intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh ôn thi THPT Quốc gia bằng sơ đồ tư duy

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:54

48
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học thật sự có hiệu quả, bởi vì nó không chỉ lôi cuốn, hấp dẫn với học sinh mà rất khoa học, dễ sử dụng, có thể sử dụng rộng rãi ở các khâu trong quá trình dạy học. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm nội dung của sáng kiến kinh nghiệm!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh ôn thi THPT Quốc gia bằng sơ đồ tư duy

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT BÌNH XUYÊN ============ BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến:   HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN THI THPT QUỐC GIA  BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY  Họ và tên: ĐẶNG HẢI YẾN Mã sáng kiến: 31.51.01                    1
  2. Bình Xuyên, tháng 1 năm 2019 BÁO CÁO KẾT  QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Trong nhà trường THPT môn Ngữ văn là một trong những bộ môn chiếm  tỉ  lệ  cao trong số  các tiết học. Môn văn là môn vừa có nội dung nghệ  thuật,   vừa có nội dung khoa học như các môn văn hóa khác, có thể nói bộ môn Ngữ  văn quyết định phần lớn con đường đi đến thành công của mỗi học sinh.  Không phải ngẫu nhiên kỳ thi THPT Quốc gia là môn thi bắt buộc cho tất cả  các thí sinh. Môn Ngữ  văn chính là bộ  môn công cụ  góp phần hình thành và  phát triển một số  năng lực cốt lõi cần thiết đối với mỗi học sinh như: năng  lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực thưởng thức văn học, năng lực cảm thụ  thẩm mỹ, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp  tác, năng lực tự quản bản thân. Theo dự thảo đề án đổi mới chương trình và sgk giáo dục phổ thông sau  năm 2015 nêu rõ: Một trong những quan điểm nổi bật là phát triển chương  trình theo định hướng phát triển năng lực đáp ứng các yêu cầu phát triển của  xã  hội.Giáo  viên  được  trang  bị   những  phương  pháp  dạy  học  trải  nghiệm  phương pháp dạy học thuyết trình, đàm thoại, giải quyết vấn đề.Các kĩ thuật  dạy học mới như  thảo luận nhóm kĩ thuật khăn trải bàn, sử  dụng sơ  đồ  tư   duy…Trong đó, sử  dụng  sơ  đồ  tư  suy  là một trong những phương pháp rất  quan trọng, mới mẻ, hiện đại đã và đang được nhiều nước trên thế  giới áp  dụng. Trong quá trình  dạy học bằng sơ  đồ  tư  duy, tôi nhận thấy đây là một  phương pháp rất hiệu quả  góp phần giảm bớt tâm lí chán học văn, khơi gợi  cho học sinh niềm say mê sáng tạo, đem đến cho các em phương pháp học   mới. Sử dụng sơ đồ tư duy cũng giúp học sinh dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến   2
  3. thức một cách khoa học dễ hiểu, dễ nhớ. Hơn nữa, sơ đồ tư duy còn làm tăng  khả năng sáng tạo nghệ thuật, trí tưởng tượng phong phú…Sử dụng sơ đồ tư  duy giúp cho Học sinh dễ  nắm bắt kiến thức, phát huy trí tưởng tượng,sự  sáng tạo trong học tập . Bên cạnh đó sử  dụng sơ  đồ  tư  duy cũng phát triển  năng lực hội họa, khiếu thẩm mỹ của học sinh. Việc sử dụng sơ đồ  tư  duy   trong dạy học thật sự có hiệu quả, bởi vì nó không chỉ lôi cuốn, hấp dẫn với  học sinh mà rất khoa học, dễ  sử  dụng, có thể  sử  dụng rộng rãi  ở  các khâu  trong quá trình dạy học.Từ  khâu kiểm tra bài cũ, nội dung bài học cho tới   khâu ôn tập, hệ thống hóa kiến thức.Với kinh nghiệm của bản thân,  tôi viết  Sáng kiến kinh nghiệm với đề tài "Hướng dẫn học sinh ôn thi THPT Quốc  gia bằng sơ  đồ  tư  duy ”để  cùng trao đổi, chia sẻ  kinh nghiệm với đồng  nghiệp, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến cho đề tài hoàn thiện hơn . 2. Tên sáng kiến: "Hướng dẫn học sinh ôn thi THPT Quốc gia bằng   sơ đồ tư duy ” 3. Tác giả sáng kiến: ­ Họ và tên: Đặng Hải Yến ­ Giáo viên: Ngữ văn ­ Trường THPT Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. ­ Số điện thoại: 0912 259 146 ­ Địa chỉ gmail: yendangc3bx@gmail.com 4. Chủ đầu tư sáng  kiến: Đặng Hải Yến ­ Tổ phó tổ Văn ­ Ngoại ngữ  ­ Trường THPT Bình Xuyên­Vĩnh Phúc. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: ­ Công tác giảng dạy bộ môn: Ngữ văn trong trường THPT. ­ Đối tượng áp dụng: Là giáo viên và học sinh THPT. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng Áp dụng từ tháng 9/2016. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến. 3
  4. NỘI DUNG SÁNG KIẾN I. KHÁI NIỆM, CẤU TẠO, CÁC BƯỚC THIẾT KẾ MỘT SƠ ĐỒ TƯ DUY. 1. Khái niệm Sơ đồ tư  duy hay còn gọi là lược đồ  tư duy, bản đồ  tư  duy (iMindMap)  là PPDH chú trọng đến cơ  chế ghi nhớ, dạy cách học, cách tự  học nhằm tìm  tòi, đào sâu, mở  rộng một ý tưởng, hệ  thống hóa một chủ  đề  hay một mạch  kiến thức  bằng  cách kết hợp việc sử  dụng đồng thời hình ảnh, đường nét,   màu sắc, chữ  viết với sự  tư  duy tích cực. Đặc biệt, đây là một dạng sơ  đồ  mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lý, các em có thể vẽ  thêm hoặc bớt các nhanh, mỗi em có thể vẽ một kiểu khác nhau, dùng những  màu sắc, hình  ảnh, chữ  viết và các cụm từ  diễn đạt khác nhau... Tuy cùng  một chủ đề nhưng mỗi em có thể "thể hiện" nó dưới dạng sơ đồ tư duy theo  cách riêng của mình. Do đó, việc lập sơ  đồ  tư  duy phát huy tối đa khả  năng   sáng tạo của mỗi người.Học sinh ,giáo viên có thể vẽ sơ đồ tư duy trên giấy ,  trên phần mềm PowerPoi hoặc phần mềm iMindMap. 2. Cấu tạo của một sơ đồ tư duy : ­ Ở giữa sơ đồ là một hình ảnh trung tâm (hay một cụm từ) khái quát chủ  đề. ­ Gắn liền với hình  ảnh trung tâm là các nhánh cấp 1 mang các ý chính   làm rõ chủ đề ­ Phát triển các nhánh cấp 1 là các nhánh cấp 2 mang các ý phụ  làm rõ  mỗi ý chính. ­ Sự  phân nhánh cứ  thế  tiếp tục để  cụ  thể  hóa chủ  đề, nhánh càng xa  trung tâm thì ý càng cụ thể, chi tiết. Có thể nói, sơ đồ tư duy là một bức tranh   tổng thể, một mạng lưới tổ  chức, liên kết khá chặt chẽ  theo cấp độ  để  thể  hiện một nội dung, một đơn vị kiến thức nào đó. 3. Các bước thiết kế một sơ đồ tư duy. 4
  5. Để thiết kế một sơ đồ tư duy dù vẽ thủ công trên bảng, trên giấy...hay trên  phần mềm iMindMap, chúng ta đều thực hiện theo thứ tự các bước sau đây:   Bước 1: Bắt đầu từ trung tâm với từ, cụm từ thể hiện chủ đề (có thể vẽ  hình ảnh minh họa cho chủ đề ­ nếu hình dung được) . Để việc vẽ trên máy  tính được thuận tiện ta thiết kế sẵn ý tưởng ra giấy ,sau đó mới tiến hành  vẽ . Trước hết ta vẽ cụm từ trung tân ( tên tác phẩm ,hay một chủ đề ). Bước 2: Từ hình ảnh trung tâm (chủ đề) chúng ta cần xác định: để làm rõ  chủ đề, thì ta đưa ra những ý chính nào. Sau đó, ta phân chia ra những ý chính,   đặt tiêu đề các nhánh chính, nối chúng với trung tâm. 5
  6. Bước 3:  Ở  mỗi ý chính, ta lại xác định cần đưa ra những ý nhỏ  nào để  làm rõ mỗi ý chính ấy. Sau đó, nối chúng vào mỗi nhánh chính. Cứ thế ta triển   khai thành mạng lưới liên kết chặt chẽ. Bước 4:  Cuối cùng, ta dùng hình  ảnh (vẽ  hoặc chèn) để  minh họa cho   các ý, tạo tác động trực quan, dễ nhớ. * Lưu ý: ­ Nên chọn hướng giấy ngang để  khổ  giấy rộng, thuận lợi cho việc vẽ  các nhánh con. 6
  7. ­ Nên dùng các nét vẽ cong, mềm mại thay vì vẽ các đường thẳng để thu  hút sự chú ý của mắt, như vậy SĐTD sẽ lôi cuốn, hấp dẫn hơn. ­ Các nhánh càng ở gần trung tâm thì càng được tô đậm hơn, dày hơn. ­ Chú ý dùng màu sắc, đường nét hợp lý để vừa làm rõ các ý trong sơ đồ  đồng thời  tạo sự cân đối, hài hòa cho sơ đồ. ­ Không ghi quá dài dòng, hoặc ghi những ý rời rạc, không cần thiết, nên  dùng các từ, cụm từ một cách ngắn gọn. ­ Không dùng quá nhiều hình ảnh, nên chọn lọc những hình ảnh thật cần  thiết góp phần làm rõ các ý, chủ đề. ­ Có thể đánh số thứ tự ở các ý chính cùng cấp. ­ Không dùng quá nhiều thời gian vào việc "làm đẹp" sơ  đồ  bằng vẽ,   viết, tô màu... ­ Không vẽ quá chi tiết, cũng không vẽ quá sơ sài. ­ Người lập sơ đồ được phép vẽ và trang trí theo cách riêng của mình . II. QUY TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SĐTD TRÊN LỚP. Hoạt động 1: Cho học sinh lập SĐTD theo nhóm hay cá nhân thông qua  gợi ý của giáo viên. Hoạt động 2: Học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo,  thuyết minh về SĐTD mà nhóm mình đã thiết lập. Hoạt động 3:  Học sinh thảo luận, bổ  sung, chỉnh sửa  để  hoàn thiện  SĐTD về kiến thức của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài   giúp học sinh hoàn chỉnh SĐTD, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học. Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một SĐTD mà giáo viên đã chuẩn  bị sẵn hoặc một SĐTD mà cả  lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho học   sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó. III. CÁCH SỬ DỤNG SƠ ĐỒ  TƯ  DUY TRONG QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC CÁC  HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 7
  8. 1. Sử dụng sơ đồ tư duy trong kiểm tra bài cũ: Giáo viên đưa ra một từ khóa (hay một hình ảnh trung tâm) thể hiện chủ  đề của kiến thức cũ mà các em đã học, yêu cầu các em vẽ sơ đồ tư duy. Ví dụ : Hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng ? 2. Sử dụng sơ đồ tư duy trong qúa trình dạy bài mới. Trong quá trình dạy học bài mới, giáo viên phân nhóm cho học sinh tóm  tắt các đơn vị kiến thức bằng sơ đồ tư duy. Ví dụ 1: Dạy tác phẩm Việt Bắc( Tố Hữu ) bằng sơ đồ tư duy : Giáo viên phân lớp thành 4 nhóm: Nhóm 1 : Tìm hiểu về tác giả Tố Hữu ( cuộc đời , sự  nghiệp sáng tác ,   phong cách nghệ thuật ) . Nhóm 2 : Tìm hiểu khái quát về tác phẩm Việt Bắc của Tố Hữu ( Xuất  xứ, hoàn cảnh sáng tác , thể loại , cấu tứ , bố cục ) Nhóm 3: Phân tích Việt Bắc là khúc tình ca kháng chiến . ( Khúc chia li  giữa người đi và kẻ ở , Việt Bắc trong nỗi nhớ của người ra đi ) Nhóm 4 : Việt Bắc là khúc hùng ca Cách mạng (  Không khí kháng  chiến , không khí chiến thắng .) Nhóm1:Tìm hiểu về tác giả Tố Hữu . Nhóm 2 : Tìm hiểu khái quát về tác phẩm Việt Bắc ( Tố Hữu ) 8
  9. 9
  10. Nhóm 3 : Việt Bắc là khúc tình ca kháng chiến : 10
  11. 11
  12. Nhóm 4: Việt Bắc là khúc hùng ca Cách mạng và kháng chiến : 12
  13. Sau khi đại diện từng nhóm lên thuyết trình, giáo viên cho học sinh các nhóm  thảo luận và nhận xét. Giáo viên rút ra kết luận chung về kiến thức cần ghi  nhớ bằng sơ đồ tư duy. 13
  14. 14
  15. 15
  16. Ví dụ 2: Ôn tập THPT Quốc gia phần đọc hiểu Kiến thức phần đọc hiểu bao gồm : Các biện pháp tu từ ( nhân hóa , so  sánh ,ẩn dụ ,điệp ngữ ,chơi chữ ,nói quá ,nói giảm nói tránh…).Các biện pháp  tu từ cú pháp (Đảo nữ ,lặp cấu trúc ,chêm xen ,đối lập ,câu hỏi tu từ).Các  phương thức biểu đạt (Tự sự ,miêu tả ,biểu cảm ,thuyết minh ,nghị luận  ,hành chính công vụ ).Các phong cách ngôn ngữ ( Sinh hoạt ,Khoa học ,nghệ  thuật ,Báo chí,chính luận,hành chính ) 16
  17. SƠ ĐỒ TƯ DUY CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ  SƠ ĐỒ TƯ DUY CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT SƠ ĐỒ TƯ DUY PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN  SƠ ĐỒ TƯ DUY : PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT  SƠ ĐỒ TƯ DUY : PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ  SƠ ĐỒ TƯ DUY PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH  SƠ ĐỒ TƯ DUY : PHONG CÁCH SINH HOẠT  17
  18. Ví dụ : Tiết 28­29 : Ôn tập văn học trung đại Việt Nam ­ Ngữ văn 11 cơ bản: 18
  19. Ví dụ 3: Dạy tác phẩm Tây Tiến ( Quang Dũng ) 19
  20. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2