Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thực trạng và một số giải pháp giúp học viên nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tại trung tâm GDNN-GDTX Tân Kỳ
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm nghiên cứu thực trạng về ý thức bảo vệ môi trường đối với các em học viên Trung tâm GDNN-GDTX Tân Kỳ trong thời gian từ năm 2020 đến 2022. Trên cơ sở hiểu biết được thực trạng vấn đề bảo vệ môi trường, nhằm tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả và giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các em học viên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thực trạng và một số giải pháp giúp học viên nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tại trung tâm GDNN-GDTX Tân Kỳ
- UBND HUYỆN TÂN KỲ TRUNG TÂM GDNN-GDTX ------- ------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “Thực trạng và một số giải pháp giúp học viên nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tại trung tâm GDNN-GDTX Tân Kỳ” Tác giả: Vy Văn Cận Đơn vị: Trung tâm GDNN-GDTX Tân Kỳ Lĩnh vực: Kỹ năng sống Tháng 04/2023 1
- DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT .......................................................... 4 1.1. Lí do chọn đề tài: ...................................................................................... 5 1.2. Đóng góp mới của đề tài. .......................................................................... 6 1.3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài .................................................................. 6 1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................ 6 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................... 7 2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn ......................................................................... 7 2.1.1. Cơ sở lý luận 7 2.1.2. Cơ sở thực tiễn 8 2.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................... 10 2.2.1. Ý nghĩa khoa học 10 2.2.2. Ý nghĩa thực tiễn 10 2.3. Thực trạng ý thức bảo vệ môi trường của học viên trung tâm GDNN- GDTX Tân Kỳ trong thời gian qua.......................................................................... 10 2.3.1. Thuận lợi 10 2.3.2. Khó khăn, hạn chế 11 2.3.3. Đánh giá chung thực trạng ý thức bảo vệ môi trường của học viên trung tâm GDNN-GDTX Tân Kỳ trong thời gian qua. 12 vệ môi trường. ............................................................................................... 15 2.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho Học viên trung tâm GDNN-GDTX Tân Kỳ. ........................................................................... 16 2.4.1. Xây dựng các góc trong câu lạc bộ “Môi trường xanh” 16 2.4.2. Tổ chức giao lưu tọa đàm “chung tay hành động vì môi trường” 30 2.4.3. Phát thanh tuyên truyền bảo vệ môi trường. 32 2.5. Kết quả đạt được của một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học viên trung tâm GDNN-GDTX Tân Kỳ. .......................................... 32 2.5.1. Kết quả nghiên cứu thực trạng nhận thức của học viên về môi trường và tầm quan trọng phải bảo vệ môi trường. 32 2.5.2. Kết quả nghiên cứu về thái độ trách nhiệm bảo vệ môi trường của học viên 33 2.5.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng hành vi bảo vệ môi trường của học sinh. 34 2
- 2.5. Tính cấp thiết và khả thi của đề tài. ........................................................ 35 2.5.1. Tính cấp thiết của đề tài 35 2.5.2. Tính khả thi của đề tài 36 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 39 3.1. Kết luận ................................................................................................... 39 3.1.1. Quá trình nghiên cứu đề tài 39 3.1.2. Ý nghĩa của đề tài 40 3.1.3. Phạm vi ứng dụng 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 42 CÁC PHỤ LỤC.................................................................................................. 43 Phục lục I........................................................................................................ 43 Phụ lục II ........................................................................................................ 45 Phụ lục III....................................................................................................... 46 Phụ lục IV ...................................................................................................... 47 Phụ lục V ........................................................................................................ 47 3
- DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung từ viết tắt BCH Ban chấp hành BGD&ĐT Bộ giáo dục và đào tạo BGĐ Ban giám đốc BGH Ban giám hiệu BGK Ban giám khảo BTC Ban tổ chức CLB Câu lạc bộ CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐCSVN Đảng Cộng sản Việt Nam GDNN-GDTX Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên GS.TS Giáo sư tiến sĩ GV Giáo viên HS Học sinh HV Học viên MC Dẫn chương trình NGLL Ngoài giờ lên lớp SGD&ĐT Sở giáo dục và đào tạo THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông 4
- PHẦN I. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài: Hiện nay, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đang trở thành một thách thức lớn với cả nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng. Biến đổi khí hậu tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống con người và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Đồng thời cũng làm thay đổi toàn diện, sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu như: An ninh lương thực, an ninh nguồn nước, đất đai, an ninh năng lượng; ảnh hưởng đến các vấn đề an toàn xã hội, văn hóa, ngoại giao và thương mại ở các quốc gia. Việt Nam được IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change - Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu) xác định là một trong năm quốc gia đang và sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Bức tranh ảm đạm về môi trường sinh thái bị thay đổi ở nước ta trong thời gian qua cũng như trên thế giới gần đây đã phản ánh rõ nét sự thiếu ý thức, trách nhiệm của con người với tự nhiên. Thái độ cực đoan và hành vi phi nhân tính của con người tàn phá môi trường, ý thức bảo vệ môi trường của con người hạn chế là căn nguyên sâu xa của tình trạng khủng hoảng môi trường toàn cầu. Để hình thành và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, chúng ta cần phải không ngừng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các thế hệ. Đây được xem là nhiệm vụ chính trị quan trọng, lâu dài; cần sự định hướng đúng đắn, thống nhất của Đảng và Nhà nước, sự chung tay của cả cộng đồng, xã hội. Ở nước ta trong những năm gần đây, trước tác động của biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan như: bão, lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn,… đã gây ra những hậu quả nặng nề đến tính mạng, tài sản của nhân dân. Vì vậy vấn đề bảo vệ môi trường đặt ra vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết. Ngày 10 tháng 11 năm 2020 tại phiên họp Quốc hội, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu đề xuất trồng 1 tỷ cây xanh trong 5 năm tới. Ngày 31 tháng 12 năm 2020 Thủ tướng đã có Chỉ thị 45 về việc Tổ chức phong trào “Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng ngay từ đầu năm 2021. Trong những năm qua, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách Nhà nước và hướng dẫn của ngành Giáo dục cùng với việc nghiên cứu, tìm hiểu, ứng dụng…tôi đã thực hiện nhiều giải pháp giáo dục cho Học sinh trong việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đã mang lại hiệu quả nhất định. Từ thực tiễn đạt được, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Thực trạng và một số giải pháp giúp học viên nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tại trung tâm GDNN-GDTX Tân Kỳ” làm sáng kiến, nhằm đóng góp thêm những giải pháp tích cực trong vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay. Đây cũng chính là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước chúng ta ngày nay. 5
- 1.2. Đóng góp mới của đề tài. Thứ nhất: Bằng các Hoạt động thực tế làm thay đổi nhận thức thái độ của học viên GDTX cấp THPT đối với môi trường, tạo nên động cơ thúc đẩy học viên GDTX cấp THPT giữ gìn môi trường tốt đi đôi với nhu cầu phát triển tri thức của bản thân. Thứ hai: Thiết kế quy trình với một chuỗi Hoạt động liên kết nhằm tác động và thay đổi nhận thức, thái độ của học viên GDTX cấp THPT. Thứ ba: Xây dựng nhóm học viên nòng cốt trong công tác tuyên truyền vận động, giáo dục bảo vệ môi trường (học viên GDTX cấp THPT sau khi tham gia vào các biện pháp tác động của đề tài nghiên cứu, họ trở thành những tuyên truyền viên những người tổ chức hướng dẫn, vận động các đối tượng học viên khác và mọi người cùng tham gia công tác bảo vệ môi trường). Thứ tư: Thiết kế các sản phẩm hỗ trợ cần thiết cho quá trình nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học viên dựa trên đặc điểm phát triển nhận thức tâm lý xã hội như: Các hoạt động tái chế các vật liệu phế thải để sản xuất các chậu, bình hoa hoặc đồ thủ công mỹ nghệ... Thứ năm: Từ thực tiễn giảng dạy, tham mưu công tác quản lý tôi đã áp dụng nhiều giải pháp mang lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các em học viên. Đó là việc chuyển biến nhận thức của các em về vấn đề bảo vệ môi trường, có ý thức, trách nhiệm với cộng đồng và còn trở thành tuyên truyền viên giúp địa phương, nơi cư trú của các em tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường có ý nghĩa thiết thực; Mặt khác hoạt động thu gom, phân loại rác, xử lý rác còn mang lại hiệu quả kinh tế, đóng góp một phần đáng kể vào quỹ thắp sáng ước mơ cho các em học sinh nghèo vượt khó của trung tâm 1.3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài Nghiên cứu thực trạng về ý thức bảo vệ môi trường đối với các em học viên Trung tâm GDNN-GDTX Tân Kỳ trong thời gian từ năm 2020 đến 2022. Trên cơ sở hiểu biết được thực trạng vấn đề bảo vệ môi trường, nhằm tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả và giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các em học viên. 1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Học viên trung tâm GDNN-GDTX Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An Phạm vi nghiên cứu: Trong công tác quản lý, từ thực tiễn giảng dạy những vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, ý thức bảo vệ môi trường đối với các em học viên Trung tâm GDNN-GDTX Tân Kỳ. 6
- PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 2.1.1. Cơ sở lý luận 2.1.1.1. Khái niệm môi trường Môi trường bao gồm các yếu tố của tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con người có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Môi trường có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế - xã hội của loài người. Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ gìn cho môi trường trong lành, bền vững, đảm bảo cân bằng sinh thái trong môi trường tự nhiên, đồng thời ngăn chặn và khắc phục hậu quả mà do chính con người hay thiên nhiên gây ra cho môi trường. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các thế hệ học sinh là quá trình giáo dục có mục đích nhằm giúp cho các em hiểu biết sâu sắc hơn về môi trường để từ đó có thái độ, hành vi và những việc làm thiết thực bảo vệ môi trường, làm cho môi trường sống của mình tốt đẹp hơn. 2.1.1.2. Khái niệm ý thức Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào đầu óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ý thức là toàn bộ sản phẩm những hoạt động tinh thần của con người, bao gồm những tri thức, kinh nghiệm, những trạng thái tình cảm, ước muốn, hy vọng, ý chí niềm tin, ... của con người trong cuộc sống. Ý thức là sản phẩm của quá trình phát triển của tự nhiên và lịch sử - xã hội, là kết quả của quá trình phản ánh thế giới khách quan vào trong đầu óc của con người. Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác - Lênin là một phạm trù được quyết định với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ biện chức với vật chất. Theo tâm lý học được định nghĩa là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở con người. Ý thức là sự phản ánh bằng ngôn ngữ những gì con người đã tiếp thu trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan. Tóm lại, ý thức là một hiện tượng tâm lý xã hội có kết cấu phức tạp bao gồm tự ý thức, tri thức, tình cảm, ý chí trong đó tri thức là quan trọng nhất, là phương thức tồn tại của ý thức. 7
- 2.1.1.3. Ý thức bảo vệ môi trường của học sinh Môi trường sống của con người rất rộng lớn và bao la, chúng được phân thành ba nhóm, đó là: Môi trường tự nhiên, bao gồm các thành phần tự nhiên (địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật); Môi trường xã hội, bao gồm các quan hệ xã hội (trong sản xuất, trong phân phối, trong giao tiếp); Môi trường nhân tạo, bao gồm các đối tượng lao động do con người sản xuất ra và chịu sự chi phối của con người (nhà ở, nhà máy, thành phố…). Trong thực tế các nhóm môi trường này chúng cùng nhau tồn tại, xen lẫn và tương tác chặt chẽ vào nhau. Vì vậy, khi một thành phần thay đổi trong môi trường nào cũng đều tác động đến môi trường sống của chúng ta. Trong những thập niên gần đây với sự bùng nổ dân số cùng với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đã tạo ra nhiều khí thải đang xâm nhập và làm ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của con người. Bởi vậy, vấn đề cấp thiết đang đặt ra cho toàn nhân loại chúng ta cần có các giải pháp bảo vệ môi trường, như: Khai thác sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu… Tất cả những việc làm đó giúp cho môi trường sống của chúng ta được an toàn và bền vững. Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra khá nghiêm trọng, đặc biệt tình trạng ô nhiễm môi trường nước, không khí… sự suy giảm đa dạng sinh học, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên… Từ thực trạng đó đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người như: lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, nhiệt độ tăng, nước biển dâng… Con người cũng chính là nhân tố chính làm cho cho môi trường bị biến đổi theo chiều hướng tiêu cực. Nhưng con người cũng sẽ là nhân tố cải thiện môi trường, khắc phục những hạn chế và làm cho môi trường phát triển theo chiều hướng tích cực hơn. Vì vậy, trong công tác giáo dục và đào tạo ngày nay, chúng ta không chỉ quan tâm đến việc giảng dạy cho các em học sinh những kiến thức để vận dụng vào việc phát triển kinh tế - xã hội mà cần phải giáo dục các em kiến thức bảo vệ môi trường, chung tay cùng cộng đồng bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn Đảng và Nhà nước ta luôn đặt công tác bảo vệ môi trường vào một vị trí quan trọng trong hoạt động phát triển kinh tế- xã hội. Quan điểm này được thể hiện rõ trong chỉ thị 36/CT-TW ngày 25/6/1998 và sau này là nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. “Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức mọi gia đình và của mọi người”. Quyết định số 256/2003 QĐ-TTg, ngày 12/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt 8
- Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 cũng nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp các ngành, các tổ chức cộng đồng và của mọi người dân”. Hiện nay có một số công trình nghiên cứu đề cập đến chủ đề nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho Học sinh, tiêu biểu như các công trình:“Một số biện pháp nâng cao bảo vệ ý thức môi trường cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non”. Tác giả Lương Thị Thu Thùy đã đưa ra các biện pháp cụ thể như: lồng ghép giáo dục về bảo vệ môi trường trong các chủ đề dạy học, sử dụng các đồ dùng dạy học trực quan. Trong nghiên cứu “nâng cao nhận thức về môi trường cho Học sinh ở một số trường THCS quận Bình Thạnh thành phố Hồ Chí Minh” các tác giả Lê Thị Minh, Quách Vân Tài Em đã đưa ra các giải pháp để nâng cao nhận thức về môi trường cho học sinh THPT và THCS. Đó là các nhà trường cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về bảo vệ môi trường cho học sinh. Tăng cường công tác tuyên truyền vệ sinh môi trường. Tổ chức các phong trào bảo vệ môi trường với quy mô rộng lớn với sự tham gia đông đảo học sinh. Trong nghiên cứu “Trẻ em nhận thức về môi trường: Những ý tưởng dành cho giáo viên” của tác giả Louise Petty đã đưa ra các giải pháp cụ thể giúp giáo viên nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức về môi trường cho học sinh như: Tổ chức học tập tại thực địa, tái chế rác thải, tạo các phong trào quần chúng, đổi mới việc kiểm tra đánh giá,… Ở Nghệ An đã có nhiều biện pháp trong công tác giáo dục về môi trường cho Học sinh nhưng các biện pháp còn mang tính lí thuyết, chủ yếu thực hiện bằng các biện pháp tuyên truyền, chưa đi sâu vào các giải pháp mang tính thực nghiệm, trải nghiệm bằng các việc làm cụ thể, thiết thực. Vì vậy hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh chưa đạt kết quả như mong muốn. Đối với học sinh, nhận thức về môi trường, bảo vệ môi trường ở mỗi vùng miền, địa phương lại có sự khác nhau. Cho nên chúng ta không thể áp dụng các biện pháp giống nhau mà phải linh hoạt, lựa chọn các giải pháp phù hợp với từng độ tuổi, từng vùng miền, địa phương. Từ đó các em học sinh sẽ có cách tiếp cận, hành động thiết thực mang lại hiệu quả cao, sẽ nâng cao được nhận thức cho các em học sinh trong vấn đề bảo vệ môi trường. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi đã thực hiện và áp dụng “Thực trạng và một số giải pháp giúp học viên nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tại trung tâm GDNN-GDTX Tân Kỳ”. Từ những việc làm thiết thực, tôi mong muốn mang lại cho các em Học viên nhận thức đúng đắn về vấn đề bảo vệ môi trường chính là bảo vệ môi trường sống của các em. Với việc làm cụ thể, hành động đẹp của các em học viên đối với môi trường sẽ có sức lan tỏa, thu hút được nhiều người tham gia để chúng ta hướng đến môi trường sống an toàn, sạch sẽ và thân thiện. 9
- 2.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2.2.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài cung cấp các kiến thức môi trường; các vấn đề môi trường như: Thực trạng, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, các giải pháp ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay cho học viên GDTX cấp THPT. Đề tài cung cấp kết quả nghiên cứu và thực trạng ý thức bảo vệ môi trường của học viên trung tâm GDNN-GDTX Tân Kỳ. 2.2.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài đã đề xuất được một số giải pháp và các sản phẩm phù hợp với lứa tuổi học sinh THPT để góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học viên trung tâm GDNN-GDTX Tân Kỳ. Những giải pháp mà đề tài đề cập tới tuy nhỏ nhưng hứa hẹn đem lại hiệu quả cao. Vì góp phần giáo dục ý thức bảo vệ và giữ gìn môi trường trong các nhà trường cũng như trong gia đình và xã hội. Góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp. Bên cạnh đó giúp các nhà trường, địa phương có cách xử lý rác tốt hơn, vạch ra cho các em học sinh những giải pháp góp phần giữ gìn môi trường sạch hơn và gia đình của các em cũng có cách để xử lý rác thải tốt hơn và đem lại hiệu quả cao hơn. 2.3. Thực trạng ý thức bảo vệ môi trường của học viên trung tâm GDNN- GDTX Tân Kỳ trong thời gian qua. 2.3.1. Thuận lợi Trong những năm qua, hưởng ứng chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng đạt chuẩn nông thôn mới, theo Quyết định số: 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, trong đó tiêu chí 17 về “Môi trường và an toàn thực phẩm” là một trong 19 tiêu chí quan trọng. Vì vậy, đây sẽ là cơ sở cho mỗi địa phương nỗ lực xây dựng, phấn đấu để đạt được. Từ những việc làm tại địa phương sẽ là cơ hội cho các em học sinh được tham gia, trải nghiệm và nâng cao được ý thức trong vấn đề bảo vệ môi trường. Trung tâm luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Sở GD&ĐT Nghệ An, UBND huyện Tân Kỳ trong việc xây dựng môi trường học tập, cảnh quan của đơn vị. Đặc biệt, trong các đợt tập huấn về chuyên môn, giáo dục kỹ năng sống, bảo vệ môi trường,... luôn chú trọng việc lồng ghép, tích hợp vào môn học hoặc hoạt động ngoài giờ lên lớp về kiến thức, kỹ năng bảo vệ môi trường cho các em học viên. 10
- Các cơ quan, ban ngành từ cấp huyện đến xã, thị, khối, xóm rất quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, tạo điều kiện vật chất cần thiết như thùng để rác, bãi tập kết rác, mua xe chở rác,... để thực hiện công tác bảo vệ môi trường. Định kỳ theo ngày hoặc tuần các khối, xóm thường có lịch thu, gom và xử lý rác thải đồng thời kêu gọi nhân dân hưởng ứng phong trào làm vệ sinh môi trường nơi cư trú. Đặc biệt có nhiều địa phương còn xây dựng cổng làng, con đường hoa,... tạo nên cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để các em học sinh tham gia, thông qua đó sẽ nâng cao được ý thức, trách nhiệm của bản thân với cộng đồng vì một môi trường sống xanh, sạch, đẹp. Trong kế hoạch xây dựng thực hiện nhiệm vụ đầu mỗi năm học, trung tâm luôn đưa nội dung xây dựng trường học “xanh - sạch - đẹp” là một nhiệm vụ quan trọng. Từ đó Bộ phận chuyên môn đã xây dựng kế hoạch chi tiết, đưa các nội dung giáo dục môi trường vào chương trình ngoại khóa, các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, lồng ghép vào các môn Sinh học, môn Địa lý, môn Giáo dục công dân, môn Hóa học, ... Đồng thời, trung tâm có chính sách hỗ trợ, động viên kịp thời những cán bộ, giáo viên, học sinh và CLB “ môi trường xanh” hoạt động có hiệu quả trong vấn đề bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó nhà trường còn tạo điều kiện về cơ sở vật, như: các thiết bị thu, gom phân loại rác; phòng sinh hoạt CLB “ môi trường xanh”,... Sự tham gia nhiệt tình của đông đảo học viên, cán bộ, giáo viên, nhân viên trung tâm trong vấn đề bảo vệ môi trường. Đặc biệt các thành viên câu lạc bộ “môi trường xanh” luôn nhiệt huyết, sáng tạo, tích cực trong vấn đề bảo vệ môi trường. Các tổ chức trong và ngoài trung tâm luôn nhiệt tình ủng hộ các hoạt động bảo vệ môi trường. Trong đó sự tham gia vào cuộc, phối kết hợp của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, BCH Đoàn trung tâm, BCH Công đoàn và các bậc phụ huynh,... đã cùng chung tay thực hiện nhiều giải pháp bảo vệ môi trường trong thời gian qua, mang lại hiệu quả thiết thực. 2.3.2. Khó khăn, hạn chế Một số bộ phận học viên tham gia chưa nhiệt tình, chưa tích cực trong vấn đề bảo vệ môi trường. Cá biệt có những học sinh còn thiếu ý thức trong vấn đề bảo vệ môi trường như: Vứt rác bừa bãi, phân loại rác thải không đúng quy định hoặc không tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường do lớp, trung tâm và địa phương tổ chức. Để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các em học viên đòi hỏi phải có sự chung tay, vào cuộc của nhiều cá nhân, tổ chức. Trong khi đó một số bộ phận, tổ chức chưa thực sự quan tâm, ngay trong phạm vi trung tâm cũng vẫn đang chú trọng việc giảng dạy kiến thức là chính, chưa mạnh dạn cho các em tham gia, trải nghiệm nhiều. 11
- Một số hoạt động bảo vệ môi trường đòi hỏi phải có kinh phí, như: Việc mua sắm các thiết bị thu gom, xử lý rác, việc trồng cây xanh, các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo,… 2.3.3. Đánh giá chung thực trạng ý thức bảo vệ môi trường của học viên trung tâm GDNN-GDTX Tân Kỳ trong thời gian qua. Để đánh giá đúng thực trạng về ý thức bảo vệ môi trường của học viên Trung tâm GDNN-GDTX Tân Kỳ trong thời gian qua, tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu, khảo sát,… ở nhiều khía cạnh khác nhau nhằm tìm ra kết quả mang tính khách quan, trung thực và khoa học. Trên cơ sở đó để có các giải pháp phù hợp với thực tiễn đang đặt ra đối với việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các em học viên. Các khía cạnh nghiên cứu, đánh giá về thực trạng ý thức bảo vệ môi trường của các em học viên chủ yếu được tập trung ở 3 yếu tố chính: Nhận thức, thái độ và hành vi. Kết quả nghiên cứu từ 3 yếu tố được thể hiện như sau: 2.3.3.1. Kết quả nghiên cứu thực trạng nhận thức của học viên về môi trường và tầm quan trọng phải bảo vệ môi trường. Tôi tiến hành khảo sát nhận thực về môi trường đối với 285 em học viên từ lớp 10 đến lớp 12 của trung tâm GDNN-GDTX Tân Kỳ, trong đó khối 10 có 120 em, khối 11 có 60 em và khối 12 có 105 em. Để thực hiện khảo sát các em học sinh, chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra nhận về môi trường (mẫu phiếu tại phụ lục I). Sau khi tiến hành điều tra xong, tôi đã phân tích, xử lý số liệu và kết quả thu thập được như sau: Nhận định Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Trung bình Thứ bậc đúng Tần số % Tần số % Tần số % % 1 79 65.83 44 73.33 76 72.38 70.51 3 2 44 36.67 20 33.33 40 38.1 38.1 7 3 36 30 16 26.67 32 30.48 29.05 9 4 71 59.16 38 63.33 61 58.1 60.2 4 5 69 57.5 34 56.67 66 62.86 59.01 5 6 106 88.33 53 88.33 89 84.76 87.14 2 7 113 94.17 58 96.67 95 90.48 93.77 1 8 45 36.67 22 36.67 44 41.9 38.41 6 9 29 24.17 12 20 27 25.71 23.29 10 10 39 32.5 19 31.67 35 33.33 32.5 8 52.50% 52.67% 53.38% 12
- Tỉ lệ trả lời đúng 52.99% Bảng 2.1. Mức độ nhận thức của học viên về môi trường và tầm quan trọng phải bảo vệ môi trường Kết quả khảo sát cho thấy học viên trung tâm đã có nhận thức về môi trường và có hiểu biết về tầm quan trọng phải bảo vệ môi trường. Tuy nhiên trình độ nhận thức của các em vẫn chưa cao chỉ mới đạt ở mức trung bình với tỷ lệ trả lời đúng là 52.99%. Về mức độ nhận thức có sự phân hóa được thể hiện qua từng mức độ hiểu biết của các em ở mỗi câu hỏi. Với các câu hỏi nhận thức về ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan như: “tình trạng ô nhiễm môi trường của chúng ta hiện nay như thế nào” tỷ lệ các em nhận thức đúng đạt 70.51%; “các em tin rằng sức khỏe của bạn đã bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường” đạt 87.14%; “Ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, đó là một vấn đề đáng báo động trên toàn thế giới” có tới 93.77% các em đã nhận thức được. Như vậy, thông qua kết quả khảo sát thu thập được, chúng ta dễ nhận thấy phần lớn các em học viên đều trả lời đúng những câu hỏi về thực trạng ô nhiễm môi trường, hậu quả của vấn đề ô nhiễm môi trường chiếm tỷ lệ khá cao. Trong khi đó tỷ lệ số câu hỏi nhận thức khác thì có nhiều em học viên chưa nhận thức được như: “Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành như thế nào” đạt 23.29%, “Chủ thể chính gây ô nhiễm môi trường là gì” thì các em xác định được là 29.05%, “Trong các hoạt động bảo vệ môi trường, hoạt động nào được cho là căn bản nhất cần phải thực hiện” thì cũng chỉ có 32.50% xác định đúng. Điều này cho thấy học sinh chưa nhận thức được về những vấn đề này. 2.3.3.2. Kết quả nghiên cứu về thái độ trách nhiệm bảo vệ môi trường của HV. Tôi đã tiến hành khảo sát trên 96 học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 của nhà trường; Trong đó lớp 10 là 31 em, lớp 11 là 33 em, lớp 12 là 32 Để có kết quả về thực trạng của học viên, chúng tôi đã sử dụng một số thí nghiệm: Thí nghiệm 1: Thử phản ứng của học viên khi các em đi ngang qua một vật thải (vỏ hộp hoặc vỏ hộp sữa đã sử dụng...) và thùng rác để cách đó khoảng 1 mét và phỏng vấn những em nhìn thấy mà không nhặt rác để tìm hiểu nguyên nhân? Kết quả thực trạng thái độ của học viên thể hiện qua biểu đồ sau: 13
- Biểu đồ 2.1. Thái độ trách nhiệm bảo vệ môi trường của học viên Trung tâm GDNN-GDTX Tân Kỳ qua thí nghiệm 1. Thông qua kết quả thí nghiệm, chúng ta nhận thấy rằng vẫn còn khá nhiều tỷ lệ học viên chưa có ý thức trong vấn đề xử lý rác thải, chưa có ý thức tự giác trong vấn đề nhặt rác, thu gom rác, để rác đúng nơi quy định. Trong 96 em học sinh được tiến hành khảo sát ở thí nghiệm 1 (Trong đó lớp 10 là 31 em, lớp 11 là 33 em, lớp 12 là 32 em) thì chỉ có 38,20% số đó nhặt và bỏ rác vào thùng, còn lại có tới 61.80% không bỏ rác vào thùng. Khi được hỏi về lí do vì sao không nhặt rác và cho vào thùng thì học sinh trả lời không nhìn thấy hoặc một số em cho rằng đó là trách nhiệm của lớp trực nhật chứ không phải do cá nhân các em phải làm. Thí nghiệm 2: Tạo tình huống một bạn học viên ngang nhiên vứt rác ra môi trường ngay trước mặt các bạn học viên khác để xem thái độ và hành động của các bạn đó như thế nào. Trong 45 học sinh được thực hiện tại thí nghiệm 2, có 41.11% số học sinh có thái độ không hài lòng và có hành vi nhắc nhở, còn số học sinh còn lại thì không quan tâm. 2.3.3.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng hành vi bảo vệ môi trường của học sinh. Tôi tiến hành khảo sát thực 285 học sinh từ lớp 10-12 của trung tâm bằng phiếu khảo sát ở phần phụ lục II, sau đó thống kê và tính điểm trung bình số học viên trả lời phiếu khảo sát. Cụ thể kết quả thực trạng hành vi của học viên được thể hiện qua bảng số liệu sau: 14
- STT Điểm TB Thứ bậc 1 61 37 48 140 1.94 3 2 62 74 84 65 1.53 9 3 65 58 59 105 1.72 7 4 29 38 61 157 2.1 1 5 53 62 64 106 1.78 5 6 55 66 81 83 1.67 8 7 51 53 63 118 1.87 4 8 58 63 58 106 1.74 6 9 64 75 82 64 1.51 10 10 61 30 42 152 2.00 2 Điểm trung bình chung 1.79 Bảng 2.2 . Thực trạng hành vi bảo vệ môi trường của học viên Trung tâm GDNN- GDTX Tân Kỳ. Kết quả khảo sát cho thấy một số học viên GDNN-GDTX Tân Kỳ đã ý thức, có trách nhiệm, tự giác thực hiện hành vi bảo vệ môi trường. Tuy nhiên nếu xét trên phương diện tổng thể thì ý thức của học viên về thái độ trách nhiệm và hành vi bảo vệ môi trường của học viên trung tâm chỉ đạt mức trung bình với số điểm khảo sát chỉ 1.79 điểm. Có nhiều học viên làm tốt công tác bảo vệ môi trường, biểu hiện như: Bỏ rác đúng nơi quy định, chăm sóc bảo vệ cây xanh, quang cảnh trường học, tiết kiệm điện, tiết kiệm nước... nhưng bên cạnh đó còn một số học viên xả rác bừa bãi, bẻ cành, lãng phí năng lượng,... Vậy qua việc nghiên cứu, khảo sát và thực nghiệm đối với các em học viên Trung tâm GDNN-GDTX Tân Kỳ về vấn đề bảo vệ môi trường, tôi nhận thấy thực trạng về ý thức của các em thể hiện rõ ở một số nội dung sau: - Nhận thức của các em học viên đối với vấn đề môi trường chưa cao, chỉ mới đạt ở mức trung bình, thậm chí có một số bộ phận học viên còn thờ ơ, chưa quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. - Một số bộ phận các em học viên chỉ quan tâm đến việc học kiến thức trong sách vở, những việc làm bảo vệ cảnh quan môi trường, vệ sinh môi trường là của người khác làm. Từ thực trạng nêu trên về ý thức bảo vệ môi trường của các em học viên, đòi hỏi chúng ta cần nghiên cứu, tìm ra các giải pháp trước mắt và lâu dài để giáo dục cho 15
- các em học viên có các hành động thiết thực, cần thiết để cùng chung tay bảo vệ môi trường. 2.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho Học viên trung tâm GDNN-GDTX Tân Kỳ. 2.4.1. Xây dựng các góc trong câu lạc bộ “Môi trường xanh” Mục đích: - Thay đổi nhận thức của học viên rằng học tập kiến thức phải song hành cùng với việc bảo vệ, xây dựng môi trường sống. - Nâng cao nhận thức, kiến thức về môi trường và các vấn đề liên quan. - Khơi dậy tình yêu thiên nhiên, đất nước con người trong mỗi học viên, từ đó có thái độ và hành vi đúng trong việc bảo vệ môi trường. - Tạo môi trường văn hóa lành mạnh để các em học viên trao đổi kinh nghiệm học tập, trải nghiệm, khám phá và trau dồi kiến thức, kỹ năng. Cách thực hiện: 2.4.1.1.“Góc kiến thức” Cung cấp kiến thức về môi trường một cách đầy đủ và cập nhật dưới nhiều hình thức phong phú và đa dạng. Các kiến thức này do các thành viên trong câu lạc bộ “Môi trường xanh” biên soạn dưới dạng cuốn cẩm nang môi trường. Điều kiện thực hiện giải pháp Việc cung cấp kiến thức về môi trường qua cuốn cẩm nang không phải là phương pháp mới. Nhưng cẩm nang môi trường để nâng cao nhận thức về môi trường cho học sinh là hoàn toàn mới. Để đảm bảo học viên phải chủ động, tích cực, tự giác đọc và lĩnh hội nội dung về môi trường trong cẩm nang. Cách thực hiện giải pháp - Về mục đích: Giới thiệu trực tiếp tình hình môi trường hiện nay, những quy định pháp luật về tài nguyên môi trường và trách nhiệm của chúng ta. Qua đó các bạn học sinh chủ động tiếp thu những thông tin này bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu, tự tìm tòi, học hỏi. - Về nhận thức: Cẩm nang được thiết kế trên phần mềm microsoft office word và in ra thành sách. - Về cấu trúc: Cẩm nang môi trường được xây dựng dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng vấn đề nhận thức môi trường của học viên trung tâm GDNN-GDTX Tân 16
- Kỳ, vì vậy tôi thống kê và giới thiệu một số kiến thức về môi trường mà các bạn học viên đang còn phân vân. - Cách làm: Xin ý kiến của Ban giám đốc, giáo viên chủ nhiệm → Xin hỗ trợ kinh phí in ấn sách từ phía trung tâm và phụ huynh học sinh → Phát cẩm nang cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm sẽ giành khoảng 05 phút đến 10 phút cho học viên trao đổi, thảo luận về các nội dung trong cẩm nang. (Hình ảnh 2.1. Học viên tìm hiểu cuốn cẩm nang môi trường) - Thời gian thực hiện: từ 11/2022 đến 01/2023. - Hiệu quả: Phần lớn các em học viên có nhận xét tích cực về các thông tin về môi trường được truyền đạt trong cẩm nang, các em thấy các thông tin về môi trường không còn khô khan mà dễ hiểu và dễ nhớ. Rất nhiều bạn chia sẻ sau khi đọc cẩm nang môi trường có rất nhiều thông tin môi trường cần thiết mà trước đây mình không biết. 2.4.1.2. Góc trí tuệ: - Mục tiêu của giải pháp: Tạo cơ hội cho học viên tham gia sân chơi trí tuệ để học viên được thử sức, chinh phục ngôi vị “Rung chuông vàng” với câu hỏi trắc nghiệm về môi trường. Các thông tin liên quan được cung cấp một cách sinh động ngay sau mỗi câu hỏi. Từ đó sẽ giúp các em có kiến thức, kỹ năng trong vấn đề bảo vệ môi trường. - Nội dung của giải pháp: Tổ chức chặt chẽ, chu đáo, sinh động, hấp dẫn; Nội dung, hình thức phù hợp với lứa tuổi học sinh THPT (tổ chức vào tháng 12/2022) - Các bước thực hiện: 17
- Bước 1: Căn cứ kế hoạch của trung tâm đầu năm học, Đoàn trường tham mưu xây dựng kế hoạch (kèm hướng dẫn, thể lệ, giải thưởng…) Hội thi theo trình tự: Dự thảo kế hoạch Hội thi → xin kiến góp ý dự thảo kế hoạch Hội thi → Ban hành kế hoạch Hội thi. Dự trù kinh phí thực hiện Hội thi Bước 2: Thành lập các Ban soạn thảo câu hỏi, Ban giám sát, Ban giám khảo (có MC), Ban cố vấn-cứu trợ. Căn cứ thể lệ chọn ra 80 hoặc 100 thí sinh ở các chi đoàn (tùy điều kiện nhân lực và cơ sở phù hợp…) Bước 3: Chuẩn bị: (công phu và phù hợp nguồn kinh phí) - Sàn thi đấu - Bảng kết quả A; B; C. - Mỗi thí sinh nhận 3 bảng kết quả A; B; C và ngồi theo số thứ tự trên sàn (BTC nhớ tinh ý sắp xếp để tránh làm tập thể!?) Bước 4: Tổ chức thi - Phổ biến thể lệ - Trò chơi tập thể làm nóng tinh thần - Trình chiếu câu hỏi, thí sinh có 10 giây để trả lời - Lần lượt thi: 2 câu dễ, 1 câu hơi khó và 1 câu cực khó; thí sinh sai gần hết sàn (tạo được sự bất ngờ…) Dẫn chương trình (MC) tuyên bố thi nháp. Niềm vui vỡ òa, hết hoang mang (chiêu MC đấy!) * Phần thi khởi động: Chọn câu A/B/C, từ 15 - 20 câu, Mức độ khó tăng dần, - Vòng 1 kết thúc, có thể một số đông thí sinh đã rời sân (nhưng còn cơ hội, chờ...) * Phần thi giải cứu đồng đội: (trò chơi hoặc trả lời câu hỏi) Các đội trưởng cứu được 100%, 90%, 80%,… tương ứng với kết quả I, II, III,… (trách nhiệm vì cái lo của đội trưởng/nhóm trưởng, hào hứng và chờ đợi của thí sinh) * Phần thi tăng tốc: 70% câu hỏi chọn A/B/C, 30 % câu hỏi điền khuyết - Giống phần 1 nhưng mức độ câu hỏi khó dần, khác là thí sinh trả lời sai không cơ hội quay lại. Thi tới khi còn 10 – 15 thí sinh thì dừng (cần thiết thì dùng bộ câu hỏi dự phòng) * Phần thi về đích: Câu hỏi điền khuyết + A/B/C (có cấp độ khó) 18
- Thi từng câu nhưng điểm là của 5 câu được cộng dồn (Ban thư ký cộng điểm công khai), chọn được 5 thí sinh điểm cao nhất bước vào vòng tranh giải. * Phần thi Tranh giải : Thi ứng xử tình huống Bắt thăm chọn BGK để nhận câu hỏi ứng xử (BTC chuẩn bị sẵn bộ câu hỏi cho BGK xem trước) Điểm số quyết định từ BGK: tương ứng các giải I,II,III; 2 giải khuyến khích. Bước 5: Kết thúc Hội thi - Quà +Thưởng (Theo thể lệ) - Quà (các thí sinh tham gia, nhóm thí sinh bước vào phần thi về đích, nhóm thí sinh không đạt giải) - Thưởng (Thí sinh có giải + Đồng đội có giải) Hình ảnh 2.2. Học viên tham gia cuộc thi rung chuông vàng tìm hiểu về môi trường 2.4.1.3.“Góc thư giãn” Mục đích: Tạo không gian thư giãn cho học viên sau mỗi giờ học căng thẳng với các tiết ngoại khóa tham quan thực tế ở Thác Bồn tại xã Tân Hợp, Lễ Hội Bươn Xao1 tại xã Tiên Kỳ (không gian Thờ cúng Lê Lợi và Nghĩa quân Lam Sơn), Công viên Hậu Phương-Tiền Tuyến tại Thị trấn Tân Kỳ để hòa mình với thiên nhiên hùng vĩ, các di tích lịch sử của huyện Tân Kỳ từ đó để học viên thấy được sự cần thiết phải bảo vệ. 1 ”Bươn Xao:Theo tiếng dân tộc Thái nghĩa là ngày 20 tháng 8 âm lịch” 19
- Để tổ chức hoạt động này, cần phải có những điều kiện tối thiểu sau: Kinh phí thực hiện. Nguồn kinh phí có thể lấy từ một phần ngân sách chi hoạt động thường xuyên của nhà trường dành cho hoạt động ngoại khóa nếu có hoặc do kinh phí đóng góp hoặc hỗ trợ từ hội cha mẹ học viên. Nguồn kinh phí này dùng để chi trả cho hướng dẫn viên, và xe đưa đón học viên. - Địa điểm tham quan: Thác Bồn tại xã Tân Hợp, Lễ Hội Bươn Xao (không gian Thờ cúng Lê Lợi và Nghĩa quân Lam Sơn tại xã Tiên Kỳ), Công viên Hậu Phương-Tiền Tuyến tại Thị trấn Tân Kỳ không cách trường quá xa, và được sự đồng ý của ban quản lý các đơn vị để được thăm quan; - Có người của ban quản lý được cử ra làm hướng dẫn viên; - Trung tâm bố trí thời gian (1 ngày) để học viên tham quan. - Được sự đồng thuận của hội phụ huynh trung tâm thông qua họp phụ huynh đầu năm. Nếu xét thấy lớp, trường có đủ các điều kiện trên thì tổ chức cho học viên tham quan để tạo cơ hội cho học viên tiếp cận với thiên nhiên hùng vỹ, không gian tổ chức lễ hội; Được mắt thấy tai nghe và hiểu rõ hơn Thác Bồn tại xã Tân Hợp, Lễ Hội Bươn Xao tại xã Tiên Kỳ (không gian Thờ cúng Lê Lợi và Nghĩa quân Lam Sơn), Công viên Hậu Phương-Tiền Tuyến tại Thị trấn Tân Kỳ mà học viên mới được tìm hiểu qua sách vở hoặc các phương tiện thông tin. Giáo viên chuẩn bị và tổ chức tham quan theo các bước sau: Bước 1. Lập kế hoạch tham quan, trong đó ghi rõ - Mục đích, yêu cầu tham quan, thời gian, địa điểm, thành phần tham gia, cách thức tổ chức thực hiện. + Về kiến thức: Học viên có điều kiện trực tiếp tiếp xúc cảnh quan núi, thác, suối, di tích mà trước đây đã từng nghe qua sách vở + Về kĩ năng: - Rèn luyện cho các em một số kỹ năng học tập như kỹ năng quan sát, thu thập, xử lý thông tin qua đó tự chiếm lĩnh kiến thức cần thiết thu được trong quá trình tiếp cận với Thác Bồn tại xã Tân Hợp, Lễ Hội Bươn Xao tại xã Tiên Kỳ (không gian Thờ cúng Lê Lợi và Nghĩa quân Lam Sơn), Công viên Hậu Phương-Tiền Tuyến tại Thị trấn Tân Kỳ; kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để bảo vệ tài nguyên môi trường. + Về thái độ: - Phản đối và sẵn sàng đấu tranh với các hành vi gây hại cho tài nguyên, môi trường. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 138 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT Lê Lợi
19 p | 54 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng câu hỏi của bài đọc điền từ thi THPT Quốc gia
73 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 21 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 25 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 28 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 19 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang
21 p | 48 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Bài tập thực hành Word khối 10
37 p | 13 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều” chương trình công nghệ 12 ở trường THPT Y
55 p | 62 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn