Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi lớp lá 1 trường Mầm non Hoa Hồng học tốt hoạt động tạo hình<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Phần thứ nhất: Mở đầu<br />
I. Đặt vấn đề:...........................................................................................................2<br />
1. Lý do lý luận :.........................................................................................................2<br />
2. Lý do thực tiễn:......................................................................................................3<br />
II. Mục đích ( mục tiêu) nghiên cứu:......................................................................3<br />
Phần thứ hai: Giải quyết vấn đề<br />
I. Cơ sở lí luận của vấn đề:...................................................................................4<br />
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:........................................................................5<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:......................................7<br />
IV. Tính mới của giải pháp:………………............................................................15<br />
V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:.............................................................16<br />
Phần thứ ba: Kết luận, kiến nghị<br />
I. Kết luận:................................................................................................................18<br />
II. Kiến nghị:.............................................................................................................19<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Người thực hiện: Trịnh Thị Hằng<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi lớp lá 1 trường Mầm non Hoa Hồng học tốt hoạt động tạo hình<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
I. Đặt vấn đề.<br />
1. Lý do lý luận:<br />
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”<br />
Đúng vậy, trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi <br />
dân tộc. Việc bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, <br />
của xã hội và của mỗi gia đình. Đối với việc giáo dục và phát triền nhân cách toàn <br />
diện cho trẻ ngay từ lứa tuổi Mầm non, hoạt động tạo hình cũng đóng vai trò vô <br />
cùng quan trọng. Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất <br />
đối với trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻ hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động <br />
những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì gì làm trẻ rung động <br />
mạnh mẽ và gây cho chúng những xúc cảm, tình cảm tích cực.<br />
Hoạt động tạo hình là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự <br />
tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, <br />
thể chất và hình thành các phẩm chất, kỹ năng ban đầu của con người như một <br />
thành viên của xã hội biết lao động tích cực sáng tạo.<br />
Trong hoạt động tạo hình, trẻ có nhiều cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối <br />
tượng miêu tả để có được hiểu biết, sự hình dung về các đối tượng đó, từ đó xây <br />
dựng các biểu tượng, hình tượng. Bởi vậy có thể khẳng định rằng hoạt động tạo <br />
hình chính là một trong những phương tiện tích cực để phát triển ở trẻ các khả <br />
năng hoạt động trí tuệ như: óc quan sát, trí nhớ, tư duy…. <br />
Hơn nữa, khi trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình, trẻ có nhiều điều kiện <br />
tiếp thu các chuẩn mực thẩm mĩ – đạo đức trong xã hội, trải nghiệm các xúc cảm, <br />
tình cảm trong giao tiếp, học hỏi về các kỹ năng xã hội và đánh giá các hành vi văn <br />
hóa xã hội qua các hình tượng, các sự kiện, hiện tượng được miêu tả<br />
Trong trường Mầm non hoạt động tạo hình chính là phương tiện để trẻ thể <br />
hiện mình, thông qua nghệ thuật tạo hình trẻ được thử sức mình trong việc thể <br />
hiện và sáng tạo thế giới riêng theo tư duy của mình, nhất là đối với trẻ mẫu giáo <br />
lớn 5 – 6 tuổi, trẻ có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh, thế giới xung <br />
quanh trẻ chứa đựng bao điều mới lạ, hấp dẫn, trẻ dễ bị cuốn hút trước cảnh vật <br />
đẹp, những bức tranh sinh động hay những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu…. Chính <br />
2<br />
Người thực hiện: Trịnh Thị Hằng<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi lớp lá 1 trường Mầm non Hoa Hồng học tốt hoạt động tạo hình<br />
<br />
<br />
vì vậy hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn đối với trẻ mầm <br />
non nói chung và đối với trẻ mẫu giáo lớn nói riêng, nó giúp trẻ tìm hiểu khám phá <br />
và thể hiện một cách sinh động những gì trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh. <br />
Từ đó trẻ có thể vận dụng tích cực vốn hiểu biết về hình tượng đã tích lũy được <br />
để phối hợp, xây dựng hình tượng mới làm cho các sản phẩm tạo hình ( vẽ, nặn, <br />
xếp hình, xé dán, sử dụng các nguyên vật liệu như: lá cây, cành cây khô, hoa khô…) <br />
của trẻ ngày càng trở nên sinh động, đầy sức hấp dẫn và mang màu sắc nghệ thuật.<br />
2. Lý do thực tiễn<br />
Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn tạo hình.<br />
Phạm vi nghiên cứu: Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi lớp lá 1 trường <br />
mầm non Hoa Hồng học tốt môn tạo hình <br />
Đối tượng khảo sát: Trẻ 5 – 6 tuổi lớp lá 1 trường mầm non Hoa Hồng.<br />
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm học 20172018 đến tháng 04 năm <br />
học 20182019<br />
Trên thực tế việc tổ chức hoạt động tạo hình theo phương pháp hiện hành <br />
cũng đã mang lại hiệu quả tới việc phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Xong chất lượng <br />
đạt được chưa cao và khả năng sáng tạo còn hạn chế. Giáo viên dạy còn mang tính <br />
áp đặt, dập khuôn theo mẫu, sao chép, trẻ chưa phát huy hết khả năng tư duy sáng <br />
tạo và sự linh hoạt của trẻ, tỉ lệ trẻ đạt bé khéo tay trong hội thi bé khéo tay cấp <br />
trường, cấp huyện còn thấp.<br />
Với thực tế như vậy, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp, tôi quyết <br />
định đi sâu nghiên cứu, học hỏi đồng nghiệp và tìm tòi tài liệu của nghành, để giúp <br />
các em đều tạo ra những sản phẩm đẹp, từ đó trẻ được thõa trí tò mò, sáng tạo <br />
mong muốn tạo ra sản phẩm bằng chính đôi bàn tay khéo léo của mình giúp nâng <br />
cao chất lượng khi tổ chức hoạt động tạo hình. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số <br />
biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi lớp lá 1 trường mầm non Hoa Hồng học tốt hoạt <br />
động tạo hình” nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đối với chương <br />
trình GDMN mới hiện nay và tạo nên tính linh hoạt sáng tạo trong tạo hình.<br />
II. Mục đích nghiên cứu. <br />
1. Mục tiêu:<br />
Hình thành ở trẻ những kỹ năng, kỹ xảo, khả năng quan sát, phát triển trí <br />
nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo, ngoài ra còn luyện cho trẻ sự khéo léo, sự kiên trì, <br />
linh hoạt của đôi tay.<br />
<br />
<br />
3<br />
Người thực hiện: Trịnh Thị Hằng<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi lớp lá 1 trường Mầm non Hoa Hồng học tốt hoạt động tạo hình<br />
<br />
<br />
Giúp trẻ tự tin, thoải mái phát triển khả năng sáng tạo, ghi nhớ, chú ý. Từ đó <br />
trẻ có thể vận dụng tích cực vốn hiểu biết về hình tượng đã tích lũy được để phối <br />
hợp, xây dựng hình tượng mới làm cho các sản phẩm tạo hình (vẽ, nặn, xếp hình, <br />
xé dán sử dụng các nguyên vật liệu như: lá cây, cành cây khô, hoa khô …) của trẻ <br />
ngày càng trở nên sinh động, đầy sức hấp dẫn và mang màu sắc nghệ thuật cao. <br />
2. Nhiệm vụ: <br />
Giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc và chính xác, không mang tính <br />
trừu tượng và khô khan.<br />
Phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình, hình thành ở trẻ khả <br />
năng tư duy, phân tích, tổng hợp. Tìm ra một số biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt <br />
động tạo hình và giúp giáo viên có những định hướng phù hợp trong công tác chăm <br />
sóc cho trẻ Mầm non ở độ tuổi 5 6 tuổi, sau khi vận dụng đề tài sẽ góp phần giúp <br />
trẻ học tốt hoạt động tạo hình hơn.<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. Cơ sở lý luận của vấn đề<br />
Trong thực tế chúng ta đã biết, giáo dục mầm non là khâu đầu tiên của hệ <br />
thống giáo dục quốc dân, giáo viên mầm non được xem là người thầy đầu tiên đặt <br />
nền móng cho việc đào tạo nhân cách con người mới cho xã hội chủ nghĩa. Giáo <br />
dục phát triển thẩm mĩ là một phần, một bộ phận của quá trình phát triển các tố <br />
chất khéo léo của trẻ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5 6 tuổi. Quyết <br />
định số 55/QĐ của Bộ Giáo dục quy định mục tiêu và kế hoạch đào tạo nhà trẻ <br />
trường mẫu giáo ghi rõ mục tiêu Giáo dục mầm non là: “Hình thành ở trẻ những cơ <br />
sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Yêu thích cái <br />
đẹp, biết gìn giữ cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở xung quanh. Thông minh, <br />
ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá, có một số kỹ năng sơ đẳng (Quan sát, phân <br />
tích, tổng hợp, suy luận ,..) Cần thiết để vào trường phổ thông, thích đi học”. <br />
Căn cứ vào thông tư 36/2011/TTBGDĐT ngày 17 tháng 8 năm 2011 của Bộ <br />
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên <br />
cho giáo viên mầm non. Module MN 5 ghi rõ: Giáo dục phát triển thẩm mĩ là một <br />
trong năm mặt giáo dục nhằm phát triển toàn diện trẻ mầm non, góp phần hình <br />
thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1. Mục <br />
đích của giáo dục thẩm mĩ nhằm phát triển ở trẻ khả năng cảm nhận và thể hiện <br />
cái đẹp, giáo dục trẻ mối quan hệ thẩm mĩ, tình cảm thẩm mĩ. Từ đó hình thành ở <br />
trẻ thị hiếu và thái độ thẩm mĩ đúng đắn.<br />
<br />
<br />
4<br />
Người thực hiện: Trịnh Thị Hằng<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi lớp lá 1 trường Mầm non Hoa Hồng học tốt hoạt động tạo hình<br />
<br />
<br />
Chúng ta đã biết con người sinh ra không phải ai cũng có sẵn trong mình <br />
những năng khiếu thẩm mỹ, cũng không ai cũng có những tài năng bên mình, mà <br />
phải đòi hỏi thông qua giáo dục và hoạt động thì từ đó những tài năng và khả năng <br />
đó mới bộc lộ và phát triển. Nhất là đối với trẻ nhỏ, việc học của trẻ không chỉ <br />
đơn thuần là đưa đứa trẻ vào khuôn phép chặt chẽ, mà học của trẻ ở đây thông qua <br />
chơi trẻ “chơi mà học, học mà chơi”. Vì thế việc chăm sóc, giáo dục trẻ ngay còn <br />
nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển <br />
nhân cách toàn diện cho trẻ sau này.<br />
Nâng cao chất lượng nói chung, hoạt động tạo hình nói riêng là việc làm cần <br />
thiết để phát huy năng khiếu của trẻ một cách tự nhiên. Trong chương trình giáo <br />
dục mầm non, hoạt động tạo hình luôn hấp dẫn đối với trẻ, giúp trẻ phản ánh thế <br />
giới xung quanh cuộc sống con người một cách đa dạng và phong phú đặc biệt <br />
thông qua hoạt động tạo hình trẻ sẽ được hoàn thiện một số kỹ năng: Vẽ, nặn, xé <br />
dán, hơn nữa trong quá trình hoạt động tạo ra sản phẩm vật thể sẽ giúp trẻ được <br />
rèn luyện các kỹ năng hoạt động thực tiễn, thói quen làm việc một cách tự giác, <br />
tích cực có hiệu quả. Đây chính là môi trường lý tưởng để hình thành ở trẻ ý thức <br />
lao động (lao động tạo ra sản phẩm không chỉ cho bản thân mình mà còn để phục <br />
vụ người khác), hình thành hứng thú, lòng yêu lao động, thái độ trân trọng đối với <br />
sản phẩm lao động, với người lao động.<br />
Đối với trẻ 5 – 6 tuổi có thể sử dụng các đường nét liền mạch, uyển chuyển, <br />
mềm mại để miêu tả tính chọn vẹn của đối tượng trong cấu trúc và bố cục hợp lý, <br />
đồng thời trẻ linh hoạt trong việc tạo ra các bước chuyển màu, phối màu để tạo <br />
nên hiệu quả thẩm mĩ khác nhau và thể hiện suy nghĩ, tình cảm của mình. Hoạt <br />
động tạo hình góp phần không nhỏ trong việc chuẩn bị cho trẻ vốn kiến thức sơ <br />
đẳng về tự nhiên, xã hội, về khoa học kỹ thuật để giúp trẻ nhanh chóng làm quen <br />
với môn học mới mẻ ở trường phổ thông.<br />
Việc bồi dưỡng kỹ năng tạo hình, đặc biệt là việc rèn luyện kỹ năng đồ họa <br />
trên các giờ học vẽ, tập nặn, xé dán, sử dụng các nguyên vật liệu như: lá cây, cành <br />
cây khô, hoa khô để tạo ra các sản phẩm khác nhau sẽ giúp phát triển ở trẻ khả <br />
năng phối hợp, điều chỉnh hoạt động của mắt và tay, rèn luyện sự khéo léo, linh <br />
hoạt trong vận động của tay, từ đó giúp cho việc học viết ở trường phổ thông sẽ <br />
đạt kết quả tốt.<br />
Có thể coi hoạt động tạo hình như “Món ăn tinh thần”, như một loại <br />
“vitamin” đặc biệt cho sự phát triển tâm lý, sinh lý của trẻ em. Đưa trẻ đến “Chân <br />
– Thiện – Mỹ”<br />
II. Thực trạng vấn đề:<br />
5<br />
Người thực hiện: Trịnh Thị Hằng<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi lớp lá 1 trường Mầm non Hoa Hồng học tốt hoạt động tạo hình<br />
<br />
<br />
* Thuận lợi:<br />
Trường Mầm non Hoa Hồng là một trong những trường trọng điểm của <br />
huyện trường đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, trường có địa hình tương đối bằng <br />
phẳng, khuôn viên sân trường rộng rãi sạch sẽ, việc chăm sóc giáo dục trẻ luôn <br />
được thực hiện tốt là địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh khi gửi gắm con em tại <br />
trường. <br />
Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ để phục vụ cho việc dạy học. Cảnh quang <br />
nhà trường thoáng mát, có cây che bóng mát, cây cảnh góp phần rất lớn cho trẻ <br />
quan sát trong giờ hoạt động ngoài trời, từ đó cung cấp cho trẻ những biểu tượng <br />
thể hiện sự hiểu biết của mình về thế giới xung quanh<br />
Bản thân tôi là một giáo viên trong trường, trong năm học 2018 2019 được <br />
giao nhiệm vụ phụ trách lớp lá 1, tôi luôn có ý thức học hỏi đồng nghiệp, trau dồi <br />
đạo đức, học tập từ các phương tiện hiện đại, các tài liệu sách báo ...và luôn ứng <br />
dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy để các hoạt động đạt kết quả cao nhất, <br />
trẻ nắm vững được các yêu cầu của bài học, luôn yêu nghề mến trẻ, hết lòng vì <br />
học sinh thân yêu luôn là người mẹ hiền thứ hai của trẻ .Trẻ đi học thường xuyên, <br />
tương đối đồng đều, phụ huynh luôn ủng hộ nhà trường trong các hoạt động một <br />
cách nhiệt tình. Chính vì vậy tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên khi thực hiện <br />
nhiệm vụ của mình .<br />
* Khó khăn:<br />
Đa số cha mẹ học sinh chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số, nghề <br />
nghiệp chính là làm nông nên không có thời gian chăm sóc giáo dục trẻ và chưa <br />
nhận thức được hết tầm quan trọng của độ tuổi mẫu giáo. Còn xem nhẹ việc học <br />
tập và vui chơi ở độ tuổi này.<br />
Trẻ đến lớp vẫn chưa đồng đều về chất lượng, nhiều trẻ còn nhút nhát chưa <br />
tích cực và chủ động trong việc học tập. Một số trẻ lần đầu tiên mới ra lớp nên các <br />
kĩ năng nặn, xé dán, vẽ... còn hạn chế.<br />
Là giáo viên chủ nhiệm lớp 5 6 tuổi, nên công việc thực hiện kế hoạch năm <br />
học và kế hoạch phổ cập mẫu giáo 5 tuổi phải có sự đồng nhất. Bản thân tôi luôn <br />
cố gắng trong công tác huy động trẻ ra lớp đạt 100% đã khó, công tác giảng dạy trẻ <br />
đạt hiệu quả là một vấn đề mà người giáo viên cần phải khắc phục. Tuy nhiên <br />
vẫn còn một số hộ dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, vì vậy ảnh hưởng đến <br />
việc rèn nền nếp thói quen cho trẻ khi đến trường .<br />
Một số phụ huynh chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của giáo dục Mầm <br />
non. Chưa hiểu được tầm quan trọng của việc đưa trẻ đến trường. Họ cho rằng <br />
6<br />
Người thực hiện: Trịnh Thị Hằng<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi lớp lá 1 trường Mầm non Hoa Hồng học tốt hoạt động tạo hình<br />
<br />
<br />
các cháu đến trường chỉ chơi và học hát, một vài phụ huynh chưa thật sự quan tâm <br />
đến hoạt động của trẻ ở lớp.<br />
Thống kê kết quả về hoạt động tạo hình ở trẻ:<br />
Nội dung Cuối năm học 2017 2018<br />
<br />
Khả năng tập trung chú ý 40%<br />
<br />
Khả năng tạo hình 35%<br />
<br />
Ghi nhớ 40%<br />
<br />
Sáng tạo 30%<br />
<br />
Trình bày bố cục cân đối 30%<br />
<br />
Tô màu đẹp, không lem ra ngoài 40%<br />
<br />
Biết tận dụng các nguyên vật liệu 30%<br />
sẵn có để tạo ra các sản phẩm<br />
Qua kết quả thống kê trên, tôi thấy kết quả trên trẻ chưa cao là điều tôi <br />
cần phải suy nghĩ làm thế nào để dạy trẻ đạt hiệu quả cao và tạo cho trẻ học một <br />
cách thoải mái, tự tin, không gò bó, trẻ luôn hứng thú trong giờ học đồng thời tạo <br />
cho trẻ có kỹ năng kiến thức phong phú về tạo hình. <br />
Nguyên nhân chủ quan: <br />
+ Ưu điểm: Là một giáo viên mầm non yêu nghề mến trẻ, bản thân luôn <br />
học hỏi, tìm tòi vận dụng các biện pháp, hình thức đổi mới về các hoạt động <br />
nhằm thu hút trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động một cách chủ động. Thường <br />
xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, các hội thi làm đồ dùng đồ chơi <br />
sáng tạo phục vụ cho hoạt động dạy và học, các đợt sinh hoạt chuyên đề…..để <br />
học tập và rút kinh nghiệm cho bản thân.<br />
+ Hạn chế: Trong hoạt động giảng dạy đôi lúc chưa có sự sáng tạo, sự tích <br />
lũy chuyên môn còn nhiều hạn chế. <br />
Nguyên nhân khách quan:<br />
+ Ưu điểm: Được sự quan tâm của Ban lãnh đạo nhà trường đầu tư về cơ <br />
sở vật chất tương đối đầy đủ, bộ phận chuyên môn luôn tạo mọi điều kiện cho <br />
giáo viên tham gia các lớp tập huấn, chuyên đề, các chị em đồng nghiệp luôn sẵn <br />
sàng hỗ trợ giúp đỡ tôi hoàn thành tốt công tác của mình. Một số cha mẹ học sinh <br />
7<br />
Người thực hiện: Trịnh Thị Hằng<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi lớp lá 1 trường Mầm non Hoa Hồng học tốt hoạt động tạo hình<br />
<br />
<br />
quan tâm đến con em mình, luôn có sự phối hợp với giáo viên trong việc chăm sóc <br />
và giáo dục trẻ, thường xuyên ủng hộ nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi <br />
cho các cháu.<br />
+ Hạn chế: Trường Mầm non Hoa Hồng là một trường thuộc vùng đặc <br />
biệt khó khăn, trình độ dân trí thấp, chưa đảm bảo được mức sống cho người dân. <br />
Một số người dân chưa có nhận thức đúng mức về vị trí vai trò, tầm quan trọng <br />
của việc đưa trẻ đến trường đúng độ tuổi. Hầu hết các cháu 5 tuổi đến trường <br />
đều chưa học qua lớp 3 tuổi, 4 tuổi, các cháu còn bở ngỡ với tất cả các hoạt động <br />
ở trường mầm non nói chung hoạt động làm quen với hoạt động tạo hình nói <br />
riêng. Những yếu tố trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến thực trạng vì vậy bản thân <br />
luôn luôn trăn trở làm thế nào để giúp trẻ học tốt hoạt động tạo hình tại lớp lá 1 <br />
trường Mầm non Hoa Hồng nên bản thân tiếp tục vận dụng và phát triển các biện <br />
pháp cũ để phát huy những mặt mạnh, những thành công, tận dụng những thuận <br />
lợi của thực trạng và bổ sung những cái mới linh hoạt hơn, có hiệu quả hơn.<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề<br />
Nhằm giúp trẻ tự tin, thoải mái phát triển khả năng sáng tạo, ghi nhớ, chú ý. <br />
Từ đó trẻ có thể vận dụng tích cực vốn hiểu biết về hình tượng đã tích lũy được <br />
để phối hợp, xây dựng hình tượng mới làm cho các sản phẩm tạo hình ( vẽ, nặn, <br />
xếp hình, xé dán, sử dụng các nguyên vật liệu như: lá cây, cành cây khô, hoa khô <br />
…) của trẻ ngày càng trở nên sinh động, đầy sức hấp dẫn và mang màu sắc nghệ <br />
thuật. <br />
Lựa chọn các biện pháp, giai phap phù h<br />
̉ ́ ợp sẽ giải quyết được một số vấn <br />
đề khó khăn trong quá trình trẻ tham gia hoạt động tạo hình:<br />
Trẻ tham gia hoạt động ngày một chủ động hơn, không áp đặt, không gò bó, <br />
trẻ có thể phát huy được năng lực và tính sáng tạo của bản thân trong quá trình <br />
tham gia vào hoạt động.<br />
Cha mẹ thấy được sự thay đổi của con mình qua từng sản phẩm trẻ tạo ra, <br />
từ đó có những suy nghĩ tích cực hơn trong công tác phối hợp với nhà trường chăm <br />
sóc và giáo dục trẻ. <br />
Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp phù hợp với tình hình <br />
của lớp, của địa phương.<br />
+ Xây dựng nề nếp:<br />
Vào đầu năm học việc xây dựng nề nếp lớp học là một việc làm cần thiết, <br />
qua một tuần đầu tiếp xúc, làm quen với trẻ tôi thấy với mỗi trẻ là một thực thể <br />
riêng biệt có đời sống tâm sinh lý khác nhau, không trẻ nào giống trẻ nào, có trẻ thì <br />
năng động thích chạy nhảy, có trẻ nô đùa tự do theo ý thích cá nhân, có trẻ trầm <br />
8<br />
Người thực hiện: Trịnh Thị Hằng<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi lớp lá 1 trường Mầm non Hoa Hồng học tốt hoạt động tạo hình<br />
<br />
<br />
tính hơn thì hoạt động tĩnh tại chỗ…tất cả những điều này sẽ làm ảnh hưởng đến <br />
chất lượng một giờ học của trẻ. Vậy nên muốn một giờ học đạt kết quả tốt nhất <br />
thì phải xây dựng nề nếp cho trẻ hay nói cách khác là rèn cho trẻ một thói quen <br />
trong học tập một cách phù hợp giúp trẻ phát triển khả năng của mình trong giờ <br />
học đó. Đặc biệt là đối với trẻ ở độ tuổi này các cử chỉ, hành động, tiếp xúc với <br />
bạn còn nghịch ngợm, nói năng chưa lễ phép, hay nói leo, chưa có ý thức trong giờ <br />
học. Vì vậy khi thấy trẻ làm được việc tốt kịp thời động viên và khen ngợi còn với <br />
những trẻ chưa tập trung thì giáo viên phải kịp thời nhắc nhở hướng trẻ vào hoạt <br />
động.<br />
Nề nếp của trẻ tốt thì tiết học đó sẽ thành công, nếu chúng ta không đưa trẻ <br />
vào nề nếp thì giờ học sẽ không đạt kết quả cao. Khi trẻ có nề nếp tốt cùng với sự <br />
hướng dẫn thườn xuyên, hấp dẫn của cô giáo thì sẽ tạo cho trẻ hứng thú hơn vào <br />
bài học, từ đó trẻ có thể phát triển tối đa khả năng của trẻ trong bài học của mình, <br />
thực hiện tốt yêu cầu cô giáo đưa ra. <br />
Vì vậy trong tất cả các hoạt động nói chung, hoạt động tạo hình nói riêng tôi <br />
đã đưa ra một số các quy định riêng đối với trẻ như: Tôi xếp xen kẽ những bạn học <br />
tốt, mạnh dạn ngồi gần những bạn học yếu hơn, nhút nhát hơn, cháu nam xen với <br />
cháu nữ, những bạn hiếu động hơn thì cho ngồi gần cô giáo để dễ quan sát trong <br />
giờ học. Đồng thời tôi chia tổ, đặt tên cho từng tổ, cử một bạn làm tổ trưởng <br />
hướng dẫn bạn tổ trưởng quản và nhắc nhở các bạn trong tổ mình. Luôn động <br />
viên, tuyên dương những tổ, nhóm, cá nhân làm tốt yêu cầu của cô giáo, nhắc nhở <br />
những trẻ chưa tập chung…. Uốn nắn tác phong ngồi học cho trẻ, đưa ra các quy <br />
định đối với trẻ trong giờ học như: Không nói chuyện, không nói leo, nói rõ ràng, <br />
mạch lạc, đủ câu…<br />
+ Xây dựng thói quen tự phục vụ<br />
Bên cạnh việc rèn nề nếp cho trẻ thì việc rèn cho trẻ thói quen tự phục vụ <br />
như: Tự lấy đồ dùng cá nhân, xếp đồ dùng đồ chơi vào đúng nơi quy định, tự lấy <br />
các dụng cụ học tập của mình (Các đồ dùng của trẻ đã được gắn kí hiệu) như vậy <br />
sẽ giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian hơn qua đó sẽ có nhiều thời gian giúp <br />
trẻ hoạt động tốt hơn…<br />
Ví dụ: Với hoạt động vẽ, trước khi tổ chức cho trẻ hoạt động tôi hướng trẻ <br />
tự lấy ghế ngồi đúng vị trí của mình, yêu cầu trẻ tự lấy đồ dùng cá nhân của trẻ, <br />
trên mỗi đồ dùng đó tôi đã dán kí hiệu riêng cho từng trẻ như: sáp màu, vở tạo <br />
hình… Nhắc nhở trẻ ngồi học đúng tư thế, không nói chuyện…<br />
Với những biện pháp trên tôi đã dần dần đưa trẻ vào nề nếp một cách tích <br />
cực, giúp trẻ có những thói quen tốt trong việc xây dựng nề nếp học tập<br />
9<br />
Người thực hiện: Trịnh Thị Hằng<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi lớp lá 1 trường Mầm non Hoa Hồng học tốt hoạt động tạo hình<br />
<br />
<br />
Giải pháp 2: Tạo môi trường hoạt động thuận lợi để phát huy tính tích cực <br />
khả năng phát triển của trẻ.<br />
Môi trường hoạt động của trẻ rất cần thiết, nó gắn liền với các hoạt động <br />
hàng ngày của trẻ hơn nữa hoạt động tạo hình của trẻ em là hoạt động nhận thức <br />
đặc biệt thông qua những hình tượng nghệ thuật được tạo nên và được cảm nhận <br />
thẩm mỹ bằng các phương tiện truyền cảm mang tính trực quan chính vì vậy môi <br />
trường hoạt động chính là kết quả của hoạt động sáng tạo của cả giáo viên và của <br />
trẻ.<br />
* Môi trường ngoài lớp học<br />
Xuất phát từ những tác động của môi trường đến hoạt động của trẻ nêu trên, <br />
ngay từ đầu năm học, tôi đã bắt tay vào thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của <br />
một giáo viên đó là: Trang trí môi trường nhóm lớp phù hợp, có tính thẩm mỹ, <br />
thường xuyên thay đổi theo chủ đề. Ví dụ: Với chủ đề Trường mầm non tôi trang <br />
trí các bức tranh mẹ dẫn bé tới trường hoặc cô đón trẻ vào lớp nhằm tạo môi <br />
trường gần gũi hơn đối với trẻ. Môi trường đẹp, hấp dẫn, gần gũi cũng là yếu tố <br />
trực tiếp tác động hàng ngày đến trẻ.<br />
Môi trường hoạt động tạo hình phải luôn gắn bó, hòa nhập với môi trường <br />
bên ngoài của lớp học và trường mầm non. Các sắc màu và sự sắp xếp trong môi <br />
trường hoạt động phải gần gũi với vẽ đẹp phong phú của thế giới xung quanh, dễ <br />
dàng gợi lên các kinh nghiệm và xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ của trẻ. <br />
* Môi trường bên trong<br />
Việc xây dựng môi trường trong lớp cũng rất quan trọng và cần thiết, trong <br />
khi thực hiện các đề tài khác nhau, tôi thường xuyên chú ý đến việc trang trí các góc <br />
chơi phù hợp với từng chủ đề, tôi dành ra một góc "Sản phẩm của bé" để cho trẻ <br />
tự treo các sản phẩm của mình làm ra, ở góc này tôi bố trí sắp xếp ở nơi thấp vừa <br />
với tầm với của trẻ và có những hình ảnh nghộ nghĩnh dễ thương theo từng chủ <br />
đề tạo cho trẻ cảm giác gần gũi với từng chủ đề đó, từ đó khắc sâu vào trẻ những <br />
hình ảnh, những biểu tượng đó để trẻ có thể vận dụng vào hoạt động tạo hình của <br />
trẻ một cách tốt nhất.<br />
Ví dụ: Trong chủ đề “Thế giới động vật” tôi sưu tầm một số các bức tranh, <br />
ảnh, như con vịt chỉ tay vào các sản phẩm của trẻ để trẻ biết chỗ treo sản phẩm, <br />
hoặc tự làm thêm một số các con vật từ những nguyên vật liệu phế thải, hay nặn…<br />
những con vật sống trong gia đình, con vật sống dưới nước, con vật sống trong <br />
rừng, để trang trí và sắp xếp ở các góc chơi tạo môi trường gần gũi với trẻ, từ đó <br />
giúp trẻ có thêm những kiến thức, những hình ảnh đẹp về chủ đó để trẻ có thể vận <br />
dụng vào những bài vẽ, những tiết nặn, xé dán của chủ đề này.<br />
10<br />
Người thực hiện: Trịnh Thị Hằng<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi lớp lá 1 trường Mầm non Hoa Hồng học tốt hoạt động tạo hình<br />
<br />
<br />
Hoạt động tạo hình là một hoạt động mang tính yên tĩnh vì vậy tôi bố trí xa <br />
các góc ồn ào như xây dựng, góc phân vai, để không làm phân tán sự chú ý của trẻ <br />
khi tham gia vào các hoạt động, vì vậy tôi đã bố trí khoảng cách đủ rộng để đảm <br />
bảo cho trẻ hoạt động dễ dàng trong góc chơi đồng thời có lối đi lại thuận tiện để <br />
mở rộng các mối quan hệ trong khi chơi.<br />
Ngoài ra tôi còn sắp xếp các đồ dùng phục vụ hoạt động tạo hình cho trẻ để <br />
ở những vị trí phù hợp dễ nhìn thấy để trẻ dễ dàng sử dụng khi đến giờ hoạt động. <br />
Dành riêng một vị trí phù hợp để trẻ có thể trưng bày sản phẩm của mình tạo ra, <br />
qua đây trẻ có thể tự nhận xét sản phẩm của mình và so sánh sản phẩm của mình <br />
với các bạn khác trong cùng nhóm lớp. Sau mỗi chủ đề tôi thường tổ chức cho trẻ <br />
cùng nhìn lại các sản phẩm của mình tạo ra và tham gia vào việc bố trí, sắp xếp lại <br />
các góc chơi, đồ dùng đồ chơi trong góc để tạo cảm giác mới lạ, kích thích sự hứng <br />
thú của trẻ trong chủ đề kế tiếp.<br />
Tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung quanh, các <br />
biểu tượng phong phú về đối tượng cho trẻ tự khám phá bằng cách huy động sự <br />
tham gia của các giác quan, các quá trình tâm lý khác nhau để lĩnh hội. Cho trẻ được <br />
tiếp xúc như được ngắm nghía, chăm sóc, vuốt ve, âu yếm với các con vật gần gũi <br />
(thỏ, mèo, gà con…).<br />
Trong quá trình cung cấp tôi cho trẻ thấy được những nét nổi bật, những cái <br />
đẹp lý thú, gần gũi trẻ. Đồng thời giúp trẻ phân tích, so sánh, tổng hợp tìm ra những <br />
đặc điểm riêng và chung.<br />
Giải pháp 3: Phương pháp lấy trẻ làm trung tâm<br />
Trong giờ học nói chung và giờ hoạt động tạo hình nói riêng trẻ phải được <br />
tự thể hiện, cô luôn là người động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo, thể hiện ý <br />
muốn, tình cảm, cảm xúc và những hiểu biết của trẻ đối với sự vật.<br />
Tăng cường các câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố và áp dụng những kinh ngiệm <br />
đã lĩnh hội trong các hoạt động khác nhau, động viên trẻ suy nghĩ, thăm dò, tìm cách <br />
giải quyết vấn đề của trẻ. Tạo cơ hội để trẻ khám phá đối tượng (quan sát nghe, <br />
hỏi, tiếp xúc, miêu tả) và tự diễn đạt nhận thức cảm xúc của mình về đối tượng.<br />
Ví dụ: Khi cho trẻ "Vẽ ngôi nhà". Trước đây trẻ chỉ dùng bút, màu để vẽ và <br />
tô màu nhưng hiện nay có rất nhiều cách để tạo ra ngôi nhà như sử dụng các <br />
nguyên vật liệu: Lá cây, cành khô, hoa khô và để trẻ có thể biết cách sử dụng các <br />
nguyên vật liệu đó thì giáo viên chỉ là người gợi ý để trẻ trả lời từ đó kích thích trẻ <br />
suy nghĩ và có sự sáng tạo. Trong khi trẻ thể hiện giáo viên có thể dùng các câu hỏi, <br />
các biện pháp dùng lời mang tính chất gợi mở để giúp trẻ tự nói lên ý tưởng sáng <br />
tạo của bản thân, tự kiểm tra, chỉnh sửa, bổ sung cho tranh ngay trong quá trình trẻ <br />
11<br />
Người thực hiện: Trịnh Thị Hằng<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi lớp lá 1 trường Mầm non Hoa Hồng học tốt hoạt động tạo hình<br />
<br />
<br />
thực hiện. “Hôm nay con muốn vẽ gì”, “Con vẽ như thế nào”, "Ngoài ra con còn có <br />
thể sử dụng các nguyên vật liệu nào để tạo thành ngôi nhà", “Vì sao con lại biết”,<br />
…<br />
Giáo viên phải dùng các hình thức mang tính chất vui chơi – sáng tạo, các <br />
hình thức giao tiếp xã hội,… để rèn luyện, phát triển sự nhạy cảm tinh tế trong <br />
quan sát, giúp trẻ tự tích lũy, mở rộng hiểu biết, ấn tượng về thế giới xung quanh <br />
và sự đa dạng, phong phú của nó.<br />
Ví dụ: Với đề tài “Vẽ hoa mùa xuân” Tôi cho trẻ đi thăm quan vườn hoa, cho <br />
trẻ quan sát vườn hoa trực tiếp trong sân trường, trẻ được ngắm nghía và được <br />
nhận xét đặc điểm của các loại hoa một cách chính xác. Tất cả những gì và trẻ <br />
được quan sát đó sẽ khắc sâu vào trẻ, tạo ra cho trẻ một cảm hứng và đây chính là <br />
nguồn cảm hứng để trẻ có thể tạo nên bức tranh theo suy nghĩ của mình. Khi trẻ đã <br />
có kiến thức vẽ về hoa, tôi chuẩn bị thêm những đồ dùng khác nhau: Màu nước, <br />
cát, hoa khô, lá khô…để trẻ có thể sáng tạo hơn tạo ra các sản phẩm như: Tranh <br />
hoa được làm bằng cát, ghép hoa từ những chiếc lá hoặc các cánh hoa khô…Bằng <br />
những câu hỏi mang tính chất gợi ý, tôi hướng dẫn cho trẻ thực hiện theo ý thích <br />
của trẻ, hoa cánh tròn, hoa cánh dài, trong vườn hoa có ong, bướm….Kết quả đa số <br />
các trẻ đã tạo ra được bức tranh " Hoa mùa xuân” với những màu sắc, nguyên vật <br />
liệu khác nhau thật sinh động.<br />
Không lạm dụng sản phẩm mẫu và làm mẫu, càng ít làm mẫu và cũng ít sử <br />
dụng vật mẫu hầu hết tôi cho trẻ quan sát thực tế ở xung quanh sân trường như <br />
vậy sẽ càng kích thích trẻ tư duy và tìm kiếm cách thể hiện, sản phẩm mẫu sẽ làm <br />
cho trẻ thụ động, làm giảm tính tích cực, sáng tạo hoạt động trí tuệ của trẻ, vì các <br />
hoạt động cần thiết để tạo hình đã được làm mẫu đầy đủ, trẻ luôn ghi nhớ, bắt <br />
trước. <br />
Trong khi trẻ thực hiện tôi luôn coi trọng quan điểm của trẻ, làm cho trẻ phát <br />
triển khả năng so sánh, phân tích, suy nghĩ về sản phẩm mình làm. Động viên <br />
khuyến khích trẻ tự tìm, tự sáng tạo trong khi thể hiện. Với nhóm trẻ chưa thể <br />
hiện được cô có thể kết hợp làm chung với trẻ về sản phẩm đó kết hợp với lời <br />
động viên khuyến khích giúp trẻ có tâm thế hơn, tạo cho trẻ cảm giác thoải mái <br />
giúp trẻ sẽ tích cực hoạt động sâu hơn. Từ đó giúp trẻ phát triển khả năng, kỹ năng <br />
về tạo hình một cách tự tin.<br />
Giải pháp 4: Sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình<br />
Việc sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có như vậy vừa tiết kiệm được chui <br />
phí vừa gần gũi đối với trẻ vì trong cuộc sống hiện nay các phế liệu trong sinh <br />
hoạt gia đình vô cùng phong phú: Lõi giấy vệ sinh, các hộp bánh kẹo, các túi nilon. <br />
12<br />
Người thực hiện: Trịnh Thị Hằng<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi lớp lá 1 trường Mầm non Hoa Hồng học tốt hoạt động tạo hình<br />
<br />
<br />
Để có được các nguyên vật liệu phong phú và đa dạng thì giáo viên phải tuyên <br />
truyền với phụ huynh bằng các sản phẩm của trẻ ở góc tuyên truyền, viết thông <br />
báo về các nguyên vật liệu cần thu gom, tư vấn cho cha mẹ trẻ sưu tầm thêm các <br />
nguyên vật liệu khác nhau. Để thuận tiện cho trẻ tôi đặt và sắp xếp các nguyên vật <br />
liệu tại góc chơi nghệ thuật sao cho trẻ thấy rõ và có thể lấy dược dễ dàng để <br />
thực hiện hoạt động tạo hình vào bất cứ lúc nào trẻ thích.<br />
Ví dụ: Khi cho trẻ hoạt động ngoài trời tôi gợi ý cho trẻ nhặt các lá cây khô <br />
để tạo nên các con vật như con Bướm, con Trâu.. hoặc cho trẻ nhặt các viên đá nhỏ <br />
xếp thành các bông hoa, các lọa quả phù hợp với chủ đề đang học.<br />
Muốn hoạt động tạo hình có hiệu quả, việc sử dụng nguyên vật liệu tạo <br />
hình phù hợp đóng vị trí vô cùng quan trọng, nó quyết định đến sự thành công của <br />
tiết học đó. Vậy nên giáo viên cần chú trọng đến công việc tìm kiếm và sưu tầm <br />
các nguyên vật liệu phù hợp phục vụ cho giờ học của mình. Qua việc cho trẻ tiếp <br />
xúc với các nguyên vật liệu giáo viên giúp trẻ sử dụng các nguyên vật liệu một <br />
cách hợp lý trong hoạt động tạo hình để tạo ra sản phẩm như mong muốn, đồng <br />
thời sẽ kích thích trẻ sưu tầm các nguyên vật liệu ngày càng nhiều hơn<br />
Nguyên vật liệu là những đồ dùng, dụng cụ dễ kiếm. Có thể trẻ tự kiếm <br />
hoặc tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm, phế liệu bỏ của gia đình. Sự đa <br />
dạng của nguyên vật liệu sẽ khuyến khích khả năng sáng tạo của trẻ.<br />
Để đảm bảo khi sử dụng nguyên liệu tạo hình tôi luôn chú ý những điểm <br />
sau:<br />
+ An toàn (không nhọn, không có cạnh sắc, không độc hại…)<br />
+ Rẻ tiền (những nguyên vật liệu có ở địa phương).<br />
+ Dễ kiếm (ví dụ: vỏ ốc, hến, vỏ, hộp, vải vụn, lá cây khô, cành khô, hoa <br />
khô, cát, các viên đá hoặc viên sỏi nhỏ…)<br />
+ Dễ bảo quản hay cất giữ.<br />
+ Dễ cầm (phù hợp với tay cầm của trẻ)<br />
+ Dễ cung cấp kinh nghiệm bao gồm các giác quan.<br />
+ Dễ sửa chữa.<br />
+ Tạo cơ hội để lựa chọn và sắp xếp nguyên liệu, luôn quan sát sự tưởng <br />
tượng. <br />
Đối với từng hoạt động tạo hình khác nhau thì các nguyên vật liệu khác <br />
nhau. Vì vậy ở mỗi giờ hoạt động tạo hình tôi luôn luôn phải xem xét, tìm hiểu và <br />
<br />
13<br />
Người thực hiện: Trịnh Thị Hằng<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi lớp lá 1 trường Mầm non Hoa Hồng học tốt hoạt động tạo hình<br />
<br />
<br />
định hướng một số nguyên vật liệu cần thiết sẵn có ở địa phương: Vỏ ốc, lá cây, <br />
bìa cattong, chai nhựa…Trên cơ sở đó tôi sẽ giao nhiệm vụ và hướng dẫn trẻ cách <br />
sưu tầm, thu nhặt và bảo quản các nguyên vật liệu. Có những nguyên vật liệu trẻ <br />
có thể thu lượm ngay trong sân trường: Vỏ hộp, lá cây, chan khô,… qua đây tôi có <br />
thể giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.<br />
Khi cho trẻ hoạt động tạo hình trong nhóm chơi giáo viên luôn khuyến khích <br />
trẻ phối hợp cùng bạn để tạo ra sản phẩm chung. Ví dụ: Khi cho trẻ trang trí đèn <br />
lồng tôi chuẩn bị các vỏ lon bia để sẵn ở góc tạo hình trẻ cùng nhau trang trí bạn <br />
thì cắt các đường diềm, bạn thì cắt các bông hoa bạn thì dán vào vỏ lon, đây cũng <br />
là kỹ năng cần thiết khi tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm, trẻ rất vui khi cùng <br />
bạn tạo thành sản phẩm mang công sức của tất cả các thành viên trong nhóm.<br />
Muốn có được nguồn nguyên vật liệu đa dạng, phong phú tôi phải phối kết <br />
hợp cùng với phụ huynh bằng cách: Thông qua cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi <br />
vận động các bậc phụ huynh cùng phối kết hợp sưu tầm, tìm tòi các nguyên vật <br />
liệu, đồ phế thải… ở địa phương để ủng hộ tôi trong việc chuẩn bị các nguyên vật <br />
liệu phù hợp để trẻ có thể thoải mái lựa chọn cho mình những gì trẻ thích để tạo <br />
ra những sản phẩm theo sở thích và sáng tạo của trẻ. <br />
Muốn trẻ có được những sản phẩm đẹp thì giáo viên cần sưu tầm nhiều <br />
nguyên vật liệu khác nhau, có những sản phẩm từ những nguyên vật liệu đó, có <br />
những câu hỏi mang tính chất gợi mở. Trẻ bị thu hút bởi các nguyên vật liệu tự <br />
nhiên đã tạo ra những hình thù ngộ nghĩnh, sinh động sẽ gợi cho trẻ sự tò mò. Vì <br />
thế nên tôi đã sưu tầm các nguyên vật liệu dùng cho tạo hình rất đa dạng và phong <br />
phú. Tôi đã dùng nguyên vật liệu đó để dạy tạo hình và làm đồ dùng của cô phù <br />
hợp với từng bài, từng chủ điểm. Những nguyên vật liệu tưởng chừng như không <br />
dùng nữa nhưng lại có thể tạo ra những món đồ chơi hay những bức tranh rất đẹp <br />
để làm mẫu cho trẻ quan sát hoặc có thể làm vật liệu cho trẻ hoạt động<br />
Ví dụ: Chủ đề “ Phương tiện giao thông” Với những giấy báo cũ, hộp <br />
nhựa… tôi hướng dẫn cho trẻ gấp máy bay, thuyền, ô tô, trẻ rất thích thú khi tự <br />
mình làm ra được những sản phẩm đó.<br />
Những đồ được làm từ những nguyên vật liệu tự nhiên đó đều đảm bảo về <br />
nội dung, màu sắc, sự an toàn và sử dụng được lâu dài để trẻ quan sát và nhận xét, <br />
giúp trẻ tích lũy được nhiều cảm xúc, vốn hiểu biết để thể hiện trong sản phẩm <br />
của mình. Từ đó phát huy được trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ. <br />
Ví dụ: Chủ đề “Bản thân” cho trẻ làm các nhà tạo mẫu nhí, tạo ra các trang <br />
phục bằng lá cây (lá mít, lá bàng, lá dứa...) làm những chiếc mũ hoặc bộ thời trang <br />
thật hấp dẫn, lấy lá dừa thắt đồng hồ, kính, nhẫn, ... khi tạo được sản phẩm trẻ tự <br />
14<br />
Người thực hiện: Trịnh Thị Hằng<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi lớp lá 1 trường Mầm non Hoa Hồng học tốt hoạt động tạo hình<br />
<br />
<br />
đeo vào bản thân. Từ đó trẻ rất ham thích và tưởng tượng, sáng tạo ra sản phẩm <br />
mới lạ<br />
Trong các hoạt động hàng ngày, hay mọi lúc mọi nơi mà cho trẻ chơi với lá <br />
cây hay các nguyên vật liệu tự nhiên khác sẽ giúp trẻ không chỉ nhận biết được <br />
một số công dụng của các loại nguyên vật liệu đó đối với hoạt động tạo hình mà <br />
còn giáo dục trẻ tính tiết kiệm, giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường… Với cách <br />
làm như vậy tôi đã có được nhiều sản phẩm của trẻ rất ngộ nghĩnh và phong phú.<br />
Giải pháp 5: Phát triển khả năng tạo hình cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.<br />
Ngoài việc tạo hứng thú cho trẻ ở tiết học thì ở mọi lúc mọi nơi tôi cũng có <br />
thể hướng trẻ tạo ra các sản phẩm như: Ở chủ đề “ Bản thân” Trong giờ hoạt <br />
động ngoài trời tôi cho trẻ ra sân trẻ dùng phấn vẽ bạn nam bạn nữ xuống sân <br />
trường, hay tôi cùng trẻ lượm lá khô, cành khô để xếp hình người….<br />
Khi cho trẻ hoạt động ngoài trời tôi cùng trẻ dạo chơi quanh sân trường trẻ <br />
được ngắm nhìn vật thật, được sờ nắm, từ đó trẻ có thể lĩnh hội được các kiến <br />
thức cơ bản, khắc sâu vào trẻ những hình ảnh về sự vật mà trẻ sẽ được quan sát <br />
từ đó trẻ áp dụng vào hoạt động tạo hình của trẻ sau đó.<br />
Ví dụ: Giờ hoạt động chiều: Tôi cho trẻ kể về những con vật mà trẻ thích <br />
và cho trẻ vẽ, nặn những con vật đó.<br />
Ở các hoạt động góc: Góc học tập cho trẻ chơi vẽ, nặn, xé, dán, làm tranh <br />
cát, sử dụng màu nước để vẽ...<br />
Góc nghệ thuật: Cho trẻ sử dụng lá cây tạo thành con vật, dùng các lá có hình <br />
dạng khác nhau xếp thành con bướm, dùng các cành cây khô tạo thành ngôi nhà, làm <br />
tranh hoa bằng cát, quả hay đồ vật có chứa chữ số theo yêu cầu hay tô màu các ô <br />
theo yêu cầu...<br />
Bên cạnh các hoạt động tạo hình ở lớp, tôi thường đưa ra một số đề tài cho <br />
trẻ làm ở nhà rồi mang đến nộp cho cô giáo. Ở nhà bằng cách: trao đổi với phụ <br />
huynh để cùng nhắc nhở, động viên trẻ hướng dẫn trẻ thực hiện một vài bài tập ở <br />
nhà như tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có để tạo ra một sản phẩm hay vẽ, xé, <br />
dán tô màu tranh theo đề tài, nặn theo ý thích, hay xé dán một hình ảnh nào đó, theo <br />
các đề tài mà trẻ đã được làm quen ở lớp. <br />
Ngoài ra tôi thường xuyên trò chuyện, chơi đùa với trẻ vào giờ đón và trả trẻ, <br />
tạo cho trẻ một mối quan hệ gần gũi, thân thiện. Từ đó tôi có thể hiểu được một <br />
số tâm tư nguyện vọng, đặc điểm tính cách của từng trẻ. Đây cũng chính là vấn đề <br />
quan trọng giúp tôi trong các hoạt động tạo hình. Vì khi tôi hiểu được trẻ, tôi sẽ <br />
biết trẻ muốn gì, cần gì…<br />
15<br />
Người thực hiện: Trịnh Thị Hằng<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi lớp lá 1 trường Mầm non Hoa Hồng học tốt hoạt động tạo hình<br />
<br />
<br />
Ví dụ: Trong giờ hoạt động vẽ với đề tài “Vẽ gia đình của bé” Tôi biết gia <br />
đình trẻ có những ai, bố làm nghề gì, mẹ làm gì,… từ đó tôi có thể hướng cho trẻ <br />
vẽ theo đúng với những gì trẻ đang muốn thể hiện ra. Đó chính là sự thành công <br />
đối với một tiết học. <br />
Giải pháp 6: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ.<br />
Hiện nay khoa học công nghệ đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển mọi <br />
mặt của đời sống xã hội. Để đáp ứng được sự phát triển chung và nhu cầu thực tế <br />
của xã hội thì việc vận dụng công nghệ thông tin và trang thiết bị hiện đại vào dạy <br />
học hết sức cần thiết và còn giúp cho bản thân tôi luôn luôn được cập nhật thông <br />
tin một cách chính xác, hiệu quả, truyền tải kiến thức nhanh nhất tới trẻ. <br />
Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, nghành giáo dục mầm non là bậc <br />
học đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh <br />
công nghệ thông tin vào giảng dạy. Nhằm đáp ứng được các yêu cầu trên trong <br />
những năm qua tôi luôn chủ động từng bước: Từ học hỏi đồng nghiệp, tham gia <br />
học các lớp đào tạo, bồi dưỡng tin học, học trên mạng internet… Bản thân đã biết <br />
sử dụng các bước cơ bản của bài giáo án điện tử, thường xuyên sưu tầm và chụp <br />
các hình ảnh bên ngoài, trên mạng để cho trẻ quan sát.<br />
Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề “ Phương tiện giao thông” chủ đề nhánh <br />
“Phương tiện giao thông đường thủy” đề tài “Vẽ thuyền trên biển” tôi sưu tầm <br />
những hình ảnh tàu thủy, ô tô, xe máy, máy bay, ca nô, thuyền buồm và hình ảnh <br />
biển nước… từ những hình ảnh trên tôi sẽ thiết kế một bài giáo án điện tử lên máy <br />
tính. Khi dạy tôi tổ chức trò chơi “ Nó chạy ở đâu” và cho trẻ tìm phương tiện hoạt <br />
động ở dưới nước, dừng lại ở những phương tiện trẻ trả lời đúng. Và chuyển các <br />
phương tiện đó đến biển nước. Khi dạy trẻ vẽ tôi Sart nhấn chuột vào Paint, dùng <br />
biểu tượng cái bút và thực hiện vẽ để trẻ thấy cô vẽ trực tiếp trên máy tính, và <br />
dùng màu theo ý thích khiến trẻ chăm chú nhìn và hứng thú tạo cảm hứng mới lạ <br />
cho trẻ, trẻ sẽ tập chung đến những điều mới lại đó, tiết học sẽ càng đạt hiệu quả <br />
hơn. <br />
IV. Tính mới của giải pháp<br />
Chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ được nâng cao. Trẻ hứng thú, tích cực <br />
tham gia vào các hoạt động nói chung và hoạt động tạo hình nói riêng, sự sáng tạo, <br />
khả năng tập trung chú ý, trình bày bố cục, kỹ năng tạo hình...của trẻ đã tiến triển <br />
một cách rõ rệt. Trước đây việc cho trẻ hoạt động tạo hình mang tính chất gò bó, <br />
ép buộc trẻ chỉ cần vẽ, xé dán hoặc tô màu bức tranh, nhưng bây giờ trẻ có thể tạo <br />
ra sản phẩm bằng nhiều cách khác nhau, biết sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có <br />
để tạo ra sản phẩm như: Dùng các lá cây khô để làm thành các con vật, tạo ra bức <br />
16<br />
Người thực hiện: Trịnh Thị Hằng<br />
Một số biện pháp gi