intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tư vấn lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh THPT thời kì công nghệ 4.0

Chia sẻ: Ngaynangmoi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:46

18
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài “Tư vấn lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh THPT thời kì công nghệ 4.0” nhằm mục đích giúp học sinh có sự lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn, phù hợp với bản thân sau khi tốt nghiệp THPT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tư vấn lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh THPT thời kì công nghệ 4.0

  1. MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 3 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI....................................................................................... 3 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ............................................................................ 4 III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................ 4 1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 4 2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 4 PHẦN II. NỘI DUNG ............................................................................................... 5 I. CƠ SỞ KHOA HỌC .......................................................................................... 5 1. Cơ sở lí luận .................................................................................................. 5 2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 5 II. VAI TRÒ CỦA VIỆC TƯ VẤN LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP .................... 7 III. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN SAI LẦM KHI LỰA CHỌN NGHỀ ................ 8 IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ............................................................................ 10 1. Đối với học sinh .......................................................................................... 10 2. Đối với nhà trường ...................................................................................... 18 V. LẬP KẾ HOẠCH VÀ CÁC YẾU TỐ KHI LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP . 21 1. Lập kế hoạch ............................................................................................... 21 2. Các yếu tố khi lựa chọn nghề nghiệp .......................................................... 22 VI. CHIẾN LƯỢC LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP TỐT VÀ HIỆU QUẢ TRONG THỜI KÌ 4.0 ........................................................................................................ 22 VII. KẾ HOẠCH, CÁCH THỨC VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ....................... 24 1. Kế hoạch tổ chức tư vấn .............................................................................. 24 2. Cách thức thực hiện..................................................................................... 25 3. Kết quả thực hiện ........................................................................................ 28 PHẦN III. KẾT LUẬN ........................................................................................... 29 I. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 29 II. KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 31 PHỤ LỤC 1 – TÌM HIỂU NĂNG LỰC BẢN THÂN ........................................... 32 1
  2. PHỤ LỤC 2 – MÔ HÌNH PHÂN TÍCH SWOT..................................................... 37 PHỤ LỤC 3 – CÔNG CỤ PHÂN TÍCH MBTI...................................................... 38 PHỤ LỤC 4 – CÔNG CỤ TRẮC NGHIỆM JOHN HOLLAND .......................... 40 PHỤ LỤC 5 – 4 LOẠI TÍNH CÁCH DISC ........................................................... 42 PHỤ LỤC 6 – MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA................................................ 43 2
  3. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển rất nhanh, đây là cuộc cách mạng có tầm ảnh hưởng lớn nhất với đời sống con người so với 3 cuộc cách mạng trước đó. Ở thời kì này sẽ có nhiều nghề biến mất và nhiều nghề mới xuất hiện do thay đổi công nghệ, khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực. Điều đó dẫn tới tỉ lệ người lao động thất nghiệp tăng cao, đặc biệt là những nghề lao động giản đơn và lao động có chuyên môn mà kỹ năng yếu. Hiện nay, có rất nhiều học sinh rơi vào tình trạng học xong THPT thì chọn nghề theo sự áp đặt của gia đình, theo nhãn mác, theo xu hướng có thu nhập cao, theo trào lưu, theo bạn bè…Các em đăng ký thi hoặc chọn nghề gấp rút mà không suy xét kỹ nghề đó có phù hợp với tính cách, năng lực, kinh nghiệm, đam mê, hứng thú và nó có giúp mình phát huy hết tiềm năng hay không. Nghề nghiệp là thứ sẽ theo mình cả đời nên khi học và theo đuổi một ngành nghề mà bản thân mình không thích, các em sẽ không thể tập trung vào việc học tập, thậm chí sau này đi làm, cũng rất khó để cống hiến hết mình cho công việc. Chính vì vậy có những học sinh sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng nghề… mới nhận ra là mình đã chọn sai ngành học dẫn đến một số chấp nhận làm những công việc không đúng sở thích, một số bỏ làm việc khác và rất nhiều em lựa chọn học lại, chọn những ngành nghề mới phù hợp hơn, gây bao nhiêu lãng phí về thời gian, công sức cho bản thân, thiệt hại về tài chính cho gia đình và xã hội. Việc định hướng và lựa chọn nghề nghiệp cho mình không bao giờ là muộn, tuy nhiên càng định hướng sớm thì càng có nhiều thời gian suy nghĩ kĩ càng và khi các em có sự chuẩn bị tốt thì cơ hội thành công càng cao. Để hạn chế những hệ quả không mong muốn đó và góp phần tạo dựng cho các em một tương lai tươi sáng chúng tôi chọn đề tài: “Tư vấn lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh THPT thời kì công nghệ 4.0” . Với đề tài này chúng tôi tăng cường sử dụng các thiết bị thông minh như SmartPhone, máy vi tính, máy tính bảng…trong việc khảo sát. Điều này sẽ khiến chúng ta phân tích số liệu nhanh chóng, chính xác để giúp học sinh nhận biết và hiểu rõ bản thân có những khả năng, niềm hứng thú, sở thích, đam mê, tính cách, điểm mạnh và điểm yếu gì cũng như mong muốn mình sẽ là ai, mình sẽ làm gì 3
  4. để có hướng đi rõ ràng, từ đó lựa chọn được nghề nghiệp sao cho phù hợp nhất với bản thân và có nhiều cơ hội phát triển sau này. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài “Tư vấn lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh THPT thời kì công nghệ 4.0” nhằm mục đích giúp học sinh có sự lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn, phù hợp với bản thân sau khi tốt nghiệp THPT. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu 1.1. Nghiên cứu lí thuyết Nghiên cứu các yếu tố, công cụ phân tích, trắc nghiệm liên quan đến việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh. 1.2. Nghiên cứu thực nghiệm Việc nghiên cứu đề tài được thực hiện trong các tiết dạy Hướng nghiệp, ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt lớp và qua phiếu khảo sát Online. 2. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu việc định hướng, lựa chọn nghề nghiệp của các em học sinh THPT. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Khảo sát thu thập thông tin. - Phân tích, thống kê… - So sánh đối chiếu… 4
  5. PHẦN II. NỘI DUNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Cơ sở lí luận Tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT, đặc biệt là các học sinh lớp 12 là vấn đề được các cấp, ngành và toàn xã hội quan tâm. Với xu thế hội nhập, với những đổi mới trong giáo dục, đặc biệt trong tuyển sinh đại học, cao đẳng, vấn đề này càng trở nên cấp thiết và quan trọng. Chọn ngành học là quyết định quan trọng bởi nó ảnh hưởng lớn đến tương lai mỗi người sau này. Tuy nhiên, nhiều học sinh ít khi tìm hiểu kỹ về ngành học, công việc mà mình sẽ theo đuổi. Có em lựa chọn theo cảm tính, không quan tâm tới đặc thù nghề nghiệp cũng như triển vọng công việc sau khi ra trường. Chia sẻ về vấn đề chọn ngành, tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu - chuyên gia tư vấn tuyển sinh của Đại học Sư phạm TP HCM cho rằng cha mẹ nên cùng con tham gia các buổi hướng nghiệp, để tìm hiểu và đưa ra tư vấn chính xác, thuyết phục nhất. Trên thực tế, nhiều bậc phụ huynh vẫn còn lúng túng trong việc định hướng cho con. Thậm chí, giữa cha mẹ và con cái đã xảy ra không ít mâu thuẫn trong việc chọn nghề. Tương tự, ông Nguyễn Quốc Cường - Chuyên viên tuyển sinh Cơ quan đại diện Bộ Giáo dục tại TP HCM cũng cho biết trong quá trình đi tư vấn đã gặp không ít mâu thuẫn trong việc chọn ngành giữa cha mẹ và con cái. "Lắng nghe nguyện vọng, sở thích của con và đưa ra những đánh giá, hiểu biết của cha mẹ chính là cách để giúp thí sinh có quyết định đúng đắn khi chọn nghề nghiệp", ông Cường nói. Theo các chuyên gia hướng nghiệp, muốn có nghề nghiệp hợp lý phải thỏa mãn cả ba đỉnh của tam giác chọn nghề. Đỉnh thứ nhất là đam mê, yêu thích, muốn sống chung cả đời với nghề nghiệp đó. Thứ hai là năng lực, khả năng và thế mạnh của bản thân. Thứ ba là cơ hội nghề nghiệp của ngành mình lựa chọn, là sự hiểu biết về nhu cầu thị trường lao động và xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp từ khi còn học đại học. 2. Cơ sở thực tiễn Hiện nay, bố mẹ và gia đình nhiều người luôn cho rằng, học đại học mới có thể thành công. Và vào đại học, thì việc lựa chọn các ngành đều phải là ngành “hot”, điểm cao chứ không dựa vào ý thích, khả năng của các con em mình. Rất nhiều bạn 5
  6. phụ thuộc quá nhiều vào ý kiến của mọi người, mà không chọn theo mong muốn của mình. Hay có những gia đình cố gắng tìm đủ mọi cách cho con đi học đại học, dù các em ấy không hề thích hoặc không có khả năng. Có lẽ đa số các gia đình và thậm chí là các em học sinh cũng có một suy nghĩ rằng “Phải đi học Đại học” chính điều này đã dẫn đến tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” ở Việt Nam hiện nay. Quá nhiều trường đại học được mở ra tràn lan, và người đi học cũng tràn lan, kết quả là tình trạng thất nghiệp của sinh viên mới ra trường ngày càng đáng báo động. Trước tình trạng đó trong các trường THPT nói chung việc Tư vấn lựa chọn nghề nghiệp đã được chú trọng hơn rất nhiều thế nhưng nó vẫn còn chưa đạt kết quả tối ưu. Có rất nhiều học sinh không biết nên đăng kí trường gì, nghành nghề gì để học, làm việc, một số lựa chọn đi làm ngay để hỗ trợ gia đình... Đối với trường THPT Hoàng Mai nói riêng, công tác Tư vấn lựa chọn nghề đã được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm sâu sát, kịp thời chỉ đạo Đoàn trường, GVCN, cán bộ tuyển sinh thực hiện ngay từ đầu năm học nhằm hướng cho học sinh chọn được nghề nghiệp phù hợp với bản thân. Để hiểu rõ hơn về thực tế lựa chọn nghề của học sinh khối 12 - Trường THPT Hoàng Mai, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu khảo sát online với 532 học sinh. Kết quả như sau: Tìm Chưa Mới tìm stt Nội dung tìm hiểu hiểu rất tìm hiểu hiểu (%) kỹ (%) (%) 1 Các loại nghề nghiệp khác nhau 15.25 27.5 57.25 2 Nhu cầu thị trường lao động nói chung 7.5 31.5 61.0 3 Những yêu cầu của nghề mình định lựa chọn 18.25 7.5 74.25 4 Những thuận lợi và khó khăn gặp phải khi 14.25 10.25 75.5 làm nghề 5 Thu nhập và cơ hội việc làm của nghề mình 26.75 22.25 51.0 định lựa chọn 6
  7. 6 Địa chỉ đào tạo nghề chất lượng 45.25 25.75 29.0 7 Năng lực học tập 65.25 22.25 12.5 8 Tính cách, khí chất 12.25 7.5 80.25 9 Năng khiếu, thiên hướng 30.0 25.25 44.75 10 Xu hướng nguyện vọng nghề nghiệp 35,25 25,25 39,5 Từ những con số trên, có thể nói rằng những hiểu biết của học sinh về bản thân mới chỉ dừng lại ở việc hiểu biết về năng lực học tập của mình, và các em lấy đây là căn cứ chính để quyết định chọn nghề, trong khi đó những thông tin rất quan trọng như năng khiếu, năng lực, khí chất, tính cách....lại ít được các em quan tâm. Bên cạnh đó, nhiều học sinh việc chọn ngành, nghề sau THPT chủ yếu phụ thuộc vào quyết định của cha, mẹ. Chính sự thiếu hụt những thông tin về bản thân đã có tác động lớn đến việc lựa chọn nghề nghiệp không phù hợp với năng lực, sở trường, tính cách…của các em. II. VAI TRÒ CỦA VIỆC TƯ VẤN LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP Hình 1. Cây nghề nghiệp Chọn cho mình một nghề, nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Việc chọn nghề thực sự quan trọng và vô cùng cần thiết. Chọn sai lầm một nghề nghĩa là đặt cho mình một tương lai không thực sự an toàn và vững chắc. Thực tế cho thấy, nhiều em học sinh chuẩn bị đi vào cánh cửa đại học, vẫn lúng túng về việc chọn cho mình 7
  8. một ngành học; nhiều em sau khi tốt nghiệp đại học mới nhận ra là mình đã chọn sai ngành học và rất nhiều em phải học lại, làm lại những ngành nghề mới...Cánh cửa vào đại học không phải là cánh cửa duy nhất để các em có thể thăng tiến và phát triển trong nghề nghiệp, đã có rất nhiều tấm gương doanh nhân thành công mà không nhất thiết phải qua trường đại học như: Bill Gate (Microsoft), Steven Jobs (Apple),… Việc tư vấn lựa chọn nghề nghiệp tốt giúp học sinh tăng cơ hội tìm được nghề nghiệp phù hợp với khả năng, kinh nghiệm, tính cách của bản thân. Từ đó phát triển tiềm năng sẵn có, phát huy được các thế mạnh và giảm thiểu các điểm yếu của mình, có động lực để sáng tạo, có thêm nhiều sáng kiến trong quá trình làm việc đem lại hiệu quả lao động cao. Khi lựa chọn được công việc đúng các em có thể chủ động quản lí được sự nghiệp, hướng tới mục tiêu phát triển lâu dài thành công cho bản thân. Đối với xã hội, tư vấn lựa chọn nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc phân công lao động, sử dụng nguồn nhân lực một cách tối ưu, đào tạo đội ngũ đồng bộ những người lao động phù hợp với cơ cấu lao động xã hội trong từng thời kỳ để phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. III. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN SAI LẦM KHI LỰA CHỌN NGHỀ Theo ông Phạm Tất Dong, có hai loại nguyên nhân dẫn đến việc chọn nghề không tính đến những dấu hiệu của sự phù hợp nghề. Loại nguyên nhân thứ nhất thuộc “thái độ không đúng”, loại nguyên nhân thứ hai do “thiếu hiểu biết về các nghề”, cụ thể là: - Cho rằng nghề thợ thì thấp kém hơn kỹ sư; giáo viên mầm non, tiểu học thì thua kém giáo viên THPT...Một số học sinh đã coi nhẹ công việc của người thợ, của thầy giáo cấp I, của cô y tá, chỉ trọng công việc của kĩ sư, của thầy giáo dạy ở bậc trung học, đại học, bác sĩ...vì thế mà chỉ định hướng vào những nghề có sự chuẩn bị ở bậc Đại học. - Thành kiến với một số nghề trong xã hội, chẳng hạn, coi lao động chân tay là nghề thấp kém, chê nhiều công việc dịch vụ là không “thanh lịch”...những học sinh này không thấy hết ý nghĩa của yếu tố lao động nghề nghiệp, đóng góp của nghề đối với xã hội. Đã là nghề được xã hội thừa nhận thì không thể nói đến sự cao sang hay thấp hèn được, đặc biệt là trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay. 8
  9. - Dựa dẫm vào ý kiến của người khác, không độc lập quyết định việc chọn nghề. Vì thế đã có rất nhiều học sinh lựa chọn nghề theo ý muốn của cha mẹ, theo ý thích của người lớn hay theo lời rủ rê của bạn bè. Cách chọn nghề này đã dẫn đến nhiều trường hợp chán nghề vì không phù hợp. - Bị hấp dẫn bởi vẻ bề ngoài của nghề, thiếu hiểu biết nội dung lao động của nghề đó. Ví dụ, nhiều học sinh thích đi đây đi đó nên đã chọn nghề thăm dò địa chất. Khi vào nghề, thấy công việc của mình gắn bó với rừng núi, quanh năm phải tiến hành công việc khảo sát, ít có dịp tiếp xúc với cuộc sống thành thị, thiếu điều kiện để giao lưu văn hoá và khoa học, do đó đã tỏ ra chán nghề. - Cho rằng đạt thành tích cao trong việc học tập một môn văn hoá nào đó là làm được nghề cần đến tri thức của môn đó. Ví dụ, có người học giỏi môn văn đã chọn nghề làm phóng viên báo chí. Đúng là nghề này cần đến những người viết văn hay, diễn đạt tư tưởng rành mạch. Song nếu không nhanh nhẹn, tháo vát, năng động dám xông xáo...thì không thể theo đuổi nghề này được. Sai lầm ở đây là do không thấy rằng, năng lực đối với một số môn học chỉ là điều kiện cần, chứ chưa phải là điều kiện đủ - Có quan niệm “tĩnh” về tính chất, nội dung lao động nghề nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất, quên mất những tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ ngày nay. Vì vậy, có học sinh cho rằng, học xong cấp II là đủ kiến thức để xin vào học nghề tại các trường dạy nghề. Có học sinh lại nghĩ, với vốn liếng kiến thức lớp 12, mình học ở trường nghề nào chẳng được. Thực ra, nghề nghiệp luôn thay đổi nội dung, phương pháp, tính chất lao động của nó. Người lao động không luôn học hỏi, trau dồi năng lực làm việc thì khó có thể đáp ứng với yêu cầu về năng suất và hiệu quả công việc. - Không đánh giá đúng năng lực lao động của bản thân nên lúng túng trong khi chọn nghề. Do đó, có 2 tình trạng thường gặp: hoặc đánh giá quá cao năng lực của mình, hoặc đánh giá không đúng mức và không tin vào bản thân, cả hai trường hợp đều dẫn đến hậu quả không hay. Nếu đánh giá quá cao khi vào nghề sẽ vấp phải tình trạng chủ quan ban đầu, thất vọng lúc cuối, còn nêu đánh giá quá thấp, chúng ta sẽ không dám chọn những nghề mà đáng ra là nên chọn. Qua tìm hiểu tổng quan về vấn đề nghiên cứu và tìm hiểu cơ sở lí luận của vấn đề, chúng tôi nhận thấy Tư vấn định hướng nghề nghiệp cho học sinh đóng vai 9
  10. trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục. Việc lựa chọn nghề nghiệp đúng cũng chính là tiền đề tạo nguồn nhân lực lao động có chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội. Đặc biệt là trong thời đại ngày nay, khi đất nước ta đang đẩy mạnh việc thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với những đòi hỏi ngày càng cao, càng tăng thì chất lượng lao động càng được chú trọng.Chất lượng lao động cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả của hoạt động Tư vấn lựa chọn nghề nghiệp trong nhà trường nói riêng và nghành giáo dục nói chung. Để học sinh có thể lựa chọn ngành nghề phù hợp trong thế giới nghề nghiệp rộng lớn là nhiệm vụ không chỉ của những người làm giáo dục mà phải có sự cộng tác của toàn xã hội. Tư vấn nghề nghiệp cho học sinh muốn có hiệu quả phải dựa vào cơ sở khoa học, căn cứ vào những đặc điểm tâm lý, năng lực của học sinh và nhu cầu xã hội về ngành nghề đó. Nền tảng của hướng nghiệp là phải dựa trên năng lực, sở thích cá nhân và nhu cầu xã hội, đây là 3 yêu tố chủ đạo trong hoạt động hướng nghiệp cho học sinh cần phải làm rõ, đây cũng chính là cơ sở để tránh những sai lầm trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai của học sinh. Thế giới nghề nghiệp rất phong phú và đa dạng, do đó, để hướng nghiệp cho học sinh hiệu quả thì không chỉ sử dụng một hình thức hướng nghiệp mà ta phải kết hợp nhiều hình thức hướng nghiệp khác nhau như thông qua các môn văn hóa, các môn kỹ thuật, nghề phổ thông, lao động sản xuất, hoạt động tham quan, ngoại khóa, trải nghiệm, các phương tiện thông tin, truyền thông, gia đình, xã hội.... IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Từ cơ sở khoa học và vai trò của việc lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh thời kì Công nghệ 4.0, chúng tôi đưa ra một số giải pháp nhằm tư vấn định hướng có hiệu quả của công tác hướng nghiệp như sau: 1. Đối với học sinh 1.1. Tìm hiểu năng lực bản thân (Phụ lục 1) Để hiểu được năng lực của chính bản thân mình, chúng tôi cho các em trả lời một số câu hỏi qua phiếu Online (yêu cầu các em trả lời thành thật, đúng suy nghĩ của mình và thông tin được bảo mật), qua đó các em học sinh tự nhận thấy bản thân mình thuộc nhóm năng lực nào trong những nhóm năng lực sau: 1.1.1. Năng lực tư duy qua ngôn ngữ Nghành nghề: Biên tập viên, nhà báo, luật sư, giáo viên, thư kí… 10
  11. 1.1.2. Năng lực tư duy qua logic Toán học Nghành nghề: Nhà toán học, kiểm toán, kĩ sư, lập trình viên… 1.1.3. Năng lực tư duy qua không gian Nghề nghiệp: Phi công, họa sĩ, kiến trúc, nhiếp ảnh… 1.1.4. Năng lực tư duy qua trải nghiệm Nghành nghề: Diễn viên, nhà tạo mốt, vận động viên, vật lí trị liệu… 1.1.5. Năng lực tư duy qua nhạc điệu Nghề nghiệp: Nhạc sĩ, ca sĩ, dạy nhạc… 1.1.6. Năng lực tư duy qua giao tiếp Nghề nghiệp: Đạo diễn, giám đốc, trọng tài, hướng dẫn viên… 1.1.7. Năng lực tư duy qua nội tâm Nghề nghiệp: Nhà tâm lí học, giáo sĩ, tâm lí trị liệu… 1.1.8. Năng lực tư duy qua tự nhiên Nghề nghiệp: Quản lí du lịch sinh thái, làm vườn, nông nghiệp, kiểm lâm… 1.2. Mô hình phân tích SWOT (Phụ lục 2) Hình 2. Mô hình phân tích SWOT Mô hình phân tích SWOT là mô hình nhận diện Điểm mạnh (STRENGTHS), Điểm yếu (WEAKNESSES), Cơ hội (OPPORTUNITIES), Thách thức (THREATS). Đây là công cụ rất hữu ích giúp các em học sinh hiểu, nhìn sâu tất cả các điểm mạnh, tiềm năng để phát huy và tận dụng mọi cơ hội sẵn có, biết các điểm yếu nhằm hạn chế ảnh hưởng đến công việc, khám phá những cơ hội tiềm ẩn để tiến nhanh hơn đến thành công và lường trước các thách thức, cản trở đến nghề nghiệp của bản thân. 11
  12. Thông thường sơ đồ SWOT được trình bày dưới dạng ma trận 4 ô vuông tượng trưng cho 4 yếu tố chính. Tuy nhiên học sinh cũng có thể liệt kê các ý cho từng mục dưới dạng danh sách, do đó cách trình bày như thế nào tùy mỗi người. Sau khi nghiên cứu SWOT hoàn chỉnh nhất, liệt kê các ý trong 4 yếu tố theo thứ tự ưu tiên nhiều nhất cho đến ít ưu tiên nhất. Chúng tôi cũng đã tổng hợp một số câu hỏi dành cho mỗi phần để học sinh tham khảo khi phân tích SWOT. 1.3. Công cụ phân tích MBTI (Phụ lục 3) Trắc nghiệm tính cách MBTI (Myers-Briggs Type Indicator) là phương pháp sử dụng hàng loạt các câu hỏi trắc nghiệm để phân tích tính cách con người. Phương pháp này có nền tảng từ lý thuyết phân loại của Carl Gustav Jung - Bác sĩ người Thụy Điển - cha đẻ của “Tâm lý học phân tích” được Katharine Cook Briggs cùng con gái của bà, Isabel Briggs Myers phát triển hoàn thiện trong chiến tranh thế giới thứ hai. MBTI thực sự trở nên nổi tiếng và phổ biến khi được giới thiệu ở hai cuốn “Please understand me” I và II của David Keirsey từ những năm 50 của thế kỉ 20 và được người Nhật đưa vào ứng dụng thực tiễn từ năm 1962. MBTI dùng một chuỗi các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến các vấn đề cơ bản trong cuộc sống với các đáp án để lựa chọn.Tổng kết bài trắc nghiệm sẽ cho ra kết quả để đánh giá bạn là người có tính cách như thế nào thông qua phương pháp phân loại. Sự phân loại này dựa trên 4 nhóm tính cách cơ bản, mỗi nhóm là một cặp lưỡng phân của 8 yếu tố chức năng, nhận thức: -Xu hướng Tự nhiên: Hướng ngoại (Extroversion) - Hướng nội (Introversion) - Tìm hiểu và Nhận thức Thế giới: Giác quan (Sensing) - Trực giác (INtution) - Quyết định và chọn lựa: Lý trí (Thinking) - Tình cảm (Feeling) - Cách thức và Hành động: Nguyên tắc (Judgment) - Linh hoạt (Perception) Mỗi yếu tố của 4 nhóm trên kết hợp lại với nhau tạo thành 16 nhóm tính cách MBTI. MBTI là một trong những bài trắc nghiệm tính cách phổ biến nhất thế giới với hơn 2 triệu người mới sử dụng mỗi năm và đặc biệt được ứng dụng trong các hoạt động tuyển dụng, đánh giá nhân sự, giáo dục, hướng nghiệp…Vì vậy, công cụ phân tích MBTI phù hợp và có hiệu quả tốt nhất đối với việc lựa chọn nghề nghiệp cho các em học sinh THPT. 12
  13. Cách thực hiện: Học sinh truy cập trang https://mbti.vn/ và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trung thực, chính xác hệ thống sẽ đưa ra câu trả lời. 1.4. Công cụ trắc nghiệm JOHN HOLLAND Trắc nghiệm Holland (hay còn gọi là trắc nghiệm sở thích Holland) được phát triển bởi tiến sĩ tâm lý học người Mỹ – John Holland. Bài trắc nghiệm này đã được sử dụng khá rộng rãi trong công tác hướng nghiệp cấp phổ thông tại các quốc gia phát triển nhất về giáo dục như Hà Lan, New Zealand, Thuỵ Sỹ, Italy…Tại Việt Nam, bài trắc nghiệm này còn khá mới nhưng cũng đang được áp dụng khá rộng rãi trong công tác hướng nghiệp. Trắc nghiệm Holland chia tính cách con người ra làm 6 nhóm, tương ứng với 6 loại ngành nghề phù hợp: Hình 3. Các nhóm nghành nghề - Kỹ thuật (Thực tế): Thích làm với những vật cụ thể, máy móc, dụng cụ, cây cối, con vật hoặc các hoạt động ngoài trời. - Nghiên cứu: Thích quan sát, tìm tòi, điều tra, phân tích, đánh giá hoặc giải quyết vấn đề. 13
  14. - Nghệ thuật: Có khả năng nghệ thuật, sáng tác, trực giác và thích làm việc trong các tình huống không có kế hoạch trước như dùng trí tưởng tượng và sáng tạo. - Xã hội: Thích làm việc cung cấp hoặc làm sáng tỏ thông tin; thích giúp đỡ, huấn luyện, chữa trị hoặc chăm sóc sức khỏe cho người khác, có khả năng ngôn ngữ. - Quản lý (Dám nghĩ dám làm): Thích làm việc với những người khác, có khả năng tác động, thuyết phục, thể hiện, lãnh đạo hoặc quản lý các mục tiêu của tổ chức, các lợi ích kinh tế. - Nghiệp vụ (Công chức): Thích làm việc với dữ liệu, con số, có khả năng làm việc văn phòng, thống kê, thực hiện các công việc đòi hỏi chi tiết, tỉ mỉ, cẩn thận hoặc làm theo hướng dẫn của người khác. Mục tiêu của bài trắc nghiệm này là phát hiện ra những điểm nổi trội tiềm ẩn trong tính cách của mỗi cá nhân, từ đó có thể lựa chọn nghề nghiệp và môi trường làm việc phù hợp cho bản thân. Trắc nghiệm Holland là lựa chọn lý tưởng khi hướng nghiệp cho học sinh ở giai đoạn phổ thông, vì nó giúp khám phá những nét tính cách tiềm ẩn của học sinh. Trong giai đoạn này, học sinh có nhu cầu thể hiện bản thân và khát khao học hỏi chuyên ngành khá cao, nhưng lại thiếu một chỉ dẫn đủ tin cậy và khách quan để đưa ra quyết định về nghề nghiệp. Bài trắc nghiệm tính cách Holland như một ngọn hải đăng giúp soi đường chỉ lối cho cả phụ huynh và học sinh trên hành trình tạo dựng sự nghiệp trong giai đoạn ban đầu này. Dựa trên kết quả trắc nghiệm, thầy/cô, phụ huynh và học sinh có thể đưa ra lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất với tính cách của các em. Nhưng bài trắc nghiệm này không chỉ gói gọn trong chuyện định hướng nghề nghiệp. Nó còn có thể giúp phụ huynh đưa ra hướng phát triển về học vấn để theo đuổi nghề nghiệp con ưa thích. Chẳng hạn, con thuộc nhóm “Nghệ thuật“, mong muốn trở thành nhà thiết kế thời trang. Dựa trên mong muốn của con và kết quả trắc nghiệm, phụ huynh có thể cho con theo học các lớp năng khiếu vẽ, khuyến khích con tham gia các hoạt động về thời trang trên trường, hay cùng con tìm kiếm các chương trình học Đại học có đào tạo về thiết kế thời trang…Hay nói cách khác, trên cơ sở tâm lý học, bài trắc nghiệm Holland giúp phụ huynh và học sinh phát triển sự nghiệp tương lai theo đúng hướng, đúng lộ trình, và mang tính dài hơi. 14
  15. 1.5. Lựa chọn nghề theo 4 loại tính cách DISC DISC được biết đến là những tiêu chí đánh giá tính cách của một cá nhân thông qua hành vi của họ trong một tình huống thực tế hay bài trắc nghiệm cụ thể. Điều này sẽ giúp học sinh có thể nắm bắt sở thích, khuynh hướng hành vi và suy nghĩ mà bản thân hướng đến, từ đó đánh giá nhóm tính cách và linh hoạt trong quá trình làm quen, ứng xử với từng nhóm. Có 4 nhóm tính cách chính trong thuyết DISC là: Quyền lực (Dominance), Ảnh hưởng (Influence), Kiên định (Steadiness), Tuân thủ (Compliance). Đây là 4 nhóm tính cách có trong tất cả các cá nhân nhưng thuyết DISC sẽ phân tích rõ tính cách của mỗi người thuộc nhóm nào thông qua hệ thống bài trắc nghiệm DISC. Đây là cơ sở giúp các em học sinh có thể hiểu rõ chính mình, từ đó xác định điểm mạnh, yếu và hoàn thiện bản thân. - Tính cách D - DOMINANCE (Quyền lực): Thường làm các công việc có tính chất lãnh đạo, quản lí… + Điểm mạnh: Quyết đoán, tự tin, năng nổ, mạnh mẽ, tầm nhìn xa, suy nghĩ tích cực, dũng cảm, bản lĩnh, chủ động, tập trung… + Điểm yếu: Bảo thủ, áp đặt, gia trưởng, nóng tính, kiêu ngạo, bướng bỉnh, nói nhiều… - Tính cách I – INFLUENCE (Ảnh hưởng): Phù hợp với công việc hướng ngoại như bán hàng, tổ chức sự kiện, du lịch, ngoại giao… + Điểm mạnh: Thân thiện, cởi mở, vui vẻ, hòa nhã, hào phóng, linh hoạt, năng nổ, dễ thích nghi, sáng tạo, hòa đồng… + Điểm yếu: Phóng đại, cẩu thả, ham vui, ưa nịnh, vô tổ chức, hay quên, dễ dãi, ba phải, dễ thay đổi. - Tính cách S – STEADINESS (Kiên định): Có thể chọn công việc như bác sĩ, tư vấn, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, y tá… + Điểm mạnh: Tình cảm, chung thủy, chịu khó lắng nghe, bao dung, hiền lành, chậm rãi, từ tốn, dễ gần, nhẹ nhàng, chín chắn… 15
  16. + Điểm yếu: Nhút nhát, chậm chạp, dễ mắc lừa, thiếu quyết đoán, ngại thay đổi, hiệu quả công việc chưa cao… - Tính cách C – COMPLIANCE (Tuân thủ): Phù hợp với công việc như luật, kế toán, tài chính… + Điểm mạnh: Chính xác, chặt chẽ, cẩn thận, nghiêm túc, chắc chắn, kỉ luật cao, điềm tĩnh, cầu toàn, tập trung… + Điểm yếu: Cứng nhắc, bảo thủ, khó tính, cầu toàn, chậm thích nghi… Quy trình thực hiện bài trắc nghiệm tính cách DISC Bước 1: Quan sát bảng tính cách và đánh dấu màu đen với ô bạn cho rằng đó là tính cách trong công việc, màu xanh là tính cách khi ở nhà của mình. (Có thể bỏ qua những ô không phù hợp hoặc lựa chọn lại với những ô là tính cách thuộc cả 2 môi trường). Hình 4. Bảng trắc nghiệm tính cách con người Bước 2: Tiếp theo, bạn hãy đếm số lượng chấm màu xanh và chấm màu đen có trên bảng sau đó cộng dồn 2 loại màu theo cột. 16
  17. Hình 5. Ví dụ bảng trắc nghiệm DISC Theo hình trên có thể thấy: Cột 1: Tổng = 9 Cột 2: Tổng = 2 Cột 3: Tổng = 8 Cột 4: Tổng = 10 - Cột 1 là cột thể hiện mức độ quyền lực và khả năng kiểm soát (Nhóm D). - Cột 2 là cột thể hiện khả năng thuyết phục, tầm ảnh hưởng trong các mối quan hệ hay môi trường (Nhóm I). - Cột 3 là cột thể hiện sự ổn định, mức độ an tĩnh trong công việc lẫn cuộc sống (Nhóm S). - Cột cuối cùng thể hiện tính quy trình, mức độ tuân thủ (Nhóm C). Từ ví dụ trên có thể thấy rằng điểm ở cột 1 và cột 4 chiếm áp đảo, cho thấy người này có tính cách khá độc lập, thích kiểm soát và luôn tuân thủ theo quy tắc, quy trình đặt ra. Bạn cũng có thể đánh giá dựa trên số lượng chấm đen và xanh để 17
  18. đánh giá tính cách của mình trong công việc và khi ở nhà. Đối với ví dụ trên, người này khá cân bằng trong nhóm tính cách khi làm việc hay khi ở nhà. 2. Đối với nhà trường 2.1. Nâng cao nhận thức về tư vấn lựa chọn nghề nghiệp cho cán bộ, giáo viên - Đối tượng tác động lớn nhất đến chọn ngành nghề của học sinh là đội ngũ giáo viên, do đó việc nâng cao hiểu biết về giáo dục hướng nghiệp cho giáo viên là giải pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ. Khi giáo viên nắm rõ nội dung, nhu cầu của xã hội về chọn ngành, chọn nghề học phù hợp thì sức lan tỏa rất lớn trong quá trình định hướng nghề nghiệp đối với học sinh. - Đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh và trong các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp học sinh phổ thông. - Đưa nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp thành nội dung quan trọng từng năm học của nhà trường. - Xây dựng trang thông tin về giáo dục hướng nghiệp; hình thành cơ sở dữ liệu về nghề nghiệp, thị trường lao động và thông tin, dữ liệu liên quan đến ngành, nghề; mô tả ngành, nghề và thông tin tuyển dụng, sử dụng lao động của từng ngành, nghề, tương ứng với từng vùng miền, khu vực; kết nối với cơ quan dự báo nhu cầu nhân lực, hội nghề nghiệp, hội doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các doanh nghiệp. - Tăng cường phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng cho học sinh như: Ngày hội tư vấn, hướng nghiệp; thi tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp; các hoạt động giao lưu của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục với các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nhân. 2.2. Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tư vấn nghề nghiệp Đổi mới nội dung giáo dục hướng nghiệp thông qua các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường, cụ thể: - Đổi mới nội dung dạy học trong Chương trình theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi; tăng cường thực hành, vận dụng kiến thức vào 18
  19. thực tiễn; bổ sung, cập nhật các nội dung giáo dục hướng nghiệp trong các môn học và hoạt động giáo dục phù hợp với thực tiễn. - Chú trọng đưa nội dung giáo dục hướng nghiệp tích hợp trong Chương trình các môn học và hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán (giáo dục STEM) trong Chương trình phù hợp với xu hướng phát triển ngành nghề của quốc gia, đáp ứng thị trường lao động, chuẩn bị Điều kiện đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0. - Đa dạng hóa, vận dụng linh hoạt các hình thức tư vấn hướng nghiệp phù hợp với lứa tuổi học sinh; cung cấp kịp thời thông tin về cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chính sách đối với người học các trình độ giáo dục nghề nghiệp, chính sách ưu đãi trong giáo dục nghề nghiệp, cơ hội khởi nghiệp, tìm kiếm việc làm, xu hướng thị trường lao động và nhu cầu sử dụng của thị trường lao động. - Tăng cường phối hợp nhà trường với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh sau khi tốt nghiệp THPT vào học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; - Tìm hiểu một số trường đại học, cao đẳng, trung cấp trong tỉnh, miền có các ngành nghề phù hợp với nhu cầu xã hội và chất lượng đào tạo cao; kết hợp với các doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn để biết nhu cầu tuyển dụng lao động của họ, từ đó tư vấn nghề nghiệp cho học sinh; - Cung cấp thông tin thường xuyên, kịp thời về nhu cầu lao động, thị trường lao động của địa phương và trong cả nước cho học sinh và phụ huynh; - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc trao đổi kinh nghiệm giáo dục hướng nghiệp, về nhu cầu lao động, thị trường lao động với các trường bạn. 2.3. Phát triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp - Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của từng ngành trong các trường Đại học, xu hướng và nhu cầu việc làm của xã hội đối với các ngành sinh viên tốt nghiệp Đại học ra trường trong thời ngắn và dài hạn. Điều tra, tổng hợp và làm chuyên đề để tổ chức cho học sinh toàn trường tham gia học tập, nghiên cứu. Hướng dẫn và định hướng học sinh thi, học vào các ngành của các trường cụ thể. - Nghiên cứu nhu cầu lao động kỹ thuật có trình độ tay nghề từ trung cấp đến cao đẳng ở tất cả các lĩnh vực trên địa bàn thị xã, tỉnh Nghệ An và trên toàn quốc. 19
  20. Tìm hiểu khả năng, chất lượng đào tạo của các trường Cao đẳng nghề trong tỉnh để tham mưu Ban giám hiệu, tuyên truyền cho phụ huynh, học sinh nhận thức rõ và chọn các nghề phù hợp năng lực để học ngay sau khi ra trường. - Xây dựng bài học có nội dung về những lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể. - Xây dựng các nội dung giới thiệu (bài viết, video, hình ảnh, phim...) để giới thiệu với học sinh và làm rõ các vấn đề đào tạo nghề nghiệp của các trường Đại học và các trường Cao đẳng nghề uy tín. . - Thực hiện tư vấn hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh, và trước mắt là triển khai tư vấn tuyển sinh trực tuyến. Thông qua các kênh trao đổi, hỗ trợ tư vấn tuyển sinh. - hướng nghiệp cho những người đang thực hiện hướng nghiệp tại các địa phương. - Giáo dục ý thức trách nhiệm của học sinh đối với việc chọn nghề, giúp các em hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng cua công tác này đối với bản thân các em và đối với sự phát triển của đất nước nói chung. - Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm công tác giáo dục hướng nghiệp về kiến thức, kỹ năng tư vấn, phương pháp tư vấn hiện đại với sự trợ giúp của công nghệ thông tin; - Thu hút các nhà khoa học, nhà quản lý, giáo viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các doanh nhân…tham gia làm công tác tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh. - Cử giáo viên tham gia ngày hội tư vấn chọn nghề nghiệp do Bộ LĐ – TB&XH, Tổng cục giáo dục nghề nghiệp phối hợp với các trường Đại học, Cao đẳng tổ chức. - Sử dụng mạng xã hội như Zalo, FaceBook, Instagram…kịp thời cung cấp thông tin cho học sinh, đồng thời có thể giải đáp thắc mắc nhanh chóng, hiệu quả. 2.4. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học Tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học gắn với giáo dục hướng nghiệp, giáo dục STEM theo Chương trình giáo dục phổ thông mới. 2.5. Huy động nguồn lực xã hội - Hoạt động Tư vấn chọn nghề nghiệp không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường mà là trách nhiệm của cả gia đình và xã hội. Do đó cần huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia vào quá trình định hướng nghề nghiệp. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2