Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn hoạt động tạo hình tại lớp lá 3 trường mầm non <br />
EaNa<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
* Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU......................................................................2<br />
I. Đặt vấn đề:...........................................................................................2<br />
II. Mục đích nghiên cứu:..........................................................................3<br />
* Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..................................................4<br />
I. Cơ sở lí luận của vấn đề.....................................................................4<br />
II. Thực trạng vấn đề...............................................................................5<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề ................................6<br />
Giải pháp 1..............................................................................................6<br />
Giải pháp 2..............................................................................................8<br />
Giải pháp 3.............................................................................................10<br />
Giải pháp 4.............................................................................................12<br />
Giải pháp 5.............................................................................................14<br />
Giải pháp 6.............................................................................................16<br />
IV. Tính mới của giải pháp......................................................................16<br />
V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm...............................................17<br />
* Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...............................................18<br />
I. Kết luận...............................................................................................18<br />
II. Kiến nghị ............................................................................................18<br />
* Danh mục tài liệu tham khảo................................................................20<br />
*Nhận xét của hội đồng sáng kiến cấp trường......................................21<br />
*Nhận xét của hội đồng sáng kiến cấp huyện.......................................22<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết 1<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn hoạt động tạo hình tại lớp lá 3 trường mầm non <br />
EaNa<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5 6 <br />
TUỔI HỌC TỐT MÔN HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH TẠI LỚP LÁ 3 <br />
TRƯỜNG MẦM NON EA NA<br />
<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
I. Đặt vấn đề<br />
Lý do lý luận<br />
Trong những năm gần đây, nghành giáo dục và đào tạo đã được quan tâm <br />
và chăm lo đúng mức. [Nghị quyết trung ương khóa VII của ban chấp hành <br />
TW Đảng đã khẳng định “thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng <br />
đầu”, “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”]. Chúng ta đang sống <br />
trong thế kỉ 21, thế kỉ của nền văn minh trí tuệ, đòi hỏi thế hệ trẻ phải là <br />
những con người “trí tuệ phát triển cao, giàu tính sáng tạo, giàu tính nhân văn <br />
nhưng cũng giàu cảm xúc thẩm mỹ”<br />
Giáo dục mầm non được coi là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo <br />
dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giáo dục toàn diện các khả <br />
năng cho trẻ, hình thành những cơ sở đầu tiên về nhân cách con người. <br />
Trong giáo dục mầm non thì giáo dục thẩm mỹ chiếm vị trí quan trọng <br />
không thể thiếu. Chân – Thiện –Mỹ là ba tiêu chí góp phần hoàn thiện nhân <br />
cách cho trẻ.<br />
Giáo dục thẩm mỹ nói chung và hoạt động tạo hình nói riêng với tư cách <br />
là một hoạt động nghệ thuật, nó tạo nên những điều kiện thuận lợi nhất cho <br />
sự phát triển của cảm giác, tri giác thẩm mỹ: Việc quan sát tìm hiểu các sự <br />
vật, hiện tượng giúp trẻ nhận ra các đặc điểm thẩm mỹ ( hình dạng, màu <br />
sắc, cấu trúc, sự sắp xếp không gian,..) nhận ra những nét độc đáo, tạo nên <br />
sức hấp dẫn của đối tượng miêu tả.<br />
Nội dung tạo hình được thể hiện bằng các phương tiện mang tính trực <br />
quan (đường nét,hình dạng, màu sắc…) sẽ làm cảm xúc thẩm mỹ của trẻ trở <br />
nên sâu sắc hơn, trí tưởng tượng mang tính nghệ thuật của trẻ ngày càng <br />
phong phú.<br />
Sự phản ánh hiện thực qua các tác phẩm, sản phẩm tạo hình bằng <br />
đường nét, hình dạng, màu sắc, bố cục chính là con đường lĩnh hội các kinh <br />
nghiệm văn hóa thẩm mỹ rất phù hợp với lứa tuổi của trẻ mầm non, trên cơ <br />
sở đó hình thành thị hiếu thẩm mỹ sau này của trẻ.<br />
Lý do thực tiễn<br />
Hoạt động tạo hình giúp cho trẻ phát triển và tìm hiểu các đối tượng <br />
được miêu tả, để có được sự hiểu biết và hình dung về các đối tượng, nhằm <br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết 2<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn hoạt động tạo hình tại lớp lá 3 trường mầm non <br />
EaNa<br />
<br />
phát triển ở trẻ khả năng hoạt động trí tuệ giúp trẻ tăng trí thông minh, khả <br />
năng ghi nhớ, nhận biết môi trường, nhìn dạng màu sắc trong tự nhiên. Không <br />
những thế, qua những bài tập, tác phẩm, trẻ còn có cơ hội được khám phá thế <br />
giới xung quanh trẻ, học hỏi về những kiến thức cơ bản, nhận bi ết được <br />
những điều mới lạ đang tiềm ẩn trong mỗi cá thể trẻ. Mỗi trẻ là một cá thể <br />
riêng biệt, nhu cầu và hứng thú của trẻ khác nhau nên khi cho trẻ phát triển <br />
thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình thì một số tính cách của trẻ như sự <br />
kiên trì, nhẫn nại, ham học hỏi cùng dần được hình thành, duy trì và phát <br />
triển.<br />
Ngoài ra hoạt động tạo hình của trẻ trong trường mầm non chính là một <br />
phương tiện phát triển thẩm mỹ cho trẻ, để hình thành ở trẻ những cơ sở ban <br />
đầu về hoạt động học tập, trong các hoạt động vẽ, nặn, xé, dán. Thông qua <br />
hoạt động này giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lý và khả năng tri giác các <br />
sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó phát triển tư duy và quá trình đó làm phát <br />
triển óc tưởng tượng và ham muốn tạo ra cái đẹp; sẽ góp phần không nhỏ <br />
vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường đối với từng nhóm <br />
lớp, những sản phẩm trẻ tạo ra tuy rất đơn giản nhưng lại hàm chứa sự ngộ <br />
nghĩnh và sinh động Việc tổ chức hoạt động tạo hình đã mang lại hiệu quả <br />
tốt vào việc phát triển nhân cách trẻ nhưng thật sự chưa đáp ứng và chưa phát <br />
huy hết những kỹ năng sáng tạo mà còn tính áp đặt, rập khuôn máy móc vào <br />
sự linh hoạt của người giáo viên, khi tổ chức hoạt động tạo hình thì người <br />
giáo viên phải làm gì? Làm như thế nào? Để trẻ có thể mạnh dạn tự tin tạo ra <br />
những sản phẩm mang tính sáng tạo và nhiều màu sắc nghệ thuật.<br />
Nhận thức được nhiệm vụ và trách nhiệm thiết thực của người giáo <br />
viên Mầm non trong giai đoạn phát triển hiện nay tôi luôn mong muốn truyền <br />
đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ thể hiện được nhu cầu, phát triển <br />
hết khả năng còn tiềm ẩn của bản thân. Chính vì vậy tôi luôn trăn trở, tìm ra <br />
những cách thức hay, đạt hiệu quả cao nhất trong phương pháp giảng dạy <br />
trong môn hoạt động tạo hình. Tôi đã trải qua một quá trình nghiên cứu và tìm <br />
tòi, tích cực học hỏi và vận dụng một số kinh nghiệm của bản thân để thực <br />
hiện đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ 5 6 tuổi học tốt môn hoạt động tạo <br />
hình tại lớp lá 3 trường mầm non Ea Na”.<br />
Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp giúp trẻ 5 6 tuổi học tốt môn <br />
hoạt động tạo hình.<br />
Phạm vi nghiên cứu: Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn <br />
hoạt động tạo hình tại lớp lá 3 trường mầm non Ea Na.<br />
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2018 đến hết tháng 4 năm 2019.<br />
Tóm lại là việc nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi <br />
học tốt môn hoạt động tạo hình áp dụng trên trẻ lớp lá 3 trường mầm non Ea <br />
Na” giúp cho giáo viên hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của hoạt động tạo hình <br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết 3<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn hoạt động tạo hình tại lớp lá 3 trường mầm non <br />
EaNa<br />
<br />
trong việc phát triển thẩm mỹ cho trẻ nói riêng và việc hoàn thiện nhân cách <br />
cho trẻ nói chung. Giúp giáo viên có những biện pháp giảng dạy phù hợp với <br />
hiện tại của trẻ lớp mình. Bên cạnh đó trẻ được tiếp cận những phương pháp <br />
học phù hợp, giúp trẻ phát huy tối đa khả năng tạo hình cũng như nhận thức <br />
của mình thông qua các hoạt động, các nội dung được học.<br />
II. Mục đích nghiên cứu<br />
Mục đích khi tôi nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi <br />
tốt môn hoạt động tạo hình tại lớp lá 3 trường mầm non Ea Na học” là: <br />
Nghiên cứu thực trạng việc dạy và học hoạt động tạo hình, đề xuất một số <br />
biện pháp giúp trẻ học tốt môn hoạt động tạo hình. Nghiên cứu, lựa chọn một <br />
số biện pháp phù hợp với học sinh để nâng cao chất lượng của chăm sóc, giáo <br />
dục nói chung cũng như hoạt động tạo hình nói riêng. <br />
Thông qua việc nghiên cứu, khảo sát thực trạng, lựa chọn nội dung, <br />
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm hình thành cho trẻ kỹ năng, kỹ <br />
xảo tiếp nhận và tạo ra những sản phẩm đẹp, sáng tạo.<br />
Giáo dục trẻ tình yêu cái đẹp của tạo hình và có những biện pháp nghiên <br />
cứu cụ thể, hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy trẻ mẫu giáo lớn. Từ đó có <br />
những biện pháp phù hợp để cải thiện thực trạng.<br />
Tóm lại, nghiên cứu đề tài này nhằm phát triển ở trẻ khả năng cảm <br />
nhận và thể hiện cái đẹp một cách sáng tạo, giáo dục mối quan hệ thẩm mĩ, <br />
tình cảm thẩm mĩ, hình thành ở trẻ thị hiếu và thái độ thẩm mỹ đúng đắn.<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. Cơ sở lý luận của vấn đề<br />
Giáo dục thẩm mỹ là một trong năm mặt giáo dục phát triển toàn diện <br />
của trẻ mầm non. Góp phần hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, <br />
chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Trong chương trình giáo dục mầm non, giáo <br />
dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ được tiến hành thông qua nhiều hoạt động <br />
mà hoạt động tạo hình được coi là hoạt động có ưu thế. <br />
Với mục đích chung của giáo dục mầm non thì hoạt động tạo hình là <br />
một bộ phận văn hóa tinh thần, nó gắn liền với những kiến thức, kỹ năng, kỹ <br />
xảo và thể hiện nghệ thuật. Thông qua hoạt động tạo hình đem đến cho trẻ <br />
những ấn tượng về cái đẹp, xúc cảm chân thật, những phẩm chất tốt đẹp <br />
của con người. Về mặt đạo đức hoạt động tạo hình giúp trẻ hình thành <br />
những đức tính tốt như: Yêu thích cái đẹp, muốn tạo ra cái đẹp. Về mặt thể <br />
chất giúp trẻ vui vẻ phấn khởi góp phần tác động đến hệ thần kinh, điều <br />
chỉnh toàn bộ hoạt động của cơ thể giúp trẻ ngày càng khéo léo và linh hoạt. <br />
Về mặt thẩm mỹ giúp trẻ hình thành cảm xúc và thị hiếu thẩm mỹ khi trẻ <br />
tạo hình.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết 4<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn hoạt động tạo hình tại lớp lá 3 trường mầm non <br />
EaNa<br />
<br />
Ngoài ra hoạt động tạo hình giúp trẻ hình thành và rèn luyện ở trẻ khả <br />
năng đánh giá và tự đánh giá, tạo điều kiện cho trẻ phát triển vốn từ giúp cho <br />
trẻ thể hiện ngôn ngữ được mạch lạc hơn, mặt khác hoạt động này còn giáo <br />
dục trẻ lòng ham muốn tiếp thu những điều mới lạ, những phương thức hoạt <br />
động mới, giúp trẻ hình thành thói quen học tập có mục đích, có tổ chức, biết <br />
lắng nghe và ghi nhớ lời chỉ bảo của cô. Hoạt động tạo hình là môi trường <br />
cho trẻ rèn luyện năng lực, điều khiển hành vi của mình nhờ có hoạt động <br />
này mà vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh được tăng lên.<br />
Trong hoạt động tạo hình trẻ được thao tác với đồ dùng là bút chì, bút <br />
màu, màu nước, giấy vẽ,…, thông qua các hoạt động như cắt, xé dán, vẽ, tô <br />
màu trẻ thỏa thích tạo ra cho mình một sản phẩm đẹp nhất. Trẻ rất thích thú <br />
khi được tham gia vào hoạt động tạo hình và được thỏa mãn tính tò mò, thích <br />
hoạt động mong muốn tạo ra sản phẩm bằng chính đôi bàn tay khéo léo của <br />
mình, khi cho trẻ hoạt động cũng là rèn luyện sự kiên trì của trẻ, trẻ sáng tạo, <br />
cũng như luyện tập các vận động tinh như khéo léo của đôi bàn tay dẻo dai <br />
của các ngón tay.<br />
Hoạt động tạo hình mang tính nghệ thuật ở lứa tuổi Mầm non, tạo hình <br />
chính là phương tiện để trẻ thể hiện mình, nó có tác dụng hình thành nhân <br />
cách cho trẻ, giúp trẻ hình thành và phát triển toàn diện về mặt tâm sinh lý, <br />
thông qua hoạt động tạo hình trẻ phản ánh hiện thực bằng hình tượng và tư <br />
duy và hình thành tình yêu đối với vẻ đẹp thiên nhiên, hình thành ở trẻ những <br />
kĩ năng, kỹ xảo, năng lực quan sát, tư duy ghi nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo. <br />
Ngoài ra hoạt động tạo hình là sự biểu lộ thái độ tình cảm của trẻ đối <br />
với thế giới xung quanh về sự yêu ghét, vui mừng hay buồn, thích thú qua các <br />
đề tài mà trẻ thể hiện, thông qua hoạt động tạo hình mà ta biết được suy nghĩ <br />
mong muốn của trẻ để nuôi dưỡng tâm hồn cho trẻ.<br />
II. Thực trạng vấn đề<br />
Khi nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn <br />
hoạt động tạo hình tại lớp lá 3 trường mầm non EaNa” tôi có những thuân lợi <br />
và khó khăn sau:<br />
Được sự quan tâm của ban giám hiệu tạo điều kiện về cơ sở vật chất và <br />
đồ dùng học tập cho các cháu. Lớp học an toàn, rộng rãi thoáng mát để cho <br />
trẻ hoạt động. Giáo viên có trình độ trung cấp trở lên, luôn giúp đỡ lẫn nhau <br />
và học hỏi kinh nghiệm, nắm vững kỹ năng dạy tạo hình. Bản thân tôi được <br />
giao nhiệm vụ là giáo viên chủ nhiệm lớp 5 tuổi lá 3 cùng với tôi là đồng chí <br />
Đặng Thị Hải Yến giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy. <br />
Đồng nghiệp trong trường thường xuyên cùng nhau trao đổi những kinh <br />
nghiệm giảng dạy qua sách báo từ những kinh nghiệm của trường bạn từ đó <br />
có những biện pháp giúp trẻ học tốt môn tạo hình hơn.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết 5<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn hoạt động tạo hình tại lớp lá 3 trường mầm non <br />
EaNa<br />
<br />
Bên cạnh đó tôi cũng gặp những khó khăn như: Năm nay tôi được phân <br />
công dạy lớp 5 tuổi lá 3 gồm 23 trẻ. Trong đó có 18 trẻ đã học qua lớp 4 tuổi <br />
đạt tỉ lệ 78,3% còn lại 5 trẻ ở nhà lần đầu tiên mới đến trường đạt, tỉ lệ <br />
22,7% cho nên nhiều cháu còn nhút nhát trong khi thể hiện ý tưởng của mình <br />
nhiều trẻ còn yếu về kỹ năng tạo hình, nhiều sản phẩm đạt yêu cầu tuy <br />
nhiên sự sáng tạo và bố cục bức tranh còn yếu, chưa biết phối hợp các mảng <br />
màu, khả năng nhận xét tranh của trẻ còn kém. Nhiều trẻ còn chưa thực sự <br />
tích cực hoạt động tạo hình, các thao tác tạo hình còn vụng về, rập khuôn <br />
chưa thể hiện được sự sáng tạo. Đa số ở độ tuổi này về tạo hình còn sơ sài <br />
một số trẻ còn mải chơi, cảm nhận tác phẩm còn đơn giản, chậm, chưa tập <br />
trung chú ý trong giờ học.<br />
Nhiều cha mẹ nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của việc học <br />
tạo hình, còn cho rằng trẻ đến trường chỉ chơi chứ không học.<br />
Với thực trạng nêu trên trên tôi nhận thức rằng mình cần nghiên cứu đề <br />
tài “Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn hoạt động tạo hình tại <br />
lớp lá 3 trường mầm non EaNa” để tìm ra các giải pháp, biện pháp giáo dục <br />
phù hợp với trẻ, giúp trẻ có những biện pháp học tốt môn tạo hình, đồng thời <br />
làm tăng khả năng nhận thức của giáo viên cũng như của trẻ về môn học. <br />
Qua đề tài này tôi tìm ra các biện pháp nhằm thu hút, truyền cảm hứng cho trẻ <br />
qua vẻ đẹp của thế giới xung quanh và qua các tác phẩm nghệ thuật. Bên <br />
cạnh đó giúp cho trẻ có các kỹ năng tạo hình, khả năng nhận thức về cái đẹp <br />
thể hiện qua đường nét, màu sắc,…, và khả năng sáng tạo của trẻ. Rèn luyện <br />
cho trẻ mạnh dạn thể hiện các kỹ năng tạo hình qua các tiết khác nhau vẽ, <br />
nặn, xé dán…, cách thể hiện một tác phẩm có ý tưởng, bố cục, các chi tiết <br />
hài hòa có ý kiến riêng khi nhận xét sản phẩm của mình và của bạn. Bên cạnh <br />
đó cần tuyên truyền cho cha mẹ về tầm quan trọng của việc học tạo hình đối <br />
với trẻ mầm non. Rằng việc học của trẻ không chỉ là nhiệm vụ của giáo viên <br />
của nhà trường mà sự phối hợp của gia đình trong việc giáo dục trẻ là điều <br />
rất cần thiết.<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề<br />
Giải pháp 1: Lập kế hoạch giáo dục phù hợp với trẻ theo chương <br />
trình giáo dục thông tư 28 của Bộ giáo dục và đào tạo.<br />
+ Trong một năm học việc lên kế hoạch giáo dục chủ đề và lựa chọn <br />
chủ đề nhánh phù hợp và vừa sức với trẻ là việc làm hết sức quan trọng. Vì <br />
vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã phối hợp với giáo viên cùng lớp khảo sát khả <br />
năng, nhu cầu của trẻ rồi nghiên cứu các tài liệu giáo dục để lên các kế <br />
hoạch giáo dục cho phù hợp. Từ kế hoạch năm học rồi triển khai ra kế hoạch <br />
học kỳ, kế hoạch tháng tuần để chọn chủ đề, chủ đề nhánh để lên kế hoạch <br />
giảng dạy sao cho phù hợp với điều kiện của trường, lớp, điều kiện văn hóa, <br />
điều kiện tự nhiên của địa phương nơi trẻ sinh sống. Tạo cơ sở giúp cho giáo <br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết 6<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn hoạt động tạo hình tại lớp lá 3 trường mầm non <br />
EaNa<br />
<br />
viên chủ động trong việc lựa chọn các đề tài, tổ chức các hoạt động giáo dục <br />
giúp trẻ phát triển theo mục tiêu giáo dục đã đề ra. Trong đó có nội dung phát <br />
triển thẩm mỹ. <br />
Stt Chủ đề Chủ đề nhánh<br />
1 Trường mầm non – các sự * Ngày hội bé đến trường<br />
kiện trong tháng *Lớp bé yêu thương<br />
* Những hoạt động thú vị<br />
2 Bản thân ngày lễ 2010 * Bé là ai<br />
* Bản thân bé có gì?<br />
* Bé cần gì để lớn lên khỏe mạnh<br />
3 Gia đình – ngày lễ 2011 * Gia đình bé<br />
* Những người thân của bé<br />
* Đồ dùng gia đình bé<br />
* Ngôi nhà hạnh phúc<br />
4 Một số nghành nghề ngày * Nghề dạy học<br />
lễ 2212 * Nghề của bố mẹ<br />
* Nghề nghiệp phố biến<br />
* Chú bộ đội của bé<br />
5 Thế giới động vật – ngày * Động vật nuôi trong gia đình<br />
tết dương lịch * Động vật sống trong rừng<br />
* Động vật sống dưới nước<br />
* Một số loại côn trùng<br />
6 Tết và mùa xuân Thế giới * Sắc hoa mùa xuân<br />
thưc vật – ngày tết nguyên * Tết nguyên đán<br />
đán * Lễ hội mùa xuân<br />
* Một số loại rau<br />
* Một số loại quả<br />
7 Phương tiện và luật lệ giao * Những phương tiện giao thông đáng <br />
thông lễ 83 yêu<br />
* phân nhóm các phương tiện giao <br />
thông<br />
* Một số luật lệ giao thông<br />
8 Các hiện tượng thiên nhiên * Các mùa ở đaklak<br />
* Nước và sự sống<br />
9 Quê hương đất nước bác * Quê hương của bé<br />
hồ * Biển đảo quê hương em<br />
* Hà nội mến yêu<br />
* Bác hồ của bé<br />
10 Trường tiểu học * Trường mới của bé<br />
* Những đồ dùng mới<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết 7<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn hoạt động tạo hình tại lớp lá 3 trường mầm non <br />
EaNa<br />
<br />
+ Trong mỗi chủ đề và chủ đề nhánh giáo viên cần linh hoạt lựa chọn <br />
các đề tài, nội dung phù hợp với chủ đề, chủ đề nhánh dựa theo chương trình <br />
giáo dục mầm non theo thông tư 28 của Bộ giáo dục và đào tạo. Ngoài ra <br />
trong các tháng có các ngày lễ hội giáo viên cũng nên lồng ghép cho trẻ các <br />
giờ hoạt động đẻ trẻ tạo ra các sản phẩm ý nghĩa đồng thời giáo dục nhận <br />
thức cho trẻ về ý nghĩa của các ngày lễ hội.<br />
Ví dụ: Trong chủ đề gia đình thực hiện vào tháng 11. Trong tháng 11 có <br />
ngày lễ 2011 ngoài những hoạt động có trong chương trình thì giáo viên cho <br />
trẻ làm thiệp tặng cô giáo vào giờ hoạt động chiều vừa rèn kỹ năng tạo hình <br />
sáng tạo của trẻ bằng các nguyên vật liệu mở như: lá cây, hoa, hột hạt,…, <br />
vừa giáo dục trẻ ý nghĩa của ngày 2011 là ngày tết của các cô giáo thầy giáo <br />
trên cả nước, trong ngày này những người học sinh thường mang tặng cho <br />
thầy cô mình những tấm thiệp với những lời chúc tỏ lòng biết ơn, kính trọng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1: trẻ làm thiệp chúc mùng 2011 tặng cô giáo<br />
Việc lựa chọn đề tài là một việc làm quan trọng giúp giáo viên chủ động <br />
cho việc thiết kế kế hoạch giáo dục, lựa chọn các hoạt động nội dung liên <br />
quan phù hợp. Giúp trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào mỗi tiết học. Trong <br />
mỗi chủ đề trẻ được trải nghiệm các hoạt động, nội dung khác nhau giúp trẻ <br />
rèn luyện, phát triển các kỹ năng khác nhau.<br />
Ví dụ: Trong chủ đề thế giới động vật trẻ được trải nghiệm các kỹ năng <br />
vẽ, nặn, xé dán, tạo hình bằng lá cây, vật liệu phế thải,…, trong các đề tài <br />
như: Vẽ, tô màu đàn gà, nặn động vật sống trong rừng, xé dán đàn cá, tạo <br />
hình những con côn trùng từ vật liệu mở, trang trí cảnh ngày tết cùng cô giáo.<br />
Những đề tài tạo hình được thay đổi liên tục với nguyên vật liệu phong <br />
phú khác nhau làm cho trẻ hứng thú, tham gia tích cực hơn. <br />
Giải pháp 2: Tạo môi trường học tập và rèn luyện cho trẻ mọi lúc <br />
mọi nơi<br />
+ Như chúng ta đã biết hoạt động tạo hình của trẻ là một hoạt động <br />
nhận thức đặc biệt thông qua những hình tượng nghệ thuật được tạo nên và <br />
cảm nhận thẩm mỹ bằng các phương tiện truyền cảm nhưng mang t ính trực <br />
quan. <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết 8<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn hoạt động tạo hình tại lớp lá 3 trường mầm non <br />
EaNa<br />
<br />
Mặt khác tư duy của trẻ ở giai đoạn này là tư duy trực quan hình tượng. <br />
Trẻ rất muốn được tiếp xúc, được xem xét, khám phá, tìm tòi và nêu ý kiến <br />
của mình một cách tự nhiên về mọi cái mà trẻ phát hiện ra để rồi bộc lộ cảm <br />
xúc của mình đối với những đối tượng đó.<br />
Vì vậy cho trẻ hoạt động tạo hình tốt thì môi trường lớp học là một <br />
trong những yếu tố quan trọng, cho nên giáo viên thường xuyên vệ sinh nhóm <br />
lớp, lau chùi đồ dùng đồ chơi, giáo viên và trẻ cùng nhau trang trí chủ đề, chủ <br />
đề nhánh sao cho đồ dùng, đồ chơi được sắp xếp khoa học, gọn gàng thuận <br />
lợi cho việc sử dụng giúp trẻ cảm thấy hứng thú và thích được hoạt động.<br />
Ví dụ : Chủ đề một số nghề trẻ được quan sát, sờ, cầm nắm các dụng <br />
cụ nghề khác nhau: cái nón, cái rổ, cái gùi,…, với chất liệu làm khác nhau, trẻ <br />
cùng giáo viên phân loại sắp xếp lên kệ góc phân vai.<br />
Việc tạo môi trường kích thích hứng thú học tập cho trẻ trong hoạt động <br />
tạo hình là rất quan trọng, nên trưng bày ở các góc học tập, nghệ thuật, <br />
những tranh ảnh vẽ, xé dán đồ chơi vật mẫu sản phẩm mang tính nghệ thuật.<br />
Ngoài ra trong giờ hoạt động tạo hình có thể tìm hiểu thế giới xung <br />
quanh tìm hiểu thế giới một cách có tổ chức và tiếp thu các tri thức, kỹ năng, <br />
kỹ xảo theo một chương trình có hệ thống.<br />
Ví dụ: Với chủ điểm “Thế giới thực vật”. Giáo viên trang trí nhiều các <br />
hình ảnh các loài hoa, cây ăn quả và dưới mỗi hình ảnh có ghi các từ ghép <br />
tương ứng để từ đó trẻ nhớ lâu hơn các loài hoa, quả, cây... Và những chữ cái <br />
trong các từ. Từ đó sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tập trung chú ý, mở rộng <br />
hiểu biết và trẻ còn được làm quen với môi trường chữ viết.<br />
Ví dụ: Dưới bức tranh hoa cúc, hoa hồng có ghi các từ hoa cúc, hoa hồng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tranh 2: Tranh có từ để trang trí lớp<br />
<br />
Qua việc trang trí góc, trẻ sẽ thích thú đến xem, mong muốn được thể <br />
hiện ý tưởng của mình. Tuy nhiên giáo viên cùng tham gia với trẻ để hướng <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết 9<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn hoạt động tạo hình tại lớp lá 3 trường mầm non <br />
EaNa<br />
<br />
dẫn gợi ý thêm cho trẻ những đối tượng mà lần đầu tiên trẻ mới được nhìn <br />
thấy.<br />
Ví dụ: Với hình ảnh con voi cho trẻ gọi tên và tự nêu lên nhận xét về <br />
những đặc điểm nổi bật của đối tượng rồi trẻ rất muốn được thể hiện ý <br />
tưởng độc đáo của riêng mình.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tranh 3: Trẻ nặn con voi theo ý tưởng riêng của mình<br />
<br />
Việc tạo môi trường và xây dựng góc nghệ thuật là một trong những <br />
biện pháp hỗ trợ đắc lực trong việc tạo hứng thú cho trẻ với hoạt động tạo <br />
hình, vì khi trẻ được hoạt động ở góc nghệ thuật thì cảm giác như là một thế <br />
giới riêng ở đây trẻ được tự do bộc lộ cảm xúc mãnh liệt, khi xung quanh trẻ <br />
đều là những bài vẽ, nặn, xé dán do chính tay mình và bạn làm ra với những <br />
nguyên liệu thiên nhiên, phế thải có sẵn như: hạt na, vỏ hến, vỏ hướng <br />
dương, xốp, len màu vụn, giấy màu vụn, để sẵn ở góc.<br />
+ Bên cạnh việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động tạo hình trong lớp thì <br />
môi trường ngoài lớp học cũng rất quan trọng đối với trẻ như qua các bức <br />
tranh tường được vẽ ngoài sân. Trẻ được cùng nhau quan sát và trò chuyện <br />
với nhau và nói lên được những cái đẹp trong tranh, các chi tiết màu sắc, hình <br />
dạng,…, được vẽ lên trên các mảng tường chứ không chỉ thể hiện trên giấy <br />
mà trẻ thường thấy.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết 10<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn hoạt động tạo hình tại lớp lá 3 trường mầm non <br />
EaNa<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tranh 4: Tranh vẽ trên tường ngoài sân chơi<br />
<br />
Ngoài ra muốn trẻ hứng thú học hỏi thì giáo viên nên tổ chức cho trẻ đi <br />
tham quan để giúp trẻ quan sát và đàm thoại nhằm khơi gợi hứng thú, kích <br />
thích tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ, đồng thời cung cấp kiến thức cho trẻ <br />
về đối tượng, đặc điểm, hình dáng, lợi ích của đối tượng đó và hướng cho <br />
trẻ phát hiện ra cái mới lạ, hấp dẫn khi tham quan. Mặt khác trong quá trình <br />
tham quan sẽ giúp trẻ hiểu biết lĩnh hội và mở rộng nhiều về kiến thức, trẻ <br />
sẽ tự cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.<br />
Ví dụ: Khi cho trẻ dạo chơi ngoài trời giáo viên cho trẻ quan sát bông hoa <br />
đang nở rực rỡ, những búp chồi non xanh mơn mởn, những giọt sương long <br />
lanh đọng trên lá. Giáo viên có thể gọi hỏi trẻ nêu đặc điểm, cấu tạo và cảm <br />
nhận của mình về cảnh vật đó.<br />
Ví dụ: Cô cho trẻ đi tham quan vườn rau trong trường, sau đó trẻ có thể <br />
vẽ được một vườn rau theo ý tưởng riêng của mình cảm nhận được qua buổi <br />
tham quan. Hoặc trong các giờ rảnh rỗi giáo viên có thể cung cấp cho trẻ về <br />
các đối tượng miêu tả, trao đổi với trẻ để nắm bắt được những suy nghĩ của <br />
trẻ để gợi những xúc cảm, bồi dưỡng sự cảm thụ về vẻ đẹp của các sự vật <br />
hiện tượng.<br />
Nhìn chung ở lứa tuổi Mầm non sự hình thành và phát triển nhân cách <br />
của trẻ diễn ra không phải qua các tiết học của môn khoa học riêng rẽ mà của <br />
người dạy hoạt động theo quan niệm tích hợp. Các hoạt động này giúp trẻ <br />
lĩnh hội, khám phá những hiểu biết mới về tự nhiên xã hội, khoa học, kỹ <br />
thuật, bồi dưỡng năng lực nhận thức, khả năng vận động để trẻ từng bước <br />
hòa nhập vào thế giới xung quanh nhờ đó sẽ giúp trẻ tiếp thu kiến thức ở các <br />
hoạt động tiếp theo.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết 11<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn hoạt động tạo hình tại lớp lá 3 trường mầm non <br />
EaNa<br />
<br />
Giải pháp 3: sử dụng sản phẩm đẹp, nguyên vật liệu đa dạng và <br />
phong phú để gây hứng thú, khích thích sáng tạo của trẻ, hướng dẫn trẻ <br />
dựa vào chương trình lấy trẻ làm trung tâm.<br />
+ Bồi dưỡng hứng thú, tìm kiếm, khám phá, tự tích lũy vốn biểu tưởng, <br />
ấn tượng, kinh nghiệm tạo hình, đồng thời sử dụng khả năng tạo hình một <br />
cách tích cực tự giác để tìm hiểu về cuộc sống, về thế giới xung quanh.<br />
Trước khi dạy kỹ năng tạo hình cho trẻ đòi hỏi người giáo viên cần phải <br />
có sự chuẩn bị về đồ dùng, đảm bảo về yêu cầu chuẩn xác đặc điểm, kiến <br />
thức mà còn phải đảm bảo về thẩm mỹ sao cho hấp dẫn, thu hút trẻ nhỏ và <br />
phù hợp với nhận thức của trẻ .<br />
Ví dụ: Đề tài “Vẽ con gà trống” ( theo mẫu ) <br />
Chủ điểm : Thế giới động vật <br />
Thì tranh vẽ mẫu của giáo viên phải là con gà trống với những đặc điểm <br />
nổi bật là: mào, cổ, đuôi, cánh, mỏ, chân, có màu lông sặc sỡ. Ngoài ra tôi còn <br />
cho trẻ quan sát con gà trống thật qua những buổi tham quan hoặc trên màn <br />
hình máy chiếu. Từ đó hình thành cho trẻ biết nhận xét, đánh giá vẻ đẹp trong <br />
bức tranh vẽ.<br />
Nếu những bức tranh vẽ mẫu của giáo viên vẽ con gà trống không giống <br />
lắm hoặc tô màu không tươi sáng sẽ không hấp dẫn, không thu hút được sự <br />
chú ý của trẻ.<br />
Muốn trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình hứng thú và đạt được hiệu <br />
quả cao, ngoài việc tạo tình huống lôi cuốn sự tò mò của trẻ bởi những kỹ <br />
năng sư phạm của giáo viên, những sản phảm đẹp mắt được chuẩn bị sẵn, <br />
thì việc chuẩn bị nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động cũng là việc làm vô cùng <br />
quan trọng.<br />
Giáo viên có thể sưu tập các nguyên vật liệu khác nhau như: lá cây có <br />
hình dạng khác nhau, hoa, màu sáp, màu nước, giấy màu, giấy lụa, dây len, <br />
dây ruy băng… Bên cạnh đó giáo viên có thể giáo dục và cùng trẻ tận dụng <br />
những vật liệu phế thải để làm tranh như: hộp và thìa sữa chua, ống hút, hộp <br />
sữa,… Việc làm này vừa giúp giáo viên và trẻ tận dụng được những nguyên <br />
vật liệu có sẵn tại lớp, tại địa phương và trẻ có thể tự chuẩn bị được đồ <br />
dùng cho mình. Đồng thời giúp giáo viên và trẻ chủ động trong hoạt động <br />
học, có đồ dùng phong phú và giúp bảo vệ môi trường.<br />
Ví dụ: Khi ăn xế xong giáo viên nhắc trẻ tận dụng hộp và thìa sữa chua <br />
lại để làm đồ chơi và tranh, trước khi được sử dụng thì giáo viên vệ sinh sạch <br />
sẽ. Hộp sữa chua được tận dụng cho trẻ trong giờ hoạt động chiều trẻ được <br />
trang trí hộp sữa chua tạo thành chậu cây đặt trong góc xây dựng.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết 12<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn hoạt động tạo hình tại lớp lá 3 trường mầm non <br />
EaNa<br />
<br />
+ Để hoạt động tạo hình có hiệu quả, ngoài việc chuẩn bị về nguyên vật <br />
liệu tạo hình, vốn kinh nghiệm tạo hình cho trẻ thì giáo viên cần chú trọng <br />
phương pháp lấy trẻ làm trung tâm. Trong hoạt động tạo hình cô giáo cần để <br />
trẻ tự thể hiện, cô luôn là người động viên, khuyến khích sáng tạo. Trẻ cần <br />
được động viên để thể hiện tình cảm, ý muốn, cảm xúc và những hiểu biết <br />
của trẻ về sự vật, trẻ muốn được lựa chọn làm gì? Làm thế nào để đạt được <br />
và sản phẩm như thế nào?<br />
Giáo viên nên tăng cường các câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố và áp dụng <br />
những kinh nghiệm trong các hoạt động khác nhau, động viên suy nghĩ,tìm <br />
cách giải quyết vấn đề của trẻ. Hãy để trẻ miêu tả bằng những gì trẻ biết và <br />
có thể làm. Câu hỏi của giáo viên cần rõ mục đích để không làm phân tán suy <br />
nghĩ và ý tưởng của trẻ.<br />
Ví dụ: Trong giờ tạo hình chủ đề thế giới động vật, chủ đề nhánh một <br />
số con côn trùng, khi được đàm thoại về từng tranh mẫu giáo viên chuẩn bị <br />
sau khi cất hết tranh mẫu thì giáo viên giới thiệu những nguyên vật liệu như <br />
thìa sữa chua, ống hút, lá cây, cánh hoa, dây ruy băng, bìa cattong, các loại màu <br />
sáp, màu nước, ngoài ra còn có vỏ hạt dưa, vỏ hạt hướng dương,…, rồi để <br />
trẻ nói lên ý tưởng tạo ra những con côn trùng mình thích. Trong khi thực hiện <br />
giáo viên không áp đặt trẻ mà cho trẻ làm theo ý của mình. Với những trẻ <br />
nhút nhát chưa có ý tưởng thì giáo viên dùng nững câu hỏi gợi mở để giúp trẻ <br />
như? Con muốn làm bức tranh có con vật gì? Để hình thành con chuồn chuồn <br />
dùng vật liệu gì trên bàn? Lấy ông hút cắt ngắn có thể làm được gì? Lá cây <br />
ghép lại với nhau, cánh hoa ghép lại tạo thành con con vật gì? Trẻ sử dụng vỏ <br />
hạt dưa, vỏ hạt hướng dương tạo thành những gì để trang trí cho bức tranh? <br />
Dùng ngón tay chấm vào màu sau đó ấn vào giấy thì được hình gì? Con vật <br />
chính nằm ở vị trí nào cho nổi bật? Con vật ở gần thì như thế nào với con vật <br />
ở xa?...Với nhiều nguyên vật liệu trẻ có thể sáng tạo làm các bức tranh theo ý <br />
thích của mình. Trong qua trình thực hiện cô gợi ý để trẻ sử dụng nguyên vật <br />
liệu, màu sắc khác nhau và tạo bố cục cho tranh. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết 13<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn hoạt động tạo hình tại lớp lá 3 trường mầm non <br />
EaNa<br />
<br />
Tranh 5: Trẻ dùng những vật liệu khác nhau để tạo hình<br />
<br />
Giải pháp 4: Xây dựng các hình thức tổ chức tạo hình theo hướng <br />
tích hợp và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.<br />
Trẻ 5 tuổi “Học bằng chơi, chơi mà học” với phương pháp dạy trẻ theo <br />
chương trình mầm non mới như hiện nay thì việc day trẻ vẽ, nặn, xé dán, <br />
xếp hình... Theo chủ đề, chủ đề nhánh tích hợp các nội dung nhẹ nhàng, phù <br />
hợp với hoạt động gây ấn tượng cho trẻ khi hướng dẫn trẻ thực hiện một số <br />
hoạt động có chủ đích. Đòi hỏi người giáo viên cần phải tạo sự hứng thú, thu <br />
hút được sự hứng thú của trẻ.<br />
Ví dụ: Đề tài: “ Vẽ phương tiện giao thông đường bộ ”<br />
Chủ đề : Giao thông<br />
Vào bài giáo viên có thể đọc câu đố để gây sự chú ý thu hút của trẻ: <br />
“ Xe gì bốn bánh<br />
Chạy bon bon<br />
Máy nổ giòn<br />
Kêu bíp bíp ”<br />
Đố các bé biết đó là xe gì nào ?<br />
Sau đó cho trẻ nói lên đặc điểm của xe, gồm có những phần gì cho giáo <br />
viên và các bạn cùng nghe. Để xem các bé nêu nhận xét có đúng không? Giáo <br />
viên mời các trẻ cùng xem đoạn video clip trên màn hình.<br />
Qua đoạn video giáo viên cung cấp kiến thức cho trẻ bằng những câu <br />
hỏi và giáo dục trẻ khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm và đi học <br />
phải đi về phía bên tay phải, muốn sang đường thì phải nhìn hai bên đường, <br />
không có xe mới được sang đường. Tiếp theo giáo viên cho trẻ xem một vài <br />
bức tranh mà các bạn khác đã vẽ phương tiện giao thông đường bộ. Giáo viên <br />
cho trẻ tự nhận xét và nêu ý tưởng vẽ của bản thân.<br />
Giáo viên khuyến khích trẻ tự lựa chọn các dụng cụ và các chất liệu để <br />
thể hiện sản phẩm theo ý của mình, khuyến khích trẻ thể hiện thêm các chi <br />
tiết và tô màu trang trí theo ý thích để tạo ra những sản phẩm tạo hình đa <br />
dạng .<br />
Tuy nhiên để tạo được hứng thú cho trẻ không nhàm chán, thì việc gây <br />
ấn tượng cho trẻ và thích thể hiện những gì mà trẻ quan sát được trong thực <br />
tế và trong tranh ảnh, băng hình tivi là điều rất quan trọng.<br />
Ví dụ: Với đề tài “ Vẽ những con vật sống trong gia đình ”<br />
Chủ điểm : Thế giới động vật.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết 14<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn hoạt động tạo hình tại lớp lá 3 trường mầm non <br />
EaNa<br />
<br />
Chủ đề : Những con vật bé yêu<br />
Vào bài giáo viên cho trẻ hát bài: “Gà trống , mèo con và cún con”. Sau đó <br />
giới thiệu chương trình “Những con vật bé yêu” . Giới thiệu về dự với <br />
chương trình ngày hôm nay còn có rất nhiều các con vật cùng về tham dự <br />
đấy. Các bé hãy quan sát xem đó là con vật gì nhé. Giáo viên cho trẻ xem đoạn <br />
video clip có hình ảnh những con vật sống trong gia đình được chiếu trên ti vi. <br />
Từ video được quan sát trên màn hình sinh động trẻ sẽ miêu tả lại những đặc <br />
điểm, hình dáng, màu sắc của con vật đó. Rồi tự đó hình thành ý tưởng cho <br />
bản thân. Có trẻ vẽ ngôi nhà của bé, trẻ vẽ ngôi nhà phía trên có ông mặt trời, <br />
ở dưới sân chị cho gà ăn hoặc có trẻ lại vẽ các chú vịt đang bơi ở dưới ao, <br />
với những đường nét, màu sắc hài hòa ấn tượng .<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tranh 6: Trẻ vẽ tranh đề tài “những con vật nuôi trong gia đình”<br />
Ngoài ra hoạt động tạo hình được tiến hành mọi lúc, mọi nơi, ở hoạt <br />
động ngoài trời, ở các góc, ở hoạt động chiều. Nhưng với hình thức nào thì <br />
giáo viên sẽ luôn luôn là người hướng dẫn cho trẻ sẽ tự tạo nên những sản <br />
phẩm nghệ thuật của chính bản thân mình.<br />
Ví dụ: Trong giờ hoạt động ngoài trười trẻ được vẽ cảnh bầu trời bằng <br />
phấn trên sân trường, trong giờ hoạt động góc trẻ được nặn các con vật theo <br />
ý thích trong gia đình,…<br />
Mặt khác hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động bổ trợ cho <br />
các hoạt động khác .<br />
Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Bó hoa tặng cô” thì sau khi dạy xong giáo viên <br />
củng cố giáo dục trẻ tình cảm đối với các thầy cô giáo thì giáo viên gợi ý cho <br />
trẻ vẽ bông hoa hoặc bó hoa để tặng các cô.<br />
Nói chung nhờ có các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình theo hướng <br />
tích hợp và kết hợp với áp dụng công nghệ thông tin vào các bài giảng đã góp <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết 15<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn hoạt động tạo hình tại lớp lá 3 trường mầm non <br />
EaNa<br />
<br />
phần tới việc kích thích hứng thú học tập của trẻ, giúp trẻ tạo ra những sản <br />
phẩm đẹp và mở rộng sự hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh.<br />
Giải pháp 5 : Tổ chức nhận xét sản phẩm, dạy trẻ nhận xét tranh.<br />
Qua quá trình nhận xét sản phẩm là rất quan trọng trong hoạt động tạo <br />
hình, nó sẽ là niềm phấn khởi, hứng thú cho trẻ thực hiện các giờ hoạt động <br />
tạo hình tiếp theo.<br />
Chính vì vậy trẻ Mầm non nói chung và trẻ 5 6 tuổi nói riêng thì trẻ rất <br />
thích được khen, cho nên khi nhận xét sản phẩm cho trẻ, giáo viên cần phải <br />
có nhiều hình thức nhận xét khác nhau để tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, <br />
hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động.<br />
Ví dụ: Khi treo tranh nhận xét sản phẩm giáo viên không nên treo những <br />
bức tranh xấu ở dưới, tranh đẹp ở trên vì làm như thế sẽ gây cho trẻ tâm lý <br />
xấu hổ với bạn bè và cứ như thế trẻ sẽ mất dần tính sáng tạo, tự tin. Trong <br />
hoạt động nặn thì giáo viên tổ chức cho trẻ nhận xét bằng hình thức cho trẻ <br />
đi tham quan triển lãm nghệ thuật…<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tranh 7: Trẻ tự nhận xét sản phẩm của mình và của bạn<br />
<br />
Giáo viên nên cho trẻ tự nhận xét cái đẹp trong sản phẩm của mình và <br />
bạn cần tôn trọng ý kiến của trẻ. Bên cạnh khi nhận xét sản phẩm giáo viên <br />
có thể giới thiệu thêm những hình ảnh và các chi tiết nổi bật do trẻ sáng tạo <br />
ra, mà các trẻ khác chưa phát hiện ra trong sản phẩm của bạn và khuyến <br />
khích các cháu hoàn thành nhiệm vụ, động viên những trẻ yếu.<br />
Trong khi nhận xét sản phẩm, cần lưu ý khen động viên trẻ là chính, biết <br />
khơi gợi cảm xúc và ý tưởng của trẻ, không nên trách phạt hoặc phê bình trẻ <br />
chưa thực hiện được yêu cầu của bài. Giáo viên cùng tham gia nhận xét sản <br />
phẩm với trẻ với tư cách là một người hướng dẫn, gợi ý trẻ để trẻ tự nhận <br />
xét và nói lên ý kiến của mình, đồng thời khéo léo chỉ cho trẻ thấy những gì <br />
trẻ chưa làm tốt để những bài sau trẻ cố gắng hơn.<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết 16<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn hoạt động tạo hình tại lớp lá 3 trường mầm non <br />
EaNa<br />
<br />
Ví dụ: Đối với hoạt động nặn, đề tài: Nặn các con vật sống trong gia <br />
đình<br />
Sau khi trẻ nặn xong giáo viên cho trẻ mang sản phẩm của mình lên <br />
trưng bày trên bàn cô đã chuẩn bị sẵn, giáo viên có thể gợi ý cho trẻ phân loại <br />
sản phẩm theo nhóm: Nhóm gia súc, nhóm gia cầm để trẻ dễ dàng quan sát, <br />
so sánh, nhận xét. Giáo viên cho trẻ đứng lên tự nhận xét sản phẩm của mình <br />
và của bạn? Gợi ý trẻ bằng cách đặt ra những câu hỏi: Con thích sản phẩm <br />
nào? Tại sao con thích? Giáo viên không áp đặt mà chỉ gợi ý để trẻ nói lên suy <br />
nghĩ cảm nhận của mình. Đồng thời động viên, khích lệ trẻ để trẻ phấn khởi, <br />
hứng thú trong các giờ nặn tiếp theo.<br />
Mặt khác tạo cho trẻ sự tự tin, chủ động sáng tạo trong các hoạt động <br />
giáo viên cho trẻ tự mang những sản phẩm của mình vào góc nghệ thuật để <br />
thỉnh thoảng trẻ ngắm nhìn sản phẩm của mình và của bạn.<br />
Khi sản phẩm của trẻ tạo ra nếu không được nhận xét, động viên khích <br />
lệ như vậy trẻ sẽ không hứng thú tham gia vào các hoạt động sau này.<br />
Do vậy, đòi hỏi giáo viên phải luôn tạo được sự hứng thú cho trẻ trong <br />
mọi hoạt động.<br />
Giải pháp 6 : Phối kết hợp với cha mẹ trẻ để tạo cho trẻ có hoạt <br />
động tạo hình phong phú đa dạng hơn.<br />
Để nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ và có sự giáo dục <br />
đồng bộ giữa gia đình và nhà trường là việc làm hết sức cần thiết vì tôi nhận <br />
thấy rằng: “Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên cho trẻ” nên việc kết <br />
hợp giữa gia đình và nhà trường là điều không thể thiếu được trong quá trình <br />
nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong trường Mầm non. <br />
Vậy để làm tốt được điều này thì giáo viên thường xuyên trao đổi hướng <br />
dẫn cha mẹ trẻ hiểu thêm về hoạt động tạo hình và đồng thời thường xuyên <br />
gặp gỡ trao đổi với cha mẹ trẻ về tầm quan trọng của hoạt động tạo hình đối <br />
với trẻ 5 6 tuổi, hướng dẫn c ha mẹ trẻ mua đồ dùng cho trẻ tập tạo hình <br />
như: Bút màu, giấy màu, hồ dán, đất nặn... Hoặc tuyên truyền với cha mẹ trẻ <br />
về việc áp dụng công nghệ thông tin và dạy trẻ để giúp trẻ có nhận thức sâu <br />
hơn, tạo điều kiện hướng dẫn và khuyến khích trẻ được sử dụng máy vi tính <br />
ở nhà để trẻ tập tô màu ở các phần mềm như: Bút chì thông minh, phát triển <br />
tư duy cho trẻ ... Để trẻ được tạo ra những sản phẩm đẹp theo ý thích, trí <br />
tưởng tượng và óc sáng tạo của trẻ.<br />
Sau mỗi buổi học ở lớp giáo viên nên khơi gợi niềm say mê, hứng thú <br />
bằng cách: “Hôm nay các con vẽ được bức tranh gì? Về nhà con hãy vẽ lại <br />
bức tranh ở lớp để tặng cho ông bà , bố mẹ nhé!” .<br />
Mặt khác còn kích thích sự hứng thú học tập của trẻ trong hoạt động tạo <br />
hình rất cần cha mẹ trẻ giúp đỡ, hỗ trợ, kinh phí cũng như đồ dùng, đồ chơi <br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết 17<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn hoạt động tạo hình tại lớp lá 3 trường mầm non <br />
EaNa<br />
<br />
giảng dạy hoặc mang đến cho giáo viên những nguyên vật liệu phế thải như: <br />
Len vụn, vải vụn, các vỏ hộp sữa, chai nhựa để các giáo viên đóng góp vào <br />
góc nghệ thuật làm vật liệu cho trẻ sử dụng và tạo đồ dùng sáng tạo để lôi <br />
cuốn hấp dẫn trẻ mỗi khi cho trẻ tạo hình. Bên cạnh đó hoạt động tạo hình <br />
không chỉ giúp trẻ khả năng thẩm mỹ biết nhìn nhận cái đẹp và đánh giá cái <br />
đẹp mà còn giúp trẻ rèn luyện đôi tay khéo léo, vững chắc linh hoạt hơn. Vì <br />
vậy, khi tiến hành các đề tài tạo hình, tôi thường xuyên trao đổi, thông báo <br />
với cha mẹ trẻ có thể trò chuyện với trẻ ở tại gia đình về các đề tài, từ đó <br />
giúp trẻ hiểu trước hiểu sâu hơn, có cảm xúc về đề tài trẻ sẽ hứng thú hoạt <br />
động khi giáo viên đưa ra đề tài đó.<br />
Như vậy việc phối kết hợp giữa gia đình và giáo viên tạo điều kiện cho <br />
trẻ hình thành và phát triển các kỹ năng tạo hình một cách thuận lợi. Hình <br />
thành cho trẻ những thói quen hoạt động tạo hình tích cực.<br />
IV. Tính mới của giải pháp<br />
Tính mới đề xuất: Để nâng cao hiệu quả trong công tác thiết kế, soạn <br />
giảng môn hoạt động tạo hình góp phần phát triển lĩnh vực thẩm mỹ bản <br />
thân tôi đề xuất tính mới của các giải pháp trong đề tài nghiên cứu như sau: <br />
Việc lập kế hoạch giáo dục, lựa chọn các đề tài phù hợp với trẻ theo chương <br />
trình giáo dục Thông tư 28 của Bộ giáo dục đào tạo giúp trẻ có nội dung hoạt <br />
động phong phú. Việc tạo môi trường học tập và rèn luyện cho trẻ mọi lúc <br />
mọi nơi, sử dụng sản phẩm đẹp, nguyên liệu đa dạng phong phú để gây hứng <br />
thú, khích thích sự sáng tạo của trẻ. Giúp trẻ tiếp cận với hoạt động tạo hình <br />
nhạy bén, linh hoạt hơn qua việc sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.<br />