intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thông qua bài 3 lớp 11 môn Giáo Dục Quốc Phòng – An ninh: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới Quốc Gia

Chia sẻ: Ngaynangmoi | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:58

30
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu, thực nghiệm thành công và đúc rút từ kinh nghiệm có tính thực tiễn cao được triển khai trên hai cơ sở giáo dục. Đề tài đã kế thừa nhiều thành tựu trong nỗ lực giáo dục tư tưởng bảo vệ chủ quyền trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của HS qua giảng dạy bài 3 "Bảo vệ chủ quyền lành thổ và biên giới Quốc Gia". Từ đó tìm ra một hướng đi mới trong việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng này khi dạy học bài 3 lớp 11 môn GDQP - AN cho HS THPT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thông qua bài 3 lớp 11 môn Giáo Dục Quốc Phòng – An ninh: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới Quốc Gia

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY TRINH  TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ (HƯNG NGUYÊN) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI:  "KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI  QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA THÔNG QUA BÀI 3 LỚP 11  MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG ­ AN NINH: BẢO VỆ CHỦ QUYỀN  LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA"   Người thực hiện: Trần Văn Mạnh ­ Ngô Sỹ Thanh Thảo Lĩnh vực: Giáo dục Quốc phòng ­ An ninh Số điện thoại: 0973.490.051 ­ 0349.148.226
  2. Năm học: 2020 ­ 2021 MỤC LỤC Trang 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Tính mới, đóng góp mới của đề tài 2 3. Mục đích, phạm vi, đối tượng, phương pháp và thời gian nghiên cứu 2 4. Các bước thực hiện đề tài 3 PHẦN II. NỘI DUNG 4 1. Cơ sở vấn đề nghiên cứu 4 1.1. Cơ sở lý luận 4 1.2. Cơ sở thực tiễn  7 1.2.1. Âm mưu của các thế lực thù địch nhằm muốn chiếm quần đảo Hoàng Sa và  Trường Sa 7 1.2.2. Thực trạng dạy học bài 3 lớp 11 môn Giáo Dục Quốc Phòng: "Bảo vệ chủ  quyền lãnh thổ và biên giới Quốc Gia" ở một số trường THPT 9 2. Một số biện pháp giảng dạy bài 3 "Bảo vệ chủ quyền lành thổ và biên giới Quốc  Gia" góp phần khẳng định chủ  quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa và  10 Trường Sa. 2.1. Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy 10 2.2. Vận dụng các phương pháp dạy tích cực 13
  3. 3. Thực hành soạn giáo án bài 3 "Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới Quốc Gia"  góp phần khẳng định 2 Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam 17 4. Thực nghiệm sư phạm 26 4.1. Tiến hành thực nghiệm 26 4.2. Kết quả thực nghiệm 35 PHẦN III. KẾT LUẬN 38 1. Qúa trình nghiên cứu 38 2. Ý nghĩa của đề tài. 39 3. Phạm vi, đối tượng ứng dụng 39 4. Kiến nghị 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 41 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết thường       Viết tắt Trung học phổ thông    THPT Giáo dục Quốc phòng ­ an ninh               GDQP ­ AN Sách giáo khoa                                         SGK Sách giáo viên                                          SGK Phương pháp dạy học                               PPDH Học sinh                                                    HS Giáo viên                                                   GV
  4. Phương pháp giáo dục                               PPGD Tình huống                                                TH Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam       CHXHCNVN Biên giới Quốc gia                                     BGQG Trường Sa                                                   TS Hoàng Sa                                                    HS  Cộng hòa nhân dân                                     CHND.   PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Biển, đảo Việt Nam là một bộ  phận cấu thành chủ  quyền quốc gia, là không  gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự  nghiệp xây   dựng và bảo vệ  Tổ  quốc. Đây cũng là địa bàn chiến lược về  quốc phòng, an  ninh, là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước, tạo khoảng không gian cần  thiết giúp kiểm soát việc tiếp cận lãnh thổ trên đất liền. Việt Nam có hơn 3000 hòn đảo ven bờ và hai quần đảo ngoài khơi là quần đảo   Hoàng Sa và Trường Sa. Luật Biển Việt Nam được kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa   XIII thông qua ngày 21/6/2012, có hiệu lực thi hành từ  ngày 01/01/2013 đã xác  định rõ “Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa…thuộc chủ  quyền, quyền   chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam”. Tuy nhiên, việc tranh chấp   lãnh thổ, chủ  quyền biển, đảo trong khu vực và trên biển Đông đã, đang và sẽ  diễn ra gay gắt. Chính vì vậy, bảo vệ chủ quyền trên 2 quần đảo HS và TS trở 
  5. thành nhiệm vụ trọng yếu của toàn Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Trong đó,  việc giáo dục ý thức, tư tưởng khẳng định và bảo vệ chủ quyền  biển đảo được  xem là công việc hàng đầu.  Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã từng chia sẻ: “Mỗi công dân VN phải biết bảo  vệ chủ quyền biển, đảo và lãnh thổ quốc gia trên cơ  sở  hiểu biết về luật pháp  trong nước và quốc tế trên tinh thần hòa bình, không đe dọa vũ lực hay sử dụng   vũ lực. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo và lãnh thổ đất nước là trách nhiệm chung   của công dân VN, trong đó có học sinh. Dù còn ngồi ghế  nhà trường, mỗi học  sinh nên có ý thức và trách nhiệm, trước hết là hiểu rõ và thông suốt chủ trương,   quan điểm của Đảng giải quyết vấn đề về biển, đảo và am hiểu luật pháp quốc   tế. Khi đã tường tận, mỗi bạn trẻ  cần tuyên truyền đến những người xung  quanh để có chung nhận thức. Mỗi công dân nếu hiểu biết và ứng xử cho đúng   thì quyền lợi quốc gia sẽ được đảm bảo, bảo vệ”. Để làm được điều này, nền giáo dục cần chú trọng nâng cao nhận thức cho học  sinh về  vai trò, trách nhiệm đối với nhiệm vụ  bảo vệ  chủ  quyền biển, đảo  bằng nhiều hình thức và môn học; trong đó có môn học Giáo dục Quốc phòng –  An ninh. Trên thực tế, bộ môn Giáo dục quốc phòng ­ an ninh là nội dung học tập đặc thù   trong các trường học nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của thế hệ  trẻ  đối với nhiệm vụ  bảo vệ  Tổ  quốc. Tầm quan trọng của giáo dục quốc   phòng – an ninh trong trường phổ thông là ở chỗ đây là một trong những nhiệm  vụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, tạo cho thế hệ  trẻ  có điều kiện tu dưỡng phẩm chất, rèn luyện năng lực, góp phần giáo dục  thế hệ tương lai của đất nước có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường. Đặc   biệt, nội dung môn học GDQP – AN giáo dục cho HS có nhận thức đầy đủ  và  đúng đắn nhất về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biển, đảo Quốc Gia thông qua   bài 3: Bảo vệ chủ quyền lành thổ và biên giới Quốc Gia (GDQP ­ AN lớp 11).  Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc giảng dạy bài 3: "Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ  và biên giới Quốc Gia" ở nhiều trường THPT còn mang tính "truyền thụ tri thức  một chiều", dạy học vẫn còn nặng về truyền thụ kiến thức lý thuyết. Còn chưa  chú trọng vào giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của học sinh. Từ những lý do trên, chúng tôi đề xuất sáng kiến kinh nghiệm với đề tài:  "Khẳng định chủ  quyền của Việt Nam  đối với quần đảo Hoàng Sa và  Trường Sa thông qua bài 3 lớp 11 môn Giáo Dục Quốc Phòng – An ninh:   Bảo vệ  chủ  quyền lãnh thổ  và biên giới Quốc Gia"  với mục đích giúp các  em học sinh nhận thức đúng đắn và rõ ràng về chủ quyền của Việt Nam đối với  quần đảo HS và TS tránh nhận thức sai lệch trước âm mưu của các thế  lực thù  địch. 2. Tính mới, đóng góp mới của đề tài  2.1. Tính mới của đề tài
  6. Đây là đề  tài đã được nghiên cứu, thực nghiệm thành công và đúc rút từ  kinh  nghiệm có tính thực tiễn cao được triển khai trên hai cơ  sở  giáo dục. Đề  tài đã  kế thừa nhiều thành tựu trong nỗ lực giáo dục tư tưởng bảo vệ chủ quyền trên   2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của HS qua giảng dạy bài 3 "Bảo vệ  chủ  quyền lành thổ  và biên giới Quốc Gia". Từ  đó tìm ra một hướng đi mới trong   việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng này khi dạy học bài 3 lớp 11 môn GDQP ­   AN cho HS THPT.  2.2. Đóng góp mới của đề tài Người Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi đã từng nói " lật thuyền cũng là dân, đẩy  thuyền cũng là dân", do đó việc giáo dục tư  tưởng cho người dân nói chung và  thế hệ trẻ học sinh – tương lai của đất nước là vô cùng quan trọng. Trong phạm   vi nghiên cứu của đề  tài đã tìm ra những biện pháp giáo dục góp phần quan   trọng trong việc xây dựng ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho học sinh. 3. Mục đích, phạm vi, đối tượng, phương pháp và thời gian nghiên cứu. 3.1. Mục đích nghiên cứu ­ Thấy được vai trò, ý nghĩa của dạy học bài 3: Bảo vệ chủ  quyền lành thổ  và   biên giới Quốc Gia ( GDQP –AN lớp 11) trong khẳng định chủ quyền biển đảo  trên 2 quần đảo HS và TS.  ­ Đề  xuất các biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả  giáo dục ý thức bảo vệ  chủ  quyền của học sinh qua việc giảng dạy bài 3: Bảo vệ  chủ  quyền lãnh thổ  và biên giới Quốc Gia. ­ Phương pháp soạn giảng bài 3: Bảo vệ chủ quyền lành thổ và biên giới Quốc   Gia. 3.2. Phạm vi, đối tượng,thời gian nghiên cứu ­ Phạm vi, đối tượng: Người viết nghiên cứu phương pháp giảng dạy bài 3   "Bảo vệ  chủ  quyền lãnh thổ  và biên giới Quốc Gia" góp phần khẳng định chủ  quyền trên 2 Quần đảo HS và TS tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh: lớp   11A3, 11A4; trường THPT Nguyễn Trường Tộ: lớp 11A1, 11A2  ở năm học 2020  ­ 2021. ­ Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 09 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021 3.3 Phương pháp nghiên cứu ­ Phương pháp điều tra, phỏng vấn ­ Phương pháp phân tích, khái quát hóa, hệ thống hóa ­ Phương pháp thực nghiệm sư phạm….   4. Các bước thực hiện đề tài ­ Nghiên cứu tình hình chủ  quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa và  Trường Sa hiện nay.
  7. ­ Khảo sát thực tiễn giảng dạy môn học giáo dục Quốc phòng  ­ An ninh bài 3   "Bảo vệ  chủ  quyền lành thổ  và biên giới Quốc Gia" tại THPT Nguyễn Duy  Trinh và trường THPT Nguyễn Trường Tộ ­ Hưng Nguyên. Phương pháp: gặp   gỡ  và trao đổi với giáo viên, học sinh về kết quả nhận thức về chủ quyền của   Việt Nam trên 2 quần đảo HS và TS qua việc giảng dạy ninh bài 3 "Bảo vệ chủ  quyền lành thổ và biên giới Quốc Gia". ­ Tổng hợp kết quả  điều tra và phân tích số  liệu thu thập được để  đưa ra kết   luận về thực trạng của vấn đề nghiên cứu ­ Đề  xuất các biện pháp bản thân đúc rút được trong quá trình soạn giáo án và  giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng ­ An ninh ở trường THPT để soạn giáo án  và giảng dạy bài 3 "Bảo vệ  chủ  quyền lành thổ  và biên giới Quốc Gia" góp   phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo HS và TS. ­ Sau khi soạn giáo án, tiến hành thực nghiệm tại các lớp đã chọn. Sau giảng   dạy có tiến hành kiểm tra, đánh giá việc tiếp nhận và ứng dụng kiến thức của   hoc sinh để thấy được kết quả của các em và đánh giá tính hiệu quả của đề tài. ­ Phân tích kết quả sau khi đã tác động. Đưa ra kết luận về tính thiết thực, khả  năng ứng dụng của đề tài nghiên cứu. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU   1. Cơ sở vấn đề nghiên cứu    1.1. Cơ sở lý luận Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo  ở  ngoài khơi Việt Nam: quần đảo  Hoàng Sa chỗ  gần nhất cách đảo Ré, một đảo ven bờ  của Việt Nam, khoảng   120 hải lý; cách Đà Nẵng khoảng 120 hải lý về  phía Đông; quần đảo TS chỗ  gần nhất cách Vịnh Cam Ranh khoảng 250 hải lý về phía Đông.
  8. Từ   lâu   nhân   dân   Việt   Nam   đã   phát   hiện   quần   đảo   Hoàng   Sa   và   quần   đảo  Trường Sa, Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu và thực hiện chủ  quyền của   mình đối với hai quần đảo đó một cách thật sự, liên tục và hoà bình. Luật Biển Việt Nam được kỳ  họp thứ  3 Quốc hội khóa XIII thông qua ngày  21/6/2012, có hiệu lực thi hành từ  ngày 01/01/2013 đã xác định rõ “Quần đảo  Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa…thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài  phán quốc gia của Việt Nam”. Tuy nhiên, việc tranh chấp lãnh thổ, chủ  quyền   biển, đảo trong khu vực và trên biển Đông đã, đang và sẽ diễn ra gay gắt; đồng  thời, đây cũng là khu vực cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn…Trong   số  các chủ  thể  tranh chấp  ở  biển Đông, Trung Quốc là quốc gia có tham vọng   lớn nhất. Tham vọng đó đã được các nhà lãnh đạo các thế hệ khác nhau từ Mao   Trạch Đông đến nay, bằng những biện pháp và phương thức khác nhau thực  hiện. Từ  hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, thành lập các đơn vị  hành  chính đến khẳng định trên thực địa, nhằm từng bước kiểm soát, khống chế tiến   đến độc chiếm biển Đông, lấy biển Đông làm bàn đạp tiến ra Thái Bình Dương   và Ấn Độ  Dương…Tình hình này đặt ra cho Việt Nam: một mặt, cần khai thác  các chứng cứ  lịch sử, pháp lý chứng minh chủ  quyền không thể  tranh cãi của  Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; nhưng mặt khác, cũng   cần phải đấu tranh phản bác lại những quan điểm sai trái của phía Trung Quốc,   kể  cả  quan điểm chính thức và quan điểm của học giả  . Theo ý nghĩa đó, bài  viết này sẽ  tập trung phân tích những cơ  sở  lịch sử  và pháp lý khẳng định chủ  quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.  Ngay từ  thời xa xưa, các sách địa lý và bản đồ  cổ  của Việt Nam như  “Toản   Tập Thiên Nam tứ  chí Lộ  Đồ  Thư”, “Giáp Ngọ  Bình Nam đồ”, “Phủ  biên tạp   lục”, “Đại Nam nhất thống toàn đồ”, “Đại Nam nhất thống chí” ghi chép rõ Bãi   cát vàng, Hoàng Sa, Vạn lý Hoàng Sa, Đại Trường Sa hoặc Vạn lý Trường Sa  (cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) từ lâu đã là lãnh thổ Việt Nam. Với tư  cách là người làm chủ, trong nhiều thế  kỷ  nhà nước phong kiến Việt  Nam cũng đã nhiều lần tiến hành điều tra khảo sát địa hình và khai thác tài   nguyên trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các sách địa lý và lịch sử của   Việt Nam từ thế kỷ XVII đã ghi lại kết quả các cuộc khảo sát đó. Trong sách “Đại Nam Nhất thống trí (1882) có ghi: “Đảo Hoàng Sa: ở phía Đông  Cù Lao Ré, huyện Bình Sơn. Từ bờ biển Sa Kỳ ra khơi thuận gió, ba bốn ngày   đêm có thể đến. Ở đó có hơn 130 đảo nhỏ, cách nhau một ngày đường hoặc vài   trống canh. Trong đảo có bãi cát vàng, liên tiếp kéo dài không biết mấy ngàn   dặm, tục gọi là Vạn lý Trường Sa. Trên bãi có giếng nước ngọt, chim biển tụ  tập không biết cơ  man nào. Sản xuất nhiều hải sâm, đồi mồi,  ốc hoa, vích…   hóa vật của các tầu thuyền bị  nạn trôi dạt  ở  đây”. Các sách thời Nguyễn như  “Lịch triều hiến chương loại chí” (1821), “Hoàng Việt dư  địa chí” (1833), Việt  Sử  Cương Giám Khảo Lược” (1876) cũng mô tả  Hoàng Sa tương tự. Do đặc  điểm của Hoàng Sa và Trường Sa có nhiều hải sản quý, lại có nhiều hóa vật  
  9. của tầu bị  đắm như  trên đã nói, Nhà nước phong kiến Việt Nam từ  lâu đã tổ  chức việc khai thác hai quần đảo này với tư cách một quốc gia làm chủ. Nhiều  sách lịch sử  và địa lý cổ  của Việt Nam đã nói rõ tổ  chức, phương thức hoạt   động của các đội Hoàng Sa có nhiệm vụ khai thác đó. Kế tiếp các chúa Nguyễn,  nhà Tây Sơn phải liên tiếp đối phó với sự  xâm lược của nhà Thanh và của  Xiêm, tuy vậy vẫn luôn luôn quan tâm đến việc duy trì và sử  dụng các đội  Hoàng Sa. Nghĩa là nhà Tây Sơn, nhà nước vẫn tiếp tục tổ chức việc khai thác  Hoàng Sa với ý thức thực hiện chủ  quyền của mình đối với Hoàng Sa. Từ  khi  nắm chính quyền từ năm 1802, đến khi ký kết với Pháp Hiệp ước 1884, các vua  nhà Nguyễn ra sức củng cố chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng   Sa và Trường Sa. Đội Hoàng Sa, sau được tăng cường thêm đội Bắc Hải, được  duy trì và hoạt động liên tục từ thời các chúa Nguyễn (1558 ­ 1783) đến nhà Tây  Sơn (1786 ­ 1802) và nhà Nguyễn (1802 ­ 1945). Tóm lại, qua các sách lịch sử, địa lý cổ  của Việt Nam, cũng như  chứng cứ  của  nhiều nhà hàng hải, giáo sĩ phương Tây nói trên đã viết, đã khẳng định rằng: từ  lâu, liên tục trong hàng mấy trăm năm, từ triều đại này đến triều đại khác, Nhà  nước Việt Nam đã làm chủ  hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự  có mặt  của các đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải do Nhà nước thành lập trên hai quần đảo đó,   mỗi năm từ 5 đến 6 tháng để hoàn thành một nhiệm vụ do Nhà nước giao, tự nó  đã là một bằng chứng hùng hồn, đanh thép về  việc Nhà nước Việt Nam thực   hiện chủ quyền của mình đối với hai quần đảo đó. Việc chiếm hữu và khai thác  đó của Việt Nam không bao giờ  gặp phải sự  phản đối của một quốc gia nào  khác, điều đó càng chứng tỏ từ lâu quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa  đã là lãnh thổ Việt Nam. Đến thời ký Pháp thuộc, suốt trong thời gian đại diện Việt Nam về  mặt đối  ngoại, Pháp luôn luôn khẳng định chủ  quyền của Việt Nam đối với các quần   đảo Hoàng Sa và Trường Sa và phản kháng những hành động xâm phạm nghiêm   trọng chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo đó như: ngày 04/12/1931 và ngày  24/4/1932, Pháp phản kháng chính phủ Trung Quốc về việc chính quyền Quảng  Đông lúc đó có ý định cho đấu thầu khai thác phân chim trên quần đảo Hoàng Sa.  Ngày 24/7/1933, Pháp thông báo cho Nhật việc Pháp đưa quân ra đóng các đảo   chính trong quần đảo Trường Sa. Ngày 04/4/1939, Pháp đã phản kháng Nhật đặt  một số đảo trong quần đảo Trường Sa thuộc quyền tài phán của Nhật.  Từ  sau thế  chiến thứ  2 cho đên nay, Việt Nam cũng đã nhiều lần khẳng định  chủ quyền đối với 2 quần đâỏ Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 26/01/1974, Chính   phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố lập trường 3  điểm về  việc giải quyết các vấn đề  tranh chấp lãnh thổ, ngày 14/2/1974 tuyên  bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một bộ phận của  lãnh thổ Việt Nam; xiii) tháng 9/1975, đoàn đại biểu chính phủ Cách mạng Lâm  thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tại Hội nghị khí tượng Colombo tuyên bố  quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam và yêu cầu Tổ  chức Khí tượng Thế  giới 
  10. (WMO) tiếp tục ghi tên trạm khí tượng Hoàng Sa của Việt Nam trong danh mục   trạm khí tượng của Tổ  chức Khí tượng Thế  giới (trước đây đã được đăng ký  trong hệ thống các trạm của WMO dưới biển số 48.860; xiv) Về quản lý hành   chính,   năm   1982,   Chính   phủ   Việt   Nam   đã   quyết   định   thành   lập   huyện   đảo  Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai và huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam   ­ Đà Nẵng. Sau này, khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện đảo Hoàng Sa  thuộc thành phố Đà Nẵng và huyện Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa; xv) Chính  phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ quyền   của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hoặc trong các công   hàm gửi các bên liên quan, trong các tuyên bố của Bộ Ngoại giao, trong các Hội  nghị  của Tổ  chức Khí tượng Thế  giới (ở  Genève (tháng 6/1980), của Hội nghị  Địa chất Thế giới  ở Paris (tháng 7/1980) v.v. Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần   công bố “Sách Trắng” (năm 1979, 1981, 1988) về chủ quyền của Việt Nam đối  với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, khẳng định hai quần đảo này là một bộ  phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam, Việt Nam có đầy đủ chủ quyền  đối với hai quần đảo này, phù hợp với các quy định của luật pháp và thực tiễn   quốc tế, ngày 14/3/1988 Bộ  Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam ra tuyên bố  lên án Trung Quốc gây xung đột vũ trang tại Trường Sa và khẳng định chủ  quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, tháng 4/2007, Chính phủ  Việt Nam quyết định thành lập thị trấn Trường Sa, xã Song Tử  Tây và xã Sinh  Tồn thuộc huyện Trường Sa (18); xvi) Luật Biển Việt Nam  được Quốc hội  khóa XIII thông qua ngày 21/6/2012, có hiệu lực thi hành từ  ngày 01/01/2013 đã  xác định rõ “Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền, quyền   chủ  quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam” (19); xvii) ngày 02/5/2014,  Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn khoan Hải Dương 981 tới vị trí cách đảo Tri  Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 17 hải lý về  phía Nam, cách đảo  Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam khoảng 120 hải lý. Đây là vị  trí nằm   hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam theo công ước  luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982. Để  bảo vệ  giàn khoan HD 981, Trung   Quốc đã huy động tới 80 tàu thuyền các loại, trong đó có 07 tàu quân sự, tàu  tuần tiễu tên lửa tấn công nhanh 753, 33 tàu hải cảnh cùng nhiều tàu vận tải và   ngư  binh. Hằng ngày Trung Quốc còn điều động hàng chục tốp máy bay hoạt   động trên bầu trời khu vực đó. Có thời điểm, số  lượng tàu hộ  tống của Trung  Quốc lên tới hơn 100 chiếc. Ngày 05/5/2014, Việt Nam tổ  chức họp báo, trong   đó người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã khẳng định mọi hoạt động của  nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam   đều là bất hợp pháp và vô giá trị. Ngày 15/5/2014, người phát ngôn Bộ  Ngoại  giao Lê Hải Bình tuyên bố Việt Nam đã đưa công hàm phản đối Trung Quốc ra   Liên Hợp Quốc. Ngày 20/5/2014 phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên   Hợp Quốc tại Genéva đã gửi thông báo đến Văn phòng Liên Hợp Quốc, Tổ chức   Thương mại Thế  giới và các tổ  chức quốc tế  khác, cũng như  các cơ  quan báo   chí có trụ  sở  tại Genéva, về  sự  kiện Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ 
  11. quyền Việt Nam tại Biển Đông. Trước tình hình đó, dư  luận quốc tế đã lên án   hành động xâm phạm chủ  quyền của Trung Quốc  ở Biển Đông, các nước như  Mỹ, Nhật, Philippin,  Ấn Độ, Indonesia đã lên án hành động bất chấp luật pháp  quốc tế, gây mất  ổn định và làm gia tăng căng thẳng trong khu vực của Bắc   Kinh. Trước những sức ép ngày càng lớn từ  dư  luận trong nước và quốc tế,   Trung Quốc không còn con đường nào khác, ngày 16/7/2014 đã phải rút giàn  khoan phi pháp HD 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.(20); xix)   Tháng 7/2019, Trung Quốc điều nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 xâm   phạm vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam, trong 3   tháng, đến ngày 25/10/2019, Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã lên tiếng về thông tin   nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc đã rút khỏi vùng đặc  quyền kinh tế  và thềm lục địa của Việt Nam. Trong thông cáo phát đi chiều   25/10, người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Liên quan   đến hoạt động của nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc,   người phát ngôn của bộ ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng. Mọi hoạt   động trong vùng biển Việt Nam được xác định theo công ước của LHQ về luật   biển (UNCLOS) 1982, không được sự cho phép của Chính phủ Việt Nam đều là   hành động xâm phạm chủ  quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Việt Nam   yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ  quyền, quyền chủ  quyền, quyền tài  phán của Việt Nam và không tái diễn vi phạm”. Trong khi đó, khu vực Bãi Tư  Chính của Việt Nam, mà Trung Quốc gọi là “Bãi Vạn An” thực chất là bãi  ngầm, là một phần của đáy biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa  của Việt Nam được xác định phù hợp với UNCLOS 1982. “Đây hoàn toàn không  phải là khu vực tranh chấp hay có chồng lấn, Trung Quốc không có bất kỳ cơ sở  pháp lý nào để đưa ra yêu cầu đối với khu vực này. UNCLOS 1982 và thực tiễn  xét xử thời gian qua đã khẳng định rõ điều này”. Từ những cơ sở nêu trên, chúng ta có thể hoàn toàn khẳng định được chủ quyền   của Việt Nam trên 2 quần đảo HSvà TS. 1.2. Cơ sở thực tiễn  1.2.1. Âm mưu của các thế lực thù địch nhằm muốn chiếm quần đảo Hoàng   Sa và Trường Sa. 1.2.1.1. Đối với quần đảo Hoàng Sa: Trung Quốc đã tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Việt Nam vào đầu thế kỷ thứ  XX (năm 1909), mở đầu là sự  kiện Đô đốc Lý Chuẩn chỉ  huy 3 pháo thuyền ra  khu vực quần đảo Hoàng Sa, đổ bộ chớp nhoáng lên đảo Phú Lâm, sau đó phải  rút lui vì sự  hiện diện của quân đội viễn chinh Pháp với tư  cách là lực lượng  được Chính quyền Pháp, đại diện cho nhà nước Việt Nam, giao nhiệm vụ bảo  vệ, quản lý quần đảo này. Năm 1946, lợi dụng việc giải giáp quân đội Nhật Bản thua trận, chính quyền   Trung Hoa Dân quốc đưa lực lượng ra chiếm đóng nhóm phía Đông quần đảo 
  12. Hoàng Sa. Khi Trung Hoa Dân quốc bị  đuổi khỏi Hoa lục, họ  phải rút luôn số  quân đang chiếm đóng ở quần đảo Hoàng Sa. Năm 1956, lợi dụng tình hình quân đội Pháp phải rút khỏi Đông Dương theo quy   định của Hiệp định Giơ­ne­vơ và trong khi chính quyền Nam Việt Nam chưa kịp   tiếp quản quần đảo Hoàng Sa, CHND Trung Hoa đã đưa quân ra chiếm đóng  nhóm phía Đông quần đảo Hoàng Sa. Năm 1974, lợi dụng quân đội Việt Nam Cộng hòa đang trên đà sụp đổ, quân đội  viễn chinh Mỹ  buộc phải rút khỏi miền Nam Việt Nam, CHND Trung Hoa lại  huy động lực lượng quân đội ra xâm chiếm nhóm phía Tây Hoàng Sa đang do  quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng giữ. Mọi hành động xâm lược bằng vũ lực nói trên của CHND Trung Hoa đều gặp  phải sự chống trả quyết liệt của quân đội Việt Nam Cộng hòa và đều bị  Chính   phủ Việt Nam Cộng hòa, với tư cách là chủ thể trong quan hệ quốc tế, đại diện   cho Nhà nước Việt Nam quản lý phần lãnh thổ  miền Nam Việt Nam theo quy  định của Hiệp định Giơ­ne­vơ năm 1954, lên tiếng phản đối mạnh mẽ trên mặt  trận đấu tranh ngoại giao và dư luận. 1.2.1.2. Đối với quần đảo Trường Sa: ­ Trung Quốc: Đã tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa từ những   năm 30 của thế kỷ trước, mở đầu bằng một công hàm của Công sứ Trung Quốc  ở  Paris gửi cho Bộ  Ngoại giao Pháp khẳng định "các đảo Nam Sa là bộ  phận   lãnh thổ Trung Quốc". Năm 1946, quân đội Trung Hoa Dân quốc xâm chiếm đảo Ba Bình. Năm 1956,  quân đội Đài Loan lại tái chiếm đảo Ba Bình. Năm 1988, CHND Trung Hoa huy động lực lượng đánh chiếm 6 vị trí, là những  bãi cạn nằm về phía tây bắc Trường Sa ra sức xây dựng, nâng cấp, biến các bãi   cạn này thành các điểm đóng quân kiên cố, như những pháo đài trên biển. Năm  1995, CHND Trung Hoa lại huy động quân đội đánh chiếm đá Vành Khăn, nằm   về phía Đông Nam quần đảo Trường Sa. Hiện nay họ đang sử  dụng sức mạnh  để bao vây, chiếm đóng bãi cạn Cỏ  Mây, nằm về  phía Đông, gần với đá Vành  Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Như  vậy, tổng số  đá, bãi cạn mà phía Trung Quốc đã dùng sức mạnh để  đánh   chiếm ở quần đảo Trường Sa cho đến nay là 7 vị trí. Đài Loan chiếm đóng đảo   Ba Bình là đảo lớn nhất của quần đảo Trường Sa và mở  rộng thêm 1 bãi cạn   rạn san hô là bãi Bàn Than. ­  Phi­líp­pin: Bắt đầu tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa bằng  sự  kiện Tổng thống Quirino tuyên bố  rằng quần đảo Trường Sa phải thuộc về  Phi­líp­pin vì nó ở gần Phi­líp­pin. ­ Từ năm 1971 đến năm 1973, Phi­líp­pin đưa quân chiếm đóng 5 đảo; năm 1977­ 1978, chiếm thêm 2 đảo; năm 1979, công bố  Sắc lệnh của Tổng thống Marcos 
  13. ký ngày 11 tháng 6 năm 1979 gộp toàn bộ quần đảo Trường Sa, trừ đảo Trường   Sa, vào trong một đơn vị hành chính, gọi là Kalayaan, thuộc lãnh thổ Phi­líp­pin.  Năm 1980, Phi­líp­pin chiếm đóng thêm 1 đảo nữa nằm về phía Nam Trường Sa,  đó là đảo Công Đo... Đến nay, Phi­lip­pin chiếm đóng 9 đảo,  trong đó có quần  đảo Trường Sa. ­ Mai­lai­xia: Mở  đầu bằng sự  việc Sứ  quán Mai­lai­xia  ở  Sài Gòn, ngày 03  tháng 02 năm 1971, gửi Công hàm cho Bộ  Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa hỏi   rằng quần đảo Trường Sa hiện thời thuộc nước Cộng hòa Morac Songhrati  Mead có thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa hay Việt Nam Cộng hòa có yêu sách  đối với quần đảo đó không? Ngày 20 tháng 4 năm 1971, Chính quyền Việt Nam   Cộng hòa trả lời rằng quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ  Việt Nam, mọi xâm  phạm chủ  quyền Việt Nam  ở  quần đảo này đều bị  coi là vi phạm pháp luật   quốc tế. Tháng 12 năm 1979, Chính phủ  Mai­lai­xia xuất bản bản đồ  gộp vào lãnh thổ  Mai­lai­xia khu vực phía Nam Trường Sa, bao gồm đảo An Bang và Thuyền   Chài đã từng do quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng giữ. Năm   1983­1984,   Mai­lai­xia   cho   quân   chiếm   đóng   3   bãi   ngầm   ở   phía   Nam  Trường Sa là Hoa Lau, Kiệu Ngựa, Kỳ  Vân. Năm 1988, họ  đóng thêm 2 bãi  ngầm nữa là Én Đất và Thám Hiểm. Hiện nay, Ma­lai­xia đang chiếm giữ  5  đảo, đá, bãi cạn trong quần đảo Trường Sa. ­ Brunây: Tuy được coi là một bên tranh chấp liên quan đến khu vực quần đảo   Trường Sa, nhưng trong thực tế Bru­nây chưa chiếm đóng một vị trí cụ thể nào.   Yêu sách của họ là ranh giới vùng biển và thềm lục địa được thể hiện trên bản  đồ có phần chồng lấn lên khu vực phía Nam Trường Sa. 1.2.2. Thực trạng dạy học bài 3 lớp 11 môn Giáo Dục Quốc Phòng: "Bảo   vệ  chủ  quyền lãnh thổ  và biên giới Quốc Gia"  ở  một số  trường   THPT.        Môn học GDQP – AN từ khi được đưa vào giảng dạy  ở  các trường THPT  cho đến nay, luôn đóng vai trò quan trọng; là môn học chính khóa trong giáo dục.   Hầu hết các GV giảng dạy bộ  môn đều đã được qua đào tạo chính quy hoặc   ngắn hạn, có tâm huyết với môn học. Đặc biệt, nội dung môn học nói chung và  bài 3 "Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới Quốc Gia" nói riêng đều gắn liền  với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Nhận thức được điều đó, hầu hết  các GV đều đã có sự lồng ghép để giáo dục ý thức cho HS.         Tuy nhiên, hiện nay trong thực tế, sau nhiều năm giảng dạy nhiều thế  hệ  học sinh trường mình, tôi nhận thấy đa   phần học sinh học tập một cách thụ  động, đơn thuần là chỉ nhớ kiến thức một cách máy móc mà không rèn luyện kỹ  năng tư duy. Với cách học truyền thống đã khiến tư  duy của nhiều học sinh đi   vào lối mòn, học sinh chỉ  ghi chép thông tin bằng các dòng chử  dài… với cách   ghi chép này chúng ta không kích thích được sự  phát triển của trí não, điều đó  
  14. làm cho một số  học sinh tuy học tập rất chăm chỉ  nhưng sự  tiếp thu vẫn hạn   chế. Học sinh học phần nào biết phần đó, cô lập nội dung của các môn mà chưa   nhận thấy sự liên hệ của kiến thức vì thế chưa phát triển được tư  duy logic và   tư  duy hệ  thống, việc vận dụng kiến thức vào các phần học tiếp theo và  ứng  dụng trong thực tiễn còn rất hạn chế.Và nội dung trong bài học này cũng không   nhắc nhiều về  vấn đề  chủ  quyền của Việt Nam với Hoàng Sa và Trường Sa.   Đa số  học sinh chưa hiểu nhiều về  vấn đề  chủ  quyền lãnh thổ  và biên giới  quốc  gia,  nhất   là  chủ   quyền  biển  đảo  của  Việt  Nam  đối với  Hoàng Sa  và  Trường Sa.       Chính vì lẽ đó, chúng tôi mạnh dạn đề xuất các biện pháp giáo dục ý thức  bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cho HS thông qua đề tài "Khẳng định chủ quyền của  Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thông qua bài 3 lớp 11 môn   Giáo Dục Quốc Phòng: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới Quốc Gia". 2. Một số  biện pháp giảng dạy bài 3 "Bảo vệ  chủ  quyền lành thổ  và biên  giới Quốc Gia"  góp  phần  khẳng  định chủ  quyền của Việt  Nam trên 2  quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 2.1. Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy. 2.1.1. Mục đích của vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy bài 3 "Bảo   vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới Quốc Gia". Việc vận dụng các kiến thức liên môn vào giảng dạy bài 3 "Bảo vệ chủ quyền  lành thổ và biên giới Quốc Gia" góp phần trang bị cho học sinh các cơ  sở  kiến   thức vững chắc về chủ quyền lãnh thổ, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ lãnh thổ  2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Quá trình thực hiện phương pháp Sử  dụng kiến thức liên môn để  dạy học có   hiệu quả, giáo viên sẽ  đóng vai trò là người tổ  chức, hướng dẫn, nhận xét, bổ  sung và đánh giá học sinh, chứ  không đơn thuần chỉ  là người truyền đạt kiến  thức giáo khoa một cách khô khan. Ngoài ra, với phương pháp Sử dụng kiến thức liên môn để dạy học đã và đang   áp dụng cho nhiều môn học, có thể sử dụng rộng rãi ở nhiều trường học. 2.1.2. Vận dụng các kiến thức liên môn trong giảng dạy bài 3"Bảo vệ  chủ   quyền lành thổ và biên giới Quốc Gia". ­     Kiến thức môn Lịch sử Một trong nhứng môn học có kiến thức liên quan đến môn GDQP ­ AN nói  chung và bài 3 "Bảo vệ  chủ  quyền lành thổ  và biên giới Quốc Gia" nói riêng  chính là môn Lịch sử. Để  học sinh hiểu sâu sắc hơn và có các luận chứng rõ  ràng về  khẳng định chủ  quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa và  Trường Sa GV cần lồng ghép vào bài giảng các kiến thức của môn lịch sử như  bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam Lịch sử 10, bài 17: Quá trình  hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV).  
  15. Hoặc GV có thể đưa ra các thông tin tư liệu lịch sử chứng tỏ chủ quyền trên HS   và TS. Học sinh vận dụng năng lực tư  duy để  đánh giá, nhận xét, bình luận…   những sự kiện lịch sử mà các em được nghe giảng và thông qua các câu hỏi của  giáo viên để thấy được vai trò của các nhà nước trong việc xây dựng và bảo vệ  lãnh thổ. ­  Kiến thức môn Địa lý.  Bên cạnh Lịch sử thì Địa lý chính là môn học góp phần bổ  sung các kiến thức   cho HS trong việc khẳng định chủ  quyền lãnh thổ; cụ  thể  là  ở  bài 3 – tiết 3 ­  Thực hành vẽ lược đồ, bài 42. Vấn đề phát triển kinh tế, anh ninh quốc phòng ở  Biển Đông và các đảo, quần đảo. Bên cạnh đó, GV đưa ra các loại bản đồ như  Đại Nam nhất thống bản đồ, An Nam đại quốc họa đồ, Hồng Đức bản đồ, bản  đồ hàng hải Châu Âu thế kỷ XV – XVI, bản đồ hành chính Việt Nam....trong đó   có quần đảo HS và TS cũng là cách khẳng định chủ  quyền có hiệu quả  (ảnh   một số bản đồ được thể hiện ở phụ lục 1). ­ Kiến thức môn Văn học. Văn học là bộ  môn cực kỳ  quan trọng trong việc giáo dục tình yêu của HS đối  với quê hương, đất nước. Như  bài thơ  “Sông núi nước Nam” của Lý Thường   Kiệt đặc biệt là câu thơ  đầu, đã thể  hiện được sự  khẳng định về  chủ  quyền  lãnh thổ, sự tự hào, hãnh diện, kính trọng và biết ơn công lao trời bể của các anh  hùng nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung đối với việc bảo vệ lãnh thổ.  ­  Kiến thức môn Giáo dục Công dân Là bộ  môn góp phần hoàn thiện, giáo dục con người, môn Giáo dục Công dân  được vận dụng nhiều kiến thức trong việc giảng dạy bài 3 "Bảo vệ chủ quyền   lành thổ và biên giới Quốc Gia".  Cụ thể, chúng tôi đã vận dụng mục 2 và mục 3 bài 14:  Công dân với sự nghiệp   xây dựng và bảo vệ Tổ quốc – GDCD lớp 10 để HS nhận thực rõ về vai trò của  bản thân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Kiến thức môn Mỹ thuật. Để HS nhận thức rõ về việc khẳng định chủ  quyền trên 2 quần đảo Hoàng Sa   và Trường Sa, GV có thể  cho HS vẽ  các bức tranh tuyên truyền bảo vệ  chủ  quyền Biển, đảo hoặc vẽ lược đồ Việt Nam. Chúng tôi đã tiến hành cho HS vẽ các bức tranh với nội dung tuyên truyền bảo  vệ chủ quyền biển đảo và đạt kết quả giáo dục rất cao. Dưới đây là một số kết   quả hoạt động của học sinh:
  16. ­  Kiến thức môn âm nhạc.   Để giảm bớt tính khô khan trong quá trình dạy học, GV nên vận dụng các kiến   thức âm nhac trong quá trình giảnh dạy. Ví dụ như ca khúc “Nơi đảo xa”, “Biển   hát chiều nay”, “Đất mặn tình quê”, “Trường Sa trong tim ta”,“Bâng khuâng  Trường Sa”, “Đêm tuần tra cùng sóng gió”, “Gần lắm Trường Sa”, “Trường Sa,  lũy thép nơi đầu sóng”. Qua đó, gửi đến một thông điệp thiêng liêng: Hãy giữ  gìn biển đảo Việt Nam bằng trái tim nóng bỏng, bằng ý chí kiên cường và tinh   thần của một dân tộc yêu hòa bình. Tổ  quốc kêu gọi những trái tim Việt Nam  hãy cùng đồng lòng hướng về  biển đảo thân yêu bằng những hành động thiết   thực nhất, cổ vũ tinh thần để những người lính biển vững lòng trên mỗi con tàu,  mỗi hòn đảo, giữ vững chủ quyền Tổ quốc.   2.2. Vận dụng các phương pháp dạy tích cực.        Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn ,  được dùng  ở  nhiều nước để  chỉ  những phương pháp giáo dục, dạy học theo  hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực  hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người   học, tức là tập kết vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là   tập kết vào phát huy tính tích cực của người dạy         Trong bài 3 "Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới Quốc Gia " có thể vận  dụng một số  phương pháp dạy học tich cực sau để  góp phần khẳng định chủ  quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa :
  17.         2.2.1. Phương pháp vấn đáp         Trong hoạt động dạy học, vấn đáp (hỏi  ­ trả lời) là phương pháp sư phạm  được khởi thủy từ nhà hiền triết ­ nhà sư  phạm Hi Lạp cổ  đại Xocrast. Từ  đó  đến nay phương pháp này vẫn được sử  dụng khá phổ  biến với nhiều mức độ  khác nhau. Trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời, qua đó học sinh   lĩnh hội được nội dung bài học. Nhưng câu hỏi của giáo viên  đặt ra trong hoạt  động dạy học hoàn toàn khác với câu hỏi  ở  các lĩnh vực khác trong đời sống.   Thường trong cuộc sống khi người ta hỏi nhau một điều gì đó thì điều  ấy là  điều   người   ta   chưa   biết,   hoặc   nếu   biết   còn   lơ   mơ,   chưa   rõ   ràng.   Trong   hoạt động dạy học, giáo viên sử  dụng hệ thống  câu hỏi nhằm mục đích hướng  dẫn học sinh tiếp cận, khám phá tri thức để  rút ra những nhận thức khoa học   mới mà các em chưa biết.       Trong giảng dạy bài 3 "Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới Quốc Gia"  phương pháp này có thể  được sử  dụng  ở  các mục   lãnh thổ  Quốc gia và chủ  quyền lãnh thổ  Quốc Gia hoặc mục biên giới quốc gia. GV tổ chức hoạt động  học tập, tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào xây dựng nội dung bài học một   cách tích cực. Từ  đó từng cá nhân học sinh sẽ  tự  biến những kiến thức mình  chưa có, chưa biết thành vốn riêng của bản thân. Đồng thời , GV cũng đánh giá  được khả  năng nhận thức của từng học sinh. Nói cách khác là giáo viên tạo  được sự tranh luận nhiều chiều trong lớp học nhằm tăng khả  năng tìm tòi, học   hỏi sâu về  một lĩnh vực, chủ  đề, tăng phần nói của người học, giảm phần nói  của người dạy. Nếu người học tham gia hỏi đáp, họ sẽ cùng suy nghĩ để tìm ra  vấn đề và như  vậy việc học sẽ  tốt hơn cách học thụ  động. Thông qua câu hỏi   nêu ra tốt, giáo viên cũng có cơ  hội để  bổ  sung thêm kiến thức cơ  bản và kinh  nghiệm sư  phạm cho mình, giúp giáo viên nhìn nhận lại vấn đề, nội dung bài  học một cách toàn diện, mới mẻ. Phương pháp này không những chỉ  phát huy  tích cực chủ  động của học sinh mà còn thực hiện  phương châm dạy học để  thầy trò cùng được học và tiếp tục phát triển. Thông qua đó, giúp học sinh nhận  thức được sâu sắc tư tưởng "Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam". 2.2.2. Phương pháp thảo luận nhóm        GDQP ­ AN là môn có nhiều  ưu thế trong việc thảo luận nhóm khi giảng   dạy. Không một nhà giáo dục nào phủ  nhận vai trò, tác dụng của phương pháp  này trong dạy học. Đây là một trong những phương pháp có sự tham gia tích cực  của HS. Thảo luận nhóm còn là phương tiện học hỏi có tính dân chủ, mọi cá  nhân được tự  do bày tỏ  quan điểm, tạo thói quen sinh hoạt bình đẳng, biết đón   nhận quan điểm bất đồng, hình thành quan điểm cá nhân giúp HS rèn luyện kĩ   năng giải quyết các vấn đề khó khăn.       Kinh nghiệm bản thân cho thấy nên chia nhóm trong đó có cả HS giỏi, khá,  trung bình, yếu là tốt nhất. Số  lượng HS giỏi, khá, trung bình, yếu giữa các   nhóm phải bằng nhau để  đảm bảo công bằng. Quy mô nhóm có thể  lớn hoặc  nhỏ  tuỳ  theo vấn đề  thảo luận. Tuy nhiên, nhóm từ  4 ­ 6 HS là tốt nhất. Quy 
  18. trình giảng dạy với thời gian một tiết (45 phút), GV tiến hành tuần tự các bước   lên lớp theo quy định chung. GV nêu chủ đề  cần thảo luận, chia nhóm vào thời  điểm thích hợp của tiết học, giao câu hỏi cho các nhóm. Yêu cầu các nhóm thảo   luận, quy định thời gian thảo luận và phân công vị  trí ngồi thảo luận cho các   nhóm. Các nhóm tiến hành thảo luận. Đại diện nhóm trình bày kết quả  thảo   luận. Các nhóm khác lắng nghe, chất vấn, trao đổi bổ sung ý kiến. GV bổ sung   nội dung mà HS trình bày còn thiếu cho hoàn thiện. GV đưa ra định hướng đúng   những vấn đề  HS cần nhớ  sau khi thảo luận. HS ghi nhớ  hoặc ghi chép nội  dung chính của bài học vào vở. Qua việc dự  giờ  đồng nghiệp và giảng dạy, bản thân tôi thấy rằng: Thông  thường, sau khi thảo luận xong, các nhóm thường cử một người thay mặt nhóm  lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình và hầu hết đó đều là những HS   khá, giỏi, có kĩ năng trình bày vấn đề khá tốt. Kết quả thảo luận được trình bày  chủ  yếu bằng hình thức viết lên giấy khổ  lớn dán lên bảng. Đến đây, HS coi  như  “xong nhiệm vụ”. Đến phần giáo viên chữa bài của HS, vì tâm lý sợ  HS   trình bày rườm rà sẽ  “cháy” giáo án, nên GV thường chữa bài của các em thật   nhanh. GV chỉ  chú ý xem các em viết được bao nhiêu phần trăm kiến thức và  xem nhẹ  cách các em thức trình bày vấn đề  trên giấy, bỏ  qua cả  lỗi chính tả,   dùng từ, đặt câu và sự thiếu hợp lý của bố cục trình bày. Thậm chí, học sinh sẽ  không có cơ  hội được trình bày quan điểm cá nhân và như  vậy sẽ  không rèn  được khả năng nói của mình. Để  khắc phục tình trạng này, theo tôi, trong phần trình bày của HS, GV cũng  cần phải quy định điểm số cho cả phần viết trình bày sơ đồ, bảng phụ (nếu có),   và cho điểm cả cách thuyết trình của HS. GV cần tạo điều kiện cho tất cả thành  viên trong nhóm được trình bày quan điểm, kể cả những người rụt rè e thẹn hay   ngại trước đám đông, GV có thể  yêu cầu HS đó đại diện trình bày ý kiến của  nhóm mình. Thậm chí, qua sự  quan sát của mình, nếu thấy học sinh nào chưa  thực sự tập trung, giáo viên có thể yêu cầu chính em đó đại diện nhóm trình bày   kết quả thảo luận của nhóm. Về  phần trình bày kết quả  thảo luận. GV cần khuyến khích các em trình bày  dưới nhiều hình thức như  trình bày bằng lời; đóng vai; viết hoặc vẽ  lên giấy  khổ  lớn; một người thay mặt nhóm trình bày, hoặc một người trình bày một ý  tưởng… Trong quá trình HS trình bày, GV cần tập trung để  điều chỉnh và sửa  chữa cho các em để các em hoàn thiện được khả năng nói ­ viết của mình. Trong   giảng   dạy   bài   "Bảo   vệ   chủ   quyền   lãnh   thổ   và   biên   giới   Quốc   Gia"   phương pháp thảo luận nhóm có thể được sử dụng ở mục III. Bảo vệ biên giới  Quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặc biệt ở phần 1. Một số  quan điểm của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo   vệ biên giới Quốc Gia. 2.2.3. Phương pháp trò chơi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2