intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thực hiện các khoản thu không sử dụng tiền mặt tại Trường THPT Trần Đại Nghĩa năm học 2020-2021

Chia sẻ: Caphesuadathemhanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

78
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài là thực hiện thử nghiệm các khoản thu không sử dụng tiền mặt tại trường THPT Trần Đại Nghĩa trong năm học 2020-2021 và những năm học tiếp theo. Tổng kết kinh nghiệm quá trình thực hiện, chỉ rõ những ưu, khuyết điểm, đề xuất biện pháp cải tiến, nâng cao hiệu quả thực hiện các khoản thu không sử dụng tiền mặt tại trường THPT Trần Đại Nghĩa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thực hiện các khoản thu không sử dụng tiền mặt tại Trường THPT Trần Đại Nghĩa năm học 2020-2021

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. CẦN THƠ TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA ------------------ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Thực hiện các khoản thu không sử dụng tiền mặt tại Trường THPT Trần Đại Nghĩa Năm học 2020-2021 Trịnh Nguyễn Thi Bằng - Tổ Hoá-Sinh-CN Lê Thị Hồng Huệ - Tổ Văn phòng Cái Răng, tháng 03 năm 2021
  2. 1 Mục lục TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................................3 I. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................4 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................................. 4 2. Mục đích của đề tài ............................................................................................................. 4 3. Phạm vi và đối tượng .......................................................................................................... 4 4. Thời gian thực hiện ............................................................................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................... 4 II. NỘI DUNG................................................................................................................5 1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................................... 5 1.1. Khái niệm "Thanh toán không dùng tiền mặt" ............................................................ 5 1.2. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ........................................................... 5 1.3. Lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt ............................................................... 6 1.4. Khó khăn ..................................................................................................................... 6 2. Cơ sở pháp lý ...................................................................................................................... 7 3. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................................... 7 3.1. Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam ............................................ 7 3.2. Thực trạng các điều kiện đảm bảo thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam ....... 8 3.3. Thực trạng thanh toán tại trường THPT Trần Đại Nghĩa ............................................ 8 4. Giải quyết vấn đề ................................................................................................................ 8 4.1. Qui trình thực hiện ....................................................................................................... 9 4.2. Các bước thực hiện ...................................................................................................... 9 4.2.1. Chuẩn bị.................................................................................................................... 9 4.2.2. Triển khai................................................................................................................ 11 4.3. Tổng kết ..................................................................................................................... 11 III. KẾT LUẬN ............................................................................................................13 1. Kết quả thực hiện .............................................................................................................. 13 2. Tính hiệu quả .................................................................................................................... 13 2.1. Hiệu quả kinh tế......................................................................................................... 13 2.2. Lợi ích xã hội ............................................................................................................. 13 3. Hướng phát triển tiếp theo của đề tài................................................................................ 13 4. Khả năng phổ biến của đề tài............................................................................................ 13 5. Điều kiện đảm bảo thực hiện có hiệu quả sáng kiến, kinh nghiệm .................................. 13 6. Đề xuất, kiến nghị: Không ................................................................................................ 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................15 Phụ lục 1: Thông báo thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt .................................16 Phụ lục 2: Hướng dẫn một số kênh thanh toán chính....................................................17 Phụ lục 3: Nhóm hỗ trợ xử lý sự cố ..............................................................................19
  3. 2 Phụ lục 4: Hợp đồng thu với Sacombank ......................................................................20 Phụ lục 5: Hợp đồng với SSC .......................................................................................24
  4. 3 TỪ VIẾT TẮT 1. Trung học phổ thông THPT 2. Học sinh HS 3. Cha mẹ học sinh CMHS 4. Máy rút tiền tự động, máy giao dịch tự động ATM 5. Máy chấp nhận mọi thanh toán bằng thẻ POS 6. Thanh toán không dùng tiền mặt TTKDTM
  5. 4 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Để thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển mạnh mẽ, đột phá trong thời đại 4.0, Đảng và nhà nước đã xây dựng nhiều chủ trương, giải pháp phát triển đất nước toàn diện, bền vững. Và hiện đại hoá hệ thống tài chính trong đó có chủ trương từng bước không sử dụng tiền mặt để thanh toán là một trong những bước đi quan trọng để thực hiện mục tiêu chiến lược đó. Ngành Giáo dục và Đào tạo cũng không nằm ngoài xu thế ấy. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ cũng ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt tại các cơ sở giáo dục. Chủ trương không dùng tiền mặt trong nền kinh tế nói chung và trong các cơ sở giáo dục nói riêng cũng mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả nhà trường và học sinh, cha mẹ học sinh. Trong đó lợi ích cho học sinh, cha mẹ học sinh là ưu tiên hàng đầu, như: không mất thời gian làm việc, chủ động thanh toán, tận dụng được các phương thức thanh toán hiện đại, không xảy ra tình huống thất thoát tiền mặt,… Bên cạnh đó, việc triển khai các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt là một thách thức to lớn đối với các cơ sở giáo dục phổ thông do chưa từng thực hiện. Đến tháng 03 năm 2020, tất cả các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Cần Thơ vẫn thực hiện thu tiền mặt đối với học sinh, cha mẹ học sinh. Chính vì vậy, chúng tôi triển khai thực hiện đề tài “Thực hiện các khoản thu không sử dụng tiền mặt tại Trường THPT Trần Đại Nghĩa năm học 2020- 2021”. 2. Mục đích của đề tài - Thực hiện thử nghiệm các khoản thu không sử dụng tiền mặt tại trường THPT Trần Đại Nghĩa trong năm học 2020-2021 và những năm học tiếp theo. - Tổng kết kinh nghiệm quá trình thực hiện, chỉ rõ những ưu, khuyết điểm, đề xuất biện pháp cải tiến, nâng cao hiệu quả thực hiện các khoản thu không sử dụng tiền mặt tại trường THPT Trần Đại Nghĩa. 3. Phạm vi và đối tượng - Quá trình thu tiền học sinh, cha mẹ học sinh tại trường THPT Trần Đại Nghĩa trong năm học 2020-2021. - Các khoản thu bao gồm: học phí chính khóa, học phí học thêm học kì 2, bảo hiểm y tế, bảo hiểm toàn diện. 4. Thời gian thực hiện Từ tháng 03 năm 2020 đến tháng 03 năm 2021. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm.
  6. 5 II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm "Thanh toán không dùng tiền mặt" Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là hình thức thanh toán sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử ứng dụng công nghệ số như: ví điện tử, mobile banking, internet banking... hoặc thanh toán gián tiếp thông qua các tổ chức tín dụng thay việc người mua và người bán trực tiếp trao đổi với nhau như thông lệ hiện nay (TS. Cảnh Chí Hoàng, ThS. Trần Vĩnh Hoàng). 1.2. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt a) Thanh toán sử dụng giấy ủy nhiệm (thu hoặc chi) Giấy ủy nhiệm là một lệnh chi/thu theo mẫu của ngân hàng, yêu cầu ngân hàng đó chi/thu cho người được ghi trên giấy ủy nhiệm một số tiền nhất định. b) Thanh toán sử dụng Séc Séc (cheque) hay còn gọi là chi phiếu – một mệnh lệnh vô thời hạn được thể hiện dưới dạng chứng từ của chủ tài khoản và có xác nhận của ngân hàng. Ngân hàng sẽ trích tiền từ chủ Séc sang cho người có tên trên Séc và bất cứ ai có tấm chi phiếu ký tên chủ tài khoản đều có thể nhận tiền. c) Thanh toán qua thẻ Thẻ ngân hàng: là phương tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thỏa thuận1. Thẻ ngân hàng là một trong những hình thức thanh toán không tiền mặt được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Đây là một công cụ đã được mã hóa thông tin của chủ thẻ, cho phép chủ tài khoản có thể giao dịch thanh toán, rút tiền, chuyển tiền bất cứ khi nào họ muốn. Thẻ ngân hàng được chia làm 3 loại: thẻ trả trước, thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. d) Thanh toán điện tử (trực tuyến) Thanh toán điện tử hay còn gọi là thanh toán trực tuyến – hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng rất phổ biến những năm gần đây. Hiểu đơn giản, đây là giao dịch trên internet, thông qua đó người sử dụng thực hiện các hoạt động giao dịch như chuyển tiền, nạp tiền, thanh toán hàng hóa/dịch vụ… Thanh toán điện tử gồm: dịch vụ Internet banking của ngân hàng, ví điện tử như MOMO, Viettel Pay, Sacombank Pay,VNPay, QR code, … * Dịch vụ ví điện tử: là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ tạo lập trên vật mang tin (như chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính...), cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương với số tiền được chuyển từ tài 1 Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng.
  7. 6 khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử theo tỷ lệ 1:1 và được sử dụng làm phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt2. 1.3. Lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt * Lợi ích chung: - Góp phần hạn chế lượng tiền mặt trong lưu thông hàng hóa, giảm thiểu chi phí xã hội, mở rộng không gian, rút ngắn thời gian cho quá trình bán và mua hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế. - Phát triển các dịch vụ chuyên nghiệp về thu chi, thẻ ngân hàng, thanh toán trực tuyến, thanh toán điện tử mà không làm thay đổi giá trị tiền mặt quy đổi. - Thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững, tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu và giao dịch, giúp dòng chảy tiền tệ được lưu thông rõ ràng hơn. - Tất cả người dân và doanh nghiệp sẽ được thụ hưởng, đặc biệt là nhóm những người sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; người nghèo, người thu nhập thấp; doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ gia đình sản xuất kinh doanh. * Lợi ích của thanh toán điện tử (trực tuyến): - Thanh toán nhanh chóng và thuận lợi cho các giao dịch có giá trị lớn, các giao dịch ở xa. - An toàn vì tránh được các rủi ro mang tiền mặt; - Chính xác số tiền cần thanh toán, nhất là khi phải trả các khoản lớn, số lẻ; - Người tiêu dùng có thể nhận nhiều khuyến mãi từ người bán cũng như ngân hàng hơn. - Người thu là nhà trường cũng nhanh chóng lập báo cáo các khoản phải thu, tiết kiệm thời gian, giảm rủi ro phát sinh trong các giao dịch tiền mặt như thừa thiếu, nhầm lẫn, tiền giả, tiền kém chất lượng… - Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, bảo đảm an toàn, hạn chế sự lây lan, truyền nhiễm. 1.4. Khó khăn - Thói quen sử dụng tiền mặt, đây là rào cản lớn nhất khi triển khai sử dụng dịch vụ thanh toán thanh toán không dùng tiền mặt. - Chưa có tài khoản ngân hàng, chưa từng thực hiện giao dịch tại ngân hàng. - Không có hiểu biết về các ứng dụng thanh toán điện tử. - Điều kiện có ở vật chất chưa đảm mạng: hệ thống điện, thiết bị công nghệ thông tin, kết nối internet. 2 Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 12/11/2014 Hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán.
  8. 7 2. Cơ sở pháp lý - Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020. - Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 23 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội. - Công văn số 5421/BGDĐT-KHTC ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đẩy nhanh thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực giáo dục. - Công văn số 2790/UBND-KT ngày 09 tháng 9 năm 2019 của Uỷ ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc giao dịch cần đẩy nhanh thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực y tế, giáo dục. - Công văn số 3179/SGDĐT-KHTC ngày 18 tháng 12 năm 2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ về việc triển khai thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực giáo dục. - Công văn số 357/SGDĐT-KHTC ngày 12 tháng 02 năm 2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ về việc báo cáo kết quả triển khai thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trên lĩnh vực giáo dục. - Chỉ thị 22/CT-TT ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. - Công văn số 490/SGDĐT-KHTC ngày 03 tháng 02 năm 2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ về việc tiếp tục triển khai thực hiện thu học phí bằng phương thức không dùng tiền mặt. 3. Cơ sở thực tiễn 3.1. Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tăng trưởng số lượng và giá trị giao dịch thanh toán điện tử năm 2019 qua kênh mobile banking lần lượt là 198% và 210%; các kênh ineternet banking và ví điện tử cũng đều tăng trưởng khoảng 37-86% so với cùng kỳ. Tỷ trọng giao dịch tại ATM giảm từ 62% của năm 2018 xuống còn 42% vào cuối năm 2019 cho thấy đã có sự thay đổi thói quen từ việc rút tiền mặt phục vụ chi tiêu hằng ngày sang các kênh ngân hàng điện tử. Trong 4 tháng năm 2020, thanh toán nội địa qua thẻ ngân hàng tăng 26,2% về số lượng và 15,7% về giá trị; thanh toán qua kênh điện thoại di động tăng 189% về số lượng và 166,1% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
  9. 8 3.2. Thực trạng các điều kiện đảm bảo thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam - Toàn hệ thống ngân hàng có trên 18.300 ATM, hơn 289.000 POS, 27 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, tốc độ tăng trưởng giá trị giao dịch hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng và hệ thống chuyển mạch đều đạt trên 30% TTKDTM. - Có đến 80 công ty Fintech đang hoạt động tại Việt Nam và 47% trong số đó là công ty cung cấp các dịch vụ thanh toán. - Có khoảng 30% dân số Việt Nam có tài khoản ngân hàng, 70% số người chưa có tài khoản tập trung ở các vùng thôn quê, vùng sâu, vùng xa. Các con số thống kê về thanh toán không dùng tiền mặt cho thấy, thanh toán điện tử ở Việt Nam đã phát triển và tăng trưởng rất nhanh, hình thức thanh toán rất đa dạng, từng bước đáp ứng nhu cầu của người dân. 3.3. Thực trạng thanh toán tại trường THPT Trần Đại Nghĩa - Học sinh, cha mẹ học sinh mang tiền mặt đến phòng hành chính trường để đóng tất cả các khoản thu cho nhà trường. Các trường hợp cha mẹ học sinh không có điều kiện đến trường (không sắp xếp được thời gian, không có điều kiện đi lại, không thể giao tiền cho học sinh…) thì cha mẹ học sinh giao tiền cho giáo viên chủ nhiệm đóng thay tại phòng hành chính trường. Bộ phận tài chính của trường lập và bàn giao hóa đơn, phiếu thu cho người nộp tiền ngay tại thời điểm nộp. - Kế toán, thủ quỹ quản lý các nguồn thu, danh sách thu bằng bảng tính excel. * Thuận lợi: - Phù hợp với thói quen sử dụng tiền mặt với đa số HS, CMHS. - Kế toán, thủ quỹ có nghiệp vụ vững vàng, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. * Khó khăn: - Thói quen sử dụng tiền mặt của đa số HS, CMHS. - HS, CMHS chưa có tài khoản ngân hàng, chưa từng thực hiện giao dịch tại ngân hàng. - HS, CMHS chưa hiểu biết về các ứng dụng thanh toán điện tử. - Lần đầu tiên thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong trường THPT Trần Đại Nghĩa. 4. Giải quyết vấn đề Trên cơ sở lý luận và những vấn đề thực tiễn, tôi đề xuất giải pháp thực hiện các khoản thu không sử dụng tiền mặt tại Trường THPT Trần Đại Nghĩa từ năm học 2020-2021.
  10. 9 4.1. Qui trình thực hiện Hình 1: Sơ đồ qui trình thực hiện 4.2. Các bước thực hiện 4.2.1. Chuẩn bị a) Phổ biến chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt Triển khai các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, văn bản hướng dẫn có liên quan đến chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt: Công văn số 5421/BGDĐT-KHTC ngày 29 tháng 11 năm 2019, Công văn số 2790/UBND-KT ngày 09 tháng 9 năm 2019, Công văn số 3179/SGDĐT-KHTC ngày 18 tháng 12 năm 2019, Công văn số 490/SGDĐT-KHTC ngày 03 tháng 02 năm 2021…cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh. Việc phổ biến các văn bản này nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận chung trong thực hiện. Điều này được thực hiện ngay từ năm học 2019-2020 để các bên có liên quan có đủ thời gian chuẩn bị về tư tưởng, nhận thức. b) Tìm đối tác Nhà trường xác định đối tác triển khai là những ngân hàng có tiềm lực (tài chính, nhân sự, công nghệ, dịch vụ tốt…) như: Vietcombank, Sacombank, Vietinbank…
  11. 10 Nhà trường đã tiến hành đối thoại với lãnh đạo chi nhánh Vietcombank, Sacombank và đã chọn Sacombank làm đối tác triển khai. Đồng thời, thông qua Sacombank, nhà trường có thêm một đối tác thực hiện là Công ty Cổ phần văn hóa Ngôi Nhà Xanh, gọi tắt là SSC (Hệ thống thông tin học đường). Lý do chọn Sacombank: mạnh dạn đi tiên phong trong thực hiện chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt trong trường học tại thành phố Cần Thơ; ưu đãi chi phí cho đơn vị; có nhân sự nhiệt tình hỗ trợ và cùng tham gia với nhà trường; có đối tác tin cậy và có kinh nghiệm triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trong trường học tại các thành phố lớn (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh). * Xây dựng tài liệu Nhà trường cùng với các đối tác đã tiến hành xây dựng tài liệu hướng dẫn thanh toán một số kênh chính (xem thêm phụ lục 2), xây dựng tài liệu và video hướng dẫn sử dụng Viettel Pay để thanh toán3. * Thử nghiệm Trong giai đoạn từ tháng 3 năm 2020 đến tháng 8 năm 2020, nhà trường đã tiến hành chuẩn bị dữ liệu, cài đặt phần mềm và chạy thử nghiệm để rà soát hệ thống, luyện tập thao tác thanh toán trên các kênh của Sacombank, SSC. c) Các hình thức thanh toán từ các đối tác Điều kiện TT Đơn vị cung cấp dịch vụ Kênh thanh toán sử dụng - Internet banking - Mobile banking - Có tài khoản ngân hàng 1 Ngân hàng Sacombank - Sacombank Pay - Có đăng kí dịch vụ - ATM, POS - Phí: miễn phí - Quầy - Ngân hàng - Mobile banking - Tổng đài - POS 2 SSC - Website - Phí: tùy theo từng kênh - Momo, Payoo - Viettel pay/quầy - VNPay - Sacombank Pay * Thanh toán qua Payoo tại hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện lợi như: Circle K, Pharmacity, Coopmart, Vinmart, Bách hóa xanh, … d) Truyền thông Nhà trường ban hành thông báo số 151/TB-TĐN ngày 01 tháng 7 năm 2020 v/v thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt nhằm thông tin về việc triển khai 3 http://thpttrandainghia.edu.vn/tin-tuc-su-kien/thanh-toan-khong-dung-tien-mat/thanh-toan-hoc-phi-ssc-cung- viettelpay.html
  12. 11 thực hiện của nhà trường, đồng thời đính kèm một số tài liệu hướng dẫn (xem phụ lục 1). Thông báo này được thông báo trong cuộc họp CMHS, sinh hoạt đầu tuần, được niêm yết tại bảng thông báo và các trang thông tin trực tuyến của đơn vị (website, fanpage…). 4.2.2. Triển khai a) Thực hiện sơ bộ Để tạo thuận lợi cho học sinh, cha mẹ học sinh đóng các khoản thu, trong tuần lễ đầu năm học (ngày 13/9/2020 đến ngày 21/9/2020), ngân hàng Sacombank đã cử nhân viên hỗ trợ cho học sinh, cha mẹ học sinh ngay tại trường, gồm các hoạt động: mở tài khoản ngân hàng, hướng dẫn thanh toán các khoản thu ở các kênh của ngân hàng, thực hiện thu một số học sinh, cha mẹ học sinh ngay tại chỗ… Trong thời gian này, thủ trưởng đơn vị và kế toán cũng tiến hành rà soát, nắm bắt các kênh thu để kiểm tra tính ổn định, đồng thời hỗ trợ kịp thời cho học sinh, cha mẹ học sinh cũng như phản ánh những bất cập cho các đối tác liên quan (thông qua nhóm zalo). b) Thực hiện rộng rãi * Đối với nguồn thu học phí, bảo hiểm y tế,...: Từ ngày 22/9/2020, học sinh và cha mẹ học sinh có thể đóng các khoản qua tất cả các kênh một cách thuận lợi, nhanh chóng và chính xác. * Đối với nguồn thu hoạt động dịch vụ của nhà trường: Từ ngày 02/01/2021, khách hàng đóng các khoản phí cho thuê mặt bằng như gửi xe, căn tin,.. thực hiện qua ngân hàng. c) Kiểm tra, điều chỉnh Lãnh đạo trường thường xuyên nắm bắt thông tin để kịp thời khắc phục những bất cập trong việc thực hiện việc thu tại các kênh. Trong suốt thời gian thực hiện, không ghi nhận những sai sót, vấn đề nghiêm trọng. 4.3. Tổng kết a) Kết quả - Các khoản thu đạt được trong thời gian ngắn so với cùng kì năm trước: Tổng thu năm học 2019-2020 Tổng thu năm học 2020-2021 (1.195 học sinh) (1.232 học sinh) So với cùng Nội dung thu Từ ngày 01/9 Tính Từ ngày 01/9 Tính kì đến ngày đến ngày đến ngày đến ngày (%) 31/12/2019 24/3/2020 31/12/2020 24/3/2021) Học phí 600.375.000 697.462.500 747.637.500 786.075.000 Tăng So với kế hoạch năm Đạt 74,4% Đạt 86,5% Đạt 89,9% Đạt 97,5% 13% Bảo hiểm y tế 619.740.450 644.323.680 646.576.560 Tăng - So với kế hoạch năm Đạt 92,1% Đạt 92,9 % Đạt 93,2% 4% Bảo hiểm toàn diện 123.720.000 134.280.000 Tăng - - So với kế hoạch năm Đạt 86,3% Đạt 90,8% 9%
  13. 12 - Thiết lập được các kênh thanh toán các khoản thu không dùng tiền mặt đa dạng, thuận lợi cho nhà trường, cho học sinh và cha mẹ học sinh: + Ngân hàng Sacombank: Internet banking, Mobile banking, Sacombank Pay, ATM, POS, nộp tiền mặt tại quầy giao dịch. + SSC: Ngân hàng, Mobile banking, Tổng đài, POS, Website, Momo, Payoo, Viettel pay/quầy, VNPay, Sacombank Pay, Chuyển khoản. * Thanh toán qua Payoo tại hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện lợi như: Circle K, Pharmacity, Coopmart, Vinmart, Bách hóa xanh, … b) Đánh giá * Ưu điểm, mặt làm được: - Có sự quyết tâm, nỗ lực của lãnh đạo trường và bộ phận tài chính trong nhà trường. - Tìm được những đối tác tin cậy, có sự phối hợp, hỗ trợ nhà trường. - Thiết lập được nhiều kênh thanh toán không sử dụng tiền mặt đa dạng, phong phú, thuận tiện cho HS, CMHS. - Việc đối chiếu số liệu, hồ sơ thu nhanh chóng, chính xác. - Thực hiện vượt các chỉ tiêu thu trong thời gian ngắn góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Thực hiện được chủ trương của Đảng, nhà nước và chỉ đạo của Ngành GD. * Hạn chế, mặt chưa làm được: - Một số cha mẹ học sinh vẫn còn tâm lý lo ngại thanh toán bằng các hình thức không dùng tiền mặt. - Phần mềm hỗ trợ, quản lý thu chưa linh hoạt trong việc cho học sinh, cha mẹ học sinh lựa chọn các khoản đóng hoặc số tiền đóng (đối với các khoản thu tự nguyện). c) Phương hướng khắc phục những hạn chế, mặt chưa làm được - Tiếp tục thực hiện công tác truyền thông, hướng dẫn cho học sinh, cha mẹ học sinh về thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong nhà trường. - Tăng cường xây dựng tài liệu hướng dẫn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các kênh hỗ trợ cho học sinh, cha mẹ học sinh. - Thực hiện việc khảo sát và điều chỉnh dữ liệu thu phù hợp với điều kiện của từng học sinh, cha mẹ học sinh. - Tiếp tục phản ánh để SSC điều chỉnh phần mềm hỗ trợ thu linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị.
  14. 13 III. KẾT LUẬN 1. Kết quả thực hiện Đề tài đã góp phần thực hiện các khoản thu đối với người học mà không sử dụng tiền mặt trong nhà trường. Bước đầu nâng cao nhận thức cho học sinh, cha mẹ học sinh về lợi ích của việc hạn chế sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Bước đầu trang bị thêm kiến thức, kĩ năng thanh toán không sử dụng tiền mặt (chuyển khoản, thanh toán qua ứng dụng di động …) cho học sinh, cha mẹ học sinh. 2. Tính hiệu quả 2.1. Hiệu quả kinh tế - Bộ phận tài chính có thể tổng hợp số liệu thu, đối chiếu nhanh chóng, chính xác; có thể kiểm tra bất cứ thời điểm nào; không mất thời gian thu trực tiếp từng trường hợp khi khách hàng, HS, CMHS nộp tiền mặt tại trường. - Giảm một phần chi phí in ấn phiếu thu cho nhà trường. - Tiết kiệm thời gian cho HS, CMHS do không phải đến trường để nộp tiền mặt, chờ đợi nhận phiếu thu, hoá đơn… từ đó không làm ảnh hưởng đến thời gian làm việc của CMHS. - Tiết kiệm chi phí đi lại để thực hiện thanh toán cho HS, CMHS. - Nhà trường, HS, CMHS nhận được nhiều ưu đãi từ các ngân hàng, các dịch vụ thanh toán điện tử khi sử dụng. 2.2. Lợi ích xã hội - Nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên, HS, CMHS về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước mà cụ thể là chủ trương từng bước không sử dụng tiền mặt để thanh toán nhằm góp phần phát triển đất nước trong thời đại 4.0. - Góp phần cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng, hệ thống thanh toán điện tử của đất nước. - Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính trong nhà trường, trong hệ thống giáo dục và toàn xã hội. 3. Hướng phát triển tiếp theo của đề tài Tăng cường sử dụng các kênh ứng dụng công nghệ thông tin (internet banking, mobile banking, các ứng dụng thanh toán trên thiết bị di động) để thanh toán thay cho việc phải đến các quầy giao dịch (quầy giao dịch ngân hàng, Viettel, siêu thị, bưu điện) hay các máy ATM. 4. Khả năng phổ biến của đề tài Đề tài có khả năng phổ biến đến tất cả các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. 5. Điều kiện đảm bảo thực hiện có hiệu quả sáng kiến, kinh nghiệm - Sự phối hợp, ủng hộ của giáo viên chủ nhiệm các lớp; sự đồng thuận trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và ban đại diện cha mẹ học sinh trường.
  15. 14 - Thực hiện tốt công tác truyền thông, hướng dẫn cho học sinh, cha mẹ học sinh trước khi bắt đầu năm học mới, nhất là đối với học sinh đầu cấp. - Lãnh đạo trường, bộ phận tài chính trong nhà trường cần có sự quyết tâm, vượt qua khó khăn khi triển khai thực hiện. - Lãnh đạo trường, bộ phận tài chính trong nhà trường có những hiểu biết và kĩ năng sử dụng cơ bản đối với các kênh thanh toán không dùng tiền mặt hiện có tại địa phương. - Nhà trường và địa phương có hệ thống máy móc, thiết bị cơ bản và có khả năng kết nội mạng Internet. - Chủ động triển khai và xác định đối tác nhiệt tình phối hợp, có nhiều kênh hoạt động để tạo thuận lợi cho học sinh, cha mẹ học sinh. - Thiết lập nhiều kênh hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời cho học sinh, cha mẹ học sinh. - Thường xuyên rà soát, kiểm tra hệ thống phần mềm, hoạt động của các kênh thanh toán nhằm đảm bảo phục vụ tốt cho HS, CMHS. 6. Đề xuất, kiến nghị: Không Trên đây là báo cáo đề tài "Thực hiện các khoản thu không sử dụng tiền mặt tại Trường THPT Trần Đại Nghĩa năm học 2020-2021". Rất mong nhận được sự góp ý của quí thầy cô đồng nghiệp, quí lãnh đạo Ngành GD&ĐT để đề tài của chúng tôi được hoàn thiện và triển khai thực hiện hiệu quả hơn./. Cái Răng, ngày 24 tháng 03 năm 2021 Người viết Lê Thị Hồng Huệ Trịnh Nguyễn Thi Bằng
  16. 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Đẩy mạnh các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt, TS. Cảnh Chí Hoàng, ThS. Trần Vĩnh Hoàng - Trường Đại học Tài chính – Marketing. 2) Danh mục thuật ngữ, https://www.sbv.gov.vn. 3) Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong ngành giáo dục, M.P, https://dangcongsan.vn/kinh-te-va-hoi-nhap/thuc-day-thanh-toan-khong-dung- tien-mat-trong-nganh-giao-duc-539505.html. 4) Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay, https://loop.vn/cac-hinh-thuc-thanh-toan-khong-dung-tien-mat-hien-nay.
  17. 16 Phụ lục 1: Thông báo thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt SỞ GD & ĐT TP.CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 151/TB-TĐN Cái Răng, ngày 01 tháng 7 năm 2020 THÔNG BÁO V/v thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt tại trường THPT Trần Đại Nghĩa Thực hiện chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt của Thủ tướng Chính phủ và tạo thêm nhiều tiện ích cho Quý cha mẹ học sinh, Trường THPT Trần Đại Nghĩa thông báo như sau: 1. Từ tháng 8 năm 2020, nhà trường chính thức thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt đối với các khoản thu của trường (học phí chính khóa, học phí học thêm, BHYT, bảo hiểm toàn diện…). 2. Cha mẹ học sinh thực hiện thanh toán qua các kênh thu hộ như sau: MoMo, Viettel, Payoo, Ngân hàng Sacombank (xem thêm ở phụ lục đính kèm). 3. Cha mẹ học sinh liên hệ các kênh thanh toán trên hoặc liên hệ nhà trường để được hỗ trợ thực hiện. 4. Các kênh hỗ trợ của nhà trường: 4.1. Giáo viên chủ nhiệm lớp mà học sinh đang theo học; 4.2. Văn phòng trường THPT Trần Đại Nghĩa: 02923.736.749 (cô Lê Thị Hồng Huệ - kế toán: 0918.818.054); 4.3. Tài liệu, video hướng dẫn tại website trường: thpttrandainghia.edu.vn, tại fanpage của trường: www.facebook.com/truongthpttrandainghia Trên đây là thông báo của trường THPT Trần Đại Nghĩa về việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt tại nhà trường./. Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG - CCVC-NLĐ; - Học sinh, CMHS; - Lưu: VT. TRỊNH NGUYỄN THI BẰNG
  18. 17 Phụ lục 2: Hướng dẫn một số kênh thanh toán chính CÁC KÊNH THU HỘ KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 1. MoMo - MoMo - ứng dụng ví điện tử: CMHS cài đặt ứng dụng MoMo và sử dụng mã SSC (nhà trường cung cấp 01 mã này cho mỗi HS) hoặc tìm kiếm bằng tên của học sinh và tên trường để thanh toán 24/7. Mức phí: tổi thiểu 10.000 đồng và tối đa 1% trên tổng số tiền giao dịch. - MoMo đã liên kết với hơn 25 ngân hàng lớn. - Ngoài ra CMHS có thể ra các cửa hàng tiện lợi để nạp tiền vào MoMo (FamilyMart, VinMart+, Circle K, Co.opmart, Thế giới di động, Điện máy Xanh, Bách hóa Xanh…). 2. Viettel - Qua quầy giao dịch Viettel: CMHS có thể đến bất kỳ cửa hàng giao dịch nào của Viettel và cung cấp mã SSC (nhà trường cung cấp 01 mã này cho mỗi HS) hoặc tên của học sinh và tên trường cho nhân viên giao dịch để đóng học phí bằng tiền mặt. Mức phí: 6.500 đồng mỗi lần giao dịch. - ViettelPay - ứng dụng ví điện tử: CMHS cài đặt ứng dụng ViettelPay và sử dụng mã SSC (nhà trường cung cấp 01 mã này cho mỗi HS) hoặc tìm kiếm bằng tên của học sinh và tên trường để thanh toán 24/7. Mức phí: 4.000 đồng mỗi lần giao dịch. - ViettelPay đã liên kết với hơn 40 ngân hàng lớn. 3. Payoo - Qua các cửa hàng tiện lợi: Payoo đã phát triển mạng lưới hơn 10.000 điểm giao dịch tại các hệ thống chuỗi siêu thị, cửa hàng ICT, của hàng tiện lợi, bưu điện, nhà thuốc và khu chung cư. CMHS cung cấp mã SSC (nhà trường cung cấp 01 mã này cho mỗi HS) cho nhân viên giao dịch để đóng học phí bằng tiền mặt. Mức phí: 5.000 đồng mỗi lần giao dịch. 4. Ngân hàng Sacombank - Ứng dụng của ngân hàng: Sacombank Pay là ứng dụng hỗ trợ thanh toán qua mã SSC SSC (nhà trường cung cấp 01 mã này cho mỗi HS) và không giới hạn ngân hàng liên kết. Mức phí: miễn phí. - Qua quầy ngân hàng: CMHS có thể đến bất kỳ quầy ngân hàng của Sacombankvà cung cấp mã hoặc tên của học sinh và tên trường cho nhân viên giao dịch để đóng học phí. Mức phí: miễn phí. * Lưu ý: các mức phí được điều chỉnh theo nhà cung cấp dịch vụ tại thời điểm phát sinh giao dịch.
  19. 18
  20. 19 Phụ lục 3: Nhóm hỗ trợ xử lý sự cố
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2