Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả
lượt xem 5
download
Sáng kiến trình bày một số giải pháp để giúp cho giáo viên hướng dẫn và học sinh có được những kinh nghiệm bổ ích để tham gia cuộc thi nghiên cứu khoa kỹ thuật dành cho học sinh trung học đạt hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả
- PHỤ LỤC 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------------------------ PHIẾU ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN 1. Họ và tên ngƣời đăng ký: Nguyễn Bảo Chơn 2. Chức vụ: Tổ trưởng. 3. Đơn vị công tác: Trường THPT Đức Trí. 4. Nhiệm vụ đƣợc giao trong đơn vị: Dạy lớp 11A1,2,3,4 ; 12A1,7,8,9; TTCM. 5. Tên đề tài sáng kiến: Hướng dẫn học sinh tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả. 6. Lĩnh vực đề tài sáng kiến: Khác 7. Tóm tắt nội dung sáng kiến: Sáng kiến trình bày một số giải pháp để giúp cho giáo viên hướng dẫn và học sinh có được những kinh nghiệm bổ ích để tham gia cuộc thi nghiên cứu khoa kỹ thuật dành cho học sinh trung học đạt hiệu quả. Một số giải pháp như: - Tìm hiểu hướng dẫn của cuộc thi. - Truyền đam mê nghiên cứu khoa học cho học sinh. - Lựa chọn dự án dự thi. - Một số chú ý khi trình bày báo cáo, poster. 8. Thời gian, địa điểm, công việc áp dụng sáng kiến: - Áp dụng từ năm học 2016-2017 đến nay. - Tại trường THPT Đức Trí. - Tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp trung học phổ thông. 9. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường THPT THPT Đức Trí. 10. Kết quả đạt đƣợc: Các dự án đạt giải cấp tỉnh Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học. - Dự án “Cao cỏ mực dùng để trị đẹn” đạt giải nhất vòng thi lĩnh vực Y sinh khoa học và sức khỏe năm học 2016-2017. - Dự án “Tủ sấy mini phục vụ phòng thí nghiệm trường phổ thông” đạt gải nhất vòng thi lĩnh vực Khoa học vật liệu và giải ba vòng toàn cuộc năm học 2017-2018. An Giang, ngày 20 tháng 10 năm 2018 TÁC GIẢ (Ký và ghi họ, tên) Nguyễn Bảo Chơn
- Đề tài SKKN: Hướng dẫn học sinh tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả. PHỤ LỤC 2 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƢỜNG THPT ĐỨC TRÍ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------------------------- ---------------------------- An Giang, ngày 03 tháng 3 năm 2019 BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sƣ phạm ứng dụng ---------------------------------------- I. Sơ lƣợc lý lịch tác giả: - Họ và tên: Nguyễn Bảo Chơn Nam, nữ: Nam - Ngày tháng năm sinh: 30/08/1968 - Nơi thƣờng trú: 462, Tổ 10, Ấp Phú Hòa A, Xã Phú Lâm, Huyện Phú Tân, Tỉnh An Giang - Đơn vị công tác: Trường THPT Đức Trí - Chức vụ hiện nay: Tổ trưởng chuyên môn - Lĩnh vực công tác: Dạy môn Hóa học II. Sơ lƣợc đặc điểm tình hình đơn vị: -Thuận lợi: Ban Giám Hiệu nhà trường luôn quan tâm và chỉ đạo kịp thời trong công tác giảng dạy, đặc biệt quan tâm đến các hội thi do Sở Giáo dục An giang tổ chức. Tập thể giáo viên nhà trường đoàn kết, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình giảng dạy, học sinh ngày càng có ý thức tự giác học tập và đam mê nghiên cứu khoa học. -Khó khăn: Do tuyển học sinh đầu vào thấp nên phần lớn học sinh còn hỏng kiến thức, nguồn học sinh giỏi hạn chế, chưa có học sinh đạt giải cấp tỉnh trong các cuộc thi văn hóa, máy tính cầm tay … Năm nay, được chuyển sang ngôi trường mới khang trang sạch đẹp, tuy nhiên phòng bộ môn chưa có dụng cụ thiết bị thực hành. -Tên sáng kiến: Hướng dẫn học sinh tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả. -Lĩnh vực: Khác III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến 1. Thực trạng ban đầu trƣớc khi áp dụng sáng kiến Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học là một sân chơi vô cùng bổ ích giúp học sinh thể hiện sự đam mê sáng tạo khoa học kỹ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức của các môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn; góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực và phẩm chất của học Trang 1
- Đề tài SKKN: Hướng dẫn học sinh tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả. sinh; thúc đẩy giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; nâng cao chất lượng dạy học. Đối giáo viên, việc hướng dẫn học sinh thi khoa học kỹ thuật còn ngại khó, sợ mất nhiều thời gian hoặc chưa nắm được mục đích và ý nghĩa của cuộc thi … nên dẫn đến đầu tư chưa hiệu quả, chưa có nhiều sản phẩm tham gia dự thi. 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến Hướng dẫn học sinh tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật nhằm: - Khuyến khích học sinh nghiên cứu khoa học; sáng tạo kỹ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn; - Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; thúc đẩy giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học; - Tạo cơ hội để học sinh giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật của mình; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương và hội nhập quốc tế. - Phát triển văn hóa đọc trong trường trung học gắn với đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Qua mấy năm, tôi đã hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi thuộc lĩnh vực Y sinh khoa học và sức khỏe và Khoa học vật liệu. Tôi xin chia sẽ một số giải pháp mà tôi đã áp dụng để giúp học sinh thực hiện dự án đạt hiệu quả. 3. Nội dung sáng kiến Để thực hiện dự án Khoa học-Kỹ thuật đạt hiệu quả cần thực hiện các giải pháp sau: 3.1 Tìm hiểu về hướng dẫn của cuộc thi Giáo viên hướng dẫn cần tìm hiểu, nghiên cứu kỹ nội quy, quy định và hướng dẫn của cuộc thi: - Thời gian và địa điểm - Đối tượng dự thi - Lĩnh vực dự thi - Nội dung thi - Người bảo trợ/hướng dẫn - Đăng ký dự thi - Thực hiện các phiếu liên quan đến dự án dự thi. - Chuẩn bị gian trưng bày dự án dự thi - Tiêu chí đánh giá dự án dự thi - Cấu trúc báo cáo nghiên cứu dự án: 1. Trang bìa 2. Mục lục 3. Tóm tắt Trang 2
- Đề tài SKKN: Hướng dẫn học sinh tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả. 4. Giới thiệu 5. Phương pháp và thiết bị thí nghiệm 6. Kết quả 7. Thảo luận 8. Kết luận 9. Tài liệu tham khảo - Thiết kế poster đúng kích thước quy định, thể hiện các nội dung sau: + Tên dự án + Tóm tắt + Giới thiệu + Quy trình + Các chức năng + Kết luận + Hướng phát triển + Tài liệu tham khảo 3.2 Truyền đam mê sáng tạo cho học sinh Để học sinh có được những kiến thức cơ bản về cuộc thi cũng như biết được dự án nghiên cứu khoa học - kỹ thuật là như thế nào? Để từ đó hình thành ý tưởng cho dự án. - Tổng hợp danh sách học sinh đạt giải của trường qua từng năm học. - Các dự án dự thi cấp tỉnh, cấp quốc gia ở các năm. Triển khai cuộc thi thông qua các buổi họp của tổ chuyên môn, để các thành viên hiểu được việc hướng dẫn học sinh tham gia nghiên cứu không phải là việc của cá nhân mà là lợi ích chung cho cả tập thể, là thành tích chung của tổ. Sử dụng một ít thời gian trong các tiết dạy ở khối 10, 11 cũng như các buổi sinh hoạt dưới cờ trong tháng bộ môn để lồng ghép nội dung của cuộc thi, cũng để giới thiệu những sản phẩm dự thi đạt giải của trường để học sinh học hỏi. Giới thiệu đến học sinh những trang web hay hoặc những video về sáng chế để thúc đẩy niềm đam mê, tìm tòi học hỏi của của học sinh. 3.3 Chọn tên dự án dự thi và xây dựng kế hoạch thực hiện dự án Qua tất cả các giải pháp trên sẽ giúp học sinh hình thành ý tưởng cho dự án của mình. Khi chọn tên dự án dự thi cần chú ý đến các yếu tố sau: - Tính mới: Chưa được tìm ra hoặc có những chức năng mới mà chưa sản phẩm nào có. - Tính khả thi: Có thể ứng dụng rộng rãi. - Tính hiệu quả: Giá thành thấp và đem lại hiệu quả khi sử dụng. Sau khi đã chọn được tên cho dự án thì tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện dự án. Kế hoạch cần chia ra từng giai đoạn thực hiện (Có thời gian bắt đầu và kế thúc cho từng giai đoạn) Trang 3
- Đề tài SKKN: Hướng dẫn học sinh tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả. Ví dụ dự án Cao cỏ mực dùng để trị đẹn. Tiến trình nghiên cứu: Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu. (từ ngày 04/07/2016 – 10/07/2016) Nghiên cứu cách cao dược liệu, chiết tách các hoạt chất từ cỏ mực, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết tách. Thử tính kháng khuẩn và công dụng trị đẹn của sản phẩm. Bước 2: Tìm hiểu thông tin của vấn đề. (từ ngày 11/07/2016 – 01/08/2016) - Đặc điểm, phân bố, sinh thái và tác dụng dược lý của cỏ mực. Các công trình nghiên cứu về thành phần hóa học trong cỏ mực cũng như hoạt tính sinh học của các hợp chất đã được cô lập từ cỏ mực. - Tìm hiểu các khái niệm cao thuốc, cao dược liệu và chiết tách từ dược liệu. Dược liệu và dung môi để điều chế dịch chiết. - Bản chất của quá trình chiết xuất, các phương pháp chiết xuất thường dùng trong kỹ thuật bào chế, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất và tốc độ chiết xuất. Bước 3: Kế hoạch thực nghiệm. (từ ngày 02/08/2016 – 02/10/2016) - Thu hái cỏ mực tươi, phơi khô và xay thành bột, được khoảng 500 gam Cỏ mực khô. - Nấu trong nồi nhôm mỗi lần 50 gam bột nguyên liệu khô với dung môi nước ở nhiệt độ 0 80- 90 C (dùng bếp gas để nấu). Nấu mỗi lượt gồm 50 gam bột và 600 ml nước, thời gian nấu là 20, 40, 60, và 80 phút. Lọc lấy dịch chiết và cô ở nhiệt độ 70- 800C, thu được bột cao khô. Ghi nhận các số liệu khối lượng cao khô và tìm ra thời gian nấu để đạt khối lượng sản phẩm cao nhất. Nấu mỗi lượt gồm 50 gam bột lần lượt với 400, 600, 800, 1000, 1200 ml nước, với thời gian nấu vừa tìm được trong quá trình trên. Lọc lấy dịch chiết và cô ở nhiệt độ 70- 800C, thu được bột cao khô. Ghi nhận các khối lượng cao khô và tìm ra tỉ lệ nguyên liệu và dung môi tối ưu. - Gởi sản phẩm bột cao khô đến Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam thử hoạt tính kháng khuẩn. - Khảo sát tác dụng trị đẹn của cao cỏ mực trên người. Bước 4: Xây dựng đề cương. (từ ngày 03/10/2016 – 23/10/2016) Lí do chọn đề tài là tạo ra cao cỏ mực dùng để trị đẹn và sát trùng trên da, sử dụng trong gia đình hoặc cho những người xung quanh khi cần thiết. Các phương pháp nghiên cứu khoa học: - Thu thập, tổng hợp, phân tích các tài liệu liên quan đến nội dung đề tài. - Nghiên cứu quy trình, phương pháp cao dược liệu. - Khảo sát tác dụng trị đẹn của cao cỏ mực trên người Cấu trúc trình bày báo cáo khoa học: + Phần mở đầu: lí do chọn đề tài, mục tiêu, phương pháp. + Chương 1: tổng quan. Trang 4
- Đề tài SKKN: Hướng dẫn học sinh tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả. + Chương 2: thực nghiệm. + Chương 3: kết luận - kiến nghị. + Tài liệu tham khảo và các phụ lục. Kết luận: Tạo ra được sản phẩm cao khô từ cỏ mực ứng dụng để trị đẹn. Tài liệu tham khảo: [1] Đỗ Tất Lợi (1995), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, trang 367-368. [2] Võ Văn Chi (1999), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, trang 33-34. [3] Đỗ Huy Bích và cộng sự (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật, trang 462-467. [4] http://www.myhostingmall.com/tc-dng-cha-bnh-ca-cy-c-mc-bn-cn-nn-bit- d3BfVmh1cXZTMnM.html [5] http://ohxinh.com/suc-khoe/thuoc-duoc-pham/tc-dung-chua-benh-cua-cy-co-muc.html [6]http://duocthaothucdung.blogspot.com/2011/09/false-daisy-cay-co-muc-co-lo-noi.html [7] http://text.xemtailieu.com/tai-lieu/nghien-cuu-thanh-phan-hoa-hoc-cay-co-muc-eclipta- prostrata-l-asteraceae-124402.html [8] http://auco.vn/san-xuat/154-khai-niem-ve-cao-thuoc_-cao-duoc-lieu?l=vi [9]http://docview1.tlvnimg.com/tailieu/2010/20101023/summerflra/giao_trinh_bao_che_va_kiem_ nghiem_thuoc_061_4676.pdf [10] http://www.tuamvisinh.com/tin-tuc/kiem-tra-vi-khuan-staphylococcus-aureus.html Ví dụ dự án Tủ sấy mini phục vụ phòng thí nghiệm trƣờng phổ thông. Tiến trình nghiên cứu: Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu. ( từ ngày 01/07/2017 – 10/07/2017) Nghiên cứu cách lắp ráp mạch điều khiển điện áp xoay chiều 220V bằng triac, điện áp qua triac được đưa vào điện trở đốt nóng (điện trở nhiệt). Lắp một nhiệt kế thủy tinh 2000C tiếp xúc với điện trở nhiệt để đo nhiệt lượng tỏa ra. Đóng một cái tủ bằng nhôm nhỏ gọn có thiết kế cửa đóng mở, quạt làm mát triac và hút ẩm. Bố trí các linh kiện trong tủ cho thật hợp lý. Bước 2: Tìm hiểu thông tin của vấn đề. ( từ ngày 11/07/2017 – 01/08/2017) - Tìm hiểu cấu tạo mạch điều khiển điện áp xoay chiều 220V bằng triac, các trị số của từng linh kiện như tụ điện, điện trở, biến trở, điac, triac…cần lựa chọn triac có công suất phù hợp với thiết bị. Tìm hiểu chức năng và nhiệm vụ các linh kiện, nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển. - Tìm hiểu sơ đồ cấu tạo mạch ổn áp nguồn 9V DC dùng IC LM7809. - Nguồn vật liệu: mâm điện trở nhiệt của nồi cơm điện, quạt gió, vật liệu nhôm thiếc, các linh kiện điện tử… mua từ cửa hàng. Bước 3: Kế hoạch thực nghiệm. ( từ ngày 02/08/2017 – 01/10/2017) Trang 5
- Đề tài SKKN: Hướng dẫn học sinh tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả. - Vẽ hình sơ đồ mạch điện, thiết kế mạch in, thiết kế khung tủ, vẽ sơ đồ khối toàn bộ thiết bị. - Chuẩn bị mâm điện trở nhiệt 600W, nhiệt kế 2000C, các linh kiện điện tử cần thiết phù hợp với công suất mạch điện. - Thiết kế và lắp ráp mạch ổn áp nguồn 9V DC để cấp nguồn cho quạt gió. - Lắp ráp mạch điều khiểu điện áp xoay chiều 220V. Sau đó kết nối điện trở nhiệt với mạch điều khiển điện áp và cấp nguồn vào mạch chạy thử, kiểm tra mạch hoạt động bằng cách vặn biến trở. Chú ý phải hết sức cẩn thận tránh xảy ra sự cố về điện. - Đóng tủ nhôm kích thước 40x30x30 cm, lắp mâm điện trở nhiệt vào giữa của mặt đáy; lắp nhiệt kế thủy tinh theo chiều thẳng đứng tiếp xúc với mâm điện trở nhiệt thông qua một lá nhôm. - Dựa theo sơ đồ khối, kết nối các bộ phận lại thành tủ sấy hoàn chỉnh. Chú ý kiểm tra lại thật cẩn thận các dây nối bằng đồng hồ vạn năng, tránh chạm điện nguồn vào khung nhôm. - Hoạt động thử nghiệm: Cắm dây điện nguồn, mở công tắc, vặn biến trở (volume) đến mức thấp nhất và cao nhất (theo chiều kim đồng hồ), quan sát sự thay đổi nhiệt độ trên nhiệt kế thủy tinh. Nếu nhiệt độ báo chưa tương thích với nhiệt kế (2000C) thì thay đổi trị số các linh kiện trong mạch điều khiển để đạt được nhiệt độ sấy cần thiết cho thiết bị. - Sau khi thử nghiệm thành công, tiếp theo tiến hành sấy khô muối CuSO4 ngậm nước, lá thực vật tươi, ống nghiệm và lọ thủy tinh ướt. Bước 4: Xây dựng đề cương. ( từ ngày 02/10/2017 – 22/10/2017) Cấu trúc trình bày báo cáo khoa học: + Phần mở đầu: Lí do chọn đề tài, mục tiêu, phương pháp. + Chương 1: Tổng quan. + Chương 2: Thực nghiệm. + Chương 3: Kết luận – Thảo luận. + Tài liệu tham khảo và các phụ lục. Kết luận: Chế tạo thành công tủ sấy mini sử dụng điện xoay chiều 220V, công suất 600W, nhiệt độ tối đa 160-1800C. Sử dụng thiết bị để sấy khô dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh, hóa chất ẩm, lá cây tươi… Tài liệu tham khảo: [1] http://vattukhoahoc.vn/tu-say-150-lit-novapro-puriven-150-3251.html [2] Chủ biên Nguyễn Văn Khôi (2012), Công nghệ lớp 12, Nhà xuất bản Giáo Dục, trang 22-23. [3] http://hqdt.vn/baiviet/triac-cau-tao-nguyen-ly-ung-dung-1461000115.html [4] http://hqdt.vn/baiviet/dong-cat-thiet-bi-xoay-chieu-bang-triac-1481901957.html [5] http://suadiennuochanoi.vn/tin-tuc/57/bao-tri-va-sua-chua-binh-nuoc-nong-truc-tiep [6] Phan Thanh Hương(2008)Vẽ kỹ thuật, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Đông Trang 6
- Đề tài SKKN: Hướng dẫn học sinh tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả. Đối với dự án kỹ thuật: quy trình nghiên cứu như sau Lưu ý đối với học sinh trong quá trình thực hiện nghiên cứu cần có sổ tay nghiên cứu để ghi chép các số liệu, những việc làm thành công cũng như thất bại…từ đó rút kinh nghiệm để hoàn thành dự án. 3.4 Trình bày báo cáo Do mỗi năm có nhiều thay đổi trong phần chấm thi như mỗi dự án được đánh giá qua 02 phần thi độc lập: Đánh giá thông qua hồ sơ dự án dự thi (Báo cáo nghiên cứu, bản tóm tắt, …), đánh giá thông qua gian trưng bày và trả lời phỏng vấn. Trong đó đánh giá thông qua hồ sơ dự án dự thi chiếm đến 65 điểm/100 điểm. Vì vậy khi trình bày báo cáo cần chú ý đến 04 yếu tố: 3.4.1- Vấn đề nghiên cứu (10 điểm): Mô tả sự đòi hỏi thực tế hoặc vấn đề cần giải quyết; Xác định các tiêu chí cho giải pháp đề xuất; Lý giải về sự cấp thiết; Ví dụ dự án Cao cỏ mực dùng để trị đẹn: Nghiên cứu quy trình cao cỏ mực để đạt hiệu suất cao nhất. Sản phẩm tạo ra có tính kháng khuẩn không? Có tác dụng trị đẹn được không ? Ví dụ dự án Tủ sấy mini phục vụ phòng thí nghiệm trƣờng phổ thông: Chế tạo ra một thiết bị sử dụng điện xoay chiều 220V thông qua mạch điều khiển điện áp để điều khiển dòng điện đưa vào mâm điện trở nhiệt nhằm biến điện năng thành nhiệt năng. Sử dụng nhiệt lượng tỏa ra từ thiết bị để sấy khô dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh, hóa chất ẩm, lá cây tươi… 3.4.2- Thiết kế và giải pháp (15 điểm): Sự tìm tòi các phương án khác nhau để đáp ứng nhu cầu hoặc giải quyết vấn đề; Xác định giải pháp; Phát triển nguyên mẫu/mô hình; Ví dụ dự án Cao cỏ mực dùng để trị đẹn: Tìm hiểu đặc điểm, phân bố, sinh thái và tác dụng dược lý của cỏ mực. Các công trình nghiên cứu về thành phần hóa học trong cỏ mực cũng như hoạt tính sinh học của các hợp chất đã được cô lập từ cỏ mực. Trang 7
- Đề tài SKKN: Hướng dẫn học sinh tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả. Tìm hiểu các khái niệm cao thuốc, cao dược liệu và chiết tách từ dược liệu. Dược liệu và dung môi để điều chế dịch chiết. Nghiên cứu bản chất của quá trình chiết xuất, các phương pháp chiết xuất thường dùng trong kỹ thuật bào chế, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất và tốc độ chiết xuất. Ví dụ dự án Tủ sấy mini phục vụ phòng thí nghiệm trƣờng phổ thông: Thiết kế bản vẽ đóng thành tủ bằng nhôm cao 40cm, rộng 30cm, dầy 30cm. Sử dụng nhiệt kế thủy tinh 2000C để đo nhiệt lượng tỏa ra từ mâm điện trở nhiệt. Khi thiết bị hoạt động, thấy được mức nhiệt độ biểu hiện trên nhiệt kế từ 500C đến 1800C. 3.4.3- Tiến hành nghiên cứu (20 điểm): Nguyên mẫu chứng minh được thiết kế dự kiến; Nguyên mẫu được kiểm tra trong nhiều điều kiện/thử nghiệm; Nguyên mẫu chứng minh được kỹ năng công nghệ và sự hoàn chỉnh. Báo cáo cần thể hiện rõ dụng cụ thiết bị, sơ đồ thiết kế, mô hình mạch điện, hình ảnh thực nghiệm, sơ đồ chức năng, quá trình thực hiện, … Tránh trình bày lý thuyết mà không có minh chứng xác thực. Ví dụ dự án Cao cỏ mực dùng để trị đẹn: Dụng cụ, hóa chất để thực nghiệm Cân điện tử Đủa thủy tinh Bếp gas Miếng thiếc Nồi nhôm Đế sắt 3 chân Cốc thủy tinh 500ml, 250ml Vải lọc Đèn cồn Nước cất Nhiệt kế 1000C Cồn đốt Sơ đồ thực nghiệm. Cỏ mực tươi Phơi khô, xay nhỏ Bột cây khô 50 g bột cây khô đun với nước Nhiệt độ 80-900C Dịch chiết Cô ở 70-800C Bột cao khô Tác dụng trị đẹn Thử tính kháng Trang 8 khuẩn
- Đề tài SKKN: Hướng dẫn học sinh tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả. Tiến hành thực nghiệm Khảo sát ảnh hưởng của thời gian nấu Thí nghiệm 1 2 3 4 m(g) nguyên liệu 50 50 50 50 V(ml) nước 600 600 600 600 Nhiệt độ nấu (0C) 80-90 80-90 80-90 80-90 Thời gian (phút) 20 40 60 80 Nhiệt độ cô (0C) 70-80 70-80 70-80 70-80 m(g) bột cao khô 6,021 6,407 6,593 6,214 Thời gian nấu 60 phút đạt khối lượng cao khô lớn nhất. Khảo sát tỉ lệ nguyên liệu/dung môi Thí nghiệm 1 2 3 4 5 m(g) nguyên liệu 50 50 50 50 50 V(ml) nước 400 600 800 1000 1200 Tỉ lệ g/ml 1/08 1/12 1/16 1/20 1/24 Thời gian nấu (phút) 60 60 60 60 60 Nhiệt độ nấu (0C) 80-90 80-90 80-90 80-90 80-90 Nhiệt độ cô (0C) 70-80 70-80 70-80 70-80 70-80 Trang 9
- Đề tài SKKN: Hướng dẫn học sinh tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả. m(g) bột cao khô 4,985 6,593 7,900 8,314 7,771 Tỉ lệ (g/ml) nguyên liệu và dung môi bằng 1/20 đạt hiệu suất cao nhất. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn của bột cao cỏ mực: Mẫu cao cỏ mực được Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam thử hoạt tính kháng khuẩn, đạt hiệu quả cao đối với khuẩn Staphylococcus-aureus. Hình bột cao cỏ mực Kết quả khảo sát tác dụng trị đẹn: Phát phiếu khảo sát và mẫu bột cỏ mực cho 25 người dùng để trị đẹn đều khỏi hẳn. Hình ảnh học sinh khi thực hiện dự án Ví dụ dự án Tủ sấy mini phục vụ phòng thí nghiệm trƣờng phổ thông: Dụng cụ thiết bị thực nghiệm Cưa sắt Kềm cắt dây điện Khoan điện Kềm bấm dây điện Vít bake, vít dẹp Kềm vặn ốc vít Trang 10
- Đề tài SKKN: Hướng dẫn học sinh tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả. Súng bắn keo Kéo cắt thiếc Motor bấm vít Đồng hồ đo vạn năng Que hàn chì, chì hàn Các linh kiện, nguyên vật liệu Nguyên vật liệu Số lƣợng Giá tiền (đồng) Triac BT137 1 10 000 Điac DB3 1 3 000 Điện trở 220K-1W 1 1 000 Tụ điện 104-400V 1 1 000 Biến trở 500K 1 3 000 Nhiệt kế thủy tinh- 2000C 1 80 000 Mâm điện trở nhiệt 1 35 000 Quạt gió 2 30 000 Dây điện, ổ cắm, công tắc, cầu chì 4 50 000 Mạch nguồn DC 9V 1 30 000 Nhôm 12x20 và nhôm V 74 000 Đinh bấm 16 000 Thiếc, kiếng thủy tinh 60 000 Tổng 393 000 Trang 11
- Đề tài SKKN: Hướng dẫn học sinh tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả. Sơ đồ khối thiết bị Mạch điều khiển điện áp Công tắc nguồn AC 220V bằng triac Cầu chì Công tắc quạt Mạch nguồn DC 9V Ổ cắm AC 220V Quạt gió Nhiệt kế thủy tinh Đèn báo Điện trở nhiệt Sơ đồ mạch điều khiển điện áp xoay chiều 220V bằng triac. K R A2 TRIAC G A1 IN AC 220V VR DIAC Q C Tải - K1 khóa đóng mở nguồn điện. - Điện trở R (220k -1W): điện trở đệm hạn dòng. - Biến trở VR (500k ): biến trở để điều chỉnh khoảng thời gian dẫn của Triac. - Diac DB3 : định ngưỡng điện áp để Triac dẫn. - Triac BT137(8A-600V): điều khiển điện áp vào điện trở nhiệt. - Tụ điện C (0,1 F -400V): tạo điện áp ngưỡng để mở thông diac. - Dây điện trở nhiệt Q (100 -600W): tạo nhiệt cho thiết bị sấy. Trang 12
- Đề tài SKKN: Hướng dẫn học sinh tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả. Các linh kiện trong mạch điều khiển: Triac BT137 Điac DB3 Tụ 104J Biến trở 500K Các thông số, chỉ tiêu, tính năng kỹ thuật đạt được. Công suất các linh kiện: Công suất triac BT 137: 220(V) x 8(A) = 1760 (W). Công suất mâm điện trở nhiệt 600 W. Công suất tủ sấy mini: Điện áp nguồn: 220V xoay chiều. Công suất tối đa 600 W. Nhiệt độ sấy từ 55-170 0C. Kích thước tủ sấy: 40x30x30 cm. Trọng lượng: 5,5 kg Trọng tải trên mâm nhiệt: 2,0 kg Ứng dụng: Sấy CuSO4.5H2O Sấy ống nghiệm Cô dịch chiết Trang 13
- Đề tài SKKN: Hướng dẫn học sinh tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả. Hình ảnh học sinh khi thực hiện dự án 3.4.4- Tính sáng tạo (20 điểm): Dự án chứng minh tính sáng tạo đáng kể trong một hay nhiều tiêu chí Ví dụ dự án Cao cỏ mực dùng để trị đẹn: Trong quá trình thực nghiệm điều chế cao cỏ mực, nếu đun trực tiếp dịch chiết trên ngọn lửa đèn cồn thì sản phẩm bị khét nên khắc phục bằng cách đun gián tiếp qua miếng thiếc. Ví dụ dự án Tủ sấy mini phục vụ phòng thí nghiệm trƣờng phổ thông: Thiết kế tủ sấy gọn, nhẹ, đẹp và tiện dụng, đặc biệt dùng lá nhôm để dẫn nhiệt từ mâm điện trở nhiệt sang cây nhiệt kế thủy tinh để đo nhiệt độ tỏa ra của thiết bị. Ví dụ dự án Chế phẩm sát khuẩn trên da từ cỏ mực và sài đất(dự án vừa mới thực hiện năm 2018): Chế biến được mỡ bôi da và xà phòng tắm diệt khuẩn trực tiếp từ dịch chiết của cỏ mực và sài đất. Hình tủ sấy Hình xà phòng tắm diệt khuẩn Trang 14
- Đề tài SKKN: Hướng dẫn học sinh tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả. 3.5 Trình bày Poster Ví dụ dự án Cao cỏ mực dùng để trị đẹn Ví dụ dự án Tủ sấy mini phục vụ phòng thí nghiệm trƣờng phổ thông Trang 15
- Đề tài SKKN: Hướng dẫn học sinh tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả. IV. Hiệu quả đạt đƣợc Với việc áp dụng những giải pháp trên, tôi hướng dẫn học sinh tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học đạt được kết quả như sau: Năm học 2016-2017: Dự án Cao cỏ mực dùng để trị đẹn- lĩnh vực Y sinh khoa học và sức khỏe đạt giải nhất lĩnh vực cấp tỉnh. Học sinh thực hiện: Nguyễn Hữu Khang và Nguyễn Hoàng Thiện Nhân. Lớp 11A7 Năm học 2017-2018: Dự án Tủ sấy mini phục vụ phòng thí nghiệm trường phổ thông-lĩnh vực Khoa học vật liệu đạt giải nhất lĩnh vực cấp tỉnh và giải ba toàn cuộc cấp tỉnh, được tham gia dự thi cấp Quốc gia. Học sinh thực hiện: Thái Trọng Đạt lớp 12A1. Năm học 2018-2019: Dự án Chế phẩm sát khuẩn trên da từ cỏ mực và sài đất-lĩnh vực Y sinh khoa học và sức khỏe đạt giải ba lĩnh vực cấp tỉnh. Học sinh thực hiện: Lâm Bảo Danh lớp 12A3 V. Mức độ ảnh hƣởng Những giải pháp nêu trên có thể áp dụng cho tất cả các trường phổ thông để hướng dẫn học nghiên cứu khoa học - kỹ thuật. Đặc biệt là áp dụng thành công đối với những dự án kỹ thuật giúp học sinh có cái nhìn tổng quát hơn về quá trình nghiên cứu và cũng để học sinh có được một kế hoạch phù hợp nhất, tiến tới có một sản phẩm dự thi tốt nhất. VI. Kết luận Tôi tin tưởng rằng với việc áp dụng những giải pháp trên sẽ giúp cho các trường phổ thông có nhiều sản phẩm dự thi hơn, giáo viên hướng dẫn sẽ có thêm những kinh nghiệm bổ ích để giúp học sinh nghiên cứu đạt hiệu quả, cũng giúp học sinh đam mê hơn và thích thú hơn trong việc nghiên cứu khoa học, để các em thỏa sức thể hiện niềm đam mê của mình. Sẽ ngày càng có nhiều sản phẩm kỹ thuật dự thi đạt kết quả cao không những ở cấp tỉnh mà còn đạt giải cao ở cấp quốc gia. Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ NGƢỜI VIẾT SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (ký và ghi họ, tên) Nguyễn Bảo Chơn Trang 16
- Đề tài SKKN: Hướng dẫn học sinh tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả. MỤC LỤC I. Sơ lƣợc lý lịch tác giả: ................................................................................................................... 1 II. Sơ lƣợc đặc điểm tình hình đơn vị ............................................................................................. 1 III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến ............................................................................................... 1 1. Thực trạng ban đầu trƣớc khi áp dụng sáng kiến .................................................................. 1 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến ........................................................................................ 2 3. Nội dung sáng kiến .................................................................................................................... 2 IV. Hiệu quả đạt đƣợc .................................................................................................................... 16 V. Mức độ ảnh hƣởng .................................................................................................................... 16 VI. Kết luận ..................................................................................................................................... 16 PHỤ LỤC Trang 17
- Đề tài SKKN: Hướng dẫn học sinh tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả. Trang 18
- Đề tài SKKN: Hướng dẫn học sinh tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả. Trang 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Soạn dạy bài Clo hóa học 10 ban cơ bản theo hướng phát triển năng lực học sinh
23 p | 56 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Định hướng đọc hiểu Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Lưu Quang Vũ bằng phương pháp tranh biện nhằm phát huy năng lực học sinh
27 p | 19 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh giải các bài tập gắn với chủ đề thực tiễn trong chương trình toán lớp 10 THPT
73 p | 21 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 cơ bản phân dạng và nắm được phương pháp giải bài tập phần giao thoa ánh sáng
23 p | 36 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11
28 p | 69 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh trung bình và yếu ôn tập và làm tốt câu hỏi trắc nghiệm chương 1 giải tích 12
25 p | 28 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Định hướng giảng dạy giải thuật và lập trình về quay lui và quy hoạch động cơ bản
58 p | 8 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình chiếu trục đo (HCTĐ) của vật thể bằng cách dựng mặt phẳng cơ sở
26 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn