Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi nhằm góp phần giúp học sinh nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp THPT
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi nhằm góp phần giúp học sinh nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp THPT" nhằm góp phần giúp giáo viên và học sinh THPT nói chung, ở trường THPT Nghi Lộc 3 nói riêng nâng cao được chất lượng dạy - học - thi môn Ngữ văn TN THPT hiệu quả và đạt kết quả cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi nhằm góp phần giúp học sinh nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp THPT
- MỤC LỤC
- KÍ HIỆU VIẾT TẮT Chữ viết thường Viết tắt Phương pháp dạy học PPDH và KTĐG và kiểm tra đánh giá Giáo viên GV Học sinh HS Sách giáo khoa SGK Văn bản VB Nghị luận xã hội NLXH Nghị luận văn học NLVH Thực nghiệm TN Đối chứng ĐC Tốt nghiệp TN Tốt nghiệp Trung học phổ TN THPT thông Giáo dục và Đào tạo GD & ĐT Sáng kiến kinh nghiệm SKKN
- A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Kì thi TN THPT hiện nay ngoài mục đích chính là xét công nhận Tốt nghiệp cho học sinh còn dùng để xét tuyển vào một số trường Đại học cao đẳng các trên cả nước. Mặc dù tác động của đại dịch, hình thức tổ chức và mục đích của kì thi có sự thay đổi ít nhiều nhưng môn Ngữ văn vẫn luôn là một môn chính trong kì thi này và góp mặt trong nhiều tổ hợp khối thi vào các trường Đại học cao đẳng. Điều đó nói lên tầm quan trọng, vai trò bất biến của môn Ngữ văn đối với việc học và thi của tất cả học sinh lớp 12 hiện nay. Thực hiện chủ trương đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp dạy học và hình thức kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh, từ năm 2015 đến nay, việc ra đề thi môn Ngữ văn có những thay đổi theo hướng “mở”, chú trọng đến hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Các câu hỏi được đưa vào đề thi không còn hướng đến mục đích tái hiện kiến thức lí thuyết mà chuyển sang đòi hỏi học sinh phải có năng lực huy động kiến thức tổng hợp, hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, rèn kĩ năng trình bày quan điểm riêng của cá nhân về các vấn đề văn học hoặc xã hội được nêu trong đề thi. Cấu trúc đề thi chính thức của môn Ngữ văn dành cho kì thi TN THPT gồm có hai phần: Đọc hiểu (3,0 điểm) và Làm văn (7,0 điểm). Riêng phần Làm văn có hai câu: nghị luận xã hội (2,0 điểm) và nghị luận văn học (5,0 điểm). Câu nghị luận văn học thường là nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích thơ hoặc một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. Đây là câu hỏi chiếm số điểm nhiều nhất và cũng là câu có phần yêu cầu dùng để phân hóa thí sinh. Trong chương trình Ngữ văn 12, các tác phẩm văn xuôi chiếm số lượng lớn. Ở học kì 1 có các văn bản Người lái đò Sông Đà (trích) Nguyễn Tuân, Ai đã đặt tên cho dòng sông (trích) Hoàng Phủ Ngọc Tường. Học kì 2 có Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Vợ nhặt (Kim Lân), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu). Tuy nhiên bài Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi trong SGK Ngữ văn 12 tập 2, (trang 34 35) lại rất chung chung, chỉ đưa ra hai bài tập. Bài tập 1: Phân tích truyện ngắn Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan. Bài tập 2: Hãy tìm hiểu sự khác nhau về từ ngữ, về giọng văn giữa hai văn bản Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân và Hạnh phúc một tang gia trích Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng. Giải thích vì sao có sự khác nhau đó. Để rồi, ở phần Ghi nhớ (trang 36) yêu cầu học sinh nắm các nội dung: + Giới thiệu tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi cần nghị luận + Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm, đoạn trích.
