Một số biện pháp giúp chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 56 tuồi lớp lá 4 trường mầm non Krông ana vào <br />
lớp một.<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP CHUẨN BỊ TỐT TÂM THẾ CHO TRẺ 5 – 6 <br />
TUỔI LỚP LÁ 4 TRƯỜNG MẦM NON KRÔNG ANA VÀO LỚP MỘT<br />
<br />
<br />
I. Phần mở đầu <br />
1 . Lý do chọn đề tài<br />
“Trẻ em như búp trên cành<br />
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.”<br />
Đối với trẻ năm tuổi, hoạt động vui chơi đang đóng vai trò chủ đạo, chơi <br />
là hoạt động mang tính tự nguyện, thoải mái, trong khi chơi, trẻ được hoàn <br />
toàn tự do, tùy theo sự hứng thú của trẻ để lựa chọn trò chơi, đồ chơi, bạn <br />
chơi, không bị ép buộc. Khi bước vào lớp một, trẻ phải làm nhiệm vụ của <br />
một học sinh, hoạt động chủ yếu là học tập, là hoạt động mang tính bắt <br />
buộc, có tính tổ chức, mục đích, có kế hoạch. Chính vì vậy, việc chuẩn bị cho <br />
trẻ 5 tuổi tâm thế sẵn sàng bước vào lớp một là rất quan trọng trong cuộc đời <br />
của trẻ. <br />
Trong quá trình làm việc, bản thân tôi luôn đặt câu hỏi cần chuẩn bị gì? <br />
Và chuẩn bị như thế nào để đạt được hiệu quả? Ở đề tài này, tôi đưa ra một <br />
số biện pháp mà bản thân đã học tập, đúc kết được để chuẩn bị cho trẻ vào <br />
lớp 1, đồng thời có thể tư vấn cho phụ huynh những việc làm cần thiết để <br />
chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp một. Việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp <br />
một là mối quan tâm lớn của nhiều bậc phụ huynh, tuy nhiên cũng có nhiều <br />
quan điểm trong quá trình chuẩn bị tâm thế cho trẻ. Mới đầu năm lớp lá, tôi <br />
đã nhận thấy sự nôn nóng của phụ huynh, đa số mọi người đều hỏi có nên <br />
cho con đi học chữ trước hay không, hay vẫn có những phụ huynh ban ngày <br />
đưa trẻ đến trường mầm non, tối về vẫn đưa trẻ đi phụ đạo viết chữ, làm <br />
toán mà bất chấp nguyên tắc đòi hỏi sự phù hợp giữa nội dung, phương pháp <br />
dạy học với sự phát triển tâm sinh lý ở trẻ, ép trẻ học quá sớm vô tình chúng <br />
ta làm mất đi sự tập trung chú ý và hứng thú học tập của trẻ sau này , dễ tạo <br />
cho trẻ cảm giác chán nản, hay thậm chí là thấy sợ mỗi khi nhắc đến việc <br />
học. Mặc khác không ít những phụ huynh vì mải mê công việc lại phó mặc <br />
con mình cho trường mầm non dẫn đến việc không tạo ra được sự thống <br />
nhất trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, dẫn đến hiệu quả chuẩn bị cho trẻ <br />
<br />
<br />
Người thực hiên: Nguyễn Thị Hương 1<br />
Một số biện pháp giúp chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 56 tuồi lớp lá 4 trường mầm non Krông ana vào <br />
lớp một.<br />
vào lớp 1 không cao và khi vào lớp 1 trẻ rất bỡ ngỡ. Chính vì vây, để chuẩn <br />
bị những gì và chuẩn bị như thế nào, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài “Một số <br />
biện pháp giúp chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5 6 tuổi, lớp Lá 4 trường mầm <br />
non Krông ana vào lớp một”, qua đó đề ra những biện pháp để góp phần cho <br />
việc chuẩn bị đúng đắn và khoa học cho trẻ vào lớp 1<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
* Mục tiêu: <br />
Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 – 6 <br />
tuổi lớp Lá 4 trường mầm non Krông ana vào lớp một, đề ra những biện pháp <br />
nhằm chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp 1, giúp cho trẻ có một tâm thế sẵn <br />
sàng về mặt thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm hay một số kĩ năng cần <br />
thiết cho trẻ. <br />
Trẻ mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp, tò mò, hứng thú, thích khám phá <br />
những điều mới lạ xung quanh, tích cực khi tham gia vào các hoạt động<br />
Vốn từ mở rộng, phong phú, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Trẻ có kiến <br />
thức cơ bản, làm nền tảng vững chắc, tự tin khi bước vào lớp một.<br />
Đồng thời, nâng cao nhận thức, giải quyết những băn khoăn của một số <br />
phụ huynh khi chuẩn bị cho con vào lớp một.<br />
* Nhiệm vụ: <br />
Chuẩn bị cho về nội dung, Phương pháp, môi trường lấy trẻ làm trung <br />
tâm, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về các mặt như thể chất, trí tuệ, <br />
ngôn ngữ, những phẩm chất đạo đức hay một số kĩ năng cần thiết của hoạt <br />
động học tập, không thiên về khía cạnh nào để không làm trẻ bị hẫng hụt về <br />
tâm lý, cũng như có đầy đủ những tố chất sẵn sàng cho việc học ở trường <br />
phổ thông.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu:<br />
Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ 56 tuổi vào lớp một <br />
4. Giới hạn của đề tài:<br />
Trẻ 5 6 tuổi, lớp Lá 4, Trường mầm non Krông ana, Thị trấn Buôn <br />
Trấp, huyện Krông ana, tỉnh Đắk lắk.<br />
Thời gian nghiên cứu: Năm học 2017 – 2018<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiên: Nguyễn Thị Hương 2<br />
Một số biện pháp giúp chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 56 tuồi lớp lá 4 trường mầm non Krông ana vào <br />
lớp một.<br />
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã khảo sát, nghiên cứu thực trạng <br />
vấn đề chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 6 tuổi tại trường mầm non Krông ana và <br />
nhận thấy một số ưu và nhược điểm trong hoạt động chuẩn bị tâm thế cho <br />
trẻ của cả giáo viên và phụ huynh. Tôi đã nghiên cứu, tìm tòi qua sách báo, <br />
internet, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để tìm ra những phương pháp <br />
hiệu quả nhất nhằm chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp một.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
Phương pháp quan sát các hoạt động của trẻ.<br />
Phương pháp điều tra thực tế. <br />
Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu.<br />
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiêm<br />
Phương pháp thống kê toán học. <br />
II. Phần nội dung<br />
1.Cơ sở lý luận<br />
Vì lợi ích 10 năm trồng cây<br />
Vì lợi ích trăm năm trồng người.<br />
Học tập và làm theo lời dạy của bác, Đảng và nhà nước ta luôn quan <br />
tâm đến sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non, nền móng đầu <br />
tiên của sự nghiệp giáo dục. Theo điều 19 của luật giáo dục: Giúp trẻ phát <br />
triển toàn diện về mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, hình <br />
thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một.<br />
Thể lực là chuẩn bị cho trẻ về chiều cao, cân nặng, năng lực hoạt động <br />
bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của hệ thần kinh.<br />
Phát triển trí tuệ là rèn cho trẻ các thao tác trí tuệ, kích thích hứng thú với <br />
hoạt động của trí óc.<br />
Phát triển ngôn ngữ là phương tiện quan trọng giúp phát triển trí tuệ, <br />
tiếp thu kiến thức ở trường phổ thông.<br />
Phát triển tình cảm xã hội là dạy trẻ biết cách ứng xử lễ phép với mọi <br />
người xung quanh, kính trọng người lớn, yêu quý bạn bè, biết thông cảm và <br />
ứng xủ phù hợp.<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiên: Nguyễn Thị Hương 3<br />
Một số biện pháp giúp chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 56 tuồi lớp lá 4 trường mầm non Krông ana vào <br />
lớp một.<br />
Ở mỗi độ tuổi, trẻ đều có những đặc điểm riêng, từ giai đoạn này đến <br />
giai đoạn khác là một bước nhảy vọt, có sự chuyển biến về chất, hơn nữa, <br />
sự phát triển của một giai đoạn vừa là kết quả của giai đoạn trước đó, vừa là <br />
tiền đề của giai đoạn kế tiếp. Điều đó có nghĩa là nếu trẻ được phát triển tốt <br />
cũng chính là chuẩn bị cho trẻ ở giai đoạn sau. Chính vì vậy, hoạt động chuẩn <br />
bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp một là điều vô cùng quan trọng và cần thiết đối <br />
với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ sau này.<br />
2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu.<br />
Đối với trẻ mẫu giáo, nếu trẻ được chăm sóc, giáo dục cả về mặt <br />
thể chất, tâm lý xã hội thì việc trẻ vào lớp một là điều hiển nhiên, không phải <br />
băn khoăn, lo lắng, nhưng trên thực tế, vẫn còn nhiều trẻ em chưa đươc chăm <br />
sóc giáo dục một cách khoa học, nên vào lớp một còn nhiều bỡ ngỡ, không <br />
thích ứng được với môi trường học tập ở trường phổ thông. <br />
Trong lớp tôi đang nghiên cứu, mới đầu năm, một số trẻ còn nhút nhát, <br />
chưa mạnh dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động, bên cạnh đó, một số cháu <br />
rất hiếu động, nghịch ngợm, khả năng tập trung chú ý chưa cao.<br />
Ngoài ra, một số phụ huynh có tâm lý lo lắng, băn khoăn, không biết phải <br />
làm gì để chuẩn bị tốt cho con vào lớp một. Cụ thể, có hai quan điểm của các <br />
bố mẹ có con chuẩn bị đi học lớp 1. Thứ nhất cho rằng không cần chuẩn bị <br />
gì, cứ để trẻ phát triển tự nhiên. Điều này dễ làm cho trẻ có những hẫng hụt <br />
tâm lý vì đi học lớp 1 hoàn toàn khác với việc đi học mẫu giáo. Ở trường <br />
mẫu giáo “Cô là mẹ và các cháu là con”. Cháu có thể đi muộn giờ so với quy <br />
định, cháu khóc cô có thể ôm ấp vỗ về. Nhưng ở lớp 1, trẻ phải đến lớp đúng <br />
giờ vì muộn giờ sẽ ảnh hưởng đến tiết học, đến những trẻ khác... Ở lớp 1, <br />
thầy cô giáo có yêu thương trẻ đến mấy cũng không thể có nhiều thời gian <br />
ôm ấp từng trẻ vì phải hỗ trợ học sinh học tập, điều khiển lớp học theo tiến <br />
độ của lớp mình và các lớp khác, rồi phải đánh giá, nhận xét trẻ trong quá <br />
trình học. Nói cách khác, chấp hành nội quy, quy định nhà trường, thiết lập <br />
quan hệ với giáo viên, hoàn thành các bài tập khi đến lớp..<br />
Quan điểm thứ hai cho rằng chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là dạy trước <br />
chương trình lớp 1 cho trẻ, nếu chúng ta cho trẻ học trước là bắt trẻ sớm <br />
phải chịu áp lực học tập vượt quá tâm sinh lý lứa tuổi. Theo đó, sẽ dẫn đến <br />
hai trường hợp: Hoặc trẻ học đuối sẽ mang tâm lý sợ học ngay từ buổi đầu, <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiên: Nguyễn Thị Hương 4<br />
Một số biện pháp giúp chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 56 tuồi lớp lá 4 trường mầm non Krông ana vào <br />
lớp một.<br />
hoặc những trẻ nhanh nhẹn hơn biết đọc, biết viết sẽ trở nên chủ quan, lơ là <br />
học tập khi bước vào học chính thức.<br />
Bên cạnh đó, có nhiều phụ huynh cho trẻ đi học tại các lớp học thêm sẽ <br />
dễ bị sai phương pháp, lệch lạc khó sửa. Vì thế với những trẻ đã lỡ đi học <br />
trước, cha mẹ càng nên quan tâm khi các cháu vào lớp 1, rất có thể những <br />
cháu học trước mới là những cháu có vấn đề bất ổn về học lực. Bên cạnh đó, <br />
hiện nay có một số cơ sở dạy thêm tràn lan, lợi dụng tâm lý lo lắng của phụ <br />
huynh khi có con vào lớp 1. Vậy nguyên nhân của vấn đề này là gì? Tôi thiết <br />
nghĩ nên nhìn nhận từ hai phía: Một phần do nhu cầu xã hội, cụ thể là các bậc <br />
cha mẹ. Với tâm lý lo lắng thái quá, muốn chuẩn bị kỹ càng cho con trước khi <br />
đi học nên một số người đã cho con đi học sớm. Và sau đó nhiều người khác <br />
cũng lo sợ con mình bị tụt hậu so với bạn bè, sợ con mình không theo kịp các <br />
bạn trong lớp song cũng có nhiều người lại quá chủ quan trong việc chuẩn bị <br />
hành trang cho con vào lớp 1. Bên cạnh đó phải kể đến một số giáo viên còn <br />
chủ quan, chưa quan tâm đến quá trình chuẩn bị tâm thế cho trẻ, tâm lý e <br />
ngại, chưa tâm huyết với nghề.<br />
Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn thì dễ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm <br />
trọng đối với quá trình học tập của trẻ sau này. Trước tình hình thực tế đó, tôi <br />
đã nghiên cứu, tìm hiểu đề ra những giải pháp cụ thể, nhằm giải quyết <br />
những khó khăn, tạo tâm lý sẵn sàng cho trẻ vào lớp một một cách vững vàng <br />
nhất<br />
Chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông là chuẩn bị toàn diện về mọi <br />
mặt không thiên về khía cạnh nào, và tuỳ theo lứa tuổi và đặc điểm tâm sinh <br />
lý của trẻ mà ta áp dụng các bài tập, hoạt động có chủ đích, hoạt động vui <br />
chơi, sinh hoạt cho phù hợp. Trẻ vừa phải thông qua hoạt động vui chơi của <br />
trẻ để chuẩn bị tâm thế đến trường vừa được tiếp xúc với dạng hoạt động <br />
mới: Hoạt động học tập.<br />
+ Dưới đây là bảng khảo sát chất lượng trước lúc thực hiện các biện <br />
pháp mới.<br />
Số trẻ : 32 cháu <br />
Kết quả<br />
STT<br />
NỘI DUNG Tốt – Khá Trung YẾU<br />
bình<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiên: Nguyễn Thị Hương 5<br />
Một số biện pháp giúp chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 56 tuồi lớp lá 4 trường mầm non Krông ana vào <br />
lớp một.<br />
1 Phát triển về thể chất 24 cháu 7 cháu 1cháu<br />
75% 22% 3,1%<br />
2 Phát triển về trí tuệ 20 cháu 10 cháu 2 cháu<br />
62% 31% 6,2%<br />
3 Phát triển về ngôn ngữ 25 cháu 5 cháu 2 cháu<br />
78,2% 16% 6,2%<br />
4 Phát triển về tình cảm xã hội 25 cháu 5 cháu 2 cháu<br />
78,2% 16% 6,2%<br />
5 Các kĩ năng cần thiết cho hoạt 24 cháu 6 cháu 2 cháu<br />
động học tập 75% 19% 6,2%<br />
<br />
Từ kết quả như trên, tôi muốn tìm thêm nhiều biện pháp để giúp <br />
cho trẻ chuẩn bị tâm thế vào lớp 1 đạt hiệu quả cao hơn. Dựa vào vốn kiến <br />
thức đã học, qua tìm hiểu thêm một số tài liệu và được bồi dưỡng chuyên <br />
môn, tôi đã tìm ra một số biện pháp sau:<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp <br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
Giúp trẻ có một tâm thế sẵn sàng và tâm lý vững v àng để chuẩn bị vào <br />
lớp 1.<br />
Phát triển cho trẻ tất cả các mặt về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình <br />
cảm xã hội <br />
Chuẩn bị một số kĩ năng cần thiết cho trẻ như tư thế ngồi, cách cầm <br />
bút, lật và xem sách trước khi bước vào lớp 1.<br />
Trẻ hứng thú, tích cực trong hoạt động, phát triển khả năng quan sát, <br />
chú ý, ghi nhớ, có chủ định.<br />
Cung cấp những hiểu biết cơ bản cho phụ huynh khi có con em chuẩn <br />
bị bước vào lớp một.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.<br />
Giải pháp 1: Chuẩn bị cho trẻ thích ứng với cuộc sống ở trường phổ <br />
thông:<br />
Cuộc sống ở phổ thông khác với ở gia đình, trường mầm non. Để trẻ <br />
thích ứng được điều này cần chuẩn bị nhiều mặt:<br />
+ Về chế độ sinh hoạt: Tạo cho trẻ một chế độ, nề nếp sinh hoạt phù <br />
hợp với độ tuổi, có hành vi văn hóa, vệ sinh như thông qua một số quy định <br />
<br />
<br />
Người thực hiên: Nguyễn Thị Hương 6<br />
Một số biện pháp giúp chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 56 tuồi lớp lá 4 trường mầm non Krông ana vào <br />
lớp một.<br />
của lớp trẻ hiểu được và chấp hành những nội quy, quy định chung của nơi <br />
trẻ đến, điều này giúp trẻ dễ dàng chấp nhận và thực hiện tốt các quy định <br />
khi bắt đầu vào lớp một.<br />
Rèn luyện một số kỹ năng tự phục vụ: Tự rửa tay, chân, mặt, tự mặc <br />
quần áo, đi giầy dép, tự xúc cơm, có ý thức giữ gìn vệ sinh quần áo, rèn cho <br />
trẻ ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng, biết để giày dép nơi quy định, thu dọn <br />
đồ dùng đồ chơi sau khi chơi, không vứt rác bừa bãi, khạc nhổ ra sàn nhà, sân <br />
chơi, đi vệ sinh đúng nơi quy định.. tất cả những thói quen này giúp trẻ tự lập <br />
và thích ứng với môi trường mới khi trẻ bước vào lớp một.<br />
Chuẩn bị về mặt thể chất là một việc làm hết sức quan trọng cho trẻ <br />
không chỉ dừng lại ở sự chuẩn bị về chiều cao, cân nặng mà còn là sự chuẩn <br />
bị về chất, năng lực làm việc bền bỉ, dẻo dai, có độ khéo léo của đôi bàn tay <br />
và phản xạ có tính nhanh nhạy. Đảm bảo sức khỏe tốt theo đúng các chỉ tiêu <br />
sinh lý bằng cách cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, tạo môi trường sống vui <br />
vẻ, hạnh phúc cho trẻ<br />
Để có được tố chất đó, cần tạo một chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ <br />
ngơi, luyện tập cho trẻ một cách khoa học và hợp lý cả về thời gian cũng như <br />
phù hợp với đặc điểm phát triển riêng của từng trẻ.<br />
Kết hợp với nhà trường và trung tâm y tế huyện cân và khám sức khoẻ <br />
định kỳ cho trẻ để chấm biểu đồ tăng trưởng đồng thời biết được tình hình <br />
sức khỏe của từng trẻ. <br />
Tổ chức cho trẻ tập thể dục buổi sáng để trẻ được hít thở không khí, <br />
hấp thu tiền vitamin d có lợi cho sự phát triển chiều cao. Có thể động viên <br />
trẻ, cho trẻ cùng tham gia làm một số việc giúp người lớn như : Xếp ghế <br />
chuẩn bị cho giờ ăn, phụ cô chăm sóc cây xanh,... <br />
Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về chế độ sinh hoạt, ăn uống, <br />
nghỉ nghơi của trẻ….Những trẻ nào ăn chậm, ít ngủ, ít vận động…Để theo <br />
dõi và có biện pháp tác động phù hợp hơn.<br />
Tăng cường tính tự lập trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân. VD: Trẻ biết <br />
rửa tự rửa tay sau khi đi vệ sinh.<br />
Luyện tập thường xuyên khả năng vận động thô qua các hoạt động <br />
ngoài trời hay hoạt động thể chất có thể hướng dẫn cho trẻ tập các bài tập <br />
như : chạy sức bền, trèo lên xuống thang, đi trên ghế băng đầu đội túi cát... <br />
<br />
<br />
Người thực hiên: Nguyễn Thị Hương 7<br />
Một số biện pháp giúp chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 56 tuồi lớp lá 4 trường mầm non Krông ana vào <br />
lớp một.<br />
Phát triển vận động tinh, sự khéo léo của đôi bàn tay. Tập cho trẻ kỹ <br />
năng cầm bút, kéo, tập tô.. giúp trẻ phối hợp các thao tác, kỹ năng để thực <br />
hiện một hành động phức tạp.. Các vận động này sẽ giúp trẻ rèn luyện tính <br />
cẩn thận, tỉ mỉ. Ngoài ra, còn giúp trẻ hình thành tính độc lập, không phụ <br />
thuộc, ỷ lại vào người khác. <br />
Tuy nhiên, cũng cần nói thêm rằng đừng vội cho trẻ tập đọc, tập viết <br />
trước khi vào lớp một bởi nếu làm như vậy là ta đã làm thay, làm trước <br />
nhiệm vụ, nội dung học ở đầu tuổi học, gây hậu quả khó lường. <br />
+ Về quan hệ với những người xung quanh : Giúp trẻ chủ động, thiết lập <br />
mối quan hệ với mọi người xung quanh và mở rộng dần mối quan hệ đó. Khi <br />
đi học, trẻ rất muốn được các bạn chơi cùng. Vì vậy, bố mẹ nên nhắc nhở <br />
con chơi hòa đồng với các bạn, chia sẻ đồ chơi, đồ ăn với các bạn ngay từ khi <br />
còn nhỏ để con luôn được sống trong tập thể, không bị tách biệt. Không so <br />
sánh con mình với con người khác, bởi mỗi đứa trẻ có một đặc điểm tích cách <br />
và khả năng khác nhau, luôn động viên, khen ngợi khi trẻ làm các việc tốt, <br />
khích lệ trẻ cố gắng khi chưa làm được việc gì đó. Khi ở lớp, cô giáo tổ chức <br />
các hoạt động như hoạt động góc, hay trong các trò chơi, cô gợi ý để trẻ tự <br />
thỏa thuận vai chơi, nội dung chơi, đoàn kết, giúp đỡ bạn trong khi chơi. Giáo <br />
dục trẻ tạo dựng mối quan hệ tốt với bạn bè và người lớn xung quanh.<br />
Ví dụ: Thông qua các ngày lễ hội như 20/10,20/11, 22/12, 8/3, tôi cho <br />
trẻ làm những món quà, các tấm thiệp và trang trí vào đó những hình ảnh đẹp <br />
để gửi tặng những người thân yêu, các chú bộ đội, qua đó rèn sự quan tâm, <br />
chia sẻ với mọi người xung quanh.<br />
Thông qua tranh ảnh, thơ truyện: Đặt câu hỏi kích thích trẻ biểu lộ <br />
cảm xúc, suy nghĩ của mình thông qua trò chơi phân vai, đóng kịch.<br />
Tổ chức các trò chơi: Giúp trẻ tự tin và sáng tạo, tự do thể hiện ý tưởng <br />
sáng tạo của mình. VD: Trò chơi xếp hình, xây dựng...<br />
+ Về tư thế tác phong: Rèn luyện cho trẻ tư thế tác phong nhanh nhẹn <br />
trong công việc, trong giao tiếp, gọn gàng trong ăn uống, vệ sinh răng miệng, <br />
đầu tóc, tự tin, tôn trọng với người khác trong giao tiếp nhưng vẫn hồn nhiên <br />
vui tươi.<br />
Giải pháp 2: Chuẩn bị thích ứng với môi trường hoạt động học <br />
tập:<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiên: Nguyễn Thị Hương 8<br />
Một số biện pháp giúp chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 56 tuồi lớp lá 4 trường mầm non Krông ana vào <br />
lớp một.<br />
+ Về tâm thế đến trường phổ thông: Khêu gợi ở trẻ lòng mong mỏi <br />
được đến trường như các anh chị học sinh. Tất nhiên, trẻ mới ham thích vẻ <br />
bề ngoài của người học sinh như thích cặp sách mới, thích có bàn học mới, <br />
thích bộ đồng phục, thích có anh chị lớp trên đón vào trường. Hơn thế nữa, <br />
trẻ cảm thấy được đi học là niềm hạnh phúc lớn lao, được sinh hoạt trong <br />
sao nhi đồng, được quàng khăn đỏ, được học đọc, học viết, biết làm phép <br />
tính. .. Những đó là điều rất cần cho trẻ khi đến trường. Các phụ huynh, cô <br />
giáo cần kích thích sự hiểu biết, lòng ham thích đi học của con, tránh làm cho <br />
trẻ sợ đến trường.<br />
Trong giao tiếp, tổ chức các hoạt động, cần giúp trẻ hiểu để trở thành <br />
người tốt, người tài giỏi, làm được nhiều điều có ích cho bản thân và xã hội <br />
phải được đi học, chúng ta có thể nêu gương nhà bác sỹ giỏi, học sinh giỏi <br />
được đăng lên báo, được đưa lên truyền hình được mọi người yêu mến, từ đó <br />
củng cố niềm tin cho trẻ về tầm quan trọng của việc đi học.<br />
Ví dụ nên kể những câu chuyện thú vị về trường Tiểu học để khơi dậy <br />
sự tò mò và mong muốn được đến trường. Với những câu hỏi mà trẻ rất quan <br />
tâm, nên nói với trẻ rằng: “Đến trường, con sẽ được biết”. Không đưa nhà <br />
trường, cô giáo ra để dọa trẻ, tạo lập cho con một không gian học gọn gàng, <br />
sạch sẽ, hãy để con tự lựa chọn bàn học, tủ sách theo sở thích. Từ đó con sẽ <br />
thích ngồi vào bàn học và luôn có ý thức giữ gìn, chăm chút cho góc học tập <br />
của mình.<br />
+ Về hoạt động trí tuệ: Tạo cho trẻ hứng thú nhận thức các hiện tượng <br />
tự nhiên và xã hội, thích khám phá những điều mới lạ xung quanh. Rèn cho trẻ <br />
một số kỹ năng cơ bản của hoạt động trí tuệ như óc quan sát, so sánh, phân <br />
tích, suy luận đơn giản, cung cấp cho trẻ một số kiến thức cần thiết về môi <br />
trường xung quanh, làm nền tảng để trẻ tiếp thu tri thức khoa học ở trường <br />
phổ thông.<br />
Đối với trẻ mẫu giáo, khả năng chú ý của trẻ phát triển mạnh nhưng chú <br />
ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế. Các hiện tượng bên ngoài có màu sắc, <br />
kích thước, hình dạng hấp dẫn đều rất thu hút sự chú ý của trẻ, chính vì vậy, <br />
ta nên tập luyện cho trẻ biết tập trung chú ý vào những vấn đề cần nhận <br />
thức.<br />
Ví dụ: Trong giờ kể chuyện, cô giáo giao nhiệm vụ sau khi nghe cô kể <br />
xong chuyện, các cháu nói được tên các nhân vật, nội dung câu chuyện và kể <br />
<br />
<br />
Người thực hiên: Nguyễn Thị Hương 9<br />
Một số biện pháp giúp chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 56 tuồi lớp lá 4 trường mầm non Krông ana vào <br />
lớp một.<br />
lại cho các bạn cùng nghe hay trò chơi: “ Con gì biến mất” để giải quyết <br />
nhiệm vụ, trẻ phải tập trung chú ý để nhớ xem có con vật gì? Chỉ khi tập <br />
trung như vậy thì trẻ mới giải quyết được nhiệm vụ chơi.<br />
Trẻ mẫu giáo lớn rất hay đặt ra các câu hỏi, câu hỏi của trẻ không chỉ <br />
đơn giản ở các dạng như “Ai”, “ Cái gì”, “Ở đâu” mà còn hỏi các dạng như: <br />
“Tại sao”, “Như thế nào”, “Sao lại thế”. Do đó cô giáo cần tìm hiểu nắm bắt <br />
những nhu cầu, khả năng nhận thức của trẻ, từ đó lựa chọn những nội dung, <br />
hoạt động, hình thức tổ chức phù hợp, phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo <br />
của trẻ.<br />
Ví dụ: Ở chủ đề tết và mùa xuân, hầu hết trẻ đã biết được những món <br />
ăn đặc trưng, những hoạt động diễn ra trong ngày tết, tuy nhiên những phong <br />
tục trong ngày tết cổ truyền ở Việt Nam còn xa lạ đối với trẻ. Chính vì vậy, <br />
giáo viên cần lựa chọn những nội dung phù hợp với khả năng nhận thức và <br />
điều kiện thực tế để cung cấp cho trẻ thêm những kiến thức, mở rộng vốn <br />
hiểu biết của trẻ.<br />
Bên cạnh đó, giáo viên cần tạo cơ hội cho trẻ được tham gia trải nghiệm, <br />
khám phá đồng thời sử dụng hệ thống câu hỏi mở nhằm phát huy tính tích <br />
cực trong hoạt động nhận thức. Giáo viên nên dùng các câu hỏi thuộc nhóm <br />
sau: <br />
+ Câu hỏi kích thích trẻ phỏng đoán, suy đoán diễn biến, kết quả của sự <br />
vật, hiện tượng, các câu hỏi ở nhóm này có thể bát đầu bằng các cụm từ như: <br />
Do đâu? Làm sao con biết? Điều gì sẽ sảy ra? Con sẽ làm như thế nào? Làm <br />
thế nào để biết…?<br />
Ví dụ: <br />
Điều gì sẽ sảy ra nếu một cây được tưới nước, đặt bên ngoài ánh sáng <br />
và một cây không được chăm sóc, đặt ở trong bóng tối?<br />
Làm thế nào để tạo ra gió?<br />
+ Loại câu hỏi khuyến khích trẻ giải thích ý kiến, đánh giá về sự vật, <br />
hiện tượng: Loại câu hỏi này thường bắt đầu bằng tại sao? Theo con thì như <br />
thế nào?<br />
Ví dụ: Vì sao khi trời lạnh, mọi người phải mang áo ấm?<br />
Với những câu hỏi mở như vậy, giáo viên sẽ kích thích trẻ suy nghĩ và tìm <br />
hiểu về sự vật hiện tượng kỹ hơn, hứng thú hơn, trẻ sẽ được đưa ra nhiều <br />
<br />
<br />
Người thực hiên: Nguyễn Thị Hương 10<br />
Một số biện pháp giúp chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 56 tuồi lớp lá 4 trường mầm non Krông ana vào <br />
lớp một.<br />
tình huống, câu trả lời với cách lí giải logic, ngộ nghĩnh, đáng yêu mà cũng rất <br />
thực tế. Ngoài ra, trong các tiết dạy, giáo viên nên ứng dụng công nghệ thông <br />
tin trong các hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội sẽ giúp trẻ dễ <br />
dàng hình dung, ghi nhớ bài tốt hơn.<br />
Ví dụ: Hoạt động dạy trẻ đếm đến 8, nhận biết số 8. Cô làm slide để kể <br />
chuyện anh em nhà thỏ đi hái nấm và trình chiếu trên máy tính. Cô cùng trẻ <br />
đếm số nấm với anh em thỏ. Với hoạt động này, trẻ được học toán mà ngỡ <br />
như đang nghe truyện cổ tích nên rất hứng thú, tập trung.<br />
Trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, giáo viên có thể giao cho trẻ thực <br />
hiện các nhiệm vụ khác nhau đòi hỏi trẻ phải ứng dụng các kiến thức về số <br />
lượng, phép đếm như: Lấy số ghế, số bát ăn cơm,.. tương ứng với số lượng <br />
các bạn đang ngồi, hay lấy 5 quả bóng…Nhiều nhiệm vụ đòi hỏi trẻ phải sử <br />
dụng các kiến thức về kích thước như lấy số quả bóng to, nhỏ. <br />
Khả năng định hướng không gian và thời gian là một biểu hiện của sự <br />
phát triển trí tuệ, trẻ biết xác định không gian trên, dưới, trước, sau, phải, trái <br />
và thời gian như: Sáng, trưa, chiều.<br />
Phát triển tư duy thông qua kể chuyện, đàm thoại, đặt câu hỏi về nội <br />
dung; suy luận, phán đoán thông qua câu đố, trò chơi. Qua mỗi giờ hoạt động, <br />
cô có thể tìm tòi các câu đố để hỏi trẻ, hay tổ chức các trò chơi học tập để <br />
trẻ thi đua nhau, điều này không chỉ giúp trẻ hoạt động trí óc mà còn giúp trẻ <br />
tư duy một cách tích cực, phát huy được tính chủ động, hứng thú của trẻ.<br />
Dạy trẻ biết viết tên mình một cách tự nhiên không gò ép, điểm danh <br />
bằng bảng tên, nhận ra tên mình trên bài tập cá nhân.<br />
+ Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ, dạy trẻ sử dụng thành thạo tiếng <br />
mẹ đẻ:<br />
Qua các giờ họat động, hướng dẫn cho trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ <br />
đẻ và các hình thức cơ bản của ngôn ngữ. Trẻ có ngôn ngữ mạch lạc phát <br />
triển tốt, thì đồng thời các quá trình tâm lý như tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, <br />
tri giác,…. của trẻ cũng phát triển tốt. Cung cấp cho trẻ các vốn từ cần thiết <br />
về thế giới xung quanh, khuyến khích trẻ sử dụng tiếng mẹ đẻ, tập cho trẻ <br />
biết diễn đạt một cách rõ ràng, mạch lạc, không nói ngọng, nói lắp, nói lí nhí.<br />
Khi giao tiếp với trẻ, người lớn phải phát âm rõ ràng, phát âm đúng để <br />
trẻ bắt chước, uốn nắn, nhất là các âm khó như uềnh oàng, khúc khuỷu.. các <br />
<br />
<br />
Người thực hiên: Nguyễn Thị Hương 11<br />
Một số biện pháp giúp chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 56 tuồi lớp lá 4 trường mầm non Krông ana vào <br />
lớp một.<br />
âm khó phân biệt, dẫn đến nói ngọng như ln, chtr, sx, pph., hướng dẫn trẻ <br />
sử dụng đúng ngữ điệu, đúng với hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.<br />
Cho trẻ làm quen chữ cái thông qua một số trò chơi, các hoạt động như <br />
cho trẻ làm quen chữ cái, phát âm các chữ cái, nghe và hiểu nghĩa của từ, thể <br />
hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp. VD: <br />
Trò chơi tìm chữ đã học thông qua bài thơ, gắn hột hạt thành chữ, ghép nét <br />
chữ…<br />
Hình thành một số kĩ năng cho việc đọc viết như cho trẻ tiếp xúc với <br />
chữ viết trong môi trường xung quanh, nhận dạng và phát âm các chữ cái, tô <br />
chữ cái, từ, xem và nghe đọc các loại sách, phân biệt phần mở đầu, kết thúc <br />
của sách. <br />
Ví dụ dưới bức tranh trang trí của lớp nhân ngày trung thu, có đề dòng <br />
chữ: “ Múa sư tử mừng tết trung thu” hoặc ở các góc chơi có treo biển “ Góc <br />
xây dựng”.. vấn đề là không bắt trẻ đọc đúng các dòng chữ đó, mà hằng ngày <br />
kích thích trẻ quan sát, tìm các chữ cái, liên hệ với chữ đã học, khi trẻ đã nhớ <br />
các chữ cái đó, trẻ có thể đọc một các rõ ràng. Hay chúng ta có thể tạo góc <br />
thư viện với những cuốn truyện tranh, sách tranh để trẻ đọc, thậm chí có thể <br />
vẽ theo các chữ đó, đặc biệt nên chọn các cuốn sách đen trắng để trẻ tô màu <br />
ví dụ như sách: Trò chơi phát triển trí tuệ, bé vẽ, trò chơi các nét chữ..<br />
Cho trẻ làm quen với cách đọc và viết tiếng Việt : Hướng đọc, viết từ <br />
trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới, hướng viết của các nét chữ, <br />
“đọc” truyện qua các tranh vẽ, đọc phải diễn cảm, các tranh vẽ có bố cục <br />
hợp lý, chữ viết rõ ràng, to, chữ sử dụng trong sách là chữ in thường.<br />
Thường xuyên tạo cơ hội trò chuyện với trẻ, đặt các câu hỏi gợi mở để <br />
trẻ tự nói lên suy nghĩ của bản thân, trẻ diễn đạt ý nghĩ của mình bằng lời nói <br />
mạch lạc, đồng thời cần rèn cho trẻ thói quen nói năng có văn hóa, tập cho trẻ <br />
sự tự tin, không rụt rè, e sợ khi giao tiếp, âm lượng phát ra đủ nghe, không la <br />
hét, nói tục chửi bậy..<br />
Cần phổ biến cho cha mẹ biết được cách thức dạy con học thêm ở tại <br />
gia đình trong khi trò chuyện với trẻ, chơi với trẻ cần diễn đạt, nói năng rõ <br />
ràng, mạc lạc.<br />
Giải pháp 3: Duy trì vai trò chủ đạo của hoạt động vui chơi<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiên: Nguyễn Thị Hương 12<br />
Một số biện pháp giúp chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 56 tuồi lớp lá 4 trường mầm non Krông ana vào <br />
lớp một.<br />
Chuẩn bị cho trẻ vào lớp một phải được tiến hành thông qua việc tổ <br />
chức hoạt động cho trẻ trước hết là thông qua hoạt động vui chơi, hiện đang <br />
giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo. Chính trong <br />
sự vui chơi, những phẩm chất tâm lý được hình thành và phát triển thuận lợi <br />
như cảm giác, tri giác, tư duy, trí nhớ, cần chú ý tổ chức các trò chơi có luật <br />
như đomino, chiếc túi kỳ lạ, mèo đuổi chuột…Động cơ thúc đẩy trẻ chơi <br />
loại trò chơi này không chỉ nằm trong quá trình chơi mà còn di chuyển dần về <br />
phía kết quả, điều đó có nghĩa là để đạt được kết quả chơi buộc trẻ phải <br />
nắm được luật chơi, cách chơi. Do đó trẻ cần cố gắng nắm vững luật chơi <br />
như là tiếp nhận tri thức mới. Chính nhờ đó mà các yếu tố cần thiết của hoạt <br />
động học dần dần xuất hiện như lĩnh hội một vấn đề, tự kiểm tra, tự đánh <br />
giá. Đồng thời cũng dần dần hình thành phẩm chất đạo đức, tâm lý như cố <br />
gắng kiên trì, kỷ luật..<br />
Ngoài ra, còn tiến hành cho trẻ tham gia vào các hoạt động mà trẻ yêu <br />
thích như tạo hình, múa hát, đọc thơ, kể chuyện. Những hoạt động này không <br />
chỉ làm cho tâm hồn trẻ vui tươi mà còn rèn luyện nhiều kỹ năng sống và học <br />
tập như phát triển ngôn ngữ, sự khéo léo của đôi bàn tay.<br />
Giải pháp 4: Tổ chức một số hoạt động có cấu trúc gần giống lớp 1<br />
Ở trường phổ thông, tiết học là hình thức cơ bản, có tổ chức chặt chẽ <br />
với nội dung quy định sẵn theo chương trình các môn học. Tuy nhiên, trẻ mẫu <br />
giáo chưa thể học được những tiết học được tổ chức như vậy nhưng ta có <br />
thể tổ chức tiết học gần giống như vậy với hình thức nhẹ nhàng, linh hoạt <br />
không chỉ về nội dung mà cả hình thức, phương pháp và thời gian tiến hành. <br />
Đó là hình thức sơ khai của học tập, nó có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với việc <br />
học của trẻ.<br />
Ví dụ: Thông qua chủ đề trường tiểu học cho trẻ l àm quen một số đồ <br />
dùng học tập của trường tiểu học. Tham quan trường tiểu học để trẻ hiểu rõ <br />
hơn về môi trường học mới và các hình thức hoạt động, vui chơi ở trường <br />
tiểu học.<br />
Yêu cầu: Cần phải biết tổ chức các hoạt động cho trẻ, vì nếu không tổ <br />
chức hoạt động cho trẻ mà chỉ nói, giảng giải khô khan thì việc chuẩn bị cho <br />
trẻ vào lớp một không đạt hiệu quả.<br />
Việc tổ chức hoạt động cho trẻ phải thể hiện rõ quan điểm tích hợp, <br />
nghĩa là tổ chức các hoạt động như vui chơi, học tập theo cách lồng ghép, đan <br />
<br />
<br />
Người thực hiên: Nguyễn Thị Hương 13<br />
Một số biện pháp giúp chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 56 tuồi lớp lá 4 trường mầm non Krông ana vào <br />
lớp một.<br />
cài vào nhau, trong đó vui chơi giữ vai trò chủ đạo chi phối các hoạt động <br />
khác cùng tiến hành song song, khiến chúng mang dáng dấp của hoạt động vui <br />
chơi, làm tăng hiệu quả giáo dục và tính hấp dẫn của các hoạt động đối với <br />
trẻ em. Mặt khác khi tổ chức hoạt động cho trẻ cần đảm bảo yêu cầu mang <br />
tính nguyên tắc đó là phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ, biến yêu cầu <br />
của người lớn thành yêu cầu của trẻ<br />
Ngoài ra, cần biết kết hợp giữa việc chăm sóc với việc giáo dục trẻ một <br />
cách chặt chẽ, điều này có nghĩa là khi chăm sóc sức khỏe cho trẻ cần tranh <br />
thủ tình huống để dạy trẻ thêm nhiều điều:<br />
Ví dụ: Khi tổ chức bữa ăn cho trẻ, cô giới thiệu cho trẻ các loại thực <br />
phẩm khác nhau, dạy trẻ cách ăn uống, ứng xử văn hóa như mời chào mọi <br />
người, ăn gọn gàng…<br />
Ngoài ra, tất cả mọi việc chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông đều cần <br />
lấy trẻ làm trung tâm. Trước hết, việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một không <br />
thể chỉ bằng những lời giảng giải, khuyên răn, phân tích lí lẽ, càng không nên <br />
đe dọa mà điều quan trọng là tổ chức các hoạt động cho trẻ tham gia để thực <br />
hiện yêu cầu của việc chuẩn bị đến trường. Giáo viên khi xây dựng nội dung <br />
giáo dục cần dựa vào vốn kinh nghiệm của trẻ để dẫn dắt đến những hiểu <br />
biết mới, mọi sự áp đặt từ ngoài mà không dựa vào vốn kinh nghiệm của trẻ <br />
đều thất bại, khiến trẻ hời hợt, thụ động, Do đó cần chú ý đến đặc điểm cá <br />
nhân, kích thích sáng kiến ở mỗi trẻ, tránh lối giáo dục đồng loạt như đúc từ <br />
một khuôn ra.<br />
Giải pháp 5: Thực hiện tốt công tác phối hợp với các lực lượng xã <br />
hội ngoài nhà trường trong việc chuẩn bị cho trẻ vào học phổ thông:<br />
Để chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp một thì công tác phối hợp với <br />
các lực lượng xã hội đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cha mẹ là những người <br />
đặt nền móng đầu tiên trong nhận thức của con trẻ, tác động phần lớn đến <br />
nhận thức của con em mình. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học, tôi kết hợp <br />
cùng ban giám hiệu nhà trường tổ chức họp phụ huynh đầu năm để trao đổi, <br />
thống nhất với gia đình về mục tiêu, phương pháp, nội dung chuẩn bị cho trẻ <br />
vào lớp một như sau:<br />
Thông qua kế hoạch chăm sóc, giáo dục của nhà trường, của lớp, tuyên <br />
truyền phụ huynh kết hợp cùng giáo viên chủ nhiệm để việc cung cấp, rèn <br />
luyện kiến thức, kỹ năng cho trẻ bởi trẻ mầm non dễ hứng thú nhưng cũng <br />
<br />
<br />
Người thực hiên: Nguyễn Thị Hương 14<br />
Một số biện pháp giúp chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 56 tuồi lớp lá 4 trường mầm non Krông ana vào <br />
lớp một.<br />
nhanh nhàm chán, dễ nhớ nhưng cũng nhanh quên. Nếu phối hợp tốt với phụ <br />
huynh ôn luyện thêm kiến thức cho trẻ thì hiệu quả chăm sóc giáo dục sẽ tốt <br />
hơn rõ rệt, phụ huynh có thế hỗ trợ về mọi mặt như đóng góp sách báo, tranh <br />
ảnh, cùng giáo viên trang trí lớp, làm đồ dùng đồ chơi..<br />
Giới thiệu với phụ huynh về bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi của bộ giáo <br />
dục và đào tạo.<br />
Công khai bảng đánh giá chỉ số trẻ 5 tuổi theo từng chủ đề, động viên <br />
cũng như nhắc nhở những cháu chưa ngoan để gia đình cùng nhà trường có <br />
biện pháp uốn nắn phù hợp.<br />
Thông qua chỉ đạo của bộ giáo dục và đào tạo về việc không dạy trước <br />
chương trình lớp một cho trẻ 5 tuổi và tác hại của việc dạy trước chương <br />
trình.<br />
Ngoài ra, tôi tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ trẻ về công tác chuẩn bị <br />
cho trẻ vào lớp một, trên cơ sở đó, phụ huynh sẽ hiểu được ý nghĩa, nội dung <br />
cần phải chuẩn bị một cách khoa học, từ đó có những biện pháp kết hợp nhà <br />
trường chuẩn bị, quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ chuẩn bị sãn sàng <br />
vào lớp một.<br />
Không chỉ phụ huynh, cô giáo mầm non cũng cần nắm được chương trình <br />
học tập ở lớp một, những yêu cầu học tập, nề nếp ở lớp một để giáo viên có <br />
phương hướng, lựa chọn nội dung, phương pháp rèn luyện cho trẻ một cách <br />
tốt nhất. Bên cạnh đó, giáo viên lớp một cũng phải nắm được chương trình <br />
chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non, trên cơ sở đó kế thừa nội dung <br />
giảng dạy trong chương trình lớp một, giúp các bé làm quen dần với môi <br />
trường, các hoạt động học, nề nếp sinh hoạt khi bước vào lớp một.<br />
Nói tóm lại, việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào lớp một là việc làm <br />
vô cùng cấp bách, phải được tiến hành một cách nghiêm túc. Các nhà giáo dục <br />
và phụ huynh cần quan tâm và giải quyết một cách thích đáng, tạo điều kiện <br />
cho trẻ bước vào lớp một thuận lợi, đạt kết quả tốt.<br />
c. Mối quan hệ giữa các biện pháp, giải pháp.<br />
Các biện pháp nêu trên có mối quan hệ logic, gắn bó chặt chẽ với nhau, <br />
đan xen và hỗ trợ cho nhau nhằm mục đích phát triển toàn diện cho trẻ cả về <br />
thể chất lẫn tinh thần. Chúng ta không nên coi trọng hay chủ quan một biện <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiên: Nguyễn Thị Hương 15<br />
Một số biện pháp giúp chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 56 tuồi lớp lá 4 trường mầm non Krông ana vào <br />
lớp một.<br />
pháp nào bởi khi kết hợp các biện pháp sẽ giúp phát huy tối đa ưu điểm và <br />
khắc phục những hạn chế.<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm <br />
vi và hiệu quả ứng dụng.<br />
Các biện pháp trên có một giá trị khoa học quan trọng đối với việc áp <br />
dụng trên trẻ mầm non. Thông qua kết quả thực trạng tôi nhận thấy: Trẻ có <br />
tiến bộ hơn so với đầu năm cụ thể như sau:<br />
<br />
STT Kết quả<br />
NỘI DUNG<br />
TỐT KHÁ TB YẾU<br />
1 Phát triển về thể chất 28 cháu 3 cháu 1cháu<br />
87,5% 9,3%<br />
2 Phát triển về trí tuệ 29 cháu 2cháu 1cháu<br />
91% 6,2% 3,1%<br />
3 Phát triển về ngôn ngữ 28cháu 3 cháu 1 cháu<br />
88% 9,4% 3,1%<br />
4 Phát triển về tình cảm – xã 30 cháu 1 cháu 1cháu<br />
hội 94% 3,1% 3,1%<br />
Qua bảng khảo sát thấy chất lượng giáo dục các lĩnh vực tăng rõ rệt <br />
chứng tỏ vận dụng các biện pháp mới đạt hiệu quả. <br />
* Đối với cô:<br />
Qua các hoạt động, thực hiện các biện pháp giúp chuẩn bị tâm thế cho <br />
trẻ vào lớp 1 tôi đã có nhiều trải nghiệm, vốn kiến thức được mở rộng và có <br />
thêm kinh nghiệm, sáng tạo hơn khi tổ chức các hoạt động cho trẻ. <br />
* Đối với trẻ: <br />
Ban đầu trẻ còn hơi lúng túng, e dè khi thực hiện các yêu cầu của cô <br />
song sau vài lần động viên, hướng dẫn và cùng thực hiện với trẻ thì trẻ đã <br />
mạnh dạn hơn, tự tin, tích cực trong các hoạt động, phát âm tròn câu, diễn đạt <br />
câu mạch lạc hơn, trẻ nắm được kỹ năng lật sách, cách ngồi viết kỹ năng tô <br />
viết chữ cái, chữ số, trẻ có sức khỏe tốt có thói quen nề nếp trong học tập.<br />
Trẻ hào hứng tiếp nhận kiến thức một cách thoải mái thông qua các hoạt <br />
động. Thời gian tập trung vào hoạt động của trẻ tốt hơn.<br />
Trẻ mong muốn được đến trường phổ thông như các anh chị tiểu học.<br />
* Đối với phụ huynh:<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiên: Nguyễn Thị Hương 16<br />
Một số biện pháp giúp chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 56 tuồi lớp lá 4 trường mầm non Krông ana vào <br />
lớp một.<br />
Đa số phụ huynh đã nắm bắt và biết được trẻ học và tham gia những <br />
hoạt động gì khi ở trường.<br />
Phụ huynh nắm bắt được những yêu cầu cần đạt qua 5 mặt phát triển <br />
như thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mỹ, từ đó có <br />
hướng chăm sóc, giáo dục phù hợp, không yêu cầu quá cao hay quá thấp so <br />
với khả năng của trẻ.<br />
Bên cạnh đó, phụ huynh nắm được quy định chung của bộ giáo dục và <br />
đào tạo về tác hại của việc dạy trước chương trình lớp một, từ đó có tâm lý <br />
thoải mái hơn, không còn tình trạng lo lắng có nên dạy trước chương trình lớp <br />
một hay không.<br />
Phụ huynh hiểu và kết hợp với giáo viên cùng nhau thực hiện tốt việc <br />
chuẩn bị cho trẻ vào lớp một trường tiểu học. Thường xuyên quan tâm việc <br />
đọc viết cho trẻ.<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị<br />
1. Kết luận<br />
Đối với trẻ mầm non, trẻ học mà chơi, chơi mà học, trẻ rất hiếu động, <br />
tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá những điều mới lạ xung quanh mình. <br />
Trẻ thực sự học trong khi chơi để lĩnh hội những khái niệm ban đầu hoặc <br />
những tri thức tiền khoa học. Đối với trẻ 5 tuổi, yếu tố của hoạt động học <br />
tập đã xuất hiện nhưng ở dạng sơ khai. Khi bước vào lớp một, đây là giai <br />
đoạn có sự chuyển biến về chất đối với trẻ, từ một cuộc sống khá thoải mái <br />
về thời gian, tinh thần, bé phải chuyển qua một môi trường đòi hỏi làm việc <br />
một cách thực sự, tập trung chú ý trong cả tiết học dài đó là điều không hề <br />
đơn giản. Chính vì thế, việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp một là một quá <br />
trình lâu dài, quá trình này xuất hiện từ những tháng ngày bé còn ở tuổi nhà <br />
trẻ đến khi đủ tuổi bước vào lớp một. Trong hoạt động này, giáo viên mầm <br />
non là người đóng vai trò chủ đạo, là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển <br />
trẻ tham gia vào các hoạt động nhằm mục đích giúp trẻ phát triển toàn diện <br />
các lĩnh vực, từng bước giúp trẻ làm quen với sinh hoạt, phương pháp dạy <br />
học của trường phổ thông<br />
Từ những thực tế trên cũng như các kết quả trên và để đạt được những <br />
kết quả đó trước hết tôi phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cần thiết cho các hoạt <br />
động tổ chức trên trẻ. Chuẩn bị kế hoạch giảng dạy, nắm chắc kiến thức <br />
chuyên môn. Chuẩn bị môi trường an toàn khi cho trẻ tiếp xúc.<br />
<br />
Người thực hiên: Nguyễn Thị Hương 17<br />
Một số biện pháp giúp chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 56 tuồi lớp lá 4 trường mầm non Krông ana vào <br />
lớp một.<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm giúp trẻ chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5 <br />
6 tuổi lớp lá 4 vào lớp 1 mà tôi đã rút ra được trong quá trình giảng dạy. hiện <br />
nay, tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu để bổ sung cho những kinh nghiệm của tôi <br />
được hoàn chỉnh hơn. Tôi thiết nghĩ, đây là một công việc rất quan trọng, cần <br />
phải được thực hiện một cách thường xuyên, lâu dài nhằm nâng cao chất <br />
lượng trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Tôi rất mong được sự <br />
góp ý của ban giám hiệu nhà trường, các cấp quản lý giáo dục và các bạn <br />
đồng nghiệp để kế hoạch này hoàn chỉnh hơn trong quá trình tổ chức hoạt <br />
động.<br />
2. Kiến nghị<br />
+ Đối với phòng giáo dục và đào tạo:<br />
Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, các buổi học chuyên đề nhằm cung <br />
cấp các kỹ năng mới cho giáo viên nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, đáp <br />
ứng nhu cầu của xã hội.<br />
+ Đối với nhà trường:<br />
Ban chỉ đạo nhà trường thường xuyên hướng dẫn, chỉ đạo sát sao trong tất <br />
cả các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.<br />
Đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều <br />
kiện cho trẻ tích cực tham gia các hoạt động. <br />
Nhà trường nên tổ chức các buổi tham quan cho trẻ để trẻ được khám phá, <br />
mở rộng tầm nhìn về thế giới xung quanh, qua đó làm cho các kiến thức ngày <br />
càng khắc sâu vào tâm trí của trẻ. <br />
+ Đối với giáo viên:<br />
Giáo viên cần chủ động tìm hiểu, học hỏi những kinh nghiệm hay, nắm bắt <br />
chuyên đề mới để áp dụng vào thực tế đạt hiệu quả.<br />
Xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể, đánh giá khả năng của trẻ một cách chính <br />
xác.<br />
Làm tốt công tác phổ cập giáo dục, tuyên truyền phụ huynh đưa trẻ đến <br />
trường theo đúng độ tuổi để trẻ học đúng chương trình giúp trẻ có nền tảng <br />
cơ bản để bước vào lớp một.<br />
Buôn trấp, ngày 20 tháng 02 năm 2018<br />
Người viết sáng kiến<br />
<br />
<br />
Người thực hiên: Nguyễn Thị Hư