Một số biện pháp để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần cho học sinh lớp 4B <br />
trường TH Trưng Vương<br />
<br />
PHẦNTHỨ NHẤT: MỞ ĐẦU<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1. Lí do lí luận<br />
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là truyền thống tốt đẹp của dân tộc <br />
ta. Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, <br />
vì lợi ích trăm năm trồng người”. Trong nhiều năm qua Đảng, Nhà nước và <br />
nhân dân ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến trẻ em, coi đây là sự nghiệp <br />
cao quý, là trách nhiệm to lớn cho tương lai của đất nước.<br />
Xã hội ngày càng phát triển, thì yêu cầu về giáo dục cũng được nâng <br />
cao. Đòi hỏi trong xã hội ai cũng được học hành, được tiếp thu kiến thức kĩ <br />
năng, kĩ xảo từ nhà trường để phục vụ cuộc sống sau này. Chúng ta ngày đêm <br />
đang ra sức phổ cập giáo dục ở các cấp học. Nhưng trên thực tế có biết bao <br />
nhiêu học sinh bỏ học giữa chừng. Biết bao nhiêu trẻ em không biết đọc, biết <br />
viết hoặc đọc viết không thông thạo mà đã nghỉ học. Tất cả đều là sản phẩm <br />
của nhà trường. <br />
2. Lý do thực tiển<br />
Hiện nay, việc duy trì sĩ số, đảm bảo chuyên cần ở trường tiểu học đóng <br />
một vai trò rất quan trọng trong việc học tập của học sinh nói riêng và trong <br />
việc thực hiện phổ cập giáo dục nói chung. Nó là nền tảng giúp các em lĩnh <br />
hội kiến thức một cách đầy đủ và mang lại kết quả học tập tốt. Nhưng hiện <br />
nay, một số học sinh trong địa phương thuộc con em gia đình lao động nghèo, <br />
một số từ phương xa đến xã Bình Hòa tạm trú, đa phần là làm thuê, vì cuộc <br />
sống mưu sinh họ gửi con em vào trường tiểu học Trưng Vương để học. Chính <br />
vì mãi lo cho kinh tế gia đình một số phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập <br />
của các em. Nên việc các em nghỉ học, bỏ học trong thời gian nhiều ngày ảnh <br />
hưởng đến việc tiếp thu bài và kết quả học tập là điều không tránh khỏi.<br />
Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm bản thân tôi luôn suy nghĩ và đặt <br />
cho mình câu hỏi: “Làm thể nào để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần?" Đây <br />
cũng là một vấn đề giúp các em tiếp thu bài đầy đủ, có kết quả tốt trong học <br />
tập và tiếp tục con đường học vấn của mình.<br />
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, là một giáo viên giảng dạy và làm <br />
công tác chủ nhiệm lớp nhiều năm, với sự trăn trở, mong muốn, cần phải làm <br />
gì để thực hiện có hiệu quả, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục? Quá trình dạy <br />
học và giáo dục sẽ mang lại điều gì cho trẻ, đúc rút được kinh nghiệm gì, có <br />
sáng kiến gì góp phần vào cải tiến phương pháp dạy học và giáo dục? Với <br />
lòng yêu nghề mến trẻ, tinh thần hăng say học tập, rèn luyện, học hỏi, trao đổi <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm – Trường TH Trương Vương 1<br />
Một số biện pháp để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần cho học sinh lớp 4B <br />
trường TH Trưng Vương<br />
<br />
kinh nghiệm, tích cực tham gia phong trào dạy học, góp phần nâng cao hiệu <br />
quả giáo dục toàn diện học sinh ở trường Tiểu học, tôi quyết định lựa chọn và <br />
nghiên cứu đề tài : "Một số biện pháp để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần <br />
cho học sinh lớp 4B trường TH Trưng Vương"<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Một số biện pháp để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần cho học sinh <br />
lớp 4B trường TH Trưng Vương.<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu <br />
Tập trung nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp để duy trì sĩ số và đảm <br />
bảo chuyên cần cho học sinh lớp 4B trường TH Trưng Vương, trong năm học <br />
2018 – 2019.<br />
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU <br />
1. Mục tiêu:<br />
Thấy được tầm quan trọng của công tác vận động học sinh bỏ học trở <br />
lại lớp và công tác duy trì sĩ số của lớp, từ đó tìm hiểu các biện pháp nhằm <br />
nâng cao hiệu quả trong việc duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần.<br />
2. Nhiệm vụ<br />
Nghiên cứu cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài.<br />
Tìm hiểu thực trạng việc dạy học – giáo dục, công tác duy trì sĩ số và <br />
đảm bảo chuyên cần ở lớp 4B thuộc trường TH Trưng Vương.<br />
Đề xuất một số giải pháp, biện pháp nhằm nâng cao công tác duy trì sĩ <br />
số và đảm bảo chuyên cần .<br />
3. Phương pháp nghiên cứu<br />
a) Nhóm phương pháp lý luận<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.<br />
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn<br />
Phương pháp điều tra.<br />
Phương pháp quan sát.<br />
Phương pháp phân tích .<br />
c) Phương pháp thống kê toán học<br />
Phương pháp thống kế .<br />
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ<br />
Học sinh tiểu học lứa tuổi từ 6 đến 10 tuổi các em rất nghịch, hiếu động, <br />
chưa làm chủ được bản thân, chưa nhận thức được điều gì là đúng và điều gì <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm – Trường TH Trương Vương 2<br />
Một số biện pháp để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần cho học sinh lớp 4B <br />
trường TH Trưng Vương<br />
<br />
là sai, hay bắt chước và chịu tác động của mọi việc xảy ra xung quanh mình. <br />
Khả năng tiếp thu kiến thức nhanh hay chậm của từng nhóm đối tượng học <br />
sinh cũng khác nhau. Ở các em ý thức học tập chưa có, chưa hiểu rõ mục đích <br />
của việc học. Các em đi học phần lớn là do sự bắt buộc của gia đình, chỉ một <br />
phần nhỏ là ham thích đi học (vì đi học được cô khen, được chơi cùng bạn <br />
vv…). Do đó ý thức tự giác học tập của các em chưa có (với những em đi học vì <br />
sự bắt buộc của gia đình) nên các em thiếu sự cần cù, sự cố gắng vượt qua <br />
khó khăn để học tập dễ sinh ra lười biếng, ham chơi và dẫn đến học yếu, chán <br />
học và bỏ học… <br />
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tính tò mò phát triển, các em thường ham thích <br />
cái <br />
mới, cái lạ. Dễ nhàm chán trong các hoạt động kéo dài, không thay đổi hình <br />
thức. Nếu chúng ta những người làm công tác giáo dục biết quan tâm tạo sự <br />
ham thích cho các em trong học tập, trong các hoạt động ở trường, lớp thì mới <br />
có động lực thúc đẩy việc học, nâng cao được khả năng tiếp thu, và thực hành <br />
các kĩ năng, kĩ xảo mà chúng ta cung cấp cho các em. Từ đó các em học tập có <br />
tiến bộ.<br />
Ở lứa tuổi này tâm sinh lý các em rất hiếu động, hay bắt chước, dễ thích <br />
nghi với môi trường sinh hoạt ở trường, lớp. Đây là điều kiện tốt để giáo viên <br />
tạo sự hứng thú cho các em. Nếu hàng ngày khi đến trường các em được thầy <br />
cô ân cần chỉ bảo. Trong học tập các em được hoạt động nhóm, được làm thí <br />
nghiệm, chơi các trò chơi học tập thì các em sẽ ham học hơn và thích đi học <br />
hơn.<br />
Sự ham thích học tập ở học sinh chủ yếu hình thành thông qua các hoạt <br />
động thực tế như hoạt động giao lưu, tập thể và nhóm ; Qua sự tác động của <br />
môi trường cơ sở vật chất như trường, lớp, qua thái độ của thầy cô, bạn bè. <br />
Do đó trong nhà trường chúng ta phải tìm ra những giải pháp thích hợp để giáo <br />
dục đối với từng đối tượng trẻ em, định hướng đúng đắn cho trẻ trong các <br />
hoạt động giáo dục, dạy học và vui chơi của trẻ một cách phù hợp nhất, tạo <br />
một bầu không khí, một môi trường thật thân thiện để mỗi học sinh thấy vui <br />
thích và trông đợi được đến trường. Xem trường lớp như ngôi nhà thứ hai của <br />
mình. Chúng ta không thể áp dụng cách thức giáo dục giống như trung học cơ <br />
sở hay trung học phổ thông cho học sinh tiểu học. Trong mỗi giai đoạn phát <br />
triển khác nhau của học sinh chúng ta cũng không thể áp dụng một cách cứng <br />
nhắc, dập khuôn hình mẫu phát triển của học sinh trong giai đoạn đó mà còn <br />
tuỳ thuộc vào tố chất, năng lực, thể lực của học sinh đó cũng như những tác <br />
động của gia đình và xã hội của mỗi một cá nhân học sinh mà ta có những cách <br />
thức giao dục thích hợp nhất cho các em để các em có thể phát triển một cách <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm – Trường TH Trương Vương 3<br />
Một số biện pháp để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần cho học sinh lớp 4B <br />
trường TH Trưng Vương<br />
<br />
hài hoà trong học tập, nhận thức và hành vi khi các em tham gia vào các mối <br />
quan hệ với cộng đồng xã hội trong tương lai.<br />
Mục tiêu giáo dục và đào tạo của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay là <br />
nhằm nâng cao dân trí, tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành cho <br />
mọi công dân phải có tri thức, có tay nghề, có năng lực thực hành tự chủ, năng <br />
lực sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. <br />
Tạo cho thế hệ trẻ theo hướng toàn diện, có ý thức và khả năng tự tạo việc <br />
làm trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần như thời đại hiện nay.<br />
Xuất phát từ nhu cầu thực tiển của đất nước trong giai đoạn hiện nay thì <br />
công tác vận động học sinh bỏ học trở lại lớp và duy trì sĩ số, đảm bảo chuyên <br />
cần là vấn đề cần thiết phải tiến hành thường xuyên liên tục. Đó là tiền đề <br />
khơi dậy sự phát triển khả năng tự học vốn có của người Việt Nam hình thành <br />
cho các em những kiến thức khoa học độc lập, sáng tạo nâng cao năng lực phát <br />
triển và tự giải quyết vấn đề đem lại niềm tin hứng thú cho các em trong mọi <br />
công việc. Giúp cho học sinh chuyển từ thói quen ỷ lại, thụ động chán học <br />
sang một trạng thái chủ động biết cách tìm lại những điều đã quên và nắm lại <br />
kiến thức trong nhà trường thấy được nhu cầu cần thiết của việc học và phát <br />
huy tìm năng sáng tạo của bản thân.<br />
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: <br />
Giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ quan trọng được Đảng và nhà nước <br />
quan tâm xem giáo dục là quốc sách hàng đầu. Hàng năm gần đến mùa tựu <br />
trường là tất cả giáo viên xuống đường làm công tác điều tra, huy động các em <br />
đến lớp kể cả những em có hoặc không có điều kiện. Như chúng ta biết, trong <br />
những năm gần đây tệ nạn xã hội phát triển ngày càng nhiều tình trạng đạo <br />
đức của một bộ phận học sinh ngày càng sa sút, việc học của một số ít học <br />
sinh giảm, tính tự giác học tập của các em có chiều hướng giảm và dẫn đến <br />
bỏ học. Trong khi đó nhu cầu đòi hỏi của xã hội ngày càng cao. Với những <br />
thực tế đó bên cạnh còn có nhiều nguyên nhân khác như sau:<br />
+ Sự nhận thức của cha mẹ các em về động cơ học chưa quyết đoán. <br />
(Khi giáo viên đến vận động thì cha mẹ nói để hỏi ý nó coi chịu học <br />
không ). Một số gia đình còn đặt thẳng vấn đề với giáo viên vận động về dụng <br />
cụ học tập, quần áo, phương tiện đi lại, sau khi đáp ứng những yêu cầu đó <br />
xong thì con họ lại tiếp tục nghỉ nữa.<br />
+ Hoàn cảnh kinh tế, điều kiện đi lại, nơi ở (gia đình nghèo phải đi nơi <br />
khác kiếm sống hay nhà quá xa trường, không phương tiện, đường xá cầu cống <br />
đặc biệt ở thôn Sơn Trà và các em gần chân đèo Chư Bao.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm – Trường TH Trương Vương 4<br />
Một số biện pháp để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần cho học sinh lớp 4B <br />
trường TH Trưng Vương<br />
<br />
+ Sự bùng nổ về thông tin báo chí, điện tử ( phim ảnh đồi trị, trò chơi <br />
thiếu lành mạnh gần đây nhất là game. Từ đó cuốn hút các em tham gia vào con <br />
đường tệ nạn xã hội dẫn đến lười học chán học rồi bỏ học…) <br />
Trường TH Trưng Vương nằm trên địa điểm giáp ranh thị trấn Buôn <br />
Trấp là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện Krông Ana, bên cạnh <br />
những mặt tích cực thì còn rất nhiều tác động tiêu cực đến các em như các <br />
quán internet, nhiều trò chơi lôi cuốn các em… Địa bàn kéo dài cũng là một khó <br />
khăn trong quản lí học sinh, nhất là sau giờ tan trường.<br />
Bên cạnh đó, một số học sinh còn có tính ham chơi,chưa xác định rõ <br />
nhiệm vụ học tập nên dẫn đến việc tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm <br />
hoàn thành kế hoạch đề ra còn chậm, chưa như mong muốn.<br />
Có nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động đến kết quả của công tác chủ <br />
nhiệm, có nguyên nhân là chủ quan như điều kiện kinh tế của gia đình học <br />
sinh; độ tuổi của học sinh; địa bàn sinh sống của học sinh. Cũng có những <br />
nguyên nhân là khách quan như: nhận thức của gia đình học sinh đối với việc <br />
học của con cái; tính cách ham chơi và nhận thức chậm của các đối tượng học <br />
sinh, địa bàn sinh sống của học sinh luôn tiềm ẩn nhiều trò chơi, lôi kéo, cám <br />
dỗ các em tất cả là những yếu tố có tác động lớn đến công tác chủ nhiệm của <br />
những giáo viên chủ nhiệm lớp.<br />
Tuy nhiên, đó chỉ là những nguyên nhân từ phía học sinh, còn để làm tốt <br />
công tác chủ nhiệm thì chính người giáo viên làm công tác chủ nhiệm ấy mới <br />
thật sự là yếu tố có tính tác động quyết định nhất đến sự thành công hay thất <br />
bại của công tác chủ nhiệm lớp. Vì thế, người làm công tác chủ nhiệm phải là <br />
những người luôn nhiệt huyết, năng động, chuyên cần và luôn có những thay <br />
đổi trong quá trình chủ nhiệm để có thể đạt được những kết quả tốt, hoàn <br />
thành xuất sắc công tác chủ nhiệm lớp.<br />
Ngày đầu tiên tôi nhận lớp và sau một tiết làm quen tôi nắm được sĩ số <br />
trong lớp là 20 em, trong đó nam 14 em, nữ 6 em. Ấn tượng không phai mờ là <br />
các em nhìn tôi rất chăm chú lắng nghe bao điều tôi dặn dò với lớp. Tôi tự hứa <br />
với lòng mình cố gắng thực hiện thật tốt công tác chủ nhiệm lớp để tác động <br />
tích cực đến nhận thức, suy nghĩ và tình cảm của các em để tập thể lớp 4B trở <br />
thành một tập thể lớp Xuất sắc.<br />
Qua tìm hiểu tôi đã thu thập được kết quả của lớp trong năm học 2017– <br />
2018 <br />
như sau:<br />
+ Tỉ lệ học sinh đi học chuyên cần đạt 91%.<br />
+ Tỉ lệ duy trì sĩ số đạt : 98%. <br />
+ Việc chấp hành nội quy trường lớp khá tốt, đạt 98%.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm – Trường TH Trương Vương 5<br />
Một số biện pháp để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần cho học sinh lớp 4B <br />
trường TH Trưng Vương<br />
<br />
+ Điểm thi cuối kì ở các môn học đánh giá bằng điểm số đa số học sinh <br />
có nhiều tiến bộ và cao hơn so với năm học trước nhưng chưa cao. Kết quả <br />
các môn học và hoạt động giáo dục:<br />
Kết quả cụ thể của lớp năm học: 2017 – 2018 như sau:<br />
<br />
Các môn học và hoạt động <br />
giáo dục Các năng lực Các phẩm chất<br />
T H C T Đ CCG T Đ C CG<br />
T T T T T T<br />
% TS % TS % TS % % % % % %<br />
S S S S S S<br />
<br />
3 13,6 17 77,3 2 9,1 3 13,6 17 77,3 2 9,1 3 13,6 17 77,3 2 9,1<br />
<br />
<br />
+ Hoàn thành chương trình lớp học: 20/22<br />
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:<br />
1. Mục tiêu của giải pháp <br />
Là nâng cao sự nhận thức về cuộc sống, làm cho mọi người công dân hiểu <br />
và biết được tầm quan trọng của việc học góp phần vào việc nâng cao mặt <br />
bằng dân trí nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của <br />
đất nước trong giai đoạn đổi mới hiện nay.<br />
Nâng cao năng lực hiệu quả đào tạo, nhằm đảm bảo mỗi học sinh được phát <br />
triển toàn diện về trí, đức, thể, mỹ đồng thời hình thành cho học sinh kỷ năng <br />
cơ bản, có những hiểu biết ban đầu về khoa học kỹ thuật và hướng nghiệp từ <br />
đó tiếp thu những kiến thức mới trong quá trình học tập. <br />
2. Nội dung và cách thực hiện giải pháp<br />
a, Nội dung:<br />
Được Ban Giám hiệu giao trọng trách chủ nhiệm, bản thân tôi nhận thấy <br />
rằng đó là trách nhiệm lớn, phải xem tập thể lớp là gia đình của mình, học sinh <br />
là em, là con của mình. Xuất phát từ nhận thức trên, người giáo viên chủ nhiệm <br />
mới để hết tâm trí, tình cảm của mình vào công việc quan trọng này. Từ đó có <br />
thể xây dựng được những biện pháp chủ nhiệm có hiệu quả, áp dụng cho tất <br />
cả các lớp và áp dụng cho bất cứ năm học nào.<br />
b, Cách thực hiện giải pháp<br />
Những giải pháp, việc làm cụ thể mà tôi đã và đang áp dụng để làm tốt <br />
công tác duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần :<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm – Trường TH Trương Vương 6<br />
Một số biện pháp để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần cho học sinh lớp 4B <br />
trường TH Trưng Vương<br />
<br />
* Vận động kết hợp hình thức kể chuyện, tình huống:<br />
Từ trước đến nay, thông thường khi có học sinh có nguy cơ bỏ học thì <br />
giáo viên chủ nhiệm nhanh chóng đến nhà "vận động". Đây là một biện pháp <br />
được rất nhiều giáo viên chủ nhiệm áp dụng, thậm chí áp dụng một cách nhanh <br />
chóng và kịp thời. Tuy nhiên kết quả cuối cùng ra sao? phần lớn là "ký biên <br />
bản". Đối với chúng tôi, đến nhà vận động học sinh có nguy cơ bỏ học cũng là <br />
một cách mà chúng tôi cũng áp dụng như bao giáo viên chủ nhiệm khác. Tuy <br />
nhiên, trước khi đi vận động học sinh, chúng tôi tìm hiểu kĩ nguyên nhân học <br />
sinh bỏ học và hoàn cảnh gia đình của học sinh. Từ đó chúng tôi tìm những mẩu <br />
chuyện phù hợp với tình huống để lồng ghép khéo léo khi đến nhà vận động <br />
học sinh. <br />
* Vận động những người có uy tín trong họ hàng cùng vận động<br />
Ngoài việc đơn thuần đi vận động gia đình để cho con đi học, chúng ta <br />
cũng có thể tìm đến những người có uy tín, học thức trong họ hàng cùng vận <br />
động. Bởi họ là những người có sức tác động mạnh, có thể giúp giáo viên chủ <br />
nhiệm trong việc vận động các em.<br />
* Kết hợp bạn thân của học sinh đi vận động<br />
Lứa tuổi học sinh lớp 4,5 là lứa tuổi biến đổi mạnh mẽ tâm sinh lí, các <br />
em rất dễ bị lôi cuốn từ bạn bè. Trên cơ sở này chúng ta khéo léo xây dựng <br />
thành hình thức vận động thông qua buổi đi chơi, đi thăm bạn. Đây là một biện <br />
pháp không kém phần hiệu quả, nó có sức lôi cuốn mạnh mẽ, thiết thực. Đối <br />
với những học sinh không muốn đi học thì việc trao đổi giữa giáo viên chủ <br />
nhiệm và học sinh cũng ít mang lại hiệu quả. Tuy nhiên việc đi vận động có <br />
kết hợp học sinh, những người bạn thân thì kết quả cũng rất khả quan.<br />
* Đối với học sinh vắng học đi chơi game<br />
Game là một trong những thú vui rất bổ ích cho con người. Tuy nhiên <br />
nếu lạm dụng game thì trở thành tai hại nghiêm trọng. Bên cạnh đó, game có <br />
sức hút mạnh mẽ đối với tất cả những ai đã từng chơi, trong đó có học sinh. <br />
Nghỉ học chơi game là một trong những nguyên nhân phổ biến hiện nay làm <br />
ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục cũng như công tác duy trì sĩ số. Các em <br />
vắng học nhiều rồi dần bỏ học. Đối với trường hợp này, ngoài việc liên hệ <br />
kết hợp với gia đình đến tiệm game kêu gọi các em về trường giáo dục.<br />
* Đối với học sinh vắng học theo nhóm<br />
Bỏ học đi chơi theo nhóm cũng là một trong những nguyên nhân rất nguy <br />
hiểm, ảnh hưởng rất lớn đến công tác duy trì sĩ số. Nó không chỉ làm giảm một <br />
lượng lớn học sinh đi học mà còn có thể gây ra những tệ nạn xã hội nghiêm <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm – Trường TH Trương Vương 7<br />
Một số biện pháp để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần cho học sinh lớp 4B <br />
trường TH Trưng Vương<br />
<br />
trọng. Đối với trường hợp này, tìm hiểu em nào "cầm đầu", hay rủ rê các bạn <br />
bỏ học để liên lạc với gia đình cùng hợp tác giải quyết, giáo dục các em. Bên <br />
cạnh đó xây dựng kế hoạch "mỗi ngày rước một học sinh đi học". Cách làm <br />
này vừa chia tách các đối tượng hay trốn học vừa mang tính cảnh báo răn đe rất <br />
lớn. Với cách làm này sẻ mang lại kết quả khả quan. <br />
* Đối với học sinh vắng học vì bị bệnh<br />
Bệnh là một trong những nguyên nhân buộc học sinh phải nghỉ học, điều <br />
này làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục cũng như việc duy trì sĩ số. Thông <br />
thường khi học sinh bị bệnh, giáo viên thường tiếp nhận thông tin từ gia đình <br />
qua điện thoại hay đơn xin nghỉ rồi giải quyết cho nghỉ có phép mà không biết <br />
các em bị bệnh như thế nào? Ngoài việc tiếp nhận thông tin, chúng tôi còn đến <br />
thăm các em để tìm hiểu, động viên các em và gia đình. Đây là cách làm không <br />
chỉ hữu ích về mặt tinh thần giúp các em mau chóng khỏi bệnh mà còn tạo mối <br />
quan hệ gần gũi giữa giáo viêngia đìnhnhà trường. Cách làm này góp phần rất <br />
lớn đảm bảo sĩ số lớp,với những đối tượng lợi dụng lấy lý do bị bệnh nghỉ <br />
học.<br />
* Tổ chức các trò chơi giữa các nhóm<br />
Bên cạnh việc vận động học sinh, thì biện pháp tổ chức các trò chơi là <br />
rất quan trọng. Cách này nhằm thu hút học sinh đến lớp, tạo môi trường thân <br />
thiện học tập. Cách này cũng được Tổng phụ trách và Ban phụ trách thiếu nhi <br />
thực hiện trong toàn trường. Tuy nhiên đối với vai trò là giáo viên chủ nhiệm, <br />
có thể sắp xếp thời gian tổ chức thêm các trò chơi giữa các nhóm trong lớp chủ <br />
nhiệm của mình ví dụ như: kéo co, đánh cờ, chuyền chanh,... Đây là một trong <br />
những cách rất hiệu quả để thu hút học sinh và phát động phong trào bởi các <br />
em được chơi thì sẽ không trốn học, nghỉ học đi chơi.<br />
*Đối với các em học yếu : <br />
Tăng cường công tác kiểm diện nắm sát hoàn cảnh gia đình, năng lực <br />
học tập của học sinh. Trường tổ chức phụ đạo học sinh yếu, vận động các em <br />
trở lại học theo kịp các bạn. Phân công đôi bạn cùng tiến, giúp đỡ nhau trong <br />
học tập.<br />
Hàng tuần tuyên dương những em học yếu có nhiều cố gắng vươn lên <br />
trong học tập. Thường xuyên liên hệ với gia đình học sinh yếu để cha mẹ học <br />
sinh tạo điều kiện tốt cho các em tham gia phụ đạo. <br />
Thường xuyên kiểm tra giám sát học sinh (đặc biệt là đối tượng học <br />
sinh yếu và học sinh cá biệt) để có biện pháp phối hợp giáo dục, giúp đỡ học <br />
sinh. Thực hiện sinh hoạt 15 phút đầu giờ và sinh hoạt cuối tuần, nội dung sinh <br />
hoạt tập trung chấn chỉnh việc học bài của học sinh, như biểu dương khen <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm – Trường TH Trương Vương 8<br />
Một số biện pháp để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần cho học sinh lớp 4B <br />
trường TH Trưng Vương<br />
<br />
ngợi những học sinh tham gia học tập nghiêm túc đầy đủ, phê bình nhắc nhở <br />
những học sinh lười học, bỏ học, về nhà không học bài cũ, đến lớp không ghi <br />
chép bài … Động viên những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những <br />
học sinh yếu nhưng có thái độ học tập tốt . Phân công cho học sinh khá giỏi <br />
kèm cặp giúp đỡ những học sinh yếu kém.Thường xuyên liên lạc với phụ <br />
huynh học sinh đặc biệt là những trường cá biệt, thường trốn học bỏ học để <br />
phối hợp giáo dục.<br />
*Đối với học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn: <br />
GVCN kết hợp chi hội phụ huynh lớp đến những gia đình lớp mình có <br />
con em lao động sớm nhằm tâm tình thuyết phục gia đình dành thời gian học <br />
tập cho học sinh. Thông báo những văn bản về chế độ miễn giảm cho cha mẹ <br />
học sinh nắm. Kêu gọi hội phụ huynh học sinh giúp đỡ các em tập sách, cặp <br />
viết… nhằm giúp các em đủ điều kiện đến trường và yên tâm trong học tập. <br />
*Đối với gia đình đi làm ăn xa có khả năng dẫn con theo : <br />
GVCN nắm danh sách các em có cha mẹ thường xuyên đi làm ăn xa để <br />
kịp thời báo BGH tên cha mẹ, địa chỉ cụ thể từng trường hợp để nhà trường <br />
kết hợp chính quyền địa phương để quan tâm sâu sát hơn những đối tượng <br />
này.Thường xuyên đến gia đình nắm tình hình động viên nhằm hạn chế học <br />
sinh bỏ học vì phải theo cha mẹ đi làm ăn xa nhất là các thời điểm sau tết, vụ <br />
mùa… <br />
* Về phía giáo viên chủ nhiệm( GVCN) lớp.<br />
Là một giáo viên chủ nhiệm lớp phải có trách nhiệm và một nghệ thuật <br />
giáo dục , GVCN có vai trò hết sức quan trọng nhằm giúp nhà trường thực hiện <br />
tốt công tác giáo dục học sinh, trong đó có công tác duy trì sĩ số học sinh. Một <br />
giáo viên chủ nhiệm tốt không chỉ giúp lớp mình học tốt mà còn biết cách để <br />
giúp các học sinh siêng năng học tập đi học đều đặn hơn, duy trì sĩ số tốt hơn. <br />
Giáo viên chủ nhiệm cần phải sắp xếp để có nhiều thời gian hơn nữa, gặp gỡ, <br />
trao đổi với lớp chủ nhiệm trước để nắm bắt tình hình học sinh của lớp từ đó <br />
sẽ có những thông tin về việc nghỉ học, bỏ học của học sinh để có thể tìm <br />
biện pháp kịp thời ngăn chặn việc bỏ học của các em. Đặc biệt vào các dịp <br />
nghỉ lễ, tết, nghỉ giữa học kì,…..Nhiều em sẽ có cơ hội nghỉ nhiều ngày và có <br />
cơ hội bỏ học đặc biệt là các em lười học, học yếu mà động cơ học tập của <br />
các em này không có, cha mẹ các em này ít quan tâm vào việc học của các em <br />
cho nên vào những thời điểm này công tác của người giáo viên chủ nhiệm trở <br />
nên hết sức quan trọng. Tóm lại sự quan tâm thường xuyên của người giáo viên <br />
chủ nhiệm chính là một biện pháp tinh thần hết sức quan trọng để từ đó hạn <br />
chế tình trạng bỏ học của các em học sinh một cách tốt nhất. <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm – Trường TH Trương Vương 9<br />
Một số biện pháp để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần cho học sinh lớp 4B <br />
trường TH Trưng Vương<br />
<br />
Liên lạc thường xuyên với cha mẹ học sinh của lớp sẽ giúp cho chủ <br />
nhiệm nắm bắt rõ hơn về thời gian biểu của các học sinh cũng như các thói <br />
quen, sở thích và tính cách của từng học sinh. Một khi hiểu rõ học sinh của <br />
mình hơn thì giáo viên chủ nhiệm sẽ có nhiều giải pháp hơn để giúp học sinh <br />
của mình chuyên cần hơn trong việc học tập cũng như duy trì tính chuyên cần <br />
của các em. Khi có học sinh bỏ học thì giáo viên chủ nhiệm cần phải thông báo <br />
ngay cho cán bộ chuyên trách Ban giám hiệu nhà trường đồng thời sắp xếp <br />
thời gian gặp trực tiếp cha mẹ để trao đổi các thông tin cùng nhau tìm các giải <br />
pháp phối hợp tốt hơn đưa học sinh trở lại trường. Học sinh sẽ trở nên chuyên <br />
cần, tích cực học tập hơn nếu sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình có hiệu <br />
quả đáng kể. Đối với những phụ huynh học sinh tích cực quan tâm đến tình <br />
hình học tập của con em học sinh sẽ tích cực ủng hộ nhà trường nhằm tìm giải <br />
pháp tốt nhất duy trì sĩ số học sinh trong nhà trường để góp phần nâng cao hiệu <br />
quả giáo dục.<br />
Trong các kỳ họp phụ huynh bản thân GVCN luôn lắng nghe nắm bắt <br />
nguyện vọng của cha me học sinh, thông báo những khoản đóng góp; Luôn chú <br />
ý đến gia đình nghèo, kiến nghị lên cấp trên các khoản đóng góp, vận động các <br />
em trong lớp, các nhà hảo tâm, chính quyền hỗ trợ tập vở, sách giáo khoa; xe <br />
đạp tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình gặp hoàn cảnh không may, những <br />
việc làm nhỏ bé đó tuy giá trị vật chất không đáng là bao nhưng đã tạo được <br />
tình cảm gắn bó, các em biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau với tinh thần đoàn <br />
kết tương trợ lẫn nhau. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm – Trường TH Trương Vương 10<br />
Một số biện pháp để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần cho học sinh lớp 4B <br />
trường TH Trưng Vương<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn)<br />
Hiện nay, trong môi trường giáo dục đã có không ít những trường hợp học <br />
sinh thường xuyên trốn học vì đam mê và nghiện ngập trò chơi trên Internet <br />
dẫn tới thường xuyên nghỉ học tình hình học tập sa sút rồi bỏ học. Trong quá <br />
trình chủ nhiệm những năm học vừa qua đã có trường hợp vì sự lôi cuốn của <br />
các trò chơi game đã thu hút dẫn đến bỏ học. Để hạn chế những trường hợp <br />
trên GVCN luôn theo dõi nắm bắt kịp thời các ảnh hưởng của các tác động xã <br />
hội này từ đó có thể tìm hiểu để đề ra các biện pháp ngăn chặn tác động này <br />
đặc biệt là phải tìm hiểu cụ thể nguyên nhân để từ đó phối hợp cùng với các <br />
lực lượng xã hội gia, đình nhanh chóng kìm chế sự tác động tiêu cực đến học <br />
sinh để các em đi học thường xuyên hơn góp phần duy trì sĩ số học sinh. Trong <br />
tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, GVCN chuẩn bị nội dung và phân tích kỹ những <br />
mặt ưu và cũng rất nghiêm khắc với những vi phạm nội quy của nhà trường, <br />
luôn luôn biểu dương các em học yếu có tiến bộ.<br />
IV. TÍNH ĐỔI MỚI CỦA GIẢI PHÁP: <br />
Việc làm mới mẽ, hữu ích và hiệu quả nhất để lôi cuốn học sinh đi học <br />
chuyên cần hơn là việc tổ chức sinh nhật cho các em. đây là một một việc làm <br />
mà các em rất thích và lúc nào cũng mong đợi đến cuối tuần để dự sinh nhật <br />
của một bạn nào đó hay là của mình. <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm – Trường TH Trương Vương 11<br />
Một số biện pháp để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần cho học sinh lớp 4B <br />
trường TH Trưng Vương<br />
<br />
Ngay từ khi nhận lớp, tôi tìm hiểu ngày tháng sinh của các em rồi đưa về <br />
cùng một nhóm, phát động gây quỹ và xây dựng kế hoạch tổ chức sinh nhật <br />
cho các em. Do không có thời gian có thể tổ chức sinh nhật cho các em theo <br />
tháng và lồng ghép vào tiết sinh hoạt lớp. Không cần sang trọng, không cần quà <br />
có giá trị mà chỉ cần những lời chúc của giáo viên chủ nhiệm và bạn bè trong <br />
lớp, những món quà bé nhỏ và nhất là không khí ấm áp vui tươi của tập thể <br />
cũng đủ đem đến cho các em sự hạnh phúc, phấn khởi. Qua cách làm này chúng <br />
tôi thấy các em rất thích, đoàn kết và cố gắng học tập và đi học đều hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
( Hình ảnh: Một buổi sinh nhật của các em sinh vào tháng 10)<br />
<br />
<br />
Bên cạnh đó giáo viên cần xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết trong một <br />
năm học cho tất cả các mảng của công tác chủ nhiệm.<br />
Xác định thời gian thực hiện và người thực hiện đối với các hoạt động <br />
mà giáo viên đã định hướng.<br />
Có hình thức phối hợp chặt chẽ, hiệu quả đối với các đối tượng phối <br />
hợp khác như: Đội TNTP; Thư viện; Văn thư; Giáo viên bộ môn và gia đình <br />
học sinh…<br />
Trong quá trình thực hiện các giải pháp, biện pháp nêu trên phải được <br />
thực hiện thường xuyên liên tục trong các tiết học, buổi học và trong các hoạt <br />
động của lớp.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm – Trường TH Trương Vương 12<br />
Một số biện pháp để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần cho học sinh lớp 4B <br />
trường TH Trưng Vương<br />
<br />
V. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: <br />
Qua việc thực hiện các biện pháp trên kết quả cho thấy học sinh ham <br />
học hơn, học tập có tiến bộ, năng động trong học tập cũng như sinh hoạt vui <br />
chơi. Số lượng học sinh bỏ học giữa chừng vì học yếu, vì chán học không cón. <br />
Qua thời gian một năm chủ nhiệm lớp 4B trong năm học 20182019, băng vì ệc <br />
áp dụng kinh nghiệm làm chủ nhiệm của mình, ban thân đã có đ<br />
̉ ược những <br />
thành công đáng khích lệ cả về phía cá nhân tôi và cả lớp tôi chủ nhiệm. Đồng <br />
thời, bản thân tôi cũng như đồng nghiệp cũng đã nhìn thấy được thay đôi rât̉ ́ <br />
lơn c<br />
́ ủa nhiều cá nhân học sinh nói riêng và tập thể lớp 4B nói chung. Cu thê,<br />
̣ ̉ <br />
sau một năm học, tập thể lớp 4B đạt được những thành tích và những sự thay <br />
đổi như sau:<br />
+ Tỉ lệ học sinh đi học chuyên cần đạt 99%.<br />
+ Tỉ lệ duy trì sĩ số đạt : 100%. <br />
+ Việc chấp hành nội quy trường lớp tốt, đạt 100%.<br />
+ Ý thức chấp hành nội quy tốt, đa số học sinh đã ngoan hơn, biết nghe <br />
lời hơn (qua theo dõi của giáo viên chủ nhiệm và qua lời nhận xét BGH nhà <br />
trường, của nhiều giáo viên bộ môn).<br />
+ Tham gia nhiệt tình, tích cực hơn và có nhiều thành tích cao hơn đối <br />
với các hoạt động phong trào (qua việc tham gia và kết quả cụ thể của các <br />
phong trào do nhà trường đề ra như ).<br />
+ Thai đô và ý th<br />
́ ̣ ức học tập tốt của học được nâng lên rõ rệt, học sinh <br />
cảm nhận được tầm quan trọng của việc học và rèn luyện ở trường, lớp.<br />
+Tinh thần đoàn kết, biết giúp đỡ nhau trong học tập và trong sinh hoạt <br />
của học sinh được thể hiện trông thấy.<br />
+ Tham gia các cuộc thi đều có đạt kết quả:<br />
+ Vở sạch chữ đẹp cấp trường: 25em, tham gia thi văn nghệ chào mừng <br />
ngày 22/12 đạt giải nhì.<br />
Kết quả cụ thể của lớp 4B về các môn học và hoạt động giáo dục như <br />
sau: <br />
Năm học 2017 2018 <br />
Các môn học và hoạt động <br />
giáo dục Các năng lực Các phẩm chất<br />
T H C T Đ CCG T Đ C CG<br />
T T T T T T T<br />
% TS % % TS % % % % % %<br />
S S S S S S S<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm – Trường TH Trương Vương 13<br />
Một số biện pháp để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần cho học sinh lớp 4B <br />
trường TH Trưng Vương<br />
<br />
<br />
3 13,6 17 77,3 2 9,1 3 13,6 17 77,3 2 9,1 3 13,6 17 77,3 2 9,1<br />
<br />
<br />
<br />
Năm học: 20182019( Giữa học kì 2)<br />
Các môn học và hoạt động <br />
giáo dục Các năng lực Các phẩm chất<br />
T H C T Đ CCG T Đ C CG<br />
T T T T T T T T T<br />
% % % % % % % % %<br />
S S S S S S S S S<br />
<br />
7 35,0 13 65,0 0 0 10 50,0 10 50,0 0 0 10 50,0 10 50,0 0 0<br />
<br />
<br />
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
I. KẾT LUẬN: <br />
Để duy trì và đảm bảo sĩ số đạt kết quả tốt, mỗi giáo viên chúng ta nói <br />
chung và đối với riêng tôi phải luôn tìm tòi biện pháp thích hợp mang lại hiệu <br />
quả cao nhất cho từng năm học. Bản thân tôi luôn coi trọng những biện pháp <br />
đã trình bày ở trên.<br />
Qua bao năm tận tụy với nghề nghiệp, hết lòng yêu nghề, mến trẻ thực <br />
hiện phương châm “Tất cả vì học sinh thân yêu” và theo định hướng của bộ <br />
giáo dục và đào tạo về xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích <br />
cực”.Kết hợp với kinh nghiệm bao năm gắn bó với nghề tôi đã phối hợp tốt <br />
với giáo viên bộ môn, với ban giám hiệu đưa ra nhiều biện pháp duy trì sĩ số và <br />
đảm bảo chuyên cần. Đây là một trong những tác động lớn đã đưa tôi đến việc <br />
nghiên cứu đề tài thiết thực hơn nhằm thực hiện đề tài viết sáng kiến kinh <br />
nghiệm đạt kết quả cao nhất.<br />
Tôi tin rằng những phương pháp đã thực hiện trong hiện tại và tương lai tỉ lệ <br />
duy trì sĩ số của trường Tiểu học Trưng Vương ngày càng được nâng cao.<br />
II. KIẾN NGHỊ: <br />
Về phía Phòng giáo dục tập huấn công tác chủ nhiệm lớp hàng năm cho <br />
các trường để các trường có kế hoạch tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm lớp.<br />
Về phía nhà trường quan tâm tạo điều kiện để giáo viên chủ nhiệm làm tốt <br />
nhiệm vụ được giao. <br />
Ngoài những biện pháp tích cực trong đề tài này, có thể còn có những <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm – Trường TH Trương Vương 14<br />
Một số biện pháp để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần cho học sinh lớp 4B <br />
trường TH Trưng Vương<br />
<br />
biện pháp khác, bản thân tôi chưa nhận thấy và mong rằng các đồng nghiệp <br />
đọc sáng kiến kinh nghiệm này đóng góp ý kiến, Trên đây là những kinh <br />
nghiệm mà bản thân tôi đã nghiên cứu, tìm tòi, phát triển và vận dụng, trong <br />
công tác chủ nhiệm lớp. Mặc dù đã có nhiều chuyển biến về kết quả trong <br />
công tác chủ nhiệm khi tôi vận dụng đề tài nhưng không thể trách khỏi những <br />
hạn chế nhất định. Rất mong sự góp ý của quý thầy cô để đề tài đạt được <br />
hiệu quả cao hơn bổ sung cho đề tài được hoàn thiện hơn, để bản thân tôi học <br />
hỏi từ đó có thêm điều kiện để có thể tiếp tục mở rộng, nghiên cứu về đề tài <br />
trong thời gian tới.<br />
<br />
<br />
Bình Hòa, ngày 22 tháng 02 năm 2019<br />
NGƯỜI VIẾT<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Thẩm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm – Trường TH Trương Vương 15<br />
Một số biện pháp để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần cho học sinh lớp 4B <br />
trường TH Trưng Vương<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Luật giáo dục tiểu học <br />
2. Điều lệ trường Tiểu học<br />
3. Điều lệ Hội cha mẹ học sinh<br />
4. Quy định về chuẩn giáo viên Tiểu học<br />
5. Một số văn bản chỉ đạo của ngành giáo dục, của phòng giáo dục và <br />
đào tạo và của nhà trường.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm – Trường TH Trương Vương 16<br />
Một số biện pháp để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần cho học sinh lớp 4B <br />
trường TH Trưng Vương<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHỤ LỤC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm – Trường TH Trương Vương 17<br />
Một số biện pháp để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần cho học sinh lớp 4B <br />
trường TH Trưng Vương<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC NỘI DUNG TRANG<br />
<br />
PHẦNTHỨ NHẤT: MỞ ĐẦU 1<br />
<br />
I Đặt vấn đề 1<br />
<br />
1 Lí do lí luận 1<br />
<br />
2 Lý do thực tiển 1<br />
<br />
3 Đối tượng nghiên cứu 2<br />
<br />
4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 2<br />
<br />
II. Mục tiêu nghiên cứu 2<br />
<br />
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2<br />
<br />
I. Cơ sở lí luận của vấn đề 2<br />
<br />
II Thực trạng của vấn đề 4<br />
<br />
III Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 6<br />
<br />
1 Mục tiêu của giải pháp 6<br />
<br />
2. Nội dung và cách thực hiện giải pháp 6<br />
<br />
IV Tính mới của giải pháp 10<br />
<br />
V Hiệu quả của sáng kiến 11<br />
<br />
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 13<br />
<br />
I Kết luận 13<br />
<br />
II Kiến nghị 13<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm – Trường TH Trương Vương 18<br />
Một số biện pháp để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần cho học sinh lớp 4B <br />
trường TH Trưng Vương<br />
<br />
<br />
Nhận xét của hội đồng thẩm định cấp trường <br />
.............................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................<br />
Chủ tịch Hội đồng <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm – Trường TH Trương Vương 19<br />
Một số biện pháp để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần cho học sinh lớp 4B <br />
trường TH Trưng Vương<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm – Trường TH Trương Vương 20<br />