- + Nêu đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích.… Thêm vào đó, thời lượng của bài học quá ít ỏi (1 tiết), không đủ để hình thành cho học sinh kĩ năng phân tích các dạng đề, hình thành luận điểm. Ở bài Ôn tập phần Làm văn (tr.182 183 ) lại đưa ra các nội dung ôn tập nặng về lý thuyết, không ích lợi gì cho các bài thi sắp diễn ra với học sinh như: Đề tài cơ bản của văn nghị luận trong nhà trường, lập luận trong văn nghị luận, bố cục bài văn nghị luận, diễn đạt trong văn nghị luận. Rõ ràng, những chỉ dẫn như thế là quá chung chung và còn quá xa với những dạng đề thi ngày càng mới mẻ hiện nay. Nếu chỉ dừng lại ở với những nội dung kiến thức như thế, học sinh chúng ta khó lòng hiểu đề, xây dựng hệ thống luận điểm luận cứ đầy đủ đúng với yêu cầu đề. Thế nên, đa phần học sinh khi làm bài về nghị luận một tác phẩm đoạn trích văn xuôi thường rơi vào các hạn chế, sai sót sau: + Không nắm các luận điểm mà đề yêu cầu, nên dẫn đến chỉ kể cốt truyện, kể về nhân vật một cách chung chung. + Mơ hồ về các khái niệm: giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, chất sử thi, nghệ thuật trần thuật, tình huống truyện, cách kết thúc truyện…nên không xây dựng đầy đủ các luận điểm. + Chỉ nói về nội dung tác phẩm, chưa biết và ít phân tích nghệ thuật tác phẩm. Những hạn chế sai sót trên dẫn đến kết quả của bài làm không cao. Từ những thực tế đó, qua quá trình giảng dạy và ôn thi TN THPT ở khối 12, tôi mạnh dạn trình bày đề tài “Rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi nhằm góp phần giúp học sinh nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp THPT”. Qua đó, tôi mong muốn đóng góp vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn, đáp ứng yêu cầu theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới. 2. Mục đích nghiên cứu Đem đến một cách đầy đủ, chi tiết về dạng đề nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi bám sát cấu trúc đề thi TN THPT hiện nay. Hướng dẫn một số kĩ năng làm kiểu bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. Góp phần giúp giáo viên và học sinh THPT nói chung, ở trường THPT Nghi Lộc 3 nói riêng nâng cao được chất lượng dạy học thi môn Ngữ văn TN THPT hiệu quả và đạt kết quả cao.
- 3. Đối tượng nghiên cứu Dựa trên nghiên cứu kết quả học tập, kết quả bài thi TN THPT môn Ngữ văn của học sinh khối 12 trường THPT Nghi Lộc 3 trong nhi ều năm giảng dạy để đề xuất những kĩ năng làm bài hiệu quả, phù hợp với đối tượng học sinh, giúp các em làm tốt bài thi, nâng cao kết quả thi cử trong thời gian tới. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích tổng hợp Phương pháp điều tra, khảo sát Phương pháp thống kê, so sánh Phương pháp thực nghiệm sư phạm…. B. NỘI DUNG 1. Cơ sở đề tài 1.1. Cơ sở lí luận Đề tài này được thực hiện dựa theo yêu cầu đổi mới cách thức ra đề thi môn Ngữ văn TN THPT trong những năm trở lại đây. Kỳ thi TN THPT được xây dựng trên cơ sở của Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã được Hội nghị trung ương 8 (khóa XI) thông qua. Trong đó nêu rõ “Đổi mới phương thức thi và công nhận TN trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học”. Thực hiện chủ trương này, bắt đầu từ năm 2015, kết quả các môn thi TN THPT không chỉ là căn cứ quan trọng nhất để xét TN THPT cho học sinh đã trải qua 12 năm học tập ở trường phổ thông, mà còn được xem là tham số đáng tin cậy để các trường trung cấp, cao đẳng và đại học trong cả nước tham khảo khi xét tuyển sinh. Một trong những môn thi bắt buộc để đảm bảo kết quả của kì thi này được công nhận là môn Ngữ văn. Điều đó nói lên tầm quan trọng của việc học và thi môn Ngữ văn đối với tất cả học sinh lớp 12 hệ phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên. Đề thi các môn trong kì thi này cũng được ra theo tinh thần xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá ở trường phổ thông, đáp ứng yêu cầu về phát triển phẩm chất và năng lực học sinh theo định hướng của chương trình Giáo dục phổ thông mới. Đáp ứng yêu cầu dạy học chuyển từ giáo dục nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “thầy đọc trò chép” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời cần đổi mới kiểm tra đánh giá. Kiểm tra đánh giá là bộ phận không thể tách
- rời của quá trình dạy học, là động lực để thúc đẩy sự đổi mới của quá trình dạy và học. Đáp ứng những yêu cầu trên, đề thi môn Ngữ văn trong kì thi TN THPT hiện nay đã có những điều chỉnh quan trọng trong cấu trúc, giúp đề thi nói riêng, môn Ngữ văn nói chung có giá trị thực tiễn cao trong thực tế đời sống. Một số cuộc hội thảo đã được tổ chức nhằm trao đổi về việc ra đề thi môn Ngữ văn theo hướng “mở”, theo chuẩn đánh giá của PISA để tạo nên bước đột phá cho hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực của người học. Việc đổi mới cách thức ra đề thi môn Ngữ văn TN THPT như hiện nay tránh được tình trạng học sinh học vẹt, học tủ, chưa kiểm tra, đánh giá được phẩm chất, năng lực của học sinh. Vì vậy, đề Ngữ văn nhiều năm nay đã thay đổi, thiết kế theo hướng giúp học sinh chủ động vận dụng những kiến thức, hiểu biết, tình cảm, năng lực của mình thể hiện vào bài thi, qua đó đánh giá toàn diện nhất năng lực của học sinh. 1.2. Cơ sở thực tế Thực hiện đề tài này tôi xuất phát từ ba cơ sở thực tiễn có giá trị. Đó là dựa trên đặc điểm cấu trúc, nội dung đề thi môn Ngữ văn trong kì thi THPT QG hiện nay của Bộ GD&ĐT; thực tiễn bài làm, kết quả bài thi THPT QG của HS 12 và với các dạng đề nghị luận về tác phẩm văn xuôi truyền thống trước đây để giáo viên lẫn học sinh có cái nhìn so sánh đối chiếu, thấy được điểm kế thừa cũng như điểm mới mẻ của đề thi hiện nay. 1.2.1. Thực trạng bài làm và kết quả bài thi TN THPT Quốc gia môn Ngữ văn Một thực tiễn thôi thúc tôi thực hiện đề tài là dựa trên kết quả bài thi môn Ngữ văn của HS THPT trong kì thi THPT QG (năm 2020, 2021 là kì thi TN THPT QG). Trong nhiều năm trở lại đây, kết quả kì thi THPT QG nói chung và kết quả bài thi môn Ngữ văn nói riêng luôn được xã hội quan tâm. Tuy nhiên, có một thực trạng là điểm thi môn Ngữ văn trong cả nước, ở Nghệ An, và hẹp hơn là ở trường THPT Nghi Lộc 3 chưa cao. Như đã đề cập ở phần lí do chọn đề tài, theo thống kê của Bộ GD & ĐT, trong kì thi THPT Quốc gia năm 2019, cả nước có 3100 bài thi bị điểm liệt (dưới 1,0 điểm). Trong đó, môn Ngữ văn có số lượng HS bị điểm liệt nhiều nhất là 1265 bài (chiếm 1/3). Số lượng này cao hơn so với năm 2017 là 2,5 lần và gấp 1,6 lần so với năm 2018 Bảng 1: (Nguồn: Internet)
- “Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn của cả nước năm 2020 cho thấy: Có 830.764 thí sinh tham gia thi bài thi Ngữ văn, trong đó điểm trung bình 6,62, điểm trung vị 6,75; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 7. Số thí sinh có điểm
- Về kết quả môn thi Ngữ văn trong kì thi THPT của Tỉnh Nghệ An, năm 2020, dù vẫn là Tỉnh có kết quả môn thi này xếp ở top đầu của cả nước nhưng điểm trung bình chung vẫn đang dừng ở mức: 6,56 điểm. Theo thống kê bảng so sánh kết quả kì thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của các trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Trường THPT Nghi Lộc 3 không nằm trong tốp 10 trường có điểm trung bình Ngữ văn cao. Bảng 3: Trong năm học 2019 2020, 2020 2021, khi tiến hành làm bài thi khảo sát chất lượng đầu năm ở các lớp 12 được chọn để ĐC và TN, tôi nhận thấy kết quả bài thi của HS chưa cao, kể cả những HS có điểm đầu vào môn Văn trong kì thi tuyển sinh vào 10 khá tốt. Bài thi của các em mắc khá nhiều lỗi về cả hình thức lẫn nội dung. Nhiều em chưa quen với cấu trúc đề thi, chưa nắm được kĩ năng làm từng dạng câu hỏi Đọc hiểu, NLXH và NLVH của đề thi, nhiều em học tủ, học lệch nên ảnh hưởng đến kết quả bài làm. 1.2.2. Dạng đề phân tích một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi truyền thống xoay quanh một số vấn đề quen thuộc, thiên về tái hiện kiến thức lí thuyết, ít gắn với thực tế đời sống. * Dạng đề phân tích ý nghĩa nhan đề tác phẩm * Dạng đề phân tích ý nghĩa tình huống truyện * Dạng đề phân tích toàn bộ tác phẩm văn xuôi (xu hướng hiện nay ít dùng đến) * Dạng đề phân tích nhân vật: Đây là dạng đề không mới, nhưng hiện nay, xu hướng đề bài chỉ tập trung phân tích một vài khía cạnh của nhân vật, nhất là nghệ thuật xây dựng nhân vật, nên ít nhiều gây bỡ ngỡ cho học sinh. Phân tích một đặc điểm về nội dung, nghệ thuật của nhân vật:
- + Về đặc điểm nội dung: Ví dụ: Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. Phân tích nhân vật Tràng trong Vợ nhặt của Kim Lân. Phân tích nhân vật Tnú trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Vẻ đẹp của người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Phân tích nhân vật Việt, Chiến trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi. + Về đặc điểm nghệ thuật: Ví dụ: Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân, đêm mùa đông Phân tích diễn biến tâm lí bà cụ Tứ trong Vợ nhặt (Lim Lân) Nhận xét về nghệ thuật xây dựng Việt trong Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) Phân tích nhân vật theo một nhận định so sánh: Ví dụ : Trong Chữ người tử tù, vì sao nhà văn lại ví tấm lòng của Viên quản ngục như “ một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ !” ? Trong tác phẩm Một người Hà Nội, vì sao Nguyễn Khải lại gọi nhân vật bà Hiền là “ hạt bụi vàng của Hà Nội”. * Dạng đề phân tích một khía cạnh của tác phẩm: Đây là dạng đề rất thông dụng, phù hợp với cấu trúc câu hỏi 5 điểm và mục đích kiểm tra mức độ vận dụng cao của đề thi TN và xét tuyển sinh vào đại học cao đẳng. Phân tích một khía cạnh nội dung: + Phân tích giá trị hiện thực + Phân tích giá trị nhân đạo Phân tích một khía cạnh về nghệ thuật: Phân tích đặc sắc nghệ thuật của truyện; Phân tích tình huống truyện; Phân tích khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn… * Dạng đề phân tích một chi tiết, hình ảnh, một đoạn văn. Ví dụ 1: Phân tích ý nghĩa hình tượng Rừng xà nu trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Trung Thành. Ví dụ 2: Trong cuối truyện Chiếc thuyền ngoài xa, nghệ sỹ Phùng nhìn kỹ và lâu hơn vào tấm ảnh thì thấy hình ảnh gì? Ý nghĩa? Ví dụ 3: Phân tích ý nghĩa hình ảnh: chiếc lò gạch cũ bỏ hoang, bát cháo hành trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao.
