intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng bán trú ở trường mầm non Hoa Mai

Chia sẻ: Trần Thị Tan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:51

55
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài là Đánh giá được thực trạng công tác tổ chức bán trú ở trường và tìm ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bán trú cho trẻ ở trường Mầm non Hoa Mai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng bán trú ở trường mầm non Hoa Mai

  1. MỤC LỤC 1. PHẦN MỞ ĐẦU                                                                        Trang 1.1. Lý do chọn đề tài……………………………………………..2           1.2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………4 1.3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………...4 1.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………..4 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu………………………………...4 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề……………………………………..5 2.2. Thực trạng của vấn đề………………………………………..6 2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề……………10 2.4. Kết quả đạt được…………………………………………….36 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận……………………………………………………...39 3.2. Kiến nghị…………………………………………………….39 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………41 PHỤ LỤC 1
  2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BÁN TRÚ Ở  TRƯỜNG MẦM NON HOA MAI 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng ­ giáo dục trẻ là một nội dung được  quan tâm hàng đầu trong chương trình giáo dục mầm non. Toàn ngành Giáo  dục   và   Đào   tạo   đang   nỗ   lực   đổi   mới   căn   bản   toàn   diện   về   giáo   dục.   Trường mầm non đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục, rèn  luyện kỹ  năng sống, thói  quen nề  nếp vệ  sinh, chăm sóc  bữa  ăn, giấc   ngủ… đối với trẻ. Vì vậy việc chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng công  tác bán trú trong trường mầm non là một trong những yêu cầu cấp thiết.  Trong  những năm gần đây  trường mầm non đã và đang là nơi phụ  huynh tin tưởng gửi gắm con trẻ. Góp phần không nhỏ  vào việc đáp  ứng  nhu cầu, nguyện vọng của người dân gửi con ở  trường từ  sáng đến chiều   yên tâm làm kinh tế, hơn thế nữa là đáp ứng việc thực hiện nhiệm vụ chăm  sóc nuôi dưỡng và giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non hiện nay.   Không phải ai xa lạ với chúng ta, đấy chính là nhân viên cấp dưỡng, các cô  giáo vừa trực tiếp đứng lớp giảng dạy vừa kiêm nhiệm công tác bảo mẫu   trong trường mầm non. Một bộ  phận đã âm thầm ngày qua ngày làm việc   dù trời nắng hay mưa, trưa hay xế, trong điều kiện cơ  sở  vật chất thuận  tiện hay khó khăn nhưng bằng cái tâm của mình lặng lẽ khắc phục để hoàn  thành nhiệm vụ.  Nhân viên cấp dưỡng: Thỉnh thoảng còn đeo trang sức, chưa thường   xuyên mặc trang phục, đeo bảo hộ khi làm việc. Chế biến thực phẩm, thức  2
  3. ăn có thói quen như ở nhà, chưa đảm bảo hết các công đoạn theo quy trình  1 chiều. Chưa có bằng cấp, chứng chỉ  nghề. Trong tư  tưởng đi học mất   công, tốn tiền rồi học xong không biết có được xét tuyển không? Lâu nay   không học cũng làm được chứ có sao đâu. Về bảo mẫu: Các cô bảo mẫu là giáo viên đứng lớp kiêm nhiệm, hằng  năm chỉ  tập huấn kiến thức vệ  sinh an toàn thực phẩm tại trung tâm y tế  huyện. Cô công tác lâu năm thì có kinh nghiệm trong việc rèn nề  nếp vệ  sinh cá nhân cho trẻ  đúng cách, thực hiện tốt giờ  ăn giấc ngủ  cho trẻ, tuy  nhiên học sinh mỗi năm một khác. Một số giáo viên thì mới vào nghề chưa   cọ xát nhiều với yêu cầu thực tế trong công tác vệ  sinh cho trẻ ăn, cho trẻ  ngủ. Báo ăn về  nhà trường chưa kịp thời, chưa sáng tạo trong rèn nề  nếp  giờ  ăn, giờ  ngủ  cho trẻ  qua việc đọc thơ. Trẻ  ngủ  một số  cô không thức   trực giấc ngủ cho trẻ trọn vẹn. Trẻ đi vệ  sinh cô chưa thường xuyên theo   dõi.  Nhưng thực tế các cô cấp dưỡng làm việc mức lương theo thỏa thuận,  nguồn thu nhập chủ yếu từ sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh. Các cô giáo   kiêm nhiệm công tác bảo mẫu thì được hỗ trợ 20.000đ/cháu/tháng.  Là Hiