PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG ANA<br />
TRƯỜNG MẦM NON HOA CÚC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÊN ĐỀ TÀI:<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5 – 6 TUỔI HỌC TỐT <br />
MÔN GIÁO DỤC ÂM NHẠC<br />
<br />
Lĩnh vực: Chuyên môn<br />
Họ và tên tác giả: H Nho Adrơng<br />
Đơn vị: Trường mầm non Hoa Cúc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
MỤC LỤC <br />
I. Phần mở đầu:...............................................................................................3<br />
1. Lý do chọn đề tài :..........................................................................................3<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:.....................................................................4<br />
3. Đối tượng nghiên cứu:...................................................................................4<br />
4. Giới hạn của đề tài:.......................................................................................4<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:...............................................................................4<br />
II. Phần nội dung:............................................................................................5<br />
1. Cơ sở lý luận:.................................................................................................5<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:.....................................................................5<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:............................................................7<br />
a. Mục tiêu của giải pháp...................................................................................7<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:..................................................8<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:.................................................21<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và <br />
hiệu quả ứng dụng:………………....................................................................21<br />
III. Kết luận, kiến nghị:..................................................................................22<br />
1. Kết luận:.........................................................................................................22<br />
2. Kiến nghị:.......................................................................................................23<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
I. Phần mở đầu<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Trong chương trình giáo dục mầm non, môn giáo dục âm nhạc là một môn <br />
nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ là hoạt động được trẻ yêu thích nguồn cảm <br />
hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật. Nó là một phương tiện hữu hiệu cho <br />
việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường tạo môi trường giáo dục phát <br />
triển thẫm mỹ phù hợp với trẻ ở lứa tuổi mầm non những điều kiện cần thiết <br />
nhằm giúp trẻ có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên trong các tác <br />
phẩm nghệ thuật có khả năng thể hiện cảm xúc sáng tạo trong các hoạt động <br />
âm nhạc đặc biệt là tạo cho trẻ niềm yêu thích hào hứng khi tham gia hoạt động <br />
nghệ thuật.<br />
Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc là món ăn tinh <br />
thần không thể thiếu được đối với đời sống con người. Âm nhạc đã tác động <br />
vào con người ngay từ khi còn nằm trong nôi khi được nghe tiếng ru à ơi của mẹ <br />
tâm hồn trẻ ngay thơ trong sáng luôn vui vẻ. Nếu cuộc sống mà thiếu âm nhạc <br />
thì chẳng khác gì thiếu ánh sáng mặt trời. Bởi chính ở đây âm nhạc được coi như <br />
một phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách trẻ.<br />
Đặc biệt đối với trẻ mầm non thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai <br />
điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa <br />
ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ. Âm nhạc và vận động sáng tạo khi <br />
được giáo viên mầm non sử dụng một cách có mục đích, phù hợp sáng tạo sẽ hỗ <br />
trợ trẻ thu nhận kinh nghiệm tích cực và tạo cảm giác hưng phấn, vui tươi. Giáo <br />
viên có thể chơi organ hay bật nhạc không lời êm dịu làm nhạc nền trong khi <br />
đang diễn ra các hoạt động khác của trẻ như giờ ăn, chơi ở các góc chơi, chơi <br />
ngoài trời, trẻ làm bài tập theo nhóm, giờ tạo hình... Ca hát và nghe nhạc giúp trẻ <br />
duy trì tập trung, phấn khởi trong khi hoạt động. Trẻ mẫu giáo thích hát theo lời <br />
bài hát, hay đung đưa người theo tiếng nhạc có giai điệu êm dịu, vui tươi, nhộn <br />
nhịp. Ngoài ra, giáo viên mầm non sử dụng âm nhạc để ổn định lớp, nhóm, vào <br />
bài, chuyển tiếp các phần trong giờ học hoặc chuyển từ hoạt động này sang <br />
hoạt động khác để tạo sự hứng thú, thư giãn, gây sự chú ý cho trẻ. <br />
Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, trong những năm qua, bản thân <br />
tôi đã và đang cố gắng đi sâu tìm những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất <br />
lượng dạy và học cho hoạt động giáo dục âm nhạc. Nhưng đối với đặc điểm <br />
của lứa tuổi mẫu giáo, giáo dục âm nhạc không chỉ dừng lại ở việc cô dạy trẻ <br />
<br />
3<br />
hát và múa đơn giản mà phải tổ chức hát, múa dưới nhiều hình thức và luôn đi <br />
cùng với đồ dùng, đồ chơi âm nhạc. Bên cạnh đó, giáo dục âm nhạc luôn được <br />
thực hiện phù hợp với chế độ sinh hoạt cả ngày ở trường của trẻ có ý nghĩa lớn <br />
như: Giáo dục âm nhạc được tích hợp thể dục buổi sáng, làm quen văn học, làm <br />
quen chữ viết, hoạt động tạo hình, làm quen với toán. Nhờ đó mà cuộc sống của <br />
trẻ thêm vui vẻ, hồn nhiên. <br />
Hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là một phương tiện <br />
phát triển thẩm mỹ cho trẻ rất hữu hiệu. Tôi nhận thấy trẻ em bây giờ rất thông <br />
minh và lanh lợi. Tôi luôn mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, <br />
giúp trẻ phát triển hết những khả năng vốn có. Chính vì điều đó tôi đã luôn trăn <br />
trở, tìm tòi và sáng tạo, để tìm ra những cách thức hay, những phương pháp tốt <br />
nhất cho bài giảng của mình. Vì vậy tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp <br />
trẻ 56 tuổi học tốt môn giáo dục âm nhạc ”.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Mục tiêu của đề tài:<br />
Tìm ra một số biện pháp nhằm giúp trẻ lớp lá 2 trường mầm non Hoa Cúc <br />
học tốt môn giao duc âm nhac, <br />
́ ̣ ̣ nâng cao chất lượng giờ dạy âm nhac.<br />
̣<br />
Thông qua việc sáng tạo các động tác minh họa kết hợp khi hát và rèn luyện <br />
cho trẻ khi vận động theo nhạc sẽ thúc đẩy sự vận động cơ thể, sự nhanh nhẹn <br />
khéo léo, bền bỉ và dẻo dai qua các động tác của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, từ đó <br />
đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ một cách tốt nhất.<br />
Nhiệm vụ của đề tài: <br />
Trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ và thể <br />
hiện âm nhạc: Khi nghe nhạc, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm <br />
nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc nhịp điệu bản nhạc gợi cho trẻ <br />
niềm vui, hào hứng phấn khởi. Bài hát êm dịu đưa trẻ đến tinh cam nhe nhang…<br />
̀ ̉ ̣ ̀ <br />
Qua đó hình thành các năng lực kỹ năng cần thiết giúp trẻ phát triển một cách <br />
toàn diện nhất. <br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Biện pháp sư phạm nhằm giúp trẻ học tốt môn giao duc âm nhac<br />
́ ̣ ̣<br />
4. Giới hạn của đề tài:<br />
Khuôn khổ nghiên cứu : Một số biện pháp giúp trẻ 5 6 tuôi h<br />
̉ ọc tốt môn <br />
́ ̣ ̣<br />
giao duc âm nhac.<br />
Đối tượng khảo sát : Trẻ 5 – 6 tuổi, lớp lá 2 Trường mầm non Hoa Cúc.<br />
<br />
4<br />
Thời gian : Bắt đầu từ tháng 09 năm 2017 đến tháng 02 năm 2018.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu: <br />
a) Nhóm Phương pháp nghiên cứu lý luận:<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu:<br />
Để đề tài này có hiệu quả đạt được kết quả cao trong môn giao duc âm<br />
́ ̣ <br />
̣<br />
nhac tôi đã không ng ừng tìm tòi tài liệu trong sách báo, tranh anh hay nh<br />
̉ ững tiết <br />
dạy hay trên mạng, tivi … để gây hứng thú cho trẻ.<br />
b) Nhóm Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:<br />
Phương pháp quan sát:<br />
Trong các giờ học tôi luôn quan sát, chú ý đến từng trẻ để uốn nắn, củng <br />
cố, rèn luyện thêm các kỹ năng âm nhạc cho trẻ.<br />
Phương pháp trò chuyện.<br />
Để nắm bắt được nhận thức của từng trẻ tôi thường xuyên trao đổi với <br />
phụ huynh về tình hình học tập của trẻ ở lớp cũng như ở nhà, qua đó tôi có điều <br />
kiện theo dõi, uốn nắn trẻ.<br />
Bên cạnh đó tôi cũng thường xuyên trò chuyện cùng trẻ để nắm bắt được <br />
các nguyên nhân làm cho trẻ không thích học và tìm ra hướng khắc phục.<br />
Phương pháp dự giờ: <br />
Tôi luôn luôn học hỏi đồng nghiệp thông qua các buổi thao giảng, dự giờ, <br />
chuyên đề… tìm ra các biện pháp để áp dụng phù hợp với lớp mình.<br />
c. Phương pháp thống kê toán học:<br />
Vào đầu năm học, tôi đã chủ động kiểm tra, khảo sát, thống kê về hoạt <br />
động giáo dục âm nhạc lớp lá 2 Trường Mầm non Hoa Cúc để nắm bắt khả <br />
năng nhận thức của từng cá nhân trẻ. Cụ thể:<br />
<br />
Nội dung Đạt Chưa đạt Ghi chú<br />
<br />
Số trẻ Tỉ lệ% Số trẻ Tỉ lệ%<br />
<br />
Khả năng nghe và 15/36 42% 21/36 58%<br />
cảm nhận âm nhạc<br />
<br />
Thể hiện tốt kỹ năng 12/36 33% 24/36 37%<br />
ca hát<br />
<br />
5<br />
Trẻ mạnh dạn, tự tin, 14/36 39% 22/36 61%<br />
hứng thú khi tham gia <br />
hoạt động âm nhạc<br />
<br />
II. Phần nội dung<br />
1. Cơ sở lý luận.<br />
Ở tuổi mầm non đặc biệt là đối với lứa tuổi mẫu giáo âm nhạc là một <br />
trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực cảm xúc tượng tưởng, sáng <br />
tạo, sự tập trung chú ý khả năng diễn tả hứng thú của trẻ. Âm nhạc vốn rất gần <br />
gũi với trẻ nhưng ở những năm đầu tiên của cuộc sống, những phản ứng vui vẻ <br />
của trẻ khi nghe âm nhạc vẫn còn mơ hồ, thậm chí nhiều khi còn lẫn lộn giữa <br />
âm nhạc với các âm thanh khác nhau ở xung quanh khi trẻ bước vào tuổi mẫu <br />
giáo. Tuy nhiên lòng yêu thích âm nhạc ở các cháu lại ở nhiều mức độ khác <br />
nhau. Có cháu yêu đến độ say mê, có cháu lại rất thờ ơ khi nhạc vang lên và mức <br />
độ yêu âm nhạc phần lớn do hoàn cảnh cuộc sống, giáo dục của người lớn xung <br />
quanh. Vì thế cho nên giáo dục âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, giáo <br />
dục đạo đức, góp phần phát triển trí tuệ và có sự tác động lớn đến sự phát triển <br />
tâm sinh lí của trẻ. Âm nhạc đối với trẻ là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc.<br />
Dạy trẻ hoạt động giáo dục âm nhạc có một tầm quan trọng trong quá <br />
trình giáo dục trẻ mầm non. Đặc biệt là trẻ mẫu giáo 56 tuổi để nâng cao chất <br />
lượng, sự yêu thích âm nhạc đối với trẻ giáo viên phải tự tạo nhiều đồ chơi, đồ <br />
dùng dạy học phù hợp, tích hợp giáo dục âm nhạc với các hoạt động trong cuộc <br />
sống hằng ngày ở trường mầm non một cách lôgic, có hiệu quả.<br />
Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh phát triển <br />
lời nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm gợi lên những tâm trạng, cảm xúc <br />
tình cảm đa dạng gần gũi với trẻ.<br />
Việc cho tre lam quen v<br />
̉ ̀ ơi môn giao duc âm nhac hình thành <br />
́ ́ ̣ ̣ ở trẻ những <br />
tình cảm đạo đức, cảm xúc thẫm mỹ, phát triển trí tưởng tượng cho trẻ qua đó <br />
giúp trẻ yêu quê hương đất nước, kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị… trẻ tái <br />
tạo và sáng tạo thêm nhưng đông tac mua hat m<br />
̃ ̣ ́ ́ ́ ột cách hồn nhiên qua trí tưởng <br />
tượng phù hợp với nội dung của bai hat. <br />
̀ ́<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:<br />
* Ưu điểm<br />
Lớp lá 2 của tôi chủ nhiệm có 2 giáo viên/lớp; lớp được học đúng độ tuổi; <br />
giáo viên chủ nhiệm luôn giúp đỡ lẫn nhau tạo điều kiện cho việc học hỏi kinh <br />
<br />
<br />
6<br />
nghiệm. Nhìn chung giáo viên đều nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề <br />
mến trẻ quan tâm chăm sóc và giáo dục trẻ. <br />
Giáo viên được bồi dưỡng tiếp thu nội dung kế hoạch chuyên đề một cách <br />
đầy đủ, sử dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương và đã thể hiện đồng bộ <br />
về chương trình đổi mới cho từng độ tuổi. <br />
Cơ sở vật chất, thiết bị đầy đủ để phục vụ cho việc dạy và học. Cảnh <br />
quan nhà trường thoáng mát. <br />
Lãnh đạo địa phương và các đoàn thể quan tâm tạo điều kiện cho việc <br />
dạy và học.<br />
Đa số trẻ ở gần trường nên đi học rất chuyên cần. Phụ huynh quan tâm <br />
đến con em mình, nhiệt tình phối hợp cùng tôi trong việc dạy dỗ các cháu và <br />
thường xuyên ủng hộ những nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ <br />
cho môn giáo dục âm nhạc.<br />
Tôi luôn quan sát động viên khen ngợi trẻ kịp thời để trẻ tự tin hơn khi <br />
biểu diễn luôn sáng tạo trong tiết dạy để giúp trẻ hứng thú ca hát, vận động, <br />
nghe hát, múa...<br />
*Hạn chế: <br />
Một số con em là đồng bào dân tộc Êđê, đa số các cháu không được học <br />
qua lớp mầm, chồi mà vào thẳng lớp lá. Khả năng nhận thức của trẻ không <br />
đồng đều, trẻ nói tiếng Việt chưa rõ. Vì vậy giáo viên rất vất vả trong quá trình <br />
truyền thụ kiến thức cho tre.̉<br />
Giáo viên chưa chủ động linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động âm <br />
nhạc, nếu có thì chủ yếu là trong tiết học còn trong các giờ chơi các buổi sinh <br />
hoạt thì hầu như chưa được tổ chức thường xuyên<br />
Hầu hết cha mẹ học sinh làm nông nghiệp nên chưa thật sự hiểu về trách <br />
nhiệm của gia đình trong việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng như chương trình <br />
chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non, do vậy chưa có biện pháp phối hợp <br />
giữa cha mẹ và cô giáo để đạt hiệu quả giáo dục tốt nhất; trẻ dân tộc thiểu số <br />
còn nhút nhát, khả năng tiếp cận tiếng Việt, kỹ năng biểu diễn văn nghệ của trẻ <br />
còn hạn chế.<br />
* Nguyên nhân chủ quan<br />
̉ ̀ ̣ ̣ ̣<br />
Khi cho tre lam quen môn giao duc âm nhac giao viên nhân ro tâm quan<br />
́ ́ ̃ ̀ <br />
̣ ̉ ̣<br />
trong cua môn hoc. T ổ chức đúng các hoạt động trong lớp theo chương trình giáo <br />
dục mầm non mới, có thể lồng ghép tích hợp với các môn học khác hoặc trò <br />
chơi vào trong tiết dạy để gây cho trẻ sự hứng thú trong giờ học.<br />
<br />
7<br />
Hầu hết khi biểu diễn các bài hát còn thiếu các yếu tố phụ trợ như: Âm <br />
thanh, cảnh trí, trang phục… làm cho hoạt động biểu diễn không thu hút được sự <br />
chú ý của trẻ nên hiệu quả trên tiết học chưa cao dân đên tiêt hoc tre nham chan.<br />
̃ ́ ́ ̣ ̉ ̀ ́<br />
* Nguyên nhân khách quan<br />
Một số cha mẹ học sinh chưa thực sự phối hợp với cô giáo trong việc giáo <br />
dục trẻ, đồ dùng phương tiện dụng cụ âm nhạc chưa thực sự đẹp và chưa đầy <br />
đủ còn hạn chế. Bên cạnh đó một số trẻ chưa đi học ở lớp mầm, chồi nên còn <br />
hạn chế kỹ năng nghe, hat cua tr<br />
́ ̉ ẻ vẫn còn bỡ ngỡ chưa mạnh dạn trong khi cảm <br />
nhận và thể hiện bai hat m<br />
̀ ́ ột số cháu còn nói ngọng, nói lắp, kỹ năng cam thu âm<br />
̉ ̣ <br />
̣<br />
nhac chưa tốt.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp <br />
Những giải pháp nêu ra trong đề tài nhằm mục đích giúp trẻ học tốt môn <br />
giáo dục âm nhạc. Đồng thời trau dồi thêm kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ <br />
cho giáo viên.<br />
Trẻ hiểu được nội dung bài hát, vận động bài hát theo ý thích định hướng <br />
cơ bản trong môi trường xung quanh. Qua vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, <br />
những hành động tình cảm cao quý của con người thể hiện lời bài hát sẽ giáo <br />
dục trẻ tình yêu Tổ quốc, yêu con người, hành vi, thái độ của trẻ đối với các sự <br />
vật, hiện tượng và đời sống xung quanh trẻ. <br />
Giúp trẻ tiếp thu, củng cố những tri thức và kỹ năng ca hát một cách nhẹ <br />
nhàng.<br />
Trẻ nắm bắt được nội dung tiết học một cách chủ động phát triển trí nhớ <br />
và biết thể hiện cảm xúc của mình khi hát vận động cho trẻ 5 6 tuổi ở trường <br />
mầm non đạt hiệu quả trong dạy và học.<br />
Giáo viên khi truyền thụ kiến thức cho trẻ được mềm dẻo linh hoạt hơn.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
Qua một thời gian tìm tòi, nghiên cứu tôi thấy rằng muốn gây được sự tập <br />
trung chú ý, sự hứng thú tham gia tích cực vào các hoạt động âm nhạc. Trẻ phát <br />
huy hết được tính tích cực, chủ động, sáng tạo khi hoạt động, khơi dạy năng <br />
khiếu âm nhạc cho trẻ để tìm ra những biện pháp phù hợp giúp trẻ học tốt môn <br />
giáo dục âm nhạc và tôi đã đưa ra những biện pháp sau:<br />
Biện pháp 1: Bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân.<br />
Để bản thân nắm được mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung, phương pháp <br />
về việc nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ. Tôi tích cực <br />
8<br />
tham gia vào các chuyên đề về giáo dục âm nhạc do nhà trường, các đơn vị tổ <br />
chức. Ngoài ra để nắm vững nội dung kiến thức và các yêu cầu về kỹ năng của <br />
“Giáo dục âm nhạc” một cách nhẹ nhàng, sinh động, tôi tham gia vào các hình <br />
thức do nhà trường tổ chức như:<br />
Thảo luận kiến thức để dạy trẻ hoạt động âm nhạc có hiệu quả, ngoài <br />
việc giáo viên có kiến thức về nội dung, phương pháp tổ chức. Giáo viên cần <br />
phải có ki năng v<br />
̃ ề âm nhạc phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ hướng vào <br />
đề tài giáo dục. Để dạy trẻ hát đúng nhạc, rõ lời, biết hát biểu diễn sắc thái tình <br />
cảm. Tạo cho trẻ hứng thú trong ca hat. <br />
́<br />
Bản thân tôi tự nghiên cứu tài liệu, tự đặt ra những câu hỏi có liên quan đến <br />
chuyên đề “ Giáo dục âm nhạc” để hỏi chuyên môn và giáo viên về vấn đề mình <br />
còn băn khoăn, chưa hiểu.<br />
Để lý thuyết và thực hành đi đôi với nhau, giúp bản thân có thê ti<br />
̉ ếp cận <br />
được nội dung một cách sâu sắc. Sau các buổi bồi dưỡng chuyên môn, sinh hoạt <br />
tọa đàm, thi năng khiếu, khi đã nắm vững kiến thức lý thuyết và co ki năng âm<br />
́ ̃ <br />
nhạc, tôi đã mạnh dạn đăng ký các tiết thao giảng, đặc biệt hoạt động âm nhạc. <br />
Các tiêt thao gi<br />
́ ảng, tôi đã đầu tư chặt chẽ về nội dung hình thức, phương pháp <br />
dạy theo hướng đôi m ̉ ới. Sau khi chuyên môn, đồng nghiệp dự giờ thao giảng, <br />
tôi xin ý kiến góp ý, rút kinh nghiệm cho tiết dạy của mình. Bên cạnh đó, bản <br />
thân tôi còn sắp xếp thời gian để dự giờ đồng nghiệp trong trường và các đơn vị <br />
bạn để học hỏi kinh nghiệm.<br />
Biện pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng dụng cụ âm nhạc cho trẻ hoạt động.<br />
Để hoạt động cho trẻ làm quen với giáo dục âm nhạc sử dụng đồ dùng <br />
trực quan là phương pháp rất quan trọng trong việc giúp trẻ tiếp thu những kiến <br />
thức một cách dễ dàng nhất. Việc đầu tiên giáo viên phải làm là chuẩn bị chu <br />
đáo các đồ dùng dạy học, đồ dùng đẹp hấp dẫn sẽ thu hút được sự chú ý của <br />
trẻ. <br />
Khi lập kế hoạch cho mỗi tiết học tôi đã rất chú ý tới cách thức truyền tải <br />
kiến thức với trẻ đặc biệt đồ dùng trực quan vừa phải mang tính thẩm mỹ, tính <br />
chính xác và sự sáng tạo từ đó kích thích được sự hứng thú giúp trẻ hoạt động <br />
một cách tích cực hơn.<br />
Chuẩn bị đồ dùng dạy học như : Xắc xô, phách tre, trống cơm. Hình dáng, <br />
kích thước, màu sắc, bố cục của sản phẩm thể hiện sự hài hòa cân đối, sự trau <br />
chuốt, gọn gàng trong từng sản phẩm.<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
Tôi luôn lưu ý tới việc sử dụng đồ đùng trực quan phải phù hợp với nội <br />
dung từng tiết dạy ngay từ khi lập kế hoạch cho mỗi tiết âm nhạc tôi luôn suy <br />
nghĩ và lựa chọn những đồ dùng trực quan sao cho trẻ dễ hiểu và thích thú đối <br />
với những tiết chủ đề để dạy trẻ. <br />
Sử dụng xắc xô, phách:<br />
Sử dụng xắc xô trong tiết học tạo sự say mê, chú ý, tò mò tạo điều kiện <br />
cho trẻ tiếp cận với nghệ thuật âm nhạc. <br />
Với chủ đề gia đình dạy trẻ vận động bài hát “ Cả nhà thương nhau” Tôi <br />
sử dụng xắc xô, phách cho trẻ vỗ tay theo phách sẽ tạo hứng thú cho trẻ khi trẻ <br />
vận động bài hát.<br />
Sử dụng trống cơm:<br />
Nghe hát là trọng tâm thì tôi có thể cho trẻ nghe dưới nhiều hình thức khác <br />
nhau như: Nghe cô hát cùng điệu bộ, cử chỉ trang phục sử dụng đồ dùng minh <br />
họa.<br />
10<br />
Ví dụ: Bài hát “Trống cơm” tôi có thể biểu diễn bằng trang phục hay <br />
trống cơm trẻ sẽ chú ý hứng thú khi học và cảm nhận giai điệu âm nhạc tốt hơn.<br />
Giáo viên phải có sự chuẩn bị về đồ dùng, dụng cụ âm nạc phục vụ cho <br />
hoạt động của trẻ: Đài, đầu đĩa, đàn... Như vậy hoạt động mới thật sự hấp dẫn <br />
và có hiệu quả lúc này trẻ mới cảm thấy tự tin thích thú và thỏa thích sáng tạo<br />
Việc kết hợp sử dụng linh hoạt các loại đồ dùng trực quan trong tiết học <br />
tôi thấy trẻ hứng thú hơn mỗi khi hoạt động với âm nhạc, kiến thức tôi truyền <br />
đạt vì thế mà dễ dàng và trẻ ghi nhớ hơn. Trong tiết dạy tôi không sử dụng một <br />
loại đồ dùng từ đầu đến cuối cũng không sử dụng quá nhiều loại ôm đồm để <br />
trẻ khó hiểu mà tôi phối hợp các loại đồ dùng trực quan cho phù hợp, linh hoạt <br />
từng phần sao cho trẻ không nhàm chán.<br />
Với nguyên liêu thiên nhiên có s<br />
̣ ẵn ở các địa phương, tạo ra những hình <br />
tượng ngộ nghĩnh như: mặt nạ, mũ các con vật nuôi. Tôi dạy trẻ minh họa nội <br />
dung các bài hát bằng các động tác vưa mang tính ngh<br />
̀ ệ thuật vừa mô phỏng các <br />
hoạt động của đời sống thực, sẽ tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa nghệ thuật <br />
với cuộc sống. Đây cũng là một hình thức để giáo viên và trẻ đến với âm nhạc <br />
một cách hứng thú nhât, tích c<br />
́ ực nhất và sáng tạo nhất.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
Ngoài ra tôi còn tận dụng triệt để trang thiết bị âm nhạc như: quần áo trang <br />
phục, đàn, trống, xốp… tạo môi trường tốt cho cô và trẻ hoạt động âm nhạc có <br />
hiệu quả.<br />
Biện pháp 3: Tạo môi trường cho trẻ hoạt động giáo dục âm nhạc.<br />
Để giúp trẻ nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc thì việc tạo cơ hội cho <br />
trẻ làm quen với âm nhạc phải thường xuyên. Ngay từ đầu năm học “Góc âm <br />
nhạc” là nơi có điều kiện trẻ thể hiện khả năng âm nhạc của mình trẻ có thể <br />
làm quen ôn luyện, củng cố và vận dụng phát triển những kỹ năng âm nhạc qua <br />
các trò chơi các hoạt động sáng tạo làm phát triển hết kỹ năng mà trẻ có.<br />
Môi trường trong lớp : Tôi luôn chú ý diện tích phòng học góc âm nhạc <br />
một cách phù hợp và chú ý bố trí, sắp xếp các dụng cụ đồ dùng âm nhạc để tạo <br />
<br />
<br />
12<br />
môi trường học gần gũi với trẻ để giúp trẻ cảm nhận âm nhạc một cách tốt <br />
nhất.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Môi trường ngoài lớp : Các giờ học có thể tiến hành ở trong vườn, các <br />
góc thiên nhiên, tạo ra những bức tranh trên tường có hình ảnh về nội dung bài <br />
hát cho trẻ làm quen ở hoạt động ngoài trời. Tôi nhận thấy rằng trẻ rất vui tươi, <br />
hớn hở, hào hứng, từ môi trường tự nhiên ngoài lớp học.<br />
Để tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt vào bài một cách sinh động để <br />
thu hút sự chú ý của trẻ tôi chuẩn bị các loại đồ dùng khác nhau.<br />
VD : Chủ đề “Thế giới thực vật – Tết và mùa xuân” khi dạy với chủ đề <br />
nhánh: bài hát “ Sắp đến tết rồi” tôi đưa trẻ đến thăm quan chợ tết sau đó dẫn <br />
dắt vào bài hát mà tôi muốn dạy cho trẻ để trẻ cảm nhận giai điệu của bài hát.<br />
Tổ chức hoạt động đa dạng dựa vào hoạt động trọng tâm.<br />
<br />
<br />
13<br />
Ví dụ : Khi trọng tâm là vận động múa, giáo viên cho trẻ lựa chọn trang <br />
phục, đồ dùng phù hợp với nội dung bài hát… dựa theo các hình thức khác nhau <br />
để tổ chức hoạt động cho trẻ.<br />
Biện pháp 4: Giáo dục âm nhạc trong các hoạt động khác.<br />
Giờ đón trẻ :<br />
Giờ đón trẻ là lúc giáo viên cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến <br />
trường, lớp các cháu chưa tự giác trong mọi hoạt động lúc này âm nhạc góp <br />
phần tác động rất lớn. Biết rằng biện pháp này rất bình thường đối với tất cả <br />
giáo viên ở hầu hết các trường, huyện nhưng một số giáo viên chưa biết chọn <br />
những ca khúc nào cho phù hợp và tôi đã suy nghĩ, đưa ra một số bài hát lôi cuốn <br />
trẻ như bài bài “Trường chúng cháu là trường Mầm non”của Phạm Tuyên. Hoà <br />
với khung cảnh thiên nhiên, niềm phấn chấn đến trường của trẻ qua bài hát <br />
“Con chim hót trên cành cây”. Rồi một ngày mới lại bắt đầu sôi động với âm <br />
thanh và màu sắc thiên nhiên qua bài “Vui đến trường” của Hồ Bắc.<br />
Ngoài ra, để tạo cho trẻ nề nếp trước khi vào lớp phải lễ phép, tự tin qua <br />
bài “Lời chào buổi sáng”của Nguyễn Thị Nhung nhắc nhở cháu phải chào bố <br />
mẹ... Trước khi vào lớp học. <br />
Cho trẻ nghe những bài trẻ có thể hát theo được như ở trên. Ngoài tác <br />
động âm nhạc còn giúp trẻ làm quen, củng cố các bài trong chương trình trẻ phải <br />
học hát. Còn có nhiều bài hát không cần trẻ phải hát được cũng tạo không khí <br />
vui vẻ khi đến trường: “Đi học” của Bùi Đình Thảo không chỉ giúp trẻ làm quen, <br />
nhận biết cuộc sống xung quanh mà còn chăm từng bữa ăn giấc ngủ : “Cô giáo <br />
như mẹ hiền thứ hai của trẻ”, “Ngày đầu tiên đi học” của Nguyễn Ngọc Thiện.<br />
Ngoài giờ hoạt động âm nhạc tôi còn tổ chức cho trẻ nghe nhạc mọi lúc <br />
mọi nơi. Đây là phương pháp giáo dục tổng hợp đạt hiệu quả cao. Qua thực tế, <br />
trong các giờ dạy trẻ về thơ, truyện, làm quen văn học, khám phá khoa học ,...có <br />
sự tham gia của giáo dục âm nhạc sẽ làm cho tiết học trở nên phong phú và hấp <br />
dẫn hơn.<br />
Kết hợp lồng ghép giáo dục âm nhạc trong một số môn học: <br />
* Làm quen văn học :<br />
Trong giờ làm quen văn học giáo viên dạy trẻ cảm thụ bài thơ, câu chuyện <br />
thông qua việc đọc diễn cảm, hiểu nội dung... để truyền đạt tới trẻ những vẻ <br />
đẹp của tiếng nói dân tộc, sản phẩm trí tuệ và tình cảm của bao thế hệ người <br />
Việt Nam nối tiếp nhau.<br />
<br />
<br />
14<br />
Có nhiều bài thơ có cùng chủ đề với bài hát, tuy là lời thơ không hoàn toàn <br />
trùng với lời bài hát nhưng mang ý nghĩa mở rộng nhận thứ cho trẻ trong tiết <br />
học đó như : Trẻ đọc bài thơ “Hương cốm tới trường” trích của Minh Chính<br />
Sau khi đọc thơ kết hợp hát bài: “Hương cốm tới trường” trích của Minh <br />
Chính giúp trẻ cảm thụ âm nhạc qua nội dung bài thơ gợi lên những tâm trạng, <br />
cảm xúc, tình cảm gần gũi với trẻ.<br />
* Khám phá khoa học:<br />
Để giúp trẻ hiểu đúng đắn về những đề tài của giờ hoạt động chung làm <br />
quen khám phá khoa học thông qua việc trò chuyện, đàm thoại, quan sát, trò <br />
chơi...thì việc kết hợp sử dụng âm nhạc trong giờ học góp phần tạo cho trẻ có <br />
cảm xúc với các đối tượng như bài “Trò chuyện một số động vật sống trong <br />
rừng” yêu cầu là trẻ phân biệt được một số con vật sống trong rừng, so sánh, <br />
nhận xét sự giống và khác nhau...biết yêu quí, bảo vệ... Sau đó ta cho trẻ nghe <br />
bài “Chú voi con” .<br />
Khi dạy đề tài “Trò chuyện về một số luật lệ giao thông” nghe bài “Em đi <br />
qua ngã tư đường phố”, “Đường em đi”… Nhằm giúp trẻ chấp hành đúng luật <br />
lệ khi tham gia giao thông.<br />
* Tạo hình:<br />
Giáo dục âm nhạc trong giờ tạo hình ngoài việc trẻ thực hành, cô mở máy <br />
cho trẻ nghe nhiều bài hát có nội dung tương đối phù hợp với đề tài đó, thì ở đây <br />
ngoài nội dung trên bản thân đã tổ chức nhiều tiết thao giảng ở trường với nội <br />
dung là cho trẻ nghe bài hát có nội dung phù hợp với đề tài và dạy vào phần <br />
hướng dẫn, đàm thoại trước khi trẻ thực hành. Sau đó từ nội dung bài hát giáo <br />
viên kết hợp đàm thoại như: Cắt dán ôtô, nghe hát bài “Em tập lái ôtô”. Vẽ cây <br />
xanh, nghe hát bài “ Em rất thích trồng nhiều cây xanh”.<br />
Chính vì vậy mà để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc thông qua tình <br />
hình thực tế ở trường, lớp giáo viên cần hướng dẫn, gợi ý như sau: là cô giáo <br />
mầm non, khi bắt đầu tiến hành hoạt động nào đó với trẻ, cô giáo nên khởi đầu <br />
bằng các trò chơi, hát bài hát dân ca, nghe các giai điệu nhẹ nhàng và cho trẻ hát <br />
các bài hát ngắn, dễ nhớ. <br />
Giáo viên sẽ đạt kết quả cao nhất khi họ tạo sự chuyển tiếp ngọt ngào, <br />
uyển chuyển giữa các hoạt động. Nếu giáo viên dừng lại đột ngột, đứt quãng <br />
khi chuyển sang hoạt động kế tiếp sẽ làm cho trẻ mất tập trung, dễ xảy ra lộn <br />
xộn. <br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
Khi trẻ có nhiều kinh nghiệm âm nhạc, vận động và tự tin hơn, giáo viên có <br />
thể bổ sung các vật dụng như: mũ hay trang phục và yêu cầu trẻ sáng tạo vận <br />
động cho phù hợp với trang phục đó. <br />
Một số hình thức hoạt động nghệ thuật trong trường mầm non như: Hát, <br />
nghe nhạc, vận động sáng tạo, trò chơi ...có tác dụng rất lớn trong việc tạo sự <br />
hưng phấn, phát triển nhận thức, trí tưởng tượng, giáo dục những tình cảm xã <br />
hội lành mạnh, làm phong phú thế giới nội tâm của trẻ, hình thành phát triển tình <br />
cảm thẩm mĩ, kích thích khả năng sáng tạo của trẻ trong quá trình khám phá, tìm <br />
hiểu thế giới xung quanh. Do vậy, giáo viên mầm non cần trau dồi kiến thức, kĩ <br />
năng cảm nhận và thể hiện cái đẹp xung quanh hơn nữa, để vận dụng tổ chức <br />
tốt các hình thức cho trẻ tập hát, nghe nhạc, vận động, chơi trò chơi đóng vai, <br />
đóng kịch phù hợp, hiệu quả hơn với trẻ. <br />
Hướng dẫn trẻ vận động theo nhạc ở góc Nghệ thuật.<br />
Hoạt động học có chủ đích, mỗi tuần chỉ có một giờ hoạt động, vì vậy việc <br />
hướng dẫn trẻ hoạt động theo nhạc thông qua hoạt động góc ở góc nghệ thuật <br />
cũng là biện pháp rất cần thiết. Biện pháp này giúp trẻ dễ dàng, nhanh chóng <br />
tiếp cận với bài hát, nhịp điệu, giai điệu âm nhạc. Qua đó trẻ sẽ tự sáng tạo ra <br />
những vận động phù hợp và theo ý thích của trẻ. Tuy nhiên giáo viên cũng cần <br />
phải hướng dẫn trẻ để trẻ vận động theo yêu cầu mà bản thân đã đặt ra trong <br />
mục tiêu giáo dục.<br />
VD: Hoạt động góc, góc âm nhạc: Trẻ hát các bài hát : cả nhà thương <br />
nhau, trống cơm, múa với bạn tây nguyên. Trẻ có thể hát theo lời và nhạc bài hát <br />
để thuộc lời và giai điệu bài hát, nghe nhạc và hát theo nhạc để hát đúng nhạc <br />
hoặc có thể vận động : <br />
+ Vỗ tay theo lời bài hát.<br />
+ Vỗ tay theo nhịp.<br />
+ Vận động minh hoạ hoặc múa.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
17<br />
Việc cho trẻ vận động theo nhạc ở hoạt động góc chủ yếu giúp trẻ biết <br />
hưởng ứng cảm xúc bằng chính những phản ứng của cơ thể sao cho phù hợp <br />
với nhịp điệu âm nhạc, không nhất thiết yêu cầu trẻ phải vận động giống như <br />
cô để phát huy tính sáng tạo, sự tự nhiên của trẻ. Có như vậy giáo viên mới tự <br />
đánh giá được kết quả thực sự trên trẻ. <br />
Hoạt động chiều <br />
Có thể tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc theo ý thích hoặc cho trẻ biểu <br />
diễn văn nghệ theo chủ đề. Giáo viên động viên, khuyến khích cả lớp cùng tham <br />
gia. Đây là cơ hội để trẻ học hỏi lẫn nhau, chia sẻ cảm xúc và cùng hợp tác biểu <br />
diễn. Ngoài ra, giáo viên có thể hát cho trẻ nghe những bài hát thiếu nhi, làn điệu <br />
dân ca của quê hương mình, chơi trò chơi dân gian... mà trẻ yêu thích.<br />
Biện pháp 5: Sưu tầm, cải biên một số trò chơi phục vụ âm nhạc.<br />
<br />
<br />
18<br />
Đối với trẻ thơ, được hoạt động với âm nhạc thông qua các trò chơi là <br />
một biện pháp hữu hiệu nhất. Trò chơi âm nhạc được coi là một trong các hình <br />
thức vận động theo nhạc của chương trình giáo dục âm nhạc mầm non. Nó có <br />
vai trò quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp <br />
điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc. Các yếu tố đó góp phần làm cho trẻ cảm <br />
thụ âm nhạc.<br />
Trò chơi đã trở thành phương tiện để đem đến cho trẻ các yếu tố diễn tả <br />
của nghệ thuật sinh động có tác dụng mạnh mẽ nhưng lại đến với trẻ một cách <br />
nhẹ nhàng, thoải mái. Mỗi loại trò chơi đều có ý nghĩa giúp trẻ phát triển trí tuệ, <br />
tạo cho trẻ có những phản xạ nhanh, nhạy, có tác dụng trong việc củng cố và <br />
tiếp thu những nội dung giáo dục. Đặc biệt trò chơi âm nhạc còn rèn luyện cho <br />
trẻ có kĩ năng thông qua tai nghe âm nhạc.<br />
Chính vì vậy bản thân đã tìm tòi, sáng tác một số trò chơi nhằm làm tăng <br />
thêm sự phong phú âm nhạc cho trẻ.<br />
* Trò chơi “Ô cửa bí mật”<br />
Trò chơi giúp trẻ được ôn luyện các bài hát, tạo cho trẻ mạnh dạn lên <br />
biểu diễn và mong muốn được khám phá những bí mật bên trong những ô <br />
cửa <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Câu chuyện có tên là gì ?<br />
Của tác giả nào? 2<br />
<br />
3 4<br />
19<br />
Chuẩn bị: Cho mỗi đội 1 xắc xô, rổ…<br />
Cách chơi : Chia trẻ làm 3 đội, 3 đội trưởng của đội sẽ chọn ô cửa cho <br />
đội của mình nếu ô cửa nào được mở ra, bên trong ô cửa có hình ảnh gì thì đội <br />
đó có nhiệm vụ hát một bài nói về hình ảnh đó.<br />
Ví dụ: Mở ô cửa số 3 có hình ảnh thuyền thì hát một bài hát nói về thuyền <br />
như: Em đi chơi thuyền<br />
Nếu mở ô cửa nào mà hát được bài hát có nội dung đúng với hình ảnh <br />
trong ô cửa đó thì đội đó được tặng một bông hoa. Tiếp tục đội kia chọn ô cửa. <br />
Nếu đội nào chọn ô cửa mà không hát được bài hát có nội dung như hình ảnh <br />
trong ô cửa thì quyền hát thuộc về đội bạn.<br />
* Trò chơi “Ai nhanh nhất”<br />
Chuẩn bị: Vòng, Xắc xô..<br />
Cách chơi : Cô cùng trẻ tự do làm động tác vận động bật nhạc vận động <br />
theo ý thích khi kết thúc bản nhạc hoặc nghe tiếng xắc xô của cô phải nhảy vào <br />
vòng của mình. Trẻ nào không lấy vòng thì phải nhảy lò cò một vòng và mất <br />
lượt chơi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
* Trò chơi “ Đoán tên bạn hát”<br />
Chuẩn bị: Khăn cho trẻ che mắt<br />
Cách chơi : Trẻ đứng thành vòng tròn. Cô gọi tên một trẻ lên đứng giữa <br />
vòng tròn bịt mắt lại cô mời một trẻ lên hát trẻ bịt mắt đoán thử xem bạn nào <br />
vừa hát. Cô có thể nâng dần yêu cầu đối với trẻ bằng cách tăng dần số lượng <br />
trẻ chơi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* Trò chơi “nghe thấu hát tài” :<br />
Trò chơi giúp trẻ nhanh nhẹn, linh hoạt, truyền tin cho bạn đúng<br />
Chuẩn bị : Một số câu hát trong các bài hát trong chương trình mà trẻ đã <br />
thuộc.<br />
Cách chơi: Thành viên thứ nhất của 2 đội ra ngoài lớp, cô nói thầm vào tai <br />
từng trẻ đại diện của 2 đội một câu hát giống nhau. Sau đó 2 trẻ có trách nhiệm <br />
chạy về đội của mình và nói lại câu hát đó cho bạn thứ 2, bạn thứ 2 nói thầm <br />
vào tai cho bạn thứ 3…Và cứ thế tiếp tục cho đến trẻ cuối cùng của đội, trẻ <br />
cuối cùng lên hát lại câu hát đó. Nếu đội nào hát đúng và nhanh hơn thì thắng <br />
cuộc.<br />
<br />
<br />
21<br />
Ví dụ: Cô nói thầm vào tai trẻ đại diện 2 đội câu hát: “Yêu chú công nhân <br />
lớn lên cháu lái máy cày”. Hai trẻ đại diện chạy về nói thầm vào tai cho bạn <br />
thứ 2 của đội mình…Và cứ thế cho đến bạn cuối cùng của đội lên hát lại đúng <br />
lời của câu hát trên và nhanh trước đội kia là thắng cuộc.<br />
* Trò chơi: “Tai ai thính”<br />
Trò chơi tạo cho trẻ sự tập trung chú ý lắng nghe các âm thanh của các nhạc <br />
cụ khác nhau và trẻ hứng thú được khám phá, trải nghiệm các nhạc cụ.<br />
Chuẩn bị : một số nhạc cụ âm nhạc như sau: Đàn organ bằng đồ chơi <br />
điện tử, kèn nhựa, kèn bằng vỏ ốc, phách gõ bằng tre, bằng vỏ nghêu, dàn gõ <br />
bằng tre, trống gõ bằng lon, bằng quả bầu khô…<br />
Cách chơi : Trẻ nghe và phân biệt âm thanh của các nhạc cụ. Cô giới <br />
thiệu cho trẻ biết từng loại nhạc cụ và âm thanh của các loại nhạc cụ đó như:<br />
+ Cô đàn organ và nói cho trẻ biết đó là tiếng đàn organ.<br />
+ Cô thổi kèn bằng nhựa và cho trẻ biết đó là tiếng kèn bằng nhựa.<br />
+ Cô gõ phách bằng tre và cho trẻ biết đó là tiếng gõ bằng phách tre…<br />
Sau khi giới thiệu hết các loại nhạc cụ, cô lần lượt đánh đàn, gõ các loại <br />
nhạc cụ cho trẻ vừa nghe, vừa xem và cô hỏi trẻ tiếng nhạc cụ gì? Khi trẻ đã <br />
quen, cô cho trẻ ngồi không nhìn thấy nhạc cụ, sau đó cô đánh đàn, gõ, thổi các <br />
loại nhạc cụ và hỏi xem trẻ nhận biết được âm thanh của loại nhạc cụ nào. Sau <br />
đó cho trẻ chia làm 2 đội và thi đua, nếu đội nào đoán sai phải hát một bài theo <br />
yêu cầu của đội đoán đúng. Nếu đoán đúng sẽ được khám phá, trải nghiệm với <br />
nhạc cụ đó.<br />
Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh.<br />
Giáo dục âm nhạc là một hoạt động có thể nói phải luyện tập thường <br />
xuyên. Đối với trẻ nhỏ dễ nhớ lại dễ quên. Nếu không được tập luyện thường <br />
xuyên thì sau những ngày nghỉ trẻ hay quên lời của bài hát. Vì thế tôi thường <br />
xuyên trao đổi với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ để phụ huynh luyện cho trẻ. <br />
Trao đổi phụ huynh có thể mua cho trẻ băng nhạc, đĩa hát phù hợp với lứa <br />
tuổi. Qua đó trẻ được làm quen với lời, giai điệu, nhạc của bài hát. Trong công <br />
tác kết hợp giữa phụ huynh và cô giáo là không thể thiếu được để giúp trẻ luyện <br />
tập nhiều hơn. Từ đó trẻ có vốn kiến thức về âm nhạc, tạo điều kiện thuận lợi <br />
hơn cho giáo viên khi tổ chức các hoạt động ở trường.<br />
VD: Qua chủ đề mới, giáo viên kịp thời nhắc phụ huynh: Chủ đề thế giới <br />
động vật nhắc nhở phụ huynh mua băng đĩa những bài hát về các con vật cho trẻ <br />
nghe...<br />
22<br />
Thông qua các ngày hội, ngày lễ như ngày khai giảng năm học mới, ngày <br />
20/11, ngày 8/3. Tôi lồng ghép các tiết mục văn nghệ của các cháu trong các ngày <br />
lễ. Nhân dịp lễ khai giảng, lễ tổng kết, các cuộc thi giáo viên và trẻ mầm non <br />
̀ ể họ thấy được các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động <br />
hát dân ca nhăm đ<br />
âm nhạc giữa cô và trẻ trên lớp. Từ đó giúp phụ huynh có cách nhìn, cách nghĩ <br />
tốt hơn, về việc học tập cho các cháu, nhất là giáo dục âm nhạc ở trường, lớp. <br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.<br />
Trong quá trình thực hiện thì biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho bản <br />
thân, chuẩn bị đồ dùng dụng cụ âm nhạc cho trẻ hoạt động là tiền đề cho đề tài <br />
sáng kiến bởi vì muốn có cách dạy hay linh hoạt trẻ hoạt động tích cực thì điều <br />
đầu tiên là phải bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân sau đó tiến hành chuẩn bị <br />
đồ dùng dụng cụ âm nhạc cho trẻ hoạt động. Các biện pháp tạo môi trường cho <br />
trẻ hoạt động giáo dục âm nhạc, giáo dục âm nhạc trong các hoạt động khác, <br />
sưu tầm, cải biên một số trò chơi phục vụ âm nhạc, phối hợp với phụ huynh lại <br />
hỗ trợ cho nhau.<br />
Và quan trọng nhất vẫn là biện pháp xây dựng môi trường giáo dục cho <br />
trẻ hoạt động âm nhạc và giáo dục âm nhạc trong các hoạt động khác. Bởi vì nó <br />
quyết định cho sự thành công của đề tài. Khi giáo viên biết cách xây dựng môi <br />
trường cho trẻ hoạt động âm nhạc sẽ khơi gợi sự hứng thú, lôi cuốn trẻ, giúp <br />
cho trẻ có cơ hội trải nghiệm, vận động, thể hiện khả năng ca hát.... . Từ đó trẻ <br />
hứng thú tham gia hoạt động tích cực hơn. Chính vì vậy c ần phải có sự phối <br />
hợp song song, nhịp nhàng với nhau giữa các giải pháp và biện pháp. Điều đó <br />
đem lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng chuyên giáo dục âm nhạc <br />
tại lớp lá 2 trường mầm non Hoa Cúc<br />
Từ những giải pháp và những biện pháp trên cho thấy chúng có mối quan <br />
hệ chặt chẽ với nhau, đều hỗ trợ cho nhau, một trong những giải pháp hay biện <br />
pháp không thực hiện thì quá trình thực hiện rời rạc và dẫn đến kết quả trên trẻ <br />
đạt không cao. Các biện pháp này đan xen nhau và được xuyên suốt trong quá <br />
trình học của trẻ sẽ giúp trẻ phát hiện ra những điều kì diệu mới mẻ trong giáo <br />
dục âm nhạc. <br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.<br />
Sau một thời gian thực hiện, là một giáo viên đây cũng là điều kiện giúp <br />
trẻ tốt hơn trong khả năng nghe hát, khả năng tự tin nhằm phát triển tính tích cực <br />
cho trẻ nhất là vùng đồng bào dân tộc trẻ thể hiện lưu loát hơn trong cuộc sống <br />
sinh hoạt hằng ngày.<br />
<br />
Nội dung Đạt Chưa đạt Ghi chú<br />
23<br />
Số trẻ Tỉ lệ% Số trẻ Tỉ lệ%<br />
<br />
Khả năng nghe và 34/36 94% 2/36 6%<br />
cảm nhận âm nhạc<br />
<br />
Thể hiện tốt kỹ năng 32/36 89% 4/36 11%<br />
ca hát<br />
<br />
Trẻ mạnh dạn, tự tin, 35/36 97% 1/36 3%<br />
hứng thú khi tham gia <br />
hoạt động âm nhạc<br />
<br />
* Đối với cô.<br />
Qua đề tài nghiên cứu giúp cho giáo viên làm tốt hơn công tác chăm sóc và <br />
giáo dục trẻ qua môn giáo dục âm nhạc, nhằm giúp cho giáo viên có kỹ năng tổ <br />
chức hoạt động một cách tự tin, linh hoạt hơn, giúp trẻ phát triển các kỹ năng <br />
cần thiết và hứng thú, say mê hơn với môn học. Đặc biệt là giáo viên nâng cao <br />
được trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân và càng thêm yêu nghề của <br />
mình. Có sự sáng tạo trong mỗi tiết dạy, luôn có sự đổi mới trong ph ương pháp <br />
dạy trẻ. <br />
* Đối với trẻ.<br />
Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động ca hát. Trẻ biết cảm thụ được cái <br />
hay, cái đẹp trong cuộc sống, yêu thích cái đẹp mạnh dạn hơn, tự tin khi thể <br />
hiện bài hát.<br />
* Đối với phụ huynh.<br />
Cha mẹ học sinh ngày càng tin tưởng, chăm lo hơn đến việc học tập của <br />
con em mình, có ý thức trong việc dạy trẻ làm quen âm nhạc thêm ở nhà, tạo <br />
điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với nhiều hình thức kỹ năng ca hát cho trẻ. <br />
Thường xuyên cho trẻ cảm thụ âm nhạc khi ở nhà... có y th<br />
́ ưc đong gop đô dung,<br />
́ ́ ́ ̀ ̀ <br />
̀ ơi cho hoat đông âm nh<br />
đô ch ̣ ̣ ạc giữa cha mẹ học sinh và giáo viên đã có sự hợp <br />
tác tích cực hơn.<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị <br />
1. Kết luận<br />
“ Giáo dục âm nhạc” là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm <br />
mỹ ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những <br />
cảm xúc trong quá trnh c<br />
́ ảm thụ và thể hiện âm nhạc: Khi nghe nhạc, trẻ cảm <br />
<br />
24<br />
nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm <br />
xúc có trong tác phẩm.<br />
Vì vậy muốn nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non đòi <br />
hỏi giáo viên mầm non cần nắm vững những nội dung chương trình và thường <br />
xuyên mở rộng nội dung chương trình. Giáo viên phải nắm vững kiến thức, kĩ <br />
năng cơ bản của giáo dục âm nhạc.<br />
Ngoài việc cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng mới còn phải <br />
thường xuyên tổ chức cho trẻ luyện tập bằng các biện pháp phù hợp nhằm ôn <br />
luyện, củng cố và nâng cao hiểu biết về môn học. <br />
Giáo viên mầm non cần nghiên cứu tìm tòi những biện pháp dạy học để có <br />
hiệu quả hỗ trợ phương pháp dạy và học để nâng cao chất lượng của môn giáo <br />
dục âm nhạc.<br />
Trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi để gây được hứng thú cho trẻ và nâng cao chất <br />
lượng dạy và học của hoạt động. Trước hết đòi hỏi người giáo viên phải nắm <br />
được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ trong độ tuổi này.<br />
Giáo viên cần phải học tập qua các lớp bồi dưỡng, lớp tập huấn, nhất là <br />
các hội thi … để đúc rút được nhiều kinh nghiệm và khắc phục những hạn chế <br />
về hình thức tổ chức. Tích cực sáng tạo nhiều cách dạy mới lạ và làm đồ dùng, <br />
đồ chơi sinh động hấp dẫn từng những nguyên vật liệu phế thải.<br />
Giáo viên đều thấy rõ vai trò trách nhiệm của mình trong việc tổ chức các <br />
hoạt động cho trẻ và giúp trẻ tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo <br />
hơn. Cô giáo cần mẫu mực yêu thương, tôn trọng đối xử công bằng với trẻ, coi <br />
trẻ như con của mình, cô giáo cần phải tạo hứng thú cho trẻ khi tiếp xúc với <br />
môn học này.<br />
Đối với bản thân tâm huyết với nghề yêu nghề mến không ngừng tham <br />
khảo đọc tài liệu, học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp, tìm kiếm thiết kế <br />
những bài dạy điện tử, những trò chơi để áp dụng vào bài dạy thêm phong phú <br />
vì vậy tôi đã có nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong việc giảng dạy.<br />
2. Kiến nghị<br />
Tổ chức cho các giáo viên đi tham quan, giao lưu học hỏi các trường trọng <br />
điểm để đúc rút kinh nghiêm nhằm phục vụ tốt hơn trong công tác giáo dục trẻ.<br />
Trên đây là “ Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn giáo dục âm <br />
nhạc”. Tôi đã thực hiện và đạt hiệu quả tại lớp. Rất mong được sự đóng góp ý <br />
kiến của hội đồng sáng kiến các cấp, các đồng nghiệp để bản thân tôi có kinh <br />
nghiệm trong công tác giảng dạy ngày một tốt hơn. <br />
<br />
25<br />
Buôn Trấp, ngày 25 tháng 02 năm 2018<br />
Người viết <br />
<br />
<br />
<br />
H Nho Adrơng<br />
NHÂN XET CUA HÔI ĐÔNG SANG KIÊN<br />
̣ ́ ̉ ̣ ̀ ́ ́<br />
...........................................................