- Dạng đề phân tích một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi truyền thống mặc dù có những hạn chế lỗi thời nhưng đề thi Ngữ văn hiện nay vẫn kế thừa một số đơn vị kiến thức cơ bản và đưa ra những yêu cầu riêng của môn học để đáp ứng với chức năng nhiệm vụ của kỳ thi. Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, tôi nhận thấy việc rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi bám sát đề thi TN THPT là một việc làm rất cần thiết; đáp ứng yêu cầu dạy, học, thi trong thời gian sắp tới, khi mà đề thi TN THPT năm 2022 vẫn được Bộ GD&ĐT dự báo thực hiện ổn định như các năm trước và cũng đang đến rất gần với HS lớp 12. 2. Các dạng đề nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi 5 năm trở lại đây 2.1. Thống kê cụ thể Đề minh họa năm 2019: Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân hai lần miêu tả cung cách ăn uống của người vợ nhặt. Chiều hôm trước, khi được Tràng đồng ý đãi bánh đúc ở ngoài chợ “Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì”. Và sáng hôm sau, khi nhận bát “chè khoán” từ mẹ chồng: “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa mắt lên nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng”. (Kim Lân , Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr. 27 và tr.31) Phân tích hình ảnh người vợ nhặt trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này. Đề chính thức năm 2019: Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời mình như một cô gái Di gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất sông
- Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó vượt qua, không thấu hiểu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng. (Ai đã đặt tên cho dòng sông ? Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 198) Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đề minh họa năm 2020: Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đêm mùa xuân ở Hồng Ngài ( Vợ chồng A Phủ Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2019). Đề minh họa năm 2021: Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại. Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc kiếm tìm có ý thức để đi tới gặp thành phố tương lai của nó. Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng nam bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật mềm về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế. Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanah thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn nhìn thấy dòng sông mềm như một tấm lụa, với những chiếc thuyền bé chỉ vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả. Giua đám quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ tỏa lan khắp một vùng thượng lưu “Bốn bề núi phủ mây phong – Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên”. Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà… (Ai đã đặt tên cho dòng sông ? Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 198 199) Phân tích hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về tính trữ tình của bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Đề thi thử THPT môn Văn năm 2021 Sở GD Nam Định: Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người mới ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng chợt nhận ra xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đưa ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch. Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà. (Trích Vợ nhặt Kim Lân, Ngữ văn 12, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2019). Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về sự thay đổi của nhân vật Tràng trong đoạn trích. Đề thi thử THPT môn Văn năm 2021 Sở GD Cà Mau: Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước ASử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình đến chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi… Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ… Mị phảng phất nghĩ như vậy. Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó,
- Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ… Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại… Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay…”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại… Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay…”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm, nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt: A Phủ cho tôi đi. A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói: Ở đây thì chết mất. (Trích Vợ chồng A Phủ Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2008, tr.13 14). Phân tích hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó bình luận về khát vọng chân chính của con người trong cuộc sống. Đề thi thử THPT môn Văn năm 2021 chuyên Hùng Vương, Gia Lai: Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong những gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ
- bước từng bước chậm rãi, bàn chân giậm lên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông… (Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2008, tr.77 78). Phân tích cảm nhận của nghệ sĩ Phùng trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét quan niệm nghệ thuật của nhà văn được thể hiện qua tác phẩm. Đề thi thử THPT môn Văn năm 2021 chuyên Lam Sơn lần 1: Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt. Sóng thác đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò… Mặt sông trong tích tắc lòa sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà châm lửa vào đầu sóng. Nhưng ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đòn âm vào chỗ hiểm. Tăng thêm mãi tiếng hỗn chiến của nước của thác đá. Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái. Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận thứ nhất. Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng tiếng reo hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được. Thế là hết thác.
- (Trích Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr.189 – 190). Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lái đò Sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về cách nhìn người của nhà văn Nguyễn Tuân. 2.2. Nhận xét 2.2.1. Đặc điểm cấu trúc, nội dung đề thi Ngữ văn hiện nay Từ năm 2015 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương gộp kì thi TN THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng lại làm một, gọi là kì thi TN THPT Quốc gia. Vì vậy, nội dung và cấu trúc đề thi môn Ngữ văn có những sự thay đổi khá căn bản so với đề thi từ năm 2014 trở về trước. Trước mỗi kì thi chính thức của mỗi năm học, Bộ GD&ĐT đã phổ biến Đề thi minh hoạ (đó được coi là một điểm tựa dự kiến về hình thức của đề sẽ được ra trong kì thi chính thức). Đặc biệt, từ năm 2017 đến nay, đề thi TN THPT Quốc gia (năm 2020, năm 2021 là kì thi TN THPT) của Bộ GD&ĐT đang giữ hình thức và tính chất ra đề tương đối ổn định. Vừa qua, Bộ GD&ĐT chính thức công bố đề tham khảo cho kì thi TN THPT năm học 2021 2022, theo đó, về cơ bản vẫn được giữ tương đối ổn định như các kì thi trước đây và đề thi TN THPT năm 2020 2021. Theo đó, đề thi chính thức của môn Ngữ văn dành cho kì thi TN THPT gồm có hai phần: Đọc hiểu (3,0 điểm) và Làm văn (7,0 điểm). Riêng phần Làm văn có hai câu: Nghị luận xã hội (2,0 điểm) và Nghị luận văn học (5,0 điểm). Phần Đọc hiểu của đề thi hoàn toàn nằm ngoài SGK. Qua khảo sát đề thi Ngữ văn chính thức các năm cho thấy, n guồn ngữ liệu dùng cho câu hỏi Đọc hiểu rất đa dạng và văn bản được chọn có thể là văn bản mà thí sinh chưa từng được làm quen. Phần Làm văn trong đề thi có một câu NLXH và một câu NLVH. Câu NLXH đòi hỏi thí sinh viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về một vấn đề về tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng đời sống có liên quan mật thiết đến văn bản Đọc hiểu ở phần I của đề. Câu NLVH với các kiểu bài đa dạng, kiến thức được sử dụng chủ yếu nằm ở một hoặc một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 12, không kể phần học thêm, văn học nước ngoài và phần nằm trong kế hoạch tinh giản của Bộ GD&ĐT. Ngoài đặc điểm hình thức, cấu trúc đề thi môn Ngữ văn, tính chất của đề thi TN THPT cũng dần có những thay đổi mới mẻ, tiến bộ theo hướng “mở”. Đề văn “mở” tạo cho thí sinh cơ hội thể hiện mình, bộc lộ tinh thần chủ động trước những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Đồng thời, hướng ra đề này cũng đã khắc phục khoảng cách giữa kiến thức văn chương với đời sống hàng ngày.
- Từ thực tiễn đề thi của Bộ GD&ĐT, ta thấy việc dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh đang ngày càng hiện diện rõ hơn trong công việc ra đề. Để đáp ứng được những yêu cầu của đề thi đặt ra, học sinh cần rèn luyện năng lực Đọc hiểu văn bản, bồi dưỡng, phát triển năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp xã hội của bản thân mình. Đồng thời, giáo viên cũng dựa trên cách thức ra đề đó để hướng dẫn học sinh làm bài thi hiệu quả, khoa học, đạt kết quả cao. 2.2.2. Câu Nghị luận văn học và dạng bài Nghị luận về một tác phẩm /đoạn trích văn xuôi Câu hỏi cuối cùng trong đề thi là câu NLVH (câu 2 của phần Làm văn), là câu có điểm số cao nhất trong toàn bài (5 điểm), cũng là câu phải dành nhiều thời gian làm bài nhất. Dựa trên sự thống kê các kiểu dạng đề ra thường gặp trong nhiều năm trở lại đây, để làm tốt câu NLVH, thí sinh cần học kĩ các tác giả, tác phẩm của văn học Việt Nam hiện đại có trong chương trình Ngữ văn lớp 12, có thể bỏ các đơn vị bài học thêm, văn bản văn học nước ngoài và phần nằm trong chương trình tinh giản của Bộ. Học sinh cần nắm vững cách thức làm các dạng bài khác nhau xoay xung quanh những tác phẩm đã học. Đồng thời, học sinh cũng cần tìm hiểu thêm phần mở rộng liên hệ, đối sánh giữa các đối tượng, liên hệ đến suy nghĩ, trách nhiệm cá nhân đến những vấn đề được đặt ra trong đề thi. Phần kiến thức về nhiều thời kì văn học, loại hình văn học, kiến thức về lí luận văn học cũng không thể bỏ qua. Qua phân tích, tổng hợp từ các đề thi từ năm 2017 trở lại đây, dạng câu NLVH thường xoay xung quanh 2 dạng bài cụ thể: Nghị luận về một tác phẩm/ đoạn trích văn xuôi; Dạng bài Nghị luận về một đoạn trích/ một tác phẩm thơ. Còn dạng đề Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học ít xuất hiện. Về dạng bài Nghị luận về một tác phẩm/ đoạn trích văn xuôi : Trong thời gian 120 phút, ngoài hai câu hỏi Đọc hiểu và NLXH, đề thi rất khó có khả năng ra dạng bài nghị luận theo kiểu cảm nhận/ trình bày suy nghĩ về nội dung và nghệ thuật của cả một tác phẩm văn xuôi trọn vẹn trong chương trình Ngữ văn THPT (chủ yếu là khối 12), bởi các văn bản này khá dài và không dễ để có thể cảm nhận đầy đủ, hoàn chỉnh trong thời gian ngắn. Vì vậy, đề phần lớn sẽ yêu cầu học sinh đi sâu tìm hiểu một khía cạnh, một vấn đề cụ thể trong một đoạn trích của tác phẩm. Cách ra đề hoàn toàn phù hợp với năng lực của tất cả các đối tượng học sinh, kể cả các em có học lực trung bình. Tất nhiên ở mỗi câu hỏi đều có cách thức hỏi riêng để phân hóa trình độ học sinh. Thực tế đã chứng minh, đề thi TN THPT nhiều năm gần đây chỉ xoay xung quanh những vấn đề cụ thể trong các văn bản như tình huống, nhân vật, diễn biến tâm lí nhân vật, một đặc điểm nào đó của nhân vật trong đoạn trích. Theo thống kê khảo sát ở phần 2.1 trên đây, dạng bài Nghị luận về một tác phẩm/ đoạn trích văn xuôi 5 năm trở lại đây thường có các dạng câu hỏi như sau: cho một đoạn trích trong một văn bản văn xuôi trong chương trình:
- yêu cầu phân tích/ cảm nhận đoạn trích và nhận xét; phân tích/ cảm nhận một khía cạnh nội dung của đoạn trích và nhận xét; phân tích/ cảm nhận một khía cạnh nghệ thuật của đoạn trích và nhận xét. Ví dụ đề thi THPT Quốc gia chính thức năm 2019: Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời mình như một cô gái Di gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó vượt qua, không thấu hiểu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng. (Ai đã đặt tên cho dòng sông ? Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 198) Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đề trên có hai yêu cầu: Cảm nhận hình tượng sông Hương trong đoạn trích đã cho sẽ là yêu cầu chính, phù hợp cho tất cả đối tượng học sinh và thường chiếm tỉ lệ điểm cao hơn. Yêu cầu phụ là phần nhận xét phía sau: Từ đó nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn dùng để phân hóa, dành cho đối tượng học sinh khá giỏi, và cũng chiếm tỉ lệ điểm ít hơn trong tổng số 5 điểm của câu NLVH. Phần nhận xét dùng để phân hóa học sinh rất đa dạng, không cố định, tùy thuộc vào đoạn trích/ văn bản trước đó có thể mở rộng đào sâu thêm về vấn đề gì. Có khi yêu cầu nhận xét mở rộng hơn để có cái nhìn toàn diện về đối tượng được phân tích/ cảm nhận phía trước đó. Ví dụ Đề thi thử THPT môn Văn năm 2021 Sở GD Nam Định: Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người mới ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.
- Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng chợt nhận ra xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đưa ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch. Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà. (Trích Vợ nhặt Kim Lân, Ngữ văn 12, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2019). Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về sự thay đổi của nhân vật Tràng trong đoạn trích. Hoặc phần nhận xét cũng có thể yêu cầu cảm nhận mở rộng về đặc điểm phong cách nghệ thuật, quan niệm sáng tác hay tấm lòng của nhà văn gửi gắm vào tác phẩm. Ví dụ Đề thi thử THPT môn Văn năm 2021 chuyên Hùng Vương, Gia Lai: Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong những gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước từng bước chậm rãi, bàn chân giậm lên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông… (Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2008, tr.77 78). Phân tích cảm nhận của nghệ sĩ Phùng trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét quan niệm nghệ thuật của nhà văn được thể hiện qua tác phẩm. Hay Đề minh họa của Bộ GDĐT năm 2021:
- Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại. Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc kiếm tìm có ý thức để đi tới gặp thành phố tương lai của nó. Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng nam bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật mềm về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế. Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanah thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn nhìn thấy dòng sông mềm như một tấm lụa, với những chiếc thuyền bé chỉ vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả. Giữa đám quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ tỏa lan khắp một vùng thượng lưu “Bốn bề núi phủ mây phong – Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên”. Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà… (Ai đã đặt tên cho dòng sông ? Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 198 199) Phân tích hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về tính trữ tình của bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đề thi thử THPT môn Văn năm 2021 chuyên Lam Sơn lần 1: Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt. Sóng thác đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò… Mặt sông trong tích tắc lòa sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà châm lửa vào đầu sóng. Nhưng ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đòn âm vào chỗ hiểm. Tăng thêm mãi tiếng hỗn chiến của nước của thác đá. Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái. Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận thứ nhất. Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã
- thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng tiếng reo hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được. Thế là hết thác. (Trích Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr.189 – 190). Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lái đò Sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về cách nhìn người của nhà văn Nguyễn Tuân. Đề thi thử THPT môn Văn năm 2021 của Trường THPT chuyên Lam Sơn lần 1 sau khi yêu cầu học sinh cảm nhận về hình tượng người lái đò sông Đà trong đoạn trích yêu cầu nhận xét về cách nhìn người của nhà văn Nguyễn Tuân. Để làm tốt phần nâng cao có tính chất phân hóa này thí sinh cần có vốn kiến thức sâu rộng về tác giả như: quan điểm nghệ thuật, phong cách sáng tác, quan điểm và cách tiếp cận con người, cuộc sống cùng với vị trí chỗ đứng của tác giả đó trong lịch sử văn học dân tộc. Về tác phẩm, cần nắm chắc kiến thức toàn bộ văn bản, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, cũng như chiều sâu tư tưởng và thành công nghệ thuật mà nhà văn gửi gắm. Với dạng bài này, cần thời gian ôn tập, luyện đề bền bỉ, làm bài trong một thời gian dài mới có thể tiến bộ được. Tôi thường hướng dẫn HS: Nắm chắc vê kiên th ̀ ́ ưć : Những tác phẩm văn học đã được học trong chương trình SGK Ngữ văn, nhất là SGK Ngữ văn 12. Vê ki năng: ̀ ̃ tôi cũng luôn nhắc nhở HS cần năm v ́ ưng cac thao tac lâp ̃ ́ ́ ̣ ̣ luân nh ư: giai thich, phân tich, ch ̉ ́ ́ ưng minh, so sanh, binh luân, bac bo, tông ́ ́ ̀ ̣ ́ ̉ ̉
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat và thực hành biểu đồ Địa lí lớp 12
26 p | 159 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12
27 p | 42 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng phát âm thông qua hoạt động lồng tiếng phim tiếng Anh cho học sinh lớp 10A4 trường THPT Yên Mô B
32 p | 25 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh qua nội dung Hàng hóa - Giáo dục công dân 11
31 p | 43 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kĩ năng làm bài đọc hiểu văn bản trong đề thi trung học phổ thông Quốc gia
61 p | 18 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng giải toán bằng phương pháp lượng giác hóa
39 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận cho học sinh THPT
60 p | 43 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng làm bài một số loại câu giao tiếp trong đề thi THPT Quốc gia được lồng vào tiết dạy phụ đạo cho học sinh lớp 12 trường THPT Lý Tự Trọng
24 p | 56 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề dạy học: Giáo dục địa phương để rèn luyện kỹ năng thuyết trình, đọc hiểu văn bản Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ cho học sinh lớp 11 THPT
81 p | 64 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải bài tập Nhị thức Newtơn
40 p | 42 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng làm văn thuyết minh qua hoạt động tìm hiểu làng nghề truyền thống và di tích lịch sử tại địa phương
12 p | 65 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kĩ năng giải các bài toán cực trị hàm số cho học sinh lớp 12 THPT
49 p | 34 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện năng lực độc lập của học sinh qua việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học chương nhóm Halogen lớp 10 trung học phổ thông
39 p | 30 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn