“MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LÀM VĂN <br />
MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4 Ở TRƯỜNG PTDTBT”<br />
1. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1.1 Lý do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp:<br />
Tiếng Việt là tiếng phổ thông của dân tộc Việt Nam. Trong nhà trường <br />
Tiểu học, Tiếng Việt là đối tượng mà học sinh cần chiếm lĩnh. Đồng thời, cũng <br />
là một môn học được gọi là môn Tiếng Việt. Môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học <br />
có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng: nghe, nói, đọc, <br />
viết để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động, góp phần rèn luyện các <br />
thao tác tư duy. Môn Tiếng Việt còn cung cấp cho học sinh những kiến thức ban <br />
đầu về vốn từ, vốn sống, những kĩ năng cơ bản nhất trong giao tiếp. Học tập <br />
môn này, học sinh còn được bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, hình thành thói quen <br />
giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người <br />
Việt Nam.<br />
Trong chương trình Tiểu học mới, Tiếng Việt được chia thành các phân <br />
môn, mỗi phân môn có nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh những kĩ năng nhất <br />
định. Phân môn Tập làm văn là phân môn mang tính tổng hợp cao nhất, nó có vai <br />
trò rèn cho học sinh cả bốn kĩ năng, trong đó quan trong là các kĩ năng nghe, nói, <br />
viết. Đối với phân môn này, các em được rèn luyện năng lực trình bày ở dạng <br />
văn bản với nhiều thể loại khác nhau.<br />
Với học sinh lớp 4, việc rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho các em là cần <br />
thiết. Học tốt văn miêu tả sẽ là điều kiện thuận lợi để học tốt các môn học khác <br />
ở Tiểu học và học tiếp lên các lớp trên. Việc giúp các em hoàn thành tốt bài văn <br />
miêu tả sẽ góp phần nâng cao năng lực viết, cảm thụ văn học, giúp các em khám <br />
phá được những cái hay cái đẹp viết được bài văn với ngôn ngữ trong sáng, lời <br />
hay ý đẹp, xây dựng văn bản khúc chiết.<br />
<br />
<br />
1<br />
<br />
Qua thực tế giảng dạy và quản lý tại trường PTDTBT hơn 10 năm, tôi <br />
nhận thấy phân môn Tập làm văn là phân môn khó nhất trong các phân môn của <br />
môn Tiếng Việt, trong đó kĩ năng viết văn miêu tả của học sinh dân tộc Bru Vân <br />
Kiều còn bọc lộ những hạn chế nhất định. Để thực hiện được mục tiêu của <br />
phân môn Tập làm văn là phải xây dựng được kĩ năng nói và viết thành thạo, các <br />
em cần huy động tất cả các kiến thức của các phân môn Tập đọc, Chính tả, <br />
Luyện từ và câu, Kể chuyện, và các môn khoa học khác…Trong khi đó, các em <br />
học yếu thì rất “chán” học phân môn tập làm văn.<br />
Nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng <br />
dạy học trong nhà trường nói chung, dạy cho học sinh lớp 4 học tốt hơn văn <br />
miêu tả nói riêng, tôi mạnh dạn đưa ra SKKN của mình với đề tài: “Một số <br />
biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4 ở <br />
trường PTDTBT”.<br />
1.2 Điểm mới của đề tài, sáng kiến:<br />
Điểm mới của “ Sáng kiến một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất <br />
lượng làm văn miêu tả lớp 4 ở trường PTDTBT ”. Từ thực trạng của học sinh là <br />
học sinh dân tộc Bru Vân Kiều ở trường còn hạn chế về làm văn miêu tả. Nâng <br />
cao chất lượng làm văn miêu tả còn thể hiện ở sự đồng bộ, thống nhất trong <br />
công tác quản lý chỉ đạo đối với tổ, khối, đến giáo viên. Chuyên môn phải tăng <br />
cường chỉ đạo thực hiện sinh hoạt chuyên môn với hình thức đi sâu vào từng <br />
chuyên đề cụ thể của phân môn tập làm văn. Tăng cường công tác chỉ đạo dạy <br />
học về phương pháp dạy kiểu bài tập làm văn miêu tả theo một trình tự hợp lý, <br />
bằng các cách khác nhau, phát hiện được đặc điểm, phân biệt đồ vật này với đồ <br />
vật khác, tả cây cối, tả loài vật, mỗi loại có sự khác nhau về không gian thời <br />
gian, tình cảm của con người với cảnh vật, đồ vật, loài vật. Mà điều cốt lõi và <br />
sự khác biệt đối với đối tượng học sinh dân tộc Bru Vân Kiều là phải trực quan <br />
sinh động, gần gủi đến cụ thể trong quá trình hình thành kiến thức cho học sinh. <br />
Đối với học sinh của đơn vị là vùng khó, vùng đặc biệt khó khăn, việc tiếp nhận <br />
2<br />
<br />
tri thức cũng như nhận thức của học sinh còn những hạn chế nhất định. Nhằm <br />
khắc phục những nhược điểm đó tăng cường dạy học tích hợp Tiếng Việt cho <br />
học sinh dân tộc từ lớp 3 đến lớp 5. Điểm khác biệt nữa là giáo viên dạy tiếng <br />
Việt lớp 4 cũng yêu cầu phải thông hiểu tiếng Bru Vân Kiều bằng cách tự học <br />
và nhà trường gửi đi đào tạo, ở huyện hay tỉnh. Sáng kiến đưa ra được một giải <br />
pháp có tính ưu việt là tích lũy vốn từ, kiến thức văn học, sổ tay chính tả, sổ tay <br />
văn học nhằm giúp học sinh chắt lọc các từ ngữ hay, những hình ảnh ấn tượng, <br />
sinh động, những câu văn câu thơ giàu hình ảnh, từ đó các em “giàu” vốn từ, vốn <br />
sống khi viết văn. Bố trí đội ngũ phù hợp với năng lực sở trường của giáo viên, <br />
giao trách nhiệm cho những giáo viên thực sự có có năng khiếu, năng lực về <br />
tiếng Việt đảm nhận dạy phân môn tiếng Việt của khối 4,5.Từ đó giáo viên có <br />
thời gian nghiên cứu kĩ bài dạy, soạn giảng có chiều sâu hơn, chất lượng bài <br />
soạn được nâng cao do đó chất lượng dạy phân môn tập làm văn đối với dạng <br />
bài miêu tả mới đạt được kết quả như mong muốn.<br />
1.3 Phạm vi áp dụng đề tài, sáng kiến:<br />
Tập trung nghiên cứu một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng kĩ <br />
năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4 ở trường PTDTBT, thực hiện trong nội <br />
bộ trường PTDTBT, đã và đang áp dụng triển khai dạy học trong những năm <br />
học vừa qua, có thể vận dụng dạy học ở địa bàn khó khăn,có những đặc điểm <br />
tương đồng, đối tượng là học sinh dân tộc Bru Vân Kiều.<br />
2.Phần nội dung<br />
2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu:<br />
Trường vừa mới được thành lập cách đây vừa tròn 13 năm, đến nay cơ sở <br />
vật chất phòng học cơ bản đã đáp ứng được theo yêu cầu, trang thiết bị dạy học <br />
vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu dạy học. Đặc biệt trường đóng chân trên địa bàn <br />
xã biên giới vùng đặc biệt khó khăn có 100% học sinh là con em dân tộc BruVân <br />
Kiều. Đa số các học sinh đều nói tiếng mẹ đẻ tiếng Bru Vân Kiều, tiếng Việt <br />
còn nhiều hạn chế, vốn từ ngữ của các em còn nghèo, vẫn còn bất đồng về ngôn <br />
3<br />
<br />
ngữ đặc biệt là học sinh mới vào lớp 1. Đời sống kinh tế của nhân dân còn <br />
nhiều thiếu thốn, có nhiều hộ nghèo, đứt bữa còn phụ thuộc vào các nguồn trợ <br />
cấp của Nhà nước. Phụ huynh chưa thật quan tâm nhiều đến việc học tập của <br />
con em. Địa hình hiểm trở, có nhiều khe suối rất nguy hiểm khi đi lại vào mùa <br />
mưa. Các bản sống biệt lập, cách xa trung tâm xã từ 7km đến 20 km đường <br />
rừng . Mật độ dân cư sinh sống thưa thớt, độ tuổi của học sinh ở các bản không <br />
đồng đều. Do đó các em ở bản xa không có điều kiện gặp gỡ giao lưu, học hỏi <br />
các bạn ở vùng thuận lợi.Thậm chí nơi các em sinh sống vẫn chưa có điện lưới, <br />
chưa hưởng được niềm hạnh phúc trọn vẹn. Cái nhu cầu tối thiểu ấy thôi tưởng <br />
chừng như đơn giản, tầm thường với chúng ta, nhưng các em đâu xem được <br />
những chương trình thiếu nhi, phim hoạt hình hay là những buổi biểu diễn văn <br />
nghệ của các bạn cùng trang lứa, những buổi tối xem truyền hình trực tiếp <br />
những chương trình lớn nói về cuộc sống, kinh tế xã hội, văn học, thơ ca, nhạc <br />
họa... Thì các em đâu dễ gì có “vốn sống”, vốn từ phong phú, bóng bẩy được. <br />
Chính những yếu tố đó thôi cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, kĩ năng <br />
viết tập làm văn nói chung và làm văn miêu tả nói riêng. <br />
2.2. Chất lượng học sinh.<br />
Nhìn chung chất lượng dạy học của nhà trường trong những năm gần đây <br />
đã có những bước tiến vượt bậc về nhiều mặt. Nhưng để so sánh với các đợn vị <br />
ở vùng thuận lợi thì ở một số học sinh , một số kỹ năng vẫn chưa hoàn thành về <br />
chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học. <br />
Các kỹ năng cơ bản (nghe, nói, đọc, viết) cơ bản hoàn thành, chất lượng <br />
làm bài viết hay, có sáng tạo, dùng từ ngữ mạch lạc còn khiêm tốn. Học sinh đọc <br />
vẫn còn sai dấu thanh do phương ngữ, viết còn sai về lỗi dùng từ và khả năng <br />
diễn đạt, vốn từ còn “nghèo”, tư duy còn hạn chế, ít sáng tạo. Chất lượng về <br />
các bài tập làm văn chưa cao, vẫn còn những hạn chế nhất định, dạng bài văn <br />
miêu tả ở lớp 4 cơ bản vẫn còn thấp hơn so với các trường ở vùng thuận lợi.<br />
<br />
<br />
4<br />
<br />
Trong ngôn ngữ và lối diễn đạt lúng túng, vẫn còn mang nặng tính chất đặc <br />
thù của địa phương (phương ngữ).<br />
Học văn miêu tả, làm văn miêu tả nhưng nhiều học sinh lại thiếu vốn sống <br />
thực tế nên dẫn đến một số tình huống hay gặp trong dạy học văn miêu tả như: <br />
Học sinh làm bài văn rất ngắn khoảng 8, 10 dòng; các em sử dụng các gợi ý <br />
của giáo viên hay sử dụng các đoạn văn mẫu để viết. Tiếng Việt là tiếng nói để <br />
giao tiếp của các em nhưng vốn Tiếng Việt lại rất hạn chế. Trong khi đó, việc <br />
học kiểu bài miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp 4 lại yêu cầu vốn từ ngữ, <br />
năng lực tư duy rất lớn. Vốn từ của các em chưa phong phú, chưa hiểu hết nghĩa <br />
của từ nên việc vận dụng vào bài làm còn sai sót.<br />
<br />
<br />
BẢNG 1:<br />
CHẤT LƯỢNG KHẢO SÁT <br />
Năm học: 20142015<br />
<br />
<br />
Tổng Hoàn thành Chưa hoàn thành Ghi chú<br />
Lớp số học <br />
SL % SL %<br />
sinh<br />
4A 16 13 81,25 3 18,75<br />
4B 22 17 77,3 5 22,7<br />
<br />
<br />
2.3. Đội ngũ giáo viên:<br />
Đội ngũ giáo viên trong trường phần lớn là giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh <br />
nghiệm trong việc đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là kinh nghiệm dạy <br />
học tập làm văn và kĩ năng viết văn miêu tả, dạy học sinh vùng cao con em đồng <br />
bào dân tộc Bru Vân Kiều. Nhiều giáo viên chưa thông hiểu tiếng dân tộc cũng <br />
như chưa nắm bắt hết phong tục tập quán của bà con, nên cũng ảnh hưởng <br />
không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập làm văn nói <br />
riêng và dạy học các phân môn khác. Việc vận dụng dạy học tích hợp chưa <br />
<br />
5<br />
<br />
được giáo viên vận dụng triệt để nên lượng kiến thức, kĩ năng cung cấp cho các <br />
em trong một tiết Tập làm văn thường rất lớn, nhiều lúc dẫn đến tình trạng quá <br />
tải trong tiết học. Giáo viên đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương <br />
pháp dạy học nhưng đổi mới chưa thật mạnh mẽ mà còn “ e ngại” không <br />
“thoát li” các gợi ý của sách giáo khoa, vẫn bó buộc trong khuôn mẫu.<br />
Chính vì thế mà việc bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao tay <br />
nghề cho giáo viên đã và đang được bộ phận chuyên môn, nhà trường hết sức <br />
chú trọng. Do đó trong năm học 2014 2015 đội ngũ giáo viên của nhà trường đã <br />
có sự tiến bộ vượt bậc về chuyên môn, kinh nghiệm dạy học tập làm văn được <br />
nâng lên và đặc biệt là dạy học làm văn miêu tả ở học sinh lớp 4, được đầu tư <br />
đúng mức.<br />
<br />
<br />
2.4. “Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng làm văn miêu <br />
<br />
tả cho học sinh lớp 4 ở trường PTDTBT”.<br />
Giải pháp thứ nhất:<br />
<br />
Giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn <br />
miêu tả ở lớp 4 là như thế nào?<br />
Từ điển Tiếng Việt do Hoàng phê chủ biên định nghĩa: Miêu tả là dùng <br />
ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho con người khác có <br />
thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc hoặc thế giới nội tâm của con người.<br />
Nhà văn Phạm Hổ: “ Miêu tả là khi đọc những gì chúng ta biết, người đọc <br />
như thấy cái đó hiện ra trước mắt mình: một con người, con vật, một dòng sông, <br />
người đọc còn có thể nghe được cả tiếng nói, tiếng kêu, tiếng nước chảy, thậm <br />
chí còn ngửi thấy mùi hôi, mùi sữa, mùi hương hoa hay mùi rêu, mùi ẩm mốc,…<br />
nhưng đó mới chỉ là miêu tả bên ngoài, còn sự miêu tả bên trong nữa là miêu tả <br />
tâm trạng vui, buồn, yêu, ghét của con người, con vật và cả cây cỏ.”<br />
<br />
<br />
6<br />
<br />
Như vậy, miêu tả là loại văn dùng lời nói có hình ảnh và có cảm xúc làm <br />
cho người nghe người đọc, hình dung một cách rõ nét, cụ thể về người, vật, <br />
cảnh vật sự việc như nó vốn có trông đời sống. Một bài văn miêu tả hay, không <br />
những phải thể hiện rõ nét, chính xác, sinh động đối tượng miêu tả mà còn thể <br />
hiện ở trí tưởng tượng, cảm xúc và đánh giá của người viết với đối tượng được <br />
miêu tả. Bởi vì trong thực tế không ai tả mà để tả, mà thường tả để gửi gắm <br />
suy nghĩ,cảm xúc sự đánh giá, những tình cảm yêu ghét cụ thể của mình. Các bài <br />
văn miêu tả ở tiểu học chỉ yêu cầu tả những đối tượng mà học sinh yếu mến, <br />
thích thú. Vì vậy qua bài làm của mình, các em phải gửi gắm tình yếu thương <br />
với những gì mình miêu tả.<br />
Đối tượng của văn miêu tả trong chương trình lớp 4 gồm có miêu tả đồ <br />
vật, cây cối, con vật.<br />
Tả đồ vật:<br />
Đối tượng của văn miêu tả đồ vật ở lớp 4 là những vật học sinh thường <br />
thấy trong đời sống hàng ngày của các em, vì vậy cũng trở thành gần gũi với các <br />
em. Đó có thể là cái bàn học, quyển sách, chiếc cặp, cái đồng hồ báo thức, chiếc <br />
thước kẻ, chiếc bút chì,cục tẩy,….Chúng là những đồ vật vô tri, vô giác nhưng <br />
gần gũi và có ích đối với học sinh.<br />
Mỗi đồ vật đều có một hình dáng, màu sắc, kích thước, chất liệu cụ thể. <br />
Học sinh miêu tả những đặc điểm này trong bài văn của mình. Với những đồ vật <br />
có nhiều bộ phận, các em cần tập trung tả những bộ phận quan trọng nhất. Đó <br />
chính là những nét tiêu biểu để phân biệt đồ vật này với đồ vật khác. Đồ vật <br />
thường gắn liền với cuộc sống con người nên khi miêu tả phải nói tới công <br />
dụng, lợi ích của đồ vật cũng như tình cảm của con người đối với nó. Có như <br />
vậy, đồ vật mới hiện lên một cách sinh động và có hồn.<br />
Tả cây cối:<br />
Đối tượng văn miêu tả cây cối là những cây trồng xung quanh nhà, trồng <br />
trên sân trường, trên đường đi, hay cả cánh rừng, gần gũi với học sinh hàng <br />
7<br />
<br />
ngày…Đó có thể là một cây ăn quả, một loài hoa đẹp, cây bóng mát, cây lấy <br />
gỗ…những cây gần gũi và có ích đối với con người. Mỗi loài cây có một đặc <br />
điểm, hình dáng riêng, lợi ích nhất định. Vì vậy, khi miêu tả, hướng cho học sinh <br />
phải làm nổi bật những đặc điểm đó. Tả cây ăn quả cần tập trung miêu tả hình <br />
dáng của cây, mùi vị của quả, tả loài hoa, cần tả hương sắc của hoa, hình dáng <br />
của hoa…, tả cây bóng mát phải làm rỏ dáng cây, tán lá…<br />
Cây cối sống trông thiên nhiên, gần gũi với con người. Khi miêu tả, cần <br />
gắn chúng với cảnh vật xung quanh, như mặt trời, bóng mây, gió, nước, chim, <br />
sông, suối, ao, hồ, con đường, sân trường, vườn và con người luôn hiện hữu. <br />
Kèm theo đó là lợi ích của cây cối và tình cảm gắn bó của người tả đối với cây <br />
cối…<br />
Tả loài vật:<br />
Đối tượng của văn miêu tả loài vật là những con vật quen thuộc gần gũi <br />
với học sinh. Đó là con lợn, con bê, con gà, con cún con, con mèo, con khỉ, con <br />
gấu bông, con búp bê…Mỗi con vật đều có đặc điểm riêng về hình dáng, ngoại <br />
hình, đặc tính giống nòi riêng, thói quen riêng, tính cách của mỗi con vật luôn có <br />
sự khác biệt của mỗi loài vật. Khi miêu tả, hướng cho học sinh miêu tả cái <br />
chung và những nét riêng biệt, tiêu biểu của từng loài vật, màu sắc, vóc dáng, <br />
tính nết. Những con vật miêu tả là những con vật gần gũi thân thiết và có nhiều <br />
lợi ích, bài viết phải thể hiện được sự chăm sóc ân cần, chu đáo, thể hiện rỏ <br />
tình cảm yêu quý của học sinh đối với con vật mình tả.<br />
Bài văn miêu tả được xây dựng trên cơ sở những hình ảnh, những ấn <br />
tượng về đối tượng mà người viết thu lượm, cảm nhận được thông qua các giác <br />
quan của mình. Bài văn miêu tả mang tính chất nghệ thuật cao, mang tính sáng <br />
tạo, tính riêng biệt của người viết. Ngôn ngữ trong miêu tả là thứ ngôn ngữ <br />
nghệ thuật giàu sức gợi tả, gợi cảm và là ngôn ngữ của những biện pháp tu từ. <br />
Tả là mô phỏng, tô vẽ lại, là so sánh ví von, nhân hóa bằng hình ảnh…chứ <br />
không phải là kể lể.<br />
8<br />
<br />
Văn miêu tả mang tính chất thông báo thẩm mĩ, dù miêu tả đối tượng nào, <br />
có bám sát thực tế đến đâu thì văn miêu tả cũng không bao giờ sao chép, chụp <br />
ảnh máy móc những sự vật hiện tượng mà là kết quả của sự nhận xét, tưởng <br />
tượng, đánh giá hết sức phong phú. Đó là sự miêu tả được cái mới, cái riêng biệt <br />
của đối tượng thông qua cảm nhận của mỗi người khi tả.<br />
Ví dụ: Nhà văn Thép Mới lại lấy cảm hứng của anh chiến sĩ đang mơ về tương <br />
lại của đất nước khi ngắm trăng trong bài Tập đọc Trung thu đọc lập (SGK <br />
TV4/T1 trang 66, 67). “Trăng sáng mùa thu vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng <br />
mạc, núi rừng, nơi quê hương thân thiết của các em…”<br />
Ví dụ: Còn với Trần Đăng Khoa, một tài năng ở tuổi thiếu nhi, thì trăng không <br />
còn là lá lúa, chiếc câu liêm vàng, chiếc đĩa bạc… nữa, mà Trần Đăng khoa đã <br />
cảm nhận một cách tinh tế bằng tình yêu trăng của tâm hồn trẻ thơ, rất hồn <br />
nhiên và trong sáng: <br />
Trăng hồng lơ lửng trước nhà thơm ngon, ngọt mát nơi vườn quê<br />
Trăng hồng như quả chín<br />
Lơ lửng mà không rơi.<br />
Cùng là vầng trăng, hay một sự vật nhưng mỗi người cảm nhận theo cách <br />
riêng của mình, mà những người khác không phát hiện được hoặc chưa phát <br />
hiện.<br />
Văn miêu tả không hạn chế sự tưởng tượng, không ngăn cản sự sáng tạo của <br />
người viết, nhưng không có nghĩa là cho phép người viết “bịa” một cách tùy ý. <br />
Để tả hay, tả đúng thì cần phải trải nghiệm thực tế, chân thật. Giáo viên phải <br />
uốn nắn để học sinh không có thái độ, giả tạo, sáo rỗng, đến vô cảm, vô hồn <br />
trong miêu tả…<br />
Giải pháp thứ hai:<br />
Giải pháp chọn nhân tố điển hình trong đội ngũ để làm công tác nâng <br />
cao chất lượng dạy học làm văn miêu tả ở lớp 4.<br />
<br />
<br />
9<br />
<br />
Trong công tác phân công, bố trí đội ngũ đảm nhiệm các phần hành từ đầu <br />
năm học, trong từng năm học. Với bản thân là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên <br />
môn nên tôi nắm rất chắc chắn năng lực, sở trường, điểm mạnh, điểm hạn chế <br />
của từng giáo viên. Đồng thời với cương vị là chủ tịch Công đoàn trường nên tôi <br />
đã tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng bố trí phân công phần hành nhiệm vụ <br />
phù hợp với năng lực, điều kiện hoàn cảnh, sức khỏe, nguyện vọng của từng <br />
giáo viên để từ đó lựa chọn bố trí công việc một cách khoa học và hợp lý <br />
nhất.Từ những định hướng cụ thể đó nhà trường và chuyên môn xem xét tình <br />
hình thực tế của đơn vị, có bao nhiêu lớp 4, khả năng, chất lượng lớp đó như thế <br />
nào?. Sau đó lựa chọn những giáo viên có năng lực, sở trường, năng khiếu về <br />
phân môn Tiếng Việt, nhiệt huyết, yêu nghề, có tin thần trách nhiệm cao, có sức <br />
khỏe để đảm đương dạy học Tiếng Việt lớp 4. Bố trí những giáo viên dạy giỏi, <br />
hiểu biết được tiếng BruVân Kiều, có kinh nghiêm lâu năm trong dạy học lớp 4 <br />
nói chung và có năng lực về dạy Tiếng Việt nói riêng. Động viên và đồng thời <br />
giao nhiệm vụ cụ thể cho từng giáo viên đứng lớp phải tuân thủ sự chỉ đạo của <br />
nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phân môn tập làm văn và chú trọng <br />
đến chất lượng làm văn miêu tả lớp 4 vì kĩ năng này học sinh còn hạn chế, <br />
nhằm khắc phục sớm nhất những hạn chế đã chỉ ra.<br />
Giải pháp thứ ba:<br />
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, thảo luận và dạy thực <br />
nghiệm từng chuyên đề cụ thể về phân môn tập làm văn mà đặc <br />
biệt quan tâm dạng bài văn miêu tả ở lớp 4 . <br />
Chuyên môn, tổ chuyên môn lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ theo hướng <br />
dẫn nhiệm vụ năm học. Nắm bắt thực tiễn năng lực của giáo viên, chất lượng <br />
của học sinh từ đó lập kế hoạch và đưa ra những giải pháp bồi dưỡng, chỉ đạo <br />
dạy học sát với thực tiễn của đơn vị. Từ kế hoạch tổng quát của cả năm học, <br />
đến kế hoạch bồi dưỡng giáo viên theo từng giai đoạn, đến tháng, tuần. Tổ chức <br />
<br />
10<br />
<br />
công khai các kế hoạch để có sự bàn bạc thống nhất chung trong tổ khối, bậc <br />
học thực hiện đảm bảo có hệ thống. Chuyên môn phân công cụ thể đến tổ <br />
chuyên môn thực hiện các chuyên đề, từ đó tổ phân công, tổ chức thảo luận các <br />
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học sao cho có hiệu quả cao nhất. Các <br />
thành viên trong tổ thảo luận xây dựng hoàn thành ý tưởng của một chuyên đề, <br />
hay một bài dạy, sau đó lựa chọn một giáo viên có năng lực thực hiện chuyên đề <br />
đó sau đó đánh giá, khảo sát chất lượng theo định hướng trên. Tổ chức đánh giá <br />
nhận xét và tổ chức rút kịnh nghiệm qua thực tiễn của chuyên đề. Ví dụ: Đều là <br />
dạy văn miêu tả, nhưng các chuyên đề thể hiện một khía cạnh, một mảng riêng, <br />
nhằm làm phong phú hơn về phương pháp dạy học, cách thức tổ chức hoạt động <br />
dạy học. <br />
Ví dụ: Tổ chức hoạt động nhóm, sao cho có hiệu quả trong tiết TLV tả <br />
cảnh trong bài luyện tập tả cảnh. Sử dụng các phương pháp dạy học nào trong <br />
tiết quan sát đồ vật sao cho có hiệu quả cao. Sử dụng phương pháp dạy học mới <br />
VNEN trong dạy kiểu bài trả bài kiểm tra viết… <br />
Từ những buổi sinh hoạt chuyên đề đó, đã tạo cơ hội cho giáo viên phát <br />
huy hết khả năng của bản thân, cũng như huy động được trí tuệ của cả một tập <br />
thể. Qua đánh giá và dạy học thực nghiệm và đại trà, đã đem lại cho đội ngũ nhà <br />
trường những kinh nghiệm dạy học rất quý báu, sát đúng với thực tiễn và đã tạo <br />
điều kiện cho giáo viên thỏa sức “sáng tạo” đem lại những tiết học bổ ích lý thú <br />
cho học sinh có hiệu quả . Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn theo những <br />
chuyên đề đã xây dựng tạo được một không khí làm việc dân chủ, khoa học, ai <br />
cũng muốn cống hiến. Giáo viên lẫn cán bộ quản lý được học hỏi lẫn nhau trong <br />
quá trình chỉ đạo cũng như trong quá trình dạy học. Kết quả mang lại là giáo <br />
viên tự tin, năng động, sáng tạo hơn trong dạy phân môn tập làm văn nói chung <br />
và dạy tập làm văn kiểu bài miêu tả nói riêng. Học sinh qua hơn hai năm dạy <br />
thực nghiệm và được sự chỉ đạo sâu sát của chuyên môn nhà trường đã đem lại <br />
<br />
<br />
11<br />
<br />
những kết quả đáng khích lệ. Học sinh giờ đây không phải sợ học môn tập làm <br />
văn nữa, mà đã có ý thức học môn tập làm văn hơn trước.<br />
Giải pháp thứ tư:<br />
Khắc sâu cho học sinh cấu tạo của bài văn miêu tả, từ đó học <br />
sinh nắm và vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong quá trình làm văn.<br />
Giúp học sinh nắm được và chắc chắn cấu tạo của một bài văn miêu tả <br />
gồm ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. Từ đó học sinh biết phân tích cấu tạo <br />
của một bài văn miêu tả. Văn miêu tả là loại văn căn cứ vào những điều quan <br />
sát, ghi chép, cảm nhận được về đối tượng (đồ vật, cây cối, loài vật, hiện tượng <br />
thiên nhiên, con người…), dùng ngôn ngữ để vẽ ra hình ảnh chân thực của đối <br />
tượng đó, trình bày theo một bố cục hợp lý và diễn đạt bằng lời văn sinh động, <br />
khiến cho người đọc, người nghe cùng thấy, cùng cảm nhận như mình. Văn <br />
miêu tả chia làm nhiều loại. Ở lớp 4, học sinh được học tả đồ vật, tả cây cối, tả <br />
con vật. <br />
Ví dụ: Đề bài học sinh đọc và phân đoạn bài văn “Hoàng hôn trên sông <br />
Hương” và xác định nội dung của từng đoạn trong bài văn đó. Học sinh trả lời, <br />
bài văn có bốn đoạn, gồm một đoạn mở bài, hai đoạn thuộc thân bài và một <br />
đoạn kết bài.<br />
Mở bài: ( Cuối buổi chiều… yên tĩnh này.) : cảnh hoàng hôn đang lắng <br />
xuống trên thành phố Huế yên tĩnh.<br />
Thân bài: ( Mùa thu,… cũng chấm dứt.) : Sự thay đổi về màu sắc của sông <br />
Hương và hoạt động của con người từ cuối buổi chiều đến khi thành phố lên <br />
đèn.<br />
Phần thân bài gồm hai đoạn:<br />
Đoạn 1: ( Mùa thu…hàng cây. ): Những biến đổi về màu sắc của sông <br />
Hương từ cuối buổi chiều dến lúc tối hẳn.<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
<br />
Đoạn 2: ( Phía bên sông…chấm dứt.): Sinh hoạt của xóm Cồn Hến, của <br />
dân chài trên sông Hương và cảnh thành phố khi mới lên đèn.<br />
Kết bài: ( Huế thức dậy… ban đầu của nó.) Huế đi vào cuộc sống buổi <br />
tối.<br />
Hướng dẫn cho học sinh những điều cần lưu ý khi quan sát và miêu tả:<br />
Mỗi cảnh đều được xác định bởi một phạm vi không gian và thời gian <br />
nhất định. Ví như cảnh một ngôi trường thì có các lớp học, khu vực hành chính, <br />
sân trường, vườn trường, khu tập thể dục thể thao… tất cả thường được bao <br />
bọc bởi những bức tường hay hàng rào và có cổng trường để ra vào. Vượt ra <br />
ngoài phạm vi đó sẻ không còn là cảnh trường nữa. Mỗi cảnh gắn liền với một <br />
thời gian nhất định như sáng sớm, trưa hay chiều tối…Thời gian đi liền với ánh <br />
sáng, thời tiết, hoạt động của người và vật….làm cho cảnh có những nét riêng <br />
biệt.<br />
Sau khi xác định đối tượng miêu tả với một phạm vi không gian và thời <br />
gian cụ thể, các em cần xác định vị trí để quan sát. Việc quan sát có thể ở một vị <br />
trí cố định, có thể ở những vị trí khác nhau nhưng vẫn phải có một vị trí chủ <br />
yếu. Ví như người chụp ảnh, phải lựa gốc độ để cắt cảnh sao cho nổi nhất, bộc <br />
lộ được những điều cơ bản nhất của cảnh.<br />
Khi đã xác định được vị trí quan sát rồi, ta nên có cái nhìn bao quát toàn <br />
cảnh đồng thời phải biết phân chia cảnh ra thành từng mảng, từng phần để quan <br />
sát.<br />
Khi quan sát, ta cần phối hợp các giác quan như tai nghe, mũi ngửi, tay sờ, <br />
cảm nhận và cả cảm xúc của bản thân nữa.<br />
Khi tả, ta phải xác định một trình tự phù hợp với cảnh được tả. Tả từ trên <br />
xuống hay từ dưới lên, tả từ phải sang trái hay từ ngoài vào trong…một phần tùy <br />
thuộc vào đặc điểm của mỗi cảnh.<br />
Mỗi bộ phận của cảnh chỉ nên chọn tả những nét tiêu biểu nhất đồng thời <br />
phải xác định đâu là cảnh chủ yếu để tập trung miêu tả. Nếu tả riêng một đồ <br />
13<br />
<br />
vật, con vật, một người nào đó, ta cần tả tỉ mỉ về đối tượng đó, còn khi tả cảnh, <br />
vì cảnh thường bao gồm nhiều thứ nên ta cần chọn những nét tiêu biểu nhất. Có <br />
thể tả người và vật trong cảnh nhưng việc tả đó phải góp phần bọc lộ một điều <br />
gì đó của cảnh, làm cho cảnh nổi hơn đẹp hơn.<br />
Khi tả, ta phải chú ý đến dường nét, màu sắc của cảnh vật và ảnh hưởng <br />
của vật thể này đối với vật thể khác. Ví dụ qua câu văn sau, các em sẻ thấy tác <br />
động của ánh trăng lên các vật: “Ánh trăng phủ lên mọi vật một lớp vàng mỏng <br />
tanh, lạnh mát và xuyên qua kẻ lá, đổ loang lỗ xuống mặt sân…”<br />
Mỗi cảnh lại gắn với đặc điểm thiên nhiên, khí hậu, cây cỏ, hoa trái…của <br />
từng vùng. Khi tả, ta phải làm toát lên màu sắc riêng biệt đó. Ví dụ miền trung <br />
du Phú Thọ gắn liền với cây cọ, đất mũi Cà Mau xốp mịn nhưng lắm mưa dông, <br />
gió dữ nên cây muốn sống còn phải quây quần bên nhau và cắm sâu rễ trong <br />
lòng đất…<br />
Một điều học sinh cần ghi nhớ khi tả cảnh luôn luôn gắn với tình người. <br />
Thi hào Nguyễn Du đã nêu một nhận xét rất sâu sắc: “ Người buồn cảnh có vui <br />
đâu bao giờ!”. Đúng vậy, cảnh vật mang theo nó cuộc sống riêng với những đặc <br />
điểm riêng. Nhưng con người cảm nhận cảnh như thế nào sẻ đem đến cho cảnh <br />
những tình cảm như thế ấy. Đấy là phần hồn của cảnh. Cảnh không có hồn sẻ <br />
trơ trọi, thiếu sức sống.<br />
Giáo viên cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản trên, học sinh <br />
nắm chắc và vận dụng linh hoạt, giúp học sinh xác định chắc chắn thể loại, <br />
cách viết, từ đó chất lượng bài viết của học sinh từng bước được nâng lên. Một <br />
điều khẳng định rằng học sinh vận dụng linh hoạt được những kiến thức của <br />
giáo viên cung cấp trên, học sinh sẻ tự tin trong quá trình làm bài, viết bài với <br />
nhiều cảm xúc, bài viết hay, súc tích.<br />
Giải pháp thứ năm:<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
<br />
Giúp học sinh có kĩ năng quan sát đối tượng cần miêu tả, cách <br />
lựa chọn hình ảnh, nội dung cần miêu tả:<br />
Định hướng quan sát vừa giúp cho học sinh tích luỹ vốn sống vừa phát <br />
triển vốn từ, rèn luyện tư duy logic, tư duy hình tượng trong bài văn. Biện pháp <br />
hướng dẫn học sinh quan sát là một biện pháp không thể thiếu khi dạy văn, đặc <br />
biệt là văn miêu tả, tuy nhiên khi sử dụng biện pháp này giáo viên cần lưu ý:<br />
Quan sát theo trình tự từ xa đến gần và ngược lại, từ trong ra ngoài, từ bao <br />
quát đến chi tiết và ngược lại. Ghi chép những điều đã quan sát được. Tổ chức <br />
quan sát từng đối tượng cụ thể. Có thể hướng dẫn quan sát theo nhiều hình <br />
thức: quan sát trực tiếp đối tượng ( Ví dụ: Tả một con vật nuôi trong gia đình <br />
em, tả một con vật nuôi mà em thích ). Quan sát gián tiếp qua báo, đài ( những <br />
cảnh đẹp của quê hương đất nước hay những con thú ngộ nghĩnh, tin nghịch dễ <br />
thương, đồ chơi mới lạ mắt… mà em thích, ….). <br />
Lựa chọn hình ảnh miêu tả và nội dung miêu tả:<br />
Căn cứ vào hình ảnh đã lựa chọn khi quan sát, nội dung đã ghi chép, chọn <br />
lọc những hình ảnh, chi tiết, hoạt động đặc sắc, đặc trưng riêng, vẽ đẹp và sự <br />
khác biệt của đối tượng để miêu tả chi tiết. Có thể lòng ghép các hình ảnh, hoạt <br />
động gắn bó mật thiết với từng đối tượng cần tả, để khái quát, bổ trợ tạo nên <br />
hình ảnh tổng thể của sự vật mình tả.<br />
Cái cốt lõi mà giáo viên phải chú ý khi dạy cho học sinh là chọn đối <br />
tượng, vị trí, thời gian, đặc điểm quan sát sao cho tất cả học sinh đều được quan <br />
sát và tạo được hứng thú thực hiện quan sát. Hướng dẫn học sinh trình tự quan <br />
sát hợp lí, biết chú ý vào những đặc điểm nổi bật. Tư vấn cho các em cách ghi <br />
chép các kết quả quan sát được. Tôn trọng những nhận xét riêng, cảm nghĩ riêng <br />
của học sinh về đối tượng mà các em quan sát được.<br />
Giải pháp thứ sáu:<br />
<br />
<br />
15<br />
<br />
Phân hóa đối tượng thông qua chọn đề tài gần gũi, quen <br />
thuộc với học sinh:<br />
Học sinh tiểu học vùng thuận lợi nói chung có thể viết được những bài <br />
văn miêu tả chỉ bằng quan sát qua tranh ảnh, phim, hay lời kể…Nhưng đối với <br />
học sinh vùng đặc biệt khó khăn của trường tôi, những đề tài xa lạ là những đề <br />
gợi ý mở rộng cho học sinh. Các em đến trường học tập bằng ngôn ngữ Tiếng <br />
Việt tương đối hạn hẹp mà giáo viên lại yêu cầu các em hình dung, tưởng tượng <br />
rồi đặt câu, viết một bài văn miêu tả hoàn chỉnh với một đối tượng mà các em <br />
chưa nhìn thấy bao giờ thì đúng là điều quá sức đối với các em.<br />
Ví dụ: Đề bài trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 2 trang 149: Tả <br />
một con vật nuôi ở vườn thú.<br />
Với những đề bài như thế này, tôi mạnh dạn chỉ đạo thay bằng đề bài <br />
khác (thông qua buổi sinh hoạt chuyên môn, hay trong thảo luận chuyên đề.)<br />
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là không cho học sinh có cơ hội <br />
phát huy trí tưởng tượng của mình. Trong mỗi lớp học có nhiều đối tượng học <br />
sinh, khi ra đề bài cho các em, giáo viên nên tạo cho các em quyền lựa chọn bằng <br />
cách ra nhiều đề bài (từ 2 đến 4 đề) để các đối tượng trong lớp đều có thể tự do <br />
chọn đề bài thích hợp cho mình, tránh áp đặt cho các em. <br />
Ví dụ: Khi ra đề bài tả con vật các em làm bài kiểm tra viết, tôi định <br />
hướng bốn đề bài sau:<br />
a) Tả một con vật nuôi trong nhà.<br />
b) Tả một con vật em chợt gặp trên đường..<br />
c) Tả một con vật lần đầu tiên em thấy trên họa báo hay trên truyền hình, <br />
phim ảnh.<br />
d. Em hãy tả một con vật mà em yêu thích nhất.<br />
Với bốn đề bài trên, các em có thể chọn đối tượng miêu tả là một con vật <br />
quen thuộc, gần gũi. Nhưng với một vài học sinh khác, các em cũng có thể chọn <br />
<br />
16<br />
<br />
tả một con vật lần đầu tiên em thấy trên họa báo hay trên truyền hình, phim <br />
ảnh, với rất nhiều chi tiết sống động mà các em đã có dịp quan sát trên ti vi qua <br />
các chương trình thế giới động vật, qua báo, tranh ảnh khi giáo viên giảng dạy.<br />
Giải pháp thứ bảy:<br />
Hướng dẫn học sinh có kĩ năng sắp xếp ý, diễn đạt ý, lập dàn ý <br />
chi tiết cho một bài văn:<br />
Đây là một việc làm khó. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh lập dàn ý <br />
trước khi làm thành một bài văn hoàn chỉnh. Có lập được dàn bài thì mới có thể <br />
tìm ý, sắp xếp ý, viết thành một bài văn mạch lạc, bố cục rõ ràng, ý văn trong <br />
sáng. Bởi lẽ, ở những lớp dưới, các em không phải làm những việc này, mà các <br />
em chỉ viết câu văn, đoạn văn bằng cách trả lời những câu hỏi cho sẵn hoặc dựa <br />
vào những gợi ý của đề bài, một cách đơn giản, ngắn gọn. Khi lên học chương <br />
trình lớp 4 thì việc lập dàn ý cho một đề bài cụ thể là yêu cầu bắt buộc, các em <br />
phải biết thực hiện, phải lập được dàn ý dựa vào đó mà hoàn chỉnh đoạn văn, <br />
bài văn.<br />
Nhằm giúp học sinh đỡ khó khăn hơn trong việc tự lập dàn ý cho bài văn, <br />
khi dạy học các bài cấu tạo của bài văn miêu tả, tả đồ vật, cây cối, loài vật, <br />
giáo viên hướng dẫn các em dựa vào phần Ghi nhớ trong SGK, cùng xây dựng <br />
một dàn bài chung cho loại bài văn miêu tả.<br />
Ví dụ: Đề bài : Em hãy tả một cây có bóng mát. Tả cây bàng.<br />
Mở bài:<br />
Con đường đất từ trường về nhà em hai bên trồng phi lao.<br />
Một cây bàng cao to, tán rộng đứng che một quán nước nhỏ.<br />
Thân bài:<br />
Tả bao quát:<br />
+ Nhìn từ xa trông như một cây dù lớn màu xanh với dáng đứng thẳng, ngọn <br />
cao vượt lên, tán lá xòe rộng.<br />
<br />
17<br />
<br />
+ Đến gần thấy thân to, tán lá xanh ngắt chia nhiều tầng rợp mát cả một <br />
vùng đất.<br />
Tả từng bộ phận:<br />
+ Gốc to, mấy rễ lớn trồi lên trên mặt đất.<br />
+ Thân cao trên 5,6 mét, to gần một vòng tay, vỏ màu xám nhiều vết trầy <br />
xước.<br />
+ Nhiều cành lớn, chìa ngang, vươn ra.<br />
+ Mùa thu lá đỏ rồi rụng, mùa đông trơ trụi, mùa xuân đâm chồi nảy lộc, mùa <br />
này (bắt đầu sang hè) lá to, xanh ngắt chia thành nhiều tầng tán chen kín, ánh <br />
nắng khó lọt qua nổi.<br />
+ Nắng chói chang, gió nhẹ chim chóc ẩn mình trong tán lá hót líu lo.<br />
+ Chủ quán và khách chuyện trò vui vẻ, trẻ nhỏ chạy đuổi nhau quanh gốc.<br />
Kết bài:<br />
Bàng che bóng mát, lá gói xôi, quả ăn được…<br />
Cây bàng gắn bó với những năm tháng tuổi thơ, với tình quê hương.<br />
Ví dụ: Lập dàn bài tả một con vật trong nhà.<br />
Mở bài:<br />
Bố em thường nôi chó ở trông vườn.<br />
Con chó sống với gia đình em lâu nhất tên là Mực.<br />
Thân bài:<br />
a. Tả hình dáng bên ngoài.<br />
Tả bao quát:<br />
+ Ngoài cái ức trắng, toàn thân Mực màu đen<br />
+ Đã già và nặng ngót ba chục kí.<br />
Tả từng bộ phận:<br />
+ Tai to, trán vuông, mắt đen pha nâu, mồm to và dài, cánh mũi đen ướt, răng <br />
trắng và nhọn…<br />
+ Lông cổ và dọc sóng lưng dài hơn, cứng,da cổ đã xệ.<br />
18<br />
<br />
+ Lưng hơi vòng, ngực nở, bụng thon, chân cao đuôi dài và cong.<br />
b. Tả hoạt động<br />
+ Không ăn vụng và ăn nhỏ nhẹ, từ tốn.<br />
+ Buổi trưa Mực nằm nghỉ dưới gốc cây Mít nhưng tai rất thính.<br />
+ Tối Mực ngủ ngay trức sân và lùng sục suốt đêm.<br />
+ Rất quyến luyến với chủ: tìm chủ bên nhà hàng xóm.<br />
Kết bài:<br />
Mực hiền lành, khôn ngoan, được việc.<br />
Cả nhà đều quý và coi Mực như một thành viên của gia đình.<br />
Giáo viên cần lưu ý cho học sinh nắm mục đích của từng đoạn văn. Đoạn <br />
mở bài có tác dụng giới thiệu cho người đọc, người nghe biết xuất xứ nhân vật. <br />
Đoạn thân bài là bức tranh vẽ bằng lời về hình dáng, đường nét, cử chỉ, hoạt <br />
động, tính nết của nhân vật. Có chọn được những chi tiết đặc sắc, tiêu biểu thì <br />
ta mới nhận ra nhân vật đó mang những cá tính riêng. Bạn học sinh trong bài là <br />
một học sinh vùng nông thôn với những đặc điểm riêng, cá tính riêng không lẫn <br />
lộn với bất cứ bạn học sinh nào khác. Đoạn kết bài mang đậm dấu ấn cá nhân <br />
của người viết. Không thể có đoạn kết bài chung cho mọi học sinh. Giáo viên <br />
cần hướng dẫn học sinh nêu được cảm xúc tự nhiên, chân thật, không sáo rỗng <br />
kiểu như: Em rất yêu quý …<br />
Giải pháp thứ tám:<br />
Đổi mới cách đánh giá học sinh theo Thông tư/30/BGD&ĐT <br />
trong dạy học nói chung và phân môn tập làm văn nói riêng:<br />
Muốn đổi mới cách đánh giá học sinh theo Thông tư/30/BGD&ĐT có hiệu <br />
quả, thì trước hết giáo viên phải nắm chắc nguyên tắc đánh giá đó là:<br />
1.Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến <br />
khích tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh <br />
phát huy tất cả khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng khách quan.<br />
<br />
19<br />
<br />
2. Đánh giá toàn diện học sinh thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến <br />
thức, kĩ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục <br />
tiêu giáo dục tiểu học.<br />
3. Kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó <br />
đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.<br />
4. Đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với học <br />
sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.<br />
Đi đôi với công việc chấm bài là phải hướng dẫn học sinh sửa bài. Phải <br />
giúp các em phát hiện ra những điểm hay cần học tập và những điểm chưa hay, <br />
chưa đạt để sửa chữa trong bài văn của mình. Trên cơ sở đó, các em phải sửa lại <br />
bài làm của mình cho hay hơn, đúng hơn.<br />
Giáo viên cần tránh việc chê bai các em nhưng cũng không được lạm dụng <br />
lời khen, tạo sự thờ ơ của học sinh đối với lời khen do được khen quá nhiều, <br />
khen không đúng lúc. Kiểu như mỗi lần các em nói xong, nhiều lúc chỉ là nhận <br />
xét bạn đã viết hoa đầu câu chưa, giáo viên đều nhận xét “Em giỏi lắm!”.Việc <br />
học tập làm văn miêu tả đã khó với học sinh tiểu học nói chung, đặc biệt khó <br />
với học sinh người dân tộc Bru Vân Kiều do đó việc đổi mới đánh giá học sinh <br />
theo Thông tư/30/BGD&ĐT là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tâm lý của học <br />
sinh tiểu học và ưu việt hơn đối với học sinh Bru Vân Kiều. Các em vốn từ, <br />
vốn sống còn hạn chế do đó các em phần lớn là nhút nhát, thiếu tự tin. Để kích <br />
thích các em học được và học tốt văn miêu tả, không nhất thiết chấm điểm, mà <br />
dành cho học sinh những lời khen, kịp thời, mang tính khích lệ động viên. Các em <br />
sẽ phấn khởi, tự tin hơn, từ đó phát huy được khả năng tiềm tàng của bản thân. <br />
Từ đó các em loại bỏ được âu lo, mặc cảm với điểm số, từ đó các em tự tin, hào <br />
hứng với môn học, học tích cực và hiệu quả hơn. <br />
Giải pháp thứ chín:<br />
Làm giàu vốn từ cho học sinh trong quá trình dạy học:<br />
<br />
20<br />
<br />
Nếu học kiểu bài kể chuyện, học sinh chỉ tái hiện lại nội dung câu <br />
chuyện đã nghe, đã đọc là có thể đạt được yêu cầu cơ bản của đề bài thì văn <br />
miêu tả đòi hỏi phải có một vốn từ phong phú mới có thể làm bài. Thế giới <br />
quanh ta rất phong phú, đa dạng và không ngừng biến đổi. Người viết văn không <br />
thể “vẽ” được một cảnh, một người nếu bản thân người ấy thiếu vốn từ, vốn <br />
sống.<br />
Làm giàu vốn từ cho học sinh có nghĩa là giúp cho các em nắm một số từ <br />
gợi tả để có thể dùng trong miêu tả. Giáo viên yêu cầu học sinh theo mức dộ khó <br />
dần, bước đầu chỉ yêu cầu học sinh đặt đúng câu, viết đúng đoạn, cao hơn phải <br />
sử dụng được các biện pháp như; so sánh, nhân hóa, dùng từ láy, từ ngữ gợi tả <br />
hình ảnh, âm thanh, hay những từ ngữ biểu lộ tình cảm.<br />
Ví dụ: Miêu tả một chú gà trống. Học sinh đặt câu:<br />
“Chú gà nhà em có bộ lông đỏ tía”.<br />
Giáo viên có thể cho các em nhận xét: Câu văn đã đủ chủ ngữ, vị ngữ, đã rỏ <br />
nghĩa. Sau đó đặt câu hỏi: Em nào đặt câu khác hay hơn để miêu tả bộ lông của <br />
chú gà trống? Học sinh có thể đặt câu:<br />
“Chú trống choai thật oai vệ, chú khoác trên mình bộ lông màu đỏ tía, chen <br />
lẫn màu vàng sẫm như một chiếc áo sặc sỡ của những chàng công tử”. <br />
Học sinh khác có thể so sánh ngắn gọn hơn:<br />
“Chú khoác trên mình một bộ lễ phục màu tía rực rỡ như một võ tướng”.<br />
Ví dụ: Khi miêu tả con mèo:<br />
Một học sinh tả cái đuôi chú mèo.<br />
“ Chú ta có cái đuôi thon dài như một cái măng ngọc”. Giáo viên hỏi . Em <br />
nào có thể nhận xét cách đặt câu của bạn? Học sinh nhận xét , bạn đã sử dụng <br />
biện pháp so sánh để so sánh cái đuôi mèo như một cái măng ngọc.<br />
Giáo viên có thể cho học sinh học tập lẫn nhau khi thảo luận nhóm, cùng <br />
chia sẽ, học hỏi lẫn nhau về cách miêu tả. Ví dụ: Miêu tả cái đuôi của chú mèo <br />
sao cho sinh động hơn. “ Lúc chú ngồi, hai chân sau xếp lại, hai chân trước <br />
21<br />