SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI<br />
Đơn vị : Trường THPT Thanh Bình<br />
<br />
Mã số: ................................<br />
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ LÀM MỘT <br />
SỐ DẠNG BÀI TẬP SINH HỌC VỀ XÁC SUẤT <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: NGUYỄN ĐÌNH ĐẮC<br />
Lĩnh vực nghiên cứu: <br />
Quản lý giáo dục <br />
Phương pháp dạy học bộ môn Sinh học <br />
<br />
Lĩnh vực khác: ..............................................<br />
<br />
<br />
Có đính kèm:<br />
Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật <br />
khác<br />
2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC<br />
<br />
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN<br />
1. Họ và tên: Nguyễn Đình Đắc<br />
2. Ngày tháng năm sinh: 25 – 10 1979<br />
3. Giới tính: Nam<br />
4. Địa chỉ: xã Phú An, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai<br />
5. Điện thoại: 0946404215 (CQ)/ (NR); ĐTDĐ:<br />
6. Fax: Email:<br />
7. Chức vụ: Giáo viên giảng dạy môn sinh học<br />
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Thanh Bình<br />
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO<br />
Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân sinh học<br />
Năm nhận bằng: 2003<br />
Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm sinh học<br />
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC<br />
Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn sinh học<br />
Số năm có kinh nghiệm: 9<br />
Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:<br />
3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ LÀM MỘT <br />
SỐ DẠNG BÀI TẬP SINH HỌC VỀ XÁC SUẤT <br />
…………………………………<br />
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
Trong quá trình giảng dạy sinh học khối 12 thì bài tập vận dụng là một vấn đề <br />
khó cho học sinh, trong đó có toán xác suất thống kê, vì lí do :<br />
+ Kiến thức môn sinh ở phần di truyền học quá nhiều và khó, thời gian trên lớp <br />
không đủ giải quyết được nhiều bài tập vận dụng cho học sinh.<br />
+ Ở THPT, học sinh được nghiên cứu về toán xác suất ít và đa số còn mơ hồ, <br />
lúng túng, mang tính mò mẫm<br />
+ Số học sinh chú ý học môn sinh ít, nhất là những trường vùng sâu,vùng xa<br />
Hiện nay, các dạng bài tập tính xác suất được vận dụng trong thực tế cũng <br />
như thi tốt nghiệp, cao đẳng đại học rất nhiều.<br />
Mặt khác tự học là phương pháp để học sinh phát huy tích cực và chủ động <br />
trong việc lĩnh hội kiến thức<br />
Nhằm giúp học sinh học tốt hơn về dạng toán sinh học về xác suất, tôi mạnh <br />
dạn viết sáng kiến này. Mong được sự góp ý và giúp đỡ của đồng nghiệp.<br />
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI <br />
1, Cơ sở lý luận<br />
Việc ứng dụng toán toán xác suất vào giải bài tập yêu cầu hoc sinh <br />
phải nắm được một số kiến thức về xác suất như:<br />
1.1 Khái niệm xác suất:<br />
Có nhiều cách định nghĩa xác suất P:<br />
Cách 1: Định nghĩa phổ thông cổ điển trong toán học thống kê: "Xác suất <br />
của một sự kiện là tỉ số giữa khả năng thuận lợi để sự kiện đó xảy ra trên tổng <br />
số khả năng có thể”<br />
4<br />
<br />
<br />
Cách 2: Xác suất của biến cố A là một số không âm, kí hiệu P(A) (P viết <br />
tắt từ chữ Probability), biểu thị khả năng xảy ra biến cố A và được định nghĩa <br />
như sau:<br />
P(A) = Số trường hợp thuận lợi cho A/ Số tr ường h ợp có thể có khi phép <br />
thử thực hện.<br />
(Những khả năng hoặc các biến cố sơ cấp nếu chúng xảy ra thì suy ra A xảy <br />
ra gọi là những trường hợp thuận lợi cho A).<br />
Trong lí thuyết xác suất còn phân biệt tần suất thực nghiệm (tần suất sự <br />
kiện trong thực tế hay tần suất có thể kiểm chứng) và tần suất chủ quan (hay <br />
tần suất Bayer tần suất sự kiện không thể kiểm chứng). Các bài tập toán trong <br />
sinh học còn hay gặp một thuật ngữ nữa đó là tần số. Trong sinh học, có thể <br />
hiểu từ ”tần số” trong các hiện tượng di truyền là "tần suất thực nghiệm”, <br />
nghĩa là số lần đã xảy ra biến cố đó trong một hiện tượng hay quá trình sinh học <br />
có thể hoặc đã được thống kê hay kiểm định được.<br />
1.2. Tổng xác suất : <br />
<br />
Được áp dụng khi các biến cố là xung khắc hoặc đối nhau.<br />
Nếu A và B xung khắc: P( A B) = P(A) + P(B)<br />
Nếu A và B đối lập: P(A) = 1 P(B) hay P(A) + P(B) = 1<br />
<br />
Ví dụ cụ thể<br />
Khi gieo con xúc sắc có 6 mặt, thì khả năng xuất hiện 1 mặt là 1/6. Hỏi xác <br />
suất xuất hiện mặt có số chẵn khi gieo là bao nhiêu ?<br />
Mặt có số chẵn của con xúc sắc có 3 loại (tức là mặt có 2, 4 và 6.Lúc này, <br />
biến cố mong đợi là tổng xác suất 3 sự kiện A (2), B (4), C (6), nên biến cố <br />
tổng:<br />
P (AUBUC) = P(A) U P(B) U P(C)<br />
Do mỗi sự kiện đều có đồng khả năng và là 1/6. Suy ra biến cố mong đợi <br />
= 1/6 + 1/6 + 1/6 = 3/6 hay 1/2. <br />
Phép cộng xác suất được ứng dụng để xác định tỉ lệ một kiểu hình nào đó (tức <br />
tìm tần suất thực nghiệm). <br />
5<br />
<br />
<br />
<br />
1.3. Tích xác suất<br />
Được áp dụng đối với các biến cố giao.<br />
Nếu A và B độc lập thì biến cố giao: P(AB) = P(A).P(B)<br />
Ví dụ cụ thể<br />
Khi chơi cá ngựa, mỗi lần gieo con xúc sắc có 6 mặt thì khả năng xuất hiện 1 <br />
mặt mong muốn là 1/6. Giả sử muốn mặt có 6 chấm (”con lục”) và gieo cùng <br />
một lúc 2 con xúc sắc, vậy xác suất có 2 con lục một lúc là bao nhiêu ?<br />
Lúc này, biến cố mong đợi phụ thuộc cùng một lúc vào 2 sự kiện A và <br />
B, nên gọi là biến cố tích và được biểu diễn là A giao B. Do mỗi sự kiện đều có <br />
đồng khả năng với xác suất là 1/6, nên biến cố mong đợi sẽ có xác suất P(AB) = <br />
P(A). P(B) = 1/6 x 1/6 = 1/36.<br />
Để đơn giản, ta có thể hiểu rằng xác suất của một sự kiện mà phụ <br />
thuộc vào nhiều biến cố độc lập thì sẽ bằng tích xác suất của các biến cố độc <br />
lập tạo nên sự kiện đó.<br />
Ngoài ra học sinh còn phải nắm và hiểu rõ kiến thức sinh học về mặt <br />
lí thuyết của các bài toán sinh cần ứng dụng công thức xác xuất.<br />
<br />
<br />
2, Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài<br />
<br />
<br />
Học sinh cần được tiếp xúc với một số dạng toán và phương pháp giải cụ thể, <br />
sau đó đưa ra các dạng bài tập cho học sinh vận dụng.<br />
2.1 Một số dạng bài tập thường gặp và phương pháp làm.<br />
<br />
2.1.1 Bài toán liên quan tới tính tổng xác suất<br />
Ví dụ 1 : bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định. Bố <br />
và Mẹ đều dị hợp về gen này thì xác suất để sinh con ra bình thường là bao <br />
nhiêu ? <br />
P : Aa x Aa thu được con : <br />
6<br />
<br />
<br />
0,25 AA (bình thường) + 0,50Aa (bình thường) + 0,25aa (bệnh bạch tạng). <br />
Vậy con sinh ra bình thường chiếm 0,25 + 0,50 = 0,75 hoặc 3/4 hay 75%.<br />
<br />
Ví du 2 : Ở ruồi, thân xám, cánh dài trội so với thân đen, cánh cụt. Các gen <br />
quy định tính trạng nằm trên NST thường ở dạng liên kết gen với nhau. Cho <br />
ruồi thuần chủng thân xám, cánh dài lai với ruồi thân đen cánh cụt thu được F1. <br />
cho F1 giao phối với nhau thì xác suất sinh ra ruồi thân xám, cánh dài là bao <br />
nhiêu ( biết hoán vị gen xảy ra một bên với tần số f = 20%)<br />
AB<br />
Hướng dẫn F1 có kiểu gen <br />
ab<br />
AB AB<br />
F1 x F1: x <br />
ab ab<br />
G 0,4 AB, 0,4ab, 0,1Ab, 0,1aB 0,5 AB, 0,5ab <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
F2 : <br />
0,4 AB 0,4ab 0,1Ab 0,1aB<br />
0,5 AB AB AB AB AB<br />
0,2 0,2 0,05 0,05<br />
AB ab Ab aB<br />
0,5 ab AB ab Ab aB<br />
0,2 0,2 0,05 0,05<br />
ab ab ab ab<br />
Ruồi thân xám, cánh dài có kiểu hình A B có xác suất ở F2 là : <br />
0,2 + 0,2 +0,2 + 0,05 + 0,05 =0,7 = 70%<br />
<br />
2.1.2 Bài toán liên quan tới tính tích xác suất<br />
<br />
Ví dụ 1 : Ở Một loài thực vật A: Quy định cây cao, a: quy định cây thấp, B: <br />
quy định cây hoa đỏ, b: quy định cây hoa vàng, D: quy định cây hoa kép, d: quy <br />
đinh cây hoa đơn. Cho bố mẹ có kiểu gen AaBbDd x AabbDd. Hãy cho biết:<br />
a, Số kiểu gen khác nhau xuất hiện ở F1.<br />
b, Tỉ lệ xuất hiện loại kiểu hình của cơ thể có ba tính trạng trội là bao nhiêu <br />
% ?<br />
7<br />
<br />
<br />
Hướng dẩn<br />
a, Số kiểu gen khác nhau xuất hiện ở F1.<br />
Xét riêng từng tính trạng, ta có<br />
Aa x Aa Có 3 kiểu gen.<br />
Bb x bb Có 2 kiểu gen<br />
Dd x Dd Có 3 kiểu gen.<br />
Vậy ở F1 xuất hiện tất cả 3 x 2 x 3 = 18 kiểu gen khác nhau. <br />
b, Số tỉ lệ kiểu hình khác nhau xuất hiện ở F1.<br />
Aa x Aa 2 kiểu hình, tỉ lệ 3/4 cao, 1/4 thấp:<br />
Bb x bb 2 kiểu hình, tỉ lệ 1/2 hoa đỏ, 1/2 hoa vàng:<br />
Dd x Dd 2 kiểu hình, tỉ lệ 3/4 hoa kép, 1/4 hoa đơn:<br />
Tỉ lệ xuất hiện loại kiểu hình của cơ thể có kiểu gen: A_B_D_ là :<br />
3/4 x 1/2 x 3/4 =9/32 = 28,125 %<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ví dụ 2 : Ở người, gen B quy định da bình thường là trội hoàn toàn so với gen b <br />
qui định da bạch tạng, gen này nằm trên NST thường. Bố, mẹ cùng có kiểu gen <br />
dị hợp. Tính xác suất để cặp bố mẹ này sinh được :<br />
a) 1 đứa con da bạch tạng.<br />
b) Con thứ nhất và con thứ hai đều da bạch tạng.<br />
c) Sinh một con da bình thường.<br />
d) Sinh con thứ nhất và con thứ hai cùng da bình thường.<br />
e) Sinh một con da bình thường, một con da bạch tạng.<br />
Giải<br />
Ta có sơ đồ lai: P Bb x Bb<br />
G B b B b<br />
F1: 1BB : 2 Bb : 1bb<br />
Kiểu hình: 3/4 da bình thường: 1/4 da bạch tạng.<br />
8<br />
<br />
<br />
a) Xác xuất sinh một con da bạch tạng là 1/4.<br />
b) Xác xuất sinh con thứ nhất và con thứ hai cùng da bạch tạng là:<br />
1/4 x1/4 =1/16 <br />
c)Xác xuất sinh một con da bình thường là : 3/4 <br />
d) Xác xuất sinh con thứ nhất và con thứ hai cùng da bình thường là: <br />
3/4 x3/4 =9/16.<br />
e) Nếu xét về thứ tự đứa thứ nhất da bình thường, đứa thứ hai da bạch tạng, <br />
thì xác suất là: 3/4 x1/4 = 3/16.<br />
Nếu không xét về thứ tự thì xác xuất là: 2 x 3/4 x1/4 =6/16.<br />
2.1.3 Tính xác suất đực và cái trong nhiều lần sinh<br />
<br />
a. Tổng quát:<br />
Mỗi lần sinh là một sự kiện hoàn toàn độc lập, và có 2 khả năng có thể xảy <br />
ra : hoặc đực hoặc cái với xác suất bằng nhau và bằng 1/2. <br />
Xác suất xuất hiện đực, cái trong n lần sinh là kết quả của sự tổ hợp ngẫu <br />
nhiên: <br />
Số khả năng xảy ra trong n lần sinh (không gian mẫu) là 2n <br />
Gọi số ♂ là a, số ♀ là b<br />
Khả năng xuất hiện con trai là Cna <br />
Khả năng xuất hiện con gái là Cnb <br />
<br />
Lưu ý : vì a+b = n nên ( Cna = Cnb )<br />
<br />
CÔNG THỨC TỔNG QUÁT: <br />
Xác suất trong n lần sinh có được a ♂ và b ♀ là kết quả của Cna / 2n <br />
b. Bài toán: <br />
Một cặp vợ chồng dự kiến sinh 3 người con và muốn có được 2 người con trai <br />
và 1 người con gái. Khả năng thực hiện mong muốn đó là bao nhiêu?<br />
<br />
Hướng dẫn giải<br />
Mỗi lần sinh là một sự kiện hoàn toàn độc lập, và có 2 khả năng có thể xảy ra: <br />
hoặc đực hoặc cái với xác suất bằng nhau và = 1/2 do đó: <br />
Số khả năng xảy ra trong 3 lần sinh = 23<br />
Số tổ hợp của 2 ♂ và 1 ♀ = C32 <br />
→ Khả năng để trong 3 lần sinh họ có được 2 trai và 1 gái <br />
3!<br />
= C32 / 23= = 3/8<br />
2 ! .1! .23<br />
9<br />
<br />
<br />
2.1.4 Xác định tần số xuất hiện các alen trội hoặc lặn trong trường hợp <br />
nhiều cặp gen dị hợp PLĐL, tự thụ.<br />
<br />
<br />
* Bố mẹ dị hợp về tất cả các cặp gen <br />
<br />
a. Tổng quát:<br />
GV cần lưu ý với HS là chỉ áp dụng đối với trường hợp các cặp gen Phân li độc <br />
lập và đều ở trạng thái dị hợp<br />
Gọi n là số cặp gen dị hợp → số alen trong một KG = 2n<br />
Số tổ hợp gen = 2n x 2n = 4n<br />
Gọi số alen trội ( hoặc lặn) là a<br />
→ Số alen lặn ( hoặc trội) = 2n – a <br />
Vì các cặp gen PLĐL tổ hợp ngẫu nhiên nên ta có:<br />
(T + L) (T + L) … (T + L) = (T + L)n (Kí hiệu: T: trội, L: lặn)<br />
n lần<br />
Số tổ hợp gen có a alen trội ( hoặc lặn ) = C2na<br />
<br />
<br />
CÔNG THỨC TỔNG QUÁT:<br />
Nếu có n cặp gen dị hợp, PLĐL, tự thụ thì tần số xuất hiện tổ hợp gen có a alen <br />
trội ( hoặc lặn ) = C2na / 4n <br />
b. Bài toán:<br />
Chiều cao cây do 3 cặp gen PLĐL, tác động cộng gộp quy định.Sự có mặt mỗi <br />
alen trội trong tổ hợp gen làm tăng chiều cao cây lên 5cm. Cây thấp nhất có <br />
chiều cao = 150cm. Cho cây có 3 cặp gen dị hợp tự thụ. Xác định:<br />
Tần số xuất hiện tổ hợp gen có 1 alen trội, 4 alen trội.<br />
Khả năng có được một cây có chiều cao 165cm<br />
<br />
10<br />
<br />
<br />
Hướng dẫn giải <br />
Tần số xuất hiện : tổ hợp gen có 1 alen trội = C2na / 4n= C61 / 43 = 6/64<br />
tổ hợp gen có 4 alen trội = C2na / 4n= C64 / 43 = 15/64<br />
Cây có chiều cao 165cm hơn cây thấp nhất = 165cm – 150cm = 15cm <br />
→ có 3 alen trội ( 3.5cm = 15cm )<br />
Vậy khả năng có được một cây có chiều cao 165cm = C63 / 43 = 20/64<br />
* Nếu bố mẹ có kiểu gen khác nhau<br />
Phương pháp.<br />
B1: Xác định số tổ hợp giao tử của phép lai = số giao tử ♂ x số giao tử ♀, giả <br />
sử là 2k<br />
B2: Xác định số gen trội tối đa được tạo ra từ phép lai, trên giả sử là m<br />
B3: Nhận xét xem trong phép lai trên có phép lai của cặp gen nào chắc chắn cho <br />
gen trội hay không, giả sử có b <br />
(VD: PL AA x Aa sẽ chắc chắn cho 1 gen trội b ở đời sau vậy trong TH này b = <br />
1)<br />
Vì các cặp gen PLĐL tổ hợp ngẫu nhiên nên ta có:<br />
B4: Số tổ hợp gen có a gen trội là: Cma −−bb<br />
Tần số xuất hiện tổ hợp gen có a alen trội là: Cma −−bb /2k<br />
<br />
VD 1: Chiều cao cây do 5 cặp gen PLĐL tác động cộng gộp, sự có mặt mỗi alen <br />
trội làm cao thêm 5cm. Cây cao nhất có chiều cao 220cm. Về mặt lý thuyết, <br />
phép lai AaBBDdeeFe x AaBbddEeFe cho đời con: cây có chiều cao 190cm <br />
chiếm tỉ lệ: <br />
A. 45/128 B. 30/128 C. 35/128 D. 42/128<br />
<br />
Giải : <br />
Phép lai: AaBBDdeeFe x AaBbddEeFe<br />
Số tổ hợp giao tử của phép lai: 23 x 24 = 27<br />
Số gen trội tối đa tạo được từ phép lai trên là 8 (2+2+1+1+2)<br />
Ta nhận thấy ở cặp thứ 2 luôn có sẵn 1alen trội (BB x Bb) nên b=1<br />
Vậy phép lai AaBBDdeeFe x AaBbddEeFe cho đời con: cây có chiều cao <br />
190cm (trong KG có 4 alen trội) chiếm tỉ lệ: C84−−11 / 27 = C73 / 27 = 35/128 đáp án C<br />
<br />
VD2 : Chiều cao cây do 3 cặp gen PLĐL, tác động cộng gộp quy định.Sự có mặt <br />
mỗi alen trội trong tổ hợp gen làm tăng chiều cao cây lên 5cm. Cây thấp nhất có <br />
chiều cao = 150cm. Cho cây có 3 cặp gen dị hợp tự thụ. Xác định:<br />
Tần số xuất hiện tổ hợp gen có 1 alen trội, 4 alen trội.<br />
Khả năng có được một cây có chiều cao 165cm<br />
Giải<br />
11<br />
<br />
<br />
* Tần số xuất hiện : tổ hợp gen có 1 alen trội = C2na / 4n = C61 / 43 = 6/64<br />
tổ hợp gen có 4 alen trội = C2na / 4n = C64 / 43 = 15/64<br />
Cây có chiều cao 165cm hơn cây thấp nhất = 165cm – 150cm = 15cm <br />
→ có 3 alen trội ( 3.5cm = 15cm )<br />
* Vậy khả năng có được một cây có chiều cao 165cm = C63 / 43 = 20/64<br />
<br />
2.2 Một số bài tập củng cố<br />
<br />
Câu 1: Lai hai thứ bí quả tròn có tính di truyền ổn định,thu được F1 đồng loạt <br />
bí quả dẹt. Cho giao phấn các cây F1 người ta thu được F2 tỉ lệ 9 dẹt : 6 tròn : 1 <br />
dài. Cho giao phấn 2 cây bí quả dẹt ở F2 với nhau.Về mặt lí thuyết thì xác <br />
suất để có được quả dài ở F3 :<br />
<br />
A. 1/81 B. 3/16 C. 1/16 D. 4/81<br />
<br />
Câu 2: Ở người, bệnh phênin kêtô niệu do đột biến gen lặn nằm trên NST <br />
thường. Bố và mẹ bình thường sinh đứa con gái đầu lòng bị bệnh phênin kêtô <br />
niệu. Xác suất để họ sinh đứa con tiếp theo là trai không bị bệnh trên là<br />
A. 1/2 B. 1/4 ` C. 3/4 D. 3/8<br />
<br />
Câu 3 : Phenylkêtô niệu và bạch tạng ở người là 2 bệnh do đột biến gen lặn <br />
trên các NST thường khác nhau. Một đôi tân hôn đều dị hợp về cả 2 cặp gen qui <br />
định tính trạng trên. Nguy cơ đứa con đầu lòng mắc 1 trong 2 bệnh trên là<br />
<br />
A. 1/2 B. 1/4 C. 3/8 D. 1/8<br />
<br />
Câu 4: Một đôi tân hôn đều có nhóm máu AB. Xác suất để đứa con đầu lòng <br />
của họ là con gái mang nhóm máu là A hoặc B sẽ là:<br />
<br />
A.6,25% B. 12,5% C. 50% D. 25%<br />
<br />
Câu 5: Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn trên NST thường. Vợ và <br />
chồng đều bình thường nhưng con trai đầu lòng của họ bị bệnh bạch tạng. Xác <br />
suất để họ sinh 2 người con, có cả trai và gái đều không bị bệnh:<br />
<br />
A. 9/32 B. 9/64 C. 8/32 D. 5/32<br />
<br />
Câu 6: Phép lai : AaBbDdEe x AaBbDdEe. Tính xác suất ở F1 có : Kiểu hình <br />
trong đó có ít nhất 2 tính trạng trội<br />
<br />
A. 156/256 B. 243/256 C. 212/256 D. 128/256<br />
<br />
Câu 7: Bệnh mù màu ở người do đột biến gen lặn trên NST X không có alen <br />
tương ứng trên Y.Một người phụ nữ bình thường có bố bị mù màu, lấy người <br />
chồng không bị bệnh mù màu : Xác suất sinh con bị mù màu là:<br />
12<br />
<br />
<br />
A. 1/2 B. 1/4 C. 3/4 D. 1/3<br />
<br />
Câu 8: Chiều cao cây do 5 cặp gen PLĐL tác động cộng gộp, sự có mặt mỗi <br />
alen trội làm cao thêm 5cm. Cây cao nhất có chiều cao 220cm. Về mặt lý thuyết, <br />
phép lai AaBBDdeeFe x AaBbddEeFe cho đời con<br />
<br />
a) Cây có chiều cao 190cm chiếm tỉ lệ<br />
<br />
A. 45/128 B. 30/128 C. 35/128 D. 42/128<br />
<br />
b) Cây có chiều cao 200cm chiếm tỉ lệ<br />
<br />
A. 24/128 B. 30/128 C. 18/128 D. 21/128<br />
<br />
Câu 9 : (ĐH 2011)Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, xác suất <br />
sinh một người con có 2 alen trội của một cặp vợ chồng đề có kiểu gen <br />
AaBbDd là:<br />
3 15 27 5<br />
A. B. C. D. <br />
32 64 64 16<br />
Câu 10: Bệnh máu khó đông ở người do một gen lặn (h) trên NST X qui định, <br />
không có alen tương ứng trên Y, alen trội (H) tuơng ứng cho tính trạng bình <br />
thường. Người phụ nữ di hợp lấy chồng khoẻ mạnh thì xác suất họ sinh con <br />
trai bị bệnh la:̀<br />
A. 100%. B. 25%. C. 12,5 %. D. 50%.<br />
Câu 11: Trong phép lai P: ♂ AaBbCcDd x ♀ aaBbccDd. Hãy cho biết tỉ lệ đời <br />
con có kiểu hình (KH) giống mẹ là bao nhiêu? (Biết rằng các cặp gen quy định <br />
các tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau)<br />
A. ¾ . ½ . ½ . ¾ B. ½ . ½ . ½ . ½ <br />
C. ½ . ½ . ¾ . ¾ D. ½ . ¾ . ½ . ¾ <br />
Câu 12: Giả sử không có đột biến xảy ra, mỗi gen quy định một tính trạng và <br />
gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AabbDdEe x aaBbddEE <br />
cho đời con có kiểu hình trội về cả 4 tính trạng chiếm tỉ lệ<br />
A. 6,25% B. 12,50% C. 18,75 % D. 37,50%<br />
Câu 13: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen <br />
a quy định hoa vàng. Cho cây (P) có kiểu gen Aa tự thụ phấn thu được F 1; tiếp <br />
tục cho các cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Biết rằng không có đột biến xảy ra, <br />
số cây con được tạo ra, khi các cây F1 tự thụ phấn là tương đương nhau, Tính <br />
theo lí thuyết, cây có kiểu hình đỏ ở F2 chiếm tỉ lệ:<br />
A. 50,0% B. 37,5% C. 62,5% D. 75,0%<br />
Câu 14: Cho biết không có đột biến, hoán vị gen giữa alen B và b ở cả bố và <br />
AB Ab<br />
mẹ đều có tần số 20% . Tính theo lí thuyết, phép lai x cho đời con có <br />
ab aB<br />
Ab<br />
kiểu gen là:<br />
Ab<br />
A. 10% B. 16% C. 4% D. 40%<br />
13<br />
<br />
<br />
Câu 15: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen <br />
a quy định hoa vàng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể tự thụ phấn có tần <br />
số các kiểu gen là 0,6AA : 0,4Aa. Biết rằng không có các yếu tố làm thay đổi <br />
tần số alen của quần thể tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây hoa đỏ ở F1 là:<br />
A. 90% B. 96% C. 32% D. 64% <br />
Câu 16: Một cặp vợ chồng dự kiến sinh 3 người con .<br />
a) Nếu họ muốn sinh 3 người con trai thì khả năng thực hiện mong muốn đó là <br />
bao nhiêu?<br />
b) Tìm xác suất để trong 3 lần sinh họ có được cả trai và gái.<br />
Câu 17 : Chiều cao cây do 3 cặp gen PLĐL, tác động cộng gộp quy định.Sự có <br />
mặt mỗi alen trội trong tổ hợp gen làm tăng chiều cao cây lên 5cm. Cây thấp <br />
nhất có chiều cao = 150cm. Cho cây có 3 cặp gen dị hợp tự thụ. Xác định:<br />
Tần số xuất hiện tổ hợp gen có 1 alen trội, 4 alen trội.<br />
Khả năng có được một cây có chiều cao 165cm<br />
Câu 18 : Ở cà chua gen R quy định quả đỏ, gen r quy định quả vàng. Cà chua <br />
quả đỏ lai với quả vàng cho F1 thế nào?<br />
Câu 19 : Một quần thể người có tần số người bị bệnh bạch tạng là 1/10000. <br />
Giả sử quần thể này cân bằng di truyền.<br />
Hảy tính tần số các alen và thành phần các kiểu gen của quần thể. Biết <br />
rằng, bệnh bạch tạng là do một gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy <br />
định.<br />
Tính xác suất để hai người bình thường trong quần thể này lấy nhau <br />
sinh ra người con đầu lòng bị bệnh bạch tạng.<br />
Câu 20 : Bố và mẹ đều dị hợp về tóc quăn thì sinh các con thế nào? Biết rằng <br />
gen A là trội hoàn toàn quy định tóc quăn, a quy định tóc thẳng.<br />
Ở đây phải hiểu bản chất là nếu xu hướng xảy ra của hiện tượng, tức là <br />
xác suất để có con tóc quăn là 75% hay tần số gặp là 0,75.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI <br />
1, Kết quả đề tài<br />
14<br />
<br />
<br />
Qua 2 năm liên tục giảng dạy chương trình sinh học 12, (2009 2010) , (2011 – <br />
2012), khả năng tiếp thu và vận dụng của học sinh để giải các bài tập xác suất <br />
đã mang lại những kết quả đáng mừng . <br />
+ Số học sinh hiểu bài và vận dụng giải bài tập có hiệu quả cao dần, thể hiện <br />
ở số lượng cũng như chất lượng của các lần kiểm tra, thi học kì, thi tốt nghiệp <br />
cũng như điểm thi của học sinh khối B vào các trường Đại học, cao đẳng đạt <br />
kết quả khả quan.<br />
+ Đa số học sinh tỏ ra tự tin, hứng thú khi giải quyết các bài tập về xác suất sau <br />
khi được tiếp cận với nội dung, phương pháp giải được nêu trong sáng kiến <br />
kinh nghiệm.<br />
+ Học một số dạng toán sinh học về xác suất, qua đó học sinh đã lĩnh hội được <br />
rất nhiều kiến thức liên quan tới quy luật di truyền. từ đó hiệu quả thi của học <br />
sinh ngày càng được nâng cao.<br />
2, Lớp kiểm chứng <br />
Trong quá trình nghiên cứu trong 2 năm, năm 2010 2011 đã thực nghiệm 2 <br />
lớp (12A2, 13A3), Năm học 2011 – 2012 đã thực nghiệm 3 lớp( 12A4, 12A5, <br />
12A6) bằng 20 câu liên quan tới bài tập tính xác suất “ Thu thập trong đề thi học <br />
kì I, tốt nghiệp, đại học và một số câu hỏi khác”, kết quả như sau :<br />
* Năm học 2010 – 2011<br />
Học sinh đạt loại giỏi ( Làm từ 16 câu trở lên) đạt 5%<br />
Học sinh đạt loại Khá ( Làm từ 13 đến 15 câu) đạt 28%<br />
Học sinh đạt loại Trung bình ( Làm từ 10 đến 12 câu) đạt 56% <br />
Học sinh đạt loại Yếu ( Làm dưới 10 câu) đạt 11%<br />
* Năm học 2011 – 2012<br />
Học sinh đạt loại giỏi ( Làm từ 16 câu trở lên) đạt 8 %<br />
Học sinh đạt loại Khá ( Làm từ 13 đến 15 câu) đạt 41 %<br />
Học sinh đạt loại Trung bình ( Làm từ 10 đến 12 câu) đạt 44% <br />
Học sinh đạt loại Yếu ( Làm dưới 10 câu) đạt 7 %<br />
* Qua hai lần thi học kì và một lần thi tốt nghiệp đều đạt kết quả cao.<br />
15<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG<br />
<br />
<br />
Áp dụng cho tất cả học sinh lớp 12, nhất là học sinh học khá, giỏi, học <br />
sinh có nhu cầu thi vào Đại học, Cao đẳng khối B. (Khó khăn với học sinh học <br />
yếu, học thụ động)<br />
Thời gian sửa bài trên lớp ít, trong đó một số học sinh lại không chú ý tới <br />
học môn sinh nên cần có phương pháp để học sinh tự nghiên cứu là chủ yếu.<br />
Bài tập xác suất cần được phân loại cụ thể hơn, hệ thống bài tập cần <br />
được bổ sung nhiều hơn để học sinh tự làm<br />
Phải phân loại học sinh “ Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém” trong quá trình <br />
hướng dẫn để đạt kết quả tốt nhất.<br />
<br />
V. MỘT SỐ SÁCH THAM KHẢO<br />
Sách giáo khoa sinh học 12 (cơ bản + nâng cao), nhà xuất bản GD<br />
Sách bài tập sinh học 12<br />
Đề thi học kì , tốt nghiệp, đại học, cao đẳng<br />
Toán xác suất thống kê tác giả Đỗ Đức Thái – Nguyễn Tấn <br />
Dũng<br />
Nhà xuất bản Hà Nội<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NGƯỜI THỰC HIỆN<br />
(Ký tên và ghi rõ họ tên)<br />
<br />
<br />
Nguyễn Đình Đắc<br />
16<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHỤ LỤC <br />
<br />
I, Lí do<br />
II, Tổ chức thực hiện đề tài<br />
1, Cơ sở lí luận<br />
1.1 Khái niệm về xác suất<br />
1.2 Tổng xác suất<br />
1.3 Tích xác suất<br />
2, Nội dung, biện pháp thực hiện<br />
2.1 Một số dạng bài tập thường gặp và phương pháp làm<br />
2.2 Một số bài tập củng cố<br />
III, Hiệu quả đề tài<br />
IV, Đề xuất, khuyến nghị khả năng áp dụng.<br />
17<br />
<br />
<br />
<br />
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
Đơn vị :Trường THPT Độc lập Tự do Hạnh phúc<br />
Thanh Bình<br />
Tân phú, ngày 21 tháng 5 năm 2012 <br />
<br />
<br />
<br />
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
Năm học: 2011 2012<br />
–––––––––––––––––<br />
Tên sáng kiến kinh nghiệm: HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ LÀM MỘT <br />
SỐ DẠNG TOÁN SINH HỌC VỀ XÁC SUẤT<br />
Họ và tên tác giả: Nguyễn Đình Đắc Chức vụ: Giáo viên giảng day môn sinh <br />
học<br />
Đơn vị : THPT Thanh Bình <br />
Lĩnh vực: <br />
Quản lý giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn: .............................. <br />
<br />
Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác: ........................................................<br />
1. Tính mới <br />
Có giải pháp hoàn toàn mới <br />
Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có <br />
2. Hiệu quả <br />
Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao <br />
Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng <br />
trong toàn ngành có hiệu quả cao <br />
Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao <br />
Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng <br />
tại đơn vị có hiệu quả <br />
3. Khả năng áp dụng <br />
Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính <br />
sách: Tốt Khá Đạt <br />
Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực <br />
hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt Khá Đạt <br />
Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt <br />
hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt Khá Đạt <br />
<br />
18<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ<br />
(Ký tên và ghi rõ họ tên) (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)<br />