1<br />
<br />
Mục Lục<br />
Mục lục.…………………………………………………………………………… 1<br />
Phần 1: Mở đầu …………………………………………………………………… 2<br />
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………….. 2<br />
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………… 3<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………. 3<br />
4. Phương pháp nghiên cứu ……………….. ………………………………. 3<br />
5. Tính mới của đề tài………………………………………………………… 3<br />
Phần 2: Nội dung ………………………………………………………………… 4<br />
1. Cơ sở lý luận …………………………………………………………….. 4<br />
2. Thực trạng vấn đề ………………………………………………………. 6<br />
3. Các giải pháp thực hiện..………………………………………………….. 6<br />
Mục 1 ………………………………………………………………… 6<br />
Mục 2 …………………………………………………………............ 7<br />
Mục 3 ……………………………………………………………........ 8<br />
Mục củng cố bài ………………………………………………….......... 8<br />
4. Kết quả thực hiện …………………………………………………………. 9<br />
Phần 3: Kết luận và kiến nghị<br />
1. Kết luận<br />
<br />
………………………………………………… 10<br />
<br />
………………………………………………………….......... 10<br />
<br />
2. Kiến nghị ……………………………………………………………....... 10<br />
Phần 4: Tài liệu tham khảo ………………………………………………………. 11<br />
<br />
2<br />
<br />
Phần 1: Mở Đầu<br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
Việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay là một quá trình sư phạm<br />
phức tạp, bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của giáo viên và học sinh. Những<br />
hoạt động đó nhằm mục đích: học sinh nắm vững tri thức lịch sử và phát triển tư<br />
duy lịch sử. Do dạy học lịch sử là một quá trình rất phức tạp nên đòi hỏi người giáo<br />
viên cần có một phương pháp dạy học đúng đắn, khoa học và linh hoạt mới có thể<br />
đạt được mục đích dạy học.<br />
Với chương trình lịch sử khối 10 hiện hành, bao gồm cả lịch sử thế giới và<br />
lịch sử Việt Nam thời nguyên thuỷ, cổ đại, trung đại, cận đại.Với lượng kiến thức<br />
rất nhiều, lại là các giai đoạn lịch sử cách xa thời điểm hiện tại nên có thể xa lạ với<br />
nhiều học sinh, ít tư liệu lịch sử và nhiều thuật ngữ lịch sử khó, nên viêc học tập<br />
lịch sử giai đoạn này đối với học sinh lại càng khó khăn hơn.<br />
Xuất phát từ thực tiễn dạy học phần cách mạng tư sản thuộc khoá chương<br />
trình sử lớp 10, tôi đã rút ra một số phương pháp dạy học lịch sử để học sinh có<br />
thể hiểu những kiến thức lịch sử một cách hiêụ quả nhưng khắc sâu nhất , có thể<br />
vận dụng các kiến thức lịch sử để phối hợp trong học tập các môn học khác cũng<br />
như áp dụng những kiến thức lịch sử trong thực tiễn cuộc sống.<br />
Một trong những phương pháp mà tôi đã và đang sử dụng trong dạy học<br />
phần cách mạng tư sản thời cận đại này là: “xây dựng hệ thống câu hỏi và gợi ý<br />
học sinh trả lời” để có thể đơn giản hoá nhưng kiến thức lịch sử được coi là khó<br />
học, khó nhớ đối với học sinh hiện nay. Với mong muốn học sinh sẽ hứng thú hơn<br />
với môn học lịch sử, chủ động trong viêc lĩnh hội những tri thức lịch sử giai đoạn<br />
cận đại và hiểu nhiều hơn nữa, hiểu sâu hơn nữa những tri thức lịch sử, tôi xây<br />
dựng hệ thống câu hỏi khi dạy học bài 30: “Chiến Tranh giành độc lập của các<br />
thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ” . Qua hệ thống câu hỏi tôi sử dụng trong quá trình dạy<br />
học bài này sẽ nêu bật được một hình thái khác nữa của cách mạng tư sản.<br />
<br />
3<br />
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Mục đích của đề tài là nhằm phát tiển tư duy lịch sử, khơi dậy tính chủ động<br />
và sáng tạo của học sinh trong qúa trình lĩnh hội tri thức lịch sử. Đây là mục đích<br />
lớn nhất của phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Học sinh lớp 10a3, 10a6 Trường trung học phổ thông Trần Văn Bảy<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:<br />
+ Thao giảng, dự giờ, trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp trong quá trình<br />
day.<br />
+ Phương pháp so sánh, đối chiếu.<br />
+ Áp dụng kinh nghiệm, nghiên cứu tài liệu.<br />
5. Tính mới của đề tài<br />
Đề tài này trình bày hệ thống các câu hỏi được xây dựng và có gợi ý trả lời.<br />
Khi hoạt động học tập được thực hiện thì học sinh sẽ trở lên hứng thú với môn học,<br />
có thể tự nêu được các vấn đề cơ bản của những bài học về cách mạng tư sản, có<br />
khả năng phân tích, so sánh, khái quát và tổng hợp về các cuộc cách mạng tư sản<br />
diễn ra dưới các hình thức khác nhau...<br />
Có thể vận dụng vào nhiều bài học trong sách giáo khoa.<br />
<br />
4<br />
<br />
Phần 2: Nội Dung<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Như đã trình bày, dạy học lịch sử là một quá trình phức tạp, phải dựa trên<br />
những quy luật của nhận thức, phù hợp vơi từng bài học, từng lứa tuổi, tâm sinh<br />
lí,… học sinh. Dựa trên nguyên tắc này người thầy mới có thể đưa ra phương pháp<br />
dạy học đúng đắn, từ đó mới nâng cao được hiệu quả trong dạy học lịch sử.<br />
Cách mạng tư sản là một trong ba vấn đề chủ yếu của nội dung lịch sử thế<br />
giới cận đại. Trong đổi mới phương pháp dạy học chúng ta không nên tập trung<br />
cung cấp các sự kiện của các cuộc cách mạng tư sản mà quan trọng hơn hết là gợi<br />
mở các vấn đề của bài học thong qua các câu hỏi nêu vấn đề để học sinh phát huy<br />
năng lực tư duy,vận dụng kiến thức đã học và đánh giá. Trong khuôn khổ của nội<br />
dung cách mạng tư sản nói chung và bài 30 “Chiến tranh giành độc lập của các<br />
thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ” nói riêng, tôi xin đưa ra các nội dung chính mà trong 1<br />
tiết học giáo viên và học sinh cần phải giải quyết thông qua hệ thống câu hỏi nêu<br />
vấn đề và câu hỏi gợi mở vấn đề.<br />
* Thứ nhất: Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh giành độc lập của các thuộc<br />
địa Anh ở Bắc Mĩ.<br />
Mỗi cuộc cách mạng tư sản nổ ra trong những điều kiện lịch sử cụ thể, có<br />
duyên cớ trực tiếp riêng. Cần làm cho các em hiểu rõ mâu thuẫn gay gắt giữa lực<br />
lượng sản xuất đang phát triển và quan hệ sản xuất lạc hậu đang thống trị là<br />
nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản, dưới những hình thức<br />
khác nhau.<br />
* Thứ hai: Về động lực và lãnh đạo cách mạng.<br />
Cuộc cách mạng nhằm lật đổ ách thống trị của thực dân Anh và mở đường<br />
cho chủ nghĩa tư bản phát triển, cho nên nó đã tập được đông đảo các tầng lớp xã<br />
hội, giai cấp có cùng chung mục tiêu song lại rất khác nhau về quyền lợi, mục đích,<br />
thái độ đấu tranh.<br />
<br />
5<br />
Động lực cơ bản của cách mạng tư sản là đông đảo quần chúng nhân<br />
dân.Trong bất kì cuộc cách mạng nào, bất kì giai đoạn nào của cách mạng, quần<br />
chúng nhân dân bao giờ cũng giữ vai trò chủ yếu và có tác động thúc đẩy cách<br />
mạng tiến lên. Qua các cuộc cách mạng tư sản ta cũng nhận ra rằng quần chúng là<br />
lực lượng làm nên lịch sử song khi nào quần chúng hoạt động tích cực, tự giác độc<br />
lập, đưa đến thắng lợi của cách mạng thì vai trò của quần chúng thể hiện tính quyết<br />
định.<br />
* Thứ ba: Về nhiệm vụ của cách mạng<br />
Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ thực chất là<br />
một cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc<br />
(lật đổ ách thống trị của thực dân Anh), mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.<br />
* Thứ tư: Về diễn biến của cách mạng.<br />
Là một nội dung quan trọng của bài, song không nên trình bày chi tiết,cụ thể<br />
mà phải chọn những sự kiện cơ bản ,kết hợp sử dụng đồ dùng trực quan, tài liệu<br />
tham khảo để tường thuật, miêu tả nhằm tạo biểu tượng cho học sinh về bức tranh<br />
lịch sử quá khứ.<br />
* Thứ năm: Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản.<br />
Được trình bày thông qua trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của giáo<br />
viên để học sinh hiểu rằng :<br />
Cách mạng tư sản có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của lịch sử thế giới.<br />
Trước hết nó xác lập sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong<br />
kiến trên phạm vi thế giới, mở ra thời đại mới của lịch sử loài người -thời cận đại.<br />
Tuy nhiên cách mạng tư sản cũng có những hạn chế nhất định: sự thay thế<br />
hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác,vấn đề ruộng đất của nông dân<br />
không được giải quyết, những quyền tự do dân chủ của nhân dân vẫn chưa được<br />
đảm bảo thực hiện như quy định.<br />
<br />