intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thực trạng và giải pháp về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trung tâm GDTX

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:59

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm đánh giá được thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trung tâm GDTX, thông qua đó đề ra biện pháp giáo đạo đức học sinh một cách có hiệu quả giúp cho các em trở thành những người tốt trong xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thực trạng và giải pháp về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trung tâm GDTX

  1.   SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRUNG TÂM GDTX SỐ 2 ===***=== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRUNG TÂM GDTX LĨNH VỰC: GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN NĂM HỌC: 2022 - 2023
  2.   SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRUNG TÂM GDTX SỐ 2 ===***=== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRUNG TÂM GDTX LĨNH VỰC: GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN Tác giả : Nguyễn Thị Kim Thúy Số điện thoại : 0943 657 226 Gmail : ngankimthuy1980@gmail.com NĂM HỌC: 2022 - 2023
  3.   Mục lục 2. Mục đích nghiên cứu........................................................... 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................... 2 4. Đối tượng và phạm vi khảo sát........................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu....................................................2 6. Những đóng góp mới của đề tài......................................... 3 3. Kết quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thể hiện qua xếp hạnh kiểm các năm gần đây.................................... 44 4. Một số hình ảnh hoạt động................................................46 Hoạt động trải nghiệm chào mừng ngày 8/3 ...................................................................................................... 48 Truyền thông phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước và tác hại của thuốc lá điện tử................................................................ 54 1. Nghiệp vụ quản lý trường THCS – tập 4- trường cán bộ quản lý giáo dục TP. Hồ Chí Minh. Năm 2003.....................................56 2. Lý luận quản lý giáo dục và phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục trường THCS- tập 2- trường cán bộ quản lý giáo dục TP. Hồ Chí Minh. Năm 2003................................................ 56 3. Tài liệu BDTX cho giáo viên THCS chu kỳ 3( 2004-2007) môn GDCD- vụ giáo dục trung học.................................................... 56 4. Quyết định số 02/2007/QĐ- BGDĐT về việc ban hành quy chế đánh giá xếp loại học sinh trung tâm GDTX. ...................... 56 5. Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT về việc ban hành điều lệ trường THCS, trường THPT và trường PT có nhiều cấp học. ......56
  4.   A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Những năm qua, đất nước ta chuyển mình trong công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện, từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Với công cuộc đổi mới, chúng ta có nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục. Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế mới cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp giáo dục, trong đó sự suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn tác động đến đại đa số thanh niên và học sinh như: có lối sống thực dụng, thiếu ước mơ và hoài bão, lập thân, lập nghiệp; những tiêu cực trong thi cử, bằng cấp, chạy theo thành tích. Thêm vào đó, sự du nhập văn hoá phẩm đồi truỵ thông qua các phương tiện như phim ảnh, games, mạng Internet… làm ảnh hưởng đến những quan điểm về tình bạn, tình yêu trong lứa tuổi thanh thiếu niên và học sinh, nhất là các em chưa được trang bị và thiếu kiến thức về vấn đề này. Đánh giá thực trạng giáo dục, đào tạo Nghị quyết TW2 khóa VIII nhấn mạnh: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước. Trong những năm tới cần tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức công dân, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh… tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, thể thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giáo dục toàn diện”. Luật giáo dục 2005 đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân. Trong nhà trường phổ thông nói chung và trung tâm GDTX số 2 Nghệ An nói riêng, số học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, tình trạng học sinh kết thành băng nhóm bạo hành trong trường học đáng được báo động. Một số giáo viên chưa thật sự là tấm gương sáng cho học sinh, chỉ lo chú trọng đến việc dạy tri thức khoa học, xem nhẹ môn GDCD, thờ ơ không chú ý đến việc giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, để góp phần vào công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, và qua thực tiễn công tác quản lý và giảng dạy học sinh ở trung tâm GDTX, tôi nhận thấy việc nắm rõ thực trạng và đề ra biện pháp về công tác giáo giáo dục đạo đức cho học sinh 1
  5.   là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của người cán bộ GD. Đó là lý do tại sao tôi chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trung tâm GDTX”. Đánh giá được thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trung tâm GDTX, thông qua đó đề ra biện pháp giáo đạo dức học sinh một cách có hiệu quả giúp cho các em trở thành những người tốt trong xã hội. Nhìn nhận lại thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh của trung tâm GDTX trong năm học. Đưa ra một số biện pháp về việc thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của trường trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trong Trung tâm GDTX số 2 Nghệ An trong giai đoạn hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ những vấn đề lý luận về đạo đức cách mạng và giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh. - Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh trong Trung tâm GDTX hiện nay. - Đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi khảo sát 4.1. Đối tượng khảo sát Đối tượng nghiên cứu là học sinh Trung tâm GDTX. 4.2. Phạm vi nghiên cứu khảo sát Đề tài đặt trọng tâm ở thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên trong Trung tâm GDTX giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: phương pháp hệ thống có cấu trúc; phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê. Thông tin thu thập để nghiên cứu được tìm từ các nguồn tài liệu sau: Luận cứ khoa học, định lý, qui luật, định luật, khái niệm,…có thể thu thập 2
  6.   được từ sách giáo khoa, tài liệu chuyên nghành, sách chuyên khảo... Mục đích nghiên cứu tài liệu là tìm hiểu lịch sử nghiên cứu. Nội dung phân tích bao gồm: phân tích nguồn, tác giả, nội dung và tổng hợp tài liệu. 6. Những đóng góp mới của đề tài Đây là đề tài nghiên cứu việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trên một địa bàn cụ thể với những đặc điểm, tình hình riêng. Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là sự đóng góp vào việc chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm GDTX và Đoàn thanh niên trong quá trình hội nhập hiện nay, đồng thời là cơ sở khoa học giúp cho việc tham mưu với cấp ủy Đảng, nhà trường làm tốt công tác thanh niên trong tình hình mới. Trên cơ sở nghiên cứu đạt được, có thể mở rộng việc nghiên cứu nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức trên địa bàn thị xã, để có được những giải pháp có tính chất hệ thống chung cho Trường học và cả tổ chức Đoàn trong thời gian tới. 3
  7.   B. NỘI DUNG I. Các khái niệm cơ bản 1. Đạo đức là gì? Đạo đức là một từ Hán-Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một yếu tố trong tính cách và giá trị của mỗi con người. Là hệ thống các quy tắc về chuẩn mực của cộng đồng và xã hội. Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn và người có đạo đức rất biết quan tâm người khác. Đạo đức là hệ thống quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự nguyện điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội. Đạo đức được xem là khái niệm luân thường đạo lý của con người, nó thuộc về vấn đề tốt-xấu, hơn nữa xem như là đúng-sai, được sử dụng trong 3 phạm vi: lương tâm con người, hệ thống phép tắc đạo đức và trừng phạt đôi lúc còn được gọi giá trị đạo đức; nó gắn với nền văn hoá, tôn giáo, chủ nghĩa nhân văn, triết học và những luật lệ của một xã hội về cách đối xử từ hệ thống này. Đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau, với xã hội, với tự nhiên trong hiện tại hoặc quá khứ cũng như tương lai chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Đạo đức là một hiện tượng lịch sử và xét cho cùng, là sự phản ánh của các quan hệ xã hội. Có đạo đức của xã hội nguyên thủy, đạo đức của chế độ chủ nô, đạo đức phong kiến, đạo đức tư sản, đạo đức cộng sản. Lợi ích của giai cấp thống trị là duy trì và củng cố những quan hệ xã hội đang có; trái lại, giai cấp bị bóc lột tuỳ theo nhận thức về tính bất công của những quan hệ ấy mà đứng lên đấu tranh chống lại và đề ra quan niệm đạo đức riêng của mình. Trong xã hội có giai cấp, đạo đức có tính giai cấp. Đồng thời, đạo đức cũng có tính kế thừa nhất định. Các hình thái kinh tế - xã hội thay thế nhau, nhưng xã hội vẫn giữ lại những điều kiện sinh hoạt, những hình thức cộng đồng chung. Tính kế thừa của đạo đức phản ánh "những luật lệ đơn giản và cơ bản của bất kì cộng đồng người nào" (Lênin). Đó là những yêu cầu đạo đức liên quan đến những hình thức liên hệ đơn giản nhất giữa người với người. Mọi thời đại đều lên án cái ác, tính tàn bạo, tham lam, hèn nhát, phản bội... và biểu dương cái thiện, sự dũng cảm, chính trực, độ lượng, khiêm tốn... "không ai nghi ngờ được rằng nói chung đã có một sự tiến bộ về mặt đạo đức cũng như về tất cả các ngành tri thức khác của nhân loại" (Enghen). Quan hệ giữa người với người ngày càng mang tính nhân đạo cao hơn. Ngay trong xã hội nguyên thủy đã có những hình thức đơn giản của sự tương trợ và không còn tục ăn thịt người. Với sự xuất hiện của liên minh bộ lạc và nhà nước, tục báo thù của thị tộc dần dần mất đi. Xã hội chủ nô coi 4
  8.   việc giết nô lệ là việc riêng của chủ nô, đến xã hội phong kiến, việc giết nông nô bị lên án. Đạo đức phong kiến bóp nghẹt cá nhân dưới uy quyền của tôn giáo và quý tộc; đạo đức tư sản giải phóng cá nhân, coi trọng nhân cách. "Nhưng chúng ta vẫn chưa vượt được khuôn khổ của đạo đức giai cấp. Một nền đạo đức thực sự có tính nhân đạo, đặt lên trên sự đối lập giai cấp và mọi hồi ức về sự đối lập ấy chỉ có thể có được khi nào xã hội đã tới một trình độ mà trong thực tiễn của đời sống, người ta không những thắng được mà còn quên đi sự đối lập giai cấp". Đó là trình độ của xã hội tương lai, xã hội cộng sản chủ nghĩa Đạo theo quan niệm của người xưa là con đường, là năng lực phổ biến điều hành mọi sự mọi sự vận động và biến hóa không ngừng của vạn vật và sự việc quanh ta. Đạo trong Kinh Dịch đặt trên nền tảng thiên kinh địa nghĩa: trật tự xã hội phản ánh trật tự vũ trụ. Không có một đấng tối cao nào có thể tùy tiện ban phúc giáng họa mà chỉ còn các nguyên lý vô ngã Âm Dương, ngã là tôi, vô ngã là không có cái tôi, mà theo ngôn ngữ hiện đại được hiểu là quy luật khách quan. Nói một cách khác theo ngôn ngữ của chúng ta ngày nay thì Đạo là quy luật xảy ra xung quanh ta không tùy thuộc vào ý nguyện cá nhân của bất cứ ai. Đức là hiểu Đạo. Đức là mức độ tập trung của Đạo ở một con người. Nói theo ngôn từ ngày nay Đức là trình độ năng lực nắm vững và vận dụng quy luật. Trình độ cao bao nhiêu thì Đức dày bấy nhiêu. Thánh nhân là người có Đức. Theo cách hiểu ngày nay thánh nhân đơn giản chỉ là "người có trình độ" nắm vững được sự vận động khách quan của quy luật, kể cả quy luật tự nhiên lẫn quy luật xã hội. Lịch sử xã hội loài người đã khẳng định tầm quan trọng của đạo đức trong quá trình tổ chức thiết lập, duy trì trật tự, ổn định và phát triển xã hội. Tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội mà sự tác động của đạo đức đến cá nhân và xã hội có khác nhau. Vai trò của đạo đức được thể hiện là một trong những phương thức cơ bản để điều chỉnh hành vi con người, một sự điều chỉnh hoàn toàn tự nguyện, tự giác, không vụ lợi trong một phạm vi rộng lớn. Đạo đức góp phần nhân đạo hóa con người và xã hội loài người, giúp con người sống thiện, sống có ích. Đạo đức thể hiện bản sắc dân tộc trong quan hệ quốc tế, là cơ sở để mở rộng giao lưu giữa các giá trị văn hóa của dân tộc, quốc gia với các dân tộc, quốc gia khác. Đạo đức góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Quan niệm đạo đức truyền thống ở Việt Nam dĩ nhiên không chỉ phụ thuộc một chiều vào tư tưởng đạo đức Nho học, mà chủ yếu bị chi phối bởi văn hóa xóm làng quy định cái tình, cái nghĩa, cái lý…cộng đồng hơn là cương thường hay luân thường Nho giáo. Nội dung và phạm vi của đạo đức Việt Nam là lối sống có tình nghĩa theo phương châm thấu tình sẽ đạt lý. Đạo đức xét đến cùng là sự phản ánh của các quan hệ kinh tế - xã hội. Giá trị đạo đức được xác định ở chỗ nó phục vụ cho tiến bộ xã hội vì hạnh phúc của con người. Đạo đức giúp cho xã hội loài người tiến lên trình độ cao hơn, thoát khỏi ách bóc lột lao động. Bàn về đạo đức cộng sản chủ nghĩa, Lênin cho rằng: “Đó là những gì góp phần phá hủy xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần 5
  9.   đoàn kết tất cả nhữmg người lao động chung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới của những người cộng sản”. Đây là một quan niệm mang tính cách mạng và khoa học về đạo đức mà quan niệm của các tôn giáo và các nền đạo đức khác không thể đạt tới. Đạo đức ngoài sự chi phối của các điều kiện kinh tế - xã hội, còn chịu sự tác động của sự tự ý thức và niềm tin về bản thân mình, về dân tộc, giai cấp theo những lý tưởng và những định hướng giá trị nhất định. Do đó, đạo đức có tính độc lập tương đối. Cho nên không thể quả quyết rằng, sự giàu có về vật chất sẽ gắn liền với sự giàu có về tinh thần đạo đức hay ngược lại. Ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, các quy tắc, chuẩn mực của đạo đức dần biến đổi. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa là các giá trị đạo đức cũ hoàn toàn mất đi, thay vào đó là các giá trị đạo đức mới. Các giá trị đạo đức ở Việt Nam hiện nay là sự kết hợp sâu sắc truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc với xu hướng tiến bộ của thời đại, của nhân loại. Đó là tinh thần cần cù, sáng tạo, yêu lao động; tình yêu quê hương, đất nước gắn liền với CNXH; sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, có lối sống văn minh, lành mạnh; có tinh thần nhân đạo và tinh thần quốc tế cao cả. Hồ Chí Minh là người bàn nhiều về đạo đức, nhất là đạo đức cách mạng. "Đức là gốc" là quan điểm cơ bản, xuyên suốt, nhất quán trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Theo Hồ Chí Minh, đạo đức không chỉ là "gốc", nền tảng, nhân tố chủ chốt của người cách mạng, còn là thước đo lòng cao thượng của con người. Vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh đặt ra và xem xét một cách toàn diện trong tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của con người, từ việc tư đến việc công, từ lao động sản xuất ở hậu phương đến chiến đấu ngoài mặt trận, từ học tập, công tác đến sinh hoạt hàng ngày. Hồ Chí Minh cũng bàn đến đạo đức ở mọi phạm vi từ gia đình tới xã hội, từ giai cấp đến dân tộc, từ quốc gia đến quốc tế. Việc Hồ Chí Minh xem xét vấn đề đạo đức một cách toàn diện là một cách nhìn mang tính khách quan, phù hợp với hoạt động phong phú đa dạng của đời sống xã hội và của mỗi con người. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vừa là đạo đức Việt Nam vừa là đạo đức cộng sản, vừa mang cốt cách của văn hóa đạo đức phương Đông vừa mang dáng dấp của đạo đức phương Tây. Người có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn gian khổ, thất bại tạm thời...cũng không rụt rè lùi bước, khi gặp thuận lợi và thành công, vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, khiêm tốn, chất phác, không công thần, địa vị, kèn cựa hưởng thụ, thật sự trở thành người “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Vì “Đức là gốc” cho nên đạo đức cách mạng là thước đo lòng cao thượng của con người. Theo Hồ Chí Minh, trong đời sống xã hội cũng như trong hoạt động cách mạng, mỗi người có công việc, tài năng, vị trí khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng bất cứ ai giữ được đạo đức cách mạng đều là người cao thượng. Hồ Chí Minh khẳng định: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. “Đức là gốc” vì trong đức đã có tài, có cái đức 6
  10.   sẽ đi đến cái trí. Bởi người thật sự có đức thì bao giờ cũng cố gắng học tập, nâng cao trình độ, rèn luyện năng lực để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Và khi đã thấy sức không vươn lên được thì sẵn sàng nhường bước, học tập và ủng hộ người tài đức hơn mình, để họ gánh vác việc nước việc dân. Như vậy, “Đức là gốc” ở đây phải là “Đức lớn” - đức tận tâm, tận lực phấn đấu hy sinh vì cách mạng, vì nước vì dân, nó không đồng nhất với những phẩm chất đạo đức thông thường cụ thể, như hiền lành, ngoan ngoãn, tốt bụng...trong đời sống hàng ngày. Như vậy, theo Hồ Chí Minh, Đảng phải "là đạo đức, là văn minh" trong đó đạo đức là "gốc" vẫn là vấn đề được Hồ Chí Minh đặt lên trên hết, trước hết. Bởi Đảng cộng sản muốn đóng trở thành tiên phong thì trước hết phải là một đảng tiêu biểu cho đạo đức cách mạng, tận tâm, tận lực phụng sự tổ quốc và nhân dân. Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức cách mạng là đạo đức của người cách mạng xuất hiện trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và đi lên CNXH ở Việt Nam. Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng là trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng; là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; luôn yêu thương, quý trọng con người, sống có tình, có nghĩa và tinh thần quốc tế trong sáng…Và đạo đức cách mạng là cái gốc của nhân cách, là nền tảng của người cách mạng. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về đạo đức và đạo đức cách mạng đã đóng góp làm phong phú thêm tư tưởng đạo đức cách mạng của đạo đức học Mác-Lênin, được biểu hiện vận dụng nhuần nhuyễn giữa tính nhân văn của các dân tộc Việt Nam với đạo đức cách mạng của giai cấp công nhân. Chính Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, là mẫu mực kết tinh tất cả những phẩm chất tốt đẹp nhất của người Việt Nam với đạo đức cộng sản cao quý của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Những quy tắc đạo đức của Người nêu ra đã trở thành vũ khí mạnh mẽ của cả dân tộc ta trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, vì hoà bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các dân tộc khác trên thế giới. Khi đánh giá vai trò của đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và CNXH. Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. Muốn làm cách mạng thì trước hết con người phải có cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp đối với giai cấp công nhân, nhân dân lao động, với cả dân tộc mình. Cái tâm, cái đức ấy lại phải thể hiện trong các mối quan hệ xã hội hằng ngày với dân, với nước, với đồng chí, đồng nghiệp và với mọi người xung quanh mình. Ngược lại với Đạo đức là Đạo đức giả. Cùng với những thói ích kỷ, đố kị, xu nịnh, a dua, thói đạo đức giả là một thói xấu đang hoành hành mối quan hệ 7
  11.   giữa con người và con người. Nó làm mất dần vẻ chân thực vốn có của đời sống xã hội. Nạn đạo đức giả sẽ làm suy yếu nền văn hóa của một đất nước. Dân gian đã có rất nhiều thành ngữ, ca dao… để vạch mặt kẻ đạo đức giả: "Miệng nam mô, bụng một bồ dao găm", hoặc "Bề ngoài thơn thớt nói cười, bề trong nham hiểm giết người không dao". Thói đạo đức giả có mặt ở khắp mọi nơi, mọi chốn, nhưng rất khó bị phát giác. Thói đạo đức giả luôn đi cùng với tâm lý cả tin. Ở đâu có sự cả tin thì ở đó có thói đạo đức giả. Đạo đức xã hội chủ nghĩa hướng con người tới tinh thần cao cả của tâm hồn, văn hóa. Bởi vậy, trong cuộc sống luôn đòi hỏi sự rèn luyện. Cảnh giác và tẩy trừ thói đạo đức giả là điều vô cùng cần thiết, trước hết là sự cảnh giác với chính bản thân mình. Nguyên nhân : Do chủ nghĩa cá nhân, người nói dối trá vì quyền lợi của mình. Thiếu những tấm gương đạo đức thực sự xung quanh người nói (chứ không phải trong sách vở), hoặc tâm lý ỉ lại vào những tấm gương mà không chịu làm gương trước do sợ thiệt. Do áp lực (người quyền trên, từ lãnh đạo, từ đồng nghiệp...) đè nặng lên vai người nói, mà năng lực thì có hạn, người nói phải đối phó với sự thật có thể gây thất vọng cho người khác (bệnh thành tích). Muốn thật có khi cũng không được, bởi điều đó ảnh hưởng tới những người khác. Do tâm lý sống chung với tiêu cực của các thành viên trong xã hội, coi đạo đức giả là chuyện bình thường trong thời buổi hiện nay; thờ ơ, ngại va chạm, thiếu đấu tranh để bảo vệ lẽ phải. Do tâm lý đám đông, thấy người khách hô khẩu hiệu thì cũng chỉ hô khẩu hiệu theo chứ chưa nghĩ tới những khó khăn khi làm (tính chất phong trào). Đây là vấn đề rộng lớn, liên quan đến nhiều người, nhiều Bộ ngành, đia phương.... Một cá nhân hoặc ít người không thể thay đổi được. Mà đòi hỏi cả xã hội, các ngành nghề, mỗi người đều phải vào cuộc, tạo nên một sự thay đổi đồng bộ. Đôi khi đạo đức giả lại là công cụ bất đắc dĩ của một người, một nhóm người...để tự vệ trước thói đạo đức giả của một người, một nhóm người...khác (có khi bị cho là ngụy biện) Tác hại Sự mất uy tín của cá nhân (tổ chức...) do người đó (người trong tổ chức đó...) có thói đạo đức giả, ảnh hưởng ở trong nước và có thể đối với cả quốc tế. Tạo ra một hệ thống cổ xúy lừa đảo và tham nhũng, bởi trong những hệ thống đàng hoàng hơn, chân chính hơn thì người đạo đức giả khó có chỗ đứng. Những người sống đúng với đạo đức truyền thống, người làm khoa học nghiêm chỉnh bị o ép, coi thường, dẫn đến chán nản, khó phát huy khả năng do có nhiều bất công. Sự lây truyền căn bệnh thành tích từ các em học sinh từ khi ngồi trên ghế nhà trường, bệnh lừa đảo... đến các thế hệ tiếp sau. Các giá trị xã hội bị đảo lộn. 8
  12.   Đánh mất chính mình Một số quan điểm về đạo đức giả Theo Hồ Chí Minh: "Hãy làm theo tôi nói, đừng làm theo tôi làm", đó là thói đạo đức giả của các giai cấp bóc lột. Chúng ta phải phấn đấu để trong xã hội ta không còn những kẻ đạo đức giả, càng không cho phép những kẻ đạo đức giả vẫn đi dạy dỗ người khác về đạo đức. Nhưng Bill Gates thì cho rằng: “ Cuộc sống vốn không công bằng - Hãy tập quen dần với điều đó” Đạo đức giả không đồng nghĩa với nói dối Nói dối có nhiều mục đích khác nhau: Nói dối mà có lợi cho cả người nói và người nghe: là một biểu hiện của trêu đùa, bông đùa...Nhiều khi là liệu pháp tâm lý giúp người nghe, được ứng dụng trong Tâm lý trị liệu.(ám thị) Nói dối mà có lợi cho người nói, không có lợi (hoặc có hại) cho người nghe, được gọi là dối trá, là một biểu hiện của lợi dụng, tham nhũng, bệnh thành tích, đạo đức giả, nịnh hót, mị dân...Trong chiến đấu thì nói dối có thể là chiến thuật, mưu kế...(ám thị) Nói dối mà không có lợi cho người nói, có lợi cho người nghe là một biểu hiện của lòng cao thượng. Nói dối mà có hại cho cả người nói và người nghe là khi thói đối trá bị lật tẩy, đôi khi là hậu quả của lời nói dối tưởng như vô hại. Phòng chống Cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, mỗi người tự rèn luyện bản thân, người trách nhiệm càng cao thì càng phải làm gương cho người khác xung quanh mình, nâng cao tính kỷ luật của bản thân, nói đi đôi với làm. Đảm bảo pháp luật được thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc. Nghiêm trị những kẻ tham nhũng, cơ hội... Nâng cao dân trí để không cả tin, không cho thói đạo đức giả có chỗ đứng. Phạm trù đạo đức học là những khái niệm đạo đức cơ bản phản ảnh những đặc tính căn bản, những phương diện và những quan hệ phổ biến nhất của những hiện tượng đạo đức trong đời sống hiện thực. Nghiên cứu các phạm trù đạo đức học giúp người nghiên cứu nắm được một cách hệ thống, cơ bản nội dung của khoa học đạo đức học. Hệ thống các khái niệm, phạm trù đạo đức học cung cấp phương tiện và công cụ để các chủ thể phản ảnh các hiện tượng đạo đức hết sức phức tạp, đa dạng trong đời sống hiện thực, đồng thời nó còn làm phát triển khả năng tư duy khoa học một cách hệ thống và có căn cứ. Phạm trù đạo đức học có lịch sử phát triển lâu dài. Trong từng thời đại và xã hội cụ thể, các phạm trù đạo đức học là sự khái quát hóa những hiện tượng và nhu cầu đạo đức của đời sống hiện thực gắn liền với sự phát triển của những điều kiện kinh tế – xã hội tương ứng. 9
  13.   Cùng với sự phát triển của lịch sử, nội dung các phạm trù, khái niệm đạo đức học lại được bổ sung và phát triển. Qua đó, qua hệ thống các phạm trù và những nội dung của nó phản ảnh một cách khái quát nhất sự hình thành và phát triển tư tưởng đạo đức qua các thời đại. Các phạm trù đạo đức là sự khái quát dưới hình thức lý luận các hiện tượng đạo đức trong đời sống hiện thực và những quan niện của con người về những hiện tượng đó. Vì vậy, phạm trù đạo đức ngoài ý nghĩa thông tin các nội dung cơ bản, nó còn bao hàm sự đánh giá và nhận định các giá trị. Tính phân cực là một trong những điểm đáng chú ý của phạm trù đạo đức học. Đó là sự phân cực giữa thiện và ác, giữa hạnh phúc và bất hạnh, lương tâm và vô lương tâm…. Nội dung các phạm trù đạo đức học tuy là kết quả phản ảnh của đời sống hiện thực, mà còn chứa đựng những quan niệm giá trị như niềm tin bên trong đã được thăng hoa thành những tình cảm thiêng liêng cao cả. 2 Phạm trù lẽ sống : Lẽ sống hay ý nghĩa cuộc sống là một trong những vấn đề trung tâm của đời sống con người. Có thể xem quan niệm con người về lẽ sống là nền tảng tinh thần của họ. Nó chi phối và liên quan mật thiết đến những định hướng sống của con người hết sức cơ bản như lý tưởng, niềm tin, thái độ sống, các quan niệm về hạnh phúc, thiện, ác… Người có lẽ sống tốt đẹp sẽ có khả năng vượt qua mọi khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. Ngược lại, sự khủng hoảng về quan niệm lẽ sống sẽ có thể dẫn con người tới đổ vỡ niềm tin, chao đảo tinh thần, lệch hướng trong cuộc sống, rối loạn trong hành động dẫn tới những hậu quả khó lường. Do lẽ sống là vấn đề mang bản chất tinh thần sâu xa nhất gắn liền với xã hội và con người, nên nhiều nhà triết học, đạo đức học đã xem lẽ sống là vấn đề vừa có ý nghĩa triết học, vừa có ý nghĩa đạo đức học và là trung tâm khi nghiên cứu con người của mọi thời đại. Ngay từ thời cổ đại, lẽ sống của con người đã trở thành một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm sâu sắc của các nhà triết học. Người đặt vấn đề lẽ sống đầu tiên là nhà triết học cổ đại Epyquya. Ông quan niệm lẽ sống của con người là sự hài hòa với tự nhiên, trong đó con người có một cuộc sống tinh thần thanh thản, yên tĩnh. Do đó, ông cho nguồn gốc của lẽ sống đúng đắn của mỗi người lảơ trí thông minh của họ. Chính trí thông minh giúp con người lựa chọn sự hợp lý và loại bỏ khỏi mình những ảo tưởng, những tham vọng không có căn cứ. Epyquya đặt câu hỏi con người sống có ý nghĩa là gì? Trả lời câu hỏi này có một số quan niệm khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng con người sống không có ý nghĩa gì cả. Tiêu biểu cho quan niệm này là các trường phái tôn giáo, duy tâm, chủ nghĩa bi quan lịch sử. Theo họ, con người ra đời đã khổ sở, chẳng có ý nghĩa gì. Quan điểm thứ hai cho rằng cuộc sống con người có ý nghĩa, nhưng ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào những quan điểm khác nhau. 10
  14.   Trung Quốc thời cổ đại: Theo Nho giáo thì mẫu người quân tử và lẽ sống “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”. Mạnh Tử: “giàu sang không đánh mất tâm tính, nghèo nàn không đổi được khí tiết, uy quyền, bạo lực không làm mình nhục chí, như thế mới đáng bậc trượng phu”. Thời cận đại thì lẽ sống là tìm kiếm tri thức khoa học, đề cao lý trí con người. Thời hiện đại tư bản chủ nghĩa, lẽ sống là tiền bạc. Ý nghĩa cuộc sống? Mỗi con người trong cuộc sống của mình đều trực tiếp hay gián tiếp trả lời câu hỏi này. Thông thường trả lời câu hỏi này có hai thái độ. Tích cực đối với cuộc sống: tức thấy được bản chất con người thì bản chất xã hội là quan trọng,chủ yếu. cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi thấm đượm chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc, khi quán triệt nguyên tắc “mình vì mọi người và mọi người vì mình”. Do đó, nhìn nhận trách nhiệm và hạnh phúc của mình trong mối quan hệ biện chứng với nhau. Tiêu cực với cuộc sống: Thấy mọi giá trị trên đời đều là hư ảo, cuộc sống có ý nghĩa khi thực hiện nghĩa vụ của mình. Hay chỉ thấy lợi ích của mình mà không thấy lợi ích của người khác và xã hội, cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi được thỏa mãn những nhu cầu ham muốn của cá nhân mình như giàu có, danh lợi, vì tiền… Từ việc lý giải ý nghĩa cuộc sống này mà hình thành nên những ước mơ, khát vọng cần vươn tới gọi là lẽ sống. Lẽ sống có hai loại: Lẽ sống tầm thường: được nảy sinh và giới hạn bởi những ham muốn cụ thể và ít liên quan đến trách nhiệm của mình đối với người khác và xã hội. Lẽ sống đạo đức: là một quan niệm sống của con người mà nội dung chính là mối quan hệ giữa hạnh phúc và nghĩa vụ. Nói cách khác, lẽ sống đạo đức lẽ sống đạo đức chính là ý nghĩa cuộc sống mà con người tự nhận thức được, tự giác hành động vì một lý tưởng đạo đức cao đẹp dựa trên một quan niệm nhân sinh tiến bộ. Lẽ sống đạo đức khác lẽ sống tầm thường ở chỗ con người nhận ra ý nghĩa cuộc sống của mình hướng tới những giá trị đích thực, tự nguyện, tự giác làm điều lợi vì hạnh phúc của xã hội, tự giác sống vì người khác dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào đều có ý thức giữ gìn nhân cách, phẩm giá của mình. “giàu sang không quyến rũ, nghèo khó không chuyển lay, uy vũ không khuất phục”. Lẽ sống là phạm trù trung tâm của đạo đức học vì nó quan trọng và quyết định nội dung, tính chất của các phạm trù khác. Xác định lẽ sống đúng đắn: tạo thành một lối sống, một quan niệm đúng đắn. Sống để cống hiến cho xã hội, sống vì hạnh phúc người khác “đời yêu ta ta phải hiến cho đời”, nó sẽ thúc đẩy con người hành động tiến lên. Nhân phẩm được đánh giá cao, giữ gìn phẩm chất, danh dự. “Ngọc nát còn hơn giữ ngói lành”, “làm trai sống trong trời đất phải xứng danh gì với núi sông”. Lẽ sống đạo đức sẽ mang lại hạnh phúc chân chính cho xã hội, cá nhân. lẽ 11
  15.   sống đúng đắn tạo nên tinh thần lạc quan, yêu đời “thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc” (Trần Bình Trọng). Các vị lãnh tụ đã chọn lẽ sống để cống hiến, mang lại hạnh phúc nhiều nhất cho nhân dân nên trong khó khăn vẫn luôn lạc quan yêu đời. Quan niệm về lẽ sống của đạo đức học Marx-Lenin: Đạo đức học Marxist khẳng định ý nghĩa cuộc sống của con người trong đời sống hiện thực và xem đó như nền tảng tinh thần của đời sống con người. Để có thể giải quyết một cách khoa học nội dung của ý nghĩa cuộc sống con người cần phải xuất phát từ những tiền đề hiện thực, khách quan gắn liền với những hoạt động cơ bản, hoạt động sinh sống của con người. Để có thể tồn tại và phát triển, con người và xã hội loài người phải dựa vào lao động sản xuất, lao động là phương thức tồn tại và phát triển xã hội. Lao động sản xuất còn là động lực, là phương thức hình thành và phát triển hoàn thiện con người cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Lao động sản xuất của con người không chỉ bó hẹp trong một mục đích duy nhất là duy trì sự tồn tại thể xác của họ, mà còn biến bản thân hoạt động ấy thành đối tượng của ý thức và ý chí khiến cho hoạt động ấy trở nên chủ động, sáng tạo và theo quy luật của cái đẹp. Quá trình lao động sản xuất không chỉ là sự sản xuất các giá trị vật chất, đồng thời còn sản xuất ra các giá trị tinh thần thấm đượm vào các sản phẩm vật chất khiến cho bản thân chúng cũng được thể hiện ra như những giá trị tinh thần xã hội. Vì vậy, trong quá trình lao động sản xuất và hưởng thụ xã hội để duy trì và phát triển đời sống, con người tìm đối tượng không chỉ là vật chất mà còn là tinh thần, văn hóa. Cùng với sự phát triển của hoạt động lao động sản xuất với tính xã hội hóa ngày càng cao, chứa đựng hàm lượng trí tuệ ngày càng lớn thì đời sống tinh thần, văn hóa càng có ý ngỹia hết sức quan trọng đối với lao động sản xuất xã hội. Chính vì vậy, lao động sản xuất của con người không chỉ dừng lại ở trình độ kỹ thuật, công cụ mà trên một bình diện cao hơn, nó còn đòi hỏi tìm cho mình một ý nghĩa cho toàn bộ hoạt động đó. Những hoạt động lao động sản xuất là cốt lõi của toàn bộ hoạt động của con người, là bản chất sâu xa nhất của con người, cho nên ý nghĩa của lao động sản xuất cũng là ý nghĩa cuộc sống con người. Như vậy, vấn đề ý nghĩa cuộc sống con người là một quá trình phát triển không ngừng bắt nguồn từ hoạt động sống của con người, xét đến cùng là từ lao động sản xuất xã hội. Lao động sản xuất của con người bao giờ cũng mang tính chất xã hội. Quá trình đó cũng là quá trình phát triển và hoàn thiện con người thông qua sự phát triển các quan hệ xã hội. Vì thế khi xem xét ý nghĩa cuộc sống của con người không thể xem xét nó với ý nghĩa là một con người đơn độc mà phải đặt con người trong xã hội và chỉ có như vậy, ý nghĩa cuộc sống con người mới có tính chất hiện thực. Đạo đức Marxist cho rằng quá trình hoạt động sống mà cốt lõi là lao động 12
  16.   sản xuất bao giờ cũng mang tính xã hội. Các chủ thể tham gia vào lao động sản xuất xã hội đã tạo nên những giá trị vật chất hoặc tinh thần đóng góp vào thành quả chung của xã hội. Chính những thành quả đó làm cho cuộc sống của các chủ thể hoạt động mang một ý nghĩa xã hội. Việc các chủ thể lao động sản xuất đóng góp vào xã hội như vậy cũng là sự đòi hỏi của xã hội đối với mỗi cá nhân thành viên trong quá trình lao động sống của mình. Quá trình lao động đóng góp mang ý nghĩa cống hiến cho xã hội của mỗi cá nhân, mỗi chủ thể hoạt động như vậy chính là thực hiện nghĩa vụ của mình. Mặt khác, trong quá trình hoạt động sống, các chủ thể không chỉ thực hiện với ý nghĩa cống hiến, đóng góp cho xã hội mà còn làm cho các hoạt động sống trở nên có ý nghĩa với bản thân chủ thể. Đó là sự hoàn thiện năng lực hoạt động, kỷ năng, kỷ xảo nâng cao phẩm chất trí tuệ, làm sâu sắc và phong phú nhận thức, bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp, cao thượng, tạo ra những nguồn thu nhập nhằm bồi dưỡng, bù đấp phát triển thể chất, tinh thần và cả những phương thức hưởng thụ những thành quả do mình và xã hội sáng tạo ra. Toàn bộ những ý nghĩa đó đối với chủ thể hoạt động chính là hạnh phúc con người. Như vậy, ý nghĩa cuộc sống hay lẽ sống của con người là sự thống nhất nghĩa vụ và hạnh phúc thông qua hoạt động thực tiễn, hoạt động xã hội của con người, cho nên lẽ sống đạo đức đó là sống đúng đắn biết kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân và xã hội. Một điều chú ý là ý nghĩa cuộc sống không phụ thuộc vào thời gian sống mà phụ thuộc vào chất lượng sống, phụ thuộc vào giá trị xã hội trong đó con người được lao động tự giác, sáng tạo và tự do, cống hiến cho xã hội và hưởng thụ sản phẩm mà họ tạo ra. Do đó, con người có thể nhân cuộc sống của mình lên gấp nhiều lần thông qua lao động sáng tạo. 3. Phạm trù hạnh phúc Hạnh phúc là mối quan tâm hàng đầu của nhân loại từ thời cổ đại đến nay. Vậy hạnh phúc là gì? Quan niệm về hạnh phúc của con người có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần nói chung và đời sống đạo đức nói riêng. Nó là một trong những nền tảng tinh thần giúp con người xây dựng những lý tưởng, mục tiêu, thái độ sống. Nó cũng là hạt nhân, là thức đo, định hướng để con người thiết lập các khái niệm thiện, ác, phẩm giá và hàng loạt các khái niệm nhân bản khác. Các quan niệm khác nhau về hạnh phúc : Thời cổ đại theo Democrate: hạnh phúc là sự yên tĩnh, sự thanh thản của tâm hồn, mọi dục vọng, ham muốn của con người là nguyên ngân của đau khổ. Aristote: hạnh phúc con người có được là do hoạt động lý trí và do quan niệm của mỗi người. Khổng Tử – Mạnh Tử: hạnh phúc là do mệnh trời “bắt phong trần phải phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao”. 13
  17.   Tôn giáo: hạnh phúc không có ở cuộc sống trần thế mà chỉ có ở thế giới bên kia. Quan niệm truyền thống dân gian Việt Nam: hạnh phúc gắn liền với tình bạn, tình yêu lứa đôi, gia đình là sự thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần. Tóm lại, có thể tóm tắt các quan niệm trước chủ nghĩa Marx về hạnh phúc theo 3 xu hướng sau: Thứ nhất, cho hạnh phúc của con người là sự thỏa mãn thường xuyên những nhu cầu vật chất như ăn, ở, mặc, khỏa mạnh, sống lâu… Để có sự thỏa mãn đó con người phải giàu có, của cải dư thừa. Xu hướng này có từ thời cổ đại Hy Lạp và phát triển mạnh trong thế kỷ XVII – XVIII ở châu Âu gắn liền với sự đi lên của giai cấp tư sản. Tính hợp lý trong các quan niệm gắn với xu hướng này là ở chỗ tình trạng nhèo đói, khốn khổ không thể nói đến hạnh phúc. Cho nên, niềm sung sướng, hạnh phúc của con người không thể tách rời việc thỏa mãn đến mức độ nhất định các nhu cầu vật chất. Nhưng trong thực tế, sự gàu có về của cải vật chất, sự thừa thải trong hưởng thụ các nhu cầu vật chất chưa hẳn đã làm cho con người cảm thấy hạnh phúc. Sở dĩ có thình trạng như vậy là do nhiều khi sự thỏa mãn một cách tối đa thừa thải thường xuyên các nhu cầu vật chất nang tính chất một chiều như vậy không những o nâng cao hoặc phát triển các nhu cầu mà lại làm cho các nhu cầu đó ngày càng trở nên hời hợt, nhàm chán, vô vị. Những niềm vui của sự hưởng thụ ban đầu cùng với thời gian và sự thừa thải sẽ ngày càng mất đi và thay thế vào đấy là cảm giác chán chường của kẻ sống thừa và mất đi cái nhận thức quí giá làm người của mình. Đó là lý do vì sao tình trạng khủng hoảng tinh thần, tâm lý, nhiều thói hư, tật xấu, các tệ nạn xã hội, chủ nghĩa bi quan, chán đời thường hay xuất hiện trong những hoàn cảnh dư thừa của cải, tiền bạc. Cùng với kiểu chạy theo sự hưởng thụ một chiều còn dẫn tới sự tham lam vô độ, ích kỷ của chủ nghĩa cá nhân cực đoan tàn bạo và bạc bẻo. Như vậy, nếu chỉ có sự hưởng thụ, thỏa mãn những nhu cầu vật chất cũng chưa hẳn đã làm cho con người có được hạnh phúc chân chính. Xu hướng thứ 2, ngược lại với xu hướng trên, cho hạnh phúc đích thực của con người là sự thỏa mãn các nhu cầu tinh thần mà bản chất của nó là sự thanh thản, yên tĩnh tâm hồn, tránh mọi xúc động, lo âu, suy nghĩ, trăn trở, sống với tự nhiên, vô tư hiền hòa, tránh xa mọi âm mưu quỉ kế và thói thâm độc của người đời. Những quan niệm theo xu hướng này có tính hợp lý ở chỗ, xem sự thanh cao, yên tĩnh ở tinh thần con người là tiêu chuẩn hạnh phúc. Thật vậy, tâm hồn giữ được sự yên tỉnh, thanh cao, trong sáng, thanh thản sẽ đem lại cho con người những niềm vui nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. Xu thế này dẫn đến những mâu thuẫn cả về lý thuyết lẫn thực tiễn. Theo các quan niệm của xu hướng này thì muốn có được hạnh phúc con 14
  18.   người phải giữ cho được sự yên tỉnh của tinh thần, làm cho tinh thần không bị quấy rối bởi các nhu cầu ước muốn không hợp lý. Nhưng trong thực tế rất khó phân định những nhu cầu nào là hợp lý còn nhu cầu nào là không hợp lý, nếu lấy theo tiêu chuẩn của sự yên tỉnh. Vì thế về thực chất là sự kìm hảm, giảm bớt các nhu cầu, làm cho các nhu cầu đó ngày càng thấp đến mức tối thiểu, nếu làm thế là làm là phá bỏ bản thân cái gốc làm nên khái niệm hạnh phúc, khiến cho khái niệm này chỉ còn lại có ý nghĩa tiêu cực đi ngược lại bản chất của nó. Trong thực tế, xu thế này khuyến khích chủ nghĩa khắc kỷ, giam hãm con người vào chủ nghĩa thầy tu. Cuối cùng là một xu hướng xem ra có vẻ hoàn bị nhưng lại phản ảnh thái độ phản ứng thất vọng của con người trước thực tế đầy đau khổ không có chỗ đứng cho hạnh phúc. Các quan niệm hạnh phúc theo xu hướng này cho rằng hạnh phúc của con người là sự thỏa mãn thường xuyên các nhu cầu vật chất, tinh thần và loại trừ mọi nỗi đau khổ. Một quan niệm như vậy là không thể có được nhất là khi xem xét con người với toàn bộ cuộc đời của họ. Vòng đời của con người sinh, lão, bệnh, tử ai mà thoát được. Biểu hiện sự khủng hoảng của con người về quan niệm hạnh phúc trong xã hội tư sản hiện đại là sự xuất hiện của chủ nghĩa hiện sinh, xem cuộc đời chỉ là sự bi đát và đau khổ. Theo các đại biểu hiện sinh thì trong hiện thực chỉ toàn nổi đau khổ, còn hạnh phúc chỉ có trong trí tưởng tượng mà thôi. Hạnh phúc theo quan điểm đạo đức học Marxist: Hạnh phúc theo nghĩa rộng là sự đánh giá chung nhất đời sống của con người là sự tổng hợp những yếu tố xã hội của con người có tính lịch sử xã hội. hạnh phúc đích thực của con người là sống và hoạt động để tạo ra nhiều giá trị vật chất, tinh thần nhằm thỏa mãn các nhu cầu xã hội, là cảm xúc vui sướng khi thỏa mãn nhu cầu đạo đức cao cả. Hạnh phúc đúng nghĩa không phải chỉ có cái do con người cảm nhận được mà bao hàm cả sự đánh giá, thừa nhận của xã hội. Do đó, nhiều lúc con người thỏa mãn các nhu cầu của mình mà không coi là hạnh phúc thậm chí có khi đó là sự cắn rứt của lương tâm, có khi là bất hạnh nếu bị xã hội lên án. Hạnh phúc theo nghĩa hẹp là cảm xúc vui sướng khi thỏa mãn các nhu cầu đạo đức cao cả. Do đó, hạnh phúc bao gồm 2 yếu tố: Mặt khách quan của hạnh phúc chính là nhu cầu phát triển của xã hội mà chủ thể nhận thức biến thành tình cảm, trách nhiệm. Mặt chủ quan là nổ lực hăng say hoạt động của con người vươn tới những thành quả phù hợp nhu cầu xã hội. Thỏa mãn nhu cầu đạo đức cao cả nghĩa là khi nhu cầu thỏa mãn mang lại cho chủ thể sự thanh thản của lương tâm, tự hào về cuộc sống, nâng cao ý thức nghĩa vụ. Loại nhu cầu này thỏa mãn mang lại hạnh phúc. Trong cuộc sống không phải bất cứ nhu cầu nào thỏa mãn cũng là hạnh phúc, có khi nhu cầu thỏa mãn mang lại sự cắn rứt lương tâm. Hơn nữa nhu cầu luôn lớn lên, tức là nhu cầu này thỏa mãn thì xuất hiện nhu cầu khác, cảm giác về sự thỏa mãn nhu cầu 15
  19.   này không bền. Hạnh phúc có tính lịch sử xã hội: Thời đại khác nhau, hoàn cảnh khác nhau thì quan niệm về hạnh phúc cũng khác nhau. Ví dụ: khi năng suất lao động thấp thì người ta cần thỏa mãn nhu cầu no để tồn tại. Khi năng suất phát triển thì xuất hiện nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp. khi có tích lũy thì xuất hiện nhu cầu du lịch, thưởng thức văn hóa, nghệ thuật. Hạnh phúc cá nhân là sự thống nhất lâu bền giữa khỏe mạnh, đáp ứng nhu cầu về vật chất, sự thỏa mãn về đời sống tinh thần. hạnh phúc gia đình là cảm giác vui sướng của cuộc sống do gia đình mang lại, đó là sự tin yêu, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau và tạo điều kiện cho từng thành viên của gia đình phát triển phù hợp với sự tiến bộ của xã hội. Hạnh phúc chỉ có được trong hoạt động thực tiễn mà chủ yếu nhất là thực tiễn sản xuất vật chất. Trong thực tế, để thỏa mãn những nhu cầu sống của mình con người phải lao động sản xuất của cải vật chất xã hội. Cùng với quá trình sản xuất ra của cải vật chất để duy trì và phát triển cuộc sống xã hội, con người cũng đồng thời sản xuất ra các giá trị tinh thần. Như vậy, con người không những sản xuất ra của cải vật chất mà còn nhận thức, suy nghĩ cảm nhận về quá trình sản xuất và hướng thụ các giá trị xã hội đó. Qua đó, con người nhận ra và suy nghĩ về niềm sung sướng hạnh phúc và nổi bất hạnh đau khổ của mình. Quá trình lao động sản xuất và hoạt động xã hội của con người chẳng những là quá trình con người sản xuất ra giá trị vật chất và tinh thần nhằm thỏa mãn các nhu cầu của bản thân con người và xã hội, đồng thời cũng là quá trình nảy sinh, phát triển các nhu cầu. Nhờ có lao động, con người chẳng những đã có được những sản phẩm có thể thỏa mãn những nhu cầu sống của mình mà còn làm cho những nhu cầu nguyên thủy mang tính động vật trở thành những nhu cầu mang tính người. Quá trình đó cứ phát triển làm cho những nhu cầu của con người ngày càng phong phú, đa dạng, sâu sắc cả về vật chất lẫn tinh thần. Quá trình lao động sản xuất và hoạt động xã hội không những tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần, phát triển các nhu cầu mà còn tạo nên những phương thức thỏa mãn các nhu cầu đó ngày càng phong phú, sâu sắc, giàu cảm xúc và nâng cao tính văn hóa của bản thân quá trình hưởng thụ xã hội. Đó cũng là quá trình mỗi chủ thể hoạt động hoàn thiện thể chất, nâng cao năng lực hoạt động, làm phong phú tri thức, tinh thần, tư tưởng, cảm xúc, phát triển và làm giàu các quan hệ xã hội một cách tích cực. Kết quả đó đưa lại cho con người niềm vui, niềm tự hào sung sướng, nâng cao ý thức phẩm giá con người, tin tưởng vào xã hội và con người, gắn bó mỗi cá nhân với cộng đồng trong tình thương yêu, quí trọng lẫn nhau, đó chính là hạnh phúc của con người. Như vậy hạnh phúc o bao giờ được đặt ra như mục tiêu trực tiếp, cuối cùng mà nó chỉ đến với con người như một tặng thưởng kèm theo những giá trị vật chất, tinh thần mà họ đã tạo ra vì xã hội. 16
  20.   Do đó, hạnh phúc không phải là cái gì có sẵn để con người có thể nhận lấy một cách thụ động mà phải do chính bản thân họ sáng tạo ra. Đó là lẽ vì sao, sự lười biếng, thói ỷ lại, trì trệ, hưởng thụ một chiều trong thực tế là kẻ thhù của hạnh phúc. Trong đời sống xã hội con người, về cơ bản có thể phân ra 2 loại nhu cầu: nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Nhu cầu vật chất thường cấp bách nhưng có tính lập lại cao, nhu cầu tinh thần có tính phát triển và sâu sắc. Trong các nhu cầu tinh thần thì nhu cầu đạo đức có thể coi là nhu cầu có tính xã hội cao, sâu sắc nhất và mang tính giáo dục cao nhất. Chính vì thế, những hoạt động của con người thỏa mãn những nhu cầu đạo đức xã hội làm cho con người đạt đến hạnh phúc cao nhất. Hạnh phúc được quan niệm như vậy không loại trừ hoàn toàn mọi nổi đau khổ. Nhiều khi chính nổi đau khổ hay sự khổ não của con người cũng tham gia vào làm thành một mặt của hạnh phúc. Những nổi đau khổ, đau khổ có tính tích cực là những trăn trở trong sáng tạo, đau khổ vì nổi đau khổ của người khác, những gian truân, khổ ải, vượt qua khó khăn trong lao động và cuộc sống. Niềm vui, niềm hạnh phúc mà con người nhận được phụ thuộc rất nhiều vào những trăn trở và đau khổ mà họ phải trải qua, đau khổ ở mức độ càng cao, mục đích trong sáng, hướng tới cái tốt đẹp, cái thiện, cái cao cả càng lớn lao bao nhiêu, thì niềm vui, niềm hạnh phúc mà họ nhận được sau khi đã hoàn thành công việc càng lớn bấy nhiêu. 4. Phạm trù nghĩa vụ đạo đức Nghĩa vụ đạo đức chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống đạo đức xã hội. Việc thực hiện nghĩa vụ đạo đức tốt hay xấu là thước đo đặc thù nói lên tình trạng tiến bộ hay thoái hóa của đời sống đạo đức trong một xã hội nhất định. Do đó, phạm trù nghĩa vụ đạo đức đã được nhiều nhà tư tưởng, nhà hiền triết của các thời đại bàn luận, quan tâm sâu sắc. 4.1 Quan niệm khác nhau về nghĩa vụ đạo đức trước Marx. Democrate là người đầu tiên đưa phạm trù nghĩa vụ vào đạo đức. Ông cho rằng ý thức nghĩa vụ là động cơ sâ kín bên trong của con người, là động lực thúc đẩy con người hành động. Các tôn giáo: nghĩa vụ là ý thức trách nhiệm trước thượng đế. con người có nghĩa vụ hy sinh quyền lợi trước thực tại để hưởng hạnh phúc ở thế giới bên kia. Kant: nghĩa vụ là mệnh lệnh tuyệt đối, là chân lý tất yếu con người cần phải làm dù muốn hay không nghĩa vụ như một mệnh lệnh bắt buộc. Các nhà duy vật Pháp TK XVII – XVIII coi nghĩa vụ đạo đức như gắn liền với lợi ích cá nhân, nó là tất yếu với mọi người và mọi người phải thực hiện. Một số khuynh hướng triết học tư sản hiện đại, nhất là chủ nghĩa hiện sinh, xem ý thức nghĩa vụ đạo đức là hoàn toàn không có ý nghĩa, thậm chí đó là những ràng buộc vô bổ với những hoạt động của con người. Từ đó họ cho rằng sự thừa nhận những chuẩn mực nghĩa vụ đạo đức là có hại cho các cá nhân 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2