Một số biện pháp chỉ đạo trong công tác chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5 6 tuổi <br />
vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp 1.<br />
<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
I.1. Lý do chọn đề tài.<br />
Trẻ em, thế hệ mầm non tương lai của đất nước, là những chủ nhân sẽ kế <br />
thừa và phát huy những gì tốt đẹp nhất của loài người. Vì thế, việc quan tâm, <br />
chăm sóc cũng như tạo điều kiện để trẻ phát triển một cách toàn diện là một vấn <br />
đề mà toàn xã hội cần phải quan tâm. Việc đến trường phổ thông được coi như là <br />
một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời, là một bước chuyển biến mang tính <br />
nhảy vọt, vì trong trẻ có sự biến đổi giữa trường, lớp mầm non lên Tiểu học. Đó <br />
là việc trẻ được chuyển qua một lối sống mới với những hoạt động mới, một vị <br />
trí xã hội mới với những mối quan hệ mới của một người học sinh thực thụ. <br />
Chúng ta, những người thầy dạy trẻ mầm non đã chuẩn bị được gì cho trẻ bước <br />
vào lớp 1 trường phổ thông mà trẻ không bị hẫng hụt về tâm lý, cũng như có đầy <br />
đủ những tố chất sẵn sàng cho việc học phổ thông. Chuẩn bị cho trẻ vào trường <br />
phổ thông là chuẩn bị toàn diện về mọi mặt, không thiên về khía cạnh nào và tuỳ <br />
theo lứa tuổi và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mà ta áp dụng các bài tập, giờ học, <br />
giờ chơi, sinh hoạt cho phù hợp. Luật giáo dục, ở điều 19 có nêu: “Mục tiêu của <br />
giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình <br />
thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 phổ <br />
thông”. <br />
Chuẩn bị cho trẻ vào lớp một trường Tiểu học được tiến hành thường <br />
xuyên và liên tục ở mọi lúc, mọi nơi và là nhiệm vụ của mọi lực lượng giáo dục: <br />
gia đình, nhà trường, toàn xã hội, đặc biệt là các trường mầm non. Như vậy, việc <br />
cho trẻ làm quen trước với các hoạt động ở trường mầm non là rất cần thiết. <br />
Chuẩn bị cho con trẻ vào học lớp 1 không chỉ là chuẩn bị đầy đủ quần áo, sách <br />
vở, cặp bút dụng cụ học tập, như thế vẫn chưa đủ. Mà phải chuẩn bị tâm lý cho <br />
trẻ, để trẻ bước vào lớp 1 với một tâm thế vững vàng, đầy háo hức đón chờ một <br />
sự thay đổi nhiều điều mới lạ. Bởi lẽ trẻ có háo hức muốn khám phá điều mới lạ <br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MG Bình Minh 1<br />
Một số biện pháp chỉ đạo trong công tác chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5 6 tuổi <br />
vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp 1.<br />
<br />
<br />
<br />
thì trẻ mới ham thích đến trường, mới say sưa tìm tòi để khám phá thế giới xung <br />
quanh. Đây là động cơ tốt, ta muốn trẻ học tốt thì phải tạo động lực thúc đẩy. <br />
Quá trình dạy học, là quá trình tương tác diễn ra giữa người dạy và người học, <br />
cần tạo động lực thúc đẩy tác động trực tiếp đến người học và người dạy thì kết <br />
quả đạt được mới cao. Trường mầm non là môi trường quan trọng để giúp trẻ có <br />
một tâm thế sẵn sàng bước vào lớp 1. Hình thành ở trẻ em những chức năng tâm <br />
sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết <br />
phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt <br />
nền tảng cho việc học ở cấp học tiếp theo và cho việc học suốt đời. Chính vì thế, <br />
nhiệm vụ của các cô giáo mầm non là phải tạo cho trẻ mẫu giáo lớn (56 tuổi), <br />
đặc biệt là trẻ vùng đồng bào DTTS một tâm thế vững vàng, sẵn sàng bước vào <br />
lớp 1 để trẻ tiếp cận môi trường mới một cách tốt nhất, nhằm giúp trẻ tiếp thu <br />
kiến thức ở lớp 1 trường Tiểu học đạt hiệu quả nhất. Chính vì những lí do trên, <br />
với cương vị là một cán bộ quản lý của trường mầm non tôi đã chọn đề tài: “ Một <br />
số biện pháp chỉ đạo trong công tác chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5 6 tuổi <br />
vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp 1”.<br />
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
* Mục tiêu của đề tài.<br />
Mục tiêu của Giáo dục mầm non là nuôi dạy chăm sóc và giáo dục trẻ <br />
phát triển toàn diện theo 5 lĩnh vực. Giúp trẻ có một tâm thế vững vàng, sẵn sàng <br />
bước vào lớp 1 để trẻ tiếp cận môi trường mới một cách tốt nhất, nhằm giúp trẻ <br />
tiếp thu kiến thức tốt ở bậc học Tiểu học đạt hiệu quả nhất.<br />
Tìm hiểu thực trạng tâm thế, trí tuệ, kỹ năng học tập.. của trẻ 5 6 tuổi <br />
tại đơn vị.<br />
Tìm ra nguyên nhân và đề ra các biện pháp tác động làm thay đổi thực <br />
trạng trên.<br />
* Nhiệm vụ của đề tài.<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MG Bình Minh 2<br />
Một số biện pháp chỉ đạo trong công tác chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5 6 tuổi <br />
vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp 1.<br />
<br />
<br />
<br />
Nâng cao nhận thức cho giáo viên về việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ MN <br />
vào lớp 1 trường Tiểu học.<br />
Nghiên cứu thực trạng, đưa ra được các biện pháp chỉ đạo phù hợp để cải <br />
thiện thực trạng.<br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Trẻ 5 6 tuổi trường Mẫu giáo Bình Minh Buôn Tuôr A xã Dray sáp <br />
Huyện Krông Ana<br />
1.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.<br />
Trường Mẫu giáo Bình Minh.<br />
1.5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Phương pháp quan sát.<br />
Phương pháp trò chuyện<br />
Phương pháp thực nghiệm. <br />
<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG.<br />
II.1 Cơ sở lý luận.<br />
Giáo dục mầm non là vấn đề có tầm chiến lược lâu dài, ảnh hưởng to lớn <br />
đến sự phát triển giáo dục phổ thông, đây là bậc học đầu tiên là nền tảng để các <br />
em học lên các lớp trên, chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1. Góp phần Phổ cập <br />
giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và Phổ cập trung học cơ sở đến năm 2015. Đối <br />
với trẻ mầm non trong quá trình phát triển, nếu được uốn nắn, giáo dục tốt các <br />
em sẽ có một nhân cách phát triển toàn diện, bền vững, có khả năng thích ứng và <br />
chống chọi với mọi biến động xã hội, biết tự khẳng định mình trong cuộc sống . <br />
Với đặc điểm của trẻ là tính tò mò, ham hiểu biết, giàu óc sáng tạo và trí tưởng <br />
tượng, ưa hoạt động để khẳng định bản thân mình. Từ đặc điểm đó mà giáo viên <br />
nên xem trẻ là chủ thể tích cực, giáo viên là người tạo cơ hội gợi mở các hoạt <br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MG Bình Minh 3<br />
Một số biện pháp chỉ đạo trong công tác chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5 6 tuổi <br />
vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp 1.<br />
<br />
<br />
<br />
động để trẻ khám phá tìm tòi. Tuy vậy chúng ta không nên làm giúp trẻ, mà xem <br />
trẻ là trung tâm của mọi hoạt động, là chủ thể của sự phát triển bởi lẽ bản thân <br />
hoạt động tích cực thì con người càng phát triển nhanh và nhờ tích cực con người <br />
phát huy tính sáng tạo từ đó mà nhận thức của trẻ dựa trên đặc điểm nhận thức <br />
và sở thích của trẻ.<br />
Chúng ta phải thừa nhận một điều là trẻ em người đồng bào DTTS ngày nay <br />
đã thông minh, hoạt bát, lém lỉnh hơn. Nhưng khi cháu vào lớp học thì các cháu <br />
vẫn nhút nhát, không dám nói lên những điều trẻ thích, không dám mạnh dạn sinh <br />
hoạt trong tập thể, giao tiếp với người lớn theo suy nghĩ của mình. Chỉ có một số <br />
ít cháu dám nói lên những suy nghĩ, trò chuyện cùng cô và khách đến lớp nhưng <br />
cũng không thể bằng các cháu người Kinh được. Đây là trăn trở của một người <br />
làm công tác lãnh đạo của một đơn vị trường có đa số học sinh là con em các <br />
đồng bào dân tộc vì vậy tôi đã tìm ra các các câu hỏi và phải có câu trả lời. Chính <br />
vì thế nên việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ 56 tuổi vùng đồng bào DTTS vào lớp 1 <br />
rất quan trọng không phải một sớm một chiều, hoặc cho trẻ học trước chương <br />
trình lớp 1 là đủ mà ta phải có sự chuẩn bị từ trước, từ việc nhận thức đúng ở <br />
những năm đầu đời ở trường MN.<br />
II.2. Thực trạng.<br />
a. Thuận lợi – khó khăn.<br />
* Thuận lợi.<br />
Ban giám hiệu nhà trường dành nhiều thời gian đầu tư cho công tác chuyên <br />
môn, công tác phong trào. Nhiệt tình, có kinh nghiệm trong công tác tổ chức chỉ <br />
đạo và xây dựng thực hiện nhiệm vụ năm học. Quy định về nề nếp hoạt động, <br />
đẩy mạnh các mối quan hệ đoàn kết, phát huy tinh thần dân chủ trong tập thể <br />
Hội đồng sư phạm. Cơ sở vật chất trường lớp khang trang, sạch đẹp, đáp ứng <br />
yêu cầu giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MG Bình Minh 4<br />
Một số biện pháp chỉ đạo trong công tác chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5 6 tuổi <br />
vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp 1.<br />
<br />
<br />
<br />
Trường có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, hăng say với <br />
công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Tỷ lệ trình độ cán bộ, giáo viên trên chuẩn cao so <br />
với mặt bằng chung. Luôn bám sát và thực hiện tốt nhiệm vụ năm học mà ngành <br />
đã triển khai một cách chủ động, sáng tạo dựa trên thực tế trường lớp, địa <br />
phương. Tổ chức thực hiện các chuyên đề mà các cấp triển khai có hiệu quả và <br />
đạt chất lượng cao.<br />
Ban đại diện cha mẹ học sinh quan tâm, chăm lo đến việc học tập của các <br />
cháu, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường.<br />
Trẻ được học theo đúng độ tuổi và thực hiện chương trình giáo dục mầm <br />
non mới của Bộ GD&ĐT.<br />
* Khó khăn.<br />
Đội ngũ giáo viên mới ra trường, trình độ chuyên môn không đồng đều, kinh <br />
nghiệm trong giảng dạy còn ít. Đa số giáo viên đều đang đi học để nâng cao trình <br />
độ chuyên môn nên ảnh hưởng đến chất lượng công tác.<br />
Đồ dùng dạy học, đồ chơi còn chưa đa dạng, phong phú, chưa đồng bộ, đồ <br />
chơi ngoài trời còn thiếu so với quy định.<br />
93.3 % học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số nên gặp nhiều khó khăn <br />
trong công tác dạy và học. <br />
Tâm lí trẻ rất sợ môi trường mới, thầy, cô lạ, trẻ dể nảy sinh cảm giác sợ <br />
cái mới và sợ bị trơ trọi một mình. Trẻ đến trường rất sợ bị bỏ rơi, sợ chỗ đông <br />
người mà lại có rất nhiều người lạ, với bao nhiêu quy định, nào là đi học đúng <br />
giờ, ngồi ngay ngắn nghe giảng, làm bài tập ở lớp, bài về nhà… Trẻ không còn <br />
được tự do vui chơi như trước. Thay đổi môi trường, tâm lí cũng thay đổi khiến <br />
trẻ dễ bị sốc hay có phản ứng tự vệ hoặc thu mình lại một góc ngồi quan sát mọi <br />
người xung quanh. Điều này làm trẻ sợ đến trường vào ngày hôm sau và những <br />
ngày tiếp theo.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MG Bình Minh 5<br />
Một số biện pháp chỉ đạo trong công tác chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5 6 tuổi <br />
vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp 1.<br />
<br />
<br />
<br />
Đời sống của nhân dân rất khó khăn, ba mẹ các cháu đều là những người <br />
dân làm nông, đi làm thuê ở xa nên họ ít có thời gian quan tâm đến con. <br />
Một số phụ huynh phó mặc con mình cho trường mầm non dẫn đến việc <br />
không tạo ra được sự thống nhất trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, hiệu quả <br />
chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 không cao và khi vào lớp 1 trẻ rất bỡ ngỡ.<br />
Một số phụ huynh không quan tâm tới con mình và việc nhận thức vấn đề <br />
chuẩn bị cho con vào lớp 1 còn lệch lạc, bắt trẻ phải đi học trước chương trình <br />
lớp 1, phải ngồi tập trung chú ý hàng buổi để tập viết, để làm toán…<br />
b. Thành công hạn chế.<br />
* Thành công.<br />
Khi vận dụng đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo trong công tác chuẩn bị tốt <br />
tâm thế cho trẻ 5 6 tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp 1 sẽ đạt được <br />
những thành công sau.<br />
Trẻ học đúng chương trình sẽ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, thông minh giàu <br />
cảm xúc, phát triển những tố chất quan trọng để sau này giúp trẻ phát triển hài <br />
hòa cân đối và hoàn thiện nhân cách. Sẽ là nền tảng vững chắc, là cơ sở để trẻ <br />
học tốt chương trình lớp 1 và những lớp sau này của bậc phổ thông.<br />
Các em sẽ trở nên tự tin, linh hoạt, nhận biết giá trị bản thân, tự bảo vệ <br />
mình và tôn trọng người khác; hòa nhập tích cực vào môi trường sống tại gia đình <br />
cũng như biết thêm những kỹ năng cơ bản để hội nhập vào lớp 1.<br />
Giúp cho phụ huynh nhận biết năng lực của trẻ và phát triển các năng lực <br />
đó thông qua những hoạt động tại gia đình.<br />
* Hạn chế.<br />
Đa số giáo viên trẻ, mới ra trường nên kinh nghiệm chưa cao.<br />
93.3 % học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số tâm lí nhút nhát, hay sợ <br />
hãi, ngại giao tiếp với người lạ nên gặp nhiều khó khăn trong công tác dạy và <br />
học. <br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MG Bình Minh 6<br />
Một số biện pháp chỉ đạo trong công tác chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5 6 tuổi <br />
vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp 1.<br />
<br />
<br />
<br />
Trẻ chưa có tâm lí sẵn sàng cho một môi trường học tập mới.<br />
Một số phụ huynh phó mặc con mình cho trường mầm non dẫn đến việc <br />
không tạo ra được sự thống nhất trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, hiệu quả <br />
chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 không cao và khi vào lớp 1 trẻ rất bỡ ngỡ.<br />
Một số phụ huynh chưa quan tâm tới việc chuẩn bị tâm thế cho com em <br />
mình vào lớp 1, bắt trẻ phải đi học trước chương trình lớp 1.<br />
c. Mặt mạnh – mặt yếu.<br />
* Mặt mạnh.<br />
Được sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo các cấp, của ban giám hiệu <br />
nhà trường, đầu tư về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ. Đồ dùng đồ chơi sạch <br />
sẽ bảo đảm an toàn cho trẻ.<br />
Ban giám hiệu nhà trường dành nhiều thời gian đầu tư cho công tác chuyên <br />
môn, công tác phong trào. Nhiệt tình, có kinh nghiệm trong công tác tổ chức chỉ <br />
đạo<br />
và xây dựng thực hiện nhiệm vụ năm học. <br />
Trường có đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, tận tụy với nghề, có trình <br />
độ chuẩn, trên chuẩn về chuyên môn, thường xuyên được ban giám hiệu nhà <br />
trường tạo điều kiện cho đi tham gia các lớp tập huấn về chuyên đề mầm non do <br />
Phòng, Sở GD&ĐT tổ chức. Có kĩ năng sư phạm, khả năng ứng dụng công nghệ <br />
thông tin trong dạy học tương đối tốt.<br />
Trẻ được học theo đúng độ tuổi và thực hiện chương trình giáo dục mầm <br />
non mới của Bộ GD&ĐT.<br />
* Mặt yếu.<br />
Đội ngũ giáo viên mới ra trường, trình độ chuyên môn không đồng đều, <br />
kinh nghiệm trong giảng dạy còn ít. Đa số giáo viên đều đang đi học để nâng cao <br />
trình độ chuyên môn nên ảnh hưởng đến chất lượng công tác.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MG Bình Minh 7<br />
Một số biện pháp chỉ đạo trong công tác chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5 6 tuổi <br />
vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp 1.<br />
<br />
<br />
<br />
Đồ dùng dạy học, đồ chơi còn chưa đa dạng, phong phú, chưa đồng bộ, đồ <br />
chơi ngoài trời còn thiếu so với quy định.<br />
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.<br />
* Nguyên nhân dẫn đến thành công của đề tài này là. <br />
Hiệu trưởng có trách nhiệm cao trong toàn bộ các công việc, các mặt hoạt <br />
động của nhà trường. Đã chỉ đạo chuyên môn tiến hành khảo sát năng lực chuyên <br />
môn của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường vào đầu năm, theo dõi các hoạt <br />
động để tìm ra nguyên nhân, có biện pháp giúp đỡ cho phù hợp.<br />
Luôn bám sát và thực hiện tốt nhiệm vụ năm học mà ngành đã triển khai <br />
một cách chủ động, sáng tạo dựa trên thực tế trường lớp, địa phương.<br />
Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhiệt tình, chịu khó học hỏi kinh nghiệm để <br />
không ngừng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.<br />
Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp đặc biệt là những <br />
đồng nghiệp công tác lâu năm trong trường.<br />
* Hạn chế, yếu kém.<br />
Trẻ hạn chế về tiếng Việt, nhút nhát, chưa tự tin trong các hoạt động giao <br />
tiếp.<br />
Trẻ chưa có tâm lí sẵn sàng cho một môi trường học tập mới<br />
Một số phụ huynh chưa quan tâm tới việc chuẩn bị tâm thế cho con em <br />
mình vào lớp 1, bắt trẻ phải đi học trước chương trình lớp 1 dẫn đến hiệu quả <br />
chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 không cao và khi vào lớp 1 trẻ rất bỡ ngỡ.<br />
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.<br />
* Kết quả khảo sát đầu năm học 2014 2015 cho ta thấy.<br />
Đối với trẻ: Tổng số trẻ được khảo sát: 40<br />
+ Có 16/40 trẻ nhận thức nhanh, đạt tỷ lệ 40%; <br />
+ Có 16/40 trẻ nhận thức trung bình , đạt tỷ lệ 40%; <br />
+ Có 8/40 trẻ nhận thức chậm, chiếm tỷ lệ 20%.<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MG Bình Minh 8<br />
Một số biện pháp chỉ đạo trong công tác chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5 6 tuổi <br />
vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp 1.<br />
<br />
<br />
<br />
+ Có 22/40 trẻ nhanh nhẹn linh hoạt, đạt tỷ lệ 55%; <br />
+ Có 18/40 trẻ nhút nhát. chiếm tỷ lệ 45%.<br />
Đối với cha mẹ trẻ: Tổng số phụ huynh được khảo sát: 40<br />
+ Câu hỏi: “Anh (chị) đã làm gì để chuẩn bị cho con vào lớp 1” và nhận <br />
được câu trả lời như sau.<br />
+ 35 % phụ huynh trả trả lời không cần chuẩn bị gì hết.<br />
+ 50 % phụ huynh trả trả lời là phải chuẩn bị cho trẻ biết đọc, biết viết, <br />
biết làm toán.<br />
+ 15 % phụ huynh trả trả lời là phải chuẩn bị cho trẻ đầy đủ về thể lực, trí <br />
tuệ, đạo đức, thẩm mỹ và lao động cũng như tâm lý của trẻ trước khi vào lớp <br />
một.<br />
* Mặt được.<br />
Nhìn chung các bậc phụ huynh đã biết lo lắng trong việc chuẩn bị cho trẻ <br />
vào lớp 1. <br />
Trẻ được học theo đúng độ tuổi và thực hiện chương trình giáo dục mầm <br />
non mới của Bộ GD&ĐT.<br />
* Mặt còn hạn chế.<br />
Một số phụ huynh chưa quan tâm tới việc chuẩn bị tâm thế cho com em <br />
mình vào lớp 1, lầm tưởng rằng để cho trẻ học tập tốt ở trường phổ thông cần <br />
dạy trước cho trẻ như: Tập viết, tập đọc, tập làm toán nên bắt trẻ phải đi học <br />
trước chương trình lớp 1.<br />
* Nguyên nhân.<br />
93.3 % học sinh là người đồng bào DTTS tâm lí nhút nhát, hay sợ hãi, ngại <br />
giao tiếp với người lạ nên gặp nhiều khó khăn trong công tác dạy và học. <br />
Một số gia đình do không nắm được một cách vững vàng đặc điểm tâm, <br />
sinh lý trẻ em, do quá nôn nóng và lo lắng nên đã vội vã yêu cầu các cháu học đọc, <br />
học viết…ngay từ lứa tuổi mầm non.<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MG Bình Minh 9<br />
Một số biện pháp chỉ đạo trong công tác chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5 6 tuổi <br />
vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp 1.<br />
<br />
<br />
<br />
Một vài lớp mầm non tư thục trên địa bàn và cùng lân cận dạy tập đọc, tập <br />
viết trước chương trình lớp một cho các cháu 5 tuổi. Dạy không theo phương <br />
pháp cơ bản của giáo viên Tiểu học dẫn đến sự khập khễnh, không thống nhất <br />
về cách phát âm, quy trình chữ viết, cấu tạo nét chữ giưa giáo viên mầm non và <br />
tiểu học.<br />
II.3. Giải pháp, biện pháp.<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.<br />
Giúp trẻ phát triển toàn diện các lĩnh vực như: phát triển về thể chất, tình <br />
cảm, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ. Hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân <br />
cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, hình thành ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, <br />
năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù <br />
hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền <br />
tảng cho việc học ở cấp học tiếp theo và cho việc học suốt đời.<br />
Giúp cho phụ huynh nhận thức được ý nghĩa của việc chuẩn bị tâm thế sẵn <br />
sàng cho trẻ vào lớp một là vấn đề cấp bách và cần thiết với trẻ 5 6 tuổi.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.<br />
Đối với trẻ 56 tuổi, việc đến trường phổ thông được coi như một bước <br />
ngoặt quan trọng của cuộc đời. Đó là trẻ được chuyển qua một lối sống mới với <br />
những hoạt động mới, những quan hệ mới của một người học sinh thực thụ.<br />
Đến trường phổ thông, trẻ được hòa nhập vào những mối quan hệ mới với <br />
người xung quanh như: thầy, cô, bạn bè và những người lớn xung quanh... Khác <br />
với trường mầm non, trẻ sống trong cuộc sống, sinh hoạt như gia đình. Hơn nữa <br />
ở mỗi giai đoạn phát triển đều có những yêu cầu về tâm, sinh lý, về xã hội đòi <br />
hỏi mỗi học sinh phải thích ứng với hoạt động học tập. Nếu chúng ta không <br />
chuẩn bị cho trẻ thích ứng được thì không những việc học tập không đạt kết quả <br />
cao mà cuộc sống của trẻ còn trở nên nặng nề. Vì vậy, phải chuẩn bị một cách <br />
toàn diện cho trẻ đến trường.<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MG Bình Minh 10<br />
Một số biện pháp chỉ đạo trong công tác chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5 6 tuổi <br />
vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp 1.<br />
<br />
<br />
<br />
Trong điều kiện hiện tại của đơn vị tôi nhận thấy cần phải suy nghĩ, làm <br />
thế nào đó để giúp giáo viên, phụ huynh đưa chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, <br />
giảng dạy trong nhà trường được nâng cao, chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ sẵn sàng <br />
vào lớp 1. Vì vậy mà tôi đã tìm ra được một số giải pháp sau:<br />
b1: Làm tốt công tác tuyên truyền cho cán bộ địa phương, cán bộ, giáo <br />
viên trong nhà trường và cha mẹ học sinh trên địa bàn để mọi người thấy được ý <br />
nghĩa của việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ 56 tuổi vùng đồng bào DTTS vào lớp1.<br />
Vào đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường tổ chức triển khai đến tận cán <br />
bộ giáo viên và các tổ chức đoàn thể trong đơn vị học tập các Chỉ thị, Nghị quyết <br />
của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ của năm học và chỉ đạo sâu về công tác chuẩn <br />
bị tâm thế tốt cho trẻ 56 tuổi vào lớp 1. <br />
Xây dựng kế hoạch tuyên truyền tới cha mẹ học sinh và các cán bộ địa <br />
phương, trưởng thôn buôn xuyên suốt có sự đầu tư ở một số thời điểm, tận dụng <br />
triệt để các cuộc hội họp, sinh hoạt của chi bộ, các đoàn thể, các buổi tổ chức lễ <br />
hội... <br />
Chú trọng phát huy đội ngũ tuyên truyền viên của nhà trường là những cán <br />
bộ, giáo viên, nhân viên phối hợp với trưởng thôn buôn, Hội phụ nữ, Đoàn thanh <br />
niên, Ban đại diện cha mẹ học sinh hỗ trợ tuyên truyền những nội dung nuôi dạy <br />
trẻ khoa học, sát với thực tế nâng cao kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ, việc <br />
chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ 5 6 tuổi chuẩn bị vào lớp 1. Giải thích cho họ hiểu <br />
nếu trẻ được chuẩn bị tốt cả về mặt thể chất, tinh thần thì trẻ sẽ nhanh nhẹn, <br />
hoạt bát, khi vào lớp 1 sẽ tự tin, không bỡ ngỡ và hòa đồng vào môi trường mới <br />
học hành đạt kết quả t ốt hơn. <br />
Về phía nhà trường thường xuyên phối hợp với phụ huynh chủ động tổ <br />
chức tuyên truyền với nhiều hình thức như: Tổ chức hội thi “Bé khỏe bé ngoan, <br />
thi an toàn giao thông, biểu diễn thời trang, tiếng hát mừng xuân...”. Tổ chức các <br />
buổi truyền thông qua các hoạt động như: Khai giảng năm học mới, tết trung thu, <br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MG Bình Minh 11<br />
Một số biện pháp chỉ đạo trong công tác chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5 6 tuổi <br />
vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp 1.<br />
<br />
<br />
<br />
sơ kết, tổng kết... góp phần tạo sự chuyển biến trách nhiệm của cha mẹ học <br />
sinh. <br />
b2. Chuẩn bị tốt cho trẻ về mặt tâm thế học tập.<br />
Tâm thế sẵn sàng đi học là một yếu tố tâm lý quan trọng của trẻ 56 tuổi <br />
khi các cháu được đến trường Tiểu học. Nó kích thích tính tích cực học tập và <br />
tham gia vào các hoạt động ở trường Tiểu học. Để tạo ra tâm thế sẵn sàng đi học <br />
tôi đã chú ý chỉ đạo giáo viên một số vấn đề sau. <br />
Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm các lớp cần kích thích lòng ham hiểu biết, tìm <br />
tòi, khám phá những điều mới lạ trong môi trường xung quanh của trẻ bằng cách <br />
luôn tạo ra tình huống có vấn đề để kích thích trẻ suy nghĩ và giải quyết vấn đề. <br />
Ví dụ: Tham quan trường Tiểu học (chủ đề trường TH), cô giới thiệu về <br />
lớp học, phòng thư viện,... những gì khác với trường MN. Làm quen với học sinh, <br />
giáo viên lớp một và hiểu biết các hoạt động: học tập, vui chơi, lao động… của <br />
các anh chị ở trường Tiểu học.<br />
Cho trẻ làm quen với mộ số đồ dùng của học sinh lớp 1 như: cặp sách, bút <br />
chì, bút màu, sách tập đọc, bảng, phấn.. và nói khi nào vào lớp 1 các con sẽ có <br />
được đầy đủ các đồ dùng này được các thầy cô giáo dạy thêm nhiều điều mới lạ, <br />
để trẻ thêm hứng thú với những đồ dùng đó và khao khát được trở thành học sinh <br />
lớp 1.<br />
Gia đình và nhà trường cần kết hợp chặt chẽ để hình thành cho trẻ tâm thế <br />
sẵn sàng đi học. Lòng mong muốn được đi học chỉ xuất hiện khi trẻ nhận ra rằng <br />
trường học là nơi giải đáp những vấn đề mà trẻ đang băn khoăn, thắc mắc, mong <br />
muốn được giải thích. Giúp trẻ thấy được đi học là niềm hạnh phúc của mọi trẻ <br />
em. Trẻ phải nhận thức được muốn trở thành người tài giỏi như cô giáo, bác sĩ… <br />
đều phải đi học. <br />
Muốn vậy cha mẹ thường xuyên trò chuyện với trẻ để gây sự tò mò về <br />
những ngày đầu đi học của bố mẹ ngày xưa như: cặp sách, bảng đen, bút vở, bạn <br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MG Bình Minh 12<br />
Một số biện pháp chỉ đạo trong công tác chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5 6 tuổi <br />
vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp 1.<br />
<br />
<br />
<br />
bè, thầy cô giáo hay những đồ dùng quần áo, dày dép mới. Nói cho trẻ biết được <br />
đi học lớp 1 các con sẽ biết được nhiều thứ như: đọc thông, viết chữ đẹp, tự trẻ <br />
có thể đọc những quyển truyện mà trẻ thích…được cô giáo khen và cho nhiều <br />
điểm tốt. Bố mẹ có thể vẽ ra một tương lai mới để trẻ háo hức trông đợi đến <br />
ngày đầu tiên được vào học lớp 1. Phối hợp cùng cô giáo kèm cho con nhận biết <br />
và phát âm chuẩn 29 chữ cái, tập thêm bớt thành thạo trong phạm vi 10...<br />
B3. Chuẩn bị tốt về thể lực cho trẻ đến trường.<br />
Chuẩn bị về mặt thể lực cho trẻ không đơn thuần là sự chuẩn bị về lượng <br />
phát triển chiều cao và trọng lượng cơ thể, mà còn là sự chuẩn bị về chất, năng <br />
lực làm việc bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của thần kinh, cơ <br />
bắp, độ khéo léo của bàn tay, tính nhanh nhạy của các giác quan… Để có được <br />
phẩm chất đó, cần tạo một chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập, dạy <br />
trẻ rèn luyện một cách khoa học và hợp lý cả về thời gian và phù hợp với đặc <br />
điểm phát triển riêng của từng trẻ. Ở mỗi bậc học, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ <br />
phải phù hợp với hoạt động chủ đạo mà đứa trẻ tham gia. Trẻ có thể lực tốt, <br />
khoẻ mạnh, tăng cân đều, da dẻ hồng hào... tất cả các yếu tố này giúp trẻ tích <br />
cực tham gia vào các hoạt động học tập và vui chơi đạt kết quả tốt nhất. Chính vì <br />
vậy việc chuẩn bị tốt về thể lực cho trẻ phụ thuộc rất nhiều vào chế độ nuôi <br />
dưỡng của cô giáo và người lớn. Khâu chuẩn bị này khó thực hiện được nếu <br />
không có sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhà trường với gia đình trẻ trong việc đảm <br />
bảo chế độ dinh dưỡng, chế độ vui chơi, nghỉ ngơi cho trẻ.<br />
Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường lên kế hoạch phối hợp với <br />
trung tâm y tế huyện về khám sức khoẻ định kỳ và phân loại theo bệnh tật cho <br />
trẻ. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm các lớp cân, đo theo theo từng giai đoạn, ghi kết <br />
quả vào sổ theo dõi sức khỏe. Dựa trên kết quả đó phân loại sức khoẻ theo các <br />
loại như: Trẻ cân nặng bình thường, cao bình thường; trẻ suy dinh dưỡng thể <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MG Bình Minh 13<br />
Một số biện pháp chỉ đạo trong công tác chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5 6 tuổi <br />
vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp 1.<br />
<br />
<br />
<br />
thấp còi hay thể nhẹ cân. Công khai kết quả khám sức khỏe lên bảng cho phụ <br />
huynh tiện theo dõi.<br />
Chỉ đạo giáo viên báo cáo tình hình sức khỏe, ăn, ngủ của trẻ cả lớp vào <br />
buổi họp phụ huynh đầu năm để phụ huynh nắm được tình hình ăn, ngủ… của <br />
con mình ở trường như: trẻ ngoan, ăn hết suất của mình hay một số trẻ biếng ăn, <br />
còn khóc trong giờ ăn hoặc có một số trẻ có nhu cần ăn nhiều hơn định suất dễ có <br />
nguy cơ béo phì là vô cùng cần thiết. Trao đổi cụ thể với phụ huynh của những <br />
trẻ có tình trạng sức khoẻ yếu, thể trạng nhỏ, bị bệnh về hô hấp, về răng, ăn <br />
chậm… để phối hợp với gia đình cải thiện tình hình sức khoẻ cho các trẻ đó <br />
bằng các hình thức như: bổ sung thêm các chất dinh dưỡng vào bữa ăn, động viên <br />
trẻ ăn nhiều, ăn hết suất, không nên cho trẻ ăn đồ ngọt hay uống nước có ga <br />
trước khi ăn. Đối với những trẻ dễ có nguy cơ béo phì thì nên cho trẻ đó ăn vừa <br />
đủ chứ không ăn theo nhu cầu của cháu đó, tích cực cho trẻ được hoạt động, <br />
nhằm giảm nguy cơ béo phì ở trẻ. <br />
Bên cạnh đó nhà trường thường xuyên phối hợp, trao đổi với các Sơ về tình <br />
hình sức khỏe của trẻ để lên thực đơn chế độ ăn hàng ngày cho trẻ phù hợp theo <br />
mùa, đảm bảo đủ dinh dưỡng, giúp trẻ ăn ngon, ăn hết suất. Đặc biệt chú ý đến <br />
những trẻ bị suy sinh dưỡng và những trẻ có nguy cơ béo phì. Song song với việc <br />
quan tâm đến chế độ ăn uống, đến bữa ăn của trẻ, đồng thời cần chú ý đến giấc <br />
ngủ như: Đảm bảo cho trẻ được ngủ đủ giấc, ngủ sâu, ngủ say, chú ý cho trẻ cả <br />
lớp đều được ngủ hết. Đảm bảo phòng ngủ ấm về mùa đông, mát mẻ về mùa hè, <br />
luôn yên tĩnh để trẻ ngủ tốt. Trao đổi với phụ huynh nhắc trẻ buổi tối đi ngủ sớm <br />
để sáng mai đến lớp đúng giờ. Bởi vì có nhiều cháu hay đi ngủ muộn, sáng không <br />
trở dậy để đi học được.<br />
Ngoài làm tốt công việc cho trẻ ăn, ngủ ta còn phải cho trẻ được vận động <br />
hợp lý. Bởi vì có vận động hợp lý sẽ kích thích cho trẻ ăn ngon miệng và ngủ sâu <br />
hơn. Trẻ phải được vận động vui chơi ngoài trời, tham gia vào các trò chơi vận <br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MG Bình Minh 14<br />
Một số biện pháp chỉ đạo trong công tác chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5 6 tuổi <br />
vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp 1.<br />
<br />
<br />
<br />
động, vào các buổi hoạt động góc… tức là đòi hỏi người giáo viên thực hiện giờ <br />
nào việc đấy, chứ không được bắt trẻ ngồi thụ động một chỗ. Làm được tất cả <br />
các điều trên là ta đã chuẩn bị cho trẻ tốt về mặt thể lực: Trẻ được vận động hợp <br />
lý, ăn, ngủ tốt sẽ có một thể lực tốt, trẻ khoẻ mạnh da dẻ hồng hào, tăng cân <br />
đều, vận động lâu mỏi, ít ốm đau, hạn chế được các bệnh truyền nhiễm và đặc <br />
biệt quan trọng là trẻ sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động mà cô giáo tổ chức.<br />
B4. Chuẩn bị tốt cho trẻ về mặt trí tuệ.<br />
Như chúng ta đã biết, ở cuổi tuổi MG chú ý có chủ định đang hình thành và <br />
phát triển, song chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế. Để giúp trẻ giải quyết <br />
tốt nhiệm vụ học tập ở trường phổ thông sau này, người giáo viên cần rèn luyện <br />
cho các cháu biết tập trung chú ý vào những vấn đề cần nhận thức bằng cách giao <br />
nhiệm vụ khi các cháu tham gia vào các hoạt động.<br />
Ví dụ: Cô tổ chức cho trẻ hoạt động trong lớp theo các nhóm nhỏ dưới sự <br />
phân công, hướng dẫn của cô giáo: một nhóm tô màu, một nhóm cắt dán, một <br />
nhóm vẽ trang trí. Mỗi nhóm tập trung hoàn thành một công đoạn để tạo thành <br />
một sản phẩm tạo hình do cả lớp cùng thử nghiệm, tập làm.<br />
Trẻ 5 6 tuổi đến cuối năm phải đạt được những yêu cầu của các môn học, <br />
yêu cầu của hoạt động. Đó chính là hành trang và là vốn hiểu biết rất cần thiết <br />
để trẻ bước vào lớp 1 tự tin và vững vàng. Đối với trẻ mẫu giáo lớn nhu cầu <br />
nhận thức muốn tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ, muốn khám phá được <br />
bản chất của sự vật, hiện tượng, các mối quan hệ qua lại của các sự vật hiện <br />
tượng đó. Chính vì vậy mà trẻ rất hay đặt ra các câu hỏi đơn giản ở các dạng như <br />
“ai”, “cái gì”, “ở đâu”, “tại sao”, “như thế nào”, “sao lại thế”. Chính vì vậy mà <br />
giáo viên phải là người bạn giúp trẻ thoả mãn được những câu hỏi, những băn <br />
khoăn suy nghĩ của trẻ. Trong quá trình phát huy tính tích cực của trẻ, giáo viên <br />
lồng ghép các hoạt động phát triển ngôn ngữ vào nội dung các môn học được <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MG Bình Minh 15<br />
Một số biện pháp chỉ đạo trong công tác chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5 6 tuổi <br />
vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp 1.<br />
<br />
<br />
<br />
thực hiện theo chủ điểm dưới nhiều hình thức như: Trò chuyện, đàm thoại, chơi <br />
phân vai, đóng kịch, biểu diễn, các trò chơi dân gian… phù hợp với chủ đề.<br />
Ví dụ: Chủ điểm “Trường tiểu học” cho trẻ sử dụng đồ dùng, đồ chơi như: <br />
Sách vở, bút chì, bút mực, bảng phấn, tẩy, cặp sách… và sử dụng các nguyên, vật <br />
liệu sẵn có như: Giấy, bìa, hộp cát tông, hoạ báo, tranh ảnh, len vụn, vải vụn cô <br />
và trẻ tự làm một số đồng học tập phù hợp chủ đề.<br />
Song song với các môn học mang tính tìm hiểu về môi trường xung quanh <br />
của trẻ chúng ta còn cần đặc biệt quan tâm và rèn kỹ năng cho trẻ ở hai môn đó <br />
là: Làm quen với toán và làm quen với chữ viết. Bởi hai môn học này là hai môn <br />
cơ bản, chủ yếu nhất của trẻ lớp 1.<br />
Ví dụ: Đối với môn LQCC, tôi chỉ đạo giáo viên dạy trẻ phát âm chuẩn các <br />
chữ cái, một số cháu nói ngọng nl ; sx.. cần chú ý sửa triệt để cho trẻ phát âm <br />
đúng. Những cháu còn quên các chữ khó nhớ cần thường xuyên dạy trẻ ở mọi lúc <br />
mọi nơi giúp trẻ học nhớ hết 29 chữ cái trong chương trình.<br />
Tôi thường xuyên nhắc các cô giáo đặc biệt quan tâm đến những cháu tô <br />
chữ chưa đúng nét, ngồi không đúng tư thế, cầm bút chưa đúng cách và sửa sai để <br />
giúp cháu tiến bộ. Với môn làm quen với toán cũng vậy, cần dạy trẻ biết đếm, <br />
thêm bớt, phân chia trong phạm vi 10, rồi nhận biết các khối, độ lớn, chiều cao <br />
của vật, biết các thao tác đo…<br />
Bên cạnh việc rèn các kiến thức về môn chữ cái và toán, tôi còn nhắc giáo <br />
viên quan tâm đến những câu hỏi của trẻ. Bởi vì do đặc thù trường có phần lớn <br />
học sinh người đồng bào DTTS nên trẻ thường hay gặp những khó khăn nhất định <br />
trong việc dùng từ, sắp xếp, diễn đạt ý, khiến người lớn nhiều khi phải dựa vào <br />
tình huống giao tiếp để trả lời điều trẻ muốn hỏi. Do đó cô giáo cần tìm hiểu <br />
nắm bắt những khó khăn và hạn chế của trẻ để có sự tác động kịp thời uốn nắn, <br />
phù hợp với trẻ.<br />
Ví dụ trẻ hỏi: Quả bầu tiên tại sao lại có vàng bạc hả cô?;<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MG Bình Minh 16<br />
Một số biện pháp chỉ đạo trong công tác chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5 6 tuổi <br />
vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp 1.<br />
<br />
<br />
<br />
Cô ơi! Vì sao mẹ con là mẹ mà cũng là cô;<br />
Cô ơi! làm sao mà giật điện? ; Sao con cua nó lại bà ngang?…<br />
Tùy vào từng câu hỏi của trẻ cô giáo cần giải thích rõ ràng để trẻ dễ hiểu <br />
và cô nên tạo ra một số tình huống tập cho trẻ tự đặt câu hỏi rồi tự trả lời giải <br />
quyết tình huống cô đặt ra.<br />
Thông qua các hoạt động trên giúp trẻ tích cực giao tiếp, tốc độ phát triển <br />
ngôn ngữ tương đối cao. Vì vậy người lớn cần chủ động tổ chức giao tiếp, hình <br />
thành tính tích cực, giao tiếp cho trẻ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và đó cũng là <br />
cách ta giúp trẻ có được công cụ, phương tiện, cần thiết để tư duy tìm hiểu về <br />
thế giới xung quanh. Điều này là cơ sở giúp trẻ vững vàng hơn khi vào lớp 1. Vấn <br />
đề đặt ra là người lớn cần tạo những điều kiện thuận lợi để kích thích, nuôi <br />
dưỡng và phát triển nhu cầu đó của trẻ giúp trẻ có thể chỉ từ sự tò mò ban đầu trở <br />
nên say mê, hứng thú và đó cũng là một cách người lớn chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.<br />
B5. Chuẩn bị tốt về ngôn ngữ cho trẻ. <br />
Đây là tiền đề quan trọng chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1, không gây trở ngại <br />
việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Chính vì vậy gia đình, nhà trường <br />
cần kết hợp để rèn luyện kỹ năng giao tiếp và chú trọng phát triển ngôn ngữ cho <br />
trẻ. Trong việc giao tiếp của trẻ vùng đồng bào DTTS thì việc nói tốt tiếng Việt <br />
có thể nói là quan trọng cho việc trẻ học đọc, học viết khi vào lớp 1. Thực tế cho <br />
thấy, trẻ muốn giỏi các môn khác thì trước tiên phải giỏi môn tiếng Việt.<br />
Ở trường mầm non, giáo viên cần mở rộng vốn từ bằng những gì gần gũi, <br />
phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Ở nhà cha mẹ có thể ôn lại những bài học <br />
đó cho con bằng tiếng Việt (hạn chế nói tiếng mẹ đẻ). Nói chuyện với con, cắt <br />
nghĩa của từ cho con hiểu là sự chuẩn bị tốt cho việc đọc, viết ở lớp 1của trẻ. Vì <br />
chúng ta biết ngôn ngữ là phương tiện hình thành và phát triển nhận thức của trẻ <br />
về thế giới xung quanh. Ngôn ngữ là phương tiện phát triển tình cảm, đạo đức, <br />
thẩm mỹ, đồng thời ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hòa nhập công đồng. <br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MG Bình Minh 17<br />
Một số biện pháp chỉ đạo trong công tác chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5 6 tuổi <br />
vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp 1.<br />
<br />
<br />
<br />
Nhà trường và gia đình phải tạo cho con lòng tự tin, ý thức kỷ luật, hành vi <br />
văn minh, biết thương yêu giúp đỡ mọi người và có ý thức giữ gìn của công…Đó <br />
là những việc đơn giản nhưng thiết thực để hình thành kỹ năng sống cho trẻ ở <br />
bậc học tiếp theo. Tuyệt đối không cho trẻ học trước chương trình lớp 1 mà chỉ <br />
dạy trẻ phát âm, tô đúng 29 chữ cái trong chương trình mẫu giáo, rèn luyện cơ tay, <br />
phối hợp các trò chơi vận động giúp cho cơ thể dẻo dai và đôi tay khéo léo sau <br />
này. <br />
Giáo dục cho trẻ có ý thức tự giác về bản thân như: Chơi xong tự cất đồ <br />
chơi. Đặt câu hỏi để khích thích trẻ biểu lộ những suy nghĩ, cảm xúc của mình <br />
thông qua tranh ảnh, hình vẽ, thơ, truỵên. Giáo dục trẻ có thói quen tự phục vụ <br />
bản thân như: biết tự mặc áo, sắp xếp bàn học, bàn ăn…. Giúp trẻ lựa chọn và <br />
tham gia các hoạt động chơi nhằm phát triển tính tự tin, tự lực và sáng tạo của <br />
trẻ, từ đó kích thích lòng mong mỏi, hào hứng được đến trường học. <br />
Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng giúp trẻ phát triển trí tuệ, tiếp thu <br />
kiến thức học tập ở trường phổ thông. Hình thành và phát triển kỹ năng nghe, nói, <br />
tiền đọc, tiền viết cho trẻ là nền tảng để trẻ hiểu về thế giới chữ viết và tiếp <br />
nhận nhiều tri thức mới. <br />
B6. Chuẩn bị một số kỹ năng cần thiết cho hoạt động học tập và tinh <br />
thần. <br />
Trong chương trình chăm sóc GDMN mới hiện nay, phương pháp dạy học <br />
tích cực đã giúp trẻ chuyển hoạt động chủ đạo từ hoạt động vui chơi sang hoạt <br />
động học tập một cách thuận lợi. Để đạt được những hiệu quả trên giáo viên cần <br />
tạo điều kiện cho trẻ rèn luyện một số kỹ năng cơ bản của hoạt động học tập <br />
như: việc sắp xếp bàn ghế, cách cầm bút, cầm sách, mở sách, tư thế ngồi đúng,<br />
… giúp trẻ thích ứng với hoạt động mới.<br />
Ví dụ: Thông qua chủ đề “Trường Tiểu học” giáo viên cần hướng dẫn trẻ <br />
làm quen với các đồ dùng học tập ở trường phổ thông, thường xuyên cho trẻ tiếp <br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MG Bình Minh 18<br />
Một số biện pháp chỉ đạo trong công tác chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5 6 tuổi <br />
vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp 1.<br />
<br />
<br />
<br />
xúc với sách, truyện, bút, thước. Trong giờ chơi, giờ ăn giáo viên tập cho trẻ biết <br />
sử dụng những đồ dùng sinh hoạt một cách gọn gàng, khéo léo. Vì những vận <br />
động bằng tay của trẻ càng khéo léo, càng phong phú bao nhiêu càng dễ hình thành <br />
các thao tác trí tuệ bấy nhiêu. <br />
Nhà trường và gia đình cần phối hợp chặt chẽ trong việc hình thành nhân <br />
cách cho trẻ, nên nhẫn nại trả lời các câu hỏi của trẻ, đừng bao giờ trả lời rằng <br />
“con còn nhỏ, lớn lên tự nhiên con sẽ biết”. Trả lời hết các câu trẻ hỏi giúp trẻ <br />
bày tỏ suy nghĩ, tính tò mò ham tìm hiểu của trẻ, trả lời trẻ tạo sự gần gũi với <br />
trẻ, tạo hứng thú cho trẻ quan sát mọi vật xung quanh và khả năng sáng tạo của <br />
trẻ sau này. Ngoài những kỹ năng trẻ được rèn luyện trong trường mẫu giáo thì <br />
còn một số kỹ năng cần thiết chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1: trẻ biết chào hỏi người <br />
lớn một cách lễ phép mà không chờ cha mẹ nhắc, trẻ biết cách tự sắp xếp góc <br />
riêng của mình nếu bày ra thì phải dọn, trẻ biết làm chủ được chính mình khi hòa <br />
nhập với môi trường tập thể.<br />
Được chuẩn bị tốt về mặt tinh thần đối với trẻ cũng rất quan trọng. Trẻ có <br />
một tinh thần tốt, luôn luôn vui vẻ, thích thú trong mọi công việc, và đặc biệt là <br />
luôn vươn tới, luôn mong mỏi mình sẽ được đi học lớp 1 đó là một điều rất tốt. <br />
Vì vậy, tôi luôn nhắc các cô giáo động viên, khích lệ trẻ ngoan, biết vâng lời <br />
người lớn, hoàn thành các nhiệm vụ được người lớn giao cho. Ví dụ: nếu các con <br />
học giỏi, ngoan biết vâng lời người lớn thì sẽ được đi học lớp 1. <br />
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp.<br />
Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho trẻ 56 tuổi vùng đồng bào DTTS vào lớp 1 <br />
là việc làm cần thiết, đòi hỏi sự kiên trì của giáo viên, phụ huynh và toàn xã hội <br />
quan tâm thực hiện nghiêm túc. Giúp trẻ phát triển tốt cả về tâm thế, thể lực và <br />
trí tuệ, ngôn ngữ. Vì thế việc tuyên truyền của đội ngũ giáo viên mầm non là vô <br />
cùng quan trọng, giúp các bậc cha mẹ có ý thức hơn trong việc chuẩn bị cho trẻ <br />
vào lớp 1. Ngoài việc thực hiện tốt nhiệm vụ giáo viên còn phối hợp tốt với phụ <br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MG Bình Minh 19<br />
Một số biện pháp chỉ đạo trong công tác chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5 6 tuổi <br />
vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp 1.<br />
<br />
<br />
<br />
huynh và cộng đồng áp dụng các biện pháp phù hợp giúp trẻ tự tin bước vào lớp <br />
1. <br />
Trong quá trình công tác và làm quản lý tại các trường mầm non, tôi đã thống <br />
kê nhiều trẻ học đúng chương trình mẫu giáo và có sự quan tâm đầu tư đúng <br />
hướng của phụ huynh thì các cháu đều có kết quả cao trong năm học lớp 1 và <br />
những năm sau. Bởi lẽ các cháu đã có nề nếp trong học tập, trong sinh hoạt và <br />
ngay trong nhận thức, không tuỳ tiện. Một nề nếp thói quen tốt được hình thành <br />
ngay từ những năm đầu đời của đứa trẻ, môi trường tốt nhất đối với trẻ là học <br />
trong trường học mầm non. Ngược lại những đứa trẻ học trước chương trình lớp <br />
1 thì chỉ đọc thông, viết thạo ngay từ đầu năm học, nhưng các môn học khác <br />
không đều. Kết quả cuối năm học không bằng những trẻ được chuẩn bị đúng <br />
hướng. Đặc biệt trẻ phát triển toàn diện hài hòa cân đối, vững chắc và tự tin <br />
hơn. Nên việc chuẩn bị cho con vào lớp 1 rất quan trọng không phải một sớm một <br />
chiều, hoặc cho trẻ học trước chương trình lớp 1 là đủ mà ta phải có sự chuẩn bị <br />
từ trước, từ việc nhận thức đúng ở những năm đầu đời ở trường mầm non.<br />
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.<br />
̉ ̣<br />
Cac giai phap, biên phap khi th<br />
́ ́ ́ ực hiên đê tai co môi quan hê liên quan mât<br />
̣ ̀ ̀ ́ ́ ̣ ̣ <br />
́ ơi nhau, biên phap nay se hô tr<br />
thiêt v ́