PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN KIẾN AN<br />
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGỌC SƠN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
“Một số biện pháp chỉ đạo - quản lí nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo<br />
viên trường tiểu học Ngọc Sơn”<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả: Phạm Văn Xình<br />
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ quản lí Giáo dục<br />
Chức vụ: Hiệu trưởng<br />
Nơi công tác: Trường tiểu học Ngọc Sơn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ngày 10 tháng 3 năm 2017<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN<br />
1- Tên sáng kiến: Một số biện pháp chỉ đạo - quản lí nhằm nâng cao chất lượng<br />
đội ngũ giáo viên trường tiểu học Ngọc Sơn.<br />
2- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trường tiểu học Ngọc Sơn<br />
3- Tác giả:<br />
Họ và tên: Phạm Văn Xình<br />
Sinh ngày 18 tháng 7 năm 1970<br />
Chức vụ: Hiệu trưởng, trường tiểu học Ngọc Sơn.<br />
Điện thoại: 0977988773<br />
4- Đơn vị áp dụng sáng kiến:<br />
Trường tiểu học Ngọc Sơn<br />
Địa chỉ: Khu Khúc Trì 2 - Phường Ngọc Sơn - quận Kiến An - Hải Phòng.<br />
Điện thoại: 0313 877968<br />
I. Mô tả giải pháp đã biết:<br />
1. Thực trạng về đội ngũ giáo viên của trường tiểu học Ngọc Sơn<br />
* Chất lượng của đội ngũ giáo viên cuối năm học 201 5-2016:<br />
a. Về phẩm chất đạo đức :<br />
100 % giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, có tư tưởng tác phong nhà giáo chuẩn<br />
mực.<br />
b. Về chuyên môn nghiệp vụ :<br />
Tổng số Giỏi Khá Trung bình Yếu<br />
Năm học giáo<br />
viên<br />
SL TL SL TL SL TL SL TL<br />
2015-2016 54 35 65 % 19 35 % 0 0 0 0<br />
c. Về trình độ đào tạo:<br />
Tổng số Đại học Cao đẳng Trung cấp<br />
Năm học<br />
CB,GV,NV SL TL SL TL SL TL<br />
2015-2016 54 53 98 % 1 2% 0 0<br />
*Chất lượng đội ngũ theo chuẩn nghề nghiệp Giáo viên Tiểu học trong 3 năm:<br />
Phẩm chất đạo<br />
Kĩ năng sư<br />
đức, tư tưởng Kiến thức<br />
TS phạm<br />
Năm học chính trị<br />
GV<br />
Tốt Khá Tốt Khá TB<br />
T K TB<br />
TS % TS % TS % TS % TS %<br />
2<br />
2013- 2014 45 45 100 0 0 27 60 16 35,5 2 4,4 24 16 5<br />
2014- 2015 43 43 100 0 0 29 67,4 13 30,2 1 2,4 26 16 1<br />
35<br />
2015-2016 54 54 100 0 0 35 65 % 19 0 0 35 19 0<br />
%<br />
*Chất lượng giáo viên giỏi qua các cuộc thi:<br />
TS TS GV Cấp trường Cấp quận Cấp thành phố<br />
Năm học<br />
GV dự thi Tổng số % Tổng số % Tổng số %<br />
2013- 2014 45 13 13 28,8 2 4,4 1 2,2<br />
2014- 2015 43 20 20 46,5 10 23,2 3 6,9<br />
2015-2016 54 32 25 46,2 4 7,4 3 5,5<br />
*Đánh giá giáo viên qua dự giờ (Kiểm tra của Ban giám hiệu).<br />
Xếp loại giờ dạy Xếp loại hồ sơ<br />
TS<br />
Năm học Đạt Chưa Chưa<br />
GV Tốt Khá Tốt Khá ĐYC<br />
YC đạt YC đạt YC<br />
2013- 2014 45 24 18 3 0 28 12 5 0<br />
2014- 2015 43 29 13 1 0 34 8 1 0<br />
2015-2016 54 35 19 0 0 42 12 0 0<br />
* Thực trạng về chất lượng của học sinh trường tiểu học Ngọc Sơn<br />
Đánh giá về năng lực, phẩm chất<br />
Đạt Chưa đạt<br />
Năm học TSHS<br />
TS % TS %<br />
2014 - 2015 1307 1305 99,8 2 0,2<br />
2015-2016 1307 1306 99,9 1 0,1<br />
Đánh giá về kiến thức, kĩ năng<br />
Hoàn thành Chưa hoàn thành<br />
Năm học TSHS<br />
TS % TS %<br />
2014 - 2015 1307 1305 99,8 2 0,2<br />
2015-2016 1307 1306 99,9 1 0,1<br />
* Đánh giá chung về đội ngũ giáo viên trường tiểu học Ngọc sơn<br />
Về ưu điểm<br />
+Về phẩm chất chính trị: Là một tập thể mạnh thực sự, có kỷ cương nền nếp trong<br />
sinh hoạt và công tác, có lập trường tư tưởng vững vàng, thấm nhuần đường lối quan<br />
điểm của Đảng, chấp hành tốt chính sách pháp luật Nhà nước.<br />
+Về tư tưởng: Giáo viên tâm huyết với nghề, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành<br />
xuất sắc nhiệm vụ được giao.<br />
<br />
3<br />
+ Về đạo đức tác phong: Đội ngũ Giáo viên nhà trường có phẩm chất đạo đức tốt, có<br />
lối sống trong sáng lành mạnh, tác phong làm việc khẩn trương, khoa học.<br />
+ Về hoạt động chuyên môn: Giáo viên thực hiện đúng quy chế chuyên môn, biết điều<br />
chỉnh tài liệu Hướng dẫn học phù hợp với đối tượng học sinh, giúp học sinh tự học tốt,<br />
thực hiện đánh giá học sinh theo đúng tinh thần của Thông tư 22/TT-BGD&ĐT.<br />
Giáo viên tích cực tham gia mọi hoạt động chuyên môn như thi Giáo viên dạy<br />
giỏi các cấp.<br />
Việc sử dụng thiết bị dạy học hiện đại được giáo viên thực hiện một cách nghiêm<br />
túc hiệu quả.<br />
Các tổ chuyên môn của nhà trường duy trì tốt các buổi sinh hoạt chuyên môn<br />
hàng tuần, thống nhất được các nội dung Sinh hoạt chuyên môn, thực hiện tốt việc đổi<br />
mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Tích cực tổ chức các<br />
chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học. Giáo viên tích cực dự giờ thăm lớp.<br />
Về hạn chế<br />
Một số giáo viên tiếp cận dạy học theo phương pháp mới còn chậm, chưa linh<br />
hoạt trong việc xử lí các tình huống trên lớp, chưa phát huy tính tích cực tự học của<br />
học sinh.<br />
Việc điều chỉnh tài liệu Hướng dẫn học theo mô hình VNEN cho học sinh chưa<br />
hiệu quả đối với một vsoos giáo viên.<br />
Một số giáo viên trong giờ dạy chưa bao quát hết học sinh, chưa chú ý tới tất cả<br />
các đối tượng học sinh, vai trò của Hội đồng tự quản học sinh còn mờ nhạt nên hiệu<br />
quả tiết học chưa cao.<br />
Giáo viên giỏi cấp thành phố còn ít và chưa thường xuyên.<br />
2. Ưu điểm và hạn chế của giải pháp đã, đang áp dụng tại trường<br />
* Ưu điểm:<br />
- Giải pháp đã và đang áp dụng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nói chung và đội<br />
ngũ giáo viên trường tiểu học Ngọc Sơn nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của<br />
giáo dục và đào tạo<br />
- Chất lượng giáo dục là vấn đề nổi cộm và được dư luận quan tâm nhiều nhất hiện<br />
nay. Để chất lượng giáo dục được nâng cao đáp ứng lòng mong đợi của xã hội trong sự<br />
nghiệp đổi mới giáo dục phổ thông trong đó có đổi mới giáo dục tiểu học, vai trò của<br />
người Giáo viên rất quan trọng được coi là nhân tố quyết định sự thành công của sự<br />
<br />
<br />
4<br />
nghiệp Giáo dục và Đào tạo. Vì vậy việc bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ tập thể sư<br />
phạm có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.<br />
* Hạn chế:<br />
- Để làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong nhà trường, đòi hỏi người<br />
hiệu trưởng phải là người có trình độ và năng lực về mọi mặt.<br />
- Tập thể giáo viên nhà trường phải có ý thức tổ chức kỉ luật, tận tâm với nghề<br />
nghiệp, có trình độ nhận thức và là một khối đoàn kết thống nhất thì việc bồi dưỡng<br />
đội ngũ mới có hiệu quả.<br />
- Nhà trường phải được phụ huynh học sinh tin yêu và nhiệt tình ủng hộ, tạo điều<br />
kiện giúp đỡ về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại cho nhà trường.<br />
3. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ<br />
1. Bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức, tác phong cho đội ngũ giáo viên.<br />
Ngay trước thềm năm học mới, Ban giám hiệu trường đã có kế hoạch bồi dưỡng<br />
giáo viên như:<br />
- Triển khai kịp thời các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước.<br />
- Học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.<br />
- Học tập nắm bắt được luật giáo dục sửa đổi, điều lệ trường tiểu học, pháp lệnh<br />
công chức, các qui định về chuyên môn, ....<br />
- Mục tiêu cần đạt được : 100% cán bộ Giáo viên có phẩm chất chính trị trong<br />
sáng, đạo đức, lối sống lành mạnh, có tư tưởng lập trường vững vàng, có ý thức vươn<br />
lên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ gì khi tổ<br />
chức phân công.<br />
2. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ (trọng tâm).<br />
Ban lãnh đạo nhà trường, các tổ chuyên môn trước hết phải nhận thức được tầm<br />
quan trọng của công tác bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao chất lượng giáo dục trong<br />
nhà trường. Vì vậy, không còn con đường nào khác là phải tự bồi dưỡng chuyên môn<br />
nghiệp vụ dưới nhiều hình thức: Học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp<br />
vụ để dạy tốt các môn học.<br />
* Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng:<br />
- Xây dựng cho mình một kế hoạch chỉ đạo chuyên môn sát với thực tế nhà<br />
trường và nhiệm vụ năm học.<br />
- Cần đề ra chỉ tiêu cụ thể về công tác tự bồi dưỡng đối với mỗi giáo viên, lập kế<br />
hoạch theo dõi bồi dưỡng theo từng tuần, từng tháng, từng năm. Mỗi giáo viên giỏi có<br />
5<br />
nhiệm vụ giúp đỡ 1 đồng chí Giáo viên mới ra trường và những đồng chí Giáo viên tay<br />
nghề còn non yếu.<br />
- Kế hoạch của nhóm, tổ, khối chuyên môn được Ban giám hiệu kiểm tra định kì<br />
(tuần, tháng, học kì).<br />
* Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn (SHCM).<br />
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo tổ:<br />
Mỗi năm học tôi tổ chức các chuyên đề theo môn cho từng khối lớp cụ thể:<br />
Chuyên đề dạy học theo mô hình VNEN đối với các môn học và cụ thể hoá với<br />
từng loại bài. Chẳng hạn: môn Tiếng Việt gồm: Bài học có nội dung Tập đọc, Chính<br />
tả, Tập làm văn, Kể chuyện, Tập viết, Luyện từ và câu), Môn Toán gồm các dạng bài:<br />
loại bài mới, bài ôn tập, luyện tập, …<br />
Chuyên đề vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học đối với môn Tự nhiên –<br />
Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí …;<br />
Chuyên đề Đổi mới phương pháp dạy học đối với các môn chuyên và tự chọn đều<br />
được quan tâm đúng mực.<br />
- Tổ chức chuyên đề cấp trường:<br />
+ Nghiên cứu kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm học của nhà trường.<br />
+ Chuyên đề bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh yếu.<br />
+ Chuyên đề rèn nền nếp cho học sinh.<br />
+Chuyên đề ứng dụng CNTT giảng dạy.<br />
+ Chuyên đề dạy học Tiếng Việt 1, GDLS chương trình CNGD.<br />
+ Chuyên đề dạy học theo phương pháp: Bàn tay nặn bột.<br />
+ Chuyên đề : Dạy học theo mô hình VNEN.<br />
+ Chuyên đề: Tìm hiểu kiến thức các môn học (Rung chuông vàng).<br />
+ Chuyên đề vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học.<br />
- Tổ chức các cuộc thi cấp trường:<br />
+ Thi tuyển chọn giáo viên viết chữ đẹp.<br />
+ Thi Giáo viên giỏi cấp trường.<br />
+ Thi hồ sơ giáo án đẹp trong giáo viên.<br />
+ Thi làm và sử dụng đồ dùng dạy học.<br />
+ Thi tiết kế bài giảng điện tử E-Learning.<br />
- Tổ chức giao lưu học hỏi:<br />
+ Tổ chức tham gia sinh hoạt chuyên môn liên trường.<br />
6<br />
+ Tổ chức trao đổi kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy học.<br />
+ Tổ chức tham quan học hỏi ở các trường ngoài quận về dạy học theo mô hình<br />
VNEN.<br />
- Tổ chức tham gia thi Giáo viên giỏi các cấp.<br />
Tóm lại: Trong cách thức tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn tổ, khối hay cấp<br />
trường tôi đã chỉ đạo sinh hoạt với nhiều nội dung đan xen giữa các buổi sinh hoạt,<br />
bằng nhiều hình thức khác nhau, mục đích tạo không khí không nhàm chán trong<br />
SHCM. Mặt khác thực hiện như vậy để người quản lý sẽ nắm bắt được năng lực, kĩ<br />
năng Sư phạm….của Giáo viên một cách toàn diện và khách quan.<br />
* Quan sát giờ dạy của giáo viên:<br />
Để nâng cao chất lượng cho đội ngũ Giáo viên, tôi đã tăng cường công tác dự giờ,<br />
thăm lớp bằng nhiều các hình thức (dự giờ theo kế hoạch, dự giờ đột xuất hoặc có khi<br />
tôi chỉ dự giờ Giáo viên phần xây dựng bài mới hoặc phần thực hành trong bài dạy).<br />
Nhưng đặc biệt coi trọng tư vấn sau dự giờ.<br />
* Khảo sát chất lượng học sinh nhằm đánh giá chất lượng dạy của giáo viên:<br />
Ngoài việc kiểm tra định kỳ, tôi thường xuyên nghiên cứu chương trình và ra đề<br />
khảo sát các lớp vào sau các tiết dự giờ. Bởi tôi luôn xác định sản phẩm của người thầy<br />
là chất lượng của học sinh.<br />
* Phỏng vấn:<br />
Tôi luôn quan tâm đến việc trò chuyện cùng giáo viên để nắm bắt được tâm tư,<br />
nguyện vọng và qua đó, sẽ nắm bắt được các thông tin nhiều chiều về từng giáo viên.<br />
3. Nghiêm túc trong việc kiểm tra - đánh giá; đặc biệt là công tác thi đua đảm<br />
bảo công bằng, thực hiện quy chế dân chủ của cơ quan để tạo niềm tin cho đội<br />
ngũ giáo viên và khích lệ đội ngũ giáo viên phấn đấu.<br />
Công tác kiểm tra - đánh giá là công tác cực kỳ quan trọng trong chu trình quản<br />
lý. Qua kiểm tra - đánh giá giúp cho người quản lý nắm bắt được thực trạng việc thực<br />
hiện quyết định quản lý của mình và từ đó có thể điều chỉnh kế hoạch và tìm giải pháp<br />
phù hợp hơn.<br />
Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà<br />
trường và được bàn bạc thống nhất ngay trong Hội nghị cán bộ công chức viên chức<br />
đầu năm học, Ra quyết định thành lập các ban thi đua khen thưởng, kỷ luật, ban kiểm<br />
tra nội bộ, … của nhà trường. Ban giám hiệu đã dựa vào pháp lệnh công chức, Điều lệ<br />
nhà trường tiểu học, Luật giáo dục để xây dựng các tiêu chí thi đua cụ thể cho từng đối<br />
7<br />
tượng: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên rõ ràng và được Hội đồng sư phạm thống<br />
nhất cao, đưa vào thực hiện ngay từ đầu năm học.Việc thanh kiểm tra chuyên môn, đánh<br />
giá và xếp loại giáo viên công khai, công bằng, chính xác.<br />
Các hình thức kiểm tra như sau:<br />
+ Kiểm tra định kỳ.<br />
+ Kiểm tra chuyên đề.<br />
+ Kiểm tra đột xuất.<br />
+ Kiểm tra toàn diện.<br />
Công tác kiểm tra được thực hiện thường xuyên đối với từng hoạt động.<br />
Qua kiểm tra đã giúp Ban giám hiệu đánh giá được thực chất về chất lượng dạy và học<br />
của nhà trường, phản ánh được trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng giáo viên.<br />
Trong năm học, ngoài những lần kiểm tra thông thường như trên, tôi đã tổ chức các<br />
đợt kiểm tra đột xuất về vở ghi của học sinh, kiểm tra khảo sát nhanh chất lượng các<br />
đối tượng học sinh (Ban giám hiệu ra đề khảo sát trong thời gian 30 – 40 phút) sau<br />
từng phần học để có kế hoạch chỉ đạo kịp thời nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn<br />
diện.<br />
Công tác đánh giá thi đua hàng tháng, học kỳ, năm học được thực hiện công<br />
khai theo quy trình: dựa vào tiêu chí thi đua cá nhân tự đánh giá - xếp loại, tổ họp đánh<br />
giá xếp loại và sau cùng là ban thi đua họp và xem xét quyết định. Tôi luôn cho rằng<br />
việc tự đánh giá xếp loại của cá nhân cán bộ – Giáo viên là quan trọng nhất. Chính vì<br />
vậy, chúng tôi luôn khuyến khích giáo viên tự đánh giá sát bản thân, chỉ đạo các tổ<br />
khối đánh giá nghiêm túc. Đặc biệt để giúp giáo viên biết tự giác đúng năng lực của<br />
mình thì Ban giám hiệu phải thực sự gương mẫu trong việc tự đánh giá trước tập thể,<br />
chỉ rõ mặt mạnh, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế và cách khắc phục.Trong năm học,<br />
chúng tôi thực hiện việc đánh giá giáo viên rất nhẹ nhàng nhưng lại có tác dụng<br />
khuyến khích đội ngũ rất lớn, động viên được những đồng chí có năng lực phát huy,<br />
những đồng chí chưa thực hiện tốt cũng có lý do để phấn đấu cho các lần thi đua sau.<br />
Đến bây giờ việc tự đánh giá của đội ngũ đã thực sự có chất lượng, có nền nếp, đánh<br />
giá đúng , tuyệt đối không có hiện tượng không đạt mà tự nhận loại tốt.<br />
Trong công tác kiểm tra, chúng tôi đặc biệt coi trọng việc đánh giá góp ý, bổ<br />
sung kịp thời cho từng cá nhân, từ đó “tư vấn” giúp đỡ để họ hoàn thành nhiệm vụ.<br />
Sau kiểm tra đánh giá, chúng tôi ghi hồ sơ lưu giữ đúng quy định và thông báo kết quả<br />
<br />
<br />
8<br />
kiểm tra kịp thời đến giáo viên, đồng thời có kèm theo kiến nghị đề xuất rất rõ ràng với<br />
cá nhân, tổ khối. Các lần kiểm tra sau đều có đối chứng với lần kiểm tra trước.<br />
4. Chỉ đạo tốt công tác phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.<br />
Để các tổ chức như : Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội chữ thập đỏ, Đội thiếu<br />
niên nắm rõ chức năng, nhiệm vụ công tác của tổ chức mình phụ trách, Ban giám hiệu<br />
đã phối hợp công tác trong các hoạt động của nhà trường dưới sự chỉ đạo của chi bộ<br />
Đảng. Qui chế phối hợp này được thông qua đội ngũ và cùng thực hiện.<br />
Các tổ chức tham gia cùng đánh giá, nhận xét kết quả công tác của mỗi giáo<br />
viên về chuyên môn – nghiệp vụ- giảng dạy và các công tác khác.<br />
Cùng với tổ chức đoàn thể, nhà trường luôn quan tâm đến đời sống vật chất, tinh<br />
thần của giáo viên. Động viên các đồng chí giúp đỡ nhau trong công tác cũng như<br />
trong đời sống. Ban giám hiệu bàn bạc với Công đoàn đứng ra tổ chức quỹ lương<br />
tương trợ nhau làm kinh tế gia đình, sắm sang các vật dụng có giá trị trong gia đình,<br />
luôn quan tâm động viên tư tưởng tinh thần cho nhau. Thông qua các hoạt động trên,<br />
các đoàn viên được giao lưu, chia sẻ, hiểu biết lẫn nhau trong cuộc sống và giúp nhau<br />
cùng tiến bộ.<br />
Nhà trường phối hợp cùng Công đoàn tổ chức cho Giáo viên đi thực tế, tham<br />
quan học tập một số điểm du lịch để nâng cao hiểu biết và nhận thức cho bản thân.<br />
Ngoài ra còn động viên được các tổ chức đoàn thể xã hội trên địa bàn cùng tham<br />
gia giáo dục như: Tổ chức Đoàn thanh niên, Hội cha mẹ học sinh, Hội phụ nữ, các tổ<br />
chức xã hội của địa phương …<br />
Cùng với các tổ chức đoàn thể, nhà trường lên kế hoạch cụ thể, khoa học trong<br />
việc tổ chức các ngày lễ lớn trong năm học: Khai giảng năm học mới, tổng kết năm<br />
học, 20/11, 08/3, ... dưới sự chỉ đạo của chi bộ Đảng trong nhà trường và sự hỗ trợ của<br />
chính quyền địa phương, Hội cha mẹ học sinh.<br />
Mặt khác, nhà trường luôn giáo dục tuyên truyền, động viên cán bộ giáo viên<br />
gắn bó trung thành với Đảng, luôn quan tâm giúp đỡ, bồi dưỡng để giáo viên phấn đấu<br />
trở thành đảng viên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, góp phần đẩy mạnh công<br />
tác phát triển Đảng để xây dựng một tổ chức Đảng vững mạnh trong nhà trường.<br />
5. Kết quả học kì 1 năm học 2016-2017<br />
5.1. Về đội ngũ.<br />
- Giáo viên nhà trường đạt trình độ chuẩn, trên chuẩn là 100%.<br />
- 100% các đồng chí Giáo viên biết soạn giáo án vi tính và soạn giáo án điện tử.<br />
9<br />
- Kiểm tra toàn diện : 33/51 đồng chí, xếp loại Tốt: 18; khá : 15.<br />
- Thi giáo viên giỏi cấp trường : 25 đồng chí, xếp loại Giỏi:16 ; loại Khá: 9.<br />
- Thi GVG cấp quận có 21 GV tham gia. Trong đó : Xếp loại giỏi: 13; Khá: 8.<br />
- Kiểm tra hồ sơ giáo viên : 51 bộ hồ sơ, xếp loại Tốt: 40 bộ, khá: 11 bộ.<br />
5.2. Chất lượng học sinh (Học kì 1).<br />
Khối Toán Tiếng Việt Các HĐGD Năng lực Phẩm chất<br />
T H C T H C T H C T Đ C T Đ C<br />
I 186 48 1 118 114 3 173 62 174 61 214 21<br />
II 202 62 1 170 95 188 77 201 64 228 37<br />
III 176 132 8 177 138 1 206 110 234 82 262 54<br />
IV 198 71 175 85 207 53 216 44 243 17<br />
V 220 28 183 15 216 32 210 38 229 19<br />
<br />
<br />
6. Bài học rút ra<br />
Muốn làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ thì người quản lý phải:<br />
- Trong chuyên môn<br />
+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên hàng năm theo chu kỳ.<br />
+ Chỉ đạo các khối lập kế hoạch chuyên môn cụ thể, trong đó đặc biệt quan tâm<br />
đến nội dung sinh hoạt khối.<br />
+ Kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể trong nhà trường (công đoàn, chi đoàn) để<br />
tìm hiểu được tâm tư, nguyện vọng của từng giáo viên để bố trí phân công công việc<br />
chuyên môn, đúng người, đúng việc.<br />
+ Cần đặc biệt quan tâm đến các buổi SHCM (tổ khối trường, cụm, quận)<br />
+ Chỉ đạo nhất quán, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy<br />
chế chuyên môn (soạn, giảng, chấm chữa, đánh giá kết quả học tập của học sinh...).<br />
+ Thường xuyên dự giờ thăm lớp, coi trọng tư vấn chuyên môn cho giáo viên.<br />
+ Thực hiện công khai, dân chủ trong việc đánh giá xếp loại giáo viên, khen chê<br />
đúng người, đúng việc để kịp thời động viên giáo viên phấn đấu đạt kết quả cao hơn.<br />
+ Kiểm tra xong phải lập hồ sơ theo quy định, nhận xét rút ra kinh nghiệm cho<br />
giáo viên thấy được ưu khuyết điểm của mình để có hướng phấn đấu.<br />
- Thi đua khen thưởng:<br />
+ Hàng tháng tổ chuyên môn phải có sổ theo dõi xếp loại giáo viên và được công<br />
khai hóa trên kỳ họp tổ cuối tháng.<br />
<br />
10<br />
+ Mỗi đợt thi đua đều có đánh giá tổng kết. Việc khen thưởng phải làm kịp thời,<br />
công khai, dân chủ, công bằng mới phát huy được tác dụng tích cực.<br />
II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến.<br />
1. Tính mới, tính sáng tạo:<br />
Nâng cao chất lượng đội ngũ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường<br />
và góp phần vào sự nghiệp giáo dục chung, đem lại lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng,<br />
lợi ích của gia đình và từng cá nhân.<br />
2- Khả năng áp dụng, nhân rộng:<br />
Sáng kiến này được áp dụng vào các trường phổ thông nói chung và trường tiểu học<br />
nói riêng.<br />
3- Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:<br />
a. Hiệu quả kinh tế:<br />
Công tác bồi dưỡng đội ngũ chỉ là vấn đề thời gian, không tốn nhiều về mặt kinh tế.<br />
b. Hiệu quả về mặt xã hội:<br />
* Về tư tưởng đạo đức lối sống: Từ sáng kiến trên giúp cho trường tiểu học Ngọc<br />
Sơn có một tập thể sư phạm mạnh thực sự kỷ cương nền nếp, có tinh thần trách nhiệm,<br />
nhiệt tình trong công tác nhiệm vụ được giao, tích cực tự học tự bồi dưỡng về chuyên<br />
môn nghiệp vụ cho bản thân.<br />
* Về hoạt động chuyên môn: Giáo viên thực hiện đúng quy chế chuyên môn, có tay<br />
nghề vững vàng, tích cực đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng được yêu cầu đổi<br />
mới của ngành giáo dục. Tích cực hưởng ứng tham gia phong trào thi đua Hai tốt.<br />
Từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường và góp phần vào sự<br />
nghiệp giáo dục chung của quận Kiến An.<br />
c. Giá trị lợi khác:<br />
Góp phần cho mỗi giáo viên trở thành một một con người năng động, sáng tạo đáp<br />
ứng được sự nghiệp đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.<br />
CƠ QUAN ĐƠN VỊ Hải Phòng, ngày 10 tháng 3 năm 2017<br />
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Tác giả sáng kiến<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phạm Văn Xình<br />
<br />
<br />
11<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. Chỉ thị 3031/CT-BGDĐT nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016-2017.<br />
2- Nghị quyết 29/NQ-TW khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào<br />
tạo.<br />
3. Báo cáo sơ kết HKI của trường tiểu học Ngọc Sơn năm học: 2015-2016<br />
4. Bài giảng xây dựng và phát triển đội ngũ trong trường tiểu học<br />
Thạc sĩ: Nguyễn Thành Vinh<br />
5. Luật giáo dục 2006- Nhà xuất bản Giáo dục- Năm 2006.<br />
6. Điều lệ trường tiểu học theo thông tư số 41/2010/TT-BGĐT ngày 30/12/2010<br />
của Bộ Giáo dục và Đào tạo.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc<br />
<br />
<br />
<br />
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN<br />
Năm 2017<br />
Kính gửi: Hội đồng Xét duyệt sáng kiến quận Kiến An.<br />
Họ và tên: Phạm Văn Xình<br />
Chức vụ: Hiệu trường, trường tiểu học Ngọc Sơn, quận Kiến An.<br />
Tên sáng kiến: Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo<br />
viên trường tiểu học Ngọc sơn.<br />
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trường tiểu học Ngọc Sơn<br />
1. Tóm tắt tình trạng giải pháp đã biết:<br />
* Ưu điểm:<br />
- Giải pháp đã và đang áp dụng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nói chung và đội<br />
ngũ Giáo viên trường tiểu học Ngọc Sơn nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của<br />
giáo dục và của xã hội.<br />
- Bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ tập thể sư phạm có ý nghĩa quyết định trong việc<br />
nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.<br />
* Hạn chế:<br />
- Để làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong nhà trường, đòi hỏi người<br />
hiệu trưởng phải là người có trình độ và năng lực về mọi mặt.<br />
- Tập thể giáo viên nhà trường phải có ý thức tổ chức kỉ luật, tận tâm với nghề<br />
nghiệp, có trình độ nhận thức và là một khối đoàn kết thống nhất thì việc bồi dưỡng<br />
đội ngũ mới có hiệu quả.<br />
- Nhà trường phải được phụ huynh học sinh tin yêu và nhiệt tình ủng hộ, tạo điều<br />
kiện giúp đỡ về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho thầy và trò nhà trường.<br />
* Biện pháp khắc phục:<br />
- Bản thân người Hiệu trưởng phải nhận thức rõ công tác bồi dưỡng đội ngũ là<br />
nhiệm vụ then chốt trong nhà trường để từ đó có kế hoạch dài hơi cho năm học sau.<br />
- Lãnh đạo nhà trường cần quan tâm đến đời sông tâm tư tình cảm của mỗi giáo viên,<br />
luôn gần gũi chia sẻ với nhau tạo ra mối quan hệ thân thiện, tạo dựng được mối đoàn<br />
<br />
13<br />
kết nội bộ. Từ đó giáo viên thấy yêu trường, yêu lớp hơn và tăng thêm động lực trong<br />
công việc.<br />
- Cần phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, với phụ<br />
huynh học sinh để làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ.<br />
* Các giải pháp:<br />
1.1. Bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức, tác phong cho đội ngũ giáo viên:<br />
- Học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.<br />
- Học tập nắm bắt được luật giáo dục sửa đổi, điều lệ trường tiểu học, pháp lệnh<br />
công chức.<br />
- Tổ chức học tập chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh.<br />
- Mục tiêu cần đạt được : 100% cán bộ Giáo viên có phẩm chất chính trị trong<br />
sáng, đạo đức, lối sống lành mạnh, có tư tưởng lập trường vững vàng, có ý thức vươn<br />
lên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ gì khi tổ<br />
chức phân công.<br />
1.2. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ (trọng tâm):<br />
* Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng:<br />
- Xây dựng cho mình một kế hoạch chỉ đạo chuyên môn sát với thực tế nhà<br />
trường và nhiệm vụ năm học.<br />
- Kế hoạch của nhóm, tổ, khối chuyên môn được Ban giám hiệu kiểm tra định kì<br />
(tuần, tháng, học kì).<br />
* Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn(SHCM).<br />
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo tổ, khối, theo từng phân môn:<br />
- Tổ chức chuyên đề cấp trường:<br />
+ Nghiên cứu kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm học của nhà trường.<br />
+ Chuyên đề bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh yếu.<br />
+ Chuyên đề rèn nền nếp cho học sinh.<br />
+Chuyên đề ứng dụng CNTT giảng dạy.<br />
+ Chuyên đề dạy học Tiếng Việt 1 chương trình CNGD.<br />
+ Chuyên đề dạy học theo phương pháp: Bàn tay nặn bột.<br />
+ Chuyên đề : Dạy học theo mô hình VNEN.<br />
- Tổ chức các cuộc thi cấp trường:<br />
+ Thi tuyển chọn giáo viên viết chữ đẹp.<br />
+ Thi Giáo viên giỏi cấp trường.<br />
14<br />
+ Thi hồ sơ giáo án đẹp, chất lượng trong giáo viên.<br />
+ Thi làm và sử dụng đồ dùng dạy học.<br />
- Tổ chức giao lưu học hỏi:<br />
+ Tổ chức tham dự có chất lượng sinh hoạt chuyên môn liên trường .<br />
+ Tổ chức trao đổi kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy học.<br />
- Tổ chức tham gia thi giáo viên giỏi các cấp.<br />
* Quan sát giờ dạy của giáo viên.:<br />
* Khảo sát chất lượng học sinh nhằm đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên.<br />
* Phỏng vấn.<br />
1.3. Nghiêm túc trong việc kiểm tra - đánh giá; đặc biệt là công tác thi đua đảm<br />
bảo quy trình công bằng, đảm bảo theo đúng quy chế dân chủ của cơ quan để tạo<br />
niềm tin cho đội ngũ Giáo viên và khích lệ đội ngũ Giáo viên phấn đấu.<br />
Các hình thức kiểm tra như sau:<br />
+ Kiểm tra định kỳ.<br />
+ Kiểm tra chuyên đề.<br />
+ Kiểm tra đột xuất.<br />
+ Kiểm tra toàn diện.<br />
Trong công tác kiểm tra cần đặc biệt coi trọng việc đánh giá góp ý, bổ sung kịp thời<br />
cho từng cá nhân, để từ đó “tư vấn” giúp đỡ họ hoàn thành nhiệm vụ. Sau mỗi lần<br />
kiểm tra đánh giá, có hồ sơ đánh giá và lưu giữ đúng quy định, kết quả kiểm tra được<br />
thông báo kịp thời đến cá nhân đó. Các lần kiểm tra sau đều có đối chứng với lần kiểm<br />
tra trước.<br />
1.4. Chỉ đạo tốt công tác phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.<br />
Cùng với các tổ chức đoàn thể, nhà trường lên kế hoạch cụ thể, khoa học, chặt<br />
chẽ trong việc tổ chức các ngày lễ lớn trong năm học: Khai giảng năm học mới, tổng<br />
kết năm học, 20/11,.. dưới sự chỉ đạo của chi bộ Đảng trong nhà trường và sự hỗ trợ<br />
của chính quyền địa phương và hội cha mẹ học sinh.<br />
Trong nhà trường mọi tổ chức đều tuân theo và đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng<br />
và Ban giám hiệu, mọi kế hoạch, nội dung chương trình thực hiện đều được bàn bạc<br />
thống nhất và đưa vào Nghị quyết của chi bộ hàng tháng, hàng kỳ. Sau đó lại báo cáo<br />
trở lại một cách toàn diện để chi bộ nắm được và trình bày phương hướng hoạt động<br />
trong thời gian tới. Mặt khác, nhà trường luôn giáo dục tuyên truyền, động viên làm<br />
cho mọi cán bộ Giáo viên gắn bó với Đảng, trung thành với Đảng: luôn quan tâm giúp<br />
15<br />
đỡ, bồi dưỡng mọi mặt, tạo điều kiện để Giáo viên phấn đấu trở thành đảng viên. Hoàn<br />
thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, góp phần đẩy mạnh công tác phát triển Đảng để xây<br />
dựng một tổ chức Đảng vững mạnh trong nhà trường.<br />
2. Tóm tắt nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến<br />
2.1. Tính mới, tính sáng tạo:<br />
Nâng cao chất lượng đội ngũ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường<br />
và góp phần vào sự nghiệp giáo dục chung, đem lại lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng,<br />
lợi ích của gia đình và từng cá nhân.<br />
2.2- Khả năng áp dụng, nhân rộng:<br />
Sáng kiến này được áp dụng vào các trường phổ thông nói chung và trường tiểu học<br />
nói riêng.<br />
3.3- Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:<br />
a. Hiệu quả kinh tế:<br />
Công tác bồi dưỡng đội ngũ chỉ là vấn đề thời gian, không tốn về mặt kinh tế.<br />
b. Hiệu quả về mặt xã hội:<br />
* Về tư tưởng đạo đức lối sống: Từ sáng kiến trên giúp cho trường tiểu học Ngọc<br />
Sơn có một tập thể sư phạm mạnh thực sự kỷ cương nền nếp, có phẩm chất đạo đức<br />
tốt, có lối sống trong sáng lành mạnh, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công<br />
tác, tích cực tự học tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân.<br />
* Về hoạt động chuyên môn: Giáo viên thực hiện đúng quy chế chuyên môn, có tay<br />
nghề vững vàng, tích cực đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng được yêu cầu đổi mới<br />
của ngành giáo dục, tích cực tham gia phong trào thi đua Hai tốt. Từ đó nâng cao chất<br />
lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường và góp phần vào sự nghiệp giáo dục chung<br />
của quận Kiến An.<br />
c. Giá trị lợi khác:<br />
Góp phần cho mỗi giáo viên trở thành một một con người năng động, sáng tạo đáp<br />
ứng được sự nghiệp đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.<br />
CƠ QUAN ĐƠN VỊ Hải Phòng, ngày 10 tháng 3 năm 2017<br />
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Người viết đơn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phạm Văn Xình<br />
16<br />