SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP <br />
CHA MẸ PHÁT TRIỂN TÍNH SÁNG TẠO CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI<br />
PHẦN I<br />
MỞ ĐẤU<br />
1. Lý do chọn đế tài<br />
a) Lý do chủ quan<br />
Con người mới trong thời ki công nghi<br />
̀ ệp hoa – hi<br />
́ ện đai hoa, giáo viên<br />
̣ ́ <br />
mầm non ngày càng phải đối mặt với các hành vi có vấn đề của trẻ. Nguyên <br />
nhân chủ yếu đó là người lớn càng dành ít thời gian hơn đối với trẻ để hiểu trẻ <br />
hơn, để biết trẻ cần gì và muốn những gì. Nhiều cha mẹ dành cho con thời gian <br />
rất ít, số lượng cha mẹ quá bận rộn với công việc tăng lên nhanh chóng chính vì <br />
vậy làm cho trẻ ít được tiếp xúc trò chuyện cùng bố mẹ dẫn đến trẻ ít có kinh <br />
nghiệm để thỏa sức sáng tạo. <br />
Mọi trẻ em đều tiềm ẩn năng lực sáng tạo, vấn để là người lớn có biết <br />
các phương pháp khuyến khích trẻ, có đủ dành thời gian tương tác tích cực với <br />
chúng, có giao cho chúng những nhiệm vụ ( Trò chơi, tình huống) đòi hỏi phải <br />
có hành vi sáng tạo.<br />
Sự sáng tạo của trẻ không giống như sự sáng tạo của người lớn, sáng tạo <br />
của người lớn tạo ra cái mới, cái độc đáo, gắn với tính chủ đích, có tính bền <br />
vững và thường là kết quả của quá trình nỗ lực tìm tòi…sự sáng tạo của trẻ em <br />
lại khác thường bắt đầu từ sự tái tạo, bắt chước, mô phỏng… và thường không <br />
có tính chủ đích. Sự sáng tạo của trẻ em phụ thuộc nhiều vào xúc cảm, tình <br />
huống và thường kém bền vững.<br />
Yếu tố ngăn cản phát triển sáng tạo ở trẻ mầm non đó chính là môi <br />
trường giáo dục, văn hóa ứng xử trong gia đình, cũng như ở trường học của <br />
chúng ta hiện nay đang ngăn cản đáng kể, không có chỗ để những hành vi sáng <br />
tạo của trẻ được nảy mầm. Trẻ nhỏ thường không biết bản thân thực sự thích <br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
gì nếu không được cha mẹ hỏi han, gợi mở và định hướng cho trẻ, đồng thời <br />
tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi và tham gia tất cả các hoạt động.<br />
<br />
b) Lý do khách quan<br />
<br />
Từ lúc ra trường đến nay, tôi được phân công đứng mẫu giáo lớn. Là một <br />
trong những lứa tuổi cần phải phát huy tính sáng tạo để giúp trẻ phát triển một <br />
cách toàn diện về các mặt thể chất, trí tuệ, những phẩm chất đạo đức và một <br />
số kỹ năng cần thiết của hoạt động học tập nhằm giúp trẻ thích ứng với cuộc <br />
sống, với hoạt động học tập ở trường phổ thông.<br />
Tuy nhiên, tính sáng tạo không phải tự nhiên có mà là kết quả của sự rèn <br />
luyện của mỗi người trong suốt cuộc đời, trong các mối quan hệ xã hội, dưới <br />
ảnh hưởng của giáo dục, trong đó cha mẹ có vai trò hết sức quan trọng trong <br />
việc phát triển tính sáng tạo của trẻ. <br />
Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi ngập tràn cảm xúc, phát triển tính tò mò, trí <br />
tưởng tượng bay bổng và khả năng liên tưởng mạnh… vì vậy đây là giai đoạn <br />
tối ưu, là mảnh đất màu mỡ nhất để gieo hành vi sáng tạo. Sự sáng tạo ở trẻ <br />
phụ thuộc vào những điều trẻ tích lũy từ môi trường sống, qua trí tưởng tượng, <br />
từ những đồ vật trẻ tiếp xúc… Môi trường giáo dục, văn hoá ứng xử trong gia <br />
đình, cũng như ở trường học của chúng ta hiện nay dường như đang ngăn cản <br />
đáng kể, không có chỗ để những hành vi sáng tạo của trẻ được nảy mầm.<br />
Sẽ là sai lầm đáng tiếc nếu ai đó nghĩ rằng người lớn khôn hơn, kinh <br />
nghiệm hơn còn thấy sáng tạo là khó, huống hồ trẻ 35 tuổi, chơi chưa xong, <br />
sao được gọi là sáng tạo, chẳng qua chỉ là bắt chước. Sự thật hành vi sáng tạo <br />
dễ xuất hiện ở trẻ và đơn giản hơn người lớn nghĩ rất nhiều. Trẻ 23 tuổi nghe <br />
người lớn nói một điều gì đó, sau đó nó ứng dụng phù hợp với một ngữ cảnh, <br />
biết "cải biến" hoặc "cắt may" cho phù hợp với tình huống để đạt mục đích đã <br />
được các nhà nghiên cứu tâm lý trẻ em coi là hành vi sáng tạo. Sự sáng tạo của <br />
trẻ trải dài trên một số hành vi từ đơn giản đến phức tạp. Nhiều người lớn quá <br />
hào phóng với hình phạt, chê bai trẻ và tiết kiệm quá đáng những lời khen, sự <br />
<br />
2<br />
khuyến khích. Điều này làm mất đi chất xúc tác kỳ diệu nuôi dưỡng hành vi <br />
sáng tạo ở trẻ. Người lớn không yêu cầu cao, không giao cho trẻ những nhiệm <br />
vụ đòi hỏi sự mạo hiểm, sáng tạo?... Điều này dẫn đến hệ quả là, làm trẻ có <br />
nguy cơ thiếu hụt sự trải nghiệm cần thiết, ngăn trở trẻ nỗ lực tìm kiếm các <br />
giải pháp sáng tạo.<br />
<br />
Nhiều khi người lớn vì sợ trẻ gặp nguy hiểm mà vô tình ngăn cản những <br />
hành vi mạo hiểm cần thiết... để rèn luyện bản lĩnh sáng tạo cho trẻ làm chúng <br />
mất cơ hội để trải nghiệm, trở nên thụ động và kém tự tin... Như vậy, có thể <br />
chính người lớn với những cách suy nghĩ, ứng xử không hợp lý, có gốc rễ từ <br />
yếu tố tâm lý, văn hoá, lịch sử xã hội... là nguyên nhân chính đang ngăn cản sự <br />
phát triển tính sáng tạo của trẻ. Và liệu cha mẹ có thể làm gì để giúp trẻ phát <br />
triển trí tưởng tượng và sáng tạo của mình?. Đó chính là lý do mà tôi chọn đề tài <br />
: “ Một số biện pháp giúp cha mẹ phát triển trí sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi <br />
” Hi vọng nhận được sự góp ý của đồng nghiệp.<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ<br />
a) Mục tiêu nghiên cứu của đề tài<br />
Trong công tác giáo dục trẻ mầm non hiện nay thì việc trang bị cho trẻ <br />
những kỹ năng cần thiết và đó không phải là nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm <br />
lớp 5 tuổi mà là nhiệm vụ mỗi gia đình và của toàn xã hội.<br />
Từ đó nâng cao nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng để phát triển <br />
tính sáng tạo cho trẻ mầm non.<br />
Có những biện pháp nghiên cứu cụ thể, hiệu quả để nắm được thực <br />
trạng tâm thế, trí tuệ, kỹ năng học tập… của trẻ mẫu giáo. Từ đó có những <br />
biện pháp phù hợp để cải thiện thực trạng.<br />
b) Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài<br />
Khái quát hóa trên cơ sở phân tích những tài liệu có liên quan và điều tra, <br />
khảo sát các bậc phụ huynh đến việc phát triển tính sáng tạo cần thiết cho trẻ <br />
<br />
<br />
3<br />
mầm non từ đó phân tích, đánh giá để có những biện pháp thiết thực nhất nhằm <br />
giúp trẻ phát huy được tính sáng tạo của cho trẻ.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Căn cứ vào yêu cầu của đề tài, tôi chọn đối tượng nghiên cứu là trẻ mầm <br />
non 5 – 6 tuổi trường Mẫu giáo Hoa Phượng.<br />
4. Phạm vi nghiên cứu<br />
Các cháu lớp lá 1 trường Mẫu giáo Hoa Phượng.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Khi nghiên cứu tôi sử dụng các phương pháp sau đây:<br />
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Sưu tầm các tài liệu, tìm sách, đọc báo, <br />
phân tích tổng hợp tài liệu để có cơ sở lý luận về việc phát triển tính sáng tạo <br />
cho trẻ.<br />
Phương pháp quan sát hoạt động của giáo viên các cháu mẫu giáo lớn <br />
trường MG Hoa phượng: Tri giác, quan sát các hoạt động vui chơi, giao tiếp, <br />
hoạt động học tập của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn làm cứ liệu tham khảo để <br />
nghiên cứu. Quan sát các hoạt động của giáo viên trong công tác chăm sóc, giáo <br />
dục các cháu mẫu giáo lớn, quan sát hoạt động giảng dạy, tổ chức các loại hình <br />
hoạt động của giáo viên và các cháu ở trong trường. Quan sát cách phụ huynh <br />
khi trò chuyện với trẻ.<br />
Phương pháp điều tra: Dùng phiếu điều tra để phỏng vấn giáo viên, phụ <br />
huynh học sinh và một số vấn đề liên quan đến việc phát triển tính sáng tạo cho <br />
trẻ.<br />
Tổng kết kinh nghiệm của bản thân<br />
PHẦN II<br />
NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Bác Hồ đã nói: “ Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm <br />
được như thế trước mắt phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền <br />
<br />
4<br />
bỉ, chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng như trồng cây non. <br />
Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này <br />
các cháu thành người tốt”. Qua đó ta thấy giáo viên mầm non đóng vai trò quan <br />
trọng như thế nào để dìu dắt một thế hệ trở thành người tốt. Để làm được điều <br />
đó không phải ngày một ngày hai mà có thể thực hiện được và phải trải qua một <br />
quá trình mà đòi hỏi người giáo viên phải bền bỉ và kiên nhẫn. Và để đạt được <br />
những điều đó người giáo viên phải lựa chọn những nội dung, hình thức tổ chức <br />
và những phương pháp làm sao mà thực sự tác động đến vùng gần nhất của <br />
đứa trẻ. Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo rất hiếu động, tò mò, ham học hỏi thích khám <br />
phá thế giới tự nhiên và xã hội. Ở lứa tuổi này các yếu tố của hoạt động học <br />
tập đã xuất hiện tuy mới ở dạng sơ khai, nó chịu sự chi phối của hoạt động chủ <br />
đạo – hoạt động vui chơi làm cho hoạt động của trẻ mang những nét đặc trưng <br />
riêng. Trẻ thực sự học trong khi chơi, trẻ lĩnh hội các tri thức tiền khoa học <br />
trong trường mầm non qua vui chơi theo phương châm “ Học bằng chơi, chơi <br />
bằng học”. Đối với mầm non các môn học không phân riêng biệt như tiểu học <br />
mà luôn được tích hợp một cách có chủ đích trẻ được học qua chơi, qua trải <br />
nghiệm. Làm thế nào trẻ được thỏa sức sáng tạo thì đó không phải là trách <br />
nhiệm của riêng ai nhưng trách nhiệm cao cả và lớn lao nhất thuộc về những <br />
giáo viên mầm non, thuộc về cha mẹ của trẻ. Vì họ là những người trực tiếp <br />
dạy dỗ trẻ, tiếp xúc với cháu nhiều nhất và cũng là hiểu các cháu nhất. Phải <br />
làm sao và làm như thế nào để phát huy tính sáng tạo cho trẻ.<br />
2. Thực trạng<br />
a) Thuận lợi, khó khăn<br />
Thuận lợi<br />
Được sự chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục và đào tạo, cũng như sự quan <br />
tâm giúp đỡ của lãnh đạo trường Mẫu giáo Hoa Phượng luôn tạo điều kiện và <br />
giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
Toàn trường Mẫu giáo Hoa Phượng thực hiện nghiêm túc chương trình và <br />
tuyệt đối không dạy trước chương trình. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có <br />
trình độ chuyên môn, tâm huyết với nghề, nhiệt tình, năng động trong mọi công <br />
việc. Thực hiện rất tốt chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của bộ <br />
giáo dục và đào tạo. Được hội cha học sinh nhiệt tình ủng hộ, phối kết hợp với <br />
nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.<br />
Khó khăn<br />
Một số gia đình do không nắm được một cách vững vàng đặc điểm tâm, <br />
sinh lý trẻ em, họ chưa thấy được tầm quan trong của việc phát huy tính sáng <br />
tạo của trẻ nên đã vô tình bỏ qua rất nhiều cơ hội để giúp trẻ lĩnh hội những kỹ <br />
năng làm cẩm nang cho bản thân sau này.<br />
b) Thành công, hạn chế<br />
Thành công<br />
Qua một năm nghiên cứu và vận dụng đề tài này đa số các cháu từ lứa <br />
tuổi mầm non bước sang học ở các trường phổ thông, các cháu đã tự tin hơn <br />
không có tình trạng trẻ sợ phải đến trường, sợ gặp cô và các bạn. Đôi khi còn <br />
mạnh dạn nói lên ý kiến của mình. Chính vì chuẩn bị tốt về mặt tâm lý cũng <br />
như thể trạng và các kỹ năng học tập nên kết quả là một số cháu đã được tham <br />
gia thi cấp huyện, cấp tỉnh một số lĩnh vực khác nhau.<br />
Hạn chế<br />
Các bậc phụ huynh thường thích trẻ vâng lời hơn là thích trẻ sáng tạo và <br />
thích trẻ làm theo sự chỉ dẫn của mình hơn là thích trẻ có ý tưởng riêng. Phụ <br />
huynh thường đánh giá thấp khả năng của trẻ, không tin rằng trẻ có thể làm <br />
được. Giáo viên gặp khó khăn trong việc tuyên truyền vận động các bậc phụ <br />
huynh cùng phối kết hợp trong việc phát triển tính sáng tạo cho trẻ.<br />
<br />
c) Mặt mạnh, mặt yếu<br />
<br />
Mặt mạnh<br />
<br />
<br />
6<br />
Trường nằm trên địa bàn thị trấn cơ sở vật chất trường học khang trang, <br />
không gian lớp học thoáng mát, đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình năng động, sáng <br />
tạo, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình trong mọi công việc luôn giúp đỡ để <br />
tôi thực hiện đề tài này.<br />
Mặt yếu<br />
Trường có nhiều điểm lẻ lại nằm xa phân hiệu chính, một số phụ huynh <br />
là người đồng bào chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình dẫn <br />
đến trẻ thích thì đi học không thích thì nghỉ, giáo viên gặp khó khăn khi tuyên <br />
truyền phụ huynh phối kết hợp với giáo viên trong việc phát triển tính sáng tạo <br />
cho trẻ.<br />
d) Nguyên nhân<br />
Để có được những thành công này không thể không kể đến Phòng giáo <br />
dục và đào tạo, nhà trường đã tạo mọi điều kiện để tôi tham gia các buổi bồi <br />
dưỡng chuyên môn có cơ hội học hỏi kinh nghiệm ở các trường bạn làm giàu <br />
kiến thức nâng cao tay nghề của bản thân.<br />
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra<br />
Tính sáng tạo là một yếu tố quan trọng tác động rất lớn đến hành vi ý <br />
thức con người. Vì vậy việc đẩy mạnh việc phát triển tính sáng tạo cho trẻ <br />
mầm non đóng một vai trò quan trọng và mang lại cho các cháu nhiều lợi ích cả <br />
về mặt sức khỏe, giáo dục lẫn văn hóa. Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi tràn ngập <br />
xúc cảm, phát triển trí tò mò, trí tưởng tượng bay bổng,... khả năng liên tưởng <br />
mạnh... vì vậy đây là giai đoạn tối ưu, là "mảnh đất" mầu mỡ nhất để gieo hành <br />
vi sáng tạo.<br />
Thực tế mọi hành vi thông minh, sáng tạo đơn lẻ ở trẻ sẽ nhanh chóng <br />
biến mất nếu không được kịp thời khuyến khích, củng cố. Cả cô giáo lẫn <br />
cha /mẹ cần phải để tâm, dày công tìm kiếm các bài tập, tình huống, thiết kế <br />
thành trò chơi, tìm cách lôi cuốn trẻ... giúp trẻ thực hành đóng vai, chơi say sưa, <br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
tập luyện một cách thường xuyên và có hệ thống mới mong sớm giúp trẻ hình <br />
thành tư duy sáng tạo.<br />
Các bậc phụ huynh có thể tham khảo phương pháp phát triển trí sáng tạo theo <br />
hệ thống các bài học cụ thể, theo triết lý: “ kiên trì gieo hành vi tích cực, gặt hái <br />
thói quen tốt, gieo thói quen tốt gặt hái tính cách bản lĩnh sáng tạo”. Chẳng hạn <br />
như bài học giúp trẻ suy luận sáng tạo: Điều gì xảy ra nếu bé không mặc áo ấm <br />
đi ra ngoài khi trời lạnh?; Nếu trời mưa thì đường...;<br />
Sáng tạo trong giải quyết tình huống: Bé sẽ làm gì nếu búp bê bé đang <br />
mặc quần áo biết nói "ôi chị làm em đau quá"?<br />
Sáng tạo từ những câu hỏi tại sao: Tại sao con người lại có 2 mắt 2 tai, <br />
nhưng chỉ có một miệng?<br />
Sáng tạo trong giải quyết tình huống bất thường: Bé sẽ làm gì nếu hàm <br />
răng của mình biết nói... "eo ôi tôi chẳng ở lại cùng bạn nữa, bạn chẳng chịu vệ <br />
sinh cho tôi gì cả, tôi sẽ đi đây, rồi một buổi sáng thức đậy bé bỗng thấy mình <br />
chẳng còn chiếc răng nào cả... ?" Sáng tạo thông qua các câu hỏi phản đề/ lập <br />
dị: bé hãy nghĩ xem có những tiện ích hay rắc rối nào...nếu con người có thêm <br />
một mắt ở phía sau gáy?). <br />
Để làm được điều đó các bạc phụ huynh cần kiên nhẫn hướng dẫn trẻ, <br />
cùng chơi với trẻ và giáo viên luôn phải học hỏi đồng nghiệp, bạn bè để nâng <br />
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cần nắm vững chương trình giáo dục mầm <br />
non để lựa chọn những nội dung, phương pháp, hình thức sao cho phù hợp với <br />
khả năng nhận thức của trẻ, sáng tạo trong việc làm đồ dùng đồ chơi, trong <br />
phương pháp dạy học, đầu tư vào tiết dạy dể kích thich khả năng thích được <br />
học của trẻ từ đó dễ dàng trong việc rèn luyện tính sáng tạo cho trẻ.<br />
3. Các biện pháp<br />
a) Mục tiêu của biện pháp<br />
Khi thực hiện biện pháp này nhằm mục đích làm cho giáo viên có sự chủ <br />
động hơn trong công tác giảng dạy của mình. Lựa chọn những hình thức tổ <br />
<br />
8<br />
chức cho phù hợp với tình hình của lớp mình. Quan trọng hơn là giúp cho phụ <br />
huynh thấy được tầm quan trọng khi phát huy tính sáng tạo cho trẻ.<br />
b) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp<br />
Biện pháp 1: Cha mẹ cần kích thích tính tò mò của con<br />
Tính tò mò của trẻ là động cơ trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động một <br />
cách tích cực và chủ động. Bởi vì khi trẻ tò mò về một đối tượng, một sự việc, <br />
một hành động thì sẽ xuất hiện ở trẻ khao khát, khám phá có trong mỗi trẻ, giúp <br />
trẻ phát triển tư duy rất tốt.<br />
Có rất nhiều hình thức để kích thích tính tò mò ở trẻ, các bậc cha mẹ cần <br />
tận dụng các hoạt động trong gia đình để tạo cơ hội cho trẻ tham gia. Thường <br />
xuyên tận dụng các tình huống, các khoảng thời gian sinh hoạt chung trong gia <br />
đình để tạo cơ hội cho trẻ được tham gia.<br />
Ví dụ: Khi mẹ đang rán đậu, mẹ có thể tận dụng khoảng thời gian đó để <br />
hai mẹ con trò chuyện với nhau như: Đố con mẹ đang làm gì? Con đoán xem <br />
miếng đậu có màu gì khi được rán chín?. Có bao nhiêu miếng đậu ở trong đĩa?<br />
Ngoài ra, cha mẹ nên cho con chơi các lọai đồ chơi, đồ dùng và có thể sử <br />
dụng các đồ dùng học tập, đồ dùng trong gia đình theo nhiều cách khác nhau, <br />
tạo cho trẻ có nhiều lựa chọn, nhiều cơ hội để khám phá. Cha mẹ nên tạo ra các <br />
tình huống hoặc thay đổi các nguyên vật liệu, cách sắp xếp để tạo ra sự bất <br />
ngờ và khuyến khích trẻ thực hiện và khuyến khích trẻ đặt câu hỏi. Thông <br />
thường, cha mẹ trẻ hay đặt câu hỏi cho trẻ trả lời mà ít chú ý tới việc kích thích <br />
trẻ đặt câu hỏi. Điều này sẽ làm hạn chế việc sử dụng ngôn ngữ của trẻ cũng <br />
như hạn chế sự suy nghĩ, tìm tòi của trẻ. Vì vậy, cha mẹ trẻ cần khuyến khích <br />
trẻ đặt câu hỏi do trẻ tự nghĩ ra. Mới đầu có thể là những câu hỏi ngây ngô <br />
nhưng được sự khuyến khích của cha mẹ thì trẻ sẽ mạnh dạn hơn. Cha mẹ <br />
không vì sự bận rộn của mình mà không tôn trọng những câu hỏi của trẻ hoặc <br />
né tránh câu hỏi của trẻ. Khuyến khích trẻ tìm các cách khác nhau, động viên sự <br />
cố gắng của trẻ.<br />
<br />
9<br />
Ví dụ: Cha mẹ dùng những chiếc tăm trong hộp chơi xếp hình của trẻ, <br />
dùng một sợi chỉ để tạo thành hình vuông, với sợi chỉ này có thể tạo thành hình <br />
nào nữa, có thể xếp được bao nhiêu hình? Sợi chỉ này có thể làm những việc gì <br />
nữa …ngoài ra khuyến khích trẻ ngắm nhìn những bông hoa, những màu sắc <br />
khác nhau của thiên nhiên, sự phẳn chiếu của một đồ vật dưới ánh sáng mặt <br />
trời…khuyến khích con phân biệt sự khác nhau của một số đồ vật khi ánh sáng <br />
they đổi. Mỗi ngày chúng ta dành một chút thời gian cùng trò chuyện, cùng chơi <br />
với trẻ thì chúng ta đang phát triển tính tò mò, sáng tạo của trẻ một cách tích <br />
cực.<br />
Biện pháp 2: Luôn bên cạnh chơi cùng trẻ.<br />
Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi tràn ngập xúc cảm, phát triển trí tò mò, trí <br />
tưởng tượng bay bổng,... khả năng liên tưởng mạnh, vì vậy đây là giai đoạn tối <br />
ưu, là "mảnh đất" mầu mỡ nhất để gieo hành vi sáng tạo cho trẻ. Tại sao chỉ vài <br />
mẫu gỗ, vài mẩu vải vụn, những mẩu giấy xé dán, hoặc chỉ là những nét vẽ <br />
nguệch ngoạc, bôi/quét màu xanh, đỏ trên giấy không rõ hình thù..., vốn rất ít có <br />
ý nghĩa, thậm chí hoàn toàn vô bổ với người lớn, nhưng lại thu hút toàn bộ tâm <br />
trí trẻ, chúng chơi rất say sưa. <br />
<br />
Đó là vì trẻ được chơi với những ý tưởng của mình. Chính xúc cảm nảy <br />
sinh trong quá trình chơi, chứ không phải sản phẩm cuối cùng (bức vẽ đẹp hay <br />
không đẹp theo cách nhận xét thường thấy ở người lớn) nuôi dưỡng trí tưởng <br />
tượng sáng tạo. Dành thời gian bên con và tham gia vào các trò chơi cùng con là <br />
cách tốt nhất để cha mẹ biết con thích những gì, không thích những gì và con <br />
đang gặp khó khăn ở đâu, cần bố mẹ giúp gì. Với các trò chơi vận động hay tập <br />
thể có sự tham gia của nhiều trẻ, bạn có thể đứng ngoài quan sát và cỗ vũ tinh <br />
thần cũng như chăm sóc khi bé cần, nhưng với những trò chơi gợi mở trí tưởng <br />
tượng và óc sáng tạo, bạn cần thực sự đồng hành cùng con trong từng chi tiết, <br />
chẳng hạn như trong những tình huống sau: Khi bé tham gia đóng kịch hoặc chơi <br />
nhập vai, hãy giúp con chọn vai phù hợp (nếu bé chưa biết chọn vai nào) và giúp <br />
<br />
10<br />
con xây dựng tính cách nhân vật bé chọn; nhưng chỉ là gợi ý thôi nhé, hãy để bé <br />
quyết định tính cách cho nhân vật của mình, không cần phải theo khuôn mẫu <br />
nào cả. Như vậy mới là một vở kịch thú vị phải không?. Hay nếu bé đang chơi <br />
cát, bạn có thể gợi ý cho con: “mẹ con mình xây lâu đài nhé!” hay “con có biết ở <br />
đâu có nhiều cát nhất không?”. Và nếu bé đang nghịch nước, bạn có thể vừa <br />
chơi vừa trò chuyện về những hạt mưa, về hơi nước bay lên trời, và nước còn <br />
góp phần tạo nên cầu vồng nữa đấy. Nếu bé đang vẽ một bức tranh, hãy cùng <br />
con phát triển ý tưởng cho bức tranh của bé. Nhiều nghiên cứu cho rằng hội họa <br />
là một trong những hoạt động trí tuệ giúp con thông minh hơn vì đây là môn <br />
nghệ thuật giúp trẻ thể hiện ra bên ngoài được những suy nghĩ của mình và cụ <br />
thể hóa những quan sát hay trí tưởng tượng của bé về thế giới xung quanh… Do <br />
đó, thường xuyên vẽ sẽ kích thích khả năng quan sát, giúp trẻ nâng cao nhận <br />
thức và phát triển thị giác, thúc đẩy các kỹ năng vận động, sự hiểu biết về <br />
không gian, phát huy trí tưởng tượng… Tất cả những điều này sẽ thúc đẩy não <br />
trẻ phát triển, giúp con thông minh hơn. Và chúng ta đều biết rằng tất cả mọi <br />
trẻ em đều biết vẽ trước khi biết viết, biết hát trước khi biết nói. Khi khả năng <br />
ngôn ngữ phát triển chưa hoàn thiện, hội họa là phương tiện để biểu đạt hiệu <br />
quả và lý thú nhất. Nét vẽ nguệch ngoạc, hồn nhiên, hết sức bình dị nhưng rất <br />
cần thiết trong quá trình hình thành khả năng cảm thụ cái đẹp và khả năng tư <br />
duy sáng tạo của trẻ. Đó chính là cảm xúc, tình cảm, ước mơ khám phá thế giới <br />
thật mới lạ xung quanh mà trẻ thể hiện trên trang giấy. Tranh vẽ chính là một <br />
phương pháp truyền đạt thông tin khá hiệu quả của trẻ. Nếu bé đang chơi lắp <br />
ráp những khối ghép tự do, bạn có thể gợi ý đề tài và giúp bé hoàn thiện những <br />
mẫu ghép khó, vừa chơi vừa trò chuyện với con để phát triển đề tài thành một <br />
mô hình “hoành tráng”. <br />
<br />
Biện pháp 3: Sắp xếp thời gian đủ để con có thể vui chơi<br />
<br />
Bọn trẻ ngày nay dường như chỉ còn đủ thời gian cho việc tắm và ăn tối <br />
cùng gia đình do quỹ thời gian đến trường, học ngoại khóa, các buổi học thêm… <br />
11<br />
đã chiếm rất nhiều thời gian của trẻ. Là cha mẹ, bạn cần phải sắp xếp thời <br />
gian biểu của con và cả của chính bạn nữa để dành ra những khoảng thời gian <br />
cho việc vui chơi, tốt nhất là hàng ngày và tối thiểu là hàng tuần. Và đừng đánh <br />
đổi những khoảng thời gian chơi đùa ngắn ngủi mỗi ngày của trẻ thành những <br />
kỳ nghỉ dài mỗi năm 12 lần là đủ. Trẻ cần được vui chơi và giải trí thường <br />
xuyên hơn là lâu lâu một lần. Nếu bạn chưa có thói quen dành thời gian hàng <br />
ngày hay hàng tuần đưa con đi chơi hay chơi cùng con, việc này mới đầu sẽ <br />
tương đối khó khăn và đòi hỏi bố mẹ phải rất cố gắng và kiên trì. Hãy bắt đầu <br />
với 20, rồi 30 phút mỗi ngày để cùng bé chơi những trò đơn giản và ý nghĩa. <br />
Bạn có thể tìm thấy muôn vàn trò chơi thú vị trong kho tàng trò chơi dân gian <br />
Việt Nam lẫn trò chơi nước ngoài. Và một khi đã tạo được thói quen chơi cùng <br />
con mỗi ngày, bạn sẽ thấy giờ chơi của con không còn là sự cố gắng nữa mà <br />
cũng chính là niềm vui của bạn, niềm vui được nhìn con khôn lớn mỗi ngày và <br />
bạn thấy rõ thành quả bạn đạt được khi thấy con càng lớn càng tự tin và sáng <br />
tạo hơn. Và cuối cùng, sau khi bạn đã tìm được kho tàng trò chơi, chọn trò chơi, <br />
địa điểm và bố trí thời gian phù hợp cho con, việc bây giờ chỉ còn là bày đồ chơi <br />
ra và chơi thôi nào! Tuỳ theo loại hình trò chơi mà con yêu thích, bạn hãy chuẩn <br />
bị đồ chơi và chất liệu để chơi cho con:Các trò chơi đóng kịch và nhập vai: vài <br />
cái thùng hay bàn ghế nhỏ để dựng cảnh, tấm chăn hay khăn choàng để làm <br />
trang phục và vài món đồ khác làm đạo cụ (như cuộn giấy giả làm kiếm hiệp <br />
sỹ, cái chổi lông gà làm chổi phù thuỷ…)<br />
<br />
Trò chơi giác quan: xô, chậu, bình, ca để đựng và múc cát, nước; bạn nên trải <br />
thảm xốp có độ bám cho con khi chơi nước để giảm nguy cơ và lực tác động <br />
khi bé bị ngã cho trơn trượt.<br />
Trò chơi lắp ghép và xây dựng: bộ khối ghép hình, các khối gỗ và hộp <br />
cáctông to nhỏ. Vẽ và thủ công: giấy, giấy màu, bút chì, màu sáp hoặc màu <br />
nước, kéo và hồ dán. Thay vì mua những món đồ chơi được thiết kế chuyên <br />
biệt, hãy tận dụng tối đa những đồ dùng có sẵn trong nhà bạn. Thậm chí kiểu <br />
<br />
12<br />
tận dụng đồ dùng có sẵn thành đồ chơi này còn giúp bé phát huy khả năng sáng <br />
tạo của mình tốt hơn cả đấy bố mẹ ạ! <br />
c) Điều kiện để thực hiện biện pháp<br />
<br />
Để thực hiện các biện pháp này đòi hỏi các bậc phụ huynh phải kiên <br />
nhẫn và chịu khó tìm tòi, ham học hỏi. Phải nắm được đặc điểm tâm lý của đứa <br />
trẻ muốn gì và cần gì để đưa ra những hình thức và phương pháp cho phù hợp.<br />
<br />
d) Mối quan hệ giữa các biện pháp<br />
Tất cả các biện pháp khi phát triển tính sáng tạo cho trẻ đều quan trọng và <br />
luôn hỗ trợ cho nhau.<br />
e) Kết quả khảo nghiệm<br />
Để có được kết quả khảo sát tôi sử dụng các phương pháp quan sát trẻ để <br />
theo dõi một cách có kế hoạch, có hệ thống và phân tích những thông tin mình <br />
thu thập được. Đánh giá thông qua quan sát các hoạt động của trẻ được thực <br />
hiện thường xuyên, liên tục và có những tác dụng nhất định như: Giúp giáo viên <br />
thấy được hành động và quá trình hoạt động của trẻ từ đó dễ dàng quan sát các <br />
hoạt động của trẻ hàng ngày, các sản phẩm của trẻ thông qua các hoạt động <br />
như: Đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch, tạo hình và các hoạt động khác. Đánh giá <br />
thông qua nhật ký của lớp và thông qua ý kiến của phụ huynh. Sau khi thu thập <br />
thông tin và đã có những bài tập và câu hỏi đánh giá trẻ để xem khi thực hiện <br />
các giải pháp này thì trẻ đã học được những gì, tiếp thu được những gì, cha mẹ <br />
đã làm được gì sau khi sử dụng các phương pháp đó thì tôi đã có kết quả như <br />
sau.<br />
KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM<br />
Được biểu hiện qua bảng sau<br />
Mức độ<br />
Kỹ năng Xếp Đầu năm Cuối năm Tăng<br />
loại SL % SL % S L %<br />
Tốt 5 21,7 11 47,8 6 26<br />
<br />
13<br />
Khá 7 30,4 9 39,1 2 8,6<br />
Trẻ sáng tạo khi tham gia các <br />
TB 9 39,1 3 13<br />
hoạt động.<br />
<br />
Yếu 2 8,6 0 0<br />
<br />
<br />
Giá trị khoa học: Với đề tài này giúp cho quá trình dạy học của cô không <br />
bị gò bó, không mang tính chất áp đặt như trước. Phụ huynh quan tâm tới việc <br />
phát triển tính sáng tạo của trẻ hơn là coi trọng việc học đọc học viết, luôn thỏa <br />
mãn nhu cầu, giải đáp thác mắc they vì lảng tránh hoặc phất lờ câu hỏi của trẻ. <br />
Tạo mọi điều kiện để trẻ có thể phát triển tính sáng tạo của mình. Trẻ được <br />
học một cách nhẹ nhàng và làm thỏa mãn nhu cầu được chơi, được học, được <br />
thỏa sức sáng tạo thông qua các hoạt động.<br />
4. Kết quả<br />
Đối với trẻ: Trẻ đi học đều hơn, đạt tỷ lệ chuyên cần đạt 97% trở lên và <br />
ít gặp khó khăn khi đến lớp, trẻ mạnh dạn tự tin. Phát triển được tính sáng tạo <br />
của trẻ.<br />
Đối với các bậc cha mẹ: Cha mẹ coi trọng trẻ và tích cực tham gia vào các <br />
hoạt động giáo dục trẻ ở nhà trường. Phụ huynh đã có thói quen phối hợp với <br />
giáo viên để phát triển tính sáng tạo cho trẻ.<br />
Đối với giáo viên: Cô giáo trò chuyện với trẻ nhiều hơn, tạo cho trẻ cơ <br />
hội để trẻ được thỏa sức sáng tạo.<br />
Trong giảng dạy cô chú ý đến hoạt động cá nhân và hoạt động theo nhóm <br />
nhiều hơn.<br />
Cô mạnh dạn tự tin hơn khi giao tiếp với các bậc phụ huynh, biết tự <br />
chuẩn bị, phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ.<br />
Những biện pháp này tôi áp dụng tại lớp của mình tôi thực sự thoải mái <br />
hơn vì một phần thấy trẻ của mình hứng thú học và chú ý vào bài, tham gia tích <br />
cực khi trả lời những câu hỏi mà cô đưa ra, một phần kiến thức của tôi cũng <br />
ngày một mở mang và có sự linh hoạt và sáng tạo hơn trong tiết dạy của mình. <br />
<br />
14<br />
Bên cạnh đó tôi thấy mình cần phải cố gắng hơn. Như Lênin đã nói “ Học ! học <br />
nữa, học mãi” học hỏi nhiều hơn qua đồng nghiệp, qua sách báo, thông tin đại <br />
chúng để ngày càng trau dồi thêm kiến thức vì xung quanh chúng ta còn nhiều <br />
thứ mà chúng ta cần phải biết và nó có tác dụng rất lớn trong việc hỗ trợ cho <br />
việc giảng dạy của mình.<br />
Giá trị khoa học mang lại khi thực hiện đề tài: Qua đây giáo viên kịp thời <br />
phát hiện ra những sai lầm, yếu kém của trẻ trong quá trình hoạt động để có <br />
những điều chỉnh cho phù hợp. Giúp giáo viên nắm được cách hoạt động, những <br />
hành vi thông thường, kinh nghiệm và cá tính riêng của từng trẻ. Đồng thời qua <br />
đây giúp phụ huynh thấy được sự thiếu sót của mình khi bỏ qua những cơ hội <br />
nhằm giúp trẻ phát triển tính sáng tạo.<br />
PHẦN III<br />
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Khả năng sáng tạo là sự hội tụ của nhiều yếu tố như: khả năng nhận <br />
thức, tính cách cá nhân, cảm xúc và những yếu tố từ môi trường. Do vậy, nếu <br />
một đứa trẻ không có khả năng sáng tạo thì không hẳn do trẻ vốn đã thiếu khả <br />
năng sáng tạo mà có thể xuất phát từ gia đình, trường học và môi trường văn hóa <br />
mà trẻ tiếp nhận. Vì ở trẻ, khả năng sáng tạo không thể tự mình bộc lộ khi còn <br />
nhỏ. Chính vì vậy phát triển tính sáng tạo cho trẻ là việc làm cần thiết cấp bách, <br />
phải được tiến hành một cách nghiêm túc. Chính vì vậy cần nắm vững nội dung <br />
và tầm quan trọng của việc phát triển tính sáng tạo cho trẻ. Chuẩn bị cho trẻ <br />
vốn tri thức, biểu tượng và kỹ năng thực hiện hoạt động trí óc nhất định. <br />
2. Kiến nghị<br />
Để thực hiện tốt đề tài này chúng tôi những người làm công tác giáo dục <br />
trực tiếp đứng lớp giảng dạy trên địa bàn có cả dân tộc thiểu số, một số phụ <br />
huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình, còn một số phụ <br />
huynh lại quá coi trong việc học của con em mình mà lại quên đi rằng việc phát <br />
<br />
15<br />
triển tính sáng tạo cho trẻ cũng là một trong những việc làm hết sức quan trọng <br />
và cần phải được tiến hành thường xuyên và liên tục. Để phát triển tính sáng <br />
tạo cho trẻ ngày càng tốt hơn, hứng thú hơn rất mong các cấp lành đạo quan tâm <br />
hơn nữa trong việc mở các buổi tập huấn về phát triển tính sáng tạo cho trẻ, bổ <br />
sung thêm trang thiết bị, đồ dùng cho các môn học để phục vụ cho các tiết dạy <br />
được tốt hơn. Bản thân tôi sẽ luôn cố gắng và cố gắng hơn nữa trong việc làm <br />
thêm đồ dùng, đồ chơi và tạo mọi điều kiện để trẻ tiếp thu bài được tốt hơn. <br />
Cố gắng tuyên truyền để các bậc cha mẹ phụ huynh hiểu được tầm quan trọng <br />
khi phát triển tính sáng tạo cho trẻ mầm non.<br />
Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này, mặc dù được sự giúp đỡ của <br />
ban giám hiệu nhà trường và các chị em đồng nghiệp nhưng không tránh khỏi <br />
những thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến của ban lãnh đạo cấp trên để <br />
sáng kiến đạt kết quả cao hơn.<br />
<br />
<br />
Buôn Trấp, ngày 3 tháng 11 năm 2014<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Như Ngọc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM CẤP TRƯỜNG<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
17<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
18<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
STT Tên tài liệu Tác giả<br />
<br />
1 Tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ ở Nguyễn Thị Hằng<br />
trường mầm non.<br />
<br />
2 Sưu tầm các tài liệu có liên quan đến đề Tập thể giảng viên trường <br />
tài trong quá trình học tại trường Cao cao đẳng sư phạm TW <br />
đẳng SPTW Nha Trang. Nha Trang<br />
<br />
3 Sách nghiên cứu khoa học Tập thể giáo viên trường <br />
cao đẳng sư phạm TW <br />
Nha Trang<br />
<br />
4 Tạp chí giáo dục mâm non Bộ giáo dục và đào tạo<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />
PHỤ LỤC<br />
PHẦNI<br />
MỞ ĐẤU<br />
1. Lý do chọn đế tài<br />
a) Lý do chủ quan<br />
<br />
b) Lý do khách quan<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ<br />
a) Mục tiêu nghiên cứu của đề tài<br />
20<br />
b) Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài<br />
3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
4. Phạm vi nghiên cứu<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
PHẦN II<br />
NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
2. Thực trạng<br />
a) Thuận lợi, khó khăn<br />
Thuận lợi<br />
Khó khăn<br />
b) Thành công, hạn chế<br />
Thành công<br />
Hạn chế<br />
c) Mặt mạnh, mặt yếu<br />
Mặt mạnh<br />
Mạnh yếu<br />
d) Nguyên nhân<br />
<br />
3. Các biện pháp<br />
<br />
a) Mục tiêu của biện pháp<br />
b) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp<br />
Biện pháp 1: Cha mẹ cần kích thích tính tò mò của con<br />
Biện pháp 2: Luôn bên cạnh vui chơi cùng trẻ<br />
Biện pháp 3: Sắp xếp thời gian đủ để con có thể vui chơi<br />
c) Điều kiện để thực hiện biện pháp<br />
d) Mối quan hệ giữa các biện pháp<br />
e) Kết quả khảo nghiệm<br />
<br />
21<br />
4. Kết quả<br />
PHẦN III<br />
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
2. Kiến nghị<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
STT Tên tài liệu Tác giả<br />
<br />
1 Tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ ở Nguyễn Thị Hằng<br />
<br />
22<br />
trường mầm non.<br />
<br />
2 Sưu tầm các tài liệu có liên quan đến đề Tập thể giảng viên trường <br />
tài trong quá trình học tại trường Cao cao đẳng sư phạm TW <br />
đẳng SPTW Nha Trang. Nha Trang<br />
<br />
3 Sách nghiên cứu khoa học Tập thể giáo viên trường <br />
cao đẳng sư phạm TW <br />
Nha Trang<br />
<br />
4 Tạp chí giáo dục mâm non Bộ giáo dục và đào tạo<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
23<br />