1. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1.1 Lý do chọn đề tài:<br />
Âm nhạc là một trong những bộ môn nghệ thuật giáo dục con người cái <br />
mỹ, cái thiện. Âm nhạc có sức lay động tình cảm kỳ lạ, có thể đánh thức tâm <br />
hồn con người bằng những âm thanh nhẹ nhàng, bay bổng . Âm nhạc giống <br />
như món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của <br />
mỗi chúng ta, nó mang đến cho ta những giây phút thư giản thực sự thoải <br />
mái, cho ta cảm nhận cái đẹp của tự nhiên, quê hương, đất nước, con người, <br />
đồng thời âm nhạc giáo dục cho ta tình cảm yêu con người, yêu quê hương <br />
đất nước.<br />
Như chúng ta đã biết âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm <br />
xúc, tác động vào trẻ ngay từ khi còn nằm trong nôi khi được nghe tiếng ru à ơi <br />
của mẹ. Tâm hồn trẻ ngây thơ trong sáng, luôn luôn vui vẻ cho nên tiếp xúc với âm <br />
nhạc là nhu cầu không thể thiếu với trẻ. Bởi chính ở đây âm nhạc được coi như <br />
một phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. Thông qua âm nhạc sẽ giúp trẻ <br />
linh hoạt, tự tin, mạnh dạn, và phát triển hài hòa cân đối về các lĩnh vực thẩm mĩ, <br />
đạo đức, trí tuệ, thể chất.<br />
Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn giáo dục âm nhạc là một bộ <br />
môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn <br />
hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực <br />
cho các hoạt động giáo dục. Có thể coi âm nhạc là một bộ phận không thể tách rời <br />
với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.<br />
Xuất phát từ đặc điểm của lứa tuổi, mục đích giáo dục và những đặc trưng <br />
của nghệ thuật âm nhạc, giáo dục âm nhạc mang lại cho trẻ tình cảm và sự đam <br />
mê yêu âm nhạc, trẻ có những kĩ năng đơn giản trong hoạt động âm nhạc, trẻ thể <br />
hiện được tính hồn nhiên, chân thực, và biểu cảm khi trình bày các tác phẩm. Đặc <br />
<br />
1<br />
biệt đối với trẻ 34 tuổi, đây là giai đoạn chuyển qua mẫu giáo nên khả năng cảm <br />
xúc âm nhạc của trẻ tăng dần, giọng hát tai nghe tốt hơn. Ở trẻ xuất hiện sự hứng <br />
thú hoạt động âm nhạc như hát, vận động theo nhạc, biết thực hiện các động tác <br />
múa đơn giản. Trẻ có thể hát những bài ngắn, giai điệu liền bậc hoặc quảng hẹp. <br />
Một số trẻ còn biết tự nghĩ ra lời và hát theo một giai điệu mà trẻ thích. Ở độ tuổi <br />
này có thể cho trẻ tiếp xúc làm quen với các nhạc cụ trống, organ song loan, thanh <br />
gõ…giáo dục âm nhạc đã đem lại cho trẻ những ấn tượng, những khái niệm âm <br />
nhạc, dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc. <br />
Đây là bước khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn, đánh giá tác phẩm âm nhạc và biết <br />
cách biểu diễn ở mức độ đơn giản. <br />
Biết được tầm quan trọng của môn giáo dục âm nhạc đối với trẻ mầm non, <br />
với mục đích mong muốn tổ chức cho trẻ 3 4 học tốt hơn môn Âm nhạc, tôi đã <br />
mạnh dạn lựa chọn đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ 3 4 tuổi học tốt môn âm <br />
nhạc.<br />
1.2. Phạm vi áp dụng đề tài:<br />
Đề tài này được lựa chọn nghiên cứu trong phạm vi lớp mẫu giáo bé 3 4 <br />
tuổi trong trường mầm non <br />
Điểm mới của đề tài: Biết đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giáo <br />
dục âm nhạc. Vận dụng được những kiến thức đã học tổ chức cho trẻ 34 tuổi học <br />
tốt môn âm nhạc dưới mọi hình thức<br />
2. PHẦN NỘI DUNG<br />
2.1. Thực trạng trước khi nghiên cứu “Mét sè biện pháp giúp trẻ 34 <br />
tuổi học tốt môn âm nhạc” <br />
Căn cứ vào mục đích và nội dung giáo dục âm nhạc hiện hành, Vụ giáo dục <br />
mầm non đã có văn bản số 5434/GDMN hướng dẫn giáo viên mầm non thực hiện <br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
giáo dục âm nhạc có nội dung cố định nhằm triễn khai hết các dạng hoạt động âm <br />
nhạc ( ca hát, vận động theo nhạc, nghe hát, trò chơi âm nhạc). <br />
Nhìn chung đa số giáo viên mầm non có trình độ chuyên môn cao, nhận thức <br />
được tầm quan trọng của việc giáo dục âm nhạc cho trẻ ở trường mầm non. <br />
Nhưng bên cạnh đó việc tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ còn có <br />
những bất cập sau: Năng khiếu âm nhạc của giáo viên còn hạn chế như hát không <br />
đúng nhạc, nhạc cụ âm nhạc chưa đầy đủ. Trẻ chưa hứng thú với các hoạt động <br />
âm nhạc.<br />
Trường Mầm non tôi đang công tác là một trường có bề dày về thành tích <br />
nhiều năm. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đa số trẻ, khoẻ, nhiệt tình, yêu <br />
nghề, yêu trẻ, tích cực học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp <br />
vụ, năng lực sư phạm, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả cao.<br />
Năm học 2014 – 2015 bản thân tôi được nhà trường phân công giảng dạy <br />
lớp mẫu giáo bé 34 tuổi. Được sự phân công của nhà trường, bản thân tôi đã tiếp <br />
nhận lớp và nghiên cứu hồ sơ của trẻ, nắm bắt tình hình tâm sinh lý của từng trẻ <br />
để có kế hoạch giáo dục. Vào đầu năm học, tôi đã tổ chức nhiều tiết âm nhạc <br />
nhằm khảo sát tình hình của trẻ. Qua đó tôi nhận thấy một số nhược điểm lớn là <br />
đa số trẻ chưa hát đúng giai điệu một bài hát, trẻ khó nhớ lời và giai điệu bài hát, <br />
trẻ chưa hứng thú với môn học này, cho nên dẫn đến trong quá trình tổ chức lớp <br />
tôi đã đạt được kết quả khá thấp.<br />
Kết quả đó được thể hiện qua khảo sát như sau:<br />
Số trẻ ( 36) Số trẻ đạt Số trẻ không đạt<br />
Số trẻ % Số trẻ %<br />
Trẻ hứng thú tích <br />
cực tham gia tiết 13 36 % 23 64 %<br />
học âm nhạc<br />
Thể hiện nghệ <br />
thuật khi biểu diễn 10 27,8% 26 72,2 %<br />
3<br />
Thể hiện tốt kĩ năng <br />
âm nhạc như: nghe 15 41,7 % 21 58,3%<br />
hát, hát, vận động <br />
theo nhạc.<br />
* Thuận lợi:<br />
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo: phòng giáo dục và UBND xã, <br />
trường mầm non nơi tôi đang công tác có cơ sở vật chất khá đầy đủ.<br />
Lớp được trang bị đầy đủ các thiết bị, đồ dùng thuận tiện, phù hợp với <br />
từng độ tuổi của trẻ.<br />
Lớp có 2 giáo viên, các giáo viên của lớp nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ có <br />
trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn.<br />
Ban giám hiệu nhà trường luôn đi sâu đi sát, tạo điều kiện thuận lợi cho <br />
giáo viên có đủ phương tiện để chăm sóc và dạy trẻ như mở các lớp bồi dưỡng <br />
công nghệ thông tin cho giáo viên, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ…<br />
Đa số phụ huynh của lớp nhiệt tình, quan tâm chu đáo tới con em và thường <br />
xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình học tập của con em mình.<br />
* Khó khăn :<br />
Lớp đặt tại khu vực lẻ nên điều kiện cơ sở vật chất còn khó khăn. <br />
Chưa có phòng âm nhạc cho trẻ hoạt động.<br />
Đa số trẻ chưa qua lớp nhà trẻ nên thời gian đầu trẻ còn bở ngỡ quấy khóc, <br />
mặt khác số lượng trẻ của lớp khá đông ảnh hưởng nhiều tới các hoạt động của <br />
trẻ.<br />
Năng khiếu về âm nhạc của giáo viên trong lớp còn hạn chế<br />
Đa số trẻ cảm thụ âm nhạc còn hạn chế, nên việc truyền thụ âm nhạc cho trẻ <br />
còn gặp nhiều khó khăn.<br />
2.2. Mét sè biện pháp giúp trẻ 3 4 tuổi học tốt môn giáo dục âm nhạc:<br />
<br />
<br />
4<br />
Có thể nói ở lứa tuổi mẫu giáo, xúc cảm thẩm mỹ của trẻ phát triễn khá <br />
nhanh, tâm hồn trẻ nhạy cảm, dễ xúc cảm với những cảnh vật xung quanh. Hơn <br />
nữa âm nhạc con là phương tiện giúp trẻ nhận thức với thế giới xung quanh, phát <br />
triễn lời nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm. Vì vậy có thể coi như âm nhạc là <br />
một bộ phận không thể tách rời trong công tác giáo dục trẻ một cách toàn diện. <br />
Nhận thức được tầm quan trọng đó qua sự học hỏi tìm tòi và nghiên cứu của mình <br />
tôi đã áp dụng một số biện pháp sau:<br />
2.2.1: Tạo môi trường học tập<br />
Trẻ 34 tuổi, việc được đến trường mầm non được tiếp xúc với môi <br />
trường mới đối với trẻ là một sự trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ, tuy nhiên trẻ ở độ <br />
tuổi này nhanh thích nhưng cũng nhanh chán, vì thế môi trường học tập đối với trẻ <br />
đóng một vai trò hết sức quan trọng. Tôi tạo một không khí nhộn nhịp, vui vẻ để <br />
trẻ có thể tạm quên những tình cảm âu yếm mà ở nhà trẻ được ông bà cha mẹ <br />
dành cho trẻ, để trẻ có thể cảm nhận được sự ấm áp, tự tin khi đến trường. <br />
Để làm được điều đó, tôi và giáo viên trong lớp trang trí môi trường gần gủi <br />
với trẻ, màu sắc sặc sỡ, thu hút sự chú ý của trẻ.<br />
̣ ̀ ơi tre co điêu kiên đê thê hiên kha năng âm nhac cua minh, tre<br />
Goc âm nhac la n<br />
́ ̉ ́ ̀ ̣ ̉ ̉ ̣ ̉ ̣ ̉ ̀ ̉ <br />
́ ̉ ̀ ̣ ̉ ́ ̀ ̣ ̣ ̉<br />
co thê lam quen, ôn luyên, cung cô va vân dung phat triên nh<br />
́ ững ky năng âm nhac<br />
̃ ̣ <br />
́ ̀ ơi, cac ho<br />
qua cac tro ch ́ ạt đông sang tao lam phat triên kha năng sang tao cua tre. Tôi<br />
̣ ́ ̣ ̀ ́ ̉ ̉ ́ ̣ ̉ ̉ <br />
luôn chú ý tận dụng diện tích phòng học, góc âm nhạc một cách phù hợp và bố trí, <br />
sắp xếp các dụng cụ, đồ dùng âm nhạc để tạo môi trường gần gũi, tạo cảm giác <br />
thoải mái cho trẻ, tạo cho trẻ sự hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc. Bên <br />
cạnh đó co thê đê giây bao hay nh<br />
́ ̉ ̉ ́ ́ ưng loai phê liêu co kich c<br />
̃ ̣ ́ ̣ ́ ́ ỡ lơn, tao điêu kiên cho<br />
́ ̣ ̀ ̣ <br />
̉ ́ ̣ ̉ ́ ́ ́ ưởng cá nhân của trẻ, phuc vu ch<br />
tre sang tao ra cac kiêu ao vay... theo y t<br />
́ ̣ ̣ ơi vu hôi<br />
̃ ̣ <br />
̉ ́ ự do.<br />
hoa trang, nhay mua t<br />
́<br />
Cung câp cho tr<br />
́ ẻ nhiêu nguôn âm thanh: T<br />
̀ ̀ ừ các loại phế liệu sẳn có ở địa <br />
phương như cac loai lon, thung thiêc, thung giây, các d<br />
́ ̣ ̀ ́ ̀ ́ ụng cụ nhà bếp, khối gỗ, <br />
5<br />
chén bằng sành các loại hôt hat, gao, cac loai đa t<br />
̣ ̣ ̣ ́ ̣ ́ ạo ra các âm thanh khác nhau, để <br />
trẻ cảm nhận được các loại âm thanh đó.<br />
Tôi còn sưu tâm cac loai băng nhac thiêu nhi, mâm non, dân ca, nhac cô truy<br />
̀ ́ ̣ ̣ ́ ̀ ̣ ̉ ền, <br />
cổ điên... cac loai nhac cu dân tôc. Khi co điêu kiên tôi dung đan thât, hay co thê s<br />
̉ ́ ̣ ̣ ̣ ̣ ́ ̀ ̣ ̀ ̀ ̣ ́ ̉ ử <br />
̣ ̉<br />
dung mô hinh, tranh cho tre quan sat.<br />
̀ ́<br />
́ ̣ ́ ̀ ̀ ̉ ́ ̣ ̣ ̣<br />
Ngoai ra còn co môt sô đô dung khuyên khich tre sang tao trong vân đông theo<br />
̀ ́ ́ <br />
̣<br />
nhac nh ư: khăn choang, c<br />
̀ ờ đuôi nheo, vong đeo tay, vòng đeo chân, nh<br />
̀ ững con buṕ <br />
̉ ̣ ̉ ̉ ́ ̉ ững đô dung, đô ch<br />
bê băng vai hay thu nhôi bông lam ban nhay cung tre. Tât ca nh<br />
̀ ́ ̀ ̀ ̀ ̀ ̀ ̀ ơi <br />
trên đêù phaỉ ở trang<br />
̣ thaí mở, trẻ dễ dang ́ và sử dung.<br />
̀ lây ̣<br />
́ ́ ́ ̣<br />
Khi bô tri goc âm nhac cân chu y sao cho <br />
̀ ́ ́ ở nơi đo tiêng ôn ao tre tao ra tai goc không<br />
́ ́ ̀ ̀ ̉ ̣ ̣ ́ <br />
̉<br />
anh hưởng, lam phiên đên nh<br />
̀ ̀ ́ ững hoat đông yên tinh <br />
̣ ̣ ̃ ở goc khac.<br />
́ ́<br />
́ ́ ́ ̀ ̀ ̉ ́ ́ ̉ ̀ ́ ơi âm nhac, tôi<br />
ĐÓ kich thich tinh to mo, ham hiêu biêt lôi cuôn tre vao goc ch ̣ <br />
̉ ật liêu, nh<br />
luôn chu y thay đôi v<br />
́ ́ ̣ ưng thiêt bi tao âm thanh khac nhau theo ch<br />
̃ ́ ̣ ̣ ́ ủ đề, tao<br />
̣ <br />
̣ ̉ ử dung tôi đa.<br />
điêu kiên cho tre s<br />
̀ ̣ ́<br />
̣<br />
Tai goc ngh<br />
́ ệ thuật, t«i còng chu y tao điêu kiên cho tre thê hiên nh<br />
́ ́ ̣ ̀ ̣ ̉ ̉ ̣ ững ý <br />
tưởng, mong muôn cua tre, đăc biêt phat huy tac dung cua tre hô tr<br />
́ ̉ ̉ ̣ ̣ ́ ́ ̣ ̉ ̉ ̃ ợ nhau, liên kêt́ <br />
vơi nhau tô ch<br />
́ ̉ ưc cac hoat đông mang tinh nghê thuât. Khuyên khich tre t<br />
́ ́ ̣ ̣ ́ ̣ ̣ ́ ́ ̉ ự lam hay<br />
̀ <br />
̉ ́ ̣ ́ ̀ ̀ ̀ ơi đê vô hay go đêm bai hat nhăm gây h<br />
cung tre trang tri môt sô đô dung đô ch<br />
̀ ̉ ̃ ̃ ̣ ̀ ́ ̀ ứng <br />
̉<br />
thu cho tre khi s<br />
́ ử dung. Co thê cho tre phôi h<br />
̣ ́ ̉ ̉ ́ ợp chơi vơi nhom tao hinh trang tri vay<br />
́ ́ ̣ ̀ ́ ́ <br />
̣ ̣ ́ ̉<br />
ao lam măt na hoa trang....Tre vô cung sung s<br />
́ ̀ ̀ ương khi đ<br />
́ ược sử dung đô dung do<br />
̣ ̀ ̀ <br />
̉ ̣ ̉ ực hiên cac hoat đông âm nhac.<br />
chinh tre tao ra, đê th<br />
́ ̣ ́ ̣ ̣ ̣<br />
2.2. 2: Nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động âm nhạc trên tiết học:<br />
Muốn thực hiện tốt việc giáo dục âm nhạc đối với trẻ 34 tuổi ở trường <br />
mầm non, đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức, năng khiếu âm nhạc, biết truyền <br />
đạt, biết thể hiện tác phẩm một cách hấp dẫn vì hiệu quả giáo dục ảnh hưởng <br />
trực tiếp tới trẻ. Việc tổ chức một tiết học âm nhạc nhẹ nhàng, linh hoạt sẽ giúp <br />
cho trẻ dễ dàng tiếp thu, trẻ hứng thú học mà không bị nhàm chán.<br />
6<br />
Vào bài sinh động để thu hút sự chú ý của trẻ: Có thể sử dụng những dồ <br />
dùng vật thật hay những câu đố, những đoạn clip làm nổi bật chủ đề dạy. <br />
Ví dụ: Ở chủ đề trường mầm non cô dạy bài hát “Vui đến trường” có thể cho trẻ <br />
xem tranh các bạn đang tung tăng đến trường để thu hút sự chú ý của trẻ.<br />
Ở chủ đề động vật dạy bài hát “Con chuồn chuồn” dùng các câu đố về các <br />
loại côn trùng…<br />
Tổ chức các hoạt động đa dạng dựa vào các hoạt động trọng tâm.<br />
Ví dụ: Tổ chức dạy hát là trọng tâm thì có thể cho trẻ tập hát nhanh chậm, <br />
hát to nhỏ, hát nối tiếp nhau, thi đua tổ, nhóm , cá nhân….<br />
Tæ chức biểu diễn có thể sử dụng nhiều hình thức như: Múa, hát, hát đối <br />
đáp.<br />
Ở lứa tuổi này giáo viên cần lựa chọn hình thức phù hợp với độ tuổi của <br />
trẻ, biết vận dụng các hình thức động tỉnh xen lẫn để tạo cho trẻ cảm giác thoải <br />
mái khi tham gia hoạt động. Ví dụ: đối với loại tiết trọng tâm là dạy hát, nội dung <br />
kết hợp là nghe hát… thì giáo viên phải biết linh động bố trí hợp lí phần dạy hát, <br />
nghe hát và trò chơi âm nhạc để gây cho trẻ sự hứng thú tiếp theo để tham gia hoạt <br />
động một cách say sưa, hoàn chỉnh.<br />
Tuy nhiên tôi cũng rèn nề nếp kỹ năng cho trẻ: qua các tiết học và hoạt <br />
động, tôi rèn cho trẻ biết thực hiện theo hiệu lệnh, khẩu lệnh tạo cho trẻ có cảm <br />
giác tự tin, mạnh dạn khi lên biểu diễn.<br />
<br />
Các giờ học, hoạt động làm quen âm nhạc nên có phần nghe hát và trò chơi âm <br />
nhạc. Muốn một giờ hoạt động âm nhạc đạt kết quả cao, đòi hỏi giáo viên phải <br />
hát đúng nhạc, biết sử dụng đàn, các loại nhạc cụ để trẻ được làm quen với nhịp <br />
điệu, cô hát càng hay càng thu hút trẻ vào giờ học. Cô hát phải thể hiện tình cảm <br />
sắc thái nội dung bài hát, cô giới thiệu dẫn dắt hay có nội dung, khuyến khích trẻ <br />
hát cùng cô cả bài. Cô chuẩn bị nhạc cụ cho trẻ như: Phách tre, trống lắc, các loại <br />
<br />
<br />
7<br />
nhạc cụ khác... Trẻ hát đúng, hát hay chưa đủ, cần dạy trẻ vận động theo nhạc, <br />
biết phối hợp lời bài hát với nhịp điệu. Trẻ vừa hát vừa vận động theo nhạc giúp <br />
trẻ biết cảm nhận về âm nhạc. Hầu hết các bài hát đều có thể cho trẻ vận động <br />
múa. Vì múa là hoạt động nghệ thuật, dùng hình thể để biểu hiện tư tưởng, tình <br />
cảm của một tác phẩm. Múa và âm nhạc có tương quan mật thiết với nhau. Với <br />
mỗi bài hát nên cho trẻ làm quen 2, 3 cách vận động khác nhau để thay đổi hình <br />
thức, giúp trẻ làm quen với nhiều loại hình tiết tấu và không nhàm chán. Nếu giáo <br />
viên chọn dạng vận động vỗ tay, cách vỗ theo nhịp(đơn giản) thì có thể cho cả lớp <br />
vừa hát vừa vận động theo cô từ đầu đến hết bài ở nhịp độ chậm, tư thế ngồi <br />
khoảng 23 lần( sau lần 1 mới sửa sai) sau đó đến bước thi đua nhóm tổ. Trước khi <br />
dạy vận động bản thân chuẩn bị thật kĩ một số nội dung như: Nghiên cứu lời bài <br />
hát, nghiên cứu âm nhạc, chọn loại vận động, Biên soạn động tác trên cơ sở cấu <br />
trúc của bài, tập vận động thành thạo các vận động, chuẩn bị đạo cụ, nhạc cụ đầy <br />
đủ...Theo chương trình giáo dục mầm non mới, hoạt động âm nhạc cho trẻ cần <br />
đảm bảo các nội dung: Ca hát, vận động theo nhạc, nghe nhạc và trò chơi âm <br />
nhạc. Cách thức tổ chức các hoạt động âm nhạc phải thể hiện sự mềm dẻo, linh <br />
hoạt dựa trên thực tế nhóm lớp, và đặc điểm tâm lý trẻ, để trẻ được thoải mái vận <br />
động, nhanh nhẹn, tự tin hơn. Trong giờ hoạt động âm nhạc cần cho trẻ làm quen <br />
với một số bài hát khác, phù hợp với nội dung bài dạy và lứa tuổi, bài hát có thể do <br />
cô sáng tác hoặc sưu tầm. Có thể cho trẻ mặc trang phục theo bài hát, giúp trẻ biết <br />
trang phục của một số vùng miền theo nội dung bài hát. Khi chọn bài hát giáo viên <br />
cần lựa chọn những tác phẩm có nội dung phù hợp, thể hiện được nội dung chính <br />
của bài dạy hát.<br />
<br />
Trong giờ học, giáo viên chú ý động viên những trẻ hát đúng, hát hay, vận <br />
động thành thạo theo lời ca nhằm khuyến khích trẻ học tốt hơn. Tuyệt đối không <br />
chê trẻ mà phải tôn trọng trẻ, nhẹ nhàng sửa sai đối với những trẻ thực hiện chưa <br />
<br />
8<br />
đúng. Hoạt động dạy học là một bộ phận của quá trình giáo dục. Do đó, nội dung <br />
các bài dạy không chỉ đơn thuần là hoàn thiện nội dung cần dạy cho trẻ mà còn là <br />
phương tiện giáo dục. Vì vậy giáo viên phải chú ý quan sát, nhận xét xem trong quá <br />
trình học tập trẻ có hoạt động không? Có thích thú không? Tìm hiểu nguyên nhân vì <br />
sao trẻ không hoà đồng cùng bạn để có hướng giải quyết tình huống, tìm cách đưa <br />
trẻ hoà nhập với bạn bè, dần cho trẻ quan tâm, thích thú với các hoạt động âm <br />
nhạc.<br />
<br />
2.2.3: Giáo viên tự rèn luyện nâng cao khả năng âm nhạc:<br />
<br />
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật hấp dẫn nhưng không dễ đòi hỏi giáo <br />
viên phải có khả năng âm nhạc, hát, múa, khả năng tổ chức...Chính vì vậy tôi đã <br />
sưu tầm sách, tuyển tập, băng đĩa nhạc để có thể thuộc và nắm chắc thêm nhiều <br />
bài hát hay để lựa chọn và dạy trẻ như: đĩa nhạc Xuân Mai, Xuân Nghi, Khánh <br />
Linh...Tuyển tập nhac: Búp bê bằng bông, Thế giới ngày mai, 100 bài hát hay tuổi <br />
mầm non.<br />
<br />
Tôi còn thường xuyên tham khảo các tài liệu chuyên nghành như: Tạp chí giáo <br />
dục mầm non, Gia đình và bé, báo Họa mi, tuyển tập trò chơi cho bé, để cập nhật <br />
thông tin, lựa chọn bài hát, cách làm đồ chơi, các trò chơi hay phù hợp với giáo dục <br />
âm nhạc của trẻ lớp tôi.<br />
<br />
Tôi luôn tận dụng mọi cơ hội để tham quan, dự giờ đồng nghiệp để rút ra <br />
những kinh nghiệm cho bản thân khi tổ chức các hoạt động âm nhạc cho trẻ.<br />
<br />
* Đối với bài hát dạy trẻ hát hay hát cho trẻ nghe, tôi phải luyện tập hít sâu, <br />
thở đều để khi hát không bị hụt hơi, tiếp theo phải luyện thanh,sau đó phải đi sâu <br />
nghiên cứu bản nhạc để nắm chắc được giai điệu, các dấu luyến láy, ngắt <br />
nghỉ...của bài hát và xác định giọng cho phù hợp với cô và trẻ khi hát.<br />
<br />
<br />
9<br />
* Xác định giọng: Muốn xác định giọng trước tiên tôi căn cứ vào nốt nhạc <br />
cuối cùng của bản nhạc và dấu hóa biểu của bản nhạc đó, xem dấu hóa biểu đó là <br />
dấu thăng hay dấu giáng. Sau đó xác định nốt kết của bản nhạc là kết ở nốt nào, <br />
bậc mấy của âm chủ, nếu là bậc 1 hoặc bậc 5 của âm chủ giọng trưởng thì đó là <br />
giọng trưởng, nếu là giọng thứ thì đó là giọng thứ.<br />
<br />
* Luyện tập đàn: Việc sử dụng đàn của tôi còn nhiều hạn chế do đó tôi <br />
thường xuyên học hỏi âm nhạc nhất là của giáo viên cùng lớp.<br />
<br />
* Minh họa múa: Khi hát cho trẻ nghe giáo viên cần kết hợp minh họa múa để <br />
bài hát thêm sinh động và cuốn hút trẻ hơn vì vậy giáo viên cần lựa chọn động tác <br />
sao cho phù hợp với nội dung bài hát và phù hợp với trẻ.<br />
<br />
Ví dụ: Khi cho trẻ nghe hát bài “Giúp mẹ” Dân ca Khơme Nam bộ tôi kết <br />
hợp động tác nhẹ nhàng, uyển chuyển thể hiện tình yêu với mẹ của bé. Tuy vậy <br />
động tác tôi chọn không quá khó, không quá cường điệu để trẻ nghe và dễ cảm <br />
nhận, đồng thời với các bài có động tác khó tôi sẽ cùng các bạn đồng nghiệp tìm <br />
tòi sáng tạo nên các động tác cho phù hợp với nội dung bài hát.<br />
<br />
2.2. 4: Tổ chức cho trẻ làm quen âm nhạc mọi lúc mọi nơi và dưới các <br />
hình thức <br />
Thực tế giáo dục âm nhạc ở độ tuổi mầm non cho thấy, khả năng cảm thụ <br />
âm nhạc của trẻ không thể tự phát triển, mà cần phải trải phải qua một quá <br />
trình: Học chơi tiếp xúc thường xuyên, liên tục. Giáo viên cần cho trẻ làm quen <br />
với âm nhạc mọi lúc mọi nơi. Ví dụ, vào buổi sáng giờ đón trẻ, cho trẻ nghe nhạc, <br />
nghe những bài hát trong và ngoài chương trình phù hợp với lứa tuổi. Trẻ nghe <br />
nhiều lần sẽ cảm nhận được giai điệu của bài hát, thích nghe hát và hát được như <br />
bạn. Hoạt động ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc, hát những bài <br />
<br />
<br />
10<br />
có nội dung theo chủ đề, qua đó giáo dục cho trẻ thông qua nội dung của các bài hát <br />
đó. <br />
Để giáo dục âm nhạc đạt hiệu quả. Tôi dạy trẻ hát khi tập thể dục, khi <br />
dạo chơi, trước giờ học, trước giờ ăn hoặc ngay trong hoạt động góc, hoạt động <br />
ngoài trời, hoạt động chiều . Cụ thể như sau: giáo dục Âm nhạc trong hoạt động <br />
ngoài trời tôi tiến hành cho trẻ vui chơi, quan sát toàn bộ khung cảnh của nhà <br />
trường, cô giới thiệu khuôn viên của nhà trường : khu lớp học, khu cấp dưỡng , <br />
khu đồ chơi, khu sân trường, có thể kết hợp nghe hát Trường chúng cháu đây là <br />
trường mầm non, khi cho trẻ vẽ tự do trên sân theo cá nhân hoặc theo nhóm bạn. <br />
Trẻ hát bài tùy thích hoặc có thể cho trẻ nghe bài “Em vẽ”. Vào giờ ăn cùng bạn <br />
bè, cho trẻ nghe bài hát “Mời bạn ăn” thay cho lời mời và động viên nhau ăn. Giáo <br />
viên cần chú ý khi cho trẻ nghe nhạc, chỉ cần mở nhỏ âm lượng để tránh sự ồn ào <br />
căng thẳng, làm chi phối cảm giác ngon miệng của trẻ. Trước giờ đi ngủ là thời <br />
điểm thích hợp cho trẻ nghe bài có tính chất nhắc nhở như: “Đi ngủ” của Hoàng <br />
Văn Yến…Nhà trường là tổ ấm thứ hai sau gia đình, là nơi trẻ cần nhận được <br />
những tình yêu thương từ cô giáo. Hát ru là thể loại chứa đựng biết bao ý nghĩa của <br />
lời ca và tình cảm, nỗi lòng của người hát. Nếu nghe qua băng đĩa, trẻ sẽ có cảm <br />
giác buồn, cô đơn, nhớ mẹ … bởi vậy tôi hát trực tiếp cho trẻ nghe. Với giai điệu <br />
du dương đằm thắm, lời ca ngọt ngào sâu lắng và tình cảm trìu mến của cô giáo sẽ <br />
tạo cho trẻ cảm giác an toàn, ầm áp, dần đưa trẻ đi vào giấc ngủ. Sau khi ngủ dậy, <br />
trẻ cũng cần nghe những bài ca, bản nhạc không lời có tính chất thanh thản, vui vẻ, <br />
sôi nổi để trẻ tỉnh táo, tham gia các hoạt động chiều.<br />
Việc cho trẻ làm quen âm nhạc mọi lúc mọi nơi sẽ giúp trẻ nhanh tiếp thu <br />
bài học hơn, giúp cho giáo viên dễ dàng truyền thụ kiến thức cho trẻ.<br />
<br />
Giáo viên nên tổ chức các cuộc thi âm nhạc tại lớp. Có đàn, dụng cụ âm <br />
nhạc cho các cháu biểu diễn giống như một chương trình văn nghệ, cho trẻ đóng <br />
<br />
<br />
11<br />
các vai: Ban nhạc, nhạc công, ca sĩ… giáo viên chuẩn bị phần quà cho những trẻ <br />
đạt giải. Trẻ sẽ rất hào hứng, mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động âm <br />
nhạc, thích biểu diễn và say mê với âm nhạc.<br />
<br />
Sự cảm thụ tích cực của trẻ với âm nhạc không chỉ ở việc cho trẻ hát lại <br />
những bài hát được cô giáo truyền thụ. Những tri thức, kỹ năng âm nhạc ở trẻ sẽ <br />
được hình thành và tồn tại lâu bền hơn khi trẻ được rèn luyện thường xuyên và <br />
được tham gia biểu diễn.... Tất cả các hình thức biểu diễn tác phẩm âm nhạc như: <br />
Đồng ca, đơn ca, hát kết hợp múa, hát kết hợp trò chơi, vận động theo nhạc… đều <br />
tạo cho trẻ những hứng thú nhất định và nếu biểu diễn thành công sẽ có giá trị giáo <br />
dục sâu sắc. Đặc biệt, hoạt động biểu diễn âm nhạc giúp trẻ mạnh dạn, tự tin <br />
trước mọi người, trẻ sẽ thích tham gia biểu diễn trong những ngày lễ hội, thích <br />
được nghe nhạc… giúp trẻ từng bước cảm nhận và biết đánh giá âm nhạc cũng <br />
như số lượng tác phẩm mà trẻ được nghe, được học. Hình thành những cơ sở đầu <br />
tiên cho thị hiếu âm nhạc ở trẻ.<br />
<br />
Tæ chức chương trình biểu diễn văn nghệ nhân các ngày hội, ngày lễ của <br />
trường, lớp như: Ngày hội đến trường của bé, Đón Tết Nguyên Đán, Tết Trung <br />
Thu, Ngày 20/11, Ngày hội 8/3, Mừng sinh nhật của bạn, Liên hoan văn nghệ đón <br />
chào mùa hè… để 100% trẻ được tham gia tạo cho trẻ sự mạnh dạn tự tin.<br />
<br />
2.2.5: Đưa ứng dụng CNTT vào các tiết học.<br />
Thường xuyên vào các trang web như: you tobe.com, blog socnhi.com, nhac <br />
cuatoi.vn…để tìm các tư liệu phù hợp với nội dung bài dạy sau đó sử dụng máy <br />
chiếu, làm các hiệu ứng với hình ảnh, ảnh động, sdile show, video clip ….kết hợp <br />
với các phần mềm: pwerpoint, kidpic, photoshop…®Ó sử lí hình ảnh và sử dụng <br />
trong bài dạy.<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
Ở chủ đề động vật: dạy bài hát “Đố bạn” Có thể kết hợp cho trẻ xem clip <br />
“Thế giới động vật” tương ứng vào mỗi câu hát, đến câu hát về con vật nào thì trẻ <br />
xem hình ảnh tương ứng về con vật đó…Trẻ có thể vừa hát vừa bắt chước các <br />
hành động của con vật trong bài hát như: Khỉ, voi, gấu…Tiết học của trẻ sẽ thêm <br />
vui nhộn và sinh động hơn.<br />
Với những bài nghe hát thuộc làn điệu dân ca, cô có thể cho trẻ xem hình <br />
ảnh, clip về những cuộc thi hát dân ca, hát đối, hát quan họ ở hội Lim. Khi trẻ <br />
được trực tiếp xem các đoạn video clip trẻ sẽ hứng thú và có cảm xúc hơn với <br />
những làn điệu dân ca đó. <br />
Khi cho trẻ nghe các bài hát dân ca quan họ Bắc Ninh, tôi đưa đoạn clip các <br />
liền anh, liền chị quan họ đang hát giao duyên hay hình ảnh của các chị hai, chị ba <br />
quan họ với chiếc nón quai thao và những bộ quần áo mớ ba, mớ bảy cho trẻ xem. <br />
Với những giọng hát chuyên nghiệp mượt mà tình cảm, những bộ quần áo rực rỡ <br />
sắc màu và phong cảnh hữu tình, trẻ sẽ cảm thụ chính xác hơn về các làn điệu dân <br />
ca của các vùng.<br />
Với các bài hát về Bác Hồ, khi dạy trẻ bài hát: “ Nhớ ơn Bác” kết hợp cho <br />
trẻ xem các hình ảnh, clip về Bác Hồ với các cháu thiếu nhi…trẻ sẽ thấy Bác Hồ <br />
rất hiền từ giống như một người ông rất gần gũi với các cháu.<br />
Víi những trò chơi âm nhạc, tôi sưu tầm những âm thanh gần gũi trong thực <br />
tế như các hiện tượng thiên nhiên: Tiếng suối chảy róc rách, tiếng mưa rơi rì rào, <br />
tiếng gió thổi vi vu, tiếng chim hót véo von…Những âm thanh trong cuộc sống <br />
(tiếng còi tàu, tiếng còi ô tô, tiếng gà gáy…) ®Ó phát triển sự nhạy cảm và tai <br />
nghe cho trẻ.<br />
2.2.6. Lồng ghép âm nhạc với các môn học khác:<br />
Giờ học âm nhạc là hoạt động có chủ định thường được thực hiện vào thứ 6 <br />
hàng tuần, nhằm rèn luyện các kĩ năng thực hành, cảm thụ âm nhạc cho trẻ, đồng <br />
thời để nhấn mạnh chủ đề. Ngoài ra, ở các môn học khác trong ngày âm nhạc đóng <br />
13<br />
vai trò quan trọng trong việc truyền tải nội dung cho môn học đó. Vì vậy tôi <br />
thường xuyên chú ý lồng ghép âm nhạc vào các môn học khác ở các bài phù hợp để <br />
trẻ được ôn luyện ở mọi lúc mọi nơi, mặt khác qua nội dung lồng ghép này các <br />
môn học khác cũng trở nên phong phú sinh động hơn. <br />
<br />
Trong mọi hoạt động, giáo viên đều có thể tích hợp với giáo dục âm nhạc, <br />
căn cứ vào những bài đã học, những bài chưa học theo từng chủ đề, chủ điểm của <br />
bài dạy để có hướng tích hợp phù hợp nhất.<br />
<br />
Trong giờ cho trẻ làm quen văn học, cô giáo dạy trẻ cảm thụ thơ, truyện <br />
thông qua cách đọc diễn cảm, giãi thích nội dung, cảm nhận nhịp điệu thơ... để trẻ <br />
thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ, tiếng nói, tập tục sinh hoạt, sản phẩm trí tuệ của <br />
dân tộc Việt Nam. Qua thơ ca, các em thêm yêu thiên nhiên, đất nước, hình thành <br />
tình cảm cao đẹp, trong sáng<br />
<br />
Ví dụ: Bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa. Sau khi trẻ đọc thơ ngắt <br />
giọng theo nhịp thơ bốn chữ, kết hợp nghe hát Hạt gạo làng ta (Trần Viết Bính) <br />
phổ nhạc. Giai điệu trữ tình, mượt mà của bài hát như chắp cánh cho ý thơ lên tầm <br />
cao của nghệ thuật.<br />
<br />
Dạy trẻ đọc thơ “Mẹ ốm ”, phần tích hợp cho trẻ hát bài: “Cả nhà thương <br />
nhau”, cô hát cho trẻ nghe bài: “Ba ngọn nến lung linh” . Qua đó giúp trẻ làm quen <br />
một số bài hát mới hoặc củng cố những bài hát đã học, không những giúp trẻ làm <br />
quen âm nhạc mà còn làm cho trẻ hứng thú hơn trong giờ học.<br />
<br />
Việc đưa âm nhạc vào trong giờ hoạt động tạo hình đã kích thích sự sáng tạo <br />
gợi mở, phát triển trí tưởng tượng khi vẽ, nặn, cắt, dán... Ví dụ: Giờ vẽ hoa cô kết <br />
hợp nghe bài “Màu hoa” của Hồng Đăng, bài “Mùa xuân đến rồi” của Phạm Thị <br />
Sửu. Giờ nặn con gà, kết hợp nghe bài hát: “Đàn gà con” (Nhạc Nga, lời Việt). Giờ <br />
xé “con cá” cô kết hợp cho trẻ nghe bài hát “Cá vàng bơi” của Hà Hải.<br />
<br />
14<br />
Cũng như trong các giờ học khác việc sử dụng âm nhạc trong giờ LQMTXQ <br />
góp phần tạo cho trẻ cảm xúc với cuộc sống. Ví dụ: Trong bài làm quen với một <br />
số loài hoa yêu cầu trẻ kể tên được một số loài hoa, so sánh, phân biệt, nhận xét sự <br />
giống nhau về màu sắc, cấu tạo, hươg thơm..., biết thưởng thức cái đẹp, yêu quý, <br />
bảo vệ hoa. Cho trẻ nghe bài “Hoa trong vườn” ( Dân ca thanh Hóa) nhằm mục <br />
đích cho trẻ tiếp xúc với làn điệu dân ca, vừa mang ý nghĩa giáo dục đạo đức. <br />
Hoặc dạy trẻ giờ Khám phá khoa học, tìm hiểu “Vật nuôi trong gia đình” giáo viên <br />
có thể tích hợp hát bài “Gà trống, mèo con và cún con, ai cũng yêu chú mèo, con gà <br />
trống...”. Qua đó hình thành cho trẻ tình cảm đối với các con vật, giáo dục trẻ biết <br />
ích lợi của vật nuôi đối với đời sống con người, cách chăm sóc và bảo vệ các con <br />
vật nuôi...<br />
<br />
Ví dụ: Ở chủ đề trường mầm non, giờ thể dục tôi chọn những bài hát có tiết <br />
tấu vui vẻ, trùng khớp với nhịp điệu thể dục nói về trường lớp, cô giáo, bạn bè…<br />
để làm nhạc nền cho trẻ khởi động, tập bài tập phát triển chung…<br />
<br />
Mọi tiết học đều có thể tích hợp giáo dục âm nhạc, ngoài việc ôn lại kiến <br />
thức cũ, làm quen kiến thức mới còn giúp cho giờ học nhẹ nhàng, hấp dẫn giúp trẻ <br />
thoải mái ham thích học hơn.<br />
<br />
2.2.7. Tăng cường công tác tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh:<br />
Đối với tôi sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường để giáo dục trẻ đóng một <br />
vai trò hết sức quan trọng, nhất là với trẻ lứa tuổi này, trẻ rất nhanh quên nếu như <br />
không có ai nhắc cho trẻ nhớ, cũng thông qua phụ huynh giáo viên có thể biết được <br />
những tâm sinh lý của trẻ đó và ngược lại, thông qua giáo viên phụ huynh có thể <br />
biết được việc học của con em mình. Và tôi cũng nhận thức được rằng phụ huynh <br />
là một nguồn lực mạnh mẽ hỗ trợ các loại nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương, <br />
khi làm đồ dùng đồ chơi tôi kêu gọi phụ huynh đóng góp những nguyên vật liệu có <br />
<br />
<br />
15<br />
sẵn giúp đỡ việc học của co em mình được tốt hơn. Như: Vận động phụ huynh hổ <br />
trợ vật liệu : thùng giấy, lon sửa, bóng, chai nhựa, quần áo cũ, dụng cụ hóa trang....<br />
Để việc phối kết hợp giữa phụ huynh và giáo viên được tốt hơn tôi lên kế <br />
hoạch cần phối hợp hàng tháng ở bảng cha mẹ cần biết. Lên bảng tin về chương <br />
trình dạy theo chủ điểm và thay tin hàng tuần để phụ huynh biết và phối hợp với <br />
giáo viên rèn luyện thêm cho trẻ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3. PHẦN KẾT LUẬN<br />
3.1 Ý nghĩa của đề tài:<br />
Với mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triễn về thể chất , <br />
trí tuệ , tình cảm thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Hơn <br />
nữa trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn âm nhạc là một bộ môn nghệ <br />
thuật hết sức gần gủi với trẻ, là một hoạt động trẻ yêu thích, là nguồn hứng thú <br />
mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực để giáo <br />
dục các hoạt động giáo dục khác. Có thể coi âm nhạc là một bộ phận không thể <br />
tách rời với công tác chăm sóc giáo dục trẻ.<br />
Vì vậy sau khi thực hiện các biện pháp trên tại lớp mình, tôi thấy giờ học âm <br />
nhạc của lớp tôi đạt kết quả tốt hơn, giờ học sinh động thoải mái, trẻ hứng thú <br />
học và tích cực tham gia vào các hoạt động. Cô và trẻ gần gũi nhau hơn, trẻ của <br />
lớp mạnh dạn và tự tin hơn trước rất nhiều. Một số cháu còn tham gia vào đội văn <br />
nghệ của lớp đi biểu diễn ở nhiều chương trình như: Kim Chi, Ánh Tuyết, Xuân <br />
Anh…. Nhiều cháu trước đây rất ít ca hát nhưng giờ đã tiến bộ rõ rệt, trẻ thích <br />
tham gia vào các chương trình văn nghệ của lớp và biểu diễn rất tự tin, mạnh dạn<br />
Kết quả đó được thể hiện qua khảo sát như sau:<br />
Số trẻ ( 36) Số trẻ đạt Số trẻ không đạt<br />
Số trẻ % Số trẻ %<br />
16<br />
Trẻ hứng thú tích <br />
cực tham gia hoạt 33 91,6 % 3 8,4%<br />
động âm nhạc<br />
Thể hiện nghệ <br />
thuật khi biểu diễn 30 83,3 % 6 16,7%<br />
Thể hiện tốt kĩ năng <br />
âm nhạc như: ca hát, 29 80,5 % 7 19,5 %<br />
vận động…<br />
Việc giúp trẻ học tốt và hứng thú với môn âm nhạc là điều mà tôi nghĩ là <br />
ai cũng mong làm được vì vậy cần tận dụng các biện pháp lồng ghép các môn học <br />
khác sao cho phù hợp và gây hứng thú đối với trẻ.<br />
Trao đổi học hỏi kinh nghiệm của bạn bè, đồng nghiệp.<br />
Cô giáo cần tích cực sưu tầm nhiều hình ảnh tư liệu có liên quan đến chủ <br />
đề âm nhạc cần truyền đạt cho trẻ.<br />
Gần gũi động viên trẻ tích cực tham gia hoạt động cùng tập thể.<br />
Lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động <br />
để giúp trẻ phát triển tốt hơn.<br />
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh học sinh để phối hợp <br />
giữa gia đình và nhà trường để chăm sóc giáo dục trẻ.<br />
Cô giáo luôn có ý thức rèn luyện, thường xuyên tham khảo tài liệu.<br />
Cô giáo phải gần gủi với trẻ, nắm bắt được sinh lý của trẻ để biết được <br />
trẻ thích gì, hứng thú vào hoạt động nào nhất.<br />
Cô linh hoạt sáng tạo biết tận dụng cơ hội tìm ra những biện pháp hiệu <br />
quả nhất.<br />
3.2 Những kiến nghị đề xuất<br />
* Đối với phòng giáo dục:<br />
Tổ chức các lớp bồi dưỡng như tập huấn đàn cho giáo viên…<br />
<br />
<br />
17<br />
Trang cấp đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho trẻ học tốt bộ môn này.<br />
* Đối với địa phương:<br />
Cần quan tâm hơn nữa việc xây dựng cơ sở vật chất như xây thêm phòng <br />
học cho các cháu, có phòng chức năng cho trẻ hoạt động.<br />
Tăng trưởng thêm về cơ sở vật chất cho nhà trường đảm bảo cho trẻ hoạt <br />
động.<br />
Phối hợp với nhà trường và gia đình để làm tốt công tác xã hội hoá giáo <br />
dục.<br />
* Đối với nhà trường:<br />
Bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên <br />
cho trẻ hoạt động.<br />
Mua sắm thêm các nguồn tài liệu, sách báo, tạp chí để giáo viên có thể <br />
tham khảo, học tập, trau dồi thêm kiến thức và áp dụng.<br />
Tăng cường tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn hay dự giờ góp ý để <br />
giáo viên đúc rút kinh nghiệm.<br />
* Đối với phụ huynh:<br />
Cần quan tâm hơn nữa việc bồi dưỡng về lĩnh vực âm nhạc cho con em <br />
mình.<br />
Cần quan tâm hơn công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc <br />
chăm sóc giáo dục trẻ.<br />
Đưa đón con em đi học đúng giờ và chuyên cần để đảm bảo trẻ được tiếp <br />
thu kiến thức một cách có hệ thống, liên tục<br />
Phụ huynh cần tạo điều kiện giúp đỡ cho giáo viên trong việc sưu tầm các <br />
nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để phục vụ cho việc làm đồ dùng đồ chơi <br />
phục vụ cho việc dạy và học của cô và trẻ.<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi về đề tài “ Một số phương pháp <br />
giúp trẻ 3 4 tuổi học tốt môn giáo dục âm nhạc” của bản thân tôi. Tuy đã có <br />
nhiều cố gắng và cũng đạt được kết quả đáng mừng nhưng trong quá trình nghiên <br />
cứu đề tài không tránh khỏi thiếu sót . Tôi mạnh dạn đưa ra để các cấp lãnh đạo, <br />
bạn bè đồng nghiệp xem xét góp ý cho bản kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện <br />
hơn. <br />
Tôi xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
``Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG<br />
…………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………<br />
………………………………………<br />
19<br />
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC<br />
…………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………<br />
<br />
20<br />
………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………….<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
21<br />