Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn ở trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
TT Nội dung Trang<br />
I Phần mở đầu 2<br />
1 Lý do chọn đề tài 2<br />
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3<br />
3 Đối tượng nghiên cứu 3<br />
4 Giới hạn của đề tài 3<br />
5 Phương pháp nghiên cứu 3<br />
II Phần nội dung 4<br />
1 Cơ sở lý luận 4<br />
2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 5<br />
3 Nội dung và hình thức của giải pháp 6<br />
a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 6<br />
b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp. 6<br />
c Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 12<br />
d Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên 12<br />
cứu, phạm vi ứng dụng.<br />
III Phần kết luận, kiến nghị 13<br />
1 Kết luận 13<br />
2 Kiến nghị 13<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. Phần mở đầu<br />
1. Lý do chọn đề tài:<br />
Trong những năm qua, UBND huyện Krông Ana đã tập trung chỉ đạo <br />
nghành giáo dục, chính quyền các xã, thị trấn thực hiện công tác huy động học <br />
sinh trong độ tuổi đến trường, hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non, phổ cập <br />
<br />
Võ Thị Lan – TH Hoàng Văn Thụ 1<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn ở trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
giáo dục tiêu học, phổ cập giáo dục THCS và nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy <br />
nhiên, hiện nay vẫn còn tình trạng học sinh bỏ học ở vùng sâu, vùng xa, vùng có <br />
nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.<br />
Thực hiện công văn số: 22047/TBUBND ngày 25 tháng 8 năm 2018 của Ủy <br />
ban nhân dân huyện Krông Ana về Thông báo kết luận của ông Trần Hữu Thọ <br />
Phó chủ tịch UBND huyện tại Hội nghị Công tác duy trì sĩ số, huy động học sinh <br />
bỏ học trở lại lớp và định hướng cho những năm học tiếp theo. Căn cứ vào nghị <br />
quyết Hội nghị công nhân viên chức năm học 2016 – 2017 và năm học 20172018 <br />
của Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ về việc hạn chế tình trạng học sinh bỏ <br />
học và phải nâng cao tỷ lệ đi học chuyên cần của học sinh. Nhà trường đã <br />
mạnh dạn đưa chỉ tiêu duy trì sĩ số vào làm căn cứ đánh giá cán bộ, giáo viên <br />
hàng kỳ, hàng năm. Cán bộ viên chức nhà trường đã biết được công tác duy trì sĩ <br />
số là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. <br />
Để duy trì, nâng cao hiệu quả công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đòi hỏi <br />
một trong những điều kiện không thể thiếu được đó là : “ Duy trì sĩ số cho học <br />
sinh nói chung và học sinh dân tộc thiểu số nói riêng”. Đây là vấn đề mà các cấp <br />
rất quan tâm , chỉ đạo bằng các Nghị quyết của Đảng bộ các cấp và chi bộ nhà <br />
trường.<br />
Xác định lí do học sinh không muốn đi học và bỏ học giữa chừng có rất <br />
nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân do kết quả học tập của các em còn <br />
thấp hoặc phải lưu ban dẫn đến chán nản, bỏ học là nguyên nhân chủ yếu và <br />
trực tiếp thuộc trách nhiệm của nhà trường. Với trách nhiệm của một Phó hiệu <br />
trưởng nhà trường Tiểu học tôi mong muốn học sinh của nhà trường đạt chỉ tiêu <br />
duy trì sĩ số, tỷ lệ chuyên cần cao cũng như phải đạt yêu cầu về mặt chất lượng <br />
học tập. Nhưng thực tế vô cùng khó khăn vì đối tượng học sinh trên địa bàn buôn <br />
Dur1 rất đa dạng, vì mỗi em có hoàn cảnh gia đình và điều kiện sống khác nhau, <br />
nếu việc chỉ đạo của nhà trường không sát sao, không có sự hỗ trợ của các đoàn <br />
thể ngoài xã hội thì khó mà đạt chỉ tiêu duy trì sĩ số học sinh theo nghị quyết đề <br />
ra đầu năm học.<br />
Thôn Buôn Dur1 xã Dur Kmăn thuộc buôn đặc biệt khó khăn, tỷ lệ học sinh <br />
dân tộc thiểu số chiếm gần 58%. Hằng năm số lượng học sinh dân tộc đi học <br />
chưa chuyên cần và có nguy cơ bỏ học khá cao, cụ thể hè 2017 Trường Tiểu học <br />
Hoàng Văn Thụ có 03 em học sinh bỏ học chiếm tỉ lệ 5,14 %. Tỷ lệ học sinh đi <br />
<br />
Võ Thị Lan – TH Hoàng Văn Thụ 2<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn ở trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
học chưa chuyên cần và bỏ học nhiều như thế không những ảnh hưởng rất lớn <br />
đến hiệu quả đào tạo của nhà trường cũng như ngành giáo dục của huyện, nó <br />
còn ảnh hưởng rất nhiều đến công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi . <br />
Qua nhiều năm làm công tác quản lý học sinh vùng dân tộc thiểu số, trước <br />
những vấn đề nêu trên, tôi suy nghĩ rất nhiều: làm thế nào mà duy trì được sĩ số <br />
học sinh, để thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục Tiểu học và duy trì phổ <br />
cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp duy <br />
trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn ở trường TH Hoàng <br />
Văn Thụ”.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
Mục tiêu: <br />
<br />
Ngăn chặn tình trạng học sinh đi học không chuyên cần, học sinh bỏ học. <br />
Nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo và <br />
giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học.<br />
Nhiệm vụ: <br />
Xác định rõ nguyên nhân khiến học sinh đi học chưa chuyên cần, học sinh <br />
bỏ học đối với từng trường hợp cụ thể để có các giải pháp hữu hiệu vận động <br />
học sinh đi học chuyên cần và vận động học sinh bỏ học trở lại lớp.<br />
Xác định rõ vai trò của người quản lý trường học trong công tác duy trì sĩ số<br />
Đề xuất biện pháp duy trì sĩ số trong giai đoạn hiện nay và định hướng cho <br />
những năm học tiếp theo. <br />
3. Đối tượng nghiên cứu: <br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số cùng đặc biệt khó <br />
khăn.<br />
4. Giới hạn đề tài:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Võ Thị Lan – TH Hoàng Văn Thụ 3<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn ở trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
Học sinh lớp 3,4,5 thuộc buôn Dur1 trường tiểu học Hoàng Văn Thụ năm <br />
học 20162017 và học kỳ 1 năm học 20172018.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu :<br />
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: <br />
Đọc các tài liệu có liên quan đến công tác duy trì sĩ số, Các văn kiện, các <br />
chỉ, Nghị quyết của trung ương của bộ chính trị, Đảng bộ huyện Krông Ana, các <br />
báo cáo, kết luận của Ủy ban nhân dân huyện Krông Ana về công tác duy trì sĩ số <br />
và huy động học sinh bỏ học trở lại lớp. Nghị quyết của Đảng ủy, ủy ban xã <br />
Dur Kmăn.<br />
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn : <br />
Tôi đã dùng phương pháp Điều tra hoàn cảnh gia đình học sinh, chế độ <br />
chính sách đối với học sinh dân tộc thiểu số. Trao đổi với Cha mẹ học sinh để <br />
tìm biện pháp.<br />
c) Nhóm phương pháp thống kê toán học : Bảng thống kê số liệu học <br />
sinh bỏ học của những năm học trước. <br />
<br />
II. Phần nội dung<br />
1. Cơ sở lý luận <br />
Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nơi <br />
tạo những cơ sở ban đầu cơ bản và bền vững cho trẻ em tiếp tục học lên bậc <br />
học cao hơn. Nhà trường Tiểu học có vị trí, chức năng, nhiệm vụ đặc biệt quan <br />
trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ em, là nơi tổ chức một cách tự giác <br />
quá trình phát triển đúng đắn, lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ <br />
năng học tập, rèn luyện của học sinh. Mục tiêu, nhiệm vụ của trường tiểu học <br />
là đem đến cho trẻ em hạnh phúc được học tập, là làm cho trẻ em được hưởng <br />
thụ một nền giáo dục tốt đẹp ở trường tiểu học.<br />
Việc duy trì sĩ số trong các trường học, là một chủ trương lớn của ngành <br />
giáo dục nhằm cụ thể hoá Nghị quyết của Đảng các cấp, đây là giải pháp có tính <br />
<br />
Võ Thị Lan – TH Hoàng Văn Thụ 4<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn ở trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
chiến lược nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và bồi dưỡng những tài năng <br />
của đất nước. <br />
Vì chỉ trên cơ sở của sự phát triển phong phú, hài hoà có tính toàn diện của <br />
nhân cách thì tài năng con người mới có điều kiện nảy nở và phát triển một cách <br />
cơ bản và bền vững. Ở những trường tiểu học việc duy trì tốt sĩ số học sinh, <br />
học sinh được giáo dục toàn diện, được thực hiện các hoạt động khác; đặc biệt <br />
các em được học các thầy cô giáo có tâm huyết, có tay nghề và tinh thần trách <br />
nhiệm cao, các em có đầy đủ các điều kiện và phương tiện học tập, các em <br />
được phát triển trong môi trường giáo dục đầy đủ, lành mạnh. Trong điều kiện <br />
đó, mỗi học sinh sẽ được phát triển theo khả năng của mình để đạt chất lượng <br />
cao, để trở thành học sinh giỏi và là tiền đề cơ bản để trẻ em tiếp tục phát triển <br />
và xuất hiện những tài năng sau này, các em sẽ là chủ nhân tương lai của đất <br />
nước. Với xã Dur Kmăn là xã đặc biệt khó khăn đồng bào dân tộc lại đông, kinh <br />
tế còn nghèo, tri thức còn rất hạn chế, các em thì chưa xác định được việc học là <br />
quan trọng, dẫn đến bỏ tiết, bỏ buổi để đi chơi, với bản thân là một cán bộ <br />
quản lý phụ trách chuyên môn nhà trường tôi luôn trăn trở về vấn đề này. <br />
Chính vì vậy nên tôi đã quyết tâm tìm mọi biện pháp để chỉ đạo công tác <br />
duy trì sĩ số học sinh ở Lớp 3,4,5 ở buôn Dur1 Trường Tiểu học Hoàng Văn <br />
Thụ.<br />
2. Thực trạng công tác duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số vùng đặc biệt <br />
khó khăn.<br />
Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ nằm ở Buôn Dur1 thuộc địa bàn xã khó <br />
khăn, là địa phương có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nên phần lớn <br />
Cha mẹ học sinh nằm trong diện lao động nghèo, hoàn cảnh khó khăn, địa bàn <br />
dân cư rộng, nên việc xây dựng nề nếp, quản lý học sinh còn gặp nhiều khó <br />
khăn. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc dạy và học, cơ sở vật chất của <br />
nhà trường còn nhiều hạn chế nhưng tập thể cán bộ, giáo viên trường tiểu học <br />
Hoàng Văn Thụ đã không ngừng phấn đấu để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ và <br />
đặc biệt là chú trọng về công tác duy trì sĩ số trong nhà trường. Ngoài nắm vững <br />
chuyên môn giáo viên còn nghiên cứu, tìm hiểu về đối tượng học sinh, chủ động <br />
xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung, chương trình của từng môn học, xây <br />
dựng kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh để nâng cao chất lượng <br />
dạy học hạn chế học sinh lưu ban, không để học sinh bỏ học. Thực tế qua việc <br />
<br />
Võ Thị Lan – TH Hoàng Văn Thụ 5<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn ở trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
làm của cán bộ viên chức đã đem lại kết quả về chất lượng giáo dục trong nhà <br />
trường, tạo môi trường học tập, môi trường vui chơi an toàn cho học sinh. Học <br />
sinh có đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập, hăng hái tham gia xây dựng bài <br />
học. Mặc dù vậy nhưng mấy năm trước đây tỷ lệ học sinh đi học chưa chuyên <br />
cần còn cao, còn có học sinh bỏ học sau dịp nghỉ hè. <br />
Nguyên nhân chủ yếu:<br />
Các em thuộc gia đình thiếu bố (mẹ). Tức là bố mẹ ly hôn hoặc bố mẹ <br />
thường xuyên cãi nhau, bố hay rượu chè. Số trẻ em này thường có tính khí rất <br />
bướng bỉnh, ít nghe lời. hay quậy phá, tự ti lúc nào cũng mặc cảm , tự cho mình <br />
thua kém và tự xa lánh bạn bè dẫn đến lười đi học, dần dần bỏ học nếu không <br />
có biện pháp giúp đõ kịp thời.Các em mồ côi bố hoặc mẹ, bố mẹ đi làm ăn xa, <br />
các em cũng thường ở với ông bà hoặc người thân nên các em được người thân <br />
nuông chiều dẫn đến các em tự do lêu lổng, sao nhảng việc học dẫn đến không <br />
theo kịp bạn bè nên chán học, bỏ học Các em thuộc gia đình điều kiện kinh tế <br />
không khó khăn lắm, lo làm kinh tế hoặc đi làm kinh tế ở các nơi khác nên bố <br />
mẹ ít quan tâm đến việc học của con em mình, suốt ngày để các em lêu lổng, <br />
không quản lý giờ giấc. Chưa tạo điều kiện tốt cho con em học tập dẫn đến các <br />
em này rất tự do, học ít chơi nhiều, hay trốn học, thường nói dối cha mẹ ốm <br />
đau để được nghỉ học hoặc mang cặp đi học nhưng không vào lớp, ít nghe lời <br />
người lớn và muốn bỏ học.Có những gia đình điều kiện kinh tế khó khăn, các <br />
em nghỉ theo mùa vụ để phụ giúp kinh tế gia đình như chăn bò thuê, hái điều, hái <br />
cà phê thuê. Vì thế việc đến trường của các em không được chuyên cần do phải <br />
phụ giúp công việc gia đình. Do nghỉ nhiều các em ngại đi học và không theo kịp <br />
bạn bè nên chán nản và bỏ học. Công tác phối kết hợp giữa gia đình – nhà <br />
trường – xã hội chưa thường xuyên.Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chưa có sân <br />
chơi, bãi tập phù hợp cho học sinh, chưa có các phòng học bộ môn riêng. Trường <br />
có một số giáo viên tuổi đời, tuổi nghề còn trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm <br />
trong giảng dạy. Một số do lớn tuổi, do hoàn cảnh gia đình, do sức khỏe cũng <br />
ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học. Một số giáo viên chưa nhiệt tình <br />
và chưa coi trọng các phong trào thi đua trong nhà trường. Phương pháp giảng <br />
dạy tích cực chưa được áp dụng sâu rộng. Vì vậy chất lượng giáo dục chưa cao. <br />
Do nhiều nguyên nhân nhu vậy nên có rất nhiều khó khăn cho nhà trường trong <br />
công tác vận động học sinh đi học chuyên cần và công tác duy trì sĩ số. Từ những <br />
<br />
Võ Thị Lan – TH Hoàng Văn Thụ 6<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn ở trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
khó khăn trên điểm trường Buôn Dur1 Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ số <br />
lượng học sinh đi học chưa chuyên cần nhiều và có hoc sinh bỏ học.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
Các giải pháp nhằm mục tiêu nâng cao vai trò giáo dục học sinh, duy trì sĩ <br />
số đảm bảo chất lượng giáo dục cho học sinh; chấn chỉnh công tác quản lý học <br />
sinh trên lớp, hạn chế thấp nhất tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng, có kế <br />
hoạch, biện pháp kịp thời để huy động học sinh bỏ học trở lại học trong thời <br />
gian ngắn nhất. Nhà trường quan tâm đối tượng học sinh yếu, kém, hoàn cảnh <br />
gia đình khó khăn, tránh tình trạng học sinh để học sinh ‘bị bỏ quên’ dẫn đến <br />
tăng nguy cơ bỏ học. Nhà trường xây dựng các biện pháp cụ thể để tổ chức huy <br />
động học sinh phù hợp, chú ý đến hiệu quả. Nâng cao vai trò, trách nhiệm trong <br />
công tác hoạt động NGLL, vai trò của Tổng phụ trách Đội, các tổ chức đoàn thể <br />
và các bộ phận liên quan của nhà trường để nâng cao các hoạt động ngoại khóa.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
Biện pháp 1: Điều tra, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh<br />
Đầu năm học nhà trường chỉ đạo giáo viên điều tra điều kiện hoàn cảnh <br />
của từng học sinh. Lập danh sách học sinh có nguy cơ bỏ học về nhà trường. <br />
Căn cứ vào thực tế của lớp xây dựng kế hoạch chủ nhiệm chỉ đạo triển khai <br />
thực hiện kế hoạch cho phù hợp với tình hình của lớp chủ nhiệm. Trong quá <br />
trình xây dựng và triển khai kế hoạch nêu biện pháp cụ thể đối với những học <br />
sinh có nguy cơ bỏ học hoặc những học sinh đi học chưa chuyên cần.<br />
Cuối năm học 2016 – 2017, nhà trường đã vận đông được 03 em học sinh <br />
bỏ học đi học lại sau nhiều lần đến gặp gia đình và tìm hiểu nguyên nhân, hoàn <br />
cảnh thực tế của gia đình học sinh, nhà trường đã có biện pháp giúp đỡ những <br />
khó khăn kịp thời như tặng quần áo, sách vở, đồ dùng dạy học để học sinh có <br />
thể đi học lại, đảm bảo chất lượng dạy học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Võ Thị Lan – TH Hoàng Văn Thụ 7<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn ở trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biên bản vận động học sinh bỏ học trở lại lớp học<br />
Biện pháp 2: Quan tâm đến đời sống tinh thần và vật chất cho học <br />
sinh<br />
Qua điều tra cuối hè nắm được tình hình học sinh bỏ học, học sinh đi học <br />
chưa chuyên cần bản thân tôi đã phối kết hợp với Đoàn thanh niên huy động các <br />
nguồn hỗ trợ trong và ngoài nhà trường về quần áo, đồ dùng học tập cho học <br />
sinh nghèo, học sinh có nguy cơ bỏ học. Tổng số đầu năm học 20172018 quyên <br />
góp được hơn 50 bộ quần áo vừa mới, vừa cũ. Đầu năm học quyên góp được <br />
hơn 100 bộ quần áo vừa cũ và mới và hơn 12 triệu đồng tiền mặt để hỗ trợ cho <br />
học sinh nghèo và học sinh có nguy cơ bỏ học. <br />
Nhà trường cùng với giáo viên trung tâm học tập cộng đồng và giáo viên <br />
chủ nhiệm đến từng gia đình học sinh tặng quà, vận động học sinh ra lớp, cụ <br />
thể đầu năm học 20162017 nhà trường đã vận động 5 học sinh có nguy cơ bỏ <br />
học ra lớp, cuối năm học vận động 3 em bỏ học trở lại lớp. Đầu năm học 2017<br />
2018 vận động 2 em bỏ học sau hè trở lại lớp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Võ Thị Lan – TH Hoàng Văn Thụ 8<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn ở trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trao 100 suất quà, quần áo cho học sinh nghèo, học sinh DTTS có nguy cơ bỏ học vào Trung <br />
thu<br />
Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng dạy học<br />
Ngay từ đầu năm học nhà trường chỉ đạo giáo viên tổ chức khảo sát, phân <br />
loại đối tượng học sinh. Sau khi có kết quả phân loại nhà trường đã phân công <br />
những giáo viên có năng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm tốt, tiến hành xây <br />
dựng kế hoạch phụ đạo kiến thức cho học sinh phù hợp với tình hình thực tế.<br />
Chỉ đạo giáo viên trong tiết dạy cần quan tâm nhiều hơn đối tượng học <br />
sinh có nguy cơ bỏ học, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trong quá <br />
trình giảng dạy cần khích lệ, gần gủi, động viên tạo sự hứng thú cho các em học <br />
tập, tránh căng thẳng, cứng nhắc. Tạo được mối quan hệ thân thiện giữa thầy và <br />
trò, cho các em thấy được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. <br />
Trong giảng dạy, chú trọng ngay những học sinh có biểu hiện lơ là, sa sút <br />
trong học tập, kết hợp cùng gia đình tìm nguyên nhân và kịp thời bồi dưỡng kiến <br />
thức. <br />
Thường xuyên sử dụng đồ dùng trực quan, tranh ảnh, ...để nâng cao hiệu <br />
quả học tập. Nhận xét, đánh giá theo sự tiến bộ của học sinh, coi trọng động <br />
<br />
Võ Thị Lan – TH Hoàng Văn Thụ 9<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn ở trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh phát huy <br />
nhiều nhất khả năng đảm bảo kịp thời công bằng khách quan.<br />
Biện pháp 4: Chỉ đạo tổng phụ trách Đội phối kết hợp giáo viên chủ <br />
nhiệm lớp xây dựng các hoạt động ngoại khóa để thu hút học sinh đến <br />
trường<br />
Chỉ đạo tổng phụ trách Đội phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lên kế hoạch <br />
tổ chức các hoạt động NGLL như tổ chức các cuộc thi, giao lưu văn nghệ, kể <br />
chuyện, trò chơi chơi dân gian, Hội khỏe Phù Đổng ... kết hợp tăng cường chú <br />
trọng việc tích hợp rèn luyện, giáo dục các chuẩn mực đạo đức, kĩ năng sống, <br />
nhận thức xã hội cho học sinh với các hình thức phù hợp, khuyến khích được <br />
học sinh dân tộc thiểu số tham gia, tạo sân chơi bổ ích, thu hút được các em đến <br />
trường, làm cho học sinh cảm nhận được mỗi ngày đến trường là một ngày vui <br />
và yêu thích đến trường.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giao lưu Trò chơi dân gian<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hội diễn Văn nghệ Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện<br />
Bố trí giáo viên chủ nhiệm thật sự tâm huyết, có thời gian và phải hết lòng <br />
với học sinh để làm tốt công tác chủ nhiệm, như: thường xuyên đến thăm gia <br />
<br />
Võ Thị Lan – TH Hoàng Văn Thụ 10<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn ở trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
đình, quan tâm tìm hiểu hoàn cảnh các em học sinh để hiểu biết về tâm sinh lý <br />
lứa tuổi học sinh; đồng thời, kịp thời lập danh sách học sinh và phân nhóm cụ <br />
thể, rõ ràng.<br />
Giáo viên chủ nhiệm cần phải tổ chức kết hợp, đan xen trong chương trình <br />
học, trong tiết học một cách hợp lý sao cho phong phú, sinh động và hấp dẫn để <br />
giảm bớt mệt mỏi, căng thẳng cho học sinh do hằng ngày các em phải tiếp thu <br />
một khối lượng kiến thức lớn khi đến trường.<br />
Chỉ đạo thực hiện một số phong trào nhằm giúp các em đi học đầy đủ như: <br />
phong trào giúp bạn vượt khó, phong trào cùng nhau đi học, phong trào đôi bạn <br />
cùng tiến ... vận động học sinh tích cực tham gia để giúp học sinh có ý thức và <br />
thái độ tốt hơn trong học tập.<br />
Biện pháp 4: Chỉ đạo việc phối hợp chặt chẽ với giáo viên, cán bộ <br />
công nhân viên và các đoàn thể trong nhà trường đối với công tác quản lí và <br />
giáo dục học sinh<br />
Chỉ đạo giáo viên trung tâm học tập cộng đồng kết hợp với giáo viên chủ <br />
nhiệm, giáo viên bộ môn, các đoàn thể trong nhà trường thường xuyên kiểm tra <br />
giám sát sự chuyên cần của học sinh, đặc biệt là đối tượng học sinh dân tộc <br />
thiểu số có nguy cơ bỏ học và học sinh cá biệt để có biện pháp phối hợp giáo <br />
dục, giúp đỡ. Học sinh chỉ cần vắng mặt một buổi học không lí do là giáo viên <br />
chủ nhiệm liên lạc với gia đình để tìm hiểu nguyên nhân, vắng mặt 2 buổi <br />
không lí do thì đến gia đình, tìm hiểu nguyên nhân, thăm hỏi động viên học sinh. <br />
Nếu học sinh có ý định bỏ học thì báo cáo ngay với Ban giám hiệu nhà trường và <br />
giáo viên trung tâm học tập cộng đồng để cùng phối hợp vận động học sinh đi <br />
học lại kịp thời , không để học sinh nghỉ học dài ngày. Nếu học sinh nghỉ học <br />
dài ngày thì công tác vận động sẽ gặp khó khăn hơn trong quá trình vận động.<br />
Biện pháp 5: Tham mưu tích cực với Hiệu trưởng nhà trường xây <br />
dựng một đội ngũ nhà giáo có năng lực chuyên môn tốt, thực sự có tinh <br />
thần yêu nghề, tận tụy, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc<br />
Vận động giáo viên, các đoàn thể trong nhà trường cần có ý thức hợp tác, <br />
phối hợp đồng bộ trong các hoạt động nhằm duy trì sĩ số bằng lòng yêu nghề, <br />
thương yêu học sinh và tinh thần trách nhiệm, tận tâm tận lực với nghề và hết <br />
lòng với học sinh.<br />
<br />
<br />
Võ Thị Lan – TH Hoàng Văn Thụ 11<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn ở trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
Tham mưu với hiệu trường nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ <br />
sở vật chất lần tinh thần giúp giáo viên thực hiện tốt công tác vận động học sinh <br />
đến trường.<br />
Tham mưu với hiệu trưởng tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, tập huấn <br />
công tác duy trì sĩ số, đổi mới phương pháp dạy học với mục đích là nâng cao <br />
chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần giảm tỷ lệ học sinh chưa đạt chuẩn <br />
kiến thức kỹ năng, đồng thời làm tăng tỷ lệ chuyên cần, giảm nguy cơ bỏ học ở <br />
học sinh.<br />
Biện pháp 6: Thường xuyên trao đổi và nắm bắt thông tin từ giáo viên <br />
chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, từ Cha mẹ học sinh.<br />
Chỉ đạo giáo viên trung tâm học tập cộng đồng phải thường xuyên trao đổi <br />
giáo viên chủ nhiệm để theo dõi tình hình của từng lớp, kịp thời nắm bắt những <br />
thay đổi của từng lớp về tình hình duy trì sĩ số học sinh, tìm hiểu được nguyên <br />
nhân học sinh nghỉ học, đi học chưa chuyên cần để đề ra biện pháp và xử lý kịp <br />
thời khi có vấn đề xảy ra.<br />
Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn cần nắm bát kịp thời diễn <br />
biến tâm lý của học sinh để có các biện pháp động viên, ngăn ngừa kịp thời.<br />
Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm, không để xảy ra tình trạng <br />
học sinh trong lớp bỏ học. Nhà trường và giáo viên chủ nhiệm phối hợp kịp thời <br />
với Hội cha mẹ học sinh để có các biện pháp duy trì sĩ số hiệu quả.<br />
Biện pháp 7: Kết hợp cùng với giáo viên chủ nhiệm liên lạc thường <br />
xuyên với phụ huynh học sinh để nắm tình hình đối với những học sinh đi <br />
học chưa chuyên cần và học sinh có nguy cơ bỏ học.<br />
98% học sinh của nhà trường là con em thuần nông, cha mẹ thường bận rộn <br />
với công việc đồng áng, không có thời gian chăm sóc, quan tâm đến các em; trình <br />
độ dân trí cha mẹ ở địa bàn buôn dân tộc thiểu số còn hạn chế, chưa coi trọng <br />
việc học của các em. Với những đối tượng này, chúng ta phải thật khéo léo cải <br />
thiện dần tư tưởng để cha mẹ thấy được sự quan trọng của việc học và có trách <br />
nhiệm hơn trong việc cùng nhà trường quản lí, giáo dục con em mình học tập <br />
tốt.<br />
Nhà trường cần tuyên truyền với cha mẹ học sinh phải thường xuyên duy <br />
trì mối liên hệ với nhà trường, dự họp đầy đủ khi được thông báo để kịp thời <br />
nắm rõ tình hình học tập, rèn luyện của con em.<br />
<br />
Võ Thị Lan – TH Hoàng Văn Thụ 12<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn ở trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp phải trực tiếp liên lạc với cha mẹ học <br />
sinh để trao đổi thông tin, nắm bắt tình hình, cùng cha mẹ tìm ra các giải pháp <br />
phối hợp tốt nhất trong công tác quản lí và giáo dục con em, góp phần duy trì <br />
tính chuyên cần, tích cực học tập của học sinh.<br />
Tích cực chủ động liên lạc với phụ huynh học sinh nhất là những trường <br />
hợp học sinh cá biệt, thường xuyên trốn học để phối hợp giáo dục.<br />
Biện pháp 8: Phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể, lực lượng xã hội tại <br />
địa phương<br />
Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ học sinh và chính quyền, đoàn <br />
thể địa phương cần phối hợp, quan tâm đến các em học sinh có biểu hiện nghỉ <br />
học và có biện pháp ngăn ngừa, giáo dục ngay từ đầu.<br />
Chỉ đạo Đoàn TNCS nhà trường cần liên hệ chặt chẽ với Đoàn địa phương <br />
kịp thời giúp đỡ, hỗ trợ trong công tác vận động học sinh đến trường, đảm bảo <br />
công tác duy trì sĩ số cho nhà trường; tổ chức các hoạt động tặng quà cho học <br />
sinh nghèo, học sinh dân tộc thiểu số; tổ chức các hoạt đông ngoại khóa thu hút <br />
sự tham gia của các em, tạo hứng thú đến trường cho các em.<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp và biện pháp.<br />
Các biện pháp duy trì sĩ số cho học sinh dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn <br />
có mối quan hệ mật thiết với nhau, các biện pháp phải tiến hành song song, <br />
đồng bộ, liên tục, xuyên suốt quá trình trong năm học và kể cả thời gian nghỉ hè <br />
cũng như trong các năm học tiếp theo. Các biện pháp này hỗ trợ nhau, không thể <br />
tách rời riêng lẻ từng biện pháp trong quá trình thực hiện. Nếu thiếu một trong <br />
các biện pháp trên thì không đạt được hiệu quả tối đa trong công tác duy trì sĩ số. <br />
d. Kết quả khảo nghiệm: <br />
Sau một thời gian áp dụng việc chỉ đạo và cách làm trên. Năm học 2016 – <br />
2017 và học kì I năm học 2017 – 2018, đạt kết quả như sau:<br />
Số liệu học sinh lớp 3,4,5 đi học chuyên cần, bỏ học Buôn Dur 1 năm học <br />
2016 – 2017<br />
Đầu năm học, tỷ lệ chuyên cần: 86,9%( bình quân 53/61em, 1 ngày vắng 8 em)<br />
Cuối năm học, tỷ lệ chuyên cần: 96,7%(bình quân 59/61em, 1 ngày vắng 2 em)<br />
Tháng 4 năm 2017: bỏ học 03<br />
Cuối năm học: Học sinh bỏ học : 0(Đã vận động đi học lại)<br />
<br />
<br />
Võ Thị Lan – TH Hoàng Văn Thụ 13<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn ở trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
Số liệu học sinh lớp 3,4,5 Buôn Dur 1 đi học chuyên cần, bỏ học cuối học <br />
kỳ 1 năm học 2017 – 2018<br />
Đầu năm học, tỷ lệ chuyên cần: 90,2%(bình quân 46/51em có mặt., vắng 5 em 1 <br />
ngày)<br />
Cuối năm học, tỷ lệ chuyên cần: 98%(bình quân 50/51 em có mặt, vắng 1 em 1 <br />
ngày)<br />
Đầu năm học : Học sinh bỏ học: 02<br />
Cuối học kỳ 1: Học sinh bỏ học: 0(Đã vận động trở lại lớp 2 em)<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị<br />
1. Kết luận <br />
Người quản lý phải thấy việc thực hiện duy trì sĩ số học sinh là trách <br />
nhiệm của mình, không phải phó mặc cho giáo viên. Đây là vấn đề để thực hiện <br />
tốt Nghị quyết Hội nghị công nhân viên chức hàng năm mà nhà trường đã đề ra <br />
để hạn chế tình trạng học sinh bỏ học. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm về công <br />
tác duy trì sĩ số là đề tài không mới, cho nên bản thân dù thực hiện đề tài cũ <br />
nhưng mong muốn có những nét mới, có những hiệu quả thiết thực hơn trong <br />
tình hình hiện nay. Công tác duy trì sĩ số là một nhiệm vụ thường xuyên, dù <br />
đứng ở vị trí nào ta phải quan tâm thực hiện nghiêm túc vấn đề này, phải vận <br />
dụng sáng tạo, linh hoạt, năng động trong thực tế; Kết hợp nhiều giải pháp để <br />
thực hiện tốt công tác này.<br />
Để thực hiện tốt công tác duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số ở buôn đặc <br />
biệt khó khăn. Nếu chỉ riêng nhà trường, chỉ riêng ngành giáo dục thì không thể <br />
làm tốt công tác duy trì sĩ số được, cho nên bên cạnh sự cố gắng của bản thân <br />
còn phải có sự hỗ trợ và kết hợp của các đoàn thể ngoài nhà trường, gia đình và <br />
các lực lượng xã hội. <br />
2. Kiến nghị:<br />
<br />
<br />
<br />
Võ Thị Lan – TH Hoàng Văn Thụ 14<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn ở trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
Để đảm bảo được công tác duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục và <br />
duy trì phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi. Tôi xin kiến nghị một số vấn <br />
đề sau: <br />
Đối với nhà trường: <br />
+ Có hình thức tuyên dương, khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân có <br />
thành tích trong công tác duy trì sĩ số, huy động học sinh bỏ học trở lại lớp học.<br />
Đối với ngành : <br />
+ Tiếp tục tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, như vậy chất lượng, <br />
trình độ tay nghề của giáo viên mới nâng lên cả về chất và về lượng.<br />
Đối với chính quyền các cấp: <br />
+ Đề nghị tập trung đầu tư cơ sở vật chất cho các đơn vị trường học, kết <br />
hợp kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất trường học với kế hoạch phát triển kinh tế <br />
xã hội ở địa phương.<br />
+ Quan tâm nhiều đến đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Giải <br />
quyết kịp thời các chế độ, chính sách liên quan đến học sinh dân tộc thiểu số.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn!.<br />
<br />
<br />
<br />
Dur Kmăn, ngày 27 tháng 01 năm 2018<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Võ Thị Lan<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Võ Thị Lan – TH Hoàng Văn Thụ 15<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn ở trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP TRƯỜNG<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
<br />
Võ Thị Lan – TH Hoàng Văn Thụ 16<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn ở trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
(Ký tên, đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đinh Văn Cường<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP HUYỆN<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
(Ký tên, đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
STT Tên tài liệu Tác giả<br />
<br />
<br />
Võ Thị Lan – TH Hoàng Văn Thụ 17<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn ở trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
Báo cáo công tác duy trì sĩ số, huy động học <br />
1<br />
sinh bỏ học trở lại lớp<br />
Thông báo kết luận của ông Trần Hữu Thọ <br />
Phó Chủ tịch UBND huyện tại Hội nghị Công UBND huyện <br />
Krông Ana<br />
2 tác duy trì sĩ số, huy động học sinh bỏ học trở <br />
lại lớp và định hướng cho các năm học tiếp <br />
theo<br />
3 Tài liệu trên mạng Internet<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Võ Thị Lan – TH Hoàng Văn Thụ 18<br />