mặt trận Việt Minh). Các tổ chức, đoàn thể trong mặt trận lấy tên là Hội Cứu quốc. - Xác định hình thái của cuộc cách mạng: + Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 11 năm 1939): chưa xác định hình thái của cách mạng. + Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5 năm 1941: xác định hình thái của của cách mạng nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa. Trên cơ sở những hiểu biết về nội dung so sánh hai hội nghị quan trọng của Đảng, giáo viên hướng dẫn học sinh giải quyết những câu hỏi trắc nghiệm khách quan về so sánh của hai hội nghị. 13
- Ví dụ 1: Nội dung nào dưới đây là điểm khác nhau giữa nghị quyết của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5 năm 1941 so với Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 11 năm 1939) A. Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. B. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất. C. Thành lập mặt trận dân tộc rộng rãi chống đế quốc. D. Xác định hình thái của cách mạng. Ví dụ 2: Điểm mới của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5 năm 1941 so với Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 11 năm 1939) là A. thành lập mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi chống đế quốc. B. đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và chống phong kiến. C. giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ ở từng nước Đông Dương. D. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đât, thực hiện giảm tô, giảm tức. 4.4. So sánh Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam với cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Đây là một nội dung khó đối với học sinh. Những câu hỏi so sánh này là những câu hỏi thuộc mức độ vận dụng cao. Đề giải quyết những nội dung này học sinh phải có kĩ năng khái quát và kĩ năng so sánh thuần thục. Trên cơ sở nắm vững kiến thức về Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 (chương trình lớp 11) và cuộc cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (chương trình lớp 12) mới rút ra được những điểm giống nhau và khác nhau của hai cuộc cách mạng này. * Giống nhau: + Lãnh đạo: giai cấp vô sản với đội tiên phong là Đảng cộng sản. + Lực lượng nòng cốt: công nhân và nông dân. + Phương pháp: cách mạng bạo lực kết hợp đâu tranh chính trị và vũ trang. + Hướng phát triển: mở đầu cho việc tiến lên chủ nghĩa xã hội. + Góp phần cổ vũ phong trào cách mạng thế giới. * Khác nhau: - Nhiệm vụ chủ yếu: 14
- + Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917: lật đổ chính phủ tư sản lâm thời của giai cấp tư sản + Cách mạng tháng Tám năm 1945: chống phát xít Nhật và bọn tay sai. - Mối quan hệ giành chính quyền ở nông thôn và thành thị: + Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917: bùng nổ ở các trung tâm đô thị rồi tỏa về vùng nông thôn. + Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam: có sự kết hợp hài hòa giữa nông thôn và thành thị. - Tính chất của cuộc cách mạng: + Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917: là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. + Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam: là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Với những nội dung nắm vững về những điểm giống nhau và khác nhau của hai cuộc cách mạng, giáo viên hướng dẫn cho học sinh một số ví dụ các câu hỏi trắc nghiệm khách quan về so sánh. Ví dụ 1: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga có điểm chung nào sau đây? A. Góp phần cỗ vũ phong trào cách mạng thế giới. B. Đối tượng đấu tranh chủ yếu là giai cấp tư sản. C. Nhiệm vụ chủ yếu là chống chủ nghĩa thực dân. D. Làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống hoàn chỉnh. Với những câu dẫn tìm ra điểm chung của hai cuộc Cách mạng này thì giáo viên hướng dẫn những nội dung thay thế đáp án “góp phần cỗ vũ phong trào cách mạng thế giới” bằng các nội dung như “lãnh đạo là giai cấp công nhân” “sử dụng bạo lực cách mạng giành chính quyền” “ lực lượng chủ yếu là công nhân và nông dân”. Ví dụ 2: Đâu là điểm khác biệt của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 với Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917? A. Giai cấp lãnh đạo. B. Nhiệm vụ chủ yếu. C. Phương pháp đấu tranh. D. Lực lượng chủ yếu. 15
- Ví dụ 3: Mối quan hệ giành chính quyền ở nông thôn và thành thị trong Cách mạng tháng Tám có điểm gì khác so với Cách mạng tháng Mười Nga 1917. A. Bùng nổ ở các trung tâm đô thị rồi tỏa về vùng nông thôn B. Có sự kết hợp hài hòa giữa nông thôn và thành thị. C. Từ nông thôn tiến vào thành thị, lấy nông thôn bao vây thành thị. D. Chỉ giành chính quyền ở nông thôn. 5. Kết quả thực nghiệm của đề tài . Thực tế qua dạy học lịch sử lớp 12, tôi đã tiến hành rèn luyện kĩ năng so sánh cho học sinh và nhận được những kết quả tích cực. Ngoài việc ra các bài tập về nhà, trong các bài kiểm tra thường xuyên và định kì, các bài tập rèn luyện kĩ năng so sánh được sử dụng. Với việc đổi mới về phương pháp học tập và kiểm tra, đánh giá thì kĩ năng làm bài của học sinh hết sức quan trọng. Kkết quả bài kiểm tra định kì của học sinh lớp 12 cho thấy sự tiến bộ trong việc sử dụng kĩ năng so sánh. Với việc vận dụng đề tài này vào ôn luyện thi THPT Quốc Gia và bồi dưỡng học sinh giỏi kết hợp với giảng dạy những phần kiến thức khác trong chương trình Lịch sử thì đã đạt được những hiệu quả nhất định, kết quả thi của học sinh được nâng cao rõ rệt. Đối với kì thi THPT quốc gia: Kết quả của kì thi THPT quốc gia qua các năm 2018 và 2019 đã cho thấy tín hiệu tích cực từ việc đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá học sinh. Kì thi THPT quốc Điểm trung bình Điểm trung bình Điểm trung bình gia cả nước của tỉnh của trường Năm 2018 3.79 3.90 4.10 Năm 2019 4.30 4.53 4.90 Đối với việc giảng dạy ôn thi cho những học sinh khá, giỏi tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm đề tài ở lớp 12B2 (đối tượng khá và giỏi) và đã kiểm tra kỹ năng làm các bài tập có nội dung so sánh ở chương II (Việt Nam từ 1930 – 1945) trước và sau khi rèn luyện kĩ năng. Kết quả trước và sau khi hướng dẫn rèn luyện kĩ năng so sánh. 16
- Lớp Sĩ số Điểm từ Điểm 6=>8 Điểm 5=>6 Điểm =10 12B2 (trước 36 2 25 4 4 ôn tập) 12 B2 (sau 36 8 24 3 1 ôn tập) Từ những kết quả đánh giá như trên, có thể rút ra kết luận rằng: Đề tài có tính khoa học, hiệu quả cao, có thể vận dụng tốt trong dạy học. 17
- III. KẾT LUẬN. Với hệ thống bài tập lịch sử rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh cho học sinh giúp cho người dạy và người học có thể học tập tốt hơn với bộ môn lịch sử, phát huy được tính tích cựa của học sinh trong học tập. Hệ thống bài tập này cũng là một kênh thông tin giúp người dạy đánh giá chính xác về năng lực học tập của người học nhất là học sinh khá, giỏi. Nếu được rèn luyện tốt về kỹ năng so sánh ở lớp 12 thì sẽ giúp các em đạt kết quả tốt cho các kỳ thi học sinh giỏi và thi THPT quốc gia. Trong so sánh có nhiều hình thức khác nhau, vì vậy hệ thống bài tập này giúp các em nhận biết được các yêu cầu so sánh trong môn lịch sử. Tùy từng bài, từng tiết dạy mà người học phải tiến hành các hình thức so sánh cho phù hợp. Thực tế hiện nay lượng kiến thức đối với các em khá lớn trong khi đó số tiết dạy hạn chế vì vậy người dạy phải linh hoạt hướng dẫn các em tiến hành các hoạt động học trên lớp cùng với hoạt động học ở nhà. Phải làm sao để các em thực sự phát huy được tính tự giác, chủ động trong học tập. Với đề tài này sẽ là một tài liệu giúp người dạy và người học hoàn thành các bài tập vận dụng kỹ năng so sánh. Tuy nhiên để hoàn thiện hơn nữa, tôi cần sự góp ý và giúp đỡ của đồng nghiệp và bạn đọc. IV. KIẾN NGHỊ - Phân loại đối tượng ôn thi THPT quốc gia theo năng lực học sinh ( đối tượng học lực yếu – kém; học lực trung bình; học lực khá – giỏi) để ôn thi THPT quốc gia. - Tổ chuyên môn cần triển khai buổi học chuyên đề phân tích cấu trúc đề thi THPT quốc gia ngay sau khi có đề minh họa của Bộ giáo dục để bám sát ôn thi THPT quốc gia. - Các bài viết và các đề tài hay cần được chia sẽ rộng rãi trong các buổi chuyên đề để các đồng nghiệp cùng học hỏi trao đổi kinh nghiệm. - Tăng cường tập huấn cho giáo viên về ôn tập thi THPT quốc gia và ôn thi học sinh giỏi. Tôi xin chân thành cảm ơn! 18
- TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đinh Xuân Lâm, Đại cương lịch sử Việt Nam tập 2, NXBGD, 2003. [2] Đinh Xuân Lâm, Đại cương lịch sử Việt Nam tập 3, NXBGD, 2003.. [3] Phan Ngọc Liên, Sách giáo viên lịch sử 12, NXBGD, năm 2008. [4] Phan Ngọc Liên (chủ biên), Sách giáo khoa lịch sử 12, NXB giáo dục, năm 2014. [5] Trịnh Đình Tùng, Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn sử 12, NXBĐHSP, năm 2010. [6] Trịnh Đình Tùng, Tư liệu lịch sử 12, NXBGD, năm 2008. [7] Nguyễn Xuân Trường, Trắc nghiệm 12, NXBGD, Năm 2019. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT Lê Lợi
19 p | 56 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Soạn dạy bài Clo hóa học 10 ban cơ bản theo hướng phát triển năng lực học sinh
23 p | 56 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh giải các bài tập gắn với chủ đề thực tiễn trong chương trình toán lớp 10 THPT
73 p | 21 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
33 p | 73 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 cơ bản phân dạng và nắm được phương pháp giải bài tập phần giao thoa ánh sáng
23 p | 36 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11
28 p | 69 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn sử dung phần mềm Zipgrade chấm trắc nghiệm bằng điện thoại smartphone và ứng dụng máy tính cầm tay vào làm nhanh bài tập toán trắc nghiệm thi THPT quốc gia
108 p | 50 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh học môn Sinh học 12 Trung Học Phổ Thông theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh
36 p | 50 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học và làm bài trắc nghiệm phần kỹ năng sử dụng Atlat địa lí Việt Nam, biểu đồ, bảng số liệu nhằm nâng cao kết quả trong kì thi THPT quốc gia
30 p | 44 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình chiếu trục đo (HCTĐ) của vật thể bằng cách dựng mặt phẳng cơ sở
26 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn