Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tự học – con đường đánh thức tư duy, khơi dậy sáng tạo cho học sinh (vận dụng qua việc giảng dạy bài thơ: Vội vàng – Xuân Diệu)
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu đề tài là giúp học sinh hiểu sâu hơn không chỉ một nội dung bài học mà còn mở đường cho năng lực đọc – hiểu những văn bản tương tự. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tự học – con đường đánh thức tư duy, khơi dậy sáng tạo cho học sinh (vận dụng qua việc giảng dạy bài thơ: Vội vàng – Xuân Diệu)
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu: 1.1. Từ xưa đến nay, trong giáo dục, vấn đề tự học vẫn, đã và đang là một vấn đề then chốt được đặt ra với cả người dạy và người học. Herrert Spencer cho rằng: “Chỉ có qua con đường tự học, loài người mới có thể phát triển mạnh mẽ lên được”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nhận định: “Trong cách học, phải lấy tự học làm cốt”. Hay ngạn ngữ Trung Quốc cũng đã cho rằng: “Thầy giáo của anh có thể dắt anh đến cửa, đạt được sự học hay không là tùy ở mỗi người”. Nếu không có tự học thì mọi hoạt động của người học chỉ là hoạt động thụ động: thụ động tiếp thu tri thức, thụ động trong việc thực hiện các hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ học tập… Nếu không có tự học, thì hoạt động giáo dục chỉ là hoạt động 1 phía của người dạy. Nếu không có tự học, thiết nghĩ hoạt động giáo dục chỉ là một “công nghệ” nhân bản, xã hội sẽ chỉ có nhiều thêm những con người thụ động, thiếu khả năng vận dụng, yếu kĩ năng sống cần thiết. 1. 2. Dưới tác động của công cuộc đổi mới và cuộc cách mạng 4.0, giáo dục trong những năm qua đã có sự đổi mới mạnh mẽ. Từ việc dạy và học theo cách truyền thống, lấy người dạy làm trung tâm truyền đạt tri thức, người học chỉ thụ động tiếp nhận và vận dụng máy móc, thì nay, mọi hoạt động của quá trình này đều hướng về chủ thể mới – Người học. Với nhận thức đó, giáo dục hiện nay đang có sự chuyển mình tích cực. Một không khí đổi mới sôi nổi trên mọi mặt trận giáo dục. Đó là việc áp dụng hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực; vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học mới, các kĩ thuật dạy học tích cực trong quá trình giảng dạy; đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn bằng cách chuyên đề dạy học tích cực. Bên cạnh đó, nhằm phát huy hơn nữa tính tự chủ, tự giác, tích cực của người học, các nhà 1
- sư phạm cũng đã và đang thực hiện việc tổ chức hoạt động tự học cho học sinh trong từng giờ học, bài học. Tự học đang được xem là cần thiết, là tất yếu trong một nền giáo dục theo định hướng phát triển năng lực cho người học. Từ đó, giáo dục từ cấp địa phương đến trung ương đang có những bước chuyển mình trước đáng kể, giúp cho xã hội và người học vững tâm thế hơn chuẩn bị cho cuộc cải cách giáo dục trong thời gian tới. 1.3. Tổ chức hoạt động tự học của học sinh là tiến trình tổ chức các hoạt động để hình thành kiến thức dựa trên cơ sở tự nhận thức của học sinh. Tuy mới được vận dụng, nhưng việc tổ chức hoạt động tự học của học sinh đã và đang tạo nên luồng gió mới trong không khí lớp học, khiến cho những giờ dạy trước đây nặng về kiến thức, khô khan trở nên sôi nổi, tích cực. Điều đó tạo nên những tiềm năng để xây dựng lớp học hạnh phúc trong tương lai. 1.4. Đối với bộ môn Ngữ Văn, trong những năm trở lại đây, tình trạng học sinh học một cách thụ động đang trở thành phổ biến. Tâm lý “Thi mới học” và “Học để thi” khiến cho nhiều học sinh dựa dẫm vào tài liệu, đề cương trong khi yếu về kĩ năng, hạn chế về vốn từ. Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng không nhỏ của các thiết bị Khoa học công nghệ hiện đại cũng khiến học sinh dành quá ít thời gian cho việc tự học. Kiến thức được tiếp thu một cách máy móc, mà ít có sự nghiền ngẫm, suy nghĩ, tự trải nghiệm của chính học sinh. Dạy Văn, học Văn như thế đang đứng trước nguy cơ bị quay lưng, lãng quên. Thực trạng đó đòi hỏi các nhà sư phạm phải lưu tâm. Nhiều câu hỏi đã được đặt ra: Phải làm sao để nâng cao hứng thú học tập? Phải làm sao để tạo nên sự chủ động, tự giác cho người học? Những câu hỏi ấy đã thôi thúc người dạy học phải trách nhiệm hơn, sáng tạo hơn trong quá trình giảng dạy. Vấn đề là phải khơi dậy ý thức, kĩ năng học từ chính bản thân người học. 1.5. Trong số những phân môn của bộ môn Ngữ Văn, bộ môn Đọc Văn chiếm thời lượng lớn và có vai trò quan trọng. Đây là linh hồn của các giờ học Ngữ Văn. Kiến thức Đọc Văn không chỉ tái hiện văn học sử nước nhà mà còn góp 2
