intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng chuyển đổi số để tư vấn, hỗ trợ và giáo dục học sinh tại trường THPT Quỳnh Lưu 4

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:51

18
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm phát huy ưu thế của “công nghệ số” trong công tác chủ nhiệm, giúp giáo viên chủ nhiệm quản lý hồ sơ, quản lý học sinh. Nắm bắt được những khó khăn mà học sinh gặp phải trong học tập cũng như trong cuộc sống để từ đó hỗ trợ, tư vấn và giáo dục kịp thời.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng chuyển đổi số để tư vấn, hỗ trợ và giáo dục học sinh tại trường THPT Quỳnh Lưu 4

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 ===***=== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG “CHUYỂN ĐỔI SỐ” ĐỂ TƯ VẤN, HỖ TRỢ VÀ GIÁO DỤC HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỲNH LƯU 4 Lĩnh vực: CHỦ NHIỆM Năm học: 2022 – 2023 Nghệ An, tháng 4 năm 2023
  2. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 ===***=== sT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG “CHUYỂN ĐỔI SỐ” ĐỂ TƯ VẤN, HỖ TRỢ VÀ GIÁO DỤC HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỲNH LƯU 4 Nhóm tác giả: Võ Thị Hoan Số điện thoại: 0383733307 Hồ Xuân Hợi Số điện thoại: 0973224558 Lĩnh vực: Chủ nhiệm Năm học: 2022 – 2023 Nghệ An, tháng 4 năm 2023
  3. MỤC LỤC  NỘI DUNG TRANG PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Tính mới của đề tài 2 3 Mục đích nghiên cứu 2 4 Đối tượng nghiên cứu 2 5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2 6 Phương pháp nghiên cứu 2 PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 1 Cơ sở lí luận 3 2 Cơ sở thực tiễn 4 3 Thực trạng 6 4 Các giải pháp của đề tài: Ứng dụng “chuyển đổi số” để 8 tư vấn, hỗ trợ và giáo dục học sinh tại trường THPT Quỳnh Lưu 4. 5 Tính mới, tính khoa học và tính thực tiễn của đề tài 32 6 Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 34 đề xuất trong đề tài theo công văn số: 267/SGDĐT-CTTT- GDTX ngày 15/3/2023 . 7 Kết quả nghiên cứu. 39 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41 1 Kết luận 41 2 Kiến nghị 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43 PHỤ LỤC 44
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. TT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 THPT Trung học phổ thông 2 GV Giáo viên 3 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 4 HS Học sinh 5 PH Phụ huynh 6 BCS Ban cán sự 7 BCH Ban chấp hành 8 GVBM Giáo viên bộ môn 9 GDPT Giáo dục phổ thông 10 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
  5. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và trong thời đại 4.0 nên “chuyển đổi số” được áp dụng rộng rãi trên mọi lĩnh vực. Chuyển đổi số là: Quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Chuyển đổi số không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có. Đặc biệt đối với thế hệ Gen Z thì việc tiếp cận về các lĩnh vực công nghệ mạng nhanh chóng, thành thạo và rất tinh vi. Bên cạnh đó, phụ huynh, học sinh ngày nay hầu như cũng đã trang bị cho mình những điện thoại thông minh kết nối mạng và thậm chí có nhiều phụ huynh còn có máy tính kết nối mạng. Tuy nhiên, thực tế là nhiều giáo viên chủ nhiệm tiếp cận công nghệ còn hạn chế. Hồ sơ sổ sách còn viết tay hoặc đánh máy nhưng các loại văn bản, giấy tờ còn nhiều, manh mún khó tổng hợp và lưu trữ. Truyền đạt thông tin giữa nhà trường đến học sinh, phụ huynh và ngược lại sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi truyền đạt trực tiếp bằng miệng hoặc bằng văn bản giấy dẫn đến việc nắm bắt thông tin để giải quyết các vấn đề cần thiết còn chậm, hoặc truyền đạt nghe rồi nhưng lại quên. Các hình thức tiếp cận học sinh, tìm hiểu học sinh chưa phong phú, các hoạt động giáo dục còn theo lối mòn, giáo điều, thiếu sáng tạo, thiếu đổi mới, không hấp dẫn nên chưa được thực sự gần gũi để tìm hiểu tâm lý, nắm bắt thông tin, xử lí thông tin, tư vấn kịp thời đối với học sinh gặp khó khăn. Từ sự việc của năm học 2019-2020 có 15 học sinh phải nghỉ học giữa chừng vì mang thai, một học sinh bị phạt tù vì tội gây chết người là một cú sốc mạnh đối với nhà trường và đặc biệt đối với bản thân của mỗi giáo viên chủ nhiệm. Có thể thấy sự phát triển với tốc độ nhanh và đầy biến động của nền kinh tế - xã hội đã đem đến cho quá trình sống, học tập và rèn luyện của học sinh ngày càng nhiều cơ hội nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất lợi đối với sự phát triển nhân cách của các em. Nhu cầu hỗ trợ về mặt tinh thần để phát triển thuận lợi nhất ngày càng trở nên cấp bách đối với thế hệ trẻ. Năm học 2022-2023 là năm học đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 nên học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong việc chọn khối, phương pháp học, ảnh hưởng đến tâm lí học sinh cũng như phụ huynh. Vì vậy, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải có giải pháp để đồng hành cùng các em học sinh và gia đình. Với việc ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm chuyên dụng của nó thì việc tìm hiểu, quản lý học sinh, trao đổi thông tin với học sinh và phụ huynh được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng. Hơn nữa, qua công nghệ thông tin giáo viên chủ nhiệm có thể đưa ra nhiều hình thức giáo dục đạo đức, tư cách học sinh một cách rất nhẹ nhàng mà có hiệu quả cao. 1
  6. Xuất phát từ những lí do trên nên tôi quyết định lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng “chuyển đổi số” để tư vấn, hỗ trợ và giáo dục học sinh tại trường THPT Quỳnh Lưu 4. 2. Tính mới của đề tài Đây là đề tài hoàn toàn mới chưa có đồng nghiệp nào đề cập tới. Đề tài đã nắm bắt đúng, kịp thời chủ trương của Đảng, nhà nước, Bộ GD& ĐT và Sở GD&ĐT Nghệ An về việc ứng dụng “công nghệ số” trong dạy học và giáo dục học sinh. Việc ứng dụng công nghệ số vào công tác chủ nhiệm lớp đã có hiệu quả cao trong việc hỗ trợ, tư vấn, giáo dục học sinh THPT, giúp các em vượt qua những khó khăn trong học tập và rèn luyện. Có khả năng vận dụng được rộng rãi trong công tác chủ nhiệm ở các lớp, các nhà trường THPT. 3. Mục đích nghiên cứu: Nhằm phát huy ưu thế của “công nghệ số” trong công tác chủ nhiệm, giúp giáo viên chủ nhiệm quản lý hồ sơ, quản lý học sinh. Nắm bắt được những khó khăn mà học sinh gặp phải trong học tập cũng như trong cuộc sống để từ đó hỗ trợ, tư vấn và giáo dục kịp thời. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng: Học sinh và giáo viên làm công tác chủ nhiệm. - Phạm vi: Tất cả học sinh và GV chủ nhiệm tại trường THPT Quỳnh Lưu 4. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Những vấn đề chung về việc ứng dụng “công nghệ số” vào công tác chủ nhiệm lớp để hỗ trợ, tư vấn và giáo dục học sinh THPT. - Các hình thức ứng dụng “công nghệ số” vào công tác chủ nhiệm lớp để hỗ trợ, tư vấn và giáo dục học sinh THPT. 6. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu mạng xã hội, các phần mềm dạy học, học liệu số. - Nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên. - Tìm hiểu các tài liệu về tâm lí lứa tuổi. - Thực hiện các hoạt động để gần gũi, truyền đạt, nắm bắt thông tin và giáo dục học sinh. - Lấy ý kiến đồng nghiệp về sự cấp thiết và tính khả thi của đề tài. - Tiến hành khảo sát tại lớp chủ nhiệm và một số lớp trong trường trước và sau khi áp dụng đề tài. 2
  7. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận. Vị trí và vai trò của GVCN: GVCN là thành viên của tập thể sư phạm và hội đồng sư phạm, là người thay mặt Hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh quản lí và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện học sinh lớp mình phụ trách, tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà trường ở lớp. Đối với HS và tập thể lớp, GVCN là nhà giáo dục và là người lãnh đạo gần gũi nhất, người lãnh đạo, tổ chức, điều khiển, kiểm tra toàn bộ mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc phạm vi lớp mình phụ trách dựa trên đội ngũ tự quản là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn và tính tự giác của mọi học sinh trong lớp. GVCN giữ vai trò là người cố vấn cho ban chấp hành chi đoàn lớp. Như vậy GVCN là cầu nối giữa Ban giám hiệu, giữa các tổ chức trong nhà trường, giữa các giáo viên bộ môn với tập thể lớp. Trong mối quan hệ với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường, GVCN là nhân vật trung tâm để hình thành, phát triển nhân cách học sinh và là cầu nối giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới. Ngày 28/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 146/QĐ TTg phê duyệt đề án "Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030". … Các công văn chỉ đạo của Sở GD&ĐT Nghệ An và của trường THPT Quỳnh Lưu 4 từ năm 2019 đến nay. Trước sự thay đổi của xã hội và yêu cầu đổi mới của giáo dục, các giáo viên cần chuyển mình theo tinh thần của sự đổi mới đó là đạt tới mục đích phát triển toàn diện phẩm chất năng lực của người học. Lứa tuổi trung học phổ thông là giai đoạn mà sự phát triển thể chất đã dần ổn định, nhưng lại chưa trưởng thành về mặt tâm lý. Các em dễ bị tổn thương, mặc cảm, bế tắc. Bên cạnh đó các em khao khát được công nhận, được thể hiện bản thân mình. Vì vậy, nhiệm vụ trước hết của một người giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp là nắm bắt các thông tin, xử lí thông tin học sinh. Điều này là rất cần thiết, bởi khi hiểu biết về các học sinh thì giáo viên sẽ có biện pháp giáo dục phù hợp, có tác động tích cực đến học sinh. Có thể thấy hiện nay vai trò của người giáo viên không chỉ là truyền đạt tri thức, mà còn phải hỗ trợ, tư vấn, giáo dục giúp học sinh tìm thấy niềm vui trong học tập, sống có ước mơ hoài bão, có nghị lực, có đạo đức… từ đó các em tự mình chiếm lĩnh trí thức và tránh xa được những điều xấu. Vấn đề này thật sự khó khăn cho người giáo viên khi mà quỹ thời gian của giáo viên và học sinh không nhiều. Như vậy đòi hỏi người giáo viên và học sinh phải có một phương tiện hỗ trợ. 3
  8. “Chuyển đổi số” có vai trò rất quan trọng trong dạy học, giáo dục: Làm đa dạng các hình thức dạy học, giáo dục, tạo điều kiện học tập đa dạng cho học sinh. Hỗ trợ giáo viên thực hiện dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh một cách thuận lợi và hiệu quả. Trong bối cảnh hiện nay, việc tận dụng thế mạnh của mạng xã hội, công nghệ thông tin vào công tác giáo dục học sinh đóng vai trò thiết yếu, cần được đầu tư, tăng cường sử dụng, phát huy, đặc biệt là trong môi trường giáo dục THPT. Nó làm phong phú các hình thức tìm hiểu, tiếp cận, giáo dục học sinh trung học phổ thông. 2. Cơ sở thực tiễn. Giáo dục thế hệ trẻ luôn được Đảng, nhà nước, gia đình, nhà trường và toàn xã hội quan tâm. Những năm qua, toàn ngành giáo dục đang xây dựng những “ngôi trường hạnh phúc” với mong muốn học sinh “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, một số học sinh chưa tìm thấy niềm vui khi đến trường. Biểu hiện cụ thể là hàng năm vẫn còn tình trạng học sinh bỏ học, bạo lực học đường, đâu đó vẫn còn tình trạng học sinh tự tử do áp lực học tập, một bộ phận giới trẻ hiện nay giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, thiếu lý tưởng, xa rời truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc…. Giáo dục học sinh là nhiệm vụ song hành với nhiệm vụ giảng dạy của mỗi giáo viên. Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp thì đây là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chủ nhiệm. Hiện nay, với sự phát triễn mạnh mẽ của mạng xã hội rất phức tạp, nhưng về phía gia đình thì lo làm kinh tế nên cũng không quan tâm nhiều hoặc quan tâm không đúng cách với con cái nên không ít một bộ phận học sinh sa ngã vào cuộc sống ảo, học theo các ngôn từ và ứng xử không chuẩn mực trên mạng. Vì thế chúng ta thường bắt gặp các hiện tượng học sinh xô xát, ẩu đã, đánh nhau trong và ngoài trường, vi phạm an toàn giao thông, nghiện game bỏ bê việc học, yêu đương không lành mạnh để lại hậu quả phải nghỉ học, hút thuốc lá điện tử, chơi lô đề, ăn chơi đua đòi, lười lao động, ngại học tập rèn luyện, thiếu lí tưởng sống, vô cảm, ... Theo thống kê từ liên Bộ Giáo dục và Bộ Công an, từ năm 2011 đến năm 2018 có đến 18.000 vụ vi phạm pháp luật, bạo lực học đường, đối tượng liên quan là cán bộ giáo viên, học sinh, sinh viên; 11.000 vụ đánh nhau gây thương tích, hơn 200 vụ xâm hại tình dục, hơn 900 vụ uy hiếp tinh thần… Đáng nói trong số này có gần 10.000 vụ diễn ra trong nhà trường Theo thống kê của Bộ Công an, từ năm 2020 đến tháng 9 năm 2022, cả nước đã xảy ra 1.570 vụ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh sinh viên. Theo thống kê của Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế), trung bình mỗi năm có khoảng 300-400 ca mang thai ngoài ý muốn ở độ tuổi từ 15-19, trong đó 60- 70% là học sinh, sinh viên. 4
  9. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào năm 2022 cho thấy, 10-15% trẻ có dấu hiệu nghiện game. Trong đó có khoảng 80% là trẻ từ 10-15 tuổi. Năm 2019, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) điều tra sức khỏe học sinh tại 21 tỉnh, thành của Việt Nam, cho thấy 2,6% học sinh trong độ tuổi 13-17 hút thuốc lá điện tử. Ảnh: Tình trạng hút thuốc lá điện tử đã được báo động trên truyền hình Việt Nam. Ảnh: Tình trạng vi phạm an toàn giao thông và bạo lực học đường. Trên đây là những thực trạng chung đáng báo động của các học sinh trong đó có trường THPT Quỳnh Lưu 4. Từ đó có thể thấy hiện nay vai trò của người giáo viên không chỉ là truyền đạt tri thức, mà còn phải sát sao, quan tâm, tư vấn và hỗ trợ học sinh kịp thời, giúp học sinh tìm thấy niềm vui trong học tập, sống có ước mơ hoài bão, có nghị lực, có 5
  10. đạo đức…từ đó các em tự mình chiếm lĩnh tri thức và tránh xa được những điều xấu. Bên cạnh đó năm học 2022-2023 là năm đầu tiên thực hiện chương trình GDPT 2018, nên học sinh và phụ huynh cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn khối lớp. Nhiều học sinh rất hoang mang, lo lắng trong việc lựa chọn khối học, môn học cho phù hợp với bản thân, nên trong thời gian đầu năm học việc xáo trộn lớp học đã ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của học sinh. Vấn đề này thật sự khó khăn cho người giáo viên khi mà quỹ thời gian ở trường của giáo viên và học sinh không nhiều và để làm được điều này thì yêu cầu giáo viên phải đổi mới trong công tác quản lí, thu thập thông tin và xử lí thông tin một cách linh hoạt, hiệu quả để kịp thời hỗ trợ, tư vấn, giáo dục cho học sinh. Do vậy với việc ứng dụng “chuyển đổi số” trong công tác chủ nhiệm là hết sức cần thiết đối với giáo viên chủ nhiệm lớp. 3. Thực trạng. 3.1. Thực trạng của việc ứng dụng “chuyển đổi số” ở trường THPT Quỳnh Lưu 4. Trong thời gian qua, trường THPT Quỳnh Lưu 4 rất chú trọng đến việc ứng dụng “chuyển đổi số” vào trường học. Các giáo viên đã ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả tích cực trong dạy học. Việc ứng dụng công nghệ thông tin thành thạo đã làm thay đổi mô hình giáo dục, chất lượng giáo dục, thay đổi hình thức dạy học, thay đổi phương thức quản lý… Từ vài năm gần đây nhà trường đã chú trọng đầu tư xây dựng trường học thân thiện, với phòng tư vấn, đội ngũ tư vấn tâm lý học đường, chú trọng các hoạt động giáo dục, luôn luôn tạo điều kiện và khuyến khích giáo viên vận dụng các phương pháp giáo dục mới, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học và giáo dục học sinh. Bên cạnh những ưu điểm đạt được, vẫn còn những thách thức cần giải quyết. Thứ nhất, hạ tầng mạng, trang thiết bị công nghệ thông tin (như máy tính, camera, máy in…), đường truyền, dịch vụ internet cho nhà trường, giáo viên, học sinh (đặc biệt học sinh ở vùng xa, vùng khó khăn) còn thiếu, lạc hậu. Thứ hai, một số giáo viên chưa thành thạo sử dụng máy tính, các phần mềm dạy học, hoặc chưa linh hoạt trong việc sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học và giáo dục. Thứ ba, đa phần chỉ mới tập trung ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học chuyên môn, chưa chú ý ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chủ nhiệm lớp, hoặc có sử dụng nhưng chưa nhiều và chưa linh hoạt. Thực tế, giáo viên vẫn đang nặng về công tác “dạy chữ” mà chưa chú trọng hoặc hời hợt đến việc lắng nghe, chia sẽ, tư vấn và hỗ trợ học sinh khi gặp khó 6
  11. khăn. Các hoạt động giáo dục còn cứng nhắc, chưa linh hoạt, chưa lôi kéo đông đảo học sinh tham gia. Về các giáo viên trong trường nói chung và bản thân tôi nói riêng luôn luôn trăn trở để có nhiều hình thức tìm hiểu, lắng nghe, chia sẽ, hỗ trợ học sinh; tổ chức nhiều hoạt động giáo dục tư tưởng, đạo đức, nghị lực sống cho các em học sinh, với mong muốn xây dựng môi trường giáo dục thấm đẫm tình yêu thương. Kết quả khảo sát 36 GVCN về việc ứng dụng “chuyển đổi số” để tư vấn, hỗ trợ và giáo dục học sinh tại trường THPT Quỳnh Lưu 4: Biểu đồ: Khảo sát mức độ ứng dụng “chuyển đổi số” của các GVCN trường THPT Quỳnh Lưu 4. Như vậy qua việc khảo sát 36 GVCN thấy rằng: Các GVCN rất coi trọng việc ứng dụng chuyển đổi số vào trong công tác giáo dục, tuy nhiên vẫn còn nhiều GVCN chưa biết cách sử dụng hoặc ứng dụng được một số ít, hoặc sử dụng chưa thành thạo phần mềm. Đa số GVCN thường sử dụng phương pháp trao đổi trực tiếp đề tư vấn, hỗ trợ và giáo dục học sinh. Chính vì vậy mà hiệu quả trong công tác chủ nhiệm chưa cao. 7
  12. 3.2. Thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng “chuyển đổi số” vào công tác chủ nhiệm lớp. Về thuận lợi: Đây là giải pháp mới, đúng chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, phù hợp xu thế thời đại vì vậy được Ban Giám hiệu nhà trường, các tổ chức trong nhà trường, hội phụ huynh, học sinh nhiệt tình hưởng ứng, có sự phối hợp, hỗ trợ trong quá trình thực hiện giải pháp. Cơ sở vật chất của nhà trường, điều kiện thực tế của học sinh hiện nay (hầu hết đều có smartphone, có tài khoản facebook, zalo, ...) đủ điều kiện để thực hiện giải pháp. Về khó khăn: Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào vào công tác chủ nhiệm lớp còn gặp một số khó khăn như sau: Trường THPT Quỳnh Lưu 4 cơ sở vật chất tuy đã được cải thiện nhiều nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn và thiếu thốn. Trường đóng trên địa bàn học sinh chủ yếu tập trung ở 6 xã bán sơn địa của huyện Quỳnh Lưu là Quỳnh Châu, Quỳnh Tam, Tân Sơn, Ngọc Sơn, Quỳnh Thắng, Tân Thắng. Đây là khu vực có kinh tế khá khó khăn, học sinh ở đây chủ yếu là con em gia đình thuần nông, nên về điều kiện học tập, trình độ sử dụng công nghệ thông tin cũng như nhận thức còn nhiều hạn chế. Phụ thuộc vào đường truyền mạng. Nhận thức của học sinh nông thôn về công nghệ còn hạn chế. 4. Các giải pháp của đề tài: Ứng dụng “chuyển đổi số” để tư vấn, hỗ trợ và giáo dục học sinh tại trường THPT Quỳnh Lưu 4. 4.1.Sử dụng “chuyển đổi số” vào tìm hiểu, quản lý, lưu trữ thông tin học sinh. 4.1.1. Sử dụng Google forms và google drive: để thu thập, làm khảo sát học sinh, phân nhóm, lưu trữ thông tin học sinh. a. Để thu thập thông tin học sinh. Mục tiêu: Giúp học sinh và giáo viên cung cấp và thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác. Nội dung và cách thực hiện: Giáo viên lấy thông tin cá nhân của học sinh Bước 1: Giáo viên vào phần mềm Google forms để tạo các câu hỏi: Tiêu đề: Thông tin học sinh Câu 1: Họ và tên 8
  13. Câu 2: Quê quán và số điện thoại Câu 3: Hoàn cảnh gia đình Câu 4: Thành tích học tập nổi bật ở cấp 2 Câu 5: Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân Câu 6: Mong muốn của bản thân trong quá trình học tập Bước 2: Giáo viên tạo đường link và gửi vào nhóm lớp Bước 3: Học sinh truy cập và trả lời các câu hỏi. Bước 4: Giáo viên vào Google forms để xem thông tin học sinh. Kết quả: Học sinh: Cung cấp thông tin các nhân cho giáo viên nhanh chóng không cần phải dùng bút và giấy để viết. Giáo viên: Tổng hợp, xem được các thông tin của học sinh nhanh chóng và chính xác. Từ thông tin cá nhân mà học sinh cung cấp và qua tìm hiểu nhiều kênh thông tin từ giáo viên, học sinh … giáo viên phân nhóm học sinh trong lớp. https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdToeWys1pWyajAQ5afLG49 WjYors98vQWUZj6rgJFDuwozBg/viewform?usp=sf_link Đường Link để học sinh nhập thông tin cá nhân. Ảnh: Học sinh nhập thông tin theo đường link. 9
  14. Ảnh: GVCN cập nhật thông tin học sinh. Ảnh: GVCN phân nhóm học sinh. 10
  15. Ảnh: GVCN thu thập thông tin học sinh đăng kí tham gia bảo hiểm y tế. Ảnh: Cập nhật thông tin các phụ huynh và học sinh có số tài khoản ngân hàng. b. Khảo sát học sinh. Mục tiêu: Giáo viên tổ chức cho học sinh tự đánh giá bản thân qua một tuần học để giúp phát triển khả năng tự đánh giá của học sinh, mặt khác giúp các em nhìn nhận lại bản thân từ đó có biện pháp giúp bản thân tiến bộ, rèn luyện khả năng “sống chậm”, “sống sâu” cho học sinh. Ví dụ: Dùng Google forms để khảo sát mức độ tự đánh giá của học sinh qua một tuần học. Nội dung và cách thức thực hiện: Bước 1: Giáo viên vào Google forms để tạo các câu hỏi khảo sát học sinh. Tiêu đề: Khảo sát mức độ đánh giá bản thân trong tuần 6 Câu 1: Họ và tên 11
  16. Câu 2: Nội dung cộng điểm Câu 3: Nội dung trừ điểm Câu 4: Đánh giá bản thân trong tuần qua: o Tiến bộ nhiều o Tiến bộ chút ít o Vẫn vậy o Đi xuống Câu 5: Em sẽ thực hiện những biện pháp gì để bản thân tiến bộ hơn trong những tuần học sau. Bước 2: Giáo viên tạo đường link và gửi vào nhóm lớp vào mỗi tối thứ 7 hàng tuần để học sinh đánh giá bản thân. Kết quả: Qua việc đánh giá bản thân giúp học sinh phát triển kỹ năng đánh giá và tự dánh giá. Đồng thời giúp giáo viên nắm bắt được mức độ cũng như kế hoạch thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSejLcde0lkTclGV8a9vz_xNGZ IbpbH99n4TK-PupvOXPOS-YQ/viewform?usp=sf_link GVCN tạo đường link để HS tự đánh giá bản thân qua một tuần học. Ảnh: Biểu đồ tự đánh giá của học sinh. 12
  17. Ảnh: Kết quả khảo sát được thống kê trên Excel. c. Sử dụng Googledrive: Để lưu trữ hồ sơ học sinh. Mục tiêu: Hồ sơ được lưu trữ khoa học, lâu dài, an toàn, dễ dàng tìm kiếm và xử lý, bổ sung thông tin học sinh. Nội dung và cách thức thực hiện: Bước 1: Lập Google drive.com. Bước 2: Thu thập thông tin về học sinh, tổng hợp thành hồ sơ của từng học sinh trong lớp chủ nhiệm. Bước 3: Đưa hồ sơ học sinh lưu trữ trên google drive.com. Bước 4: Cập nhật, bổ sung các thông tin mới trong quá trình học tập. Kết quả: Hồ sơ được lưu trữ trên Google drive an toàn và tiện cho việc theo dõi, bổ sung, giúp giáo viên tiết kiệm thời gian trong việc theo dõi, đối chiếu, phân tích những thay đổi, diễn biến tâm lí của học sinh. Ảnh: Hồ sơ của GVCN được lưu trên Google driver.com. 13
  18. 4.1.2 Sử dụng trang tính: Tổng hợp thi đua về nề nếp của học sinh theo tuần, tháng, giữa kì và cuối kì. Mục tiêu: Giúp các tổ trưởng tổng hợp thi đua, xếp loại của các thành viên trong tổ mình theo từng tuần, giữa kỳ và cuối kỳ. Nội dung và cách thức thực hiện: Bước 1: Giáo viên vào Trang tính để tạo bảng: Bước 2: Giáo viên tạo đường link gửi vào nhóm BCH-BCS lớp để 4 tổ trưởng cập nhật điểm thi đua của các thành viên trong tổ mình. Bước 3: Sau khi GVCN kiểm tra thì được gửi vào nhóm lớp để học sinh trong lớp theo dõi và phản hồi những thắc mắc nếu có. Kết quả: Qua bảng tổng hợp thi đua của lớp giúp giáo viên nắm được mức độ thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh đồng thời cũng đánh giá được khả năng bao quát của các tổ trưởng trong từng tuần học. GVCN tạo đường link để cho các tổ trưởng nhập điểm thi đua hàng tuần: https://docs.google.com/spreadsheets/d/1kPOGPYZuSJdpJHCFXMPxJbgvi 2_Fa1JLnCIglocyAa0/edit?usp=sharing Ảnh: Kết quả thi đua của lớp được các tổ trưởng thống kê theo tuần và theo giữa kỳ 1. 14
  19. Sử dụng phần mềm Excel: Để tổng hợp thi đua của lớp theo từng giai đoạn Mục tiêu: Giúp GVCN tổng hợp số liệu để khen thưởng học sinh kịp thời nhằm khích lệ tinh thần học tập và rèn luyện của học sinh. Nội dung và cách thức thực hiện: Về nề nếp: Dựa vào kết quả trên trang tính của 4 tổ trưởng tổng hợp thi đua giữa kỳ, cuối kỳ để GVCN chọn ra mỗi tổ một học sinh có thành tích tốt nhất. Về học tập: Dựa vào kết quả thi giữa kỳ của lớp trên vnedu.vn để GVCN tổng hợp chọn ra 4 bạn có tổng điểm thi giữa kỳ của các môn học cao nhất. Sau khi có số liệu chính xác, GVCN tổ chức khen thưởng cho các học sinh có kết được nêu trên. Kết quả: Qua việc khen thưởng học sinh về thành tích học tập và thực hiện tốt nhiệm vụ học tập nhằm khích lệ tinh thần học tập của học sinh từ đó giúp học sinh đua nhau phấn đấu để đạt kết quả cao trong học tập. Ảnh: Thống kê tổng điểm các môn thi giữa kỳ 1. Ảnh: Trao thưởng cho 4 học sinh có kết quả cao trong kỳ thi giữa kỳ 1. 15
  20. Ảnh: Trao thưởng cho 4 học sinh có kết quả cao trong phong trào thi đua của lớp giai đoạn giữa kỳ 1. 4.1.3. Sử dụng padlet tổ chức cho học sinh “tự nhận thức bản thân”, nhận xét của lớp trưởng (bí thư) và các tổ trưởng hàng tuần, hàng tháng. Mục tiêu: Qua việc: “Tự nhận thức bản thân” học sinh “ tự nhận thức” được những điểm mạnh cần phát huy, những điểm yếu cần khắc phục. Mặt khác giúp các em trong lớp hiểu nhau hơn. Giúp giáo viên nắm được thông tin cơ bản về cá tính của từng em từ đó tiếp cận cá nhân phù hợp. Nội dung và cách thức thực hiện: Bước 1: Lập trang padlet, gửi đường link vào nhóm lớp. Học sinh vào đường link trả lời các câu hỏi được đặt ra dưới đây: Câu 1: Họ và tên, quê quán, số điện thoại cá nhân? Câu 2: Đặc điểm tính cách nỗi bật? Câu 3: Những điểm mạnh? Câu 4: Những điểm yếu? Câu 5: Những sở thích? Câu 6: Những điểm không thích? Câu 7: Những mong muốn của bản thân? Câu 8: Những mục tiêu dài hạn, trung hạn, ngắn hạn của bản thân? Câu 9: Những thuận lợi để thực hiện mục tiêu và mong muốn? Câu 10: Những khó khăn khi thực hiện mục tiêu, mong muốn? 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2