Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thực hiện công tác xã hội-tư vấn tâm lí trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trường THPT Cửa Lò 2
lượt xem 1
download
Sáng kiến "Thực hiện công tác xã hội-tư vấn tâm lí trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trường THPT Cửa Lò 2" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trường THPT Cửa Lò 2; Giúp học sinh thích ứng với cuộc sống xã hội hiện tại, với những tác động của tự nhiên, xã hội; Thúc đẩy các bạn học sinh tham gia các hoạt động mang tính xã hội, phát huy nhân tố tích cực, hạn chế nhân tố tiêu cực, xây dựng môi trường sống thân thiện, tích cực ở địa phương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thực hiện công tác xã hội-tư vấn tâm lí trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trường THPT Cửa Lò 2
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ĐỀ TÀI: “THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÃ HỘI - TƯ VẤN TÂM LÍ TRƯỜNG HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT CỬA LÒ 2” LĨNH VỰC: GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ĐỀ TÀI: “THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÃ HỘI - TƯ VẤN TÂM LÍ TRƯỜNG HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT CỬA LÒ 2” LĨNH VỰC: GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN Tác giả : : Trương Công Thắng Vương Xuân Chấn Trần Thị Lệ Hằng Thời gian thực hiện : 2023-2024 Số điện thoại : 0912. 638. 405 Cửa Lò tháng 4/2024
- MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 2 3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu .......................................................................... 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 3 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3 6. Tính mới của đề tài ................................................................................................ 3 7. Cấu trúc của đề tài ................................................................................................. 3 B. PHẦN NỘI DUNG.............................................................................................. 4 Chương I. Cơ sở lí luận ............................................................................................. 4 1. Khái niệm Công tác xã hội - tư vấn tâm lí trường học ......................................... 4 2. Vai trò của Công tác xã hội - tư vấn tâm lí trường học ........................................ 4 3. Một số nguyên tắc đạo đức hướng dẫn hành động công tác xã hội - tư vấn tâm lí trường học ................................................................................................................. 5 4. Một số kĩ năng công tác xã hội- tư vấn tâm lý trong trường học.......................... 6 5. Một số lĩnh vực hoạt động cơ bản của công tác xã hội và tư vấn tâm lí............... 8 5.1. Lĩnh vực hoạt động 1 - Tư vấn tâm lý cho học sinh .......................................... 8 5.2. Lĩnh vực hoạt động 2 - Hỗ trợ, can thiệp cho học sinh bị xâm hại và có nguy cơ bị xâm hại ............................................................................................................. 8 5.3. Lĩnh vực hoạt động 3 - Hòa giải trong trường học ............................................ 9 5.4. Lĩnh vực hoạt động 4 - Tư vấn hướng nghiệp ................................................. 10 5.5. Lĩnh vực hoạt động 5 - Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh .......................... 10 5.6. Lĩnh vực hoạt động 6 - Tư vấn kỹ năng làm cha mẹ tích cực ......................... 11 5.7. Lĩnh vực hoạt động 7- Giáo dục kỷ luật tích cực trong trường học ................ 11 5.8. Lĩnh vực hoạt động 8 - Truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi cho học sinh, cha mẹ và cán bộ, giáo viên trong trường học .................................. 12 Chương II. Thực trạng CTXH- TVTL trường học hiện nay ................................... 13 1. Văn bản hướng dẫn của cấp trên về CTXH- TVTL trường học ........................... 13 2. Thực trạng về CTXH- TVTL tại trường THPT Cửa Lò 2 .................................. 14 2.1. Đặc điểm tình hình trường THPT Cửa Lò 2 .................................................... 14
- 2.2. Nhu cầu thực hiện CTXH- TVTL trường học hiện nay................................... 15 2.2. Thuận lợi khi thực hiện CTXH – TVTL tại trường THPT Cửa Lò 2 .............. 20 2.3. Khó khăn khi thực hiện CTXH – TVTL tại trường THPT Cửa Lò 2 .............. 21 Chương III. Các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả CTXH- TVTL trường học tại trường THPT Cửa Lò 2 ........................................................................................... 22 1. Những nguyên tắc để xây dựng giải pháp ........................................................... 22 1.1. Đảm bảo tính mục đích giáo dục ..................................................................... 22 1.2. Đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm tâm lý và nhân cách học sinh THPT và đặc điểm tình hình địa phương ...................................................................................... 22 1.3. Đảm bảo tính khả thi ........................................................................................ 22 2. Một số giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả CTXH- TVTL trường học tại trường THPT Cửa Lò 2 ....................................................................................................... 23 2.1. Lập kế hoạch hoạt động CTXH- TVTL trường học ........................................ 23 2.1.1. Xây dựng kế hoạch về CTXH- TVTL trường học ........................................ 23 2.1.2. Thành lập tổ CTXH- TVTL trường học........................................................ 24 2.1.3. Tăng cường tuyên truyền về CTXH- TVTL trường học .............................. 25 2.1.4. Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ CTXH- TVTL ........................................ 27 2.2. Tổ chức thực hiện CTXH- TVTL tại trường THPT Cửa Lò 2 ........................ 28 2.2.1. Tổ chức tập huấn về nội dung CTXH- TVTL trường học cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường ...................................................................................... 28 2.2.2. Vận động các đơn vị tổ chức, nhà hảo tâm tham gia vào CTXH- TVTL trường học ............................................................................................................... 29 2.2.3. Phối hợp với GVCN khảo sát phân loại nhóm HS yếu thế........................... 32 2.2.4. Tổ chức thực hiện một số lĩnh vực hoạt động cơ bản của CTXH- TVTL .... 33 2.3. Tổ chức tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm về việc thực hiện nhiệm vụ CTXH- TVTL trường học .................................................................................................... 39 3. Đánh giá kết quả chất lượng giáo dục của học sinh sau khi thực hiện đề tài ..... 40 Chương IV. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của đề tài ................................ 42 1. Mục đích khảo sát ............................................................................................... 42 2. Nội dung và phương pháp khảo sát ..................................................................... 42 2.1. Nội dung khảo sát ............................................................................................. 42 2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá ......................................................... 42
- 3. Đối tượng khảo sát .............................................................................................. 43 4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi .................................................. 43 4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất ........................................................ 43 4.2. Kết quả khảo sát về tính khả thi ....................................................................... 44 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 46 1. Kết luận ............................................................................................................... 46 2. Kiến nghị đối với các cấp có thẩm quyền ........................................................... 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 47 PHỤ LỤC
- DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung viết tắt CTXH- TVTL Công tác xã hội – tư vấn tâm lí HS Học sinh GV Giáo viên PH Phụ huynh THPT Trung học phổ thông GVCN Giáo viên chủ nhiệm BTV Ban thường vụ
- A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn và lành mạnh là một trong những tiêu chí nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Tuy nhiên mục tiêu này đang bị thách thức bởi nhiều vấn đề như: bạo lực học đường, các tệ nạn xã hội, sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện, nghiện game, bỏ học và các vấn đề liên quan đến tâm lý, sức khỏe tâm thần. Các vấn đề này xuất phát từ nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống như nhận diện bản thân, mối quan hệ với bạn bè, thầy cô và gia đình. Để giải quyết các vấn đề trong trường học hiện nay, tạo ra một môi trường lành mạnh, thân thiện để học sinh có thể học tập một cách tốt nhất đòi hỏi cần có các biện pháp hữu hiệu, kịp thời để phòng ngừa, can thiệp, trợ giúp học sinh. Vì vậy, việc thành lập mô hình công tác xã hội - tư vấn tâm lí trong nhà trường có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp các trường hợp học sinh gặp phải các vấn đề ảnh hưởng đến học tập và cuộc sống, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học. Mục tiêu chính của CTXH- TVTL trường học được xác định như là tác nhân của sự thay đổi nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho học sinh. Theo đó, trường học cần thực hiện nhiều nội dung liên quan đến công tác xã hội như chủ động phát hiện các nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến người học; phát hiện kịp thời các vụ việc liên quan đến người học như bị xâm hại, bạo lực, bỏ học, vi phạm pháp luật; tổ chức các hoạt động phòng ngừa, hạn chế thấp nhất nguy cơ, đồng thời thực hiện quy trình can thiệp, trợ giúp đối với người học, giúp các em hòa nhập cộng đồng sau khi được can thiệp tâm lý. Công tác xã hội trong trường học cũng giúp các bậc phụ huynh tham gia một cách tích cực hơn trong việc giáo dục con cái, hiểu được nhu cầu phát triển và giáo dục của trẻ, cải thiện kỹ năng làm cha mẹ. Mặc khác, công tác xã hội trong trường học cũng giúp các thầy cô giáo giảm áp lực công việc, kết nối giữa giáo viên với phụ huynh và học sinh hiệu quả hơn, nhất là với những học sinh cần sự giáo dục đặc biệt. Tóm lại, CTXH -TVTL trường học có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề của nhà trường thông qua quá trình tác động vào 4 đối tượng chính của trường học, đó là học sinh, phụ huynh, thầy cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục; giúp các em học sinh phát triển toàn diện trong một môi trường giáo dục an toàn, thân thiện và bình đẳng. Hiện nay công tác xã hội-tư vấn tâm lí đã được các nhà trường quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, nhìn chung còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu và chưa mang lại hiệu quả như mong muốn; đã tổ chức các hoạt động trải nghiệm, kết nối, tư vấn tâm lý, giáo dục sức khỏe giới tính, kỹ năng sống, hướng nghiệp nhưng chưa thu hút được đông đảo học sinh tham gia hoặc tham gia chưa sôi nổi, nhiệt tình do tâm lý e ngại, sự thiếu chủ động của các em hoặc nội dung chưa đủ 1
- hấp dẫn để thu hút sự tham gia của các em. Thời gian qua, cùng với những áp lực kinh tế xã hội, sự ảnh hưởng tiêu cực từ không gian mạng đã khiến một bộ phận học sinh phổ thông bắt chước và thực hiện một số hành vi tự gây tổn thương cho bản thân theo nhiều cách khác nhau. Do đó, việc thành lập mô hình công tác xã hội và tư vấn tâm lý trong nhà trường có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp các trường hợp học sinh gặp phải các vấn đề ảnh hưởng đến học tập và cuộc sống, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học. Kế hoạch giáo dục của trường THPT Cửa Lò 2 trong năm học 2023- 2024 xác định mục tiêu là: Bảo đảm an toàn trường học; tập trung nâng cao chất lượng đại trà; từng bước nâng cao chất lượng mũi nhọn; tập trung giáo dục đạo đức, pháp luật, giáo dục kỹ năng sống và giá trị sống cho học sinh; nâng cao hiệu quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với bồi dưỡng 5 phẩm chất cho học sinh; xây dựng hình ảnh thân thiện của học sinh trường THPT Cửa Lò 2; xây dựng đội ngũ đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, tạo niềm tin cho phụ huynh học sinh; xây dựng môi trường xanh- sạch- đẹp, cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng các yêu cầu của các hoạt động giáo dục. Để đạt được mục tiêu nói trên nhà trường đã tiến hành nhiều hoạt động thuộc lĩnh vực CTXH- TVTL trường học. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, phù hợp với Kế hoạch phát triển trường THPT Cửa Lò 2 giai đoạn 2021-2026, cũng như yêu cầu thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018 tại các trường THPT, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực hiện công tác xã hội-tư vấn tâm lí trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trường THPT Cửa Lò 2”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng công tác xã hội tại trường THPT, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần thực hiện hiệu quả công tác xã hội-tư vấn tâm lí tại trường THPT Cửa Lò 2 với mục đích: - Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trường THPT Cửa Lò 2. - Giúp học sinh thích ứng với cuộc sống xã hội hiện tại, với những tác động của tự nhiên, xã hội; Thúc đẩy các bạn học sinh tham gia các hoạt động mang tính xã hội, phát huy nhân tố tích cực, hạn chế nhân tố tiêu cực, xây dựng môi trường sống thân thiện, tích cực ở địa phương. - Đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện, phù hợp với quan điểm giáo dục của UNESCO đó là: Học để biết, học để làm, học để tồn tại, học để chung sống. 3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Đề tài tiến hành thực nghiệm và khảo sát ở giáo viên, học sinh trường THPT Cửa Lò 2. - Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp nhằm góp phần thực hiện hiệu quả 2
- công tác xã hội-tư vấn tâm lí tại trường THPT. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận về công tác xã hội-tư vấn tâm lí trường học. - Nghiên cứu thực trạng công tác xã hội-tư vấn tâm lí tại trường THPT Cửa Lò 2 và tìm hiểu nguyên nhân, ảnh hưởng dẫn đến thực trạng đó. - Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần thực hiện hiệu quả công tác xã hội-tư vấn tâm lí tại trường THPT Cửa Lò 2. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Xây dựng cơ sở lí luận của đề tài thông qua việc sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu về công tác xã hội-tư vấn tâm lí trường học. 5.2. Phương pháp điều tra: Xây dựng một hệ thống câu hỏi cho giáo viên và học sinh THPT nhằm thu thập các thông tin về công tác xã hội-tư vấn tâm lí trường học tại trường THPT Cửa Lò 2. 5.3. Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn giáo viên và học sinh nhằm thu thập thêm thông tin về CTXH- TVTL trường học tại trường THPT Cửa Lò 2. 5.4. Phương pháp quan sát: Quan sát trực tiếp và ghi chép các biểu hiện về công tác xã hội-tư vấn tâm lí trường học tại trường THPT Cửa Lò 2. 5.5. Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng thống kê toán học với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS để xử lý các số liệu điều tra nghiên cứu thực tiễn. 6. Tính mới của đề tài - Đề tài đã phân tích, hệ thống hóa cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của hoạt động về công tác xã hội-tư vấn tâm lí trường học tại trường THPT Cửa Lò 2. - Xác định được một số công cụ test có thể sử dụng hiệu quả cho việc đánh giá hiệu quả công tác xã hội-tư vấn tâm lí trường học tại trường THPT Cửa Lò 2. - Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả công tác xã hội-tư vấn tâm lí trường học tại trường THPT Cửa Lò 2. 7. Cấu trúc của đề tài Đề tài được cấu trúc gồm 3 phần với các nội dung cụ thể như sau: - Đặt vấn đề. - Nội dung. - Kết luận và kiến nghị. 3
- B. PHẦN NỘI DUNG Chương I. Cơ sở lí luận 1. Khái niệm Công tác xã hội - tư vấn tâm lí trường học - Công tác xã hội trường học hay còn gọi là công tác xã hội học đường là một lĩnh vực trong công tác xã hội được thực hành trong trường học để giúp đỡ học sinh, giáo viên hay cán bộ quản lý nhà trường tăng cường hoặc phục hồi năng lực thực hiện chức năng xã hội của họ và tạo ra những điều kiện thích hợp nhằm đạt được những mục tiêu trong dạy và học. - Tư vấn tâm lý cho học sinh “là sự hỗ trợ tâm lý, giúp học sinh nâng cao hiểu biết về bản thân, hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ xã hội, từ đó tăng cảm xúc tích cực, tự đưa ra quyết định trong tình huống khó khăn học sinh gặp phải khi đang học tại nhà trường”. (Trích Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 Hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông). 2. Vai trò của Công tác xã hội - tư vấn tâm lí trường học 2.1. Với học sinh - Giúp giải quyết những căng thẳng và khủng hoảng thần kinh. - Tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm lý. - Giúp HS khai thác phát huy những điểm mạnh và thành công trong học tập. - Có được năng lực cá nhân và xã hội, cụ thể là giúp các em giảm những hành vi như: không hoàn thành việc học tập; hung hăng, gây gổ với bạn, không kiểm soát được mình; không có quan hệ với bạn đồng lứa và người lớn; bị lạm dụng thể chất; chán học; bị trầm cảm; có những dấu hiệu, hành vi tự tử. 2.2. Với các bậc phụ huynh - Hỗ trợ tham gia một cách có hiệu quả vào giáo dục con cái. - Hiểu được những nhu cầu phát triển và giáo dục của trẻ. - Tiếp cận các nguồn lực của trường học và cộng đồng. - Hiểu các dịch vụ giáo dục đặc biệt. - Tăng cường kỹ năng làm cha mẹ. 2.3. Với các thầy cô giáo - Giúp cho quá trình làm việc với phụ huynh của học sinh tiến hành hiệu quả. - Tìm hiểu những nguồn lực mới. - Tham gia vào tiến trình giáo dục, nhất là với các em cần sự giáo dục đặc biệt. 4
- - Hiểu hơn về hoàn cảnh gia đình, những yếu tố văn hoá và cộng đồng ảnh hưởng đến HS. 2.4. Với các nhà quản lý giáo dục - Hỗ trợ và tham gia vào việc xây dựng các chính sách và chương trình phòng ngừa. - Đảm bảo thực hiện đúng một số luật. 3. Một số nguyên tắc đạo đức hướng dẫn hành động công tác xã hội - tư vấn tâm lí trường học 3.1. Chấp nhận thân chủ: Chấp nhận thân chủ là chấp nhận mọi điểm tốt, xấu, điểm mạnh, điểm yếu của thân chủ và không xem xét đến hành vi của thân chủ. Chấp nhận thân chủ đòi hỏi nhân viên công tác xã hội tiếp nhận thân chủ không được tính toán và không được phán xét hành vi của thân chủ. Trong môi trường học đường, nhân viên công tác xã hội sẽ phải tiếp cận với nhiều đối tượng và nhiều vấn đề xã hội khác nhau. Chấp nhận thân chủ ở đây có nghĩa là nhân viên công tác xã hội cần chấp nhận con người học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý trong nhà trường cho dù họ có thực hiện các hành vi dù tốt, dù xấu nhưng việc chấp nhận ở đây không đồng nghĩa với việc chấp nhận hành vi, việc làm của họ mà đòi hỏi người nhân viên công tác xã hội không được đồng tình, bao che hay tha thứ cho những hành vi mà xã hội không thừa nhận đối với họ. 3.2. Khuyến khích thân chủ tham gia giải quyết vấn đề: Nguyên tắc khuyến khích thân chủ tham gia giải quyết vấn đề là nguyên tắc cơ bản trong công tác xã hội, đây cũng là nguyên tắc nhằm phân biệt rõ ràng công tác xã hội và các hoạt động từ thiện khác. Khuyến khích thân chủ tham gia giải quyết vấn đề có nghĩa là nhân viên công tác xã hội không làm hộ, làm thay, làm cho mà để thân chủ trực tiếp tham gia giải quyết vấn đề của mình nhằm giúp thân chủ phát huy tinh thần độc lập và các năng lực tiềm ẩn để tự quyết định hành động, giải quyết vấn đề của mình. Nguyên tắc này có ý nghĩa hơn khi vấn đề của thân chủ được giải quyết bằng chính sự cố gắng của bản thân thì hiệu quả sẽ mang tính bền vững hơn. Lúc này, vai trò của nhân viên công tác xã hội chỉ là người kết nối và tạo điều kiện thuận lợi cho thân chủ. Nguyên tắc này sử dụng trong trường học nhằm giúp các đối tượng chủ động tham gia giải quyết vấn đề của mình. 3.3. Cá nhân hóa: Nguyên tắc cá nhân hóa có ý nghĩa coi mỗi con người như là một cá nhân độc nhất, với cá tính riêng biệt. Cá nhân ấy có thể có cùng những nhu cầu cơ bản giống nhau, tuy nhiên cá nhân ấy lại có tính cách khác nhau, nguyện vọng không giống nhau. Điều này đòi hỏi nhân viên công tác xã hội không nên đồng nhất các cá nhân với nhau. Nhìn nhận mỗi cá nhân đều có sự khác biệt sẽ giúp cho quá trình trợ giúp của nhân viên công tác xã hội có tính hiệu quả khi tìm hiểu những nét đặc thù của mỗi cá nhân đó để có sự linh hoạt trong giải quyết vấn đề và không áp dụng các cách giải quyết giống nhau cho các trường hợp. Nhân 5
- viên công tác xã hội sẽ trợ giúp thân chủ giải quyết vấn đề của họ trên cơ sở nhu cầu, đặc điểm, khả năng và nguồn lực mà họ có. Trong trường học, nguyên tắc cá nhân hóa cần được coi là nguyên tắc quan trọng then chốt trong quá trình làm việc của Nhân viên công tác xã hội. Mỗi thân chủ có thể có cùng chung vấn đề, tuy nhiên nguyên nhân của vấn đề đó có thể khác nhau, vì vậy đòi hỏi nhân viên công tác xã hội cần phải tìm hiểu và trợ giúp khác nhau. 3.4. Giữ bí mật cho thân chủ: Nguyên tắc giữ bí mật cho thân chủ yêu cầu nhân viên công tác xã hội giữ bí mật thông tin mà họ chia sẻ. Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ như bí mật đó có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thân chủ hay người khác thì Nhân viên công tác xã hội có thể phá vỡ nguyên tắc nhằm đảm bảo sự an toàn cho mọi người. Trong trường học, các vấn đề của thân chủ có thể có liên quan nhiều đến các đối tượng khác trong môi trường đó. Không dễ dàng mà thân chủ tìm đến nhân viên công tác xã hội chia sẻ vấn đề của mình. Việc thân chủ chia sẻ và hi vọng sẽ được bảo mật thông tin là nhu cầu chính đáng. Giữ bí mật thông tin là thể hiện sự tôn trọng đối với thân chủ. Thông thường, nhà trường và giáo viên chủ nhiệm sẽ là những nhân tố có thể được biết thông tin về học sinh mà họ quản lý. Nhưng đôi khi vấn đề của học sinh đó liên quan trực tiếp đến nhà trường và thầy cô giáo thì nhân viên công tác xã hội cần xem xét đến tính bảo mật thông tin cho thân chủ. Trong quá trình làm việc với thân chủ đó có thể kiểm chứng lại thông tin mà em học sinh đó cung cấp để xác thực lại tính chính xác của thông tin. Cần lưu ý đến nguyên tắc bảo mật thông tin khi làm việc trong trường học. Nếu vấn đề đó có ảnh hưởng đến chính thân chủ hoặc người khác, Nhân viên công tác xã hội cần xác định xem thông tin đó sẽ được tiết lộ với ai và dưới hình thức nào. 4. Một số kĩ năng công tác xã hội- tư vấn tâm lý trong trường học 4.1. Kĩ năng giao tiếp: Giao tiếp là một quá trình tiếp xúc qua đó các đối tác trao đổi và chia sẻ những hiểu biết ý tưởng và tình cảm, thông tin cho nhau hay nói cách khác giao tiếp là sự tiếp xúc qua lại, là cùng trao đổi, bàn luận thông qua các kĩ năng nghe, nói, viết và kĩ năng nhìn nhận. Trong công tác xã hội, kĩ năng giao tiếp được sử dụng như là một kĩ năng tổng hợp và xuyên suốt quá trình làm việc gồm rất nhiều các kĩ năng đã kể trên nhằm mục đích tiếp cận thân chủ, làm việc với thân chủ, hiểu vấn đề thân chủ. 4.2. Kĩ năng lắng nghe: Lắng nghe là kĩ năng cơ bản của công tác xã hội. Lắng nghe là hoạt động tâm lý tích cực có sự tham gia của ý thức, đòi hỏi người nghe phải tập trung chú ý cao độ để tiếp nhận và hiểu được ý nghĩa thông tin. Ở trong trường học, lắng nghe trở thành một kĩ năng vô cùng quan trọng bởi các đối tượng làm việc của nhân viên công tác xã hội trong trường học là rất đa dạng. Mỗi thân chủ trong trường học của chúng ta đều có những vấn đề riêng khác nhau, chúng ta chấp nhận, lắng nghe thân chủ để hiểu về lời nói, cảm nghĩ và sự sẻ chia của thân chủ. Từ đó chúng ta mới có thể nhận diện được vấn đề của thân chủ và có 6
- những cách thức can thiệp phù hợp nhất. 4.3. Kĩ năng quan sát: Quan sát là chú ý đến những đặc điểm của người, vật hay tình huống, mục đích là sử dụng những dữ liệu quan sát được để hiểu về thân chủ và hoàn cảnh của thân chủ. Kĩ năng quan sát rất quan trọng khi nhân viên công tác xã hội làm việc trong trường học, đặc biệt là đối với những thân chủ là học sinh. Không dễ dàng gì mà nhân viên công tác xã hội có thể tiếp cận được với các em học sinh, và có thể khi tiếp cận rồi, cũng không dễ để các em chia sẻ vấn đề của mình. Trong thời điểm đó, quan sát là kĩ năng tốt nhất mà nhân viên công tác xã hội có thể sử dụng, có quan sát chúng ta mới hiểu được những biểu hiện qua nét mặt, những dấu hiệu của sự lo lắng bất an qua hành vi, thái độ của thân chủ. 4.4. Kĩ năng biện hộ: Biện hộ là việc nhân viên công tác xã hội đứng trên tư cách của thân chủ, đứng về phía thân chủ để tranh luận, giúp đỡ thân chủ nhưng cũng không hẳn là chống đối một tổ chức khác. Muốn biện hộ thành công nhân viên công tác xã hội cần xác định được thân chủ cần biện hộ là ai, vấn đề cần biện hộ cho thân chủ là gì, và biện hộ nhằm mục tiêu gì. Nhân viên công tác xã hội cũng cần phải có khả năng thuyết phục, thương lượng với các tổ chức khác để tìm ra biện pháp tốt nhất hỗ trợ cho thân chủ. Biện hộ được sử dụng trong trường học cho tất cả các đối tượng có vấn đề. Tuy nhiên, có thể nhận thấy đối tượng cần được biện hộ nhiều nhất là học sinh. Bởi có những vấn đề của các em học sinh không thuộc khả năng tự giải quyết được, như vấn đề liên quan đến chính sách hay pháp luật, thì nhân viên công tác xã hội sẽ đứng ra bảo vệ quyền lợi cho các em. Biện hộ nhằm tạo điều kiện để các em có thể tham gia vào tiến trình học tập một cách tốt nhất. 4.5. Kĩ năng thuyết phục: Thuyết phục là việc làm cho người khác thay đổi hành vi, hành động của mình theo hướng mình mong muốn để đạt được mục tiêu của mình. Trong trường học, ở môi trường cần tiếp cận với nhiều đối tượng khác nhau như: học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý trường học và phụ huynh học sinh và mỗi đối tượng cần có cách tiếp cận làm việc khác nhau. Trình tự cơ bản của việc thuyết phục đối tượng bao gồm: Tạo sự tin tưởng, gần gũi (qua lập luận, qua cử chỉ, qua sự tự tin, hòa đồng, cảm thông với đối tượng mà nhân viên công tác xã hội thể hiện) để tạo ra sự hấp dẫn, thích thú khiến đối tượng phải quan tâm đến vấn đề mà nhân viên công tác xã hội nêu ra nhằm tăng cường sức thuyết phục, dẫn dắt đối tượng tới các hành vi, hành động mà nhân viên công tác xã hội mong muốn. Đối với giáo viên, cán bộ quản lý trường học, phụ huynh học sinh cần phải phân tích được sự hợp lý trong phương pháp làm việc mà nhân viên công tác xã hội đề xuất để cùng thống nhất các biện pháp tác động lên học sinh cũng như tìm kiếm được sự ủng hộ của họ trong việc thực hiện các biện pháp trên. Đối với học sinh cần tránh việc cứng nhắc ép trẻ vào khuôn khổ, quy định hay rao giảng cho trẻ về các nguyên tắc. Trước tiền cần phải tạo cho trẻ cảm giác thân thiện, hòa đồng. Qua đó tìm hiểu được tâm tư, nguyện vọng của trẻ, các sở thích của trẻ. Từ đó từng bước dẫn dắt trẻ thay đổi các hành vi lệch chuẩn. 7
- 4.6. Kĩ năng tìm kiếm nguồn lực: Tìm kiếm nguồn lực trong công tác xã hội là việc thành viên tổ công tác xã hội kết nối thân chủ với các nguồn lực để họ có thêm nguồn hỗ trợ giải quyết những vấn đề khó khăn của bản thân. 5. Một số lĩnh vực hoạt động cơ bản của công tác xã hội và tư vấn tâm lí 5.1. Lĩnh vực hoạt động 1 - Tư vấn tâm lý cho học sinh Hoạt động TVTL cho học sinh phổ thông chủ yếu hướng vào những nội dung cụ thể sau: 5.2. Lĩnh vực hoạt động 2 - Hỗ trợ, can thiệp cho học sinh bị xâm hại và có nguy cơ bị xâm hại Hoạt động hỗ trợ, can thiệp các trường hợp học sinh có vấn đề liên quan đến xâm hại trong tài liệu này có thể chia làm 3 giai đoạn hoạt động sau đây: 8
- Phát hiện trường hợp: Các thành viên của tổ CTXH – TVTL có trách nhiệm chủ động phát hiện các trường hợp học sinh bị xâm hại hay có nguy cơ bị xâm hại ở bên trong và bên ngoài nhà trường thông qua quan sát, trò chuyện với các thành viên trong nhà trường hay tiếp xúc với học sinh, cha mẹ học sinh hoặc hướng dẫn cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ cách phát hiện và thông báo các trường hợp nói trên. Tiếp nhận trường hợp: Các thành viên của tổ CTXH – TVTL có trách nhiệm tiếp nhận các thông báo từ cán bộ, giáo viên trong nhà trường, cha mẹ và học sinh về bất cứ quan ngại nào liên quan đến việc học sinh bị xâm hại hay có nguy cơ bị xâm hại ở bên trong và bên ngoài nhà trường. Tổ CTXH - TVTL cần tham mưu cho thủ trưởng đơn vị đưa ra các quy định và hướng dẫn giáo viên, cán bộ, nhân viên về cách phát hiện và thông báo về những quan ngại hay bằng chứng về xâm hại học sinh. Ngoài ra còn tạo ra cơ chế và phương tiện thuận lợi, thân thiện để khuyến khích học sinh, cha mẹ học sinh phát hiện và thông báo những quan ngại hay chứng kiến của mình về hành vi xâm hại học sinh cho giáo viên chủ nhiệm hay tổ CTXH - TVTL. Trong những trường hợp khẩn cấp, hoặc không có điều kiện để thông báo ngay, trực tiếp cho tổ CTXH - TVTL, cán bộ, giáo viên nhà trường có thể thông báo trực tiếp cho thủ trưởng đơn vị hoặc các đơn vị có thẩm quyền [UBND xã, công an, cơ quan LĐTBXH và Tổng đài quốc gia 111], sau đó tiếp tục liên hệ thông báo cho tổ CTXH - TVTL. Đánh giá sơ bộ trường hợp: được tiến hành sau khi tiếp nhận thông báo từ các cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh, cán bộ CTXH– TVTL tiến hành đánh giá sơ bộ bao gồm: đánh giá tình trạng tổn hại của học sinh về thể chất, tinh thần; đánh giá các yếu tố có thể dẫn đến nguy cơ học sinh tiếp tục bị tổn hại [ví dụ, khả năng kẻ xâm hại tiếp tục tiếp cận được với học sinh]; đánh giá nhu cầu học sinh cần được hỗ trợ khẩn cấp về an toàn, y tế, ăn mặc. 5.3. Lĩnh vực hoạt động 3 - Hòa giải trong trường học Hòa giải trong trường học là một tiến trình được áp dụng để hỗ trợ học sinh, cha mẹ học sinh và các cán bộ, giáo viên trong trường học giải quyết những xung đột, xích mích, bất đồng giữa hai bên hoặc nhiều bên để từ đó tăng cường chất lượng dạy và học. Hòa giải trường học có mục đích: 1) Tạo ra một môi trường an toàn lành mạnh để học sinh có thể đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về các hành động của mình; 2) Thúc đẩy một nền văn hóa ứng xử mang tính xây dựng trong sự thừa nhận giá trị của con người, tính duy nhất của mỗi cá nhân, sự chấp nhận và tôn trọng quyền của mỗi người để đáp ứng nhu cầu của bản thân và bảo vệ lợi ích của mình mà không làm tổn hại đến người khác; 3) Tạo cơ hội cho học sinh phát triển những kỹ năng tự giải quyết vấn đề thông qua nguyên tắc tình nguyện và đạt được đồng thuận, khả năng duy trì mối 9
- quan hệ tốt đẹp, lâu dài. 5.4. Lĩnh vực hoạt động 4 - Tư vấn hướng nghiệp Tư vấn hướng nghiệp là hoạt động giúp học sinh có thể nhận biết và thấu hiểu bản thân cũng như thế giới nghề nghiệp trong hoàn cảnh xã hội nhất định, từ đó đưa ra các lựa chọn nghề nghiệp, con đường phát triển bản thân và sự nghiệp phù hợp. Hoạt động tư vấn hướng nghiệp bao gồm hai mục đích: ngắn hạn và dài hạn. Về ngắn hạn, tư vấn hướng nghiệp sẽ giúp học sinh tìm ra hướng đi phù hợp khi đến thời điểm cần thiết phải đưa ra quyết định nghề nghiệp. Còn về lâu dài, hoạt động tư vấn hướng nghiệp sẽ hỗ trợ học sinh vượt qua những khó khăn trong quá trình tìm việc, làm việc và xây dựng sự nghiệp, cung cấp các kiến thức, kỹ năng cần thiết để tự định hướng và đưa ra những quyết định nghề nghiệp hợp lý. Định hướng nghề nghiệp cho học sinh nên được chú trọng và thực hiện càng sớm càng tốt. Hiện nay các chương trình hướng nghiệp thường bắt đầu từ trung học cơ sở và tăng cường cho học sinh cấp trung học phổ thông. 5.5. Lĩnh vực hoạt động 5 - Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Mục đích của giáo dục kỹ năng sống là nhằm hỗ trợ học sinh thực hiện được các hành vi tích cực, có trách nhiệm đối với chính bản thân mình, và đưa ra được những chọn lựa để có cuộc sống lành mạnh hơn, chịu đựng được những áp lực tiêu cực tốt hơn và giảm thiểu các hành vi có hại. Học sinh ở tất cả các độ tuổi cần được giáo dục kỹ năng sống. Tuy nhiên, mỗi độ tuổi khác nhau cần có những chương trình giáo dục năng sống khác nhau. Ví dụ, với cùng một kỹ năng giao tiếp, nhưng với mỗi độ tuổi thì yêu cầu kỹ năng giao tiếp sẽ khác nhau. Tuy nhiên, có một điểm chung là học sinh không chỉ được học lý thuyết mà cần được tiếp xúc với những tình huống thực tế và được hỗ trợ thực hành cho đến khi nó thực sự trở thành kỹ năng ở học sinh. Phần lớn công tác giáo dục kỹ năng sống trong trường học là do giáo viên chủ nhiệm thực hiện, thông qua các giờ học ngoại khóa hay lồng ghép vào các bài giảng phù hợp trên lớp, tuy nhiên tổ CTXH – TVTL có vai trò hỗ trợ phát triển chương trình giáo dục kỹ năng sống phù hợp, tạo môi trường cho học sinh thực hành hiệu quả kỹ năng sống và nâng cao năng lực cho giáo viên để thúc đẩy hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường. 10
- 5.6. Lĩnh vực hoạt động 6 - Tư vấn kỹ năng làm cha mẹ tích cực Mục đích của tư vấn kỹ năng làm cha mẹ tích cực là nhằm cung cấp cho cha mẹ học sinh những kiến thức, kỹ năng về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em để từ đó có cách ứng xử tích cực đối với con cái nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Tư vấn kỹ năng làm cha mẹ tích cực có thể áp dụng cho tất cả cha mẹ học sinh/người 46 chăm sóc có nhu cầu cần được hỗ trợ, đặc biệt quan tâm đến các cha mẹ/người chăm sóc có con ở trong hoàn cảnh đặc biệt như khuyết tật hay là nạn nhân của bạo hành, xâm hại. Bởi vì giáo viên là lực lượng chủ yếu thực hiện tư vấn kỹ năng làm cha mẹ thông qua các buổi làm việc với phụ huynh, tư vấn cá nhân hoặc các buổi tư vấn nhóm. Tổ CTXH – TVTL có nhiệm vụ phối hợp hỗ trợ giáo viên thực hiện các hoạt động cơ bản dưới đây: 5.7. Lĩnh vực hoạt động 7- Giáo dục kỷ luật tích cực trong trường học Giáo dục kỷ luật (GDKL) tích cực áp dụng cho học sinh mắc khuyết điểm trong quá trình học tập và rèn luyện, vi phạm nội quy nhà trường, các quy chế, quy định của ngành Giáo dục, ví dụ hành vi bắt nạt, vi phạm pháp luật liên quan đến hành vi sai trái nhưng không ở mức độ tội phạm, đi học muộn, quay cóp bài, nói dối v.v. GDKL tích cực cho học sinh dựa trên nguyên tắc đặc trưng là đảm bảo: Công bằng, Tôn trọng và Phù hợp với mức độ phát triển tâm sinh lý của học sinh. Biện pháp GDKL tích cực không áp dụng một cách máy móc và được quyết định dựa trên vấn đề khách quan, nguyên nhân, tính chất, mức độ, hậu quả và đặc điểm tâm lý và lứa tuổi của từng học sinh mắc khuyết điểm. Thông thường giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm phát hiện những học sinh có hành vi vi phạm hay hành vi lệch chuẩn và chủ động áp dụng các biện pháp kỷ luật tích cực. Tuy nhiên, tổ CTXH – TVTL có thể phối hợp hỗ trợ giáo viên giải quyết những trường hợp phức tạp. Như vậy tổ CTXH-TVTL sẽ có 2 nhiệm vụ chính: 1) hỗ trợ giải quyết những trường hợp phức tạp; và 2) nâng cao năng lực 11
- cho giáo viên về áp dụng các biện pháp GDKL tích cực. 5.8. Lĩnh vực hoạt động 8 - Truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi cho học sinh, cha mẹ và cán bộ, giáo viên trong trường học Truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa các vấn đề tâm lý-xã hội của học sinh và cải thiện môi trường giáo dục an toàn, thân thiện và hiệu quả. Mục đích cụ thể của truyền thông trong trường học là: Nâng cao nhận thức, thái độ của học sinh, cha mẹ học sinh, cán bộ, giáo viên trong trường học về các vấn đề của học sinh để từ đó thúc đẩy thực hiện Chương trình truyền thông Đối tượng tác động của chương trình truyền thông gồm có học sinh, cha mẹ học sinh, cán bộ, giáo viên trong trường. 12
- Chương II. Thực trạng CTXH- TVTL trường học hiện nay 1. Văn bản hướng dẫn của cấp trên về CTXH- TVTL trường học Luật Trẻ em (2016) lần đầu tiên đã đưa ra các khái niệm về BVTE và các hình thức bạo hành, xâm hại; dịch vụ BVTE 3 cấp độ về phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp; quy trình thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị xâm hại và trẻ có nguy cơ bị bạo hành, bóc lột, bỏ rơi bỏ mặc và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác; và những quy định khác cụ thể cho các đối tượng như bảo vệ trẻ em trong trên môi trường mạng, trẻ em không có sự chăm sóc đầy đủ của cha mẹ/gia đình….Luật trẻ em (2016) đã giao cho chính phủ hướng dẫn quy định môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường [Điều 44]. Luật Giáo dục (2019) nghiêm cấm các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học; nghiêm cấm các hành vi gây rối an ninh, trật tự, sử dụng chất gây nghiện [Điều 22]; và quy định người học có các Quyền được tôn trọng, được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh [Điều 83]. Nghị định 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ: hướng dẫn cụ thể các biện pháp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện phòng chống bạo lực học đường. Nghị định này đã hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện các biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường, hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực và can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường. Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT hướng dẫn thực hiện công tác TVTL cho học sinh trong trường phổ thông. Thông tư nhấn mạnh vấn đề phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp đối với học sinh đang gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống và hỗ trợ rèn luyện kỹ năng sống [Điều 3]. Các nội dung tập trung vào TVTL lứa tuổi, sức khỏe sinh sản vị thành niên, kỹ năng phòng chống bạo lực, xâm hại, kỹ năng ứng phó với các xung đột, tư vấn hướng nghiệp và khác [Điều 5]. Thông tư 33/2018/TT-BGDĐT hướng dẫn CTXH trong trường học. Thông tư nhấn mạnh đến công tác phòng ngừa thông qua truyền thông nâng cao nhận thức của học sinh, cha mẹ và cán bộ, giáo viên trong trường học về các hình thức xâm hai, bạo hành; và yêu cầu trách nhiệm phát hiện, đánh giá và tổ chức các biện pháp BVTE hiệu quả. Thông tư quy định Quy trình [4 bước] can thiệp, trợ giúp đối với học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, bạo lực, bỏ học, vi phạm pháp luật [Điều 4]. Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập. Thông tư quy định giáo viên kiêm nhiệm làm công tác tư vấn học sinh [Điều 9]. Số tiết sử dụng cho công tác tư vấn có thể từ 3 tiết/tuần đến 6 tiết/tuần tùy theo từng cấp học, số lớp và vùng miền. Công văn số 4252/ BGDĐT- GDCTHSSV ngày 31/8/2022 của Bộ Giáo dục 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 142 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 141 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 33 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12
27 p | 48 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng câu hỏi của bài đọc điền từ thi THPT Quốc gia
73 p | 32 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang
21 p | 49 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 32 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Bài tập thực hành Word khối 10
37 p | 19 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn