Một số biện pháp giúp trẻ tích cực hoạt động thông qua môn làm quen chữ cái <br />
tại lớp lá 1 trường mầm non Hoa Pơ Lang <br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Trang <br />
Phần thứ nhất : MỞ ĐẦU<br />
I. Đặt vấn đề…..………………………………………………………………...2<br />
1. lý do chọn đề tài…………………………………………………………..........2<br />
2. Đối tượng nghiên cứu: ……………………………………………...........….....3<br />
3. Phạm vi nghiên cứu: ………………………………………………....................3<br />
II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu…………………………………………… 3<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. Cơ sở lí luận của vấn đề .………………………….<br />
………………………….3<br />
II. Thực trạng vấn đề:…………………………………………………………..5<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: <br />
………………………...7<br />
IV. Tính mới của giải pháp: ……………………………………………………<br />
18<br />
V. Hiệu quả SKKN: ………………………………………………………….…19<br />
Phần thứ ba: Kết luận, kiến nghị<br />
I. Kết luận:………………………………………………………………………20<br />
II. Kiến nghị: ……………………………………………………………………21<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Đào <br />
Một số biện pháp giúp trẻ tích cực hoạt động thông qua môn làm quen chữ cái <br />
tại lớp lá 1 trường mầm non Hoa Pơ Lang <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
I. Đặt vấn đề <br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
a. Lý do lý luận: Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước. Vì vậy, giúp <br />
trẻ phát triển toàn diện về “Đức Trí Thể Mỹ và lao động” là vấn đề mà <br />
những nhà giáo dục cần phải quan tâm và đặt lên hàng đầu. Trường mầm non <br />
là trường học đầu tiên của mỗi con người, nơi đó là phôi thai đầu tiên nuôi trẻ <br />
lớn lên trong con đường học vấn. Những kiến thức mà nhà sư phạm đưa đến <br />
cho trẻ, dù chỉ là những kiến thức sơ đẳng nhưng vô cùng quan trọng trong <br />
cuộc đời mỗi đứa trẻ sau này. <br />
Như chúng ta đã biết trẻ mầm non là lứa tuổi đang “học ăn, học nói”, <br />
vậy nên việc giúp trẻ hoạt động tích cực trong môn làm quen chữ cái đóng vai <br />
trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ, đồng thời góp phần quan trọng <br />
trong việc giáo dục toàn diện của trẻ. Làm quen với đọc, viết đó là hoạt động <br />
chủ yếu trong chương trình làm quen chữ cái cho trẻ em lứa tuổi mầm non. Quá <br />
trình giúp trẻ nhận biết, phát âm đúng và tập tô trùng khít 29 chữ cái trong bảng <br />
Tiếng Việt là bước khởi đầu cho trẻ có một nền tảng vững chắc trong quá <br />
trình học môn Tiếng Việt sau này. <br />
Trẻ em ở độ tuổi mầm non rất hồn nhiên, ngây thơ và nhạy cảm, vì vậy <br />
chúng ta không thể giáo dục trẻ bằng những lời thuyết giáo khô khan mà phải <br />
bằng những hình tượng nghệ thuật, bằng ngôn ngữ giản dị, trong sáng để khơi <br />
gợi, dẫn dắt các em tìm hiểu và khám phá thế giới. Ngôn ngữ nghệ thuật có <br />
ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển tâm hồn, tình cảm, trí tuệ của trẻ, đặc <br />
biệt sự nhạy cảm thẩm mĩ, thái độ sáng tạo ngôn ngữ và hội họa. Cũng như <br />
các môn học khác, tiết học làm quen chữ cái cần được tổ chức như thế nào cho <br />
sinh động, hiệu quả, lôi cuốn trẻ tích cực hoạt động là điều rất khó. Đó là điều <br />
trăn trở trong tôi mỗi ngày. Ở trường mầm non, môn làm quen chữ cái là một <br />
trong những hoạt động giúp trẻ 5 6 tuổi phát triển ngôn ngữ, tôi nhận thấy <br />
giúp trẻ tích cực hoạt động làm quen chữ cái từ đó hình thành và phát triển kỹ <br />
năng nghe, nói, đọc, viết là rất quan trọng. <br />
b. Lý do thực tiễn: Trong quá trình tổ chức hoạt động làm quen chữ cái <br />
tôi nhận thấy trẻ không hứng thú với hoạt động này, trẻ mệt mỏi, thường hay <br />
2<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Đào <br />
Một số biện pháp giúp trẻ tích cực hoạt động thông qua môn làm quen chữ cái <br />
tại lớp lá 1 trường mầm non Hoa Pơ Lang <br />
làm việc riêng, không chịu suy nghĩ để trả lời các câu hỏi của cô, không chú ý <br />
học bài khi giáo viên đang dạy trẻ học môn làm quen chữ cái, trẻ không tích cực <br />
tham gia vào các hoạt động, dẫn đến sự tiếp thu kiến thức của trẻ chậm, kết <br />
quả học tập chưa cao. Bên cạnh đó, trẻ trong lớp đa số là đồng bào dân tộc <br />
thiểu số sống ở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, nên vốn từ Tiếng Việt <br />
và khả năng phát âm của trẻ cũng còn một số hạn chế. Vì vậy giáo viên cần <br />
tìm ra những giải pháp, biện pháp để giúp trẻ 5 6 tuổi tích cực tham gia trong <br />
hoạt động làm quen chữ cái.<br />
Tóm lại, giúp trẻ tích cực hoạt động thông qua môn làm quen chữ cái là <br />
một nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ, qua đó <br />
hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Từ những lý do trên, tôi đã <br />
chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ tích cực hoạt động thông qua môn làm <br />
quen chữ cái tại lớp lá 1 trường Mầm non Hoa Pơ Lang”.<br />
2. Đối tượng nghiên cứu<br />
Nghiên cứu một số biện pháp giúp trẻ 5 6 tuổi tích cực hoạt động thông <br />
qua môn làm quen chữ cái tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang.<br />
3. Phạm vi nghiên cứu<br />
Nội dung nghiên cứu: Một số biện pháp giúp trẻ tích cực hoạt động <br />
thông qua môn làm quen chữ cái.<br />
Đối tượng khảo sát: Học sinh 5 6 tuổi lớp lá 1, phân hiệu buôn Dur 1, <br />
trường Mầm non Hoa Pơ Lang xã Dur Kmăl, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.<br />
Thời gian: Từ tháng 12 năm 2017 và đến tháng 12 năm 2018.<br />
II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu: <br />
Giúp trẻ phát triển toàn diện theo năm lĩnh vực: thể chất, ngôn ngữ, <br />
nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mĩ.<br />
Làm cho giờ học sinh động, lôi cuốn, giúp trẻ hứng thú, tích cực tham <br />
gia hoạt động. Giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc hơn.<br />
Giúp trẻ phát triển tốt ngôn ngữ.<br />
Giúp trẻ phát triển tốt khả năng đọc, viết.<br />
Những kỹ năng của trẻ cũng trở thành kỹ xảo khi trẻ tích cực hoạt <br />
động.<br />
Thông qua việc tổ chức cho trẻ học tập với các đồ dùng, đồ chơi hấp <br />
dẫn và phong phú, giúp trẻ tiếp thu tốt kiến thức.<br />
<br />
<br />
3<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Đào <br />
Một số biện pháp giúp trẻ tích cực hoạt động thông qua môn làm quen chữ cái <br />
tại lớp lá 1 trường mầm non Hoa Pơ Lang <br />
Giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, nâng cao trình <br />
độ chuyên môn nghiệp vụ.<br />
Giúp cho các bậc phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của việc <br />
giúp trẻ tích cực hoạt động thông qua môn làm quen chữ cái tại trường Mầm <br />
non.<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. Cơ sở lý luận của vấn đề: <br />
Trong bối cảnh đất nước tiếp tục thực hiện các phong trào thi đua, thực <br />
hiện các cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và <br />
sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cũng nhằm <br />
mục đích ấy, từng tiêu chí đã có tác động sâu sắc, toàn diện đến chất lượng <br />
giảng dạy của giáo viên. Việc dạy bộ môn “Làm quen chữ cái” cho trẻ 56 tuổi <br />
là một hoạt động trong lĩnh vực giáo dục phát triển ngôn ngữ của trẻ, hoạt <br />
động này không những giúp trẻ hình thành và phát triển các năng lực ngôn ngữ <br />
như nghe, nói, tiền đọc và tiền viết, mà còn giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, <br />
mở rộng, nâng cao nhận thức và hoạt động thực tiễn. Đồng thời bồi dưỡng <br />
những tình cảm tốt đẹp, những đức tính cao quý để phát triển một con người <br />
toàn diện. Ngôn ngữ Tiếng Việt phát triển tốt chính là phương tiện quan trọng <br />
để phát triển trí tuệ, giúp cho việc tiếp thu kiến thức học tập tốt ở trường Tiểu <br />
học và các cấp học sau này. Hình thành và phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, <br />
viết là rất quan trọng, đó là nền tảng để trẻ hiểu về thế giới chữ viết và tiếp <br />
nhận nhiều tri thức mới, hướng tới sự phát triển toàn diện cho trẻ mầm non, <br />
góp phần hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào <br />
lớp 1. <br />
Để trẻ nhanh chóng tiếp cận và phát huy tốt các kỹ năng đó thì người <br />
giáo viên cần đổi mới hình thức tổ chức. Trong quá trình cho trẻ học môn làm <br />
quen chữ cái, để đạt hiệu quả cao cần giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo <br />
theo quan điểm xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm hiện nay. Điều đó <br />
đồng nghĩa với việc phải tổ chức nhiều hoạt động khác nhau cho trẻ làm quen <br />
chữ cái. Và thông qua các hoạt động trẻ được trải nghiệm, tích cực, chủ động, <br />
tự nguyện tham gia và quá trình học. Muốn như vậy giáo viên cần tạo cho trẻ <br />
hứng thú, có mong muốn được học, được tham gia vào hoạt động tìm hiểu, <br />
khám phá, lắng nghe hay thực hành... Giáo viên là người hướng dẫn trẻ cách <br />
học sao cho có hiệu quả. <br />
Hoạt động làm quen chữ cái đối với trẻ mầm non là vô cùng cần thiết, có <br />
tầm quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, đòi hỏi người giáo viên <br />
phải có trình độ chuyên môn, thường xuyên trau dồi những kiến thức để tìm ra <br />
<br />
4<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Đào <br />
Một số biện pháp giúp trẻ tích cực hoạt động thông qua môn làm quen chữ cái <br />
tại lớp lá 1 trường mầm non Hoa Pơ Lang <br />
những giải pháp, hình thức tổ chức như thế nào nhằm phát huy được hết tất cả <br />
tính tích cực của trẻ thông qua môn làm quen chữ cái.<br />
Căn cứ thông tư số 28/2016/TBGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của <br />
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của <br />
Chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT<br />
BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. <br />
Căn cứ vào thông tư 36/2011/TTBGDĐT ban hành chương trình bồi <br />
dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non. <br />
Căn cứ vào nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 201 82019 của trường <br />
Mầm non Hoa Pơ Lang. Bản thân tôi xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động <br />
làm quen chữ cái cho trẻ 56 tuổi, lớp lá 1 phân hiệu buôn Dur 1 trường Mầm <br />
non Hoa Pơ Lang bao gồm: <br />
+ Làm quen với cách sử dụng sách, bút.<br />
+ Làm quen với chữ viết, với việc đọc sách.<br />
II. Thực trạng vấn đề<br />
Trước khi thực hiện đề tài, trong quá trình giảng dạy nhà trường luôn tạo <br />
điều kiện giúp đỡ về một số trang thiết bị dạy hoạt động làm quen chữ cái <br />
như: ti vi thuận lợi cho việc dạy và học để trẻ được tiếp cận với việc học chữ <br />
cái thông qua các trò chơi trên máy. Trẻ ngoan ngoãn, vâng lời cô giáo.<br />
Tổng số học sinh của trẻ 56 tuổi lớp lá 1, phân hiệu buôn Dur 1, trường <br />
Mầm non Hoa Pơ Lang xã Dur Kmăl, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk trong <br />
năm học 2018 2019 là: 39 trẻ<br />
Trong đó: Nữ là 23 cháu<br />
Dân tộc là 26 cháu<br />
Nữ dân tộc là 14 cháu.<br />
Giáo viên chủ nhiệm: 2 giáo viên.<br />
Trình độ chuyên môn giáo viên: Đạt chuẩn. Trong đó, bản thân tôi có <br />
trình độ trên chuẩn.<br />
Khảo sát trẻ vào tháng 12/2017 (năm học 20172018): Đây là bước đầu <br />
tiên nhằm xác định tình trạng của trẻ để giáo viên nắm được kỹ năng nghe, nói, <br />
đọc viết của trẻ để từ đó có biện pháp thay đổi phù hợp.<br />
<br />
TT Nội dung đánh giá Đạt Chưa đạt<br />
<br />
Tổng Tỷ lệ Tổn Tỷ lệ<br />
<br />
5<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Đào <br />
Một số biện pháp giúp trẻ tích cực hoạt động thông qua môn làm quen chữ cái <br />
tại lớp lá 1 trường mầm non Hoa Pơ Lang <br />
<br />
số (%) g số (%)<br />
<br />
1 Trẻ nhận biết và phát âm đúng 11/32 34,4 21/3 65,6<br />
2<br />
<br />
2 Trẻ cầm vở, để vở, ngồi tô đúng tư thế 14/32 43,8 18/3 56,2<br />
2<br />
<br />
3 Trẻ tô, vẽ đúng chữ cái 12/32 37,5 20/3 62,5<br />
2<br />
<br />
4 Trẻ tích cực, hứng thú tham gia hoạt 10/32 31,2 22/3 68,8<br />
động làm quen chữ cái 2<br />
<br />
5 Trẻ biết cách cầm sách, mở sách và 14/32 43,8 18/3 56,2<br />
“đọc” sách 9<br />
<br />
Qua bảng khảo sát trên, trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy trẻ biết <br />
tham gia các hoạt động theo hướng dẫn của cô, tuy nhiên trẻ còn thụ động chưa <br />
tích cực hoạt động, chưa hứng thú học và tham gia hoạt động nên kết quả học <br />
tập chưa cao.<br />
* Ưu điểm:<br />
Nhà trường luôn tạo điều kiện giúp đỡ một số trang thiết bị. <br />
Một số trẻ ngoan ngoãn, thích tham gia vào các hoạt động. <br />
Lớp có 2 giáo viên đạt trình độ chuẩn, trong đó bản thân tôi là một giáo <br />
viên có trình độ trên chuẩn, được đào tạo bài bản. Bản thân tôi luôn có tâm huyết <br />
tận tụy với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, nhiệt tình, yêu <br />
nghề mến trẻ, biết quan sát nắm bắt đặc điểm phát triển ngôn ngữ, đặc điểm <br />
tâm sinh lý, thói quen của từng trẻ trong lớp. Giáo viên biết khắc phục những <br />
khó khăn của nhà trường, nghiên cứu kỹ chương trình và xây dựng nội dung, <br />
phương pháp tổ chức giáo dục phù hợp với lứa tuổi của trẻ theo quan điểm xây <br />
dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm hiện hành.<br />
* Tồn tại: <br />
Đa số trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin, nhiều cháu còn nói ngọng, <br />
chỉ biết làm theo hướng dẫn của cô, chưa tích cực hoạt động. Khả năng nhận <br />
thức của trẻ chênh lệch không đồng đều nên việc truyền thụ kiến thức cũng gặp <br />
nhiều khó khăn. Trẻ còn thụ động khi tiếp thu kiến thức, không tự tin trong khi <br />
thực hiện các hoạt động làm quen chữ cái, nhiều trang thiết bị, đồ dùng làm quen <br />
chữ cái còn thiếu thốn.<br />
6<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Đào <br />
Một số biện pháp giúp trẻ tích cực hoạt động thông qua môn làm quen chữ cái <br />
tại lớp lá 1 trường mầm non Hoa Pơ Lang <br />
Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên còn một số hạn chế.<br />
Bên cạnh những khó khăn trên, 96,9% phụ huynh trong lớp làm nghề nông <br />
nên nhiều phụ huynh chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của nền giáo dục <br />
mầm non, còn xem nhẹ việc học của trẻ độ tuổi này, chưa quan tâm và chưa <br />
phối hợp với giáo viên trong việc cho trẻ làm quen chữ cái. Cho con nghỉ học tùy <br />
tiện, chưa chịu khó dạy thêm chữ cho con khi ở nhà. Một số phụ huynh không <br />
biết chữ nên nhận thức chưa cao, không quan tâm đến việc học tập của trẻ. <br />
* Nguyên nhân chủ quan: <br />
Một số hình thức tổ chức giảng dạy của giáo viên còn cứng nhắc, chưa <br />
thật sự hấp dẫn, chưa lôi cuốn thu hút trẻ hoạt động. Giáo viên chưa nắm bắt <br />
kịp thời những đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ. Do đặc thù của trường là <br />
bán trú nên thời gian để giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi còn hạn chế, đồ dùng <br />
dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái chưa phong phú.<br />
* Nguyên nhân khách quan: <br />
Tuy ở cùng độ tuổi nhưng khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều. <br />
Đối tượng học sinh có tới 71,9% học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số, sống <br />
trong vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ không được va chạm nhiều với <br />
làng xóm, thế giới xung quanh vì vậy đa phần trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn <br />
tự tin, trẻ còn thụ động trong các hoạt động. Nhiều trẻ vốn từ Tiếng Việt chưa <br />
phong phú, chưa tự tin trong giao tiếp.<br />
Lớp học có ti vi và có kệ để đồ dùng, tuy nhiên đồ dùng học tập còn <br />
thiếu thốn như: thẻ chữ cái, bảng chữ cái Tiếng Việt, đồ dùng đồ chơi với chữ <br />
cái... phục vụ cho môn học. Diện tích lớp học chật hẹp, chưa đúng quy định tại <br />
Điều lệ trường Mầm non.<br />
Đa số phụ huynh học sinh làm nghề nông, trình độ học vấn còn thấp, một <br />
số phụ huynh không biết chữ, kinh tế còn nhiều khó khăn nên phụ huynh cũng <br />
không quan tâm đến việc giáo dục trẻ. <br />
Chính vì những bất cập khi tổ chức các hoạt động làm quen chữ cái, tôi <br />
luôn băn khoăn suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi để tìm ra những biện pháp giúp trẻ tích <br />
cực tham gia hoạt động làm quen chữ cái và tôi đã tìm ra một số giải pháp như <br />
sau.<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: <br />
Để giúp trẻ tích cực, mạnh dạn, tự tin và hứng thú trong hoạt động làm <br />
quen chữ cái, tôi đã thực hiện một số giải pháp cụ thể:<br />
* Giải pháp 1: Xây dựng môi trường giúp trẻ hoạt động tích cực thông <br />
qua môn làm quen chữ cái<br />
7<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Đào <br />
Một số biện pháp giúp trẻ tích cực hoạt động thông qua môn làm quen chữ cái <br />
tại lớp lá 1 trường mầm non Hoa Pơ Lang <br />
+ Biện pháp 1: Xây dựng môi trường vật chất<br />
Trẻ mầm non được tiếp xúc với 29 chữ cái thông qua môn học làm quen <br />
chữ cái, thông qua việc học ở mọi lúc mọi nơi, giờ hoạt động góc, các giờ học <br />
khác, qua hoạt động chiều. Vì thế, giáo viên cần tạo môi trường thân thiện gần <br />
gũi với trẻ, tạo không khí vui tươi giúp cho trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt <br />
động làm quen chữ cái; giúp trẻ có được nhiều cảm xúc và rèn luyện những kĩ <br />
năng xã hội cho trẻ. Giáo viên luôn tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên được <br />
giao tiếp với bạn bè, cô giáo và mọi người xung quanh, thể hiện mối quan hệ <br />
thân thiện giữa trẻ với những người thân. Khuyến khích trẻ tích cực tham gia <br />
vào các hoạt động cùng cô giáo và các bạn.<br />
Trường lớp đảm an toàn, gần gũi với trẻ. Trang trí lớp nhiều đồ dùng đồ <br />
chơi, vừa tầm với trẻ, sắp xếp lớp học gọn gàng và ngăn nắp, các góc chơi đảm <br />
bảo thẩm mĩ, thân thiện, phù hợp với chủ đề, giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt <br />
động. Giáo viên luôn chú ý đến những hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ đối với trẻ, <br />
thân thiện, gần gũi với trẻ, chuẩn mực đạo đức đúng tác phong sư phạm để trẻ <br />
học tập và tạo không khí giờ học vui vẻ, tâm thế thoải mái cho trẻ học tập.<br />
Với trẻ mầm non thì những gì mới lạ đẹp mắt, hấp dẫn thì gây được sự <br />
chú ý của trẻ. Vì vậy xây dựng môi trường chữ cái trong lớp và ngoài trời là rất <br />
cần thiết để giúp trẻ tiếp thu tốt môn học. Ngay từ đầu năm học, giáo viên tạo <br />
một góc học tập nhỏ cho trẻ. Giáo viên chuẩn bị cho trẻ nhiều đồ dùng trực <br />
quan mới lạ, hấp dẫn về màu sắc, đa dạng về thể loại và luôn luôn thay đổi đồ <br />
dùng phù hợp với đặc điểm từng bài dạy, như vậy trẻ cảm thấy tò mò và chú ý <br />
hơn. Bao gồm sách, vở, bút, giấy báo, giấy màu, và các đồ dùng đồ chơi, nguyên <br />
vật liệu sẵn có, gần gũi với trẻ như tre nứa, lá cây, vải vụn, ly nhựa, len, dây dù, <br />
que, dây thun, hột hạt, sơn màu… làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho môn học sẽ <br />
tạo cho trẻ thêm phần hứng thú tham gia hoạt động, tích cực tương tác và phát <br />
triển các kỹ năng, qua đó còn giúp trẻ có thể học chữ cái bằng nhiều hình thức <br />
khác nhau, đồng thời trẻ sẽ hứng thú học hơn với những dụng cụ học tập dễ <br />
thương và thú vị. Hàng ngày vào những lúc vui chơi hay giờ rảnh rỗi tôi và trẻ <br />
thường cắt dán chữ cái, các con vật, hoa quả, đồ vật... có gắn chữ cái, cắt các <br />
nét để tạo thành chữ cái.<br />
Ví dụ: Dạy trẻ làm quen chữ cái b, d, đ; giáo viên cho trẻ sử dụng que có <br />
độ ngắn, dài khác nhau và sử dụng sợi dây thun để chơi trò chơi ghép nét tạo <br />
thành chữ cái b, d, đ theo yêu cầu của giáo viên.<br />
Dùng các vật thật như hoa quả, lá cây... có gắn các chữ cái cho trẻ quan <br />
sát khi làm quen chữ cái.<br />
Ví dụ: Khi dạy trẻ làm quen chữ cái “h, k” thì cho trẻ quan sát lá cây có <br />
gắn chữ cái “h, k” và chơi trò chơi “tìm lá cho hoa”. Cô yêu cầu trẻ tìm lá có chữ <br />
8<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Đào <br />
Một số biện pháp giúp trẻ tích cực hoạt động thông qua môn làm quen chữ cái <br />
tại lớp lá 1 trường mầm non Hoa Pơ Lang <br />
“h” cho hoa hồng, tìm lá có chữ “k” cho hoa loa kèn... Hoặc có thể cho trẻ chơi <br />
tìm đồ dùng đồ chơi xung quanh lớp có gắn các chữ cái theo yêu cầu của cô. <br />
Để cũng cố chữ cái đã học, ở góc làm quen chữ cái tôi gắn các hình và <br />
kèm chữ cái như: Dưới hình ảnh cái ca, có cụm từ “cái ca”, in bài thơ ở mỗi chủ <br />
đề và cho trẻ tô màu vào các chữ cái đã học. Nhằm phát triển tư duy và nâng cao <br />
yêu cầu về chữ viết, tôi cho trẻ điền chữ cái còn thiếu trong cụm từ dưới hình <br />
ảnh hoặc tập sao chép chữ cái. Mỗi chủ đề giáo viên lại thay đổi nhiều hình <br />
ảnh, đồ vật khác nhau để tránh sự nhàm chán và kích thích sự khám phá ham <br />
muốn học hỏi ở trẻ.<br />
Sử dụng các phương tiện nghe nhìn hiện đại như máy tính, ti vi... thiết kế <br />
bài giảng giáo án điện tử tùy vào từng nội dung bài học nhằm tạo sự mới lạ, <br />
phong phú trong sự chuẩn bị đồ dùng dạy học. Tuy nhiên cũng không được quá <br />
lạm dụng vào công nghệ thông tin trong soạn giảng, nhằm tránh sự nhàm chán.<br />
Xây dựng góc thư viện có nhiều thể loại sách để giúp trẻ phát triển ngôn <br />
ngữ một cách hiệu quả nhất. Bố trí sắp xếp góc chơi thân thiện, gần gũi như <br />
dùng can nhựa cắt ra làm hộp đựng sách, cắt dán vải nỉ, xốp thành hình dáng con <br />
vật và trang trí lên hộp đựng sách. Ngoài ra cô có thể sưu tầm những mẫu truyện <br />
thiếu nhi có ngoài chương trình cho trẻ đọc và xem sách, thông qua những quyển <br />
sách giúp trẻ khắc sâu thêm những chữ cái đã học và mở rộng vốn từ, phát triển <br />
ngôn ngữ.<br />
Ở góc học tập, giáo viên cho trẻ cùng bạn làm album gắn từ phù hợp dưới <br />
hình ảnh như: Dưới hình ảnh con sư tử có chứa cụm từ “con sư tử”, giáoviên <br />
cho trẻ tập gắn các thẻ chữ cái rời thành cụm từ “con sư tử”, qua đó giúp trẻ <br />
nhận biết chữ cái đã học, phát triển vốn từ cho trẻ và ngoài ra còn giúp những <br />
trẻ thông minh có thể tự ghép chữ cái thành từ có nghĩa.<br />
Ở góc nghệ thuật, giáo viên cho trẻ chơi tạo hình chữ cái từ đất nặn, len, <br />
que, lá cây, xốp pitit, hột hạt, ... Ngoài ra, ở các góc chơi khác giáo viên đều có <br />
gắn tên góc bằng các cụm từ và hình ảnh để giúp trẻ nhận biết góc chơi, đồng <br />
thời trẻ biết trong các cụm từ đó có chữ cái ghép thành các từ.<br />
+ Biện pháp 2: Xây dựng môi trường xã hội<br />
Trong quá trình dạy trẻ làm quen chữ cái thì ngôn ngữ, nét mặt, và cử chỉ, <br />
điệu bộ của giáo viên là loại hình “trực quan” sống động nhất, gần gũi nhất đối <br />
với trẻ. Khả năng truyền thụ kiến thức của giáo viên sẽ được bộc lộ qua ngôn <br />
ngữ, ánh mắt, nét mặt, điệu bộ... và qua đó, giáo viên sẽ là người lôi cuốn trẻ, <br />
thu hút sự chú ý của trẻ vào giờ học và giúp cho trẻ có được biểu tượng về chữ <br />
cái một cách sâu sắc nhất. Vì thế giáo viên cần có thái độ niềm nở, ân cần, lời <br />
<br />
<br />
9<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Đào <br />
Một số biện pháp giúp trẻ tích cực hoạt động thông qua môn làm quen chữ cái <br />
tại lớp lá 1 trường mầm non Hoa Pơ Lang <br />
nói dịu dàng, quan tâm đến cá nhân trẻ trong mọi hoạt động, từ đó giúp trẻ mạnh <br />
dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động.<br />
* Giải pháp 2: Giúp trẻ hứng thú, tích cực trong hoạt động làm quen chữ <br />
cái thông qua giờ học làm quen chữ cái, mọi lúc mọi nơi, giờ hoạt động góc, các <br />
giờ học khác.<br />
+ Biện pháp 1: Tạo cho trẻ hứng thú, tích cực trong việc hướng dẫn môn <br />
làm quen chữ cái thông qua hoạt động có chủ đích.<br />
Một giờ dạy môn làm quen chữ cái giáo viên xây dựng theo các cách khác <br />
nhau, mỗi giờ học chọn một phần trọng tâm chủ yếu trong một hoạt động. <br />
Trước mỗi tiết dạy giáo viên phải xác định nội dung tiết dạy cung cấp kiến thức <br />
gì cho trẻ, cần chuẩn bị đồ dùng gì, dẫn dắt giới thiệu bài như thế nào cho lôi <br />
cuốn, hấp dẫn, thu hút trẻ tham gia vào hoạt động. Để tạo cho trẻ sự tò mò, thu <br />
hút trẻ tham gia vào hoạt động giáo viên dẫn dắt bằng cách tổ chức một trò chơi <br />
nhỏ, hoặc sử dụng bài hát, bài thơ, tình huống... <br />
Ví dụ: Dạy tiết tập tô chữ cái e, ê. Giáo viên dẫn dắt tạo tình huống có <br />
bạn búp bê đến thăm lớp và tặng cho lớp một hộp quà, sau đó cho trẻ khám phá <br />
xem trong hộp quà có gì? (Chữ cái e, ê). Cô cho trẻ đọc lại chữ cái e, ê có trong <br />
hộp quà và dẫn dắt giới thiệu chữ e, ê hôm nay cô cho cả lớp tập tô. <br />
Giáo viên lựa chọn các chữ cái dạy trong một năm học phải phù hợp với <br />
khả năng nhận thức và chủ đề trẻ học. Cần chọn các chữ cái dễ phát âm để dạy <br />
cho trẻ vào đầu năm học, những chữ cái khó phát âm hơn sẽ lựa chọn dạy vào <br />
cuối năm học sao cho phù hợp với trẻ. <br />
Trong quá trình dạy trẻ phát âm chữ cái, giáo viên cho trẻ nghe và phát âm <br />
nhiều lần theo cô. Trong quá trình cho trẻ phát âm chữ cái giáo viên lắng nghe để <br />
phát hiện trẻ đọc sai, phát âm sai thì giáo viên động viên khuyến khích trẻ đọc <br />
lại, phát âm lại vài lần (giáo viên chú ý không chê bai khi trẻ đọc, phát âm sai), <br />
trong giờ học, giáo viên chú ý khen những trẻ đọc, phát âm đúng nhằm khuyến <br />
khích trẻ học tốt hơn, tích cực hơn trong học tập. Trong quá trình cho trẻ nhận <br />
biết và tập tô chữ cái giáo viên đặt các câu hỏi cần ngắn gọn, dễ hiểu, giúp trẻ <br />
diễn đạt được ý tưởng của mình. Các câu hỏi đi từ dễ đến khó theo hệ thống <br />
của bài. Không nên đưa ra những câu hỏi có sẵn câu trả lời nhưng cũng không <br />
nên hỏi những câu quá khó làm cho trẻ bế tắc dẫn đến mất hứng thú. Ví dụ có <br />
thể hỏi trẻ: <br />
Cháu nào biết đây là chữ cái gì không? Vì sao cháu biết? ...<br />
Khi trẻ trả lời câu hỏi, cô không gò bó trẻ trả lời rập khuôn mà khơi gợi <br />
để trẻ tự nói lên ý kiến của mình. Đối với những trẻ nhút nhát, thụ động, cô <br />
thường xuyên gọi trẻ phát biểu hoặc cho trẻ nhắc lại câu trả lời của bạn để <br />
<br />
10<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Đào <br />
Một số biện pháp giúp trẻ tích cực hoạt động thông qua môn làm quen chữ cái <br />
tại lớp lá 1 trường mầm non Hoa Pơ Lang <br />
giúp trẻ mạnh dạn và tự tin hơn. Trong quá trình trả lời câu hỏi của giáo viên <br />
nếu trẻ trả lời đúng thì cô giáo và cả lớp tuyên dương, nếu trả lời không đúng <br />
thì giáo viên gợi ý cho trẻ trả lời lại, không chê bai trẻ. Câu hỏi của giáo viên <br />
đưa ra phải sát với nội dung bài học, phù hợp với trẻ, không đặt câu hỏi khó quá <br />
đối với trẻ. Bên cạnh đó giáo viên phải luôn chú ý hướng dẫn trẻ diễn đạt đủ <br />
câu, đủ ý, mạch lạc, rõ ràng. Đối với một số trẻ nói ngọng hoặc phát âm không <br />
chính xác, giáo viên trao đổi với phụ huynh rèn thêm cho trẻ khi ở nhà. Do trẻ <br />
học thông qua bắt chước nên giáo viên phải làm mẫu nhiều lần. Giọng đọc, phát <br />
âm cần rõ ràng, biểu cảm phù hợp, giúp trẻ được phát triển trí tuệ, tình cảm và <br />
ngôn ngữ. <br />
Trước đây chưa có ứng dụng công nghệ thông tin thì tiết dạy cũng nhàm <br />
chán, khô khan. Nên tôi đã học hỏi thêm để ứng dụng công nghệ thông tin trong <br />
giảng dạy, làm tiết dạy sôi nổi hơn, trẻ hứng thú hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Trẻ học làm quen chữ cái không ứng dụng công nghệ thông tin)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Đào <br />
Một số biện pháp giúp trẻ tích cực hoạt động thông qua môn làm quen chữ cái <br />
tại lớp lá 1 trường mầm non Hoa Pơ Lang <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Trẻ học làm quen chữ cái có ứng dụng công nghệ thông tin)<br />
Trẻ mầm non được học chữ cái không chỉ trong giờ làm quen chữ cái mà <br />
còn được tập tô các chữ cái thông qua giờ tập tô. Vì qua giờ tập tô sẽ giúp cho <br />
trẻ ghi nhớ các chữ cái tốt hơn không những thế giờ tập tô còn giúp trẻ rèn kỹ <br />
năng viết chữ cái.<br />
Trẻ học chủ yếu qua các trò chơi, nếu không được chơi trẻ sẽ dễ mau <br />
chán. Có nhiều trò chơi giúp ích trong việc học chữ, chẳng hạn như: hát bài về <br />
bảng chữ cái, trò domino với chữ cái, trò lắp chữ cái vào bảng... Có nhiều cách <br />
tổ chức trò chơi để ôn lại các chữ cái đã học. Khi tổ chức chơi, giáo viên giới <br />
thiệu tên trò chơi, phổ biến cách chơi một cách ngắn gọn, rõ ràng và chơi mẫu <br />
cho trẻ xem trước. Trong khi tổ chức cho trẻ chơi, cần khuyến khích, động viên <br />
các trẻ tham gia, cổ vũ, nâng cao dần yêu cầu chơi. Ví dụ: Ở chủ đề “Trường <br />
mầm non” cho trẻ làm quen chữ cái o, ô, ơ. Sau phần cung cấp kiến thức mới là <br />
luyện tập bằng hình thức cho trẻ chơi trò chơi: Tai ai tinh. Cô chuẩn bị một số <br />
quyển vở, bảng con, hộp đất nặn có dán chữ cái o, ô, ơ. Khi tổ chức chơi giáo <br />
viên cho trẻ chuẩn bị sách vở để đi học. Khi cô nói tên đồ dùng nào thì trẻ chọn <br />
đồ dùng đó lên và đọc to chữ cái có trong đồ dùng đó. Cô nói: quyển vở trẻ lấy <br />
quyển vở và đọc “ơ”. Cô nói: bảng con trẻ lấy bảng con và đọc “o”. Cô nói: <br />
hộp đất nặn trẻ lấy hộp đất nặn và đọc “ô”.<br />
+ Biện pháp 2: Tạo cho trẻ hứng thú, hoạt động tích cực thông qua môn <br />
làm quen chữ cái ở mọi lúc, mọi nơi.<br />
<br />
<br />
12<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Đào <br />
Một số biện pháp giúp trẻ tích cực hoạt động thông qua môn làm quen chữ cái <br />
tại lớp lá 1 trường mầm non Hoa Pơ Lang <br />
Khả năng nhận biết chữ cái của trẻ không thể tự phát triển, vì vậy giáo <br />
viên cần cho trẻ làm quen với chữ cái ở mọi lúc, mọi nơi như: Trong giờ đón <br />
trẻ, trả trẻ, giờ hoạt động ngoài trời, giờ hoạt động chiều…<br />
Ví dụ: Vào giờ đón trẻ hoặc trả trẻ, giáo viên cho trẻ tự mình viết ra các <br />
chữ cái trẻ được học bằng nhiều loại bút khác nhau như bút màu, bút to, hoặc sử <br />
dụng các dụng cụ khác nhau như cát, đất sét, sơn móng tay... để viết chữ.<br />
Trong lớp học có nhiều góc chơi, nhiều đồ dùng và đồ chơi vì thế giáo <br />
viên cắt dán chữ cái với nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau lên các kệ, đồ <br />
dùng, đồ chơi, cắt dán các cụm từ ở các góc chơi... Sau đó cho trẻ đi tìm chữ cái <br />
theo yêu cầu của cô, hoặc khi gặp một chữ cái nào đó thì hỏi trẻ đó là chữ gì? Ví <br />
dụ: Khi trẻ chơi trong lớp giáo viên cho trẻ tìm chữ cái “p” xung quanh lớp. <br />
Ở ngoài sân, dưới gốc cây cô giáo viết các chữ cái, các từ để khi trẻ hoạt <br />
động ngoài trời cũng có thể làm quen với chữ cái như: Khi cho trẻ dạo chơi <br />
ngoài trời khi nhìn thấy chữ cái “h” ở dưới gốc cây hay nhìn thấy các biển hiệu, <br />
biển báo... mà có chữ to rõ ràng thì giáo viên hỏi trẻ đó là chữ gì rồi cho trẻ đọc <br />
to từng chữ cái. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Hình ảnh trẻ đọc chữ cái ngoài sân trường khi đi dạo chơi tham quan)<br />
Trong lúc dạo chơi giáo viên cũng có thể cho trẻ đọc các bài thơ, ca dao, <br />
đồng dao để luyện phát âm chữ cái. Ví dụ: Luyện âm d (dờ) cô cho trẻ đọc bài <br />
đồng dao. <br />
“Dung dăng dung dẻ<br />
Dắt trẻ đi chơi<br />
13<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Đào <br />
Một số biện pháp giúp trẻ tích cực hoạt động thông qua môn làm quen chữ cái <br />
tại lớp lá 1 trường mầm non Hoa Pơ Lang <br />
Đến ngõ nhà thờ<br />
Lạy cậu lạy mợ<br />
Cho cháu về quê<br />
Cho dê đi học<br />
Cho cóc ở nhà<br />
Cho gà bới bếp<br />
Xì xà xì xụp<br />
Ngồi thụp xuống đây!”<br />
Qua đó trẻ sẽ nhớ tốt hơn và dần học được các từ nhanh hơn ngoài ra còn <br />
giúp trẻ cảm thấy thú vị và hứng thú học chữ cái hơn.<br />
Trước giờ đi ngủ giáo viên cho trẻ nghe những bài thơ, đồng dao, ca dao <br />
giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ, tạo cho trẻ những thói quen tốt, tạo sự gắn kết tình <br />
cảm giữa giáo viên và trẻ, giúp trẻ phát triển các kĩ năng: nghe nói đọc, giúp <br />
trẻ rèn luyện khả năng logic, rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ, giúp trẻ nhận <br />
thức được các bài học bổ ích, giúp trẻ ngủ ngon.<br />
Trong giờ hoạt động chiều, bên cạnh việc cho trẻ làm quen chữ cái sắp <br />
học giáo viên có thể cho trẻ ôn lại chữ cái đã học dưới hình thức tổ chức trò <br />
chơi, giáo viên động viên khuyến khích tất cả trẻ trong lớp cùng tham gia để trẻ <br />
có cơ hội học hỏi lẫn nhau, chia sẻ cảm xúc và tích cực hoạt động.<br />
Trong giờ chơi tự do và chờ bố mẹ đến đón về, giáo viên cho trẻ nghe <br />
hoặc đọc những bài thơ, ca dao, đồng dao để củng cố chữ cái đã học, luyện cách <br />
phát âm, làm quen chữ cái sắp học.<br />
Như vậy, ở trường mầm non từ lúc trẻ đến trường cho đến khi bố mẹ <br />
đón về, môn làm quen chữ cái luôn luôn xuất hiện bên trẻ tạo không khí gần gũi, <br />
thân thiện, giúp trẻ phát triển toàn diện về ngôn ngữ. <br />
+ Biện pháp 3: Giúp trẻ tích cực hoạt động trong môn làm quen chữ cái <br />
thông qua các giờ học khác.<br />
Như chúng ta đã biết, trẻ mầm non dễ nhớ nhưng lại mau quên, vì vậy <br />
giáo viên cần tạo ra các tình huống hợp lý nhằm giúp trẻ được ôn luyện kiến <br />
thức một cách thường xuyên. Trong mọi hoạt động, chữ cái là một trong các nội <br />
dung bổ trợ nhằm gây hứng thú cho trẻ vào học nội dung mới, giáo viên có thể <br />
tích hợp với làm quen chữ cái theo từng bài học phù hợp với chủ đề, làm cho trẻ <br />
hứng thú học tập, tránh sự nhàm chán trong giờ học. <br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Đào <br />
Một số biện pháp giúp trẻ tích cực hoạt động thông qua môn làm quen chữ cái <br />
tại lớp lá 1 trường mầm non Hoa Pơ Lang <br />
Ví dụ: Giờ hoạt động giáo dục âm nhạc. Đề tài: Bài hát “Bác đưa thư vui <br />
tính” giáo viên cho trẻ ôn luyện chữ cái u, ư trên các nhạc cụ âm nhạc. Khi cô <br />
nói: “Các bạn nữ lấy nhạc cụ có chữ ư, các bạn nam lấy nhạc cụ có chữ cái ư”. <br />
Trẻ nhặt nhạc cụ và đọc to chữ cái có trên nhạc cụ, các bạn khác kiểm tra xem <br />
có đúng không rồi mới biểu diễn bài hát. Hoặc trẻ có thể tự chọn nhạc cụ trẻ <br />
thích rồi cô kiểm tra bằng cách hỏi trẻ : “Nhạc cụ của con có chữ gì?” (trẻ tự <br />
đọc chữ có trên nhạc cụ). <br />
Giờ tổ chức hoạt động làm quen với toán. Đề tài: “Đếm đến 7, nhận biết <br />
nhóm có 7 đối tượng, nhận biết chữ số 7”. Giáo viên cho trẻ ôn luyện chữ cái i, <br />
t, c thông qua trò chơi: Thi xem ai nhanh. Khi tổ chức trò chơi, giáo viên yêu cầu <br />
trẻ: “Đội số 1 chọn cho cô 7 bông hoa có chứa chữ i, đội số 2 chọn cho cô 7 <br />
bông hoa có chứa chữ t, đội số 3 chọn cho cô 7 bông hoa có chứa chữ c”. Giáo <br />
viên cũng có thể cho trẻ ôn luyện chữ cái thông qua tiết học nhận biết, phân biệt <br />
các khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật như ôn luyện chữ cái l, m, n: “Các con <br />
hãy chọn cho cô khối có chữ l (m, n)”. Trẻ chọn khối. Cô hỏi trẻ “Đó là khối <br />
gì?”.<br />
Giờ học môn phát triển vận động cho trẻ ôn luyện chữ cái đã học như a, ă, <br />
o, ô, b, d, đ. Đề tài: Đi trong đường dích dắc. Giáo viên cho trẻ ở các đội thi đua <br />
nhau xem đội nào thực hiện đúng và đọc to chữ cái trong đường dích dắc.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Đào <br />
Một số biện pháp giúp trẻ tích cực hoạt động thông qua môn làm quen chữ cái <br />
tại lớp lá 1 trường mầm non Hoa Pơ Lang <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Trẻ “Đi trong đường dích dắc” những năm học trước)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Đào <br />
Một số biện pháp giúp trẻ tích cực hoạt động thông qua môn làm quen chữ cái <br />
tại lớp lá 1 trường mầm non Hoa Pơ Lang <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Trẻ “Đi trong đường dích dắc” của năm học 2018 2019)<br />
Ở hoạt động làm quen văn học, cho trẻ đọc các bài thơ để luyện phát âm <br />
chữ cái như: Luyện phát âm chữ l, m, n qua bài thơ “Na” của tác giả Phạm Hổ.<br />
“Na non xanh<br />
Múi loắt choắt<br />
Na mở mắt<br />
Múi nở to<br />
Na vào vò<br />
Đua nhau chín.<br />
Môi chúm chím<br />
Hút múi na<br />
Hạt nhảy ra<br />
Đen lay láy.<br />
Ra tháng tư<br />
<br />
17<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Đào <br />
Một số biện pháp giúp trẻ tích cực hoạt động thông qua môn làm quen chữ cái <br />
tại lớp lá 1 trường mầm non Hoa Pơ Lang <br />
Chín tháng bảy<br />
Chào mào nhảy<br />
Suốt mùa na.<br />
Nay chợ gần<br />
Mai chợ xa<br />
Trẻ đón quà<br />
Na nằm rổ.<br />
Tay cháu nhỏ<br />
Rửa sạch na<br />
Sờ mặt bà<br />
Còn thơm phức...”<br />
Mọi tiết học đều có thể tích hợp làm quen chữ cái, ngoài việc ôn luyện <br />
các chữ cái đã học, làm quen các chữ cái mới, việc tích hợp môn làm quen chữ <br />
cái còn giúp cho giờ học nhẹ nhàng, lôi cuốn, hấp dẫn, giúp trẻ thoải mái, ham <br />
thích học tập.<br />
+ Biện pháp 4: Giúp trẻ tích cực hoạt động trong môn làm quen chữ cái <br />
thông qua giờ hoạt động góc.<br />
Năm học trước ở lớp tôi các cháu thường thụ động, trẻ làm mọi việc theo <br />
sự sắp đặt của cô. Tư duy của trẻ phát triển không tốt, ngôn ngữ và vốn từ phát <br />
triển kém. Qua nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi, tôi nghĩ cần tạo mọi cơ hội để trẻ <br />
tích cực hoạt động thông qua môn làm quen chữ cái. Trong một giờ hoạt động <br />
chung, tất cả trẻ không thể đọc thuộc các chữ cái đã học vì lứa tuổi này trẻ rất <br />
dễ nhớ nhưng mau quên. Vì vậy, cần hướng cho trẻ biết vận dụng vào thực tế <br />
xung quanh những gì trẻ đã học được qua việc cho trẻ làm quen chữ cái ở mọi <br />
lúc, mọi nơi, đặc biệt là hoạt động góc như: góc thư viện, góc học tập, góc nghệ <br />
thuật... Từ đó trẻ sẽ ghi nhớ một cách dễ dàng và nhớ lâu bởi nội dung của chữ <br />
cái gắn liền với hình ảnh minh họa. <br />
Ví dụ: Chủ đề thế giới động vật thì ở góc học tập tôi chuẩn bị một số <br />
tranh ảnh có liên quan đến chủ đề và chữ cái đang học, đã học: b, d, đ, i, t, c như: <br />
tranh con cua, con tôm, con bò, con dê, con lạc đà, con sói... dưới tranh ảnh có <br />
cụm từ kèm theo và chuẩn bị các thẻ chữ cái rời. Trong giờ chơi, giáo viên cho <br />
trẻ quan sát tranh và từ dưới tranh, trẻ sẽ dùng chữ cái rời xếp từ lên bảng sao <br />
cho giống cụm từ trong tranh, trẻ đọc cụm từ mình vừa xếp và chữ cái vừa được <br />
học. Giáo viên cũng có thể chuẩn bị các bài thơ, câu chuyện và cho trẻ tìm và <br />
gạch chân chữ cái đã học, vừa học có trong bài thơ, câu chuyện. Hay cho trẻ tập <br />
18<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Đào <br />
Một số biện pháp giúp trẻ tích cực hoạt động thông qua môn làm quen chữ cái <br />
tại lớp lá 1 trường mầm non Hoa Pơ Lang <br />
sao chép tên, chữ cái, chơi ghép tranh tìm chữ, dùng dợi len, que, hột hạt, giấy <br />
báo xé dán để tạo ra chữ cái. Tùy vào từng chủ đề mà giáo viên chuẩn bị đồ <br />
dùng khác nhau cho trẻ ôn luyện chữ cái đã học trong góc chơi sao cho phù hợp. <br />
Ở góc thư viện giáo viên hướng dẫn trẻ cách sử dụng sách như thế nào <br />
để không bị hư hỏng sách, biết cách xem sách truyện, thơ, biết lật từng trang <br />
sách để xem và làm quen với việc đọc sách qua đó giúp trẻ nhận dạng chữ cái <br />
trẻ đã được học có trong các bài thơ, câu chuyện.<br />
Ở góc phân vai chủ đề gia đình, giáo viên cho trẻ chơi trò chơi: Bán <br />
hàng. Tôi chuẩn bị các đồ dùng gia đình (cái nồi, cái bát, cái ấm, cái gối, khăn <br />
mặt, đôi dép, cái áo...) có gắn các chữ cái đã học, đang học như: o, ô, ơ, a, ă, â, e, <br />
ê. trong quá trình chơi, trẻ gọi tên các chữ cái trên đồ vật mà trẻ định mua, định <br />
lấy. Tùy vào chủ đề mà tôi và trẻ cùng nhau chuẩn bị đồ dùng và chữ cái có các <br />
nội dung hình ảnh mới lạ hấp dẫn kích thích trẻ hứng thú học chữ cái.<br />
Ở góc thiên nhiên trẻ cũng có thể viết chữ cái trên cát dưới gốc cây, sao <br />
chép chữ cái có trên bảng...<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Trẻ viết chữ cái, sao chép chữ khi chơi ở góc thiên nhiên)<br />
Trong giờ hoạt động góc, trẻ chơi rất hồn nhiên, mạnh dạn, thích đọc các <br />
chữ cái mà trẻ đã được học và thích phản ảnh lại những việc làm của người <br />
lớn. Hoạt động góc giúp trẻ ôn luyện, củng cố các chữ cái đã học, làm quen chữ <br />
cái mới một cách nhẹ nhàng và hiệu quả, vận dụng kĩ năng vào các trò chơi, <br />
hoạt động sáng tạo.<br />
* Giải pháp 3: Tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh về công tác làm quen <br />
chữ cái cho trẻ tại gia đình. <br />
Ở lớp, một tiết hoạt động làm quen chữ cái ngắn ngủi không đủ thời gian <br />
cho trẻ thể hiện hết khả năng, sự sáng tạo của trẻ, vì vậy việc phối kết hợp với <br />
phụ huynh là rất quan trọng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Bởi vì c ha mẹ trẻ <br />
là người hiểu rõ khả năng của trẻ, hỗ trợ giáo viên trong việc thực hiện các yêu <br />
cầu giáo dục làm quen chữ cái của trường mầm non tại gia đình. Cha mẹ trẻ là <br />
người xây dựng môi trường giáo dục làm quen chữ cái phù hợp, an toàn cho trẻ <br />
<br />
19<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Đào <br />
Một số biện pháp giúp trẻ tích cực hoạt động thông qua môn làm quen chữ cái <br />
tại lớp lá 1 trường mầm non Hoa Pơ Lang <br />
tại gia đình. Vì thế, thông qua giờ đón trẻ, trả trẻ, ban đại diện hội cha mẹ học <br />
sinh của lớp, các cuộc họp cha mẹ học sinh để giáo viên tuyên truyền, trao đổi, <br />
phối hợp với cha mẹ trẻ giáo dục làm quen chữ cái cho trẻ tại gia đình. Lên <br />
bảng tin về chương trình dạy trẻ theo chủ đề, và thay bảng tin hàng tuần để phụ <br />
huynh biết và phối hợp với giáo viên rèn luyện thêm cho trẻ khi ở nhà như: Dán <br />
các chữ cái dự định dạy trong tuần ở góc tuyên truyền để phụ huynh theo dõi và <br />
cho trẻ làm quen dần khi ở nhà. Trao đổi với phụ huynh về các chữ cái trẻ vừa <br />
được học để phụ huynh về nhà cho trẻ đọc lại các chữ cái cô vừa dạy hoặc viết <br />
các chữ cái đó...<br />
Tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh hướng dẫn, động viên, khuyến <br />
khích trẻ thực hiện tích cực các nhiệm vụ ôn luyện bài cũ của trẻ tại gia đình, <br />
nhằm củng cố và phát triển kết quả hoạt động giáo dục làm quen chữ cái mà <br />
giáo viên đã giảng dạy.<br />
Ví dụ: Phụ huynh có thể hỏi trẻ “Hôm nay đến lớp con được cô giáo dạy <br />
bài gì?”, “Cô giáo dạy con học chữ gì?”, “Con hãy đọc chữ đó cho bố mẹ cùng <br />
nghe nào”… <br />
Tùy vào quá trình học tập của trẻ, có thể phụ huynh hướng dẫn cho trẻ <br />
thêm hoặc cho trẻ nghe đọc chữ cái, xem video cách phát âm chữ cái qua thiết bị <br />
loa đài, máy tính. Bên cạnh đó phụ huynh cho trẻ cùng tham gia sinh hoạt trong <br />
các buổi lễ hội của buôn làng, tạo cơ hội cho trẻ được giao tiếp với bạn bè, m