intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng bài tập trong giảng dạy kỹ năng tự nhận thức cho sinh viên khối Giáo dục nghề nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:50

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến đã làm sáng tỏ nội dung lý luận về bài tập; vai trò của bài tập trong dạy học nói chung, bài tập trong giảng dạy kỹ năng mềm, kỹ năng tự nhận thức nói riêng; Chỉ rõ khái niệm, bản chất, vai trò của kỹ năng tự nhận thức; các tình huống mà SV có thể gặp phải, trải nghiệm sau này trong cuộc sống, công việc; kỹ năng gắn với kỹ năng nghề nghiệp mà SV có thể đảm nhiệm, có khả năng, nhu cầu đảm nhận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng bài tập trong giảng dạy kỹ năng tự nhận thức cho sinh viên khối Giáo dục nghề nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn

  1. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO LẠNG SƠN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LẠNG SƠN BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN XÂY DỰNG BÀI TẬP TRONG GIẢNG DẠY KỸ NĂNG TỰ NHẬN THỨC CHO SINH VIÊN KHỐI GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - TRƯỜNG CĐSP LẠNG SƠN Lĩnh vực sáng kiến: Khoa học giáo dục Tác giả: TẠ THỊ THU HẰNG Trình độ chuyên môn: ThS. Giáo dục học Chức vụ: Giảng viên chính Nơi công tác: Khoa Các bộ môn chung Điện thoại liên hệ: 0914. 347.368. Địa chỉ thư điện tử: tahang.c10@moet.edu.vn Đề nghị công nhận sáng kiến cấp: cơ sở (CSTĐ) Lạng Sơn, năm 2023
  2. MỤC LỤC Trang I – MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn sáng kiến 2. Mục tiêu của sáng kiến 2 3. Phạm vi sáng kiến 2 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN 2 1. Cơ sở lý luận 3 1.1. Quan niệm về bài tập trong dạy; bài tập trong giảng dạy kỹ năng mèm, kỹ năng tự nhận thức bản thân 1.1.1. Quan niệm về bài tập trong dạy 3 1.1.2. Quan niệm về bài tập trong giảng dạy kỹ năng tự nhận thức 5 1.2. Vai trò, các dạng bài tập trong giảng dạy kỹ năng tự nhận thức 6 1.2.1. Vai trò của bài tập trong dạy học 6 1.2.2. Các dạng bài tập trong giảng dạy kỹ năng tự nhận thức 7 2. Cơ sở thực tiễn 8 2.1. Vài nét về học phần kỹ năng mềm và chuyên đề Kỹ năng tự nhận thức 2.2. Thực trạng bài tập trong giảng dạy kỹ năng tự nhận thức cho SV 10 III – NỘI DUNG SÁNG KIẾN 12 1. Xây dựng bài tập trong giảng dạy kỹ năng tự nhận thức cho sinh viên khối giáo dục nghề nghiệp trường CĐSP Lạng Sơn 1.1. Quy trình xây dựng bài tập 12 1.2. Xây dựng bài tập trong giảng dạy kỹ năng tự nhận thức bản thân 12 1.2.1. Bài tập dạng A - Dạng nêu vấn đề, củng cố lý thuyết, phát triển các 13 thao tác tư duy (tư duy lý luận), kích thích tính tích cực học tập, liên hệ thực tiễn 1.2.2. Bài tập dạng B - dạng “Yêu cầu làm” 16 1.2.3. Bài tập dạng C – dạng trắc nghiệm trả lời nhanh, kiểm tra, ôn tập 18 1.3. Sử dụng bài tập trong giảng dạy kỹ năng tự nhận thức cho sinh viên 18 CĐSP Lạng Sơn
  3. 1.3.1. Sử dụng bài tập dạng A - Dạng nêu vấn đề, củng cố lý thuyết, phát 18 triển các thao tác tư duy (tư duy lý luận), kích thích tính tích cực học tập, liên hệ thực tiễn 1.3.2. Sử dụng Bài tập dạng B - dạng “Yêu cầu làm” 21 1.3.3. Sử dụng dạng C – dạng trắc nghiệm trả lời nhanh, kiểm tra, ôn tập 31 2. Đánh giá kết quả thu được 32 2.1. Tính mới, tính sáng tạo 32 2.2. Khả năng áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực của sáng kiến: 33 2.2.1. Khả năng áp dụng hoặc áp dụng thử, nhân rộng: 33 2.2.2. Khả năng mang lại lợi ích thiết thực 33 IV- KẾT LUẬN 36 1. Kết luận 36 2. Kiến nghị 37 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  4. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Sở Giáo dục & Đào tạo Lạng Sơn Tôi là: Tạ Thị Thu Hằng. Sinh ngày 14 tháng 07 năm 1978 Nơi công tác: Khoa Các bộ môn chung - Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn Chức danh: Giảng viên CĐSP chính. Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Tâm lý học – Giáo dục học Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Xây dựng bài tập trong giảng dạy kỹ năng tự nhận thức cho sinh viên khối Giáo dục nghề nghiệp - Trường CĐSP Lạng Sơn”. - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tạ Thị Thu Hằng - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Khoa học giáo dục - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 10, năm học 2022-2023 (Học kỳ I) - Mô tả bản chất của sáng kiến: Sáng kiến tập trung vào nghiên cứu lý luận, thực tiễn về bài tập, kỹ năng tự nhận thức; vai trò của bài tập rèn kỹ năng tự nhận thức… từ đó xây dựng bài tập và sử dụng trong giảng dạy, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy Kỹ năng tự nhận thức cho sinh viên Khối Cao đẳng Giáo dục nghề nghiệp ở Trường CĐSP Lạng Sơn nói riêng; nâng cao giá trị thực tiễn, ứng dụng của học phần Kỹ năng mềm nói chung. - Những thông tin cần được bảo mật: Không - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Các Trường Cao đẳng có đào tạo nghề đang giảng dạy môn Giáo dục kỹ năng mềm. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: + Sáng kiến đã làm sáng tỏ nội dung lý luận về bài tập; vai trò của bài tập trong dạy học nói chung, bài tập trong giảng dạy kỹ năng mềm, kỹ năng tự nhận thức nói riêng; Chỉ rõ khái niệm, bản chất, vai trò của kỹ năng tự nhận thức; các tình
  5. huống mà SV có thể gặp phải, trải nghiệm sau này trong cuộc sống, công việc; kỹ năng gắn với kỹ năng nghề nghiệp mà SV có thể đảm nhiệm, có khả năng, nhu cầu đảm nhận. Sáng kiến đã đưa ra quy trình xây dựng bài tập, nội dung, hệ thống bài tập, cách thức khai thác, giúp sinh viên có kiến thức, kỹ năng tự nhận thức bản thân; kỹ năng nghề nghiệp gần gũi liên quan ngành các em đang theo học; giúp các em phát triển kỹ năng giao tiếp ứng xử, hình thành và phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống hiệu quả, tránh ảo tưởng hoặc tự ti về năng lực bản thân; căng thẳng; tổn thương; mâu thuẫn bất động; tăng cường tính thực tiễn, ứng dụng học để làm; gắn học với hành, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn. + Sáng kiến đã xây dựng và sử dụng bài tập trong giảng dạy; đánh giá kết quả áp dụng khả thi với SV khối Giáo dục nghề nghiệp; giúp các giảng viên giảng dạy Kỹ năng mềm có thể sử dụng làm tài liệu giảng dạy. + Sáng kiến đem lại hiệu quả giáo dục qua việc SV hứng thú, tích cực học tập; thực hành trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng tự nhận thức bản thân; kỹ năng mềm không tốn kinh phí. SV được học tập, rèn luyện nhiều hơn, tích cực tự học, nâng cao giá trị ứng dụng của học phần; giúp SV chủ động rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp gắn với năng lực bản thân, hứng thú, nâng cao kết quả học tập. Việc áp dụng sáng kiến có tác động đến chất lượng học tập của SV; tính thực tiễn ứng dụng của học phần; góp phần vào công tác giáo dục toàn diện của nhà trường. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có): + Sáng kiến có thể áp dụng trong giảng dạy các học phần Kỹ năng mềm; học phần Tâm lý học cho SV các hệ trong các trường Cao đẳng nghề; Trường CĐSP Lạng Sơn nói riêng; trong giảng dạy giáo dục hướng nghiệp cho học sinh cuối trung học phổ thông toàn Tỉnh nói chung. + Với các trường thiếu phương tiện đồ dùng dạy học hiện đại vẫn có thể sử dụng; bài tập có thể sử dụng trong mọi khâu, mọi hoạt động của quá trình dạy học; đặc biệt với học phần thực hành kỹ năng mềm.
  6. + Nếu được triển khai rộng rãi, sáng kiến sẽ là nguồn tư liệu tham khảo cho công tác giảng dạy; giúp mọi người nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vị trí vai trò, ý nghĩa của kỹ năng tự nhận thức với cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp; đặc biệt là việc rèn luyện hoàn thiện bản thân. SV hứng thú, hăng hái, tích cực chủ động hơn trong giờ học, thực hiện nhiệm vụ giảng viên giao; tích cực tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện hoàn thiện bản thân. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn và Bản mô tả sáng kiến (kèm theo đơn) là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Lạng Sơn, ngày 27 tháng 03 năm 2023 Người nộp đơn Tạ Thị Thu Hằng PL2
  7. TÓM TẮT SÁNG KIẾN Học phần kỹ năng mềm, Kỹ năng tự nhận thức mới được đưa vào giảng dạy cho SV khối giáo dục nghề nghiệp hiểu biết được những vấn đề cơ bản về kỹ năng tự nhận thức; nguyên nhân, hệ lụy của việc thiếu, yếu những kỹ năng này. Rèn luyện được kỹ năng tự nhận thức đúng bản thân để tự tin, phát triển tốt bản thân; không ảo tưởng, tự ty, biết đặc điểm bản thân để lựa chọn ngành nghề, vị trí việc làm phù hợp; phát huy thế mạnh trong tìm kiếm việc làm; được làm việc mình có nhiều khả năng, yêu thích, xã hội cần... Hình thành và phát triển tổ hợp nhiều phẩm chất, năng lực cho người học tuy nhiên học phần mới đưa vào giảng dạy, chưa có nhiều bài tập để SV thực hành rèn luyện. Do đó, việc xây dựng và đưa vào sử dụng các bài tập để SV thực hành là việc làm tất yếu và vô cùng cần thiết. Sáng kiến “Xây dựng bài tập trong giảng dạy kỹ năng tự nhận thức cho sinh viên khối Giáo dục nghề nghiệp - Trường CĐSP Lạng Sơn” đã xây dựng được hệ thống bài tập mang tính thực tiễn trong giảng dạy học phần; giúp SV trải nghiệm tự nhận thức bản thân cụ thể, sâu sắc hơn; hiểu về bản thân, người khác, trải nghiệm các tình huống bất như ý sát với thực tiễn công việc, vị trí việc làm, nghề nghiệp tương lai. Việc áp dụng mang lại hiệu quả rõ rệt ở kết quả học tập, thể hiện ở sự hiểu biết, biểu hiện kỹ năng tự nhận thức của SV. Sinh viên hứng thú học tập trong mỗi giờ học; tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động học tập trên lớp; tự học ở nhà; rèn kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cho SV; tăng hiệu quả ứng dụng hình thành kiến thức, kỹ năng vào lao động, cuộc sống sau này; tránh những sai lầm đáng tiếc xảy ra. Việc xây dựng và sử dụng các bài tập không tốn kém về mặt kinh tế; thể hiện tính mới, tính sáng tạo, tâm huyết trí tuệ của người lao động sư phạm, sứ maanhj của nhà giáo đối với việc giáo dục thế hệ trẻ trong xã hội hiện đại; sáng kiến mang lại hiệu quả giáo dục, lợi ích xã hội; khả năng áp dụng nhân rộng cho nhiều người dạy, người học có thể hưởng lợi...
  8. I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn sáng kiến Xã hội hiện đại bên cạnh xu hướng phát triển, tồn tại hiện tượng mất cân bằng trong tâm lý con người, thiếu hoặc hạn chế kỹ năng mềm... dẫn tới những hành vi không phù hợp hủy hoại bản thân, môi trường, gia đình, xã hội... Hiện tượng mất cân bằng tâm lý xảy ra ngày càng nhiều trong xã hội, người lao động mới đi làm, một số người lao động chưa thật sự hạnh phúc, bình yên trong công việc cuộc sống dù họ được học và làm nghề mình đã chọn. Có người phải bỏ việc giữa chừng, có người buồn bã, chán nản, thất vọng, bị stress, trầm cảm vì không vượt qua được những áp lực tinh thần khi gặp phải những tình huống ngoài ý muốn… Làm sao để lao động trẻ có thể vượt qua những vấp váp, trải nghiệm đầu đời với tuổi nghề còn hạn chế, đứng vững trước những khó khăn, thách thức, những tình huống phải đối mặt của công việc, cuộc sống. Để khắc phục tình trạng này, theo chúng tôi bên cạnh việc cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục kỹ năng mềm, giá trị sống thì cần phải đẩy mạnh hơn nữa chất lượng đào tạo kỹ năng mềm, giá trị sống cho SV bằng việc thiết kế các bài tập rèn luyện kỹ năng hiệu quả. Học phần Kỹ năng mềm được tổ bộ môn Tâm lý học nghiên cứu đưa vào giảng dạy quy định cụ thể về mục tiêu, nội dung kiến thức, thời gian học lý thuyết và thực hành của từng chương. Tuy nhiên, chưa có nhiều bài tập sát thực tiễn nghề nghiệp của SV để tổ chức cho các em trải nghiệm, rèn luyện. Giảng viên đã, đang cụ thể hoá nhiệm vụ thực hành cho SV bằng việc sưu tầm, biên soạn các bài tập thực hành nhưng còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong khâu xây dựng các bài tập sát với thực tiễn vì cả giảng viên và SV chưa có nhiều thực tế trong lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp của SV tốt nghiệp ngành Tiếng Trung Quốc. Là một giảng viên nghiên cứu và giảng dạy Tâm lý học, chuyên đề kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng tự nhận thức cho SV, tôi xác định: Bài tập cần giúp SV hình dung các tình huống có thể gặp phải trong thực tế hoạt động nghề nghiệp ở nhiều cương vị, tình huống khác nhau, biết cách thực hành rèn luyện kỹ năng theo yêu cầu thực tiễn nghề. Nhận thấy sứ mệnh của mình giảng dạy kỹ kỹ năng tự nhận thức sao đây để sinh viên thấy việc học tập, 1
  9. nghiên cứu học phần hữu hiệu với cuộc sống, hoạt động nghề nghiệp; hình thành được năng lực, thích ứng với sự đổi thay của xã hội, có cuộc sống an toàn, chất lượng. Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành: “Xây dựng bài tập trong giảng dạy Kỹ năng tự nhận thức cho sinh viên khối giáo dục nghề nghiệp –Trường CĐSP Lạng Sơn”. 2. Mục tiêu của sáng kiến Nghiên cứu lý luận, thực tiễn về bài tập rèn luyện kỹ năng tự nhận thức từ đó xây dựng bài tập trong giảng dạy, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy Kỹ năng tự nhận thức cho sinh viên ngành Tiếng Trung Quốc nói riêng; nâng cao giá trị thực tiễn, ứng dụng của học phần nói chung. 3. Phạm vi của sáng kiến Sáng kiến tập trung nghiên cứu việc thiết kế bài tập trong giảng dạy chương 4 Kỹ năng tự nhận thức (học phần Kỹ năng mềm) cho SV ngành Tiếng Trung Quốc (lớp K18TV1; K18TV2; K18TV3; K18TV5; K18TV6) – Khối giáo dục nghề nghiệp – Trường CĐSP Lạng Sơn – năm học 2022 – 2023. II – CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Quan niệm về bài tập; bài tập trong giảng dạy kỹ năng mèm, kỹ năng tự nhận thức bản thân 1.1.1. Quan niệm “bài tập” trong dạy học Theo nghĩa chung nhất, thuật ngữ “làm bài tập” dùng để chỉ một hoạt động nhằm rèn luyện về thể chất và tinh thần (trí tuệ): bài tập thể dục, bài tập xướng âm… Theo từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ “bài tập” có nghĩa là bài ra cho học sinh làm để tập vận dụng những điều đã học, ví dụ: Bài tập đại số, ra bài tập, làm bài tập ở lớp, bài tập miệng. Những định nghĩa trên chỉ giải thích về mặt ngữ nghĩa. 2
  10. Trong từ điển Giáo dục học: Bài tập là dạng bài mô phỏng lại kiến thức và thao tác thực hành đã được giới thiệu nhằm mục đích rèn luyện khả năng vận dụng, củng cố để nắm vững lý thuyết và hình thành kỹ năng cần thiết theo chương trình môn học. Mỗi môn học có những kiểu bài tập đặc trưng riêng: bài tập toán, bài tập vẽ, bài tập đọc, bài tập làm văn, bài tập thể dục.v.v. Có loại bài tập cho tập thể cùng làm, có loại dùng riêng cho cá nhân thực hiện tại lớp hoặc ở nhà. Định nghĩa này đã nêu lên được tầm quan trọng của bài tập và coi bài tập như là một bài học của học sinh, yêu cầu bắt buộc học sinh phải thực hiện. Có những tài liệu cho rằng bài tập là một dạng bài gồm những bài toán, những câu hỏi hay đồng thời cả bài toán và câu hỏi, mà khi hoàn thành chúng học sinh hiểu được một tri thức hay thực hiện được một kỹ năng nhất định. Tác giả Trung Quốc, Tiêu Vệ cho rằng: những đề bài tập đó là một dạng bắt chước những vấn đề trong cuộc sống thực tế, chỉ yêu cầu chúng ta có thể làm ra được theo hình thức làm bằng giấy hay giải bằng mồm là được. Làm bài tập là một hình thức đặc biệt để vận dụng kiến thức, là sự chuẩn bị cho việc vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tế trong tương lai. Bây giờ làm bài tập tốt, sau này ra công tác có thể giải quyết các vấn đề thực tế tốt hơn. Trên cơ sở tổng hợp, khái quát những định nghĩa, những quan niệm về bài tập nêu trên chúng tôi thấy bài tập cần được xem xét là một trong những nội dung học tập quan trọng của người học, bao gồm những thông tin khoa học, những hiện tượng, sự kiện và những yêu cầu được đưa ra trong quá trình dạy học, đòi hỏi chủ thể nhận thức phải tích cực, chủ động huy động vốn hiểu biết của mình, sử dụng những tri thức lý thuyết đã học, những thao tác trí tuệ hay những thao tác tay chân để thực hiện nhằm chiếm lĩnh tri thức mới, củng cố, nắm vững kiến thức đã học và hình thành những kỹ năng liên quan đến kiến thức đó. 1.1.2. Quan niệm bài tập trong giảng dạy kỹ năng năng tự nhận thức Kỹ năng mềm nói chung, kỹ năng tự nhận thức nói riêng có ý nghĩa quan trọng với tất cả mọi người trong các lĩnh vực nghề nghiệp của cuộc sống, học phần này được giảng dạy cho sinh viên theo học nhiều lĩnh vực, nghề nghiệp khác nhau, 3
  11. do đó bài tập có ý nghĩa thực tiễn với người học các nghề khác nhau cũng khác nhau. Trong giới hạn của sáng kiến, chúng tôi chỉ đề cập tới tính thực tiễn của bài tập khi giảng dạy kỹ năng tự nhận thức cho SV ngành Cao đẳng Tiếng Trung Quốc - Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn. Kỹ năng tự nhận thức bản thân là khả năng con người nhận biết đúng đắn mình là ai; sống trong hoàn cảnh nào; tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu, nhu cầu của bản thân ra sao; vị trí của mình trong mối quan hệ với người khác như thế nào; luôn ý thức được mình đang làm gì hoặc mình có thể thành công ở những lĩnh vực nào. Quan tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì, kể cả nhận ra lúc bản thân đang cảm thấy căng thẳng. Một người có khả năng tự nhận thức là người biết được bản thân giỏi gì và còn thiếu sót gì. Nhận thức được bản thân còn phải học hỏi rất nhiều. Sẵn sàng thừa nhận rằng bản thân không biết đáp án hoặc chưa có giải pháp cho một vấn đề của mình. Mắc lỗi, nhận ra lỗi và sửa lỗi. Thực sự lắng nghe trong các cuộc trò chuyện và biết hỏi những câu hỏi đúng và cần thiết. Nghĩ trước khi làm, xem xét việc làm của bản thân sẽ ảnh hưởng đến người khác như thế nào. Có khả năng nhận thức được những biểu hiện hoặc cử chỉ tinh tế không bằng lời của người khác trong giao tiếp xã hội. Vai trò của kỹ năng tự nhận thức: Nhận thức sai về bản thân dẫn đến đánh giá không đúng về mình, nhận thức sai về bản thân dẫn đến chọn sai ngành, sai trường, ảnh hưởng đến chất lược công việc, cuộc sống, tương lai. Tự nhận thức bản thân giúp quản trị bản thân; giúp ứng xử, hành động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân theo hướng tích cực; có quyết định, lựa chọn đúng đắn, điều chỉnh mục tiêu phù hợp và khả thi. Sự lựa chọn đúng trở thành sức mạnh nội tại cho cá nhân. Tự nhận thức cho phép ta hiểu về người khác; là cơ sở - nền tảng - hỗ trợ các năng lực tư duy. Tự nhận thức phải phát triển đầu tiên, bởi nếu không hiểu bản thân, cá nhân không thể biết và hiểu người khác cảm xúc như thế nào. 4
  12. Hiểu biết về bản thân giúp kiểm soát được cảm xúc, biết được những đòi hỏi của bản thân, khả năng chịu đựng để sẵn sàng vượt qua khó khăn, thử thách. Khả năng tự nhận thức liên kết mạnh mẽ với hiệu suất công việc. Nhận thức được điểm mạnh, yếu của mình sẽ phát huy được thế mạnh để làm việc hiệu quả hơn. Khi nhận thức được những gì mình không biết, ta trở nên khiêm nhường và sẵn sàng tiếp nhận sự giúp đỡ từ người khác. Tự nhận thức giúp cá nhân biết được cái gì thúc đẩy, cản trở mình và mình say mê/ không thích cái gì. Hướng cá nhân đến những công việc yêu thích, khiến bản thân làm việc vui vẻ, hiệu quả; dẫn đến cuộc sống chân thật hơn, bản thân hài lòng hơn. Càng hiểu rõ bản thân, cá nhân càng có thể kiểm soát và lựa chọn hành vi muốn biểu hiện; cá nhân hiểu mình đang ở đâu, muốn đi đâu để sẵn sàng thay đổi nhằm đến được nơi cần đến. Tự nhận thức là bước đầu trong quá trình tạo ra một cuộc sống mà con người mong muốn. Mặt khác của tự nhận thức là ta cần hiểu rõ về trí óc và cơ thể mà tạo hóa đã ban tặng cho mỗi người cũng như phương pháp vận hành của chúng. Kỹ năng tự nhận thức giúp hiểu rõ về bản thân mình, tự tin với những điểm mạnh và cố gắng khắc phục điểm yếu; là cơ sở quan trọng giúp việc giao tiếp có hiệu quả và có tinh thần trách nhiệm đối với người khác (biết mình biết người). Tóm lại, tự nhận thức giúp cá nhân: Tự tin đối diện với bất cứ chuyện gì xảy ra trong cuộc sống; biết được lợi thế cạnh tranh của chính mình; tăng sự bền bỉ; sức tập trung chú ý; sự sáng tạo… tự tin và sống hạnh phúc hơn. Trong sáng kiến này, chúng tôi quan niệm: Bài tập trong giảng dạy kỹ năng tự nhận thức là những tình huống giả định hay những yêu cầu do giáo viên đặt ra phản ánh những hiện tượng, đặc điểm, tình huống diễn ra trong cuộc sống, trong hoạt động lao động, đòi hỏi sinh viên tích cực huy động kinh nghiệm, vận dụng tri thức kỹ năng tự nhận thức để giải quyết nhằm nhận biết đúng đắn điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; sự phù hợp với ngành học, công việc mình đang, đã và sẽ làm… trên cơ sở đó phát huy thế mạnh, khắc phục điểm hạn chế trong học tập, lao động, cuộc sống. 5
  13. Cụ thể bài tập phải thoả mãn các tính chất: Thuộc lĩnh vực môn học; xuất phát từ cái quen thuộc; không quá khó, không quá dễ; không mang tính chất tái hiện đơn thuần; mâu thuẫn chủ chốt của bài tập phải làm nảy sinh tình huống có vấn đề ở sinh viên, kích thich sự tìm tòi, phát hiện, liên hệ thực tế của người học. 1.2. Vai trò, các dạng bài tập trong giảng dạy kỹ năng tự nhận thức 1.2.1. Vai trò của bài tập trong dạy học - Bài tập giúp hoàn thiện lý thuyết, củng cố và mở rộng kiến thức cho người học. Kiến thức mà người học tiếp thu mang tính khái quát, trừu tượng rất cao, khó hiểu nên cần phải có một hệ thống bài tập, tình huống minh hoạ, làm sáng tỏ những kiến thức lý luận ấy. Quá trinh giải bài tập đòi hỏi chủ thể phải sử dụng vốn kinh nghiệm, kiến thức đã học để lập luận, lý giải, phân tích, chứng minh những yêu cầu của câu hỏi, bài tập, qua đó khắc sâu mức độ hiểu, nắm vững kiến thức lý luận. Đồng thời có những câu hỏi, bài tập mang tính vấn đề mà khi giải quyết vấn đề đó, chủ thể có thể tiếp thu, khám phá ra được những tri thức mới tiềm ẩn trong những yêu cầu của bài tập. Vì vậy, có thể nói bài tập và lời giải của bài tập có tác dụng củng cố, khắc sâu những tri thức đã học và chủ yếu hình thành kỹ năng cho SV. - Bài tập là phương tiện chủ yếu để hình thành kỹ năng cho người học. Không có bài tập, không có quá trình luyện tập thì kỹ năng sẽ không bao giờ được hình thành. Học phần Kỹ năng mềm có nhiệm vụ trang bị cho SV những kiến thức cơ bản về kỹ năng quản lý thời gian, lập kế hoạch, giao tiếp ứng xử, kỹ năng hợp tác, giải quyết mâu thuẫn, xung đột. Những yêu cầu, đòi hỏi về mặt tâm lý, phẩm chất, năng lực đối với người lao động nói chung, sinh viên ngành học Tiếng Trung nói riêng... làm cơ sở cho rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng quản lý cảm xúc sau này... Bài tập là con đường luyện tập để hình thành những kỹ năng nêu trên cho SV. SV càng làm nhiều bài tập thì kỹ năng quản lý cảm xúc càng được rèn luyện bấy nhiêu và bài tập càng trở nên có tính thiết thực đối với các em trong quá trình học tập, rèn luyện nhân cách người lao động tương lai. - Bài tập tạo điều kiện để phát triển các thao tác tư duy (tư duy lý luận) 6
  14. Đặc trưng của kỹ năng mềm là phải tạo ra được các tình huống mang tính chất thực tiễn. Khi sinh viên giải những bài tập tình huống trong giáo dục đòi hỏi họ phải phân tích, tổng hợp, so sánh, phán đoán tức là phải sử dụng những thao tác tư duy để giải quyết các tình huống đã đặt ra. Quá trình ấy làm cho khả năng tư duy của sinh viên trở nên nhạy bén, sáng tạo hơn, giải quyết vấn đề nhanh hơn, thấu đáo hơn. - Bài tập được lựa chọn một cách hợp lý, vừa sức có tác dụng kích thích hứng thú học tập của sinh viên. Mỗi câu hỏi, bài tập khi SV giải quyết được mang lại cho họ một thành công – đó là nguồn động viên khuyến khích họ, không chỉ tạo nên tính tích cực học tập học phần mà quan trong hơn là tạo nên lòng say mê, tính kiên trì vượt khó, khả năng độc lập suy nghĩ và quyết tâm không đầu hàng trước mọi trở lực trong khoa học. - Về mặt phương pháp giảng dạy, sử dụng bài tập là biện pháp có hiệu quả để ôn tập, kiểm tra, hệ thống hoá kiến thức và là mối liên hệ ngược thường xuyên giữa thầy và trò, giúp giảng viên điều khiển, điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học. Kiểm tra bằng bài tập, giảng viên có thể đánh giá chính xác về khả năng nhận thức của sinh viên, về các kỹ năng cần thiết. Các bài tập tình huống, trắc nghiệm mang tính tổng hợp ra cho sinh viên sau mỗi phần, mỗi chương đòi hỏi họ phải vận dụng đồng thời nhiều kiến thức đã học, biết cách thực hành, vận dụng các kiến thức đó trong thực tế chứ không chỉ là hiểu, nhớ, khái quát kiến thức. Những thành công hoặc thất bại của SV trong giải bài tập là tín hiệu ngược giúp giảng viên biết được mức độ đạt mục tiêu của học phần chứ không chỉ căn cứ vào điểm số khi thi học phần bằng các câu hỏi. 1.2.2. Các dạng bài tập trong giảng dạy kỹ năng tự nhận thức Trên cơ sở nghiên cứu quan niệm, vai trò của bài tập nói chung; mục tiêu, phương pháp dạy học; đặc thù học phần kỹ năng mềm, kỹ năng tự nhận thức nói riêng; trong sáng kiến này chúng tôi tập trung 3 dạng bài tập Một là, Bài tập dạng nêu vấn đề, củng cố lý thuyết, phát triển các thao tác tư duy (tư duy lý luận), kích thích tính tích cực học tập, liên hệ thực tiễn 7
  15. Hai là, Bài tập dạng “Yêu cầu làm” Ba là, Bài tập dạng trắc nghiệm trả lời nhanh, kiểm tra, ôn tập. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Vài nét về học phần kỹ năng mềm và chuyên đề Kỹ năng tự nhận thức bản thân Học phần Giáo dục kỹ năng mềm với thời gian thực hiện 75 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 58 giờ; Kiểm tra: 2 giờ). Là môn học cơ sở, thuộc khoa học xã hội; mang tính thực hành về kỹ năng, dành cho đối tượng SV Cao đẳng khối Giáo dục nghề nghiệp (Cao đẳng Tiếng Trung Quốc; Kế toán) học ở Học kỳ 02 – năm thứ hai. Học phần tổ chức cho SV tìm hiểu có nhận thức cơ bản và rèn luyện về các kỹ năng mềm như: kỹ năng xây dựng kế hoạch; kỹ năng quản lý thời gian; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết xung đột; kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng tự nhận thức bản thân. Với mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng tư duy và tìm kiếm giải pháp phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh bản thân để từ đó xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch học tập, kế hoạch thực hiện công việc phù hợp, hiệu quả. Xác định được thực trạng sử dụng thời gian của bản thân và đề ra được phương pháp khắc phục. Thực hiện được một số kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết xung đột. Nhận thức cảm xúc của bản thân, của người khác trong các hoàn cảnh, tình huống của cuộc sống, công việc; quản lý và làm chủ được cảm xúc trong mọi tình huống. Luyện tập cách thức quản lý cảm xúc hiệu quả; tự nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu, năng lực, sở trường, giá trị của bản thân để có thể lựa chọn, ra quyết định phù hợp, tự tin, vui vẻ, hạnh phúc, sáng tạo khẳng định bản thân. Chương 4 là chuyên đề về Kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng tự nhận thức bản thân với tổng số 15 tiết (4 LT, 10 TH, TL, 1 KT). SV học chương này hiểu biết được những vấn đề cơ bản về cảm xúc của con người, kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng tự nhận thức; Hiểu được nguyên nhân, hệ lụy của việc thiếu, yếu những kỹ năng này. Rèn luyện được kỹ năng tự nhận thức đúng bản thân để tự tin, phát triển tốt bản thân; 8
  16. không ảo tưởng, tự ty, biết đặc điểm bản thân để lựa chọn ngành nghề, vị trí việc làm phù hợp; phát huy thế mạnh trong tìm kiếm việc làm; được làm việc mình có nhiều khả năng, yêu thích, xã hội cần... Hình thành và phát triển năng lực tự nhận thức; năng lực quản lý cảm xúc; năng lực tự học, tự nghiên cứu; giao tiếp, lắng nghe, hợp tác… thái độ chủ động, tích cực, lạc quan; tôn trọng bản thân và mọi người. Là học phần rèn kỹ năng thực hành, ứng dụng. SV học kỹ năng mềm để ứng dụng vào lao động, cuộc sống sau này. Vì vậy, thiết kế bài tập; giảng dạy, tổ chức thực hành rèn luyện để SV vận dụng một cách sáng tạo những kiến thức đã học vào công tác là đòi hỏi thiết thực của môn học. Với nhiệm vụ hướng dẫn SV kiến thức về tự nhận thức, kỹ năng tự nhận thức; vai trò của kỹ năng này trong các mối quan hệ, hoạt động nghề nghiệp, từ khi hòa nhập vào môi trường thực tập đến khi tham gia hoạt động nghề nghiệp sau này... tôi nhận thấy giảng viên phải nghiên cứu, thiết kế, sưu tầm, lựa chọn những bài tập giúp SV trải nghiệm tự nhận thức bản thân cụ thể, sâu sắc hơn; hiểu về bản thân, người khác, trải nghiệm các tình huống bất như ý sát với thực tiễn công việc, vị trí việc làm, nghề nghiệp tương lai. Tránh chỉ giải quyết tình huống cho xong mà không quan tâm đến thái độ cảm xúc, căn nguyên sâu xa của những hành vi; tránh những sai lầm đáng tiếc xảy ra; để SV học kỹ năng mềm thấy ý nghĩa thiết thực không chỉ với công việc lao động mà còn vô cùng hữu ích với cuộc sống hàng ngày của mỗi SV. Học phần Giáo dục kỹ năng mềm không phải là lý luận bất biến, nó mang tính thời đại, chịu ảnh hưởng, chi phối của các yếu tố xã hội, thời đại hoàn cảnh điều kiện con người sống và hoạt động. Nội dung, tính chất kiến thức, kỹ năng, trong học phần đều đòi hỏi tính thực tiễn, ứng dụng, cập nhật, làm mới cao. Tổ bộ môn chúng tôi đã biên soạn tài liệu, xây dựng quy định cụ thể về mục tiêu, thời gian học, câu hỏi ôn tập, bài tập nhưng khi biên soạn chưa có nhiều bài tập thực hành cập nhật thực tế, gắn với vị trí việc làm, tính chất công việc của SV khối Giáo dục nghề nghiệp sau khi ra trường. Xuất phát từ những trăn trở trên, tôi xây dựng và 9
  17. cụ thể hoá nhiệm vụ học tập bằng việc sưu tầm, biên soạn, sử dụng các bài tập trong giảng dạy kỹ năng tự nhận thức bản thân cho sinh viên ngành tiếng Trung Quốc. 2.2. Thực trạng bài tập trong giảng dạy kỹ năng tự nhận thức cho SV Chuyên đề kỹ năng tự bản thân là một trong các chuyên đề của học phần Giáo dục kỹ năng mềm là học phần đầu tiên do tổ Tâm lý học – Giáo dục học đảm nhiệm đối với SV khối Giáo dục nghề nghiệp. Nếu như chuyên ngành khác của Trường Sư phạm sinh viên đều được học Tâm lý học; Tâm lý học lứa tuổi thì SV khối GDNN các em chưa được học những môn học này, SV có những hạn chế như: Nói đến phạm trù nào trong tâm lý các em cũng chưa có hiểu biết đúng; trong hành động, lời nói nhiều khi, nhiều SV chưa thể hiện sự tế nhị, từ tốn; chu đáo, khiêm tốn, kín kẽ như SV sư phạm. Khảo sát nhanh qua nhiều SV cũng chưa hình dung ra mình sẽ làm những công việc gì, với những yêu cầu cần có nào bên cạnh giỏi giao tiếp bằng Tiếng Trung. Để đảm bảo chất lượng giảng dạy, mục tiêu học phần, GV tổ Tâm lý học – Giáo dục học Trường CĐSP Lạng Sơn đã nỗ lực trong soạn, giảng, đổi mới phương pháp dạy học và biên soạn những câu hỏi, bài tập sử dụng trong giảng dạy, tuy nhiên do học phần mới đưa vào giảng dạy nên bài tập còn khiêm tốn về số lượng và tính phù hợp. Bài tập là chung cho kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng tự nhận thức, chưa có nhiều bài tập giúp rèn luyện các phương pháp, kỹ năng cụ thể, đa dạng của con người trong các tình huống, chưa giúp SV tự nhận thức sâu sắc để biết thế mạnh, hạn chế của mình để lựa chọn lĩnh vực công việc; trả lời phỏng vấn khi tìm kiếm việc làm cũng như rèn luyện hoàn thiện bản thân. Tình huống liên quan đến tự nhận thức trong lao động vốn phức tạp, đa dạng, tình huống lao động trong xã hội hiện đại càng phong phú, phức tạp. Bài tập cho sinh viên thấy việc sinh viên phải biết kiến thức đó có ý nghĩa gì với hoạt động nghề nghiệp trong tương lai. Có bài tập đã yêu cầu sinh viên vừa nhận dạng vừa giải thích nhưng vẫn chưa giúp sinh viên trải nghiệm cảm xúc, ý nghĩa ứng dụng của nó trong hoạt động nghề nghiệp. Kiến thức chuyên đề có liên quan đến các phẩm chất, năng lực, kỹ năng nghề nghiệp, việc rèn luyện hình thành uy tín, năng lực bản thân nên 10
  18. bài tập cần khai thác, chuyển tải những vấn đề này để đảm bảo tính thực tiễn và phát huy tính tích cực của người học. Mặt khác, các mối quan hệ trong hoạt động lao động của SV Cao đẳng Tiếng Trung Quốc có thể có nhiều vị trí khác nhau, chưa xác định được rõ ràng và chắc chắn như SV sư phạm. SV Cao đẳng Tiếng Trung Quốc cũng không hẳn chỉ là phiên dịch viên, giảng dạy ngoại ngữ như SV các trường Ngoại ngữ. Qua khảo sát, tìm hiểu, trao đổi với các đồng nghiệp, cựu sinh viên Tiếng Trung, chúng tôi được biết SV khối Cao đẳng Tiếng Trung Quốc của Trường CĐSP Lạng Sơn sau khi ra trường có thể là phiên dịch, là trợ lý, là nhân viên kinh doanh, nhân viên văn phòng, quản đốc phân xưởng, quản lý nhân sự, nhân viên kinh tế, hành chính tổng hợp; hướng dẫn viên du lịch, quản lý kho bãi, xuất nhập khẩu ... Do đó, có thể có nhiều đặc điểm tâm lý và yêu cầu phong phú của nghề nghiệp, vị trí việc làm, đa dạng, phức tạp trong xã hội hiện đại. không phải lúc nào các em cũng dễ dàng nhận ra và nhanh chóng có cách quản lý, giải quyết phù hợp hiệu quả. Bài tập kỹ năng tự nhận thức phải bám sát thực tiễn giúp các em trải nghiệm tình huống nghề nghiệp; rèn luyện kỹ năng tự nhận thức để SV có thể làm chủ được cuộc phỏng vấn tìm việc làm của các nhà tuyển dụng gắn với thế mạnh các em có; làm chủ được cảm xúc để say mê, kiên trì, sáng tạo, hạnh phúc trong công việc các em được đảm nhiệm ... vừa có cơ hội rèn kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp cho bản thân. Sinh viên học Kỹ năng mềm là người đang nghiên cứu tìm hiểu, rèn luyện vừa là để đáp ứng yêu cầu hoạt động nghề nghiệp do thực tiễn phát triển xã hội đòi hỏi, vừa đáp ứng nguyện vọng hoạt động, hoàn thiện bản thân của cá nhân. Do đó, hoạt động đào tạo cho sinh viên phải luôn chú ý bám sát những yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn khách quan, có như vậy mới đảm bảo thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong hoạt động. Xuất phát từ những cơ sở trên, chúng tôi thấy cần thiết phải xây dựng bài tập giúp SV trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng; kích thích tính tích cực, hiểu cách thực hành từng kỹ năng nhỏ, có cơ hội vận dụng kiến thức học phần vào rèn luyện các kỹ năng nền tảng, góp phần phát huy tác dụng của kỹ năng mềm với thực tiễn đào tạo nghề. III- NỘI DUNG SÁNG KIẾN 11
  19. 1. Xây dựng bài tập trong giảng dạy kỹ năng tự nhận thức cho sinh viên khối giáo dục nghề nghiệp trường CĐSP Lạng Sơn 1.1. Quy trình xây dựng bài tập Với mục đích biên soạn những câu hỏi, bài tập đa dạng, kích thích tính tích cực học tập của SV, có thể sử dụng được trong nhiều khâu của quá trình dạy học, khi đọc đề bài, giải bài tập SV thấy vai trò, ý nghĩa của việc phải hiểu tri thức giáo dục để áp dụng, có hình dung, liên hệ về hoạt động lao động trong xã hội hiện đại, chúng tôi đã xây dựng bài tập theo quy trình sau: Bước 1: Chuẩn bị: Nghiên cứu mục tiêu của chương, bài, nội dung kỹ năng, tài liệu tham khảo, đặc điểm nhận thức, kinh nghiệm sống của SV để xác định vấn đề cần thiết kế bài tập. Bước 2: Thiết kế câu hỏi, bài tập mang tính thực tiễn. Bước 3: Kiểm tra, lập kế hoạch sử dụng (dự kiến cách giải quyết từng bài tập, dự kiến cách giải quyết của sinh viên, những sai lầm có thể có, dự kiến cách khắc phục, dự kiến thời điểm và phương pháp sử dụng). 1.2. Xây dựng bài tập trong giảng dạy kỹ năng tự nhận thức bản thân Theo quy trình trên đây, chúng tôi đã xây dựng bài tập trong giảng dạy Kỹ năng tự nhận thức bản thân – đây là đóng góp cơ bản trong sáng kiến của tôi. Trong phần này tôi đưa ra một số bài tập đại diện cho từng mục kiến thức, kỹ năng, thời điểm sử dụng trong việc dạy học chuyên đề Kỹ năng tự nhận thức bản thân như sau: 1.2.1. Bài tập dạng A - Dạng nêu vấn đề, củng cố lý thuyết, phát triển các thao tác tư duy (tư duy lý luận), kích thích tính tích cực học tập, liên hệ thực tiễn có thể sử dụng để yêu cầu SV chuẩn bị trước khi học kiến thức mới hoặc sử dụng cho SV thảo luận trong giờ học, tìm hiểu tri thức mới hoặc ôn tập. Ví dụ: Bài 1. Em hãy đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi CON GÀ” ĐẠI BÀNG 12
  20. Ngày xưa, bên sườn núi có một tổ chim đại bàng, với quả trứng lớn. Bổng xảy ra trận động đất khiến quả trứng đại bàng lăn xuống núi và rơi vào chỗ gà mẹ đang ấp. Gà mẹ ấp luôn cả quả trứng lớn ấy. Ổ trứng gà mẹ ấp ủ đã nở ra một đàn gà và một chú đại bàng đáng yêu. Gà mẹ yêu thương và nuôi dạy đại bàng như con của mình. Đại bàng yêu gia đình và ngôi nhà đang sống, nhưng tâm hồn nó vẫn khao khát một điều gì đó cao xa hơn. Cho đến một ngày, nó nhìn thấy những chú chim có hình dáng giống mình đang sải cánh bay cao trên bầu trời. Đại bàng kêu lên: Ôi! Ước gì tôi có thể bay như những chú chim đó. Đàn gà cười ầm lên: Anh không thể bay với những con chim đó được. Anh là một con gà và gà không biết bay cao. Đại bàng tiếp tục ngước nhìn gia đình thật sự của nó, mơ ước có thể bay cao cùng họ. Mỗi lần đại bàng nói ra mơ ước của mình, bầy gà lại bảo đó là điều không thể xảy ra. Cuối cùng đại bàng đã tin rằng là thật. Rồi đại bàng không mơ ước nữa và tiếp tục sống như một con gà. a. Vì sao "con gà" đại bàng không thực hiện được mong ước có thể bay như những chú đại bàng? b. Qua câu chuyện em rút ra bài học gì cho bản thân? Bài 2. Câu nói “Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng” cho bạn lời khuyên như thế nào trong việc tự nhận thức bản thân đối với công việc. Bài 3. Lựa chọn câu nói bạn tâm đắc nhất trong số các câu sau và nêu cảm nghĩ của mình về câu nói đó: a. Hiểu người là khôn ngoan, hiểu mình là giác ngộ. (Lão Tử) b. Hãy tin tưởng vào những kỹ năng của bản thân. Suy nghĩ tiêu cực có thể giết chết giấc mơ trước khi người khác kịp làm việc đó. Sự nghi ngờ giết chết nhiều giấc mơ hơn là thất bại. – Suzy Kassem c. Người đòi hỏi ở cuộc đời không gì hơn là sự cải thiện chính bản thân mình… ít bỏ lỡ và lãng phí cuộc đời mình hơn bất cứ ai. – Henri Frederic Amiel 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
37=>1