intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng giải quyết các dạng đề lí luận văn học trong bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT

Chia sẻ: Ngaynangmoi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

31
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu này có thể giúp các em bồi dưỡng học sinh giỏi nắm vững cách làm bài dạng đề này. Lẽ hiển nhiên, đối với đối tượng học sinh trung học phổ thông, các yêu cầu về năng lực lí giải cần phải hợp lí, vừa sức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng giải quyết các dạng đề lí luận văn học trong bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT

  1. Së gi¸o dôc & ®µo t¹o nghÖ an SÁNG KIẾN HƯỚNG GIẢI QUYẾT CÁC DẠNG ĐỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG THPT LĨNH VỰC: NGỮ VĂN NĂM 2021 1
  2. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT PHAN THÚC TRỰC SÁNG KIẾN HƯỚNG GIẢI QUYẾT CÁC DẠNG ĐỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC TRONG BỒI DƯỠNGHỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG THPT LĨNH VỰC: NGỮ VĂN TÁC GIẢ: NGUYỄN ĐĂNG NGỌC NĂM THỰC HIỆN: 2021 SỐ ĐIỆN THOẠI CÁ NHÂN: 0966033118 2
  3. PHỤ LỤC TT Nội dung Trang 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 5 2 B. NỘI DUNG CHÍNH 6 3 I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 6 4 II. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT 8 5 1. Lí luận văn học là gì? 8 6 2. Các dạng đề lí luận văn học thường gặp 10 7 III. HƯỚNG GIẢI QUYẾT CÁC DẠNG ĐỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC 10 8 1. Đối với dạng đề lí luận về đặc trưng văn học 10 9 1.1. Lí luận về đặc trưng văn học 10 10 1.2. Hướng giải quyết 11 11 1.3. Đề minh họa 12 12 2. Đối với dạng đề lí luận về nội dung và hình thức của văn học 14 13 2.1. Lí luận về nội dung và hình thức của tác phẩm văn học 14 14 2.2. Hướng giải quyết 17 15 2.3. Đề minh họa 19 16 3. Đối với dạng đề lí luận về tác phẩm thơ 21 17 3.1. Lí thuyết về thơ và đặc trưng của thơ 21 18 3.2. Hướng giải quyết 22 19 3.3. Đề minh họa 24 19 4. Đối với dạng đề lí luận về tác phẩm văn xuôi 26 20 4.1. Lí luận về tác phẩm văn xuôi 26 21 4.2. Hướng giải quyết 26 22 4.3. Đề minh họa 28 23 5. Đối với dạng đề lí luận về hình tượng nghệ thuật 31 24 5.1. Lí luận chung về hình tượng nghệ thuật 31 3
  4. 24 5.2. Hướng giải quyết 32 25 5.3. Đề minh họa 33 26 6. Đối với dạng đề lí luận về nhân vật văn học 35 27 6.1. Lí luận về nhân vật văn học 35 28 6.2. Hướng giải quyết 35 29 6.3. Đề minh họa 37 30 7. Đối với dạng đề lí luận về phong cách sáng tác 38 31 7.1. Lí luận về phong cách sáng tác 38 32 7.2. Hướng giải quyết 39 33 7.3. Đề minh họa 40 34 8. Đối với dạng đề lí luận về mối quan hệ giữa nhà văn, tác phẩm và 42 người đọc 35 8.1. Một số vấn đề lí luận 42 36 8.2. Hướng giải quyết 44 37 8.3. Ví dụ minh họa 45 38 9. Đối với dạng đề lí luận về tiếp nhận văn học và giá trị văn học 47 39 9.1. Lí luận về tiếp nhận văn học 47 40 9.2. Lí luận về giá trị văn học 48 41 9.3. Hướng giải quyết 50 42 9.4. Đề minh họa 51 43 IV. KẾT QUẢ THỂ NGHIỆM 53 44 V. MỘT SỐ ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ 54 45 4.1. Về ưu điểm 54 46 4.2. Về hạn chế 54 47 C. KẾT LUẬN 55 48 Một số hình ảnh minh họa 56 49 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 4
  5. A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Cũng như những bộ môn khoa học khác, môn Ngữ Văn có vai trò rất quan trọng đối với đời sống tâm hồn và phát triển tư duy của con người, đặc biệt trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh. Học tốt môn Ngữ văn cũng sẽ giúp các em học tốt các bộ môn khác. Văn chương mang đến cho tâm hồn và nhân cách con người nhiều cái hay, cái đẹp kì diệu, cái sáng lấp lánh. Thông qua nhân vật với những sự kiện, những cuộc đời trong trang văn, học sinh có thể liên hệ tới đời sống xã hội xung quanh mình để từ đó tìm cho mình những cách ứng xử khéo léo, tinh tế, hợp lí trong cuộc sống. Văn học là một bộ môn nghệ thuật , là sự tìm hiểu và yêu thương cuộc sống này, là con đường đi từ trái tim đến trái tim. Muốn học giỏi bộ môn kì diệu này, các em cần phải nuôi dưỡng lòng say mê và cần phải có phương pháp học tập một cách khoa học, đúng đắn để không ngừng nâng cao kiến thức, hiểu biết và khả năng tư duy của mình. Khả năng cảm nhận, giải thích, phân tích cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học, khả năng liên hệ, so sánh các tác phẩm, cùng với những hiểu biết về lí luận văn học là một trong những kĩ năng, kiến thức quan trọng giúp các em học giỏi môn Ngữ văn. Bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ được Sở giáo dục cũng như các trường THPT đặc biệt quan tâm. Bởi lẽ, đây là một tiêu chí để các trường tự khẳng định chất lượng đào tạo mũi nhọn của mình, đồng thời cũng là một hướng đi để giúp học sinh chọn nghề, chọn ngành hợp lí. Trong các môn tham gia thi học sinh giỏi từ cấp tỉnh trở lên thì Ngữ văn là môn thi rất được chú ý. Ở đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn, phần nghị luận văn học đặc biệt được chú trọng, vì nó có sự kết hợp giữa kiến thức văn bản văn học với kiến thức lí luận văn học. Dạng đề này, phần lí luận văn học được xem là chìa khóa cho sự thành công của bài thi. Chính vì thế, việc giải quyết các dạng đề lí luận văn học được tất cả các giáo viên và học sinh rất đề cao trong quá trình bồi dưỡng, ôn luyện. Cho nên, cần thiết phải có một hệ thống lí luận và phương pháp cơ bản giúp thực hiện tốt dạng đề thi này. Đề học sinh biết cách làm các dạng đề này đòi hỏi giáo viên phải cung cấp cho các em kiến thức, hiểu biết cơ bản về lí luận văn học, về nội dung, đặc sắc nghệ thuật của các tác phẩm văn học. Hướng dẫn cụ thể cách các kiến thức cần thiết cũng như các bước cụ thể. Rèn luyện kĩ năng viết bài, cách hành văn, diễn đạt sao cho mượt mà, có cảm xúc , giàu hình ảnh, giàu giá trị biểu cảm, có chất văn. Có như vậy bài làm của học sinh mới đáp ứng được yêu cầu của đề bài và đạt kết quả như mong muốn. Xuất phát từ thực tế đó tôi chọn đề tài: “Hướng giải quyết các dạng đề lí luận văn học trong bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT” mà tôi thực hiện ở đây là nhằm đáp ứng những vấn đề trên. 2.“Hướng giải quyết các dạng đề lí luận văn học trong bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT” là một vấn đề hay và có ý nghĩa thiết thực. Hiện nay, đã có một số bài nghiên cứu đề cập đến chủ đề này nhưng chỉ thể hiện được một số khía cạnh mà chưa có một cái nhìn đầy đủ và toàn diện. Tôi chọn đề tài này với mục đích xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn của vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn 5
  6. Ngữ văn, với mong muốn trao đổi cùng đồng nghiệp, hi vọng tìm ra những biện pháp thiết thực, khả thi nhất với phương pháp hữu hiệu đem lại kết quả cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn. Việc đề xuất sáng kiến giải quyết cho dạng đề thi này sẽ giúp cho các giáo viên có một cơ sở lí thuyết để thực hiện trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi. Đồng thời, bài viết này còn định hướng cho học sinh cách thức tiến hành làm một bài văn đạt kết quả cao. Không chỉ ở địa hạt của bài thi mà sáng kiến này còn tạo cho các em kĩ năng xử lí vấn đề ở các môn học khác cũng như ở cuộc sống sau này. Bài nghiên cứu này có thể giúp các em bồi dưỡng học sinh giỏi nắm vững cách làm bài dạng đề này. Lẽ hiển nhiên, đối với đối tượng học sinh trung học phổ thông, các yêu cầu về năng lực lí giải cần phải hợp lí, vừa sức. Nghĩa là các tiêu chí so sánh cần có mức độ khó vừa phải, khả năng lí giải sự giống và khác nhau cũng cần phải hợp lí với năng lực của các em. Đó chính là những yếu tố tạo động lực để tôi thực hiện đề tài nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm này. B. NỘI DUNG CHÍNH I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 1. Các dạng đề lí luận văn học là lĩnh vực trừu tượng và rộng lớn lại kết hợp với kiến thức văn học, nên các giáo viên tham gia bồi dưỡng có những lúng túng, bỡ ngỡ nhất định. Lí luận văn học là một môn học quan trọng của ngành Ngữ văn. Đó là hệ thống các phương pháp luận về văn học, cung cấp cho mọi người những phương pháp cụ thể trong quá trình nghiên cứu văn học cũng như cảm thụ tác phẩm văn học. Lí luận văn học là nền tảng những tri thức cơ bản và khái quát về văn học như: nguồn gốc của văn học, chức năng đặc trưng văn học, các đặc tính xã hội như tính hiện thực, tính nhân dân, tính dân tộc, các thể loại văn học và tiến trình phát triển của văn học với nhiều trường phái ở những chặng đường lịch sử khác nhau. Lí luận văn học là một bộ môn chính trong khoa nghiên cứu văn học. Khoa nghiên cứu văn học là ngành khoa học nghiên cứu về quan điểm, nội dung, nghệ thuật, phương pháp, tư liệu…trong việc mô tả, giải thích, đánh giá các sự kiện văn học từ bản chất đến quá trình, từ các hiện tượng đến quy luật nội tại của từng nền văn học dân tộc qua các thời kì lịch sử và cả nền văn học thế giới. Khoa nghiên cứu văn học không chỉ quan tâm đến sản phẩm, tức tác phẩm văn học - do người nghệ sĩ sáng tạo ra mà còn hết sức quan tâm và chú ý đến chủ thể sáng tạo và người tiếp nhận. Chỉ có được trong các mối quan hệ đa dạng liên hoàn ấy thì bản chất văn học mới được bộc lộ một cách trọn vẹn nhất. Vậy nên, khi giảng dạy bộ môn Ngữ văn, đặc biệt trong quá trình dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn học này, người giáo viên cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về lí luận văn học. Hơn nữa, cấu trúc đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn bậc THPT từ trước đến nay đều có một câu về lĩnh vực lí luận văn học. Trong đó chủ yếu là đề thi lớp 12, câu 6
  7. nghị luận văn học chiếm 10/20 điểm. Nếu giáo viên trong quá trình dạy bồi dưỡng không dạy kĩ cho học sinh cách tiếp cận các dạng đề lí luận văn học thì học sinh sẽ rất khó để viết đạt câu này. Trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn THPT cả ba lớp 10,11,12 đều có đưa vào bài học về lí luận văn học, nhưng chỉ gói gọn trong trong một bài ở gần cuối học kì và số tiết rất ít nên sẽ rất hạn chế trong việc giúp học sinh vận dụng thuyết lí luận văn học ngay từ ban đầu để giải quyết đề bài một cách khoa học nhất. Thực trạng thi tuyển chọn học sinh giỏi cấp tỉnh có các dạng đề lí luận văn học xuất hiện rất phổ biến nhưng trong chương trình sách giáo khoa môn Ngữ văn của trung học phổ thông. Thế nhưng, nó lại không có một cách riêng để hướng dẫn cho thầy cô giáo cũng như các em học sinh nắm được phương pháp làm các dạng đề này một cách hiệu quả nhất. Chưa có bài học nào cụ thể nào cung cấp cho các em kiến thức cơ bản về phương pháp giải quyết các dạng đề lí luận văn học. Còn không ít thầy cô băn khoăn về phương pháp làm bài để hướng dẫn học sinh. Xuất phát từ tình hình thực tế trên và khát vọng tự thân của một người giáo viên dạy Ngữ văn và đặc biệt là bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn bậc THPT, bản thân tôi luôn trăn trở tìm tòi và học hỏi rồi từng bước đưa ra “Hướng giải quyết các dạng đề lí luận văn học trong bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT” để được trao đổi cùng đồng nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng bài thi của học sinh. 2. Với học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi thì đây thực sự là phần việc rất khó khăn và nhiều e ngại. Khi nhắc tới các dạng đề lí luận văn học thì có thể nghĩ ngay tới việc học sinh phải đối mặt với một khó khăn rất lớn. Vì thế, cần phải có một hệ thống phương pháp cơ bản để giải quyết các dạng đề này. Nhiều em học sinh khi tham gia bồi dưỡng không có cách tiếp cận tốt thì rất khó đạt kết quả cao và luôn phải loay hoay trong việc tìm giải pháp làm thế nào để thực hiện đề bài hiệu quả. Khi trực tiếp bồi dưỡng các em, tôi thường thấy một số vấn đề. Thứ nhất, các em rất thụ động trong việc ghi nhớ các kiến thức lí luận văn học. Thứ hai, các em nhầm lẫn giữa các vấn đề lí luận văn học. Ví dụ, đề thi tuyển chọn học sinh giỏi Ngữ văn 12 năm học 2020-2021, ở câu nghị luân văn học có đưa nhận định: “Đối với nhà thơ thì cách viết, bút pháp của anh ta- là một nửa việc làm. Dù bài thơ thể hiện ý tứ độc đáo đến đâu, nó cũng nhất thiết phải đẹp. Không chỉ đơn giản là đẹp mà còn đẹp một cách riêng. Đối với nhà thơ, tìm cho ra bút pháp của mình và thấy được mình- nghĩa là trở thành nhà thơ” (Raxun Gamzatop, Đaghextxtan của tôi). Câu nói đề cao vai trò của bút pháp, nhưng học sinh một số học sinh lại nhận định về phong cách cá nhân nên kết quả không được như ý muốn. Thứ ba, các em chưa nắm chắc các kiến thức về lí luận văn học. Và thứ tư, các em chưa có một hệ thống phương pháp để giải quyết các dạng đề lí luận văn học hợp lí. Như đã trình bày ở trên nhiều học sinh tỏ ra rất lúng túng khi đứng trước các dạng đề bài này. Các em học và làm bài nghi luận văn học một cách máy móc, còn 7
  8. quá lệ thuộc vào cách học khuôn mẫu, thiếu tư duy sáng tạo. Kiến thức lí luận văn học, kiến thức văn học non kém, không có khả năng cảm nhận văn học một cách sáng tạo. Vì thế số điểm học sinh đạt được còn khiêm tốn. 3. Vì những nhân tố trên, việc có một khung lí thuyết chung cho việc giải quyết các dạng đề lí luận văn học là rất cần thiết. Trước hết, việc có một khung lí thuyết chung cho việc giải quyết các dạng đề lí luận văn học sẽ giúp giáo viên và học sinh khắc phục được những khó khăn và lúng túng hiện nay. Bởi lẽ trong quá trình bồi dưỡng, ôn luyện và nhất là khi làm bài thi thì giáo viên cũng như học sinh sẽ được hỗ trợ bởi một hệ thống phương pháp cụ thể hơn. Quan trọng nữa là điều đó sẽ tạo ra hiệu quả cho việc giải quyết một cách chính xác, đầy đủ các nội dung theo yêu cầu đề bài. Việc trang bị thêm kiến thức lý thuyết về hướng giải quyết các dạng đề lí luận văn học sẽ học giúp học sinh khắc phục được những nhược điểm, tồn tại. Với đối tượng là học sinh giỏi, được trang bị những kiến thức này học giúp học sinh có những bước đi, cách xử lí chuẩn xác hơn, bài viết của các em trở nên sâu sắc, chặt chẽ hơn. II. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT 1. Lí luận văn học là gì? Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “Lí luận văn học là bộ môn nghiên cứu văn học ở bình diện lý thuyết khái quát, bao gồm trong đó sự nghiên cứu bản chất của sáng tác văn học, chức năng xã hội – thẩm mĩ của nó, đồng thời xác định phương pháp luận và phương pháp phân tích văn học”. Lí luận văn học là hệ thống các phương pháp luận về nghiên cứu văn học. Về một mặt nào đó, lí luận văn học là một bộ môn triết lí cụ thể của văn học. Nó có tác dụng chỉ đạo mọi hoạt động của văn học, trong đó có nghiên cứu văn học. Trước khi phương pháp luận nghiên cứu văn học ra đời, trong khoa học về văn học có ba bộ môn chính đó là: Lí luận văn học, lịch sử văn học và phê bình văn học. Lí luận văn học không những cung cấp những quan điểm về kiến thức, hơn nữa từ đó có khả năng chuyển hoá thành phương pháp cho việc nghiên cứu lịch sử văn học và phê bình văn học. Trước khi môn phương pháp luận nghiên cứu văn học ra đời, đã có nghiên cứu văn học và tất nhiên là với những phương pháp nghiên cứu nhất định. Các phương pháp đó chính là sự chuyển hoá từ những quan điểm và kiến thức chung về văn học được kết tinh qua một hệ thống khái niệm có tính chất công cụ do lí luận văn học nêu ra. 8
  9. Lí luận văn học, hiểu một cách đơn giản là bộ môn nghiên cứu văn học ở bình diện khái quát, bao gồm trong đó sự nghiên cứu bản chất của sáng tác văn học, chức năng xã hội-thẩm mỹ của nó, đồng thời xác định phương pháp luận và phương pháp phân tích văn học văn học nhằm tìm ra những quy luật chung nhất về văn học. Đối tượng nghiên cứu gồm các nhóm lý thuyết chính: - Đặc trưng văn học: là hoạt động sáng tạo tinh thần của con người bao gồm tính hình tượng, tính nghệ thuật, lý tưởng thẩm mỹ, các thuộc tính xã hội của văn học, các nguyên tắc đánh giá sáng tác văn học nói chung. - Cấu trúc tác phẩm: bao gồm các khái niệm về đề tài, chủ đề, nhân vật, tính cách, cảm hứng, cốt truyện, kết cấu, các vấn đề phong cách học, ngôn ngữ, thi pháp, luật thơ … - Quá trình văn học: bao gồm các khái niệm chính về phong cách, các loại và các thể văn học, các trào lưu, khuynh hướng văn học và các quá trình văn học nói chung Kiến thức lí luận văn học sẽ giúp chúng ta trả lời các câu hỏi khái quát, ví dụ như: - Văn học bắt nguồn từ đâu? - Một tác phẩm văn học do những yếu tố nào tạo thành? - Văn học được sáng tác và được tiếp nhận như thế nào? Văn học sinh ra để làm gì?… Các nhà lí luận sẽ nghiên cứu trên các hiện tượng văn học để khái quát lên những thuật ngữ, những luận điểm về các quy luật của văn học. Nhờ các thành quả nghiên cứu đó mà những người quan tâm đến văn học có thể lí giải được sâu hơn bản chất của các hiện tượng văn học như: đặc trưng văn học, nhà văn, tác phẩm… Các kiến thức lí luận văn học đang phát triển từng ngày từng giờ với rất nhiều các khuynh hướng, các luồng tư tưởng, các quan niệm khác nhau, có khi thống nhất nhưng cũng có khi phủ nhận lẫn nhau. Những nghiên cứu về lí luận văn học vẫn đang được thực hiện hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta, trao cho ta những góc nhìn mới mẻ, sâu sắc hơn về văn học. Có nhiều người cho rằng lí luận văn học rất khó hiểu, thực ra các kiến thức lí luận văn học vô cùng gần gũi với chúng ta. Văn học là gì? Văn học vì ai mà tồn tại? Những câu hỏi ấy nảy ra trong ta ngay từ khi gặp gỡ văn học, và mỗi chúng ta ắt hẳn đều có cho riêng mình những ý niệm để trả lời câu hỏi ấy. Học lí luận văn học là cách để ta có thể trả lời những câu hỏi dạng như vậy một cách có hệ thống và khoa học hơn. 9
  10. Ở mức độ trường phổ thông, trước nay chúng ta vẫn lĩnh hội tri thức lí luận văn học ở mức độ cơ bản. Những tri thức trên sẽ là nền tảng để giúp học sinh giải quyết các dạng đề lí luận văn học trong bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường tốt hơn. 2. Các dạng đề lí luận văn học thường gặp - Dạng đề lí luận về đặc trưng văn học. - Dạng đề lí luận về nội dung và hình thức của văn bản văn học. - Dạng đề lí luận về hình tượng văn học. - Dạng đề lí luận về phong cách tác giả. - Dạng đề lí luận về mối quan hệ giữa nhà văn, cuộc sống và tác phẩm. - Dạng đề lí luận về nhân vật trong văn học. - Dạng đề lí luận về thơ và đặc trưng của thơ. - Dạng đề lí luận về tác phẩm văn xuôi. - Dạng đề lí luận về tiếp nhận văn học và giá trị văn học. III. HƯỚNG GIẢI QUYẾT CÁC DẠNG ĐỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC 1. Đối với dạng đề lí luận về đặc trưng văn học 1.1. Lí luận về đặc trưng văn học * Văn học là gì? Văn học là bộ môn nghệ thuật lấy con người làm đối tượng nhận thức trung tâm, lấy hình tượng làm phương thức biểu đạt nội dung, lấy ngôn từ làm chất liệu xây dựng hình tượng. Văn học tuân theo quy luật của cái đẹp nhằm thỏa mãn nhu cầu về tình cảm vô cùng phong phú của con người. Đôi khi văn học không trực tiếp miêu tả con người nhưng con người vẫn là trung tâm mà văn học hướng tới. Văn học không chỉ phản ánh đời sống con người mà còn nói lên những mơ ước, khát vọng, những tâm tư tình cảm của con người, trong chiều sâu tâm hồn với tất cả sự đa dạng và phong phú của nó. * Đặc trưng của văn học: - Văn học là một loại hình nghệ thuật lấy ngôn ngữ làm phương tiện diễn đạt. Bởi vậy người ta còn gọi văn học là nghệ thuật của ngôn từ (khác với các ngành nghệ thuật khác: hội hoạ lấy mảng màu, bố cục; âm nhạc lấy âm thanh; điêu khắc cần hình khối, đường nét …làm chất liệu). - Văn học là hình thái ý thức phản ánh tồn tại xã hội, lấy đối tượng là toàn bộ hiện thực khách quan trong mối quan hệ muôn màu, muôn vẻ với cuộc sống 10
  11. tinh thần cũng như vật chất của con người. Dù tác phẩm có viết về con ong, cái kiến hay con dế mèn, về cây tùng, cây bách hay cây xấu hổ…thì đấy cũng chỉ là cách nói về con người, cho con người. Trên ý nghĩa đó, M.Gorki cho rằng: “Văn học là nhân học” và nhà văn lớn là những bác học về con người, những kỹ sư tâm hồn. - Văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Bởi vậy nhìn vào tác phẩm ta không chỉ thấy cái thế giới khách quan được phản ánh mà còn thấy thế giới chủ quan của chủ thể. Nội dung tác phẩm do đó vừa chứa đựng hiện thực khách quan được phản ánh vừa chứa đựng tư tưởng, tình cảm, những suy tư về đời sống xã hội của người sáng tác. - Văn học nhận thức thế giới không giống các môn khoa học khác. Các nhà khoa học nhận thức thế giới chủ yếu bằng nhận thức lý tính: quan sát, thực nghiệm, phán đoán, suy luận…và thể hiện bằng công thức, định luật, định lý, tiên đề, mô hình, cấu trúc… Nhà văn khám phá thế giới chủ yếu bằng toàn bộ tâm hồn, tình cảm, cảm xúc, đương nhiên chịu sự chỉ đạo của lý trí. Cách nhận thức thế giới theo phương thức ấy gọi là tư duy của văn học là hình tượng và điển hình. 1.2. Hướng giải quyết Bước 1: Giải thích, nêu ý nghĩa của vấn đề lí luận trong đề bài - Cắt nghĩa, giảng giải những từ ngữ, hình ảnh khó hiểu, thông qua các phép tu từ, lối nói ví von giàu ẩn ý của của vấn đề lí luận. - Giải thích ý nghĩa của từng vế, từng phần của của vấn đề lí luận. - Nêu tổng hợp nội dung, ý nghĩa chung. Bước 2: Lí giải vấn đề - Nêu ý kiến đánh giá của người viết về vấn đề lí luận (thường là đồng tình với vấn đề), khẳng định tính đúng đắn của vấn đề lí luận (nếu đề có hai nhận định thì nêu ý kiến đối với từng nhận định rồi đánh giá chung về hai nhận định) - Sử dụng các kiến thức lí luận về tác phẩm văn học, đặc trưng của tác phẩm văn học đã được trang bị để lí giải vấn đề nghị luận, chủ yếu xoay quanh các phương diện: + Tác phẩm văn học là gì? + Các đặc trưng của tác phẩm văn học. Bước 3: Phân tích, chứng minh cho vấn đề của đề bài - Lấy dẫn chứng từ tác phẩm, hoặc nhóm tác phẩm được nêu trong đề bài để chứng minh cho vấn đề hoặc từng khía cạnh của vấn đề. - Lấy dẫn chứng từ tác phẩm đã học, đã đọc để chứng minh cho vấn đề hoặc từng khía cạnh của vấn đề. 11
  12. - Chú ý đưa thêm những tác phẩm, hoặc một nét của tác phẩm bên ngoài khác để đối chiếu so sánh làm phong phú và thuyết phục thêm cho vấn đề. Bước 4: Bình luận, đánh giá ý nghĩa của vấn đề - Khẳng định lại tính đúng đắn, sâu sắc của nhận định. - Nếu là hai nhận định thì khẳng định tính đúng đắn của từng nhận định, mối quan hệ giữa hai nhận định, thường là sự kết hợp, bổ sung cho nhau - Nhấn mạnh tính minh họa, sức thuyết phục của dẫn chứng vừa phân tích ở trên đối với vấn đề của đề bài. Bước 5: Liên hệ, mở rộng vấn đề, bổ sung, nêu phản đề - Khẳng định ý nghĩa quan trọng của vấn đề đối với người cầm bút. - Vai trò quan trọng của vấn đề trong việc định hướng đối với quá trình tiếp nhận của độc giả. - Có thể bổ sung thêm những khía cạnh chưa thỏa đáng, hoặc phản bác những chỗ chưa đúng (nếu có) 1.3. Đề minh họa “Cái đẹp mà văn học đem lại không phải là cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật.” (Dẫn theo “Lí luận văn học”, Hà Minh Đức chủ biên, NXB Giáo dục, trang 57). Anh, chị hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ vấn đề bằng một số tác phẩm Thơ mới đã học. Đứng trước dạng đề này, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thực hiện các bước như sau: Bước 1: Giải thích nhận định - “Cái đẹp mà văn học mang lại”: là cái đẹp nghệ thuật được sáng tạo do tài năng của người nghệ sĩ. Cái đẹp trong tác phẩm văn học chủ yếu thể hiện ở nội dung tư tưởng cao cả; hình thức nghệ thuật hấp dẫn, độc đáo. - “Cái đẹp của sự thật cuộc sống”: cái đẹp bắt nguồn từ hiện thực; là vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, con người được kết tinh, chắt lọc từ hiện thực. - “Cái đẹp được khám phá một cách nghệ thuật”: cái đẹp trong cuộc sống được nhà văn khám phá và cảm nhận ở chiều sâu tư tưởng, tình cảm để rồi khắc họa qua sự tìm tòi, sáng tạo mới mẻ, độc đáo; tạo nên sự hài hòa giữa nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật; đem lại những giá trị thẩm mĩ cao đẹp... - Nêu ý nghĩa khái quát: Khẳng định cái đẹp của sáng tạo nghệ thuật trong mối quan hệ với hiện thực cuộc sống và tài năng của nhà văn đối với việc khám phá sáng tạo cái đẹp. 12
  13. Bước 2: Lí giải vấn đề - Ý kiến trên đề cập đến đặc trưng của văn chương, nghệ thuật: lấy cái đẹp của hiện thực làm chất liệu, đề tài, cảm hứng sáng tác. Mọi sáng tạo nghệ thuật đều bắt nguồn từ đời sống. - Tác phẩm văn học chỉ có thể làm rung động trái tim người đọc khi chứa đựng giá trị thẩm mỹ: khả năng văn học phát hiện và miêu tả những vẻ đẹp của cuộc sống một cách sinh động, giúp con người cảm nhận và biết rung động một cách tinh tế, sâu sắc trước vẻ đẹp đó. - Giá trị thẩm mĩ của văn học được thể hiện ở nội dung: mang lại cho người đọc vẻ đẹp muôn hình muôn vẻ của cuộc đời, khám phá vẻ đẹp sâu xa trong nội tâm con người... - Cái đẹp trong nghệ thuật còn thể hiện ở hình thức, được biểu đạt qua hình tượng nghệ thuật riêng biệt độc đáo, không lặp lại, sự sáng tạo các yếu tố nghệ thuật phong phú... - Nêu ý kiến chung: Nhận định đúng đắn, sâu sắc, khẳng định tiêu chí để đánh giá một tác phẩm văn học chân chính. Đồng thời, nhận định cũng đặt ra yêu cầu đối với người sáng tác: phải phản ánh chân thật cái đẹp của cuộc sống nhưng đó không phải là cái đẹp thuần túy mà là cái đẹp chân - thiện - mĩ. Bước 3: Phân tích, chứng minh cho vấn đề - Cái đẹp mà văn học đem lại không phải cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống: + Hiện thực đời sống được miêu tả tinh tế, gợi cảm (Có thể phân tích: bức tranh mùa xuân tươi đẹp trong “Vội vàng”; cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước trong “Tràng giang”; cảnh Vĩ Dạ thơ mộng hữu tình trong “Đây thôn Vĩ Dạ”...) + Bộc lộ chân thực tư tưởng, nhận thức sâu sắc của nhà thơ về cuộc sống và con người (Có thể phân tích: quan niệm về hạnh phúc, thời gian, quan điểm sống vội vàng trong thơ Xuân Diệu; ....) + Thể hiện những tình cảm cao quý, sâu sắc của tác giả (như: tình yêu nhiên nhiên, yêu quê hương đất nước, tình yêu cuộc đời và con người.... trong các bài thơ). + Từ đó cho thấy rõ nhận thức của nhà thơ về vai trò của cá nhân trong sáng tạo nghệ thuật. - Cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật qua sự sáng tạo phong phú của mỗi nhà thơ: + Đề tài, thể thơ… + Cách diễn đạt, dùng từ, hình ảnh mới mẻ, sáng tạo, độc đáo, mới lạ… 13
  14. + Lời thơ giàu tính nhạc, cách ngắt nhịp linh hoạt… Bước 4: Bình luận, đánh giá ý nghĩa của vấn đề: - Nhận định của Hà Minh Đức khẳng định đặc trưng của văn học, đề cao vẻ đẹp của nghệ thuật gắn liền với hiện thực cuộc sống và vai trò của sự sáng tạo đối với tác phẩm văn học. - Qua các tác phẩm trong phong trào Thơ mới, chúng ta thấy được tính đúng đắn và sâu sắc của nhận định. Bước 5: Liên hệ, mở rộng vấn đề - Ý kiến đã định hướng cho người người nghệ sĩ phải gắn sáng tạo thẩm mĩ của tác phẩm văn học với hiện thực cuộc sống. . - Ý kiến cũng định hướng cho người tiếp nhận các tác phẩm văn học đúng đắn, phải gắn giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học với hiện thực cuộc sống và sự sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ. 2. Đối với dạng đề lí luận về nội dung và hình thức của tác phẩm văn học 2.1. Lí luận về nội dung và hình thức của tác phẩm văn học * Tác phẩm văn học - Khái niệm: + Tác phẩm văn học là một công trình nghệ thuật ngôn từ do một cá nhân hay một tập thể sáng tạo nên nhằm thể hiện những khái quát về cuộc sống, con người và biểu hiện tâm tư, tình cảm, thái độ của chủ thể trước thực tại bằng hình tượng nghệ thuật. + Tác phẩm văn học bao giờ cũng là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. + Tác phẩm văn học không phải là một sản phẩm cố định. Nó mang tính lịch sử, đa nghĩa, nó có sự biến đổi về văn bản và có sự khác nhau trong cảm thụ của người đọc ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau. + Tác phẩm văn học là một hệ thống chỉnh thể. Tính chỉnh thể của tác phẩm văn học được xem xét chủ yếu trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Nội dung và hình thức của tác phẩm văn học có quan hệ mật thiêt như tâm hồn và thể xác. Nội dung bao gồm: đề tài, chủ đề, tư tưởng chủ đạo được biểu hiện qua nhân vật. Hình thức bao gồm: ngôn ngữ, kết cấu, thể loại. * Nội dung và hình thức của văn bản văn học. - Nội dung của tác phẩm văn học: + Nội dung của tác phẩm bắt nguồn từ mối quan hệ giữa văn học và hiện thực. Đó là mối quan hệ nhất định của con người đối với hiện tượng đời sống được 14
  15. phản ánh. Đó vừa là cuộc sống được ý thức, vừa là đánh giá - cảm xúc đối với cuộc sống đó. + Nội dung của tác phẩm văn học là một hiện tượng của đời sống được khai thác bằng nghệ thuật, được chiếu sáng bởi lý tưởng của tác giả, được xuyên suốt bằng vòng tư tưởng của tác giả (Gulaiép). - Các khái niệm thuộc về nội dung: + Đề tài: Là phạm vi cuộc sống được nhà văn lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản. Ví dụ: “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố viết về đề tài người nông dân. + Chủ đề: Là nội dung cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm. Ví dụ: “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố có chủ đề: Miêu tả nỗi thống khổ của người nông dân dưới chế độ siêu cao thuế nặng của bọn thực dân và phong kiến địa chủ. Đồng thời miêu tả mâu thuẫn giữa nông dân với bọn cường hào, quan lại. Chủ đề không lệ thuộc vào độ dài ngắn của văn bản và mỗi văn bản có thể có nhiều chủ đề. + Tư tưởng chủ đề: Là thái độ, tư tưởng, tình cảm của nhà văn đối với cuộc sống, con người được thể hiện trong tác phẩm. Ví dụ: “Tắt đèn” thể hiện sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc và gắn bó máu thịt với người nông dân của Ngô Tất Tố. Đồng thời tác phẩm thể hiện thái độ của nhà văn với bọn quan lại, địa chủ. + Cảm hứng nghệ thuật: Là tình cảm chủ yếu của văn bản. Đó là những trạng thái tâm hồn, cảm xúc được thể hiện đậm đà, nhuần nhuyễn trong văn bản. Ví dụ: “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố có cảm hứng yêu thương, căm giận. * Hình thức tác phẩm văn học. - Hình thức là sự biểu hiện của nội dung, là cách thể hiện nội dung. - Hình thức được xây dựng dựa trên chất liệu là ngôn ngữ đời sống kết hợp với sự sáng tạo độc đáo của nhà văn. - Hình thức của tác phẩm văn học được xây dựng bằng sự tổng hợp sinh động của một hệ thống những phương tiện thể hiện nhằm diễn đạt cả về bên ngoài lẫn tổ chức bên trong của nội dung tác phẩm trong một quan hệ chỉnh thể thống nhất - Các khái niệm về hình thức của tác phẩm văn học: + Ngôn từ: Là yếu tố thứ nhất của văn bản văn học. Nhờ ngôn từ tạo nên chi tiết, hình ảnh, nhân vật trong văn bản. Ngôn từ hiện diện trong câu, hình ảnh, giọng điệu và mang tính cá thể. Có ngôn từ tài hoa của Nguyễn Tuân; trong sáng, tinh tế của Thạch Lam; chân quê của Nguyễn Bính… + Kết cấu: Là sắp xếp, tổ chức các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa. Bất kể văn bản văn học nào cũng đều phải có một kết cấu nhất định. Kết cấu phải phù hợp với nội dung. Có kết cấu hoành tráng 15
  16. với nội dung, có kết cấu đầy bất ngờ của truyện cười, có kết cấu mở theo dòng suy nghĩ của tùy bút, tạp văn. + Thể loại: Là quy tắc tổ chức hình thức văn bản sao cho phù hợp với nội dung văn bản. Ví dụ: diễn tả cảm xúc có thể loại thơ; kể diễn biến, mối quan hệ của cuộc sống, con người có thể loại truyện; miêu tả xung đột gay gắt có thể loại kịch; thể hiện suy nghĩ trước cuộc sống, con người có thể loại kí… * Ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức văn bản văn học - Văn bản văn học cần có sự thống nhất cao giữa nội dung và hình thức, nội dung tư tưởng cao đẹp và hình thức nghệ thuật hoàn mĩ. Đây là ý nghĩa vô cùng quan trọng và cũng là tiêu chuẩn để đánh giá một tác phẩm. - Trong quá trình phân tích, ta không chỉ chú trọng nội dung mà bỏ rơi hình thức. Phân tích bao giờ cũng phải kết hợp giữa nội dung và hình thức. - Trong đời sống văn chương có những văn bản đạt nội dung coi nhẹ hình thức và ngược lại. Chúng ta cần biết điều này khi tìm hiểu và phân tích văn bản. * Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức tác phẩm văn học. Nội dung và hình thức vốn là một phạm trù triết học có liên quan đến mọi hiện tượng trong đời sống. Hình thức tất yếuphải là hình thức của một nội dung nhất định và nội dung bao giờ cũng là nội dung được thể hiện qua một hình thức. Không thể có cái này mà không có cái kia hoặc ngược lại. Tác phẩm nghệ thuật là một hiện tượng xã hội, cho nên trong những tác phẩm nghệ thuật có giá trị, nội dung và hình thức luôn luôn thống nhất khắng khít với nhau. Nói về một tác phẩm có giá trị, Biêlinxki cho rằng: Trong tác phẩm nghệ thuật, tư tưởng và hình thức phải hòa hợp với nhau một cách hữu cơ như tâm hồn và thể xác, nếu hủy diệt hình thức thì cũng có nghĩa là hủy diệt tư tưởng và ngược lại cũng vậy. Ở một chỗ khác, ông viết: Khi hình thức là biểu hiện của nội dung thì nó gắn chặt với nội dung tới mức là nếu tách nó ra khỏi nội dung, có nghĩa là hủy diệt bản thân nội dung và ngược lại, tách nội dung khỏi hình thức, có nghĩa là tiêu diệt hình thức. Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức được biểu hiên ở hai mặt: nội dung quyết định hình thức và hình thức phù hợp nội dung. Trong tác phẩm văn học, nội dung và hình thức bao giờ cũng thống nhất hữu cơ, biện chứng với nhau. Nói như Bi-ê-lin-xki: “Nội dung và hình thức gắn bó như tâm hồn với thể xác”. Sự gắn bó này là kết quả sáng tạo chứa đựng tài năng và tâm huyết của nhà văn. Và những tác phẩm văn học có giá trị lớn thì càng chứng tỏ sự thống nhất cao độ giữa nội dung và hình thức. Nhà văn Nga, Lê-ô-nôp khẳng định: “Tác phẩm nghệ thuật đích thực bao giờ cũng là một phát minh về hình thức và là một khám phá về nội dung”. 16
  17. Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức thể hiện ở mọi phương diện của tác phẩm văn học: ngữ âm, từ vựng, cú pháp, nhân vật, kết cấu, thể loại,... (số từ trong văn Nam Cao, từ chỉ cảm giác trong văn Thạch Lam). Trong quan hệ nội dung và hình thức ở tác phẩm văn học thì nội dung bao giờ cũng quyết định hình thức, quyết định sự lựa chọn phương tiện, phương thức sáng tạo tác phẩm. Tất cả những yếu tố hình thức như ngôn ngữ kết cấu, thể loại,... đều nhằm phục vụ tốt nhất cho chức năng bộc lộ sinh động và sâu sắc của nội dung tác phẩm. Tuy nhiên, hình thức cũng có tính độc lập nhất định. Nó tác động trở lại với nội dung. Nó đòi hỏi nhà văn phải có sự tìm tòi, trăn trở để sáng tạo nên những gi có giá trị nghệ thuật cao nhất. Và một khi tìm được phương tiện và phương thức phù hợp nhất thì những phương tiện, phương thức này phát huy tối đa giá trị của chúng và mang lại giá trị vô giá cho tác phẩm. Như vậy, một tác phẩm văn học có đứng vững được trong lòng người hay không chính là nhờ tài năng và phẩm chất của người nghệ sĩ. Phải qua bàn tay nhào nặn tài hoa của nhà văn, mỗi tác phẩm mới thực sự là một công trình sáng tạo nghệ thuật. Sáng tạo nghệ thuật là một thứ sáng tạo tinh thần. Nó không sản xuất theo dây chuyền công nghệ mà phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người nghệ sĩ. Người nghệ sĩ là người quyết định sự ra đời của tác phẩm. Và tác phẩm văn học là một công trình sáng tạo nghệ thuật chỉ khi lao độn của nghệ sĩ đúng là lao động sáng tạo. Nhà văn có vai trò quan trọng trong quy trình sáng tạo. Mỗi nhà văn là một thế giới khác nhau, tạo nên sự phong phú cho nền văn học, cho sự đa dạng của các cá tính nghệ thuật. Quá trình lao động nghệ thuật của nhà văn là quá trình công phu bởi nó đòi hỏi nhiều trí lực, tâm huyết của người nghệ sĩ. Đó là công việc không chỉ đổ mồ hôi mà thậm chí còn đổ cả máu và nước mắt. Có người nghệ sĩ cả đời chung đúc để viết một tác phẩm nhưng cũng có người chỉ trong một khoảnh khắc một tác phẩm ra đời. Sự sáng tạo trong văn chương không cho phép người nghê sĩ chân chính dẫm lên đường mòn hay đi theo con đường của người khác. “Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những gì chưa có" (Nam Cao). “Văn học nằm ngoài những định luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết” (Sê đrin). Tác phẩm văn học đã ghi nhận những sáng tạo của người nghệ sĩ và khẳng định nó bằng những giá trị bất tử của mình. 2.2. Hướng giải quyết Bước 1: Giải thích, nêu ý nghĩa của vấn đề lí luận trong đề bài 17
  18. - Cắt nghĩa, giảng giải những từ ngữ, hình ảnh khó hiểu, thông qua các phép tu từ, lối nói ví von giàu ẩn ý của nhận định hoặc các nhận định, của bài thơ, câu chuyện... - Giải thích nghĩa của từng vế, từng phần của lời nhận định hoặc các nhận định. - Nêu tổng hợp nội dung, ý nghĩa chung. Bước 2: Lí giải vấn đề - Nêu ý kiến đánh giá của người viết về vấn đề nghị luận (thường là đồng tình với vấn đề), khẳng định tính đúng đắn của vấn đề nghị luận (nếu đề có hai nhận định thì nêu ý kiến đối với từng nhận định rồi đánh giá chung về hai nhận định) - Sử dụng các kiến thức lí luận về tác phẩm văn học, nội dung và hình thức tác phẩm văn học đã được trang bị để lí giải vấn đề nghị luận, chủ yếu xoay quanh các phương diện: + Tác phẩm văn học + Nội dung của tác phẩm văn học và các khái niệm liên quan + Hình thức của tác phẩm văn học và các khái niệm liên quan + Ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức tác phẩm văn học + Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức tác phẩm văn học… Bước 3: Phân tích, chứng minh cho vấn đề nghị luận trong đề bài - Lấy dẫn chứng từ tác phẩm, hoặc nhóm tác phẩm được nêu trong đề bài để chứng minh cho vấn đề hoặc từng khía cạnh của vấn đề. - Lấy dẫn chứng từ tác phẩm đã học, đã đọc để chứng minh cho vấn đề hoặc từng khía cạnh của vấn đề. - Chú ý đưa thêm những tác phẩm, hoặc một nét của tác phẩm bên ngoài khác để đối chiếu so sánh làm phong phú và thuyết phục thêm cho vấn đề. Bước 4: Bình luận, đánh giá ý nghĩa của vấn đề - Khẳng định lại tính đúng đắn, sâu sắc của nhận định. - Nếu là hai nhận định thì khẳng định tính đúng đắn của từng nhận định, mối quan hệ giữa hai nhận định, thường là sự kết hợp, bổ sung cho nhau - Nhấn mạnh tính minh họa, sức thuyết phục của dẫn chứng vừa phân tích ở trên đối với vấn đề của đề bài. Bước 5: Liên hệ, mở rộng vấn đề, bổ sung, nêu phản đề - Khẳng định ý nghĩa quan trọng của vấn đề đối với người cầm bút. 18
  19. - Vai trò quan trọng của vấn đề trong việc định hướng đối với quá trình tiếp nhận của độc giả. - Có thể bổ sung thêm những khía cạnh chưa thỏa đáng, hoặc phản bác những chỗ chưa đúng (nếu có) 2.3. Đề minh họa Nhà văn Nguyễn Khải từng phát biểu: “Một tác phẩm văn học hay, theo tôi quan niệm, lõi phải dày, vỏ phải mỏng; mọi vấn đề đặt ra trong đó phải thẳng căng, những tình cảm phải được đẩy đến mức tột cùng”.(“Các nhà văn nói về văn”, NXB “Tác phẩm mới”, 1985) Anh, chị có đồng ý với ý kiến trên không? Chọn và phân tích một tác phẩm hoặc đoạn trích trong chương trình Ngữ văn 11 để làm sáng tỏ. Đứng trước dạng đề này, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thực hiện các bước như sau: Bước 1: Giải thích, nêu ý nghĩa của vấn đề - “Tác phẩm văn học”: Chỉ chung tất cả các thể loại văn học, tuy nhiên trong nhận định này, có lẽ nhà văn Nguyễn Khải thiên về văn xuôi nhiều hơn mà xác đáng nhất ở đây chính là thể loại truyện ngắn. - “Lõi”: chỉ nội dung, ý nghĩa bên trong của tác phẩm. “Lõi dày” nghĩa là tác phẩm phải chứa đựng những ý nghĩa thiết thực, sâu sắc. - “Vỏ”: chỉ hình thức bên ngoài. “Vỏ mỏng” nghĩa là tác phẩm nên có dung lượng gọn nhẹ, không nên phức tạp, cồng kềnh. - Vấn đề tác phẩm đặt ra phải “thẳng căng”: lập trường tư tưởng của người viết phải rõ ràng, minh bạch. - “Tình cảm phải đẩy đến mức tột cùng”: tình cảm phải chân thành, mãnh liệt. - Tóm lại, Nguyễn Khải đã đưa ra quan niệm về một tác phẩm văn học hay trên cả hai bình diện nội dung và hình thức, đó là phải đạt đến độ hàm súc; tư tưởng nhà văn phải được bày tỏ công khai, rõ ràng và phải chứa đựng tình cảm, cảm xúc mãnh liệt. Bước 2: Lí giải vấn đề - Khẳng định ý kiến của Nguyễn Khải là đúng đắn vì nó nói lên được đặc trưng của tác phẩm nghệ thuật và bản chất của sự sáng tạo nghệ thuật: - Vì sao tác phẩm hay “lõi phải dày”, “vỏ phải mỏng”? (đảm bảo tính hàm súc) Một tác phẩm cô đọng, hàm súc là tác phẩm chứa đựng những giá trị lớn về nội dung, mang đến những ý nghĩa sâu sắc, khơi gợi nhiều suy tư, trăn trở nơi người đọc về cuộc đời, về cõi nhân sinh nhưng lại được biểu hiện trong một dung lượng ngôn ngữ ngắn gọn, vừa đủ, không rườm rà, tràng giang đại hải. 19
  20. - Vì sao “mọi vấn đề đặt ra trong đó phải thẳng căng”? (Tư tưởng của người viết phải được bày tỏ công khai, rõ ràng, minh bạch) Một tác phẩm hay trước hết phải có tư tưởng. Cũng chính nhà văn Nguyễn Khải đã từng nói: Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Một tác phẩm văn học có giá trị trước hết nó phải đề xuất được những vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa nhân sinh. Tư tưởng đó phải được bày tỏ một cách công khai, minh bạch, rõ ràng, không được trung lập, mập mờ, giấu diếm. - Vì sao “những tình cảm phải đẩy đến mức tột cùng”? (yêu cầu về sự mãnh liệt của cảm xúc) Tác phẩm văn học hay phải được viết ra từ trái tim sôi sục của người nghệ sĩ, đó là những tình cảm, cảm xúc mãnh liệt, chân thành. Tình cảm đẩy lên đến cao trào chính là lúc tài năng của nhà văn được tỏa sáng. Mọi sự hờ hững, hời hợt sẽ không bao giờ khơi gợi được những giá trị cho văn chương. Bước 3: Phân tích, chứng minh vấn đề Học sinh chọn tác phẩm hoặc đoạn trích bất kì, tuy nhiên phải làm rõ được vấn đề lí luận trên các phương diện: + Tính cô đọng, hàm súc được thể hiện trong tác phẩm như thế nào? (Dung lượng bao nhiêu trang? Những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm là gì?) + Tư tưởng tác giả gửi gắm trong tác phẩm là gì? + Thái độ, tình cảm tác giả bộc lộ trong tác phẩm ra sao? + Để đạt đến thành công đó, tác giả đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc nào? Bước 4: Bình luận, đánh giá ý nghĩa vấn đề - Phát biểu của nhà văn Nguyễn Khải khẳng định sức sống của tác phẩm văn học thông qua sự kết hợp mạnh mẽ giữa nội dung và hình thức của nó. - Những tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 11 đã thể hiện rất rõ tính khoa học của lời nhận định trên. Bước 5: Liên hệ vấn đề - Nhận định của Nguyễn Khải là xác đáng, để lại cho chúng ta bài học về quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ và quá trình đồng sáng tạo của bạn đọc: - Về sáng tạo: Người nghệ sĩ phải luôn có tư tưởng rõ ràng, mang triết lí nhân sinh sâu sắc, cùng với đó là một trái tim nóng hổi, tha thiết, khắc khoải với cuộc đời. Sáng tạo nghệ thuật cần có độ tinh luyện, cô đọng, hàm súc cao, làm sao để một tác phẩm hài hòa giữa nội dung và hình thức, không có các yếu tố dư thừa, không cần thiết. - Về tiếp nhận: Khi đọc tác phẩm văn học, người đọc không nên lạnh lùng, thờ ơ mà cần thưởng thức bằng cả trái tim và khối óc để cảm nhận được những trăn trở, nỗi niềm mà nhà văn, nhà thơ gửi gắm thông qua tác phẩm, từ đó trở thành 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2