- phần bồi đắp năng lực cảm thụ, đời sống tình cảm phong phú. Trong số những bài học gây được hứng thú, phát huy năng lực cảm thụ văn chương của học sinh phải kể đến bài học “Vội vàng” của nhà thơ Xuân Diệu. Xuân Diệu là một nhà thơ lớn, có đóng góp nổi bật trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Tác phẩm của ông thể hiện triết lý sống tích cực, góp phần giáo dục cho học sinh lối sống lạc quan, sống nhiệt huyết, biết trân trọng từng giây, từng phút của đời người để không phải xót xa ân hận. Với ý nghĩa đó, những người biên soạn sách đã lựa chọn “Vội vàng” – một thi phẩm xuất sắc, coi đó là tuyên ngôn nghệ thuật và cũng là tuyên ngôn sống tích cực của nhà thơ để giới thiệu với người học. Trải qua nhiều năm học, thi phẩm “Vội vàng” đã làm tròn vai của mình trong việc đánh thức năng lực cảm thụ và niềm say mê, hứng thú học Văn của học sinh. Tuy nhiên, mọi sự tiếp cận thi phẩm còn diễn ra thụ động, mà ở đó ta thấy giá trị của tự học được thay thế bằng được học, được tiếp nhận. Thay vì nói tự hình thành tri thức mà nói Lĩnh hội tri thức; thay vì nói: tự cảm thụ thi phẩm mà nói: được cảm thụ thi phẩm; thay vì nói: tôi tìm thông điệp từ thi phẩm mà nói: Tôi nhận thông điệp từ thi phẩm. Với điểm xuất phát từ xu hướng đổi mới phương pháp dạy học và dạy học theo định hướng phát triển năng lực, với mục tiêu hình thành năng lực tự học cho học sinh, người viết tiến hành triển khai đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “TỰ HỌC – CON ĐƯỜNG ĐÁNH THỨC TƯ DUY, KHƠI DẬY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH (VẬN DỤNG QUA VIỆC GIẢNG DẠY BÀI THƠ: “VỘI VÀNG” – XUÂN DIỆU). Qua đó, hiện thực hóa một phần việc áp dụng những kĩ thuật dạy học tích cực trong quá trình dạy – học tạo nên sự thay đổi thái độ học tập của học sinh, giúp học sinh hiểu sâu hơn không chỉ một nội dung bài học mà còn mở đường cho năng lực đọc – hiểu những văn bản tương tự. 2. Tên sáng kiến: 3
- TỰ HỌC – CON ĐƯỜNG ĐÁNH THỨC TƯ DUY, KHƠI DẬY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH (VẬN DỤNG QUA VIỆC GIẢNG DẠY BÀI THƠ: “VỘI VÀNG” – XUÂN DIỆU). 3. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Nguyễn Thị Vân Anh Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Nguyễn Thái Học – Khai Quang Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc Số điện thoại: 0972144867 E_mail: vananh.atvp@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả sáng kiến. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong công tác giảng dạy của bộ môn Ngữ Văn mà trọng tâm là phân môn Đọc Văn của chương trình Ngữ Văn 11. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 22 tháng 02 năm 2018. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: CHƯƠNG 1: TỰ HỌC – TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN KHẢ NĂNG VẬN DỤNG 1. Khái lược về tự học 1.1. Khái niệm và vai trò của tự học 1.1.1. Khái niệm “Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, 4
- phân tích, tổng hợp…) cùng các phẩm chất động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử, xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu của chính bản thân người học”. Tác giả Nguyễn Kỳ ở Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 7/ 1998 cũng bàn về khái niệm tự học: “Tự học là người học tích cực chủ động, tự mình tìm ra tri thức kinh nghiệm bằng hành động của mình, tự thể hiện mình. Tự học là tự đặt mình vào tình huống học, vào vị trí nghiên cứu, xử lí các tình huống, giải quyết các vấn đề, thử nghiệm các giải pháp…Tự học thuộc quá trình cá nhân hóa việc học”. 1.1.2. Vai trò của tự học * Tự học là mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học. Từ lâu các nhà sư phạm đã nhận thức rõ ý nghĩa của phương pháp dạy tự học. Trong quá trình hoạt động dạy học, người thầy không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ những tri thức có sẵn, yêu cầu học sinh ghi nhớ mà quan trọng hơn là phải định hướng, tổ chức cho hoc sinh tự mình khám phá, hình thành tri thức mới. Cũng chính từ bước tự học ở nhà trường Phổ thông tạo tiền đề cho học sinh có năng lực tự học ở những bậc học cao hơn, tự học trong nhà trường hay rộng hơn là tự học ngoài xã hội. * Bồi dưỡng năng lực tự học là phương thức tốt nhất để tạo ra động lực mạnh mẽ cho quá trình học tập. Một trong những phẩm chất quan trọng mà giáo dục cần định hướng ở học sinh là tính tích cực, sự chủ động sáng tạo trong mọi hoàn cảnh. Các nhà sư phạm mong muốn đào tạo ra những cá nhân năng động, sáng tạo, thích ứng với hoàn cảnh. Tính tích cực như một điều kiện, kết quả của sự phát triển nhân cách thế hệ trẻ trong xã hội hiện đại. Trong đó hoạt động tự học là 5
- những biểu hiện sự cố gắng, nỗ lực về nhiều mặt của từng cá nhân người học trong quá trình nhận thức. Từ đó mà tạo nên hứng thú học tập ở học sinh. Hơn ai hết, các nhà sư phạm hiểu rằng: Giáo dục không phải là sự đổ đầy mà là thắp lên ngọn lửa. Ngọn lửa đam mê, sáng tạo của người học có được thắp lên hay không là ở hoạt động tổ chức tự học cho học sinh. * Tự học giúp cho mọi người có thể chủ động học tập suốt đời Tự học giúp con người thích ứng với mọi biến cố của sự phát triển kinh tế xã hội. Bằng con đường tự học mỗi cá nhân sẽ không cảm thấy bị lạc hậu so với thời cuộc, thích ứng và bắt nhịp nhanh với những tình huống mới lạ mà cuộc sống hiện đại mang đến, kể cả những thách thức to lớn từ môi trường nghề nghiệp. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng tự học, biết linh hoạt vận dụng những điều đã học vào thực tiễn thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, nhờ đó kết quả học tập sẽ ngày càng được nâng cao. Với những lí do nêu trên có thể nhận thấy, nếu xây dựng được phương pháp tự học hiệu quả sẽ khơi dậy năng lực tiềm tàng, tạo ra động lực cho người học. Đó là chìa khóa để cứu cánh cho tình trạng lười học, chống đối trong học tập; là bàn đạp để tạo nên lớp học hạnh phúc, thầy cô hạnh phúc. 1.2. Các khả năng tự học trong hoạt động dạy học 1.2.1. Từ góc độ người thầy a. Tự học – con đường tự khám phá và lĩnh hội tri thức của người thấy Cô – men – xki đã từng ca ngợi: “Dưới ánh mắt trời, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học”. Cao quý không chỉ bởi mục tiêu giáo dục hướng tới là những cá nhân hội tụ: Đức – Trí – Thể Mỹ mà quan trọng hơn là bởi nhân cách và nhiệt huyết của người thầy. Người thầy là người “cầm tay, mở ra trí óc và chạm đến trái tim” Author Unknown. Người thầy thấu 6
- hiểu, sẻ chia là điểm tựa tinh thần cho học trò trước “trang sách cuộc đời”: “Một người thầy thực sự đặc biệt thì rất hiểu biết và nhìn thấy tương lai trong đôi mắt của mọi học trò Author Unknown. Không chỉ cần có một tầm hiểu biết phong phú, một vốn tri thức vững vàng, người thầy còn có vai trò định hướng nhận thức, tư tưởng cho học trò trước ngưỡng cửa tương lai. Người thầy là ngọn nến “ngọn nến cháy để soi đường cho những người khác” Mustafa Kernal Ataturk. Theo quan điểm giáo dục hiện đại, khi đặt vấn đề giáo dục lấy học sinh làm trung tâm, người thầy có vai trò định hướng, dẫn dắt để học sinh khám phá, lĩnh hội tri thức. Với ý nghĩa đó, Người thầy thực sự hiểu biết không bắt bạn bước vào ngôi nhà tri thức của thầy, mà hướng dẫn bạn đến ngưỡng của tư duy và tri thức của bạn Khalil Gibran. Để dẫn dắt học sinh đến với ngưỡng cửa tư duy, tri thức, điều người thầy cần là một vốn tri thức đủ lớn, một hệ thống những kĩ năng linh hoạt, sự sáng tạo trong quá trình giáo dục. Đó “vốn tự có” mà người thầy luôn luôn phải tự tìm tòi, bồi đắp trong quá trình giảng dạy. Với tiêu chí: “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo”, người thầy cần và rất cần không ngừng tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn. Tự học là con đường tự khám phá, lĩnh hội tri thức của người thầy. Trên cơ sở đó, người thầy bằng khả năng khái quát, tổng hợp, chọn lọc những tri thức phù hợp, có tính liên hệ để học sinh khai phá. Đây là yêu cầu đầu tiên, bản chất nhất mà người thầy phải nhận thức được trong hoạt động giảng dạy. Tự học giúp người thầy tự tin hơn vào chuyên môn, vững vàng hơn trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn. Qua tự học, người thầy tìm thấy được niềm say mê, nhiệt huyết và cả động lực giảng dạy. Mỗi bài dạy, mỗi đơn vị kiến thức qua lăng kính của người thầy có cái nhìn đa chiều, có nhiều hướng tiếp cận khoa học hơn. Có thể nói, tự học là yếu tố sống còn để tạo nên niềm tin – trách nhiệm – đam mê trong sự nghiệp giáo dục của các nhà sư phạm. 7
- b. Tự học – bước đột phá phương pháp, kĩ thuật tổ chức giảng dạy Một người thầy giỏi không phải chỉ là bộ bách khoa toàn thư đón đợi học trò đến đọc mà phải là chiếc la bàn chỉ hướng cho học trò trong quá trình lĩnh hội tri thức. Để làm trò vai trò định hướng, dẫn dắt, người thầy phải thực sự là những nhà sư phạm có khả năng tổ chức hoạt động học tập của học sinh. Trước đây, nhà sư phạm thường say sưa tổ chức hoạt động học tập như một buổi thuyết trình. Ở đó, người thầy là trung tâm, là người rao giảng về cái hay, cái đẹp, cái cao siêu của tri thức. Học sinh là độc giả lắng nghe và tiếp thu một chiều. Lý thuyết giáo dục hiện đại đã đập tan quan niệm cố hữu đó khi xây dựng mô hình: người học trung tâm; giáo viên – người định hướng. Để thay đổi khối trung tâm ấy, nhất thiết phải tổ chức đa dạng các loại hình phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực. Sự tác động của các phương pháp, kĩ thuật này giúp học sinh phá vỡ được lối mòn tư duy, phát huy năng lực tự thân, khơi dậy tính tự giác, chủ động. Để làm được điều đó đòi hỏi người thầy phải tự tìm tòi, học hỏi, thử nghiệm và vận dụng nhiều phương pháp kĩ thuật dạy học. Bước tìm tòi, học hỏi, thử nghiệm này là đột phá về hình thức tổ chức dạy học, là thước đo khả năng tự học, sáng tạo của người thầy. Với cố gắng mang đến những luồng gió mới trong hoạt động giảng dạy, người thầy đã vận dụng nhiều phương pháp giảng dạy cũng như kĩ thuật dạy học hiện đại. Trong đây có thể kể tới các nhóm phương pháp và kĩ thuật dạy học phổ biến như sau: * Nhóm phương pháp, kĩ thuật dạy học tác động vào tư duy cá nhân: Các nhà sư phạm tìm tòi và vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học như: “Kích não”, “tia chớp”, “bể cá”… Các kĩ thuật dạy học này thưởng tác động đến một đơn vị kiến thức nhỏ có tính liên hệ đồng đẳng với các kiến thức đã học. Đồng thời, bằng việc vận dụng kĩ thuật đặt câu hỏi nhằm tạo nên sự tò mò, mong muốn được tìm hiểu, giải đáp của học sinh. 8
- Tạm xếp trong nhóm các phương pháp và kĩ thuật dạy học có tác động đến tư duy cá nhân là kĩ thuật “Sơ đồ tư duy”. Sơ đồ tư duy hay Bản đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Phương pháp này khai thác khả năng ghi nhớ và liên hệ các dữ kiện lại với nhau bằng cách sử dụng màu sắc, một cấu trúc cơ bản được phát triển rộng ra từ trung tâm, dùng các đường kẻ, các biểu tượng, từ ngữ và hình ảnh theo một bộ các quy tắc đơn giản, cơ bản, tự nhiên và dễ hiểu. Với sơ đồ tư duy, giáo viên có thể tạo nên sự đơn giản hóa những đơn vị kiến thức phức tạp. * Nhóm phương pháp, kĩ thuật dạy học tác động đến tư duy nhóm Trong hoạt động dạy học, người thầy cần hiểu rằng: học sinh là chủ thể, là điểm khởi phát của nhiều mối quan hệ tương tác. Một trong những mối quan hệ tương tác cơ bản chính là tương tác giữa người học với người học. Sức mạnh nhóm, sức mạnh của tập thể có thể tạo nên sức mạnh để khai phá những vùng tri thức khó. Chính vì thế, đột phá phương pháp, hình thức tổ chức dạy học chính là cách giáo viên tìm tòi các kĩ thuật dạy học tác động lên đồng thời nhóm đối tượng học sinh. Giáo viên có thể sử dụng các kĩ thuật như: chia nhóm, giao nhiệm vụ, khăn trải bàn… Các kĩ thuật này giúp cho giáo viên khơi dậy được tính đồng đội, khả năng chia sẻ hợp tác của học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên có thể vận dụng hình thức dạy học dự án, xây dựng các chuyên đề dạy học để học sinh có cơ hội được làm việc nhóm hiệu quả. Các hình thức, tổ chức dạy học tích cực được sử dụng có hiệu quả hay không? Đó là ở khâu tìm tòi, học hỏi, khả năng vận dụng của người thầy. Lý thuyết chỉ là màu xám, chỉ khi có tinh thần đổi mới, có niềm say mê tự học thì người thầy mới có thể tạo nên những bước đột phá thực sự trong sự nghiệp 9
- trồng người. Tự học thực sự không chỉ tạo nên những khả năng tích cực, nguồn năng lượng tinh thần mạnh mẽ mà còn tạo nên khả năng sáng tạo dồi dào cho người thầy. 1.2.2. Từ góc độ người học Xã hội luôn vận động biến đổi không ngừng, khi nhận thức phát triển, người ta luôn nhìn nhận lại vấn đề, nhiều chân giá trị vì thế đã thay đổi. Ngày hôm qua, nhân loại ngợi ca thuyết địa tâm để ngày nay, người ta nhận ra rằng thuyết nhật tâm mới là khoa học của khoa học. Ngày hôm qua, người ta ngợi ca vai trò trung tâm, truyền thụ kiến thức người thầy; ngày hôm nay, người ta nhận ra rằng: người học mới là đối tượng chính, là chủ thể cần tập trung, đánh thức năng lực. Tự học từ lâu đã trở thành một yêu cầu cơ bản với người học. Tự học bằng hình thức: chuẩn bị bài, học bài cũ, làm bài tập về nhà. Và tất yếu, kết quả sản phẩm đầu ra của giáo dục cũng phụ thuộc một phần đóng góp đáng kể của hoạt động tự học. Xem xét các khả năng tự học của người học có thể thấy các cấp độ khả năng tự học của học sinh như sau: a. Tự học như một yêu cầu bắt buộc Tự học là một yêu cầu mang tính bắt buộc trước hết ở phạm vi lớp học. Khi người học chịu sự giám sát của giáo viên thông qua các hoạt động chuyển giao bài tập về nhà, kiểm tra việc học bài, làm bài ở nhà. Khi đó, hoạt động tự học mang tính bắt buộc. Học sinh muốn hoàn thành nhiệm vụ học tập, bắt buộc phải tự học, tự chuẩn bị bài ở nhà. Dù vậy nhưng đây vẫn là bước tự học cơ bản nhất của học sinh trên ghế nhà trường. Học sinh thực hiện bước tự học như một yêu cầu bắt buộc khi cảm thấy sự bức thiết của việc tự học. Tự học để hoàn thành nhiệm vụ học tập, tự học để không bị tụt hậu so với tập thể. Tự học khi cảm thấy bị thôi thúc bởi một mong muốn hoặc sự đánh giá, nhìn nhận của thầy cô, bạn bè. Bước 10
- tự học như vậy đã bắt đầu mở ra bản lề của cấp độ tự học tiếp theo – tự học như một sự chủ động. b. Tự học như một sự chủ động, khơi dậy hứng thú, đam mê Tự học trong ý thức chủ động bắt nguồn tự việc học sinh đã bắt đầu với việc tự tìm hiểu, khám phá, giải quyết các yêu cầu cơ bản của bài học. Khi đã tìm hiểu sâu hơn, có sự hiểu biết và đạt được kết quả và sự ghi nhận của thầy cô, bạn bè, khi đó có một nguồn năng lượng tinh thần thôi thúc cá nhân tiếp tục tự học. Tự học lúc này trở thành mong muốn, tự nguyện. Chủ động tự học trở thành niềm hứng thú, đam mê tự khám phá, học hỏi. Học sinh từ việc đơn thuần giải một bài toán Hình học, từ niềm vui, sự nhẹ nhõm khi hoàn thành bài tập lại say mê tìm ra những hướng giải khác. Càng say sưa tìm lời giải, học sinh lại càng củng cố thêm niềm yêu thích với môn học. c. Tự học như một thói quen, kĩ năng Khi đã say mê, yêu thích và tự nguyện tìm tòi, học hỏi, học sinh nhận thức được tự học như một nhu cầu tự thân. Hoạt động tự học diễn ra thường xuyên, liên tục, có kế hoạch và có cách thức thực hiện cụ thể. Khi đó, tự học trở thành một thói quen tích cực. Thói quen trước khi tìm hiểu một đơn vị kiến thức cần tìm kiếm, thu thập thông tin; thói quen trong quá trình khám phá, hình thành tri thức liên tục tư duy, tìm tòi những hướng đi mới; thói quen sau khi tiếp cận tri thức là tự mình luyện tập. Tổng hợp những thói quen trong quá trình tự học tạo thành hệ thống các kĩ năng cần thiết của học sinh – kĩ năng tự học. Kĩ năng tự học là hệ thống các năng lực, khả năng giải quyết vấn đề linh hoạt, nhuần nhuyễn mà qua đó, người học có thể vận dụng trong những hoàn cảnh khác nhau. Có kĩ năng tự học, người học không chỉ chủ động, tích cực, tự giác trong học tập mà còn chủ động tự giác ngoài đời sống. 11
- 1.2.3. Một số cách thức phát huy năng lực tự học ở học sinh Như đã phân tích, tự học là năng lực cần thiết cần phát triển ở cả người dạy và người học. Song nhìn từ bản chất của hoạt động giáo dục, từ việc xác định đối tượng trung tâm, chủ thể của hoạt động dạy học, xin được đưa ra một số cách thức phát huy năng lực tự học đối với học sinh như sau: * Xây dựng động cơ học tập cho học sinh Để việc tự học trở thành nhu cầu tự thân của mỗi học sinh, giáo viên cần hình thành ở học sinh động cơ học tập. Đó là động lực, là đích đến, là hướng phấn đấu để học sinh vươn lên, vượt khó trong học tập. Xây dựng động cơ học tập bắt nguồn từ việc tăng cường hứng thú học tập cho học sinh. Trong quá trình dạy học người giáo viên cần làm cho bộ não của học sinh luôn đặt trong tình trạng mong muốn hiểu biết, làm cho học sinh hứng thú khi học. Để làm được điều này giáo viên cần phải: Làm cho học sinh ý thức được là họ cần phải học, thấy được rằng mình thực sự đang thiếu tri thức mới, cảm nhận được sự thiếu hụt sẽ là một yếu tố kích thích học sinh tìm kiếm một sự cân đối mới, thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của mình. Giáo viên phải khơi dậy ở người học một sự hứng thú thực sự, muốn làm điều này thì giáo viên phải tạo ra được tình huống thực sự có vấn đề, có ý nghĩa với học sinh, làm cho học sinh muốn tự mình tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề. * Cần có những hướng dẫn mang tính chi tiết cụ thể về phương pháp tự học Giáo viên cần bắt đầu hướng dẫn tự học từ những việc làm đơn giản mang tính bắt buộc sơ đẳng như: Đọc sách giáo khoa, trả lời câu hỏi sách giáo khoa đến các yêu cầu khó hơn như: tập đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi, thu thập thông tin, xử lý thông tin, tổng hợp khái quát, rút ra kết luận… Bằng 12
- cách đó, giáo viên dần dần hình thành cho học sinh thói quen, kĩ năng tự học cho riêng mình. Song song với đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh chọn lọc tư liệu, tình huống liên quan đến nội dung bài học qua các kênh thông tin đại chúng hoặc qua thực tế đời sống phù hợp với bộ môn. Ngày nay, các điều kiện thông tin rất thuận lợi, học sinh rất nhanh nhạy, giáo viên có thể khuyến khích học sinh thu thập tài liệu, tình huống liên quan đến nội dung bài học. Đây cũng là bước đầu tiên tập dượt cho các em nghiên cứu khoa học, rèn cho các em tinh thần làm việc khoa học, giáo viên có thể định hướng học sinh thu thập tài liệu bằng cách sau: + Hướng dẫn học sinh chọn lọc tư liệu từng bài học, tiết học hoặc theo chủ đề. + Cần hướng dẫn học sinh các địa chỉ tin cậy để tìm tư liệu. + Nên khuyến khích học sinh tìm những tư liệu, tình huống ở từng địa phương cụ thể nơi học sinh sinh sống. + Hướng dẫn học sinh cách ghi chép, đánh dấu đầu mục các thông tin quan trọng. Bằng việc làm này, giáo viên có thể giúp cho học sinh cách lưu trữ tư liệu để phục vụ cho những mục tiêu khác. Những tư liệu mà các em tìm được sẽ là những minh chứng sống động làm cho giờ học trở nên thực tế hơn. Hơn nữa, các em sẽ phấn khởi, tự tin khi khiến thức mà mình thu thập được thầy cô ứng dụng vào bài học, được các bạn trong lớp phân tích, mổ xẻ trở thành những kiến thức sống động. * Tổ chức cho học sinh tích cực hoạt động theo nhóm Đây là giải pháp nhằm bảo đảm quá trình học tập diễn ra tích cực và hiệu quả. Thông qua đó, làm cho việc học của học sinh trở nên linh hoạt, không máy móc, đồng thời sử dụng tối đa các nguồn lực dạy học và tạo không gian hoạt động đa dạng, thoải mái, tràn đầy năng lượng. Môi trường học tập theo nhóm sẽ tạo cơ hội giúp học sinh tự nghiên cứu, tự bộc lộ để thể hiện năng lực và kết quả nghiên cứu của cá nhân. Nhờ việc thảo luận 13
- giữa các thành viên trong nhóm kết hợp với việc thảo luận toàn lớp mà kiến thức thu được của học sinh bớt phần chủ quan, phiến diện, làm tăng thêm tính khách quan, khoa học. Qua việc hợp tác giữa các học sinh mà kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ. Ngoài ra học tập theo nhóm kết hợp với thảo luận toàn lớp còn giúp các em phát triển ý thức làm việc tập thể, phát huy trí tuệ tập thể, phát huy tính tích cực học tập, năng lực tự học, năng lực tổ chức, quản lý, tự quản của học. Phát triển năng lực tự học là hình thành cho các em lòng say mê học hỏi, năng lực độc lập suy nghĩ, tư duy sáng tạo. Giáo viên phải luôn cố gắng tạo cho học sinh một ý thức tự giác học tập, một phương pháp tự học, tự củng cố, phát triển kiến thức trước và sau giờ học. Bằng cách này, qua bài học, giáo viên có thể hình thành cho học sinh một số kỹ năng tự học như kỹ năng thu thập tư liệu, hình ảnh minh họa, kỹ năng ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn… Đây chính là nền móng vững chắc giúp các em học tập tốt hơn trong trường Đại học hoặc các em vẫn có thể tự mình học hỏi, nghiên cứu, cập nhật kiến thức khi không có điều kiện học tiếp. Có như vậy thế hệ trẻ mới có đủ bản lĩnh để vững tin bước vào đời đối mặt với sự thay đổi của cuộc sống. CHƯƠNG 2: TỰ HỌC – TỪ LÝ THUYẾT SOI CHIẾU VÀO THỰC TIỄN 2.1. THỰC TRẠNG TỰ HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG Vấn đề tự học từ lâu đã trở thành yêu cầu sống còn trong nhà trường phổ thông. “Mỗi thầy cô là một tấm gương tự học và sáng tạo ” vì như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo”. Để tạo nên những con người có ý thức, vận dụng tri thức kỹ năng, kỹ xảo, con người độc lập, 14
- tự chủ và sáng tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, người thầy tất yếu phải tự học. Đối với học sinh, tự học trong nhà trường phổ thông là những bước đi đầu tiên trên hành trình khám phá biển tri thức mênh mông của nhân loại. Tuy nhiên, một thực trạng đáng báo động hiện nay là tự học vẫn chưa được quan tâm đúng mức, hoặc trở nên biến tướng. Học sinh ít có nhu cầu tự học như một thói quen, một đam mê mà chủ yếu tự học qua một nhiệm vụ học tập đã được giáo viên chuyển giao trước đó. Tự học trước khi học bài, tự học khi học trên lớp, tự học sau khi học bài không còn hiệu quả với nhiều hình thức biến tướng. Học sinh làm bài tập về nhà chống đối, chuẩn bị bài đối phó; chưa có sự đầu tư thời gian thực sự; với việc thu thập thông tin, học sinh chỉ cần một cú nhắp chuột, một thao tác trên chiếc smart phone là có thể có hàng trăm thông tin hay có, dở có, giá trị có và vô giá trị cũng có. Đôi khi, tự học chỉ diễn ra thực sự khi có hoạt động dự giờ, thăm lớp hay khi giáo viên phát động các chương trình dạy học dự án. Tuy nhiên, sau khi tiết học qua đi, học sinh lại trở về với nếp học cũ, nhận thức cũ: Ngồi nghe giảng – ghi chép và cố gắng ghi nhớ càng nhiều, càng lâu càng tốt. Bên cạnh đó, nhiều học sinh còn có tâm lý “Chán học”, coi việc học là “vô bổ”. Hiện tượng đó diễn ra khi học sinh tham gia kinh doanh Online, tham gia các hoạt động giải trí hoặc mải mê yêu thích, sùng bái các thần tượng… Người giáo viên đôi khi cũng bị những guồng quay của các hoạt động chuyên môn mà sao nhãng ý thức tự học. Tự học là một quá trình, cần kiên trì, cần bền bỉ, phải làm sao để học sinh từ việc bắt buộc thực hiện đến có nhu cầu tự học, thích thú tự học và hình thành thói quen tự học thì lại càng không dễ. Để hình thành năng lực tự học của học sinh, giáo viên phải thực sự kiên trì, tránh tâm lý nóng vội, tính chủ quan, áp đặt, phải gạt bỏ tư tưởng “nhồi nhét kiến thức” để hướng tới mục tiêu lớn hơn là tính độc lập, tự chủ của học sinh. Đối mặt với những vấn đề đó, nhiều giáo viên vẫn còn ngại ngần, 15
- chưa dám mạnh dạn phát huy năng lực tự học của học sinh hoặc có phát triển mô hình tự học xong chưa có tính bền bỉ, lâu dài. Nguyên nhân tự học vẫn chưa được phát huy, chưa khơi dậy được niềm ham thích là do sự tác động tiêu cực của Khoa học công nghệ hiện đại. Khi học sinh chưa điều khiển, kiểm soát được hành vi của mình trước những cám dỗ của mạng xã hội, internet… Khi giáo viên phải đối mặt với sự tác động của nền kinh tế thị trường, áp lực chuyên môn, áp lực cuộc sống là những sợi dây vô hình trói buộc khả năng sáng tạo và tự học bền bỉ của người thầy. 2.2. THỰC TRẠNG TỰ HỌC TRONG BỘ MÔN NGỮ VĂN Ngữ Văn là một trong những bộ môn quan trọng, bắt buộc được đưa vào giảng dạy ở nhà trường phổ thông. Dạy Văn, dạy chữ, dạy Người. Học Văn là học cái hay, cái đẹp, học cách cảm thụ. Xưa nay, nhắc tới dạy Văn và học Văn người ta thường nghĩ tới những giờ giảng Văn mượt mà, làm say đắm lòng người hay những bài văn hay giàu cảm xúc của học trò. Thế nhưng, để hiểu Văn, dạy Văn và học Văn thì cả người dạy và người học phải tạo cho mình một nền tảng kiến thức, một vốn từ phong phú. Điều đó chỉ có thể có được thông qua con đường tự học. Đối với giáo viên, tự học mở ra khả năng tự bồi dưỡng chuyên môn, đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, tạo nên không khí sôi nổi trong các giờ học. Tuy hầu hết giáo viên trực tiếp đứng lớp bộ môn Ngữ văn đã có ý thức và đi vào đổi mới phương pháp dạy – học nhưng việc thực hiện đôi lúc còn mang tính chất hình thức, hoặc một bộ phận thầy cô giáo qua một thời gian đổi mới phương pháp dạy học thì quay trở lại với phương pháp dạy học cũ. Lí do của thực tại này là thời gian và công sức cho việc chuẩn bị một giờ dạy học theo phương pháp mới là quá nhiều, vả lại cần phải có sự phối hợp tích cực của người học thì giờ dạy theo phương pháp mới mới 16
- thành công. Nhiều giáo viên hiện nay vẫn còn dùng phương pháp dạy học theo một chiều: thầy giảng, trò lắng nghe, ghi nhớ và biết nhắc lại đúng những điều thầy giảng là đủ. Thầy giáo chủ động cung cấp kiến thức cho học sinh, áp đặt những kinh nghiệm, hiểu biết, cách cảm, cách nghĩ của mình đến học sinh. Nhiều giáo viên chưa chú trọng đến việc tiếp thu, vận dụng kiến thức của học sinh cũng như việc chỉ ra cho người học một con đường tích cực, chủ động để thu nhận kiến thức. Do đó, có những giờ dạy được giáo viên tiến hành như một giờ diễn thuyết, một chiều, chưa phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh trong việc khám phá, lĩnh hội tri thức. Vì vậy giờ học tác phẩm văn chương vẫn chưa thu hút được sự chú ý và cộng tác của người học, gây cho một bộ phận học sinh tỏ ra bàng quan, thờ ơ với văn chương. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự tác động của các yếu tố như: áp lực từ chuyên môn, khối lượng công việc tương đối nhiều, giáo viên xoay vòng với việc soạn bài – chấm bài – trả bài và các hoạt động khác theo quy định của ngành. Giáo viên Ngữ Văn phải cáng khối lượng chuyên môn lớn với ba phân môn: Đọc Văn – Làm Văn – Tiếng Việt. Dạy học theo đúng chuẩn kiến thức kĩ năng, phát huy năng lực người học… trong bối cảnh như vậy là một thách thức đối với người giáo viên. Đối với học sinh, tự học mở ra khả năng đánh thức hứng thú, ham học hỏi, từ đó hình thành thói quen, kĩ năng tự học khi tiếp cận với mọi vấn đề. Tuy nhiên, học sinh đa phần vẫn còn thụ động trong các giờ học Ngữ Văn. Các em không quan tâm đến các hoạt động để tự tìm đến tri thức mà quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái hiện lại một cách máy móc, rập khuôn những gì mà giáo viên đã giảng. Với tâm lý học để thi, không tự tin với kiến thức mà mình tự thu nạp, học sinh không dám bứt phá, sáng tạo, dám thể hiện chính kiến của mình. Điều này đã làm triệt tiêu óc sáng tạo, suy nghĩ của người học, biến người học thành người quen suy nghĩ, diễn đạt bằng ý vay mượn, lời sẵn có, thành người nô lệ của sách vở. Không tin tưởng bản thân, không 17
- mạnh dạn khám phá tri thức do đó nhiều học sinh quen dựa vào văn mẫu, học thuộc lòng đề cương một cách máy móc, hoặc sao chép trên mạng những bài văn mẫu, những lời văn hay và coi đó nhưng kim chỉ nam của mình. Thực tế này đã và đang diễn ra phổ biến làm mất đi khả năng tự chủ, tích cực của học sinh. Học sinh không hào hứng với việc tự học môn Ngữ Văn nói chung và phân môn Đọc Văn nói riêng. Một vài cá nhân học sinh có ý thức phản biện, có tinh thần tự học, tìm tòi sáng tạo song nhiều phát hiện, tìm tòi mới mẻ của học sinh được trình bày mà không đúng với những gì giáo viên đã đọc được, đã nghiên cứu thì không được ghi nhận, thậm chí là bác bỏ ý kiến đó làm cho người học nhụt chí trong việc phát biểu cảm nhận về tác phẩm văn học 2.3. TỰ HỌC – CON ĐƯỜNG DẪN DẮT HỌC SINH KHÁM PHÁ TRI THỨC TRONG GIỜ HỌC NGỮ VĂN (VẬN DỤNG QUA VIỆC GIẢNG DẠY BÀI: “VỘI VÀNG” – XUÂN DIỆU) 2.3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN BÀI THƠ “VỘI VÀNG” Thi phẩm “Vội vàng” của nhà thơ Xuân Diệu được đưa vào chương trình Ngữ Văn 11 thuộc phân môn Đọc Văn. Một văn bản Đọc Văn được bố trí dạy trong chương trình Ngữ Văn thường cấu trúc mô hình khám phá tri thức từ cơ bản đến nâng cao, từ nhận biết đến thông hiểu, vận dụng cao. Cụ thể: Cấp độ nhận biết: Được thể hiện trong phần Tiểu dẫn, cung cấp tri thức cơ bản về tác giả, tác phẩm. Một bản tiểu sử tóm tắt được cung cấp cho người học thấy được cái nhìn khái quát về cuộc đời, sự nghiệp của tác giả. Cấp độ thông hiểu: Được thể hiện thông qua hoạt động đọc, suy ngẫm văn bản; lý giải cách sử dụng các yếu tố ngôn ngữ, biện pháp nghệ thuật và nội dung, tư tưởng của văn bản. Văn bản bài thơ cùng những chú giải và hệ thống các câu hỏi hướng dẫn học bài chính là gợi ý cho học sinh trong cấp độ này. 18
- Cấp độ vận dụng/ vận dụng cao: Thể hiện trong phần Luyện tập với các câu hỏi nâng cao hoặc do chính giáo viên đặt ra để học sinh luyện tập. Để có thể lĩnh hội văn bản bài thơ “Vội vàng”, khiến văn bản văn học trở thành tác phẩm văn học thực thụ trong lòng người đọc thì nhất thiết việc dạy học văn bản phải đảm bảo các bước đọc hiểu như sau: Bước 1: Đọc hiểu tầng ngôn từ: Hiểu được các từ khó, từ lạ, các phép tu từ, hình ảnh... Khi đọc văn bản cần hiểu được các diễn đạt, nắm bắt mạch văn xuyên suốt từ câu trước đến câu sau, từ ý này chuyển sang ý khác, đặc biệt phát hiện ra mạch ngầm – mạch hàm ẩn, từ đó mới phát hiện ra chất văn. Bởi thế, cần đọc kĩ mới phát hiện ra những đặc điểm khác thường, thú vị. Bước 2: Đọc hiểu tầng hình tượng nghệ thuật: Hình tượng trong văn bản văn học hàm chứa nhiều ý nghĩa. Đọc hiểu hình tượng nghệ thuật của văn bản văn học đòi hỏi người đọc phải biết tưởng tượng, biết “cụ thể hóa” các tình cảnh để hiểu những điều mà ngôn từ chỉ có thể biểu đạt khái quát. Đọc hiểu hình tượng nghệ thuật còn đòi hỏi phát hiện ra những mâu thuẫn tiềm ẩn trong đó và hiểu được sự lôgic bên trong của chúng. Bước 3: Đọc hiểu tầng hàm nghĩa, tư tưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản văn học: Đọc để phát hiện được tư tưởng, tình cảm của nhà văn ẩn chứa trong văn bản. Tuy nhiên tư tưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản Văn học thường không trực tiếp nói ra bằng lời. Chúng thường được thể hiện ở giữa lời, ngoài lời, vì thế người ta đọc – hiểu tư tưởng tác phẩm bằng cách kết hợp ngôn từ và phương thức biểu hiện hình tượng. Mặt khác, văn bản “Vội vàng” còn mang đặc điểm của thể loại thơ trữ tình. Thơ nói chung và thơ trữ tình nói riêng là “hình thức sáng tác văn học, phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh, nhất là nhịp điệu”. Tìm hiểu một bài 19
- thơ là khám phá điệu tâm hồn, cảm xúc của nhà thơ; là lắng nghe nhạc điệu bên ngoài và nhạc điệu bên trong của bài thơ ấy. Hơn hết, “Vội vàng” là thi phẩm nằm trong dòng chảy thơ ca giai đoạn 19301945, giữa lúc Thơ mới đang nảy nở giữa thi đàn văn học. Vị trí ấy, hoàn cảnh ấy khiến cho mỗi một điệu tâm hồn, mỗi một cảm xúc, mỗi một hình ảnh, mỗi một từ ngữ trong thơ đều có ý nghĩa độc đáo. Ở đó, tất yếu có cảm xúc mãnh liệt của cái tôi trữ tình, có những cách tân táo bạo của một hồn thơ mới và có cả dấu ấn phong cách của nhà thơ Xuân Diệu – “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Thi nhân lại chọn cho bài thơ một hình thức thể hiện phóng khoáng, phát huy cao độ cá tính sáng tạo thể thơ tự do. Chỉ riêng 4 câu thơ đầu tiên được viết bằng thể thơ ngũ ngôn truyền thống, còn lại tất cả các câu thơ khác đều tự do co duỗi về vần, nhịp, số câu thơ dài ngắn khác nhau. Sự linh hoạt, tự do đó tạo nên sự chuyển đổi liên tục về nhịp điệu, cảm xúc, góp phần thể hiện được điệu tâm hồn của thi nhân. Trước khi xây dựng kế hoạch tự học cho học sinh, giáo viên cần nắm được những đặc điểm cơ bản của văn bản bài thơ, để từ đó có những hoạch định cụ thể cho từng cấp độ, giai đoạn tự học. 2.3.2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC 2.3.2.1. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC TRƯỚC KHI HỌC BÀI * Hướng dẫn khai thác sách giáo khoa, thu thập tài liệu Mục tiêu: Bước làm này được thực hiện trong việc chuyển giao nhiệm vụ học tập ở tiết học trước ở phần củng cố, dặn dò. Mục tiêu của hoạt động này là để học sinh có ý thức và có phương pháp chuẩn bị bài khoa học. Đồng thời, 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 140 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12
27 p | 42 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phiếu học tập dưới dạng đề kiểm tra sau mỗi bài học, để học sinh làm bài tập về nhà, làm tăng kết quả học tập môn Hóa
13 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm giáo dục tư tưởng chính trị trong việc giảng dạy địa lí tự nhiên Việt Nam ở lớp 12
21 p | 45 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh lớp 12 trường THPT Trần Đại Nghĩa làm bài kiểm tra đạt hiệu quả cao
41 p | 57 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng câu hỏi của bài đọc điền từ thi THPT Quốc gia
73 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải bài tập di truyền phả hệ
27 p | 12 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 29 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều” chương trình công nghệ 12 ở trường THPT Y
55 p | 62 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng Bảng Luyện Từ trong dạy học từ vựng tiếng Anh nhằm củng cố vốn từ cho học sinh yếu kém lớp 12 trường THPT Kim Sơn A
12 p | 8 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn