Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến cho giáo viên và học sinh trường THPT Nghi Lộc 5
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến cho giáo viên và học sinh trường THPT Nghi Lộc 5" nhằm khảo sát thực trạng dạy học trực tuyến cho HS trường THPT Nghi Lộc 5; Khảo sát phương pháp và kỹ năng dạy học trực tuyến của GV tại trường THPT Nghi Lộc 5.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến cho giáo viên và học sinh trường THPT Nghi Lộc 5
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN CHO GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 5 LĨNH VỰC: QUẢN LÝ
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN CHO GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 5 LĨNH VỰC: QUẢN LÝ NHÓM TÁC GIẢ 1. Nguyễn Văn Lý SĐT: 0962908986 2. Lê Thị Mai SĐT: 0345324904 Tổ: Toán - Tin Năm học: 2021 - 2022
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................ 1 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 2 I. CƠ SỞ KHOA HỌC ........................................................................................... 2 1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 2 2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 3 II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 5.......................................................................................................... 4 1. Khái quát về địa bàn khảo sát ............................................................................. 4 2. Tiến hành khảo sát.............................................................................................. 4 2.1. Nội dung khảo sát: ........................................................................................... 4 2.2. Đối tượng khảo sát: ......................................................................................... 4 2.3. Phương pháp khảo sát: ..................................................................................... 4 3. Kết quả khảo sát thực trạng về công tác dạy học trực tuyến của HS và GV tại trường THPT Nghi Lộc 5 ....................................................................................... 4 3.1. Kết quả điều tra khảo sát nhận thức của PH và HS về sự cần thiết dạy học trực tuyến tại trường THPT Nghi Lộc 5 ......................................................................... 4 3.2. Kết quả khảo sát HS trường THPT Nghi Lộc 5 hiện tại không tiếp cận được internet để học trực tuyến, hoặc không có thiết bị học tập trực tuyến năm học 2021- 2022 ................... 5 3.3. Khảo sát thực trạng dạy học trực tuyến cho HS trường THPT Nghi Lộc 5 ...... 6 3.4. Kết quả khảo sát GV về dạy học trực tuyến ở trường THPT Nghi Lộc 5 ......... 9 4. Đánh giá chung về công tác dạy học trực tuyến tại trường THPT Nghi Lộc 5 trong thời gian vừa qua .................................................................................................. 10 4.1. Thuận lợi ....................................................................................................... 10 4.2. Khó khăn ....................................................................................................... 11 III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 5 ........................................................................... 12 1. Đối với nhà trường ........................................................................................... 12 1.1. Đảm bảo hạ tầng công nghệ phục vụ dạy học ................................................ 12 1.1.1. Đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho dạy học trực tuyến ................... 12 1.1.2. Xây dựng, lựa chọn nền tảng dạy học trực tuyến chung cho GV và HS toàn trường ....................................................................................................12
- 1.1.3. Có chính sách hỗ trợ kịp thời ...................................................................... 13 1.1.4. Tập huấn, dạy thử nghiệm, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm dạy học trực tuyến .......... 14 1.2. Tăng cường công tác quản lý chỉ đạo............................................................. 15 1.2.1. Xây dựng nội quy dạy học trực tuyến. ........................................................ 15 1.2.2. Xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung học trực tuyến và linh hoạt trong chỉ đạo. .. 16 1.2.3. Xây dựng quy trình dạy học trực tuyến ....................................................... 16 1.2.4. Tăng cường kiểm tra hoạt động dạy học. .................................................... 18 1.2.5. Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ............................................ 21 1.2.6. Xây dựng thư viện số ................................................................................... 23 2. Đối với giáo viên .............................................................................................. 25 2.1. Trang bị kiến thức – Làm chủ công nghệ ....................................................... 25 2.2. Lập kế hoạch trước cho lớp học ..................................................................... 25 2.3. Xây dựng giờ học trực tuyến hạnh phúc, lớp học trực tuyến yêu thương ............. 25 2.3.1. Thu hút, lôi cuốn HS vào các bài giảng và tạo hứng thú học tập cho học sinh ......... 25 2.3.2. Tôn trọng và lắng nghe HS ......................................................................... 31 2.3.3. Khuyến khích, hướng dẫn HS tham gia xây dựng nội quy lớp học trực tuyến......... 31 2.3.4. Tham khảo các phản hồi ............................................................................. 32 2.4. Quan tâm chăm sóc bản thân ......................................................................... 32 3. Đối với học sinh ............................................................................................... 33 3.1 Chuẩn bị ......................................................................................................... 33 3.2. Tâm thế học online ........................................................................................ 33 3.3. Xác định mục tiêu......................................................................................... 33 3.4. Xây dựng động lực, tinh thần tự giác ............................................................. 34 3.5. Tích cực tương tác trong giờ học ................................................................... 34 3.6. Tham gia tích cực các hoạt động trải nghiệm trực tuyến ................................ 35 4. Đối với phụ huynh ............................................................................................ 35 4.1. Ủng hộ, hỗ trợ việc học trực tuyến................................................................. 35 4.2. Phối hợp chặt chẽ với nhà trường .................................................................. 36 III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM .......................................................................... 36 1. Tổ chức thực nghiệm: ....................................................................................... 36 2. Kết quả thực nghiệm: ....................................................................................... 36 2.1. Kết quả từ phiếu điều tra ............................................................................... 36 2.1.1. Kết quả khảo sát đánh giá tính khả thi của các giải pháp được đề xuất.............. 36
- 2.1.2. Khảo sát tính hiệu quả của giải pháp đưa ra ................................................ 37 2.2. Kết quả học tập của HS ................................................................................. 40 PHẦN III: KẾT LUẬN ........................................................................................ 42 1. Quá trình nghiên cứu ........................................................................................ 42 2. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................. 42 3. Tính mới........................................................................................................... 42 4. Kiến nghị đề xuất ............................................................................................. 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 44 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết Chữ đầy đủ tắt 1 CBQL Cán bộ quản lý 2 CNTT Công nghệ thông tin 3 THPT Trung học phổ thông 4 PH Phụ huynh 5 GV Giáo viên 6 HS Học sinh 7 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 8 CLB Câu lạc bộ 9 QTDH Quá trình dạy học 10 KHKT Khoa học kỹ thuật
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Kết quả điều tra khảo sát nhận thức của GV, PH và HS về sự cần thiết dạy học trực tuyến tại trường THPT Nghi Lộc 5 ........................................................... 5 Bảng 2. Kết quả khảo sát một số khó khăn của HS học trực tuyến ở trường THPT Nghi Lộc 5 ............................................................................................................. 6 Bảng 3. Kết quả khảo sát HS thực hiện quy tắc trong lớp học trực tuyến ở trường THPT Nghi Lộc 5 (Dành cho HS) .......................................................................... 7 Bảng 4: Kết quả dạy học trực tuyến cho HS trường THPT Nghi Lộc 5 .................. 8 Bảng 5: Lựa chọn phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến ......................................... 9 Bảng 6. Kết quả khảo sát việc vận dụng các phương pháp, hình thức dạy học của GV trong dạy học trực tuyến ở trường THPT Nghi Lộc 5 ...................................... 9 Bảng 7: Kết quả khảo sát mức độ khó khăn mà thầy cô gặp phải trong QTDH trực tuyến .................................................................................................................... 10 Bảng 8. Kết quả khảo sát HS thực hiện quy tắc trong lớp học trực tuyến ở trường THPT Nghi Lộc 5 (Dành cho HS – trước và sau khi thử nghiệm) ........................ 37 Bảng 9: Tổng hợp kết qủa dạy học trực tuyến cho HS trường THPT Nghi Lộc 5 trước và sau khi thử nghiệm đề tài ................................................................................. 39 Bảng 10: Kết quả khảo sát mức độ khó khăn mà thầy cô gặp phải trong quá trình dạy học trực tuyến (trước và sau thử nghiệm đề tài) .................................................... 39
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, HS và GV cả nước đã bước vào năm học 2021- 2022 bằng lễ Khai giảng trực tuyến, bắt đầu những giờ học online, để thích ứng với tình hình dịch bệnh. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã nói “Năm học 2021- 2022 bắt đầu trong muôn vàn khó khăn khi dịch bệnh vẫn còn ảnh hưởng rất nặng nề ở nhiều địa phương. Trước mắt chúng ta sẻ có một năm học đầy thách thức. Toàn nghành Giáo dục cần chuyển trạng thái để thích ứng với tình hình dịch bệnh, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dịch bệnh đến với giáo dục; đảm bảo an toàn phòng, chống dịch và các yêu cầu chất lượng cốt lõi; hỗ trợ cho các học sinh và sinh viên khó khăn. Tất cả chung sức đồng lòng vượt qua khó khăn thử thách”. Với phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học”, bảo đảm an toàn cho HS, GV, hoàn thành các nhiệm vụ chuyên môn của ngành. Một phong trào chuyển đổi phương thức dạy học được thực hiện đồng bộ ở các trường học trên cả nước, để kịp thời ứng phó, thích nghi với tình hình mới. Đặc biệt ở Thông tư 09/2021/ TT-BGDDT ngày 30/3/2021 Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên. Đến nay dạy học trực tuyến không còn là giải pháp tình thế trong mùa dịch mà được công nhận là phương thức dạy học chính thức trong nhà trường, là giải pháp lâu dài để ngành giáo dục vừa thích ứng, vừa đẩy mạnh chuyển đổi số, tạo nên những bước phát triển đột phá. Trường THPT Nghi Lộc 5 đóng trên địa bàn bị ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch covid – 19 nên nhà trường đã thực hiện dạy học online cho HS và lên phương án thích ứng linh hoạt. Đứng trước bao nhiêu khó khăn, áp lực đè nặng lên vai các nhà quản lí giáo dục, GV, HS, PH. Thiếu cơ sở vật chất như mạng, máy tính, phương tiện học tập. Thiếu kinh nghiệm dạy học online đặc biệt với những GV không thành thạo CNTT, GV nhiều tuổi. Bên cạnh đó những hạn chế của việc học trực tuyến như HS phải vật lộn với việc tập trung nhìn vào màn hình máy tính/ điện thoại trong thời gian dài, HS không quen việc học trực tuyến nên còn thấy chán nản, mất tập trung… Khi học trực tuyến HS cũng dễ dàng bị phân tâm bởi mạng xã hội hoặc các trang web khác… Nên giờ học trực tuyến chưa đạt được hiệu quả cao. “Vậy làm thế nào để có một giờ học trực tuyến thực sự hiệu quả?”- Đây có lẽ là câu hỏi của nhiều GV, PH và HS đưa ra. Trước những khó khăn và thách thức đó chúng tôi đưa ra quyết định nghiên cứu đề tài “Thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến cho giáo viên và học sinh trường THPT Nghi Lộc 5” nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong giai đoạn hiện nay. 1
- PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Cơ sở lý luận Dạy học trực tuyến (hay còn gọi là e-learning) là phương thức học ảo thông qua một thiết bị nối mạng đối với một máy chủ ở nơi khác có lưu giữ sẵn bài giảng điện tử và phần mềm cần thiết để có thể hỏi/yêu cầu/ra đề cho HS học trực tuyến từ xa. GV có thể truyền tải hình ảnh và âm thanh qua đường truyền băng thông rộng hoặc kết nối không dây (WiFi, WiMAX), mạng nội bộ (LAN). Mở rộng ra, các cá nhân hay các tổ chức đều có thể tự lập ra một trường học trực tuyến (e-school) mà nơi đó vẫn nhận đào tạo học viên, đóng học phí và có các bài kiểm tra như các trường học khác. ( Wikipedia tiếng Việt) Theo Thông tư 09/2021/ TT-BGDDT các khái niệm được hiểu như sau: Hệ thống dạy học trực tuyến là hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến và hạ tầng công nghệ thông tin (sau đây gọi chung là hạ tầng kỹ thuật dạy học trực tuyến) cho phép quản lý và tổ chức dạy học thông qua môi trường Internet, bao gồm: phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến trực tiếp; hệ thống quản lý học tập trực tuyến; hệ thống quản lý nội dung học tập trực tuyến. Dạy học trực tuyến là hoạt động dạy học được tổ chức thực hiện trên hệ thống dạy học trực tuyến. Dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông là hình thức dạy học trực tuyến thực hiện một phần nội dung bài học hoặc chủ đề trong chương trình giáo dục phổ thông để hỗ trợ dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đề đó tại cơ sở giáo dục phổ thông. Dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông là hình thức dạy học trực tuyến thực hiện toàn bộ nội dung bài học hoặc chủ đề trong chương trình giáo dục phổ thông để thay thế dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đề đó tại cơ sở giáo dục phổ thông. Theo Tiến sĩ Vũ Thế Dũng (báo Thanh Niên ngày 12/02/2020) có thể chia giáo dục trực tuyến theo năm bậc như sau: Bậc 1 gồm 100% lớp học truyền thống. Bậc 2 chỉ là nền tảng lưu trữ và chia sẻ một số tài nguyên học tập. Bậc 3, E-Learning được sử dụng rộng rãi hơn, nhiều tài nguyên hơn, nhưng lớp học trực tiếp vẫn là chủ đạo. Ở bậc 4, E-Learning kết hợp trong phương thức và triết lý giáo dục. Đến bậc 5, trường học đã thực sự chuyển đổi số hoàn toàn mô hình hoạt động của mình từ học tập, giảng dạy, quản lý, chất lượng. Ở bậc này, E-Learning thực sự thay đổi cách tiếp cận và chất lượng giáo dục. 2
- 2. Cơ sở thực tiễn Kể từ khi bùng phát vào cuối năm 2019 đến nay; đại dịch Covid -19 đã tạo ra một bước ngoặt với sự thay đổi lớn trong đời sống kinh tế - xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Đi cùng với nó, giáo dục được xem là một trong những lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất. Trong bối cảnh đó, nhằm phòng ngừa sự lây lan của dịch bệnh Covid-19, đồng thời duy trì chất lượng dạy học và hoàn thành chương trình đúng tiến độ, đảm bảo việc học tập của HS không bị gián đoạn, nhiều trường học đã áp dụng việc dạy học bằng hình thức trực tuyến. Thực tế cho thấy, việc chuyển đổi hình thức học tập truyền thống sang học tập trực tuyến đã tạo ra không ít những khó khăn, thách thức đối với HS và GV. Từ sự bị động khi buộc phải đóng cửa trường học hàng loạt, hệ thống giáo dục các nước và Việt Nam dần lấy lại sự chủ động khi chuyển sang các hình thức học tập trực tuyến ứng dụng công nghệ. Do đó, các trường học phải thay đổi để đáp ứng các yêu cầu của với việc dạy và học theo hình thức trực tuyến, sẵn sàng thích nghi với hoàn cảnh mới. Cuối tháng 3 năm 2021, Bộ GD&ĐT chính thức ban hành Thông tư số 09/2021/TT- BGDĐT quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên. Thông tư được coi là hành lang pháp lý, chính thức công nhận hình thức dạy học trực tuyến. Công văn số 1712/SGD&ĐT-GDTH, GDTrH ngày 26/8/2021 của Sở GD&ĐT Nghệ An hướng dẫn dạy học trực tuyến năm học 2021-2022 cho toàn thể cán bộ, GV, nhân viên, HS và PH được biết và đồng hành cùng ngành giáo dục. Trường THPT Nghi Lộc 5 đã kịp thời thích ứng linh hoạt đảm bảo kế hoạch giảng dạy và học tập không bị gián đoạn bởi tình hình dịch bệnh kéo dài. Đội ngũ GV trẻ có trình độ chuyên môn, khả năng ứng dụng CNTT tốt là một thuận lợi để nhà trường nâng cao năng lực dạy học trực tuyến trong thời gian tới. 3
- II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 5 1. Khái quát về địa bàn khảo sát Trường THPT Nghi Lộc 5 cách xa trung tâm huyện Nghi Lộc 15km, nằm ở phía Tây huyện Nghi Lộc, Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, các xã vùng tuyển sinh, các cơ quan, tổ chức, đơn vị đóng trên địa bàn. Tuy nhiên, nguời dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, lâm nghiêp, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, vất vả. Một số gia đình nhà nghèo lại đông con nên HS vừa đi học, vừa phải đi làm thêm, trở thành lao động phụ của gia đình, học sinh không được trang bị đầy đủ các phương tiện học tập trực tuyến. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dạy học, đặc biệt trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh covid-19 thì việc dạy học chỉ thực được bằng hình thức trực tuyến. 2. Tiến hành khảo sát Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi tiến hành khảo sát chất lượng dạy học trực tuyến tại trường THPT Nghi Lộc 5 từ năm 2020 đến nay. Kết quả khảo sát là cơ sở để chúng tôi đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến ở trường THPT Nghi Lộc 5 và nhân rộng cho các cơ sở giáo dục khác. 2.1. Nội dung khảo sát: - Khảo sát nhận thức của GV, PH và HS về sự cần thiết dạy học trực tuyến tại trường THPT Nghi Lộc 5, xã Nghi Lâm, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. - Khảo sát HS trường THPT Nghi Lộc 5 có đủ thiết bị để phục vụ học tập trực tuyến năm học 2021- 2022. - Khảo sát thực trạng dạy học trực tuyến cho HS trường THPT Nghi Lộc 5. - Khảo sát phương pháp và kỹ năng dạy học trực tuyến của GV tại trường THPT Nghi Lộc 5. 2.2. Đối tượng khảo sát: - Là CBQL, GV, CNV và HS trường THPT Nghi Lộc 5 2.3. Phương pháp khảo sát: + Phương pháp điều tra bằng Phiếu khảo sát online trên google frorm + Phương pháp Phỏng vấn sâu. + Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động. 3. Kết quả khảo sát thực trạng về công tác dạy học trực tuyến của HS và GV tại trường THPT Nghi Lộc 5 3.1. Kết quả điều tra khảo sát nhận thức của PH và HS về sự cần thiết dạy học trực tuyến tại trường THPT Nghi Lộc 5 Sử dụng google from khảo sát đường link sau: 4
- https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdhXsk7MyZFhkd1-uvV1J7c- IHepjtPo_dWpckcURowO_94gg/viewform Sau khi để GV, PH và HS trả lời, sau đó chúng tôi đã tổng hợp và thu được kết quả như sau: Bảng 1: Kết quả điều tra khảo sát nhận thức của GV, PH và HS về sự cần thiết dạy học trực tuyến tại trường THPT Nghi Lộc 5 Mức độ cần Tỉ lệ Phụ Tỉ lệ Tỉ lệ Giáo viên Học sinh (%) thiết (%) huynh (%) 35 61.4% 307 39.21% 311 33.69% Rất cần thiết 22 38.6% 423 54.02% 573 62.08% Cần thiết 0 0 53 6.77% 39 4.23% Không cần thiết Qua khảo sát cho thấy GV, PH và HS đều rất quan tâm và nhận rõ sự cần thiết phải tổ chức dạy học trực tuyến cho HS trường THPT Nghi Lộc 5. Trong đó 100% GV đánh giá là rất cần thiết và cần thiết, 93,23% PH đánh giá là rất cần thiết và cần thiết, 95,77% HS đánh giá rất cần thiết và cần thiết. Bên cạnh đó vẫn còn 6,77% PH đánh giá không cần thiết, 4,23% HS đánh giá không cần thiết. Nguyên nhân mà PH và HS đánh giá không cần thiết dạy học trực tuyến là do một số PH còn lo lắng về sự tiếp thu bài của HS khi học trực tuyến, môt số khác do điều kiện hoàn cảnh gia đình không có thiết bị học tập trực tuyến. Đây là những vấn đề nhà trường cần có biện pháp xử lý kip thời để thực hiện dạy học trực tuyến. 3.2. Kết quả khảo sát HS trường THPT Nghi Lộc 5 hiện tại không tiếp cận được internet để học trực tuyến, hoặc không có thiết bị học tập trực tuyến năm học 2021- 2022 Khi thực hiện khảo sát HS chúng tôi sử dụng khảo sát trực tuyến bằng google from đường link sau: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfAoxX0XFURWSZO5Fod_i0UHN_ ucGmKMTOc5IAmW1LihqmEnQ/viewform Năm học 2021- 2022 tổng số HS của trường THPT Nghi Lộc 5 là 1022 em nhưng khi chúng tôi khảo sát chỉ có 962 em tham gia khảo sát trực tuyến chiếm (94,13%), số HS không tham gia khảo sát GVCN đã tìm cách liên hệ với HS. Sau đó chúng tôi tổng hợp và thu được kết quả và vẽ biểu đồ sau: 5
- Kết quả khảo sát thiết bị học tập trực tuyến của HS trường THPT Nghi Lộc 5 năm học 2021 - 2022 1000 900 800 700 600 500 400 866 300 200 100 130 0 10 16 36 Máy tính Máy tính bảng Điện thoại thông minh Số học sinh không có Số học sinh ở nơi thiết bị để học trực không có kết nối tuyến internet Biểu đồ 1: Khảo sát thiết bị học tâp của HS trường THPT Nghi Lộc 5 Qua khảo sát cho thấy số HS có thiết bị học tập trực tuyến 1006 em (trong đó 130 em dùng máy tính, 10 em dùng máy tính bảng, 866 em dùng điện thoại). HS chưa có thiết bị để học tập trực tuyến 16 em, 36 em chưa có kết nối internet. Dựa vào kết quả khảo sát nhà trường xem xét cụ thể từng trường hợp đưa ra phương án hỗ trợ thiết bị học tập cho HS. 3.3. Khảo sát thực trạng dạy học trực tuyến cho HS trường THPT Nghi Lộc 5 Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng dạy học trực tuyến cho HS trường THPT Nghi Lộc 5 bằng google from đường link sau: https://docs.google.com/forms/d/1QT4oRtc0qLxNZF5jCE0GcDezYczkLcdfZ Q2_mCL1w-E/edit tổng số HS tham gia khảo sát đến thời điểm lấy số liệu là 402 em. Kết quả thu được như sau: Bảng 2. Kết quả khảo sát một số khó khăn của HS học trực tuyến ở trường THPT Nghi Lộc 5 Đánh giá của HS Nội dung Có Không 1. Không gian/ địa điểm học tập thuận tiện 278 124 2. Mạng internet không ổn định/ không có mạng internet 305 97 3. HS thiếu kỹ năng tương tác với GV 277 125 4. GV không/ ít tương tác với HS. 391 11 5. Tâm lý chán nản, không hứng thú với việc hoc trực tuyến 245 157 6. Kỹ năng sử dụng phương tiện,thiết bị CNTT còn hạn chế 251 151 6
- 450 400 350 300 250 200 150 100 50 0 1. Không gian/ địa 2. Mạng internet 3. Học sinh thiếu kỹ 4. Giáo viên không/ 5. Tâm lý chán nản, 6. Kỹ năng sử dụng điểm học tập thuận không ổn định/ năng tương tác với ít tương tác với học không hứng thú với phương tiện,thiết bị tiện không có mạng giáo viên sinh việc hoc trực tuyến CNTT còn hạn chế internet Có Không Biểu đồ 2: Khó khăn của HS khi học trực tuyến tại trường THPT Nghi Lộc 5 Qua khảo sát cho thấy HS còn gặp nhiều khó khăn khi học trực tuyến, hầu hết GV tương tác với HS trong quá trình học rất tích cực. Tuy nhiên, tỉ lệ HS có tâm lý chán nản, không hứng thú với việc học trực tuyến chiếm hơn 30%. Hỏi ý kiến một số HS cho rằng” Trong lớp học truyền thống, quá trình truyền đạt và tiếp nhận thông tin được diễn ra trực tiếp và nhanh chóng, sự tập trung học tập của HS cao hơn còn ở học trực tuyến trong thời gian dài, phải dành nhiều thời gian trước màn hình máy tính nên nhiều HS có tâm lý chán nản”. Chúng tôi đã xác định cần phải xây dựng, hoàn thiện hơn phương pháp dạy học trực tuyến hiệu quả. Giải pháp mà chúng tôi đưa ra về phía GV và HS sẽ góp phần tạo hứng thú cho HS trong quá trình học trực tuyến. Bảng 3. Kết quả khảo sát HS thực hiện quy tắc trong lớp học trực tuyến ở trường THPT Nghi Lộc 5 (Dành cho HS) 7
- Dựa vào bảng kết quả khảo sát HS thực hiện quy tắc trong lớp học trực tuyến thì chúng tôi nhận thấy cần phải có những quy định tạo tính “hành lang” mang lại hiệu quả cho lớp học trực tuyến. Các quy định trong lớp học trực tuyến được nhà trường xây dựng, lượng hóa từ chính những nội quy của trường, xem tiết học trực tuyến như tiết học trực tiếp. Biều đồ 3: Khả năng tiếp thu bài của HS qua các tiết dạy trực tuyến Khảo sát khả năng tiếp thu bài của HS qua các tiết dạy trực tuyến chỉ có 13,5 % HS đánh giá rất tốt, 38,6% đánh giá tốt, 38,2% đánh giá bình thường, 9,7% HS đánh giá chưa tốt. Bảng 4: Kết quả dạy học trực tuyến cho HS trường THPT Nghi Lộc 5 Mức độ đạt được TT Các kỹ năng Trước thử nghiệm Thành thạo Tương đối Chưa thành thạo 1 Kỹ năng sử dụng phần mềm 52 281 69 2 Kỹ năng thực hiện bài học 149 161 92 3 Kỹ năng tương tác 60 161 181 4 Kỹ năng tìm kiếm thông tin. 84 101 237 5 Kỹ năng giao tiếp trực tuyến 24 60 318 6 Kỹ năng phối hợp các thao tác 68 121 213 Để tham gia lớp học trực tuyến một cách hiệu quả, HS cần có một mức độ thành thạo CNTT nhất định và phương pháp học tập phù hợp. Theo khảo sát ở bảng 4 chúng tôi thấy 20 - 37% HS cho rằng bản thân thiếu kỹ năng tương tác với GV và kỹ năng sử dụng phương tiện, thiết bị CNTT còn hạn chế. 8
- 3.4. Kết quả khảo sát GV về dạy học trực tuyến ở trường THPT Nghi Lộc 5 Bảng 5: Lựa chọn phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến Nội dung Lựa chọn của GV 1. Sử dụng hệ thống quản lý học tập trực tuyến LMS 90% 2. Phần mềm dạy học trực tuyến Zoom 91% 3. Phần mềm dạy học trực tuyến Google meet 6% 4. Phần mềm dạy học trực tuyến Microsoft Teams 2% Khi cho GV khảo sát lựa chọn phần mềm quản lý và dạy học trực tuyến 90% giáo viên lựa chọn hệ thống quản lý học tập trực tuyến LMS, 91% GV lựa chọn dạy học trực tuyến trên Zoom. Bảng 6. Kết quả khảo sát việc vận dụng các phương pháp, hình thức dạy học của GV trong dạy học trực tuyến ở trường THPT Nghi Lộc 5 Đánh giá của HS Đánh giá của GV Nôi dung Hoàn Hoàn Rất Bình Chưa toàn Rất Bình Chư toàn Tốt Tốt tốt thường tốt không tốt thường a tốt không tốt tốt 1. GV cải tiến các phương pháp truyền thống trong dạy 62 187 118 35 0 41 9 1 1 0 học 2. GV đưa các trò chơi trưc tuyến trong dạy học 34 55 249 52 12 5 9 11 18 9 (Quizizz, classkic,…) 3. GV sử dụng các công cụ hỗ trợ trong day học trực 34 42 270 41 15 5 9 10 19 9 tuyến (Kahoot, Quizizz, Blooket, Padlet,…) 4. Tổ chức các hoạt động 71 102 201 28 0 5 8 37 2 0 nhóm trong dạy học. 5. Đánh giá sử dụng CNTT cùng các trang thiết bị hỗ 24 61 227 85 5 13 29 2 8 0 trợ dạy học trực tuyến của GV. Dựa vào kết quả khảo sát trên chúng tôi thấy GV đã có nhiều cải tiến các phương pháp truyền thống trong dạy học, tổ chức hoạt động nhóm được GV thường xuyên sử dụng. Nhưng 51,9% GV đánh giá mình sử dụng chưa tốt, hoàn toàn chưa tốt các trò chơi trong dạy học trực tuyến, 53,8% GV đánh giá chưa tốt, hoàn toàn chưa tốt việc sử dụng các công cụ hỗ trợ trong dạy học trực tuyến. GV được coi là chủ thể của quá trình dạy. Vì thế, khi triển khai dạy học trực tuyến, GV giữ vai trò rất quan trọng. Chúng tôi nhận thấy cần đưa ra các giải pháp giúp GV sử dụng công nghệ hỗ trợ dạy học tốt hơn. 9
- Bảng 7: Kết quả khảo sát mức độ khó khăn mà thầy cô gặp phải trong QTDH trực tuyến Đánh giá của GV Nôi dung Hoàn Rất Bình Chưa toàn Tốt tốt thường tốt không tốt 1. Khó khăn trong việc khai thác hoc liệu trưc tuyến 6 9 15 16 6 2. Hạn chế về kỹ năng sử dụng công nghệ để dạy 5 9 11 18 9 học trực tuyến 3. Hạn chế về kỹ năng thiết kế nội dung bài giảng 5 10 11 17 9 trực tuyến 4. Hạn chế về kỹ năng tổ chức và quản lý lớp học 12 8 20 7 5 trực tuyến 5. Hạn chế về trang thiết bị phục vụ xây dựng nội 13 27 2 8 2 dung bài giảng trực tuyến 6. Hạn chế về nền tảng công nghệ hỗ trợ dạy – học 13 17 8 12 2 trực tuyến phù hợp Qua bảng khảo sát thấy được GV gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế về kỹ năng sử dụng công nghệ để dạy học trực tuyến, kỹ năng thiết kế nội dung bài giảng trực tuyến, kỹ năng tổ chức và quản lý lớp học trực tuyến. Chúng tôi mạnh dạn đề xuất giải pháp hỗ trợ GV nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trực tuyến. 4. Đánh giá chung về công tác dạy học trực tuyến tại trường THPT Nghi Lộc 5 trong thời gian vừa qua 4.1. Thuận lợi Công tác dạy học trực tuyến không phải mới, những năm qua Sở GD&ĐT Nghệ An đã triển khai các hướng dẫn của Bộ GDĐT về xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục tại các nhà trường; khuyến khích các cơ sở giáo dục ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, dạy và học. Sở GD&ĐT Nghệ An cũng đã tiến hành tập huấn dạy học trực tuyến cho các trường học trên địa bàn. Trường THPT Nghi Lộc 5 đã triển khai các đợt dạy học trực tuyến từ năm học 2019- 2020. Sự chỉ đạo kịp thời của BGH trong việc dạy học và thi trực tuyến; Nhà trường đã chủ động khảo sát lựa chọn nền tảng dạy học trực tuyến và tổ chức tập huấn cho toàn GV, HS. Điều này giúp GV, HS nhanh chóng làm quen và sử dụng được phần mềm mà không phải tự mày mò tìm hiểu. Ngoài ra, việc tổ chức dạy học trực tuyến cũng được sự đồng thuận và ủng hộ cao từ phía GV, HS và PH. 10
- GV tích cực, chủ động, tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng CNTT. Thực hiện cơ bản thành thạo các phần mềm, ứng dụng đã tập huấn để góp phần nâng cao kỹ năng sử dụng CNTT và chất lượng dạy học. Một số GV đầu tư tìm hiểu về công nghệ số để phục vụ tốt nhất cho việc giảng dạy của mình, thiết lập các nhóm, lớp học tập trực tuyến, tổ chức các lớp dạy qua mạng internet tạo điều kiện cho HS tham gia học mọi lúc, mọi nơi. Đội ngũ GV nhà trường trẻ, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, không ngừng cố gắng cải thiện chất lượng quá trình giảng dạy nhằm mang lại hiệu quả dạy học tốt nhất cho HS. Một số GV của trường đã vận dụng khá tốt các hình thức và phương pháp dạy học tích cực để đổi mới trong từng tiết dạy trực tuyến. HS cơ bản được trang bị đầy đủ các thiết bị để phục vụ cho việc học trực tuyến. Nhiều HS khi học trực tuyến mạnh dạn hơn, tích cực phát biểu xây dựng bài hơn, tương tác với thầy cô tốt hơn. Bên cạnh đó nhiều HS đã có ý thức tự học tập, tự tìm tòi, học hỏi trên mạng internet, sưu tầm các nguồn tài liệu trực tuyến để phục vụ cho việc học tập của mình, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 4.2. Khó khăn Hoàn cảnh kinh tế của HS sẽ chi phối nhiều đến hoạt động học trực tuyến. Do điều kiện kinh tế, không phải gia đình nào cũng trang bị được mạng, máy tính, điện thoại thông minh để cho con em mình học tập, nhất là các gia đình thuộc diện khó khăn. Chất lượng của thiết bị trong việc dạy và học trực tuyến cũng là một tiêu chí cần quan tâm để đảm bảo an toàn cho người dùng trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, việc sử dụng máy tính hoặc điện thoại nhiều giờ liền dễ gây nên nhàm chán, cơ thể mệt mỏi khiến HS giảm khả năng tập trung. Ngoài ra, học sinh dễ bị phân tâm bởi các ứng dụng giải trí khác như Facebook, Instagram, Tiktok… và lơ đễnh việc học. Nhiều HS có hoàn cảnh khó khăn, HS không có không gian riêng cho học tập mà được sử dụng chung cùng với không gian sinh hoạt của gia đình. Vì thế, trong quá trình học trực tuyến bị chi phối, tác động bởi các tiếng ồn xung quanh làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học trực tuyến của HS. Số lượng khảo sát cho thấy GV gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế về kỹ năng sử dụng công nghệ để dạy - học trực tuyến, kỹ năng thiết kế nội dung bài giảng trực tuyến, kỹ năng tổ chức và quản lý lớp học trực tuyến,… nên sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp thu của HS hay triển khai bài giảng của GV. Bên cạnh đó, Một số GV, HS còn chưa thành thạo về việc sử dụng những công cụ, phần mềm, đặc biệt là ở những GV, HS trước đây chưa có điều kiện tiếp cận với công nghệ hiện đại. 11
- III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 5 1. Đối với nhà trường 1.1. Đảm bảo hạ tầng công nghệ phục vụ dạy học 1.1.1. Đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho dạy học trực tuyến Dạy học trực tuyến không chỉ là giải pháp tạm thời, mà sẽ là xu thế tất yếu, là bước đệm cho sự chuyển mình trong xu hướng giáo dục thời đại số, và đặc biệt trong năm học 2021 - 2022 việc dạy học vừa kết hợp song song một lúc hai hình thức vừa trực tiếp vừa trực tuyến. Vấn đề về cơ sở vật chất để phục vụ cho hoạt động giảng dạy trực tuyến đã được nhà trường chú trọng đầu tư đúng thời điểm. Trường THPT Nghi Lộc 5 đóng trên địa bàn thuộc 3 xã Nghi Lâm, Nghi Văn, Nghi Kiều – vùng có kinh tế khó khăn, trình độ dân trí chưa cao nhưng bằng sự nổ lực của BGH nhà trường, toàn thể cán bộ GV, HS và PH cùng với sự hỗ trợ giúp đỡ của các doanh nghiệp, nhà trường đã lắp hệ thống tivi trong tất cả phòng học, phủ mạng viettel toàn trường, mua sắm các giá đỡ để điện thoại, máy quay để phục vụ học trực tuyến. Hình ảnh lớp học của HS được trang bị đầy đủ các phương tiện học trực tuyến 1.1.2. Xây dựng, lựa chọn nền tảng dạy học trực tuyến chung cho GV và HS toàn trường - Đẩy mạnh hoạt động Ban CNTT, Câu lạc bộ CNTT Xác định được tầm quan trọng, sự hiệu quả và ảnh hưởng tích cực của việc ứng dụng CNTT trong dạy học, từ năm học 2019 – 2020 Trường THPT Nghi Lộc 5 đẩy mạnh, nâng cao hoạt động Ban CNTT cùng với đó đã thành lập một CLB CNTT. Căn cứ Kê hoạch số 139/KH – THPTNL5 kế hoạch thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2021 – 2022. Ban CNTT của nhà trường đã tiến hành những buổi tấp huấn online tìm ra giải pháp thích hợp nhất nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến. Bên cạnh đó, CLB CNTT cũng đã triển khai một số nhiệm vụ hoạt động nhằm phục vụ tốt cho công việc học tâp. Để thuận lợi phục vụ cho dạy học trực tuyến CLB CNTT đã chọn mỗi lớp một thành viên hiểu biết về công nghệ để tham gia vào CLB. 12
- Hình ảnh CLB CNTT - Lựa chọn nền tảng dạy học trực tuyến: Dựa vào chỉ đạo cấp trên và kết quả khảo sát GV lựa chọn phần mềm dạy học trực tuyến. Ban CNTT đề xuất nhà trường lựa chọn sử dụng hệ thống quản lý học tập trực tuyến LMS(90% GV chọn) và phần mềm dạy học trực tuyến Zoom(91% GV lựa chọn) vào dạy học. - Tạo tài khoản lớp học: Sau khi lựa chọn phần mềm dạy học trực tuyến, Ban CNTT đã tiến hành lập tài khoản và tạo phòng học trực tuyến cho các lớp trên hệ thống lms.vnedu.vn liên kết với phần mềm Zoom. Hình ảnh tài khoản đăng nhập phòng học của các lớp Hình ảnh phòng học của các lớp trên hệ thống lms.vnedu.vn 1.1.3. Có chính sách hỗ trợ kịp thời 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 140 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12
27 p | 42 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng câu hỏi của bài đọc điền từ thi THPT Quốc gia
73 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang
21 p | 48 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 29 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Bài tập thực hành Word khối 10
37 p | 19 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn