Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh thiết kế mô hình robot trên xe điều khiển, để chăm bệnh nhân trong khu cách ly
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm đề xuất được các biện pháp có tính khả thi, mới mẻ, theo định hướng phát triển năng lực trong việc hướng dẫn học sinh thiết kế mô hình robot trên xe điều khiển để chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh trong khu cách li.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh thiết kế mô hình robot trên xe điều khiển, để chăm bệnh nhân trong khu cách ly
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ ---------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: Hướng dẫn học sinh thiết kế mô hình robot trên xe điều khiển, để chăm bệnh nhân Covid-19 trong khu cách ly Lĩnh vực: Vật lý - Công nghệ Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hằng Vinh, 2023 MỤC LỤC Trang CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU ................................................................................ 0 -i-
- 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 0 2. Tính mới, đóng góp đề tài........................................................................... 3 3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 4 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 4 4.1. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm................................................. 4 4.2. Phương pháp mô hình hóa ................................................................... 5 CHƯƠNG II. MÔ HÌNH ROBOT TRÊN XE ĐIỀU KHIỂN ....................... 9 1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 9 1.1. Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018........................................ 9 1.2. Giáo dục Stem: ................................................................................. 10 1.3. Robot là gì: ....................................................................................... 10 2. Cơ sở thực tiễn: ........................................................................................ 10 2.1 Những thuận lợi trong việc hướng dẫn học sinh thiết kế mô hình robot. 14 2.2 Những khó khăn trong việc hướng dẫn học sinh thiết kế mô hình robot 16 2.3 Một số biện pháp thiết kế mô hình robot giúp học sinh hứng thú sáng tạo16 3. Thực nghiệm sư phạm: ............................................................................. 19 3.1. Thực nghiệm số 1............................................................................... 19 3.2. Bài thực nghiệm số 2 ......................................................................... 21 CHƯƠNG III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................ 25 1. Kết luận. .................................................................................................. 25 2. Kiến nghị.................................................................................................. 25 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 27 PHỤ LỤC ................................................................................................... 27 - ii -
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH Trang Hình 1.1. Giao tiếp trực tiếp bác sỹ với bệnh nhân............................ 3 Hình 1.2. Hình ảnh bác sỹ đang làm nhiệm vụ trong khu cách ly .... 3 Hình 1.3. Sơ đồ kết nối bộ xử lý trung tâm ...................................... 6 Hình 1.4. Hình ảnh hướng dẫn học sinh chế tạo phần gắp robot...... 7 Hình 1.5. Mô hình robot gắp sản phẩm ............................................ 7 Hình 1.6. Sơ đồ kích thước trục quay chính ..................................... 8 Hình 1.7. Mạch điện tử Arduino ...................................................... 8 Hình 1.8 Mô hình robot xe di chuyển ............................................... 9 Hình 1.9. Mô hình robot sau khi thiết kế hoàn thiện ........................ 9 Hinh 2.1. Bác sỹ chăm sóc bệnh nhân tại giường bệnh. .................. 15 Hinh 2.2. Cánh tay robot hỗ trợ bệnh nhân rất tiện lợi, an toàn. ..... 16 Hình 2.3. Biểu đồ tỉ lệ xếp loại kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 1...22 Hình 2.4. Biểu đồ tỉ lệ xếp loại kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 2.. 23 Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 1 ............................ 21 Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 2 ............................. 22 Bảng 3.3. Tỉ lệ xếp loại kết quả bài kiểm tra thực nghiệm số 2 ........ 23 - iii -
- KÍ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt Ý nghĩa GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GV Giáo viên HS Học sinh NXB - KHKT Nhà xuất bản – Khoa học kỹ thuật ĐC Đối chứng TN Thực nghiệm PPDH Phương pháp dạy học THPT Trung học phổ thông TP Thành phố - iv -
- CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong ba năm vừa qua, thế giới và Việt Nam đã và đang phải đương đầu, vượt qua cú sốc mang tên “ Đại dịch Covid-19”. Khởi phát từ thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) vào đầu tháng 12-2019, dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra đã làm cuộc sống của người dân toàn cầu bị đảo lộn bởi tính chất nguy hiểm và tốc độ lây lan chưa từng có của nó. Đại dịch toàn cầu đã tạo ra những xáo trộn trên toàn bộ phương diện trong đời sống xã hội : kinh tế, văn hóa, giáo dục… Đặc biệt, dịch bệnh Covid-19 gây nên áp lực vô cùng lớn đối với ngành y tế. Covid-19 đã và đang khiến hệ thống y tế ở các quốc gia trở nên quá tải, mọi nguồn lực y tế phải dành cho công tác phòng chống dịch, đồng nghĩa với việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc các vấn đề sức khỏe khác bị ảnh hưởng nặng nề. Đây là vấn đề đáng quan ngại bởi ngay cả trước đại dịch, ước tính vẫn có ít nhất một nửa trong tổng số 7,8 tỷ người trên thế giới chưa được tiếp cận đầy đủ với các dịch vụ y tế thiết yếu. Vậy, làm thế nào để giải quyết sự quá tải về nguồn lực y tế trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành?. Đó là một bài toán cần đặt ra để được giải quyết. Việt Nam thiết lập nên hệ thống khu cách ly trên toàn bộ đất nước nhằm thực hiện công tác phòng, chống Covid-19. Cách ly tại cơ sở y tế được áp dụng với những người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19. Ngay khi phát hiện, họ sẽ được cách ly để điều trị. Các cơ sở y tế đều quy định hạn chế người nuôi bệnh, không thăm bệnh, phòng ngừa tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19, hạn chế tụ tập đông người. Tuy nhiên, có nhiều bệnh nhân nội trú nặng, bị hạn chế khả năng vận động, không thể tự thực hiện các sinh hoạt cá nhân , bưng bê các đồ dùng cá nhân cần thiết… Chính vì thế, ngành y tế phải gia tăng khối lượng làm việc của các nhân viên y tế trong khi số lượng người không đủ. Sự thiếu hụt về mặt nhân lực trong công cuộc phòng chống dịch bệnh là một trong những trở ngại mà ngành y tế Việt Nam phải đối mặt trong công cuộc phòng chống dịch bệnh. Điều này đòi hỏi phải tìm ra công cụ, thiết bị hỗ trợ đắc lực để khắc phục tình trạng này. Hiện nay, thế giới và đất nước Việt Nam đang sống trong thời đại 4.0. Đây là kỷ nguyên phát triển của khoa học công nghệ. Tất cả chúng ta đều cảm nhận được sự tác động của khoa học công nghệ lên các ngành nghề, các lĩnh vực, trong đó có ngành y tế. Y tế Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chuyển đổi số của thời đại. Ngành Y tế của Việt Nam đang xây dựng hệ thống y tế thông minh. Kể từ năm 2018, ngành Y tế đặt ra kế hoạch triển khai các công nghệ số trong 3 trụ cột chính: phòng bệnh thông minh; khám và điều trị thông minh; quản lý thông minh. Các bệnh viện lớn ở Việt Nam đã bắt đầu xây dựng và triển khai mô hình Phòng khám thông minh. Để
- xây dựng được hệ thống y tế thông minh thì sự có mặt của hệ thống robot là một điều cần thiết. Robot là một trong những phát minh vĩ đại của con người từ gần 100 năm qua và không ngừng được phát triển để ngày càng thông minh hơn, hữu ích hơn và an toàn hơn. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, các nước, các nền công nghiệp trên toàn thế giới đang chạy đua để cải tiến và chế tạo ra những robot hiện đại nhất cho mọi lĩnh vực trong cuộc sống và phục vụ sản xuất. Với sự tiến bộ vượt bậc trong y học, đất nước ta đã và đang ứng dụng các công nghệ hiện đại trong khám chữa bệnh. Trong đó, sử dụng hệ thống robot trong y tế là một trong những công nghệ được ứng dụng. Việc sử dụng những hệ thống robot sẽ nâng cao chất lượng phục vụ và giúp việc chữa bệnh được nhanh chóng. Điều này còn giúp giảm thiểu áp lực các nhân viên y tế, bác sĩ trong việc quản lý sự lây nhiễm trong môi trường bệnh viện, khu cách ly. Một trong những mục tiêu quan trọng của Chương trình giáo dục phổ thông 2018: “Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp”. Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy kỹ thuật, hướng nghiệp ở cấp THPT thì việc dạy học theo định hướng Stem là điều thiết yếu. Stem là mô hình dạy học phổ biến đối với nền giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây. Đây là phương thức giáo dục tích hợp liên môn, trong đó các bài học được xây dựng theo chủ đề, nhằm lồng ghép kiến thức khoa học, công nghệ và toán học, hướng đến sự vận dụng kỹ thuật, khoa học công nghệ trong việc giải quyết các vấn đề cụ thể. Giáo dục Stem giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm có thể phục vụ cho cuộc sống hằng ngày. Đây là một mô hình dạy học rất quan trọng, rất được quan tâm trong việc dạy học bộ môn Công nghệ. Giáo viên bộ môn Công nghệ đã ứng dụng Stem như một hình thức, phương pháp dạy học phổ biến, hướng học sinh tới việc tạo lập nên những mô hình, công cụ, thiết bị phù hợp với thực tiễn cuộc sống, giúp ích cho sự phát triển của cộng đồng, xã hội. Và một trong những sản phẩm học tập mà người dạy bộ môn này thường yêu cầu học sinh thực hiện chính là việc sáng chế ra mô hình robot hữu dụng. 1
- Hình 1.1. Giao tiếp trực tiếp bác sỹ với bệnh nhân 2
- Hình 1.2. Hình ảnh bác sỹ đang làm nhiệm vụ trong khu cách ly Chia sẻ về lần đầu tiên thực hiện nhiệm vụ chăm sóc và điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19, điều dưỡng Nguyễn Thanh Tùng (sinh năm 1988) cho biết: “Những ngày đầu nhận nhiệm vụ tại khu cách ly, tôi không khỏi lo lắng, áp lực. Tại đây, có lúc cao điểm, chúng tôi tiếp nhận gần 200 bệnh nhân/ngày. Nhiều hôm, cả kíp trực phải tất bật xuyên đêm thực hiện khử khuẩn, thu thập thông tin, xếp phòng, kiểm tra, theo dõi bệnh nhân… Xong việc trời cũng vừa sáng, cơ thể rã rời vì phải làm việc liên tục nhiều giờ đồng hồ trong bộ quần áo bảo hộ cộng thêm cường độ, áp lực lớn của nhiệm vụ, nhưng chúng tôi ai nấy đều rất nỗ lực, chỉ mong giúp đỡ, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân”. Chỉ với 19 nhân viên y tế và 21 tình nguyện viên phải phục vụ thường xuyên cho hơn 500 bệnh nhân mỗi ngày, các y bác sĩ luôn hết lòng vì bệnh nhân, luôn sẵn sàng có mặt bất kể giờ giấc khi bệnh nhân cần. Sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế tại Khu cách ly đã góp phần đem lại những kết quả tích cực cho công tác phòng, chống dịch trên địa bàn. Đến nay, Khu cách ly đã điều trị khỏi và hoàn tất thủ tục xuất viện cho 1.123 bệnh nhân. Trong thời điểm này cơ sở y tế đều quy định hạn chế người nuôi bệnh, không thăm bệnh, phòng ngừa tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19, hạn chế tụ tập đông người. Tuy nhiên, bệnh nhân nội trú nặng, bị hạn chế khả năng vận động, không thể tự thực hiện các sinh hoạt cá nhân , bưng bê các đồ dùng cá nhân cần thiết…vv. Từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài sáng kiến: “Hướng dẫn học sinh thiết kế mô hình robot trên xe điều khiển, chăm bệnh nhân Covid -19 trong khu cách ly " 2. Tính mới, đóng góp đề tài - Việc hướng dẫn học sinh thiết kế mô hình robot trên xe điều khiển để chăm sóc bệnh nhân mắc Covid-19 trong khu cách ly đáp ứng được yêu cầu đổi mới của Chương trình giáo dục phổ thông 2018: Hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, phù hợp với việc dạy học định hướng nghề nghiệp và thích ứng với tình hình đất nước . - Đã xây dựng và triển khai hiệu quả các nội dung sau: + Đề xuất được các biện pháp có tính khả thi, mới mẻ, theo định hướng phát triển năng lực trong việc hướng dẫn học sinh thiết kế mô hình robot trên xe điều khiển để chăm sóc bệnh nhân mắc Covid-19 trong khu cách li. 3
- + Xây dựng được ý tưởng và kế hoạch dạy học chi tiết cho việc thực hiện hoạt động thiết kế mô hình robot trên xe điều khiển để chăm sóc bệnh nhân mắc Covid-19 trong khu cách li. + Giúp các em học sinh thiết kế robot đặt trên khung xe điều khiển và di chuyển dễ dàng, các em yêu thích và có hứng thú khi nghiên cứu và tiếp xúc với cấu tạo robot tự do, các em tìm tòi, khám phá và hướng tới có thể thay thế các bộ điều khiển của các công ty nước ngoài và xây dựng thuật điều khiển tối ưu cho các đối tượng sản xuất, mà các đối tượng này thích hợp với điều kiện sản xuất ở nước ta. Với các phòng thí nghiệm, đây là một mô hình để học sinh thực nghiệm và nghiên cứu, để hướng tới cho các bạn học sinh một cái nhìn cụ thể, thực tiễn hơn về robot. 3. Đối tượng nghiên cứu - Mô hình cánh tay robot tự do nằm trên xe điều khiển. - Cách thức thực hiện lập trình các Module. - Cách thức thiết kế và sử dụng vật liệu để in 3D ra các chi tiết cánh tay robot và xe điều khiển. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu nguyên tắc hoạt động của các thiết bị: Động cơ RC servo, lập trình và nạp chương trình cho mạch điều khiển Adruino rooboot và lập trình và nạp chương trình cho mạch điều khiển Adruino của xe điều khiển. - Phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng đầu tiên khi bắt đầu tiếp cận đề tài nghiên cứu. Mục đích của phương pháp là để thu thập các thông tin liên quan đến cơ sở lí thuyết của đề tài. + Phương pháp thu thập các thông tin liên quan đến đối tượng khảo sát nhưng không tác động lên đối tượng. + Phương pháp thực nghiệm: Đây là phương pháp thu thập thông tin được thực hiện bởi những quan sát trong điều kiện gây biến đổi đối tượng khảo sát và môi trường xung quanh. - Phương pháp phân tích, kiểm chứng: 4
- + Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng, sau đó tổng hợp, liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thông lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng. + Phương pháp kiểm chứng: trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các tài liệu, sử dụng phương pháp thực nghiệm để kiểm chứng lại các giả thuyết khoa học được đặt ra khi nghiên cứu đề tài. - Phương pháp nghiên cứu thực hành: Lắp ghép vận hành thử mạch điều khiển từ các thiết bị trên theo nguyên lí đã có. 4.2. Phương pháp mô hình hóa Chúng tôi đã tiến hành dự án này trên mô hình và lắp đặt theo trình tự như sau: - Tìm hiểu đối tượng. - Xây dựng mô hình. - Sử dụng để làm minh họa cho robot trong chăm sóc người bệnh Covid-19 trong khu cách ly. Bus dữ liệu Bộ nhớ Bộ xử lí Thiết bị RAM, ROM trung tâm xuất nhập Bus điều khiển Bus địa chỉ Hình 1.3. Sơ đồ kết nối bộ xử lý trung tâm 5
- Hình 1.4. Hình ảnh hướng dẫn học sinh chế tạo phần gắp robot Hình 1.5. Mô hình robot gắp sản phẩm 6
- Hình 1.6. Sơ đồ kích thước trục quay chính Hình 1.7. Mạch điện tử Arduino 7
- Hình 1.8 Mô hình robot xe di chuyển Hình 1.9. Mô hình robot sau khi thiết kế hoàn thiện 8
- CHƯƠNG II. MÔ HÌNH ROBOT TRÊN XE ĐIỀU KHIỂN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực...." [9]. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực nhằm tạo môi trường học tập tốt, giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần. Từ đó giúp người học tích cực, tự tin, năng động và sáng tạo. Học sinh biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để phù hợp với thực tiễn học đi đôi với hành, biết chủ động trau dồi các tri thức và kỹ năng cần thiết, biết lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực sở trường bản thân. Ngoài ra chương trình mới còn giúp học sinh rèn luyện, hình thành những phẩm chất tốt đẹp, có lối sống lành mạnh, trách nhiệm, cần cù sáng tạo để đáp ứng với xu thế đất nước trong thời đại mới, toàn cầu hoá… Như vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực là điều tất yếu. Với một trong những đặc trưng là dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn... Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình môn công nghệ 2018 hướng đến mục tiêu giáo dục là phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học. Chính vì vậy, để đáp ứng yêu cầu đổi mới của nền giáo dục Việt Nam và chương trình công nghệ mới, việc dạy học có sự thay đổi từ việc truyền thụ tri thức một chiều sang dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Theo đó, dạy học theo hình thức Stem nói chung và dạy học trực tuyến môn Công nghệ nói riêng cũng không nằm ngoài xu thế dạy học của thời đại, hướng đến cái đích đến cuối cùng là hình thành và phát triển những năng lực thiết yếu cho người học. 9
- 1.2. Giáo dục Stem: STEM là một chương trình giảng dạy được thiết kế để trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng liên quan đến lĩnh vực khoa học (Science), công nghệ (Technology), kỹ thuật (Engineer), toán học (Math). Bởi vậy, thuật ngữ STEM ra đời do ghép bốn chữ cái đầu tiên theo tên tiếng Anh của bốn chuyên ngành tự nhiên quan trọng mà nó hướng đến. Một điểm thú vị trong giáo dục STEM chính là cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary). Tức là theo chương trình giáo dục thông thường, học sinh phải học bốn môn tự nhiên tách biệt và rời rạc, tuy nhiên theo như cách học tích hợp, bốn môn học được kết hợp lại thành một để học sinh, sinh viên có thể áp dụng giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống hàng ngày dựa vào kiến thức kết hợp trong quá trình giảng dạy. Sự linh hoạt trong truyền tải kiến thức giúp người học xử lý tình huống thực tế một cách hiệu quả nhất. Giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, trong đó các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong thế giới thực, ở đó học sinh áp dụng các kiến thức trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học vào các bối cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu để từ đó phát triển các năng lực trong lĩnh vực STEM và khả năng cạnh tranh trong nền kinh kế mới. 1.3. Robot là gì: Robot là một loại máy có thể thực hiện những công việc tự động bằng sự điều khiển của máy tính hoặc các vi mạch điện tử được lập trình. Robot là một tác nhân cơ khí, nhân tạo, thường là một hệ thống cơ khí-điện tử. Robot đã thay thế con người trong việc thực hiện các nhiệm vụ lặp đi lặp lại và nguy hiểm mà con người không muốn làm hoặc không thể làm vì giới hạn kích thước hoặc diễn ra trong môi trường khắc nghiệt như ngoài không gian hoặc dưới đáy biển. Có những lo ngại về việc sử dụng ngày càng nhiều robot và vai trò của chúng trong xã hội. Robot được cho là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp công nghệ gia tăng khi chúng thay thế công nhân trong số lượng chức năng ngày càng tăng. 2. Cơ sở thực tiễn: Những ngày này, khi những con phố, ngõ hẻm ở Thành phố Vinh đều trở nên vắng vẻ bởi dịch Covid-19 thì bên trong những bệnh viện dã chiến, các Trung tâm Hồi sức tích cực, các y, bác sĩ lại hối hả, "căn" từng giây để giành giật sự sống cho 10
- bệnh nhân. Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 trực thuộc bệnh viện Thành phố Vinh tại TP Hồ Chí Minh là một điển hình. Ngày 10/4, trao đổi với bác sỹ – Điều dưỡng Trưởng tại Trung tâm cho biết: "Công tác chăm sóc bệnh nhân rất quan trọng, bao gồm cả chăm sóc thể chất và tinh thần. Để người bệnh Covid-19 phục hồi tốt, từ khi thành lập, bệnh viện đã xây dựng một quy trình chăm sóc toàn diện bệnh nhân như vấn đề ăn uống, làm sạch thân thể như vệ sinh, tắm rửa, gội đầu và phục hồi chức năng". Theo anh Lê Văn Sáng, thứ nhất, với bệnh nhân thể nặng, phải thở máy thì cứ mỗi ngày 2 lần, điều dưỡng sẽ cho bệnh nhân gội đầu, vệ sinh răng miệng, lau rửa người. Khi được vệ sinh sạch sẽ, bệnh nhân không những được thoải mái, mà còn giảm nguy cơ nhiễm trùng. Thứ hai là vấn đề dinh dưỡng, bệnh không chỉ được cho ăn 3 bữa chính/ngày và 3 bữa phụ xen kẽ, mà bệnh nhân nặng cần đảm bảo dinh dưỡng phải thêm suất ăn lúc 20h đêm để bổ sung năng lượng. Các khẩu phần ăn đều đảm bảo lượng calo đạt chuẩn theo tình trạng từng bệnh nhân có chế độ ăn đặc biệt. Do đó tôi mong muốn có nhiều em được trải nghiệm nghiên cứu, thiết kế, lắp ráp khám phá về robot nên tôi chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh thiết kế mô hình robot trên xe điều khiển, chăm bệnh nhân Covid -19 trong khu cách ly " Một số hình ảnh học sinh tham gia câu lạc bộ robot Trường Nguyễn Trường Tộ năm học: 2022-2023 11
- Thống kê số lượng học sinh tham gia thi câu lạc bộ robot trường Nguyễn Trường Tộ năm học: 2021-2022 12
- Số lượng học sinh Sản phẩm Sản phẩm Lớp tham gia chưa đạt đạt 11 D6 20 3 2 11 D2 16 3 2 11 D3 12 3 1 10 C1 18 4 1 10 C2 14 2 1 Thống kê số lượng học sinh tham gia thi câu lạc bộ robot Trường Nguyễn Trường Tộ năm học: 2022-2023 Số lượng học sinh Sản phẩm Sản phẩm Lớp tham gia chưa đạt đạt 11 A 20 0 5 11 D1 16 1 3 11 D4 12 1 3 11 C1 6 0 1 10 A1 14 1 2 10 A2 12 1 3 10 D1 14 1 4 10 D4 5 0 4 10 C1 6 0 1 13
- 2.1 Những thuận lợi trong việc hướng dẫn học sinh thiết kế mô hình robot để chăm bệnh nhân mắc Covid-19 trong khu cách li. Nếu như có các robot được phổ biện rộng rãi đến các khu cách ly thì chắc chắn giảm bớt các nhân viên y tế, điều dưỡng, người chăm bệnh nhân, tránh được sự lây lan dịch bệnh, Giảm cho nhiều cơ thể rã rời vì phải làm việc liên tục nhiều giờ đồng hồ trong bộ quần áo bảo hộ cộng thêm cường độ, áp lực lớn của nhiệm vụ chăm sóc bệnh • Nâng cao hiệu quả hoạt động Ngoài việc chăm sóc, bưng bê, đồ dùng cho các bệnh nhân trong khu cách ly, các thiết bị này được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực , môi trường ô nhiễm khác nhau với mức năng suất cực kỳ hiệu quả, từ: hàn, sơn, lắp ráp các bảng mạch in, dán nhãn, hỗ trợ xử lý vật liệu, kiểm tra sản phẩm và thử nghiệm,…. • Giảm sức lao động cho con người. Không cần phải sử dụng đến nhiều y, bác sỹ hay người nhà bệnh nhân hỗ trợ chỉ cần một cánh tay robot dư sức hoàn thành những công việc này một cách nhanh chóng, an toàn, tiện lợi. Đây là giải pháp hiệu quả trong y tế, trong khi dịch bệnh ngày càng diễn biến, phức tạp, tốc độ lây lan chóng mặt, mọi lúc, mọi nơi. Hinh 2.1. Bác sỹ chăm sóc bệnh nhân tại giường bệnh. 14
- Hinh 2.2. Cánh tay robot hỗ trợ bệnh nhân rất tiện lợi, an toàn. • Hạn chế sai sót. Với sự lập trình, tính toán cẩn thận trong từng chi tiết, những cánh tay robot chắc chắn sẽ đảm bảo mọi thao tác được tiến hành một cách chuẩn xác. Điều đó có nghĩa, chúng sẽ chẳng bao giờ để xảy ra các lỗi sai, các vấn đề trục trặc trong quá trình di chuyển. • Kinh tế an toàn Với các tính năng an toàn như các bộ cảm biến phát hiện lực tác động hoặc chướng ngại trong khu vực cách ly, robot hoạt động, những cánh tay robot chắc chắn sẽ giúp thay thế sức người, các nhân viên y tế, điều dưỡng đỡ áp lực hơn, tạo nên một môi trường làm việc an toàn và hiệu quả, tuyệt đối không gây lây nhiễm cho con người. Với sự phát triển không ngừng của xã hội hiện đại, dòng sản phẩm cánh tay robot chắc chắn sẽ trở thành thiết bị phục vụ trong y tế, trong sản xuất không thể thiếu trong tương lai, để được giải đáp mọi thắc mắc và sở hữu những sản phẩm chất lượng với giá thành cạnh tranh nhất và tôi muốn các em là những kỹ sư trong tương lai về robot. 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Soạn dạy bài Clo hóa học 10 ban cơ bản theo hướng phát triển năng lực học sinh
23 p | 55 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh giải các bài tập gắn với chủ đề thực tiễn trong chương trình toán lớp 10 THPT
73 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
33 p | 73 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh lớp 12 trường THPT Trần Đại Nghĩa làm bài kiểm tra đạt hiệu quả cao
41 p | 56 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11
28 p | 66 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 cơ bản phân dạng và nắm được phương pháp giải bài tập phần giao thoa ánh sáng
23 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn sử dung phần mềm Zipgrade chấm trắc nghiệm bằng điện thoại smartphone và ứng dụng máy tính cầm tay vào làm nhanh bài tập toán trắc nghiệm thi THPT quốc gia
108 p | 50 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học và làm bài trắc nghiệm phần kỹ năng sử dụng Atlat địa lí Việt Nam, biểu đồ, bảng số liệu nhằm nâng cao kết quả trong kì thi THPT quốc gia
30 p | 44 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh học môn Sinh học 12 Trung Học Phổ Thông theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh
36 p | 50 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình chiếu trục đo (HCTĐ) của vật thể bằng cách dựng mặt phẳng cơ sở
26 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn