Một số biên pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn làm quen với toán theo hướng giáo dục lấy trẻ làm <br />
trung tâm tại lớp lá 1 trường Mầm Non Hoa Sen <br />
<br />
<br />
PHỤ LỤC<br />
<br />
NỘI DUNG TRANG<br />
<br />
Phụ lục 1<br />
<br />
Phần thứ nhất :Mở đầu 2<br />
<br />
I. Đặt vấn đề 2,3,4<br />
<br />
II .Mục đích nghiên cứu 4<br />
<br />
Phần thứ hai: Giải quyết vấn đề 5<br />
<br />
I. Cở sở lý luận của vấn đề 5,6<br />
<br />
II. Thực trạng vấn đề 6,7<br />
<br />
II. Các giải pháp để giải quyết vấn đề 7 18<br />
<br />
IV. Tính mới của giải pháp 18 20<br />
<br />
V. Hiệu quả skkn 20,21<br />
<br />
Phần thứ ba. Kết luận, kiến nghị 21<br />
<br />
1. Kết luận 21,22<br />
<br />
2. Kiến nghị 22,23<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Lê Thị Thanh Tuyền Trường MN Hoa Sen<br />
1<br />
Một số biên pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn làm quen với toán theo hướng giáo dục lấy trẻ làm <br />
trung tâm tại lớp lá 1 trường Mầm Non Hoa Sen <br />
<br />
<br />
<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
I. Đặt vấn đề:<br />
1. Lý do chọn đề tài:<br />
1.1 Lý do lý luận:<br />
”Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”<br />
Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, mỗi dân tộc ,mỗi quốc <br />
gia. Muốn tồn tại và phát triển xã hội văn minh phồn thịnh thì phải chăm sóc <br />
giáo dục trẻ. Đó là nhiệm vụ không chỉ đối với gia đình, nhà trường mà còn <br />
là của toàn xã hội, chính sự nhận thức đó mà cần có sự phối hợp chặt chẽ có <br />
mối liên kết giữa gia đình, nhà trường và xã hội để có thể chăm sóc và giáo <br />
dục trẻ tốt nhất giúp trẻ phát triển về thể chất, thẩm mĩ, tình cảm, trí tuệ <br />
một cách hoàn thiện nhất.<br />
Như chúng ta đã biết giáo dục là quá trình tương tác qua lại giữa giáo <br />
viên và học sinh. Theo A.Kômenski: “ Giáo dục có mục đích đánh thức năng <br />
lực nhạy cảm, phán đoán, phát triển nhân cách... hãy tìm ra phương pháp cho <br />
phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn”. Đó thực chất là phương <br />
pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.<br />
Dạy học lấy trẻ làm trung tâm là đặt trẻ vào vị trí trung tâm của hoạt <br />
động dạy – học với những phẩm chất và năng lực riêng của mỗi người, vừa <br />
là chủ thể vừa là mục đích của quá trình đó, phấn đấu tiến tới cá thể hóa quá <br />
trình học tập và sự trợ giúp của phương tiện thiết bị hiện đại, để cho tiềm <br />
năng của mỗi học sinh được phát triển tối ưu.<br />
Bản thân là một giáo viên dạy lớp 5 tuổi nhiều năm, tôi hiểu rất rõ về <br />
trách nhiệm của mình, tôi luôn muốn học sinh của tôi được trải nghiệm, tư <br />
duy, được tìm tòi những gì mà trẻ còn chưa biết trong cuộc sống một cách <br />
thoải mái, không gò bó khi trẻ tham gia học làm quen với toán.Vậy làm thế <br />
nào để có thể thực hiện điều đó? Tôi đã suy nghĩ và trăn trở rất nhiều. Tôi <br />
phải làm thế nào để học sinh của tôi cảm thấy thoải mái trong các hoạt động <br />
làm quen với toán mà vẫn đạt được kết quả như mục tiêu đề ra.<br />
1.2 Lý do thực tiễn:<br />
Trong trường mầm non trẻ được phát triển nhiều lĩnh vực khác nhau <br />
đặc biệt là lĩnh vực phát triển nhận thức, trong đó hoạt động làm quen với <br />
toán vẫn luôn được xem là một phần quan trọng trong chương trình giáo dục <br />
mầm non nhằm cung cấp những kiến thức ban đầu cho trẻ. Trẻ làm quen <br />
với biểu tượng toán từ nhỏ rất thuận lợi. Bởi lẽ trẻ càng nhỏ khả năng lưu <br />
<br />
GV: Lê Thị Thanh Tuyền Trường MN Hoa Sen<br />
2<br />
Một số biên pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn làm quen với toán theo hướng giáo dục lấy trẻ làm <br />
trung tâm tại lớp lá 1 trường Mầm Non Hoa Sen <br />
<br />
trữ thông tin dễ dàng hơn, đây là lợi thế vượt trội của trẻ. Chúng ta đều nhất <br />
trí cần cho trẻ học toán từ nhỏ. Tuy nhiên không phải tất cả trẻ đều hào <br />
hứng khi học toán. Đây là vấn đề mà tôi quan. Đối với trẻ mầm non, vui <br />
chơi là hoạt động chủ đạo. Chính vì lẽ đó cho trẻ làm quen với toán tốt nhất <br />
là thông qua các hoạt động như: Hoạt động vui chơi, khám phá trải nghiệm. <br />
Trước tầm quan trọng của hoạt động làm quen với toán ở bậc học mầm non, <br />
giáo viên mầm non đã quan tâm và chú trọng đến việc hình thành những biểu <br />
tượng toán cho trẻ nhất là trẻ 5 tuổi, chuẩn bị bước vào trường tiểu học. <br />
Tuy nhiên, Hiện nay trên thực tế cho thấy nhiều giáo viên còn hạn chế trong <br />
quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ. Giáo viên còn rập khuôn, áp đặt trẻ <br />
thực hiện theo bài mẫu mà mình đã soạn, chưa tạo được hứng thú cho trẻ, <br />
chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo của trẻ, chưa thực sự lấy trẻ làm <br />
trung tâm trong quá trình dạy và học. Cùng với sự thay đổi phương pháp dạy <br />
học của các bậc học trong cả nước là dạy học tích cực và xây dựng môi <br />
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm gây hứng thú, thu hút trẻ để trẻ <br />
tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng, không gò bó, áp đặt nhưng lại đạt hiệu quả <br />
cao. Làm quen với những biểu tượng toán ngay từ tuổi mầm non là một việc <br />
rất cần thiết vì đó chính là cơ hội tốt để giúp trẻ hình thành phẩm chất, năng <br />
lực hoạt động cho mình như: Tìm tòi quan sát, so sánh thông qua hoạt động <br />
với toán để giúp trẻ hình thành những biểu tượng ban đầu như: Nhận biết <br />
con số, số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng không gian để sau này <br />
trẻ vững vàng tự tin hơn khi tiếp nhận những kiến thức của môn toán những <br />
giai đoạn tiếp theo. <br />
Nhận thấy được tính cần thiết tầm quan trọng của việc giáo dục lấy <br />
trẻ làm trung tâm trong các hoạt động ở trường mầm non nói chung và hoạt <br />
động làm quen với toán nói riêng. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, với <br />
mong muốn được đóng góp một số kinh nghiệm nhỏ của mình trong quá <br />
trình chăm sóc và giáo dục trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nên tôi đã <br />
mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn làm <br />
quen với toán theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại lớp lá 1 <br />
trường Mầm non Hoa Sen”.<br />
2. Đối tượng nghiên cứu:<br />
Một số biện pháp sư phạm giúp học tốt môn làm quen với toán theo <br />
hướng lấy trẻ làm trung tâm. <br />
3. Phạm vi nghiên cứu:<br />
Phạm vi nghiên cứu là trẻ lớp lá 1 trường Mầm non Hoa Sen huyện <br />
Krông Ana tỉnh Đắk Lắk.<br />
Thời gian nghiên cứu: năm học 2017 2018 tới năm học 2018 2019.<br />
<br />
GV: Lê Thị Thanh Tuyền Trường MN Hoa Sen<br />
3<br />
Một số biên pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn làm quen với toán theo hướng giáo dục lấy trẻ làm <br />
trung tâm tại lớp lá 1 trường Mầm Non Hoa Sen <br />
<br />
II. Mục đích nghiên cứu:<br />
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này nhằm hướng đến việc nâng <br />
cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và việc giúp trẻ làm quen <br />
với toán nói riêng theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để trẻ trở thành <br />
người khám phá, người học và tự tìm ra câu trả lời. <br />
Nhằm giúp cho trẻ học tốt môn làm quen với toán , hình thành những <br />
biểu tượng ban đầu như: Nhận biết con số, số lượng, kích thước, hình dạng, <br />
định hướng không gian để sau này trẻ vững vàng tự tin hơn khi tiếp nhận <br />
những kiến thức của môn toán những giai đoạn tiếp theo. <br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. Cở sở lý luận của vấn đề. <br />
Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 56/KHBGDĐT ngày 25/01/2017 của <br />
Bộ GDĐT về việc triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ <br />
làm trung tâm” giai đoạn 2016 – 2020, các cơ sở giáo dục mầm non đều xây <br />
dựng trường mầm non bảo đảm các yêu cầu về môi trường giáo dục, công <br />
tác quản lý, chỉ đạo; hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo <br />
dục lấy trẻ làm trung tâm. Để đảm bảo trong quá trình tham gia các hoạt <br />
động làm quen với toán, trẻ được phát triển không chỉ là nhận thức mà còn <br />
thêm cả về mặt tình cảm xã hội cũng như thẩm mĩ. <br />
Thực hiện có hiệu quả Chương trình Giáo dục mầm non mới, chú <br />
trọng vào việc phát triển nhận thức cho trẻ trong công tác giáo dục nhằm <br />
nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ <br />
về đổi mới phương pháp giáo dục; “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ <br />
làm trung tâm” củng cố, phát triển số lượng và chất lượng ở trường mầm <br />
non.<br />
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc <br />
dân. Mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành cơ sở ban đầu về nhân <br />
cách con người phát triển toàn diện. Trong đó hình thành các biểu tượng toán <br />
học sơ đẳng cho trẻ mầm non là một nội dung quan trọng góp phần thực <br />
hiện mục tiêu đó. Việc hướng dẫn cho trẻ làm quen với toán ngay từ lứa <br />
tuổi mầm non là một cơ hội tốt để sớm hình thành và phát triển năng lực, trí <br />
tuệ, suy luận loogic, suy luận nhân quả, suy luận đối lập các phương pháp <br />
tư duy sáng tạo và ngôn ngữ đồng thời bồi dưỡng và phát triển các khả năng <br />
của trẻ về sự chú ý, ghi nhớ có chủ định, óc tưởng tượng...góp phần hình <br />
thành trí tuệ cho trẻ. Thực chất của quá trình dạy trẻ làm quen với toán là <br />
quá trình hình thành trẻ những kiến thức sơ đẳng về tập hợp, con số, phép <br />
đếm, về kích thước, hình dạng, khả năng định hướng trong không gian, các <br />
biểu tượng về thời gian và mối quan hệ giữa các đại lượng dưới sự tổ chức <br />
<br />
GV: Lê Thị Thanh Tuyền Trường MN Hoa Sen<br />
4<br />
Một số biên pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn làm quen với toán theo hướng giáo dục lấy trẻ làm <br />
trung tâm tại lớp lá 1 trường Mầm Non Hoa Sen <br />
<br />
hướng dẫn của giáo viên trong quá trình dạy học ở trường mầm non. Đây <br />
được coi là nền tảng vững chắc cho trẻ học tốt môn toán ở các bậc học tiếp <br />
theo.<br />
Với mong muốn mang những điều tốt đẹp nhất đến cho trẻ thông qua <br />
các hoạt động ở trường nói chung và thông qua việc làm quen với toán nói <br />
riêng, là một giáo viên mầm non khi lên kế hoạch tôi đã lựa chọn các phương <br />
pháp cách thức giúp trẻ học toán phù hợp với lứa tuổi của trẻ và tình hình <br />
thực tế của đơn vị mình nhằm cung cấp những kiến thức vững chắc cho trẻ <br />
giúp nâng cao chất lượng dạy và học tại trường lớp mầm non theo hướng <br />
“xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Đây cũng là nhiệm <br />
vụ trọng tâm của một người giáo viên trong giai đoạn mới hiện nay.<br />
II. Thực trạng vấn đề .<br />
Năm học 20182019 là năm học tiếp tục hưởng ứng và thực hiện có <br />
hiệu quả chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm <br />
trong trường mầm non”, để chất lượng giáo dục được nâng cao bản thân cô <br />
và trẻ cần phải cố gắng hơn trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục <br />
mầm non. <br />
Việc cho trẻ làm quen với toán trước đây chưa mang lại kết quả như <br />
mong muốn, những biện pháp đã sử dụng trước đây như tạo môi trường, tích <br />
hợp lồng ghép, thông qua hoạt động vui chơi chưa đạt hiệu quả cao, các <br />
phương pháp còn mang nặng tính một chiều những yếu tố khách quan khác <br />
làm cho thực trạng của đề tài còn tồn tại nhiều hạn chế trong việc cho trẻ <br />
làm quen với toán. <br />
Là giáo viên dạy lớp 5 tuổi đã nhiều năm, tôi nhận thấy rằng để thực <br />
hiện được tốt chương trình chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và hoạt động làm <br />
quen với toán nói riêng thì việc đầu tiên là giáo viên phải nắm bắt được tình <br />
hình thực tế và khả năng nhận thức của từng cháu. Vào năm học trước, năm <br />
học 2017 2018 tôi đã chủ động lập kế hoạch, khảo sát, đánh giá, phân loại <br />
trẻ theo các tiêu chí để đánh giá chất lượng trẻ như sau:<br />
<br />
Đạt Chưa đạt<br />
Nội dung <br />
khảo sát Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ chưa Tỉ lệ <br />
đạt % đạt %<br />
<br />
Tập hợp số lượng, <br />
8/24 33% 16/24 67%<br />
số thứ tự và số đếm<br />
<br />
Xếp tương ứng 14/24 58% 10/24 42%<br />
<br />
GV: Lê Thị Thanh Tuyền Trường MN Hoa Sen<br />
5<br />
Một số biên pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn làm quen với toán theo hướng giáo dục lấy trẻ làm <br />
trung tâm tại lớp lá 1 trường Mầm Non Hoa Sen <br />
<br />
<br />
So sánh, sắp xếp <br />
theo quy tắc, tạo ra 6/24 25% 18/24 75%<br />
quy tắc sắp xếp<br />
<br />
Đo lường 6/24 25% 18/24 75%<br />
<br />
Hình dạng 14/24 58% 10/24 42%<br />
<br />
Định hướng trong <br />
không gian và định 6/24 25% 18/24 75%<br />
hướng thời gian<br />
<br />
Chính kết quả khảo sát của năm trước như vậy mà càng thôi thúc không <br />
chỉ riêng tôi mà cả ban quản lý và giáo viên trong trường mong muốn tìm ra <br />
những phương pháp để nâng cao chất lượng học làm quen với toán và bắt kịp <br />
với kế hoạch chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm của năm học 2018 2019 và <br />
bản thân tôi đã mạnh dạn đưa những biện pháp nhỏ này góp phần để nâng <br />
cao chất lượng học làm quen với toán của trẻ tại lớp mẫu giáo 5 tuổi tại nơi <br />
tôi đang chủ nhiệm.<br />
III Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:<br />
1.Giải pháp 1: Tìm hiểu đối tượng dạy và học để giúp học tốt môn <br />
làm quen với toán theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm<br />
1.1. Biện pháp 1: Tìm hiểu đối tượng người học<br />
Như chúng ta đã biết mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt, có một sự phát <br />
triển khác nhau, mức độ phát triển cũng như khả năng nhận thức của từng <br />
trẻ có sự khác biệt rõ nét. Vì vậy điều cần thiết là chúng ta phải nắm bắt <br />
được đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ để từ đó có kế hoạch cũng như biện <br />
pháp giáo dục cụ thể phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ.<br />
Tôi thấy rằng học sinh nắm các kiến thức về toán chưa cao còn thụ <br />
động chưa có sáng tạo khi chơi và học, chưa thật sự hứng thú khi tham gia <br />
vào các hoạt động trên lớp, giờ học tẻ nhạt, hiệu quả mang lại chưa cao.<br />
Đứng trước tình hình đó tôi đã suy nghĩ và tìm tòi và vận dụng “ Một số <br />
biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn làm quen với toán theo hướng giáo <br />
dục lấy trẻ làm trung tâm” mà tôi thấy có hiệu quả và thiết thực.<br />
Vì vậy dạy học lấy trẻ làm trung tâm thì giáo viên phải nắm được đặc <br />
điểm tâm lý của trẻ là vấn đề cần thiết để giáo viên biết cách lựa chọn các <br />
phương pháp và cách thức tổ chức một tiết học để làm sao tất cả các trẻ đều <br />
nắm được bài vì vậy vào đầu năm học, tôi tiến hành khảo sát chất lượng trên <br />
<br />
<br />
GV: Lê Thị Thanh Tuyền Trường MN Hoa Sen<br />
6<br />
Một số biên pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn làm quen với toán theo hướng giáo dục lấy trẻ làm <br />
trung tâm tại lớp lá 1 trường Mầm Non Hoa Sen <br />
<br />
bằng cách thường xuyên trò chuyện tạo các tình huống và tổ chức các trò <br />
chơi, gợi hỏi các kiến thức về toán học cho trẻ. <br />
Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lớp, tôi đã phân trẻ ra thành <br />
các nhóm sau:<br />
+ Nhóm 1: Trẻ tích cực tham gia hoạt động là những cháu mạnh dạn, <br />
nhanh nhẹn luôn tò mò, hạm học hỏi, có tính sang tạo và thường xuyên giao <br />
tiếp với mọi người.<br />
+ Nhóm 2: Trẻ ít tham gia hoạt động hoặc tham gia nhưng chưa thạt <br />
nhiệt tình, những cháu nhóm này chỉ trả lời khi cô giáo hỏi, tính tự giác chưa <br />
cao.<br />
+ Nhóm 3: Trẻ lười hoạt động ít giao tiếp với bạn bè, còn rụt rè e ngại <br />
khi trả lời yêu cầu của người khác.<br />
Đối với trẻ ở nhóm 1: Tôi luôn tạo mọi tình huống buộc trẻ phải đặt <br />
câu hỏi, suy nghĩ cách điều chỉnh, bổ sung, tìm ra cách xử lý các tình huống đó <br />
cho trẻ trải nghiệm theo các cách khác nhau và thường đặt những câu hỏi thế <br />
nào? Vì sao? Làm cách nào? Cho trẻ tự đoán kết quả trước khi thực hiện hay <br />
kể lại những bước trẻ đã làm để được kết quả như vậy, từ đó trẻ có cơ hội <br />
thể hiện khả năng diễn đạt của mình trả lời mạch lạc rõ ràng câu hỏi của <br />
người khác hỏi.<br />
Đối với nhóm trẻ 2 và 3: Tôi luôn quan tâm lắng nghe ý kiến của trẻ <br />
một cách cởi mở, không vội vàng nôn nóng mà nhẹ nhàng động viên sự cố <br />
gắng của trẻ và kết hợp với phụ huynh để tạo cho trẻ sự thoải mái và luôn <br />
được trò chuyện, trao đổi với bạn bè và mọi người, rèn thêm trẻ vào những <br />
lúc rảnh rỗi, hay ở mọi lúc mọi nơi.<br />
Tôi luôn cố gắng gần gũi trò chuyện với trẻ để biết được đặc điểm <br />
tâm sinh lý của trẻ. Tôi đã tổ chức khảo sát chất lượng trên trẻ hàng ngày, <br />
theo dõi hoạt động của từng cá nhân trẻ, tổ chức cho trẻ hoạt động thường <br />
xuyên.<br />
Ví dụ : Trong giờ “ Xác định phía phải, phía trái, phía sau, phía trước <br />
của đối tượng khác” tôi cho trẻ tự xác định các vị trí và trả lời các câu hỏi của <br />
cô.Từ đó mà tôi đã nắm được mức độ nhận thức của các cháu và có kế hoạch <br />
hướng dẫn riêng để cho trẻ phát triển đồng đều. Tôi thường xuyên khen ngợi, <br />
khuyến khích, động viên trẻ hoạt động, hướng dẫn trẻ tùy thuộc vào mức độ <br />
nhận thức của từng cháu, không nóng vội, không làm thay trẻ. Luôn chú ý đến <br />
hoạt động theo cá nhân đặc biệt quan tâm đến trẻ yếu để động viên khuyến <br />
khích trẻ kịp thời hơn tôi hiểu không phải trẻ nào cũng phát triển tốt, không <br />
phải lúc nào trẻ cũng làm đúng như ta mong đợi vậy nên hãy học cách chấp <br />
nhận và tìm ra biện pháp hay nhất để động viên trẻ cố gắng. Với những trẻ <br />
<br />
GV: Lê Thị Thanh Tuyền Trường MN Hoa Sen<br />
7<br />
Một số biên pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn làm quen với toán theo hướng giáo dục lấy trẻ làm <br />
trung tâm tại lớp lá 1 trường Mầm Non Hoa Sen <br />
<br />
hiếu động tôi thường giao nhiệm vụ cho trẻ thực hiện và khuyến khích kịp <br />
thời để kích thích trẻ hứng thú tham gia hoạt động bằng những câu hỏi động <br />
viên ví dụ như: “Con giỏi lắm, còn làm gần đúng rồi hay giá như việc này mà <br />
có con tham gia thì cô tin đội con sẽ chiến thắng hoặc bạn Nam mà chơi trò <br />
chơi này chắc bạn ấy sẽ làm tốt lắm cho mà xem…Có như vậy từ từ tôi đã <br />
thuyết phục được các cháu và hiểu rõ trẻ hơn để giúp trẻ ngày càng tiến bộ <br />
và luôn muốn được tham gia hoạt động của cô. <br />
Ví dụ: Trong bài: So sánh chiều dài của 3 đối tượng. Tôi chia cho mỗi <br />
trẻ 3 băng giấy rồi yêu cầu trẻ đo theo khả năng của trẻ sau đó tôi hỏi trẻ kết <br />
quả đo. Rồi khen ngợi trẻ, với những trẻ chưa làm được tôi cho trẻ thực hành <br />
đo lại và chỉ vào phần thừa ra rồi cho trẻ trả lời kết quả, những trẻ không <br />
biết cách đo thì tôi hướng dẫn, gợi ý cho trẻ cách đo rồi yêu cầu trẻ thực hiện <br />
lại.<br />
1.2. Biện pháp 2: Tìm hiểu đối tượng người dạy <br />
Muốn giúp trẻ học tốt môn làm quen với toán theo hướng giáo dục lấy <br />
trẻ làm trung tâm không chỉ riêng trẻ là người cần cố gắng, mà bản thân <br />
người dạy phải là tấm gương cho trẻ noi theo, chính vì vậy mà muốn truyền <br />
đạt kiến thức tốt, thì người dạy cần có kiến thức tốt. Kiến thức tốt chỉ có thể <br />
có khi chúng ta biết bồi dưỡng thường xuyên.<br />
Bồi dưỡng qua lý thuyết<br />
Tài liệu là nguồn kiến thức vô tận và nếu như mỗi người giáo viên luôn <br />
cố gắng tìm tòi và nghiên cứu kỹ các tài liệu liên quan đến bộ môn, bậc học <br />
của mình thì sẽ giúp cho chúng ta nắm vững được những kiến thức cơ bản và <br />
từ đó không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiến thức đã có và nó cũng giúp mỗi <br />
người giáo viên hoàn thành ước mơ của mình mang lại thành công trong sự <br />
nghiệp giáo dục của mình. Chính vì điều đó bản thân tôi luôn tìm tòi học hỏi <br />
những chuyên đề mới đặc biệt là những chuyên đề về lý thuyết liên quan đến <br />
môn làm quen với toán như:<br />
+ Chuyên đề giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ mầm non.<br />
+ Chuyên đề bồi dưỡng nâng cao chuyên môn về xây dựng trường <br />
mầm non lấy trẻ làm trung tâm.<br />
Bồi dưỡng qua thực hành:<br />
Sau mỗi lần tham gia bồi dưỡng lý thuyết tôi thường được tham gia dự <br />
giờ đồng nghiệp, dự giờ trường bạn các tiết dạy liên quan đến lĩnh vực tôi <br />
đang nghiên cứu.Được học hỏi thông qua các tiết dạy của đồng nghiệp. Bản <br />
thân tôi cũng được tham gia bồi dưỡng những tiết chuyên đề về toán để từ đó <br />
nhận ra cái mới ,cái thay đổi để từ đó có biện pháp giáo dục tốt nhất.<br />
<br />
GV: Lê Thị Thanh Tuyền Trường MN Hoa Sen<br />
8<br />
Một số biên pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn làm quen với toán theo hướng giáo dục lấy trẻ làm <br />
trung tâm tại lớp lá 1 trường Mầm Non Hoa Sen <br />
<br />
Cuối mỗi buổi dự các tiết chuyên đề tôi va đ ̀ ồng nghiêp th<br />
̣ ảo luận nhận <br />
xét rút kinh nghiệm , rút ra những cái mới cái thay đổi so với những cách dạy <br />
trước, ghi lại những đề nghị để trinh lên lãnh đ<br />
̀ ạo nhà trường giải đáp, hoặc <br />
tổ chức thao giang đ<br />
̉ ể ban thân va đông nghiêp d<br />
̉ ̀ ̀ ̣ ễ nhận thấy những điểm <br />
mạnh và những điểm còn hạn chế của đồng nghiệp từ đó rút kinh nghiệm <br />
cho bản thân.<br />
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học<br />
Để nâng cao chất lượng dạy học tôi thường ứng dụng công nghệ thông <br />
tin vào quá trình dạy học, thu hút sự chú ý của các cháu, nhằm tăng cường tài <br />
liệu phong phú phục vụ môn toán, tôi thường xuyên sưu tầm hình ảnh trên <br />
mạng để dạy học. <br />
Ví dụ 1: Bài dạy toán số 6, tiết 3, tôi cho trẻ ôn thêm, bớt số lượng 6 <br />
trên màn hình powerpoint sau đó cho trẻ lên chọn số tương ứng gắn vào số <br />
lượng<br />
Ví dụ 3: Cô nói “Các con nhìn xem hôm nay trời đẹp ngoài vườn những <br />
bông hoa đua nhau nở” vừa nói cô vừa kích chuột lên màn hình và từng bông <br />
hoa xuất hiện, lần lượt cô cho trẻ đếm.<br />
2.Giải pháp 2: Tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng lấy trẻ <br />
làm trung tâm<br />
2.1. Biện pháp 1: Trong các hoạt động chủ đích<br />
Tôi luôn biết vận dụng phương pháp dạy trẻ làm quen với toán một cách <br />
linh hoạt và tích cực chú ý đến phương pháp truyền thụ của mình để tránh nhàm <br />
chán cho trẻ cũng như mang lại cho trẻ sự hứng thú trong học tập háo hức chờ <br />
đợi những gì sắp diễn ra trong giờ học. Để làm tốt điều này đầu tiên phải nắm <br />
vững khả năng nhận thức của trẻ trong lớp mình về toán như thế nào? Đến mức <br />
độ nào? Từ đó lựa chọn nhóm phương pháp cho phù hợp. Thường xuyên đổi mới <br />
phương pháp dạy học phù hợp với từng chủ đề. Mạnh dạn đổi mới, sáng tạo <br />
và tích cực đưa những phương pháp mới phương pháp giáo dục lấy trẻ làm <br />
trung tâm vào dạy học để làm sao mỗi tiết dạy của tôi mang lại kết quả cao <br />
trên trẻ và thu hút được trẻ tích cực tham gia hoạt động do mình tổ chức và <br />
được người xem đánh giá là sáng tạo, đổi mới và để có kết quả cao khi dạy <br />
trẻ “làm quen với toán” <br />
Có thể thấy trẻ làm quen với toán qua tất cả các hoạt động. Có rất <br />
nhiều cơ hội cho trẻ làm quen với toán. Trẻ làm quen với toán tốt nhất khi <br />
được thực hành, được chơi. Vai trò của người giáo viên rất quan trọng trong <br />
việc thúc đẩy và hỗ trợ cho trẻ làm quen với toán.<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Lê Thị Thanh Tuyền Trường MN Hoa Sen<br />
9<br />
Một số biên pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn làm quen với toán theo hướng giáo dục lấy trẻ làm <br />
trung tâm tại lớp lá 1 trường Mầm Non Hoa Sen <br />
<br />
Các giờ làm quen với toán được thiết kế có mục đích, có kế hoạch, có <br />
hệ thống để giải quyết các kiến thức , kỹ năng, thụật ngữ toán học một cách <br />
bài bản. Để phát triển khả năng nhận thức của trẻ mẫu giáo trong giờ làm <br />
quen với toán, là một giáo viên tôi thường thực hiện như sau<br />
Đảm bảo các nguyên tắc “Lấy trẻ làm trung tâm”<br />
Có nhiều ý tưởng hoạt động cho trẻ làm quen với toán <br />
Tận dụng cơ hội và tạo điều kiện cho trẻ rèn luyện và phát triển khả <br />
năng nhận thức của trẻ<br />
Cho trẻ trực tiếp thực hiện thao tác<br />
Hướng dẫn trẻ rút ra nhận xét<br />
Đặt các câu hỏi:<br />
Câu hỏi cho trẻ so sánh. Ví dụ : Chai nước nào cao nhất? Chai nước <br />
nào thấp hơn ? Chai nước nào thấp nhất? Chai nào to nhất? Chai nào nhỏ <br />
nhất?...<br />
Đặt ra cho trẻ các câu hỏi buộc trẻ phải suy nghĩ để giải thích , trả lời. <br />
Ví dụ: làm thế nào để biết lượng nước trong 3 chai là bằng nhau? Vì sao mực <br />
nước của 3 chai đựng lại không bằng nhau?...<br />
Đặt câu hỏi phán đoán. Ví dụ: Điều gì sẽ xảy ra khi đổ 3 lượng nước <br />
bằng nhau vào 3 chai khác nhau?...<br />
Bên cạnh giờ học, các trò chơi là cơ hội cho trẻ làm quen với toán. Có <br />
rất nhiều trò chơi khác là nơi trẻ làm quen với toán và phát triển khả năng <br />
nhận thức.<br />
Ở góc đóng vai, góc xây dựng, góc nghệ thuật... trẻ được làm quen các <br />
biểu tượng toán về số lượng, hình dạng, cách sắp xếp các đồ chơi... Để phát <br />
triển khả năng nhận thức trong các trò chơi tôi thường.<br />
Tham gia vào các trò chơi như là một vai chơi: Người bán hàng, bệnh <br />
nhân...<br />
Tạo tình huống chơi : Tôi muốn mua 5 cái, nhưng ở đây chỉ có 1 cái. <br />
Tôi phải làm sao bây giờ?...<br />
Đặt ra một số câu hỏi:<br />
Câu hỏi giao tiếp khi chơi: Cái này giá bao nhiêu? Tôi muốn mua 2 cái <br />
thì hết bao nhiêu tiền?...<br />
Câu hỏi khai thác hiểu biết của trẻ: Cái này hoạt động thế nào? Tôi <br />
phải sử dụng như thế nào?<br />
2.2. Biện pháp 2: Ở mọi lúc mọi nơi<br />
GV: Lê Thị Thanh Tuyền Trường MN Hoa Sen<br />
10<br />
Một số biên pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn làm quen với toán theo hướng giáo dục lấy trẻ làm <br />
trung tâm tại lớp lá 1 trường Mầm Non Hoa Sen <br />
<br />
Không chỉ trong những giờ hoạt động có chủ đích mà trẻ còn được <br />
tham gia học ở mọi lúc mọi nơi.Như chúng ta đã biết, ở lứa tuổi mẫu giáo <br />
“trẻ học mà chơi, chơi bằng học” ghi nhớ của trẻ không có chủ định, trẻ <br />
nhanh nhơ nhưng mau quên. Do đó muốn nâng cao chất lượng cho trẻ học tốt <br />
môn làm quen với toán không dừng lại ở tiết học mà phải thường xuyên, tranh <br />
thủ mọi lúc mọi nơi, các hoạt động trong ngày để cho trẻ làm quen với chữ <br />
cái một cách hợp lý. <br />
Ví dụ: Trong hoạt động góc quá trình trẻ hoạt động ở các góc tôi đi lại <br />
đặt câu hỏi trẻ trả lời như: Nhóm chơi gia đình hỏi trẻ: Gia đình cháu có mấy <br />
người? Từng người trong gia đình của cháu cần bao nhiêu bát? Bao nhiêu đôi <br />
đũa? Hay là góc chơi nấu ăn tôi hỏi trẻ: Nhà cháu có bao nhiêu cái đĩa? Bao <br />
nhiêu cái rổ?...<br />
+ Góc học tập Cho trẻ tạo các con số đã học bằng hột hạt với những <br />
đồ đồ dùng đồ chơi dễ kiếm tôi thấy trẻ rất hứng thú khi chơi.Trẻ hoạt động <br />
một cách tích cực và hào hứng khi được học thông qua việc chơi.<br />
+ Góc xây dựng: Cho trẻ xếp ngôi nhà bằng các khối gỗ từ các hình <br />
hình học khác nhau.<br />
Ở hoạt động ngoài trời cho trẻ chơi bật tách khép chân ném bóng vào <br />
rổ cô cho trẻ đọc chữ số được giáo viên làm khi xây dựng môi trường ngoài <br />
trời, ném bóng xong có thể cho trẻ đếm số bóng.<br />
Ví dụ 1: Khi học thể dục: Ném xa bằng 1 tay cô hỏi trẻ đâu là tay phải, <br />
đâu là tay trái, hoặc khi chơi trò chơi chuyền bóng cô cho trẻ đếm số bóng mà <br />
2 đội đã chuyền được sau đó so sánh kết quả mà 2 tổ vừa chuyền được, nói <br />
rõ 2 tổ có tất cả là bao nhiêu quả bóng.<br />
Khi tham gia trò chơi trẻ được ôn luyện những kiến thức toán đã học, <br />
được vẽ, tô màu, dính hoa vào hai lọ hoa sao cho số hoa ở 2 lọ hoa bằng 8 <br />
bông hoa, 4 bông hoa hoặc dán quả vào 2 cây sao cho số quả trên 2 cây bằng <br />
8, biết nối số tương ứng với số hoa, quả tương ứng. Qua đó trẻ được phát <br />
huy trí tưởng tượng biết gộp trong phạm vi 8, nhận biết số lượng trong phạm <br />
vi 8, phát huy tính thẩm mỹ và tạo cảm giác thoải mái, hứng thú trong giờ <br />
học. <br />
3.Giải pháp 3: Giải pháp bên ngoài giúp trẻ học tốt môn làm quen <br />
với toán theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm<br />
3.1.Biện pháp 1: Tạo môi trường và đồ dùng đồ chơi mở cho trẻ hoạt <br />
động làm quen với toán theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.<br />
Những gì đẹp mới lạ gần gũi và đẹp mắt hấp dẫn gây được sự chú ý <br />
của trẻ, vì thế việc tạo môi trường làm quen với toán rất cần thiết . Bên cạnh <br />
đó đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo lớn là tư duy trực quan hành động vì thế <br />
GV: Lê Thị Thanh Tuyền Trường MN Hoa Sen<br />
11<br />
Một số biên pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn làm quen với toán theo hướng giáo dục lấy trẻ làm <br />
trung tâm tại lớp lá 1 trường Mầm Non Hoa Sen <br />
<br />
trẻ nhận biết các đối tượng dựa vào những dấu hiệu đặc trưng về hình dạng, <br />
kích thước…Toán học giúp trẻ phát triển hoạt động nhận thức và giúp trẻ <br />
chuyển hoạt động từ tư duy trực quan hành động sang trực quan hình tượng <br />
và sang tư duy logic, góp phần hình thành nhận thức, giúp trẻ thấy được mối <br />
liên hệ giữa biểu tượng toán với môi trường xung quanh, nó rèn luyện thao <br />
tác tư duy (như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát…) góp phần vào sự <br />
phát triển ngôn ngữ cho trẻ đồng thời giáo dục trẻ phát triển một cách toàn <br />
diện về các mặt: Đức, trí, thể, mỹ và lao động.Để trẻ được làm quen với toán <br />
ở mọi lúc mọi nơi mọi góc trong và ngoài lớp, tôi luôn tạo môi trường thật <br />
đẹp, môi trường mở về toán học để cuốn hút trẻ. Kể cả môi trường trong lớp <br />
và ngoài lớp làm sao để có thể kích thích tốt nhất việc làm quen với toán ở <br />
trẻ.<br />
Tạo môi trường cho trẻ hoạt động bên ngoài đáp ứng nhu cầu chơi của <br />
trẻ, tạo điều kiện cho trẻ học bằng chơi, chơi mà học: <br />
Ví dụ: Có các góc khu vực hoạt động ngoài trời được quy hoạch, thiết <br />
kế phù hợp, an toàn, sạch đẹp, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động. Tạo điều kiện <br />
cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi. Thông qua việc chơi trẻ học được các <br />
chữ số 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10. Và các hình hình học: Hình tròn, hình vuông, hình <br />
tam giác, hình chữ nhật ở ngoài trời<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạo môi trường trong lớp cho trẻ hoạt động lấy trẻ làm trung tâm: <br />
Ngoài việc xây dựng môi trường lồng ghép toán cho trẻ ở ngoài trời, <br />
giáo viên còn xây dụng môi trường làm quen với toán ở trong lớp theo hướng <br />
lấy trẻ làm trung tâm thì mỗi trẻ lĩnh hội kiến thức về về toán sẽ dễ nhất và <br />
thoải mái nhất , trẻ được học thông qua chơi, học ở mọi lúc mọi nơi vì môi <br />
<br />
<br />
GV: Lê Thị Thanh Tuyền Trường MN Hoa Sen<br />
12<br />
Một số biên pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn làm quen với toán theo hướng giáo dục lấy trẻ làm <br />
trung tâm tại lớp lá 1 trường Mầm Non Hoa Sen <br />
<br />
trường trong lớp vô cùng quan trọng trẻ được tiếp xúc hằng ngày và được <br />
tiếp xúc nhiều nhất.<br />
Ví dụ : Làm góc học tập những nhóm đối tượng tương ứng với số <br />
lượng nhưng làm rời, trẻ có thể rút và học ở mọi lúc mọi nơi, qua chơi trẻ <br />
cũng có thể học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh :Trẻ đang đếm và gắn các nhóm đối tượng theo đúng chữ số quy <br />
định<br />
Ở khắp lớp cô bày trí đầy đủ các đồ dùng giúp trẻ có thể định hướng <br />
trong không gian một cách tốt nhất khi học và ở mọi lúc mọi nơi: Ví dụ như cô <br />
yêu cầu bạn DuLy lấy cho cô cái quyển sách ở trên tủ, hay lấy cho cô cái cây <br />
hoa phía sau con. Trẻ có thể thông qua đó mà tập xác định được các vị trí của <br />
bản thân mình, của đối tượng khác một cách tốt nhất.<br />
Ngoài ra cô còn chuẩn bị và sưu tầm khá nhiều đồ dùng có dạng hình <br />
hình học để có thể tận dụng khi cho trẻ làm quen về hình dạng, hình khối, <br />
giúp trẻ mở rộng thêm vốn kiến thức từ những đồ dùng như hộp bánh, hộp <br />
quà, hộp kem đánh răng, lõi giấy vệ sinh để giúp trẻ nhận biết khối cầu, khối <br />
trụ, khối vuông, khối chữ nhật.<br />
Ví dụ 2: Hoạt động làm quen với môn toán “Dạy trẻ nhận biết phân <br />
biệt 4 khối” ở chủ đề “Tết và lễ hội mùa xuân” bằng nguyên vật liệu là vỏ <br />
hộp bánh, xốp, đề can, giấy màu tôi làm những chiếc bánh chưng, bánh gối, <br />
giò, nem chua, đậu phụ rán trứng ràn những món ăn đặc trong của người Việt <br />
Nam trong ngày tết Nguyên đán. Tôi cho trẻ tìm xung quanh lớp xem có đồ <br />
dùng đồ chơi gì có dạng hình tròn, hình vuông và hỏi trẻ: Con tìm được cái gì? <br />
Con có nhận xét gì? Thông qua hoạt động trẻ biết tên gọi, đặc điểm của một <br />
số loại bánh như bánh chưng, bánh dày, bánh quy, nem chua, bánh cốm….Trẻ <br />
nhận biết phân biệt được khối cầu, khối vuông.<br />
GV: Lê Thị Thanh Tuyền Trường MN Hoa Sen<br />
13<br />
Một số biên pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn làm quen với toán theo hướng giáo dục lấy trẻ làm <br />
trung tâm tại lớp lá 1 trường Mầm Non Hoa Sen <br />
<br />
Sự chuẩn bị đồ dùng của cô là hình thành hấp dẫn trẻ để trẻ nhận biết <br />
khám phá và tìm hiểu những kiến thức mới song thật phiến diện nếu chỉ có <br />
đồ dùng của cô mà không có đồ dùng của trẻ. Đồ dùng của trẻ sẽ là công cụ <br />
để trẻ sử dụng trực tiếp những kiến thức cô giáo dạy một cách nhanh nhất và <br />
thoải mái nhất. Thông qua đồ dùng giáo viên có thể kiểm tra để biết khả năng <br />
tiếp nhận kiến thức của từng trẻ. <br />
Ví dụ: Trong hoạt động làm quen với toàn “Tách gộp” tôi đã làm mỗi <br />
trẻ một cái bảng. Trên bảng đó có gắn 2 cái đĩa giúp trẻ có thể bày quả vào 2 <br />
đĩa, hay mỗi trẻ tôi làm một loại quả khác nhau, thẻ số, lô tô có 2 quả, có lô <br />
tô có 3 quả…bằng trò chơi trên đó có cây hay lọ hoa có gắn nhám gai, đồ <br />
dùng mang tính sáng tạo, đẹp phù hợp trò chơi, với hoạt động. Khi sử dụng <br />
các đồ dùng trên tôi nhận thấy giờ học đạt hiệu quả cao trẻ tích cực tham gia <br />
hoạt động.<br />
3.2 Biện pháp 2: Công tác tuyên truyền đến các bậc cha mẹ trẻ <br />
Môi trường giáo dục là yếu tố quyết định chất lượng học tập của trẻ <br />
có thể ví rằng môi trường giáo dục là người mẹ thứ hai trong việc định <br />
hướng và kích thích trẻ khám phá nhằm thỏa mãn nhu cầu học hỏi, vui chơi <br />
của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện. Để công tác xây dựng môi trường giáo <br />
dục lấy trẻ làm trung tâm đạt được hiệu quả cao thì chúng ta không thể nhắc <br />
đến một bộ phận quan trọng quyết định đến sự phát triển của nhà trường <br />
ngày hôm nay đó là hội cha mẹ học sinh.<br />
Thông qua các buổi họp phụ huynh, các hội thi, thông qua hệ thống <br />
bảng biểu và những buổi gặp gỡ, nói chuyện với hội cha mẹ học sinh, nhà <br />
trường đã tuyên truyền rộng rãi đến cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của <br />
việc thiết lập môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ học tốt các <br />
môn học và đặc biệt là học tốt môn làm quen với toán. Từ đó giúp cha mẹ học <br />
sinh hiểu được đặc điểm phát triển của con mình, biết được con cần gì? Nhu <br />
cầu hoạt động và vui chơi của con như thế nào? Cần phải kết hợp với cô <br />
giáo những gì để con có được môi trường hoạt động thân thiện, an toàn, giúp <br />
con phát triển toàn diện.<br />
Ngoài việc chia sẽ về cách thức, về phương pháp giáo dục trẻ, cha mẹ <br />
học sinh còn ủng hộ nguyên vật liệu, để giáo viên và trẻ thiết kế, sáng tạo ra <br />
đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học đạt hiệu quả tốt.<br />
IV. Tính mới của giải pháp:<br />
Như trước đây khi được nhận lớp tôi cũng nắm bắt tình hình lớp <br />
nhưng lại không nắm bắt kỹ và chia nhóm ra để có biện pháp giáo dục tốt <br />
nhất.<br />
<br />
<br />
GV: Lê Thị Thanh Tuyền Trường MN Hoa Sen<br />
14<br />
Một số biên pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn làm quen với toán theo hướng giáo dục lấy trẻ làm <br />
trung tâm tại lớp lá 1 trường Mầm Non Hoa Sen <br />
<br />
Trong quá trình dạy tôi chưa được áp dụng chuyên đề giáo dục lấy trẻ <br />
làm trung tâm nên việc trong quá trình giảng dạy cô giáo phải chuẩn bị rất vất <br />
vả cho việc lên dạy một tiết làm quen với toán, đồ dùng cồng kềnh, cô nói <br />
nhiều và làm nhiều mà hiệu quả mang lại không được như ý muốn.Tiết dạy <br />
khô khan và nhàm chán.<br />
Còn giờ học đối với trẻ thì thiếu sự tích cực, đồ dùng chưa thu hút <br />
trẻ nhiều, trẻ chưa được tự mình trải nghiệm mà còn học một cách máy móc <br />
rập khuôn theo kiểu cô làm trước, trẻ học theo làm theo.Trẻ chỉ đóng vai trò <br />
là người tiếp nhận kiến thức từ người dạy. <br />
Môi trường trải nghiệm cho trẻ trong và ngoài lớp chưa phong phú và <br />
chưa gắn với chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.<br />
Còn sau khi thực hiện các giải pháp, biện pháp đưa ra trong sáng kiến <br />
kinh nghiệm, sau thời gian ngắn, tôi đã thấy hiệu quả mà sáng kiến mang lại <br />
khá tốt.<br />
Về phía cô giáo: <br />
Qua đầu tư nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm bản thân tôi đã nắm vững <br />
phương pháp, điều hành tiết học sinh động, hấp dẫn luôn tạo ra cái mới trong <br />
tiết dạy. Với những kinh nghiệm trên tôi đã nắm chắc được các phương pháp <br />
khi hướng dẫn cho trẻ làm quen với toán tùy với từng đề tài, từng chủ đề <br />
cũng như các nội dung và yêu cầu của môn học đề ra. Sáng tạo trong việc <br />
làm đồ dùng, học liệu cho trẻ học Toán và càng thu hút bản thân say mê hơn <br />
với việc làm đồ dùng vì hiệu quả của những đồ dùng đó mang lại khá tốt cho <br />
cả cô và trẻ.<br />
Về phía trẻ:<br />
Giờ học không còn nặng nề, nhàm chán, áp đặt như trước đây. Với <br />
biện pháp dạy “Lấy trẻ làm trung tâm” trẻ được khám phá, trải nghiệm, trẻ <br />
tự nguyện tham gia vào hoạt động môn làm quen với toán một cách hứng thú.<br />
Qua thời gian thực hiện các biện pháp giải pháp đó tôi nhận thấy kết <br />
quả cao rõ rệt, có sự chuyển biến rõ ràng thông qua trẻ , trẻ lĩnh hội được các <br />
kiến thức, kỹ năng tư duy như: So sánh, phân loại, thêm bớt, tạo nhóm, định <br />
hướng trong không gian và thời gian. Tỷ lệ trẻ có kỷ năng xếp tương ứng 11 <br />
và so sánh, phát hiện các quy tắc sắp xếp theo quy tắc đơn giản và hiểu các <br />
khái niệm đơn giản về toán được nâng lên, đa số trẻ đã biết so sánh phân biệt <br />
các hình học, hình khối. Biết đếm đến thứ tự trọng phạm 10. Nhận biết quan <br />
hệ số lượng trong phạm vi 10, nhận biết các chữ số từ 0 10. Biết thực hiện <br />
và rất nhanh nhẹn trong một số phép biến đổi đơn giản như thêm bớt, tạo <br />
nhóm, chia nhóm đồ vật có số lượng trong phạm vi 10 ra 2 phần. Biết được <br />
<br />
<br />
GV: Lê Thị Thanh Tuyền Trường MN Hoa Sen<br />
15<br />
Một số biên pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn làm quen với toán theo hướng giáo dục lấy trẻ làm <br />
trung tâm tại lớp lá 1 trường Mầm Non Hoa Sen <br />
<br />
các phía của bản thân và của người khác. Biết đo dung tích bằng 1 đơn vị đo; <br />
Nhận biết về thời gian một cách chính xác hơn... <br />
Từ kết quả trên cho thấy phương pháp giúp trẻ mầm non học tốt môn <br />
làm quen với toán theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, trẻ được hình thành nền <br />
tảng kiến thức ban đầu, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, đảm bảo <br />
mục tiêu giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non. <br />
Đặc biệt đề tài trên góp phần không nhỏ vào việc giáo dục trẻ qua các <br />
hoạt động trãi nghiệm với toán để góp phần giúp trẻ hoàn thiện hơn trong <br />
cuộc sống của trẻ sau này. Là nền tảng vững chắc cho trẻ tiến bước vào lớp <br />
một .<br />
Về phía cha mẹ học sinh: Phụ huynh luôn tin tưởng và ủng hộ, đa số <br />
họ đã nhận thức được rõ tầm quan trọng của môn Toán đối với trẻ 5 tuổi nên <br />
đã giúp đỡ cô cháu cả về vật chất lẫn tinh thần, cùng cô thu gom nguyên vật <br />
liệu phế thải để làm đồ chơi, đồ dùng học tập cho trẻ.<br />
V. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm:<br />
Bản thân tôi đã áp dụng những giải pháp trong sáng kiến kinh nghiệm <br />
tại chính lớp học tôi đang chủ nhiệm , và đối tượng chính là các em 5 tuổi tại <br />
lớp lá 1 buôn mblớt Trường Mầm Non Hoa Sen.<br />
Sau khi khảo sát lại học sinh sau khi đã đưa những biện pháp này vào <br />
trong đối tượng học sinh này trong cả một năm học thì hiệu quả mà sàng kiến <br />
mang lại cụ thể như sau:<br />
<br />
Trước khi áp dụng đề tài Sau khi áp dụng đề tài<br />
Ghi chú<br />
Năm học 2017 2018 Năm học 2018 2019<br />
Nội dung khảo <br />
Số <br />
sát Số trẻ Tỉ Số Tỉ Tỉ <br />
Số trẻ Tỉ lệ trẻ Tăng/ <br />
chưa lệ trẻ lệ lệ <br />
đ ạt % chưa giảm<br />
đ ạt % đ ạt % %<br />
đ ạt<br />
<br />
Tập hợp số <br />
1<br />
lượng, số thứ tự 8/24 33 16/24 67 75 6/24 25 Tăng 42%<br />
18/24<br />
và số đếm<br />
<br />
Xếp tương ứng 2 7<br />
14/24 58 10/24 42 6/24 Tăng 17%<br />
18/24 75 25<br />
<br />
So sánh, sắp xếp <br />
theo quy tắc, tạo 1 12/2 2<br />
6/24 25 18/24 75 Tăng 25%<br />
ra quy tắc sắp 12/24 50 4 50<br />
xếp<br />
<br />
GV: Lê Thị Thanh Tuyền Trường MN Hoa Sen<br />
16<br />
Một số biên pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn làm quen với toán theo hướng giáo dục lấy trẻ làm <br />
trung tâm tại lớp lá 1 trường Mầm Non Hoa Sen <br />
<br />
Đo lường 1 6 11/2 3<br />
6/24 25 18/24 75 Tăng 29%<br />
13/24 54 4 46<br />
<br />
Hình dạng 2 9 4<br />
14/24 58 10/24 42 4/24 Tăng 25%<br />
20/24 83 17<br />
<br />
Định hướng <br />
trong không gian 1 13/2 2<br />
6/24 25 18/24 75 Tăng 21%<br />
và định hướng 11/24 46 4 54<br />
thời gian<br />
<br />
Chính sự thay đổi đó đã cho ta nhận thấy rằng hiệu quả mà sáng kiến <br />
kinh nghiệm mang lại đã đóng góp một phần không hề nhỏ vào việc nâng cao <br />
chất lượng dạy và học của cô trò mầm non Hoa Sen.<br />
Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
I. Kết luận.<br />
1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm đối với công việc công tác:<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn làm quen với toán theo <br />
hướng lấy trẻ làm trung tâm đã đưa ra sẽ góp phần trang bị cho trẻ những vốn <br />
từ đầu đời làm hành trang cho trẻ học tốt Môn toán sau này. Góp phần hình <br />
thành nhân cách của trẻ .Đây chính là động lực thúc đẩy tôi cần cố gắng <br />
nhiều hơn nữa. Thông qua sáng kiến kinh nghiệm này tôi thấy trẻ lớp tôi <br />
mạnh dạn, tự tin, hoạt bát hơn trong các hoạt động và đặt biệt là hoạt động <br />
làm quen với Toán như trẻ hứng thú, tiết học nhẹ nhàng hơn, trẻ trải nghiệm <br />
được nhiều hơn các trò chơi phong phú đổi mới hơn mang lại hiệu quả giáo <br />
dục cao, thông qua hình thức hoạt động nhóm, hoạt động học mọi lúc mọi nơi <br />
và môn học khác.<br />
2. Việc áp dụng và khả năng phát triển sáng kiến kinh nghiệm:<br />
Đối với giáo viên trong trường nói riêng và giáo viên dạy mầm non nói <br />
chung việc cho trẻ tiếp nhận những tri thức về toán học quả là một điều khó <br />
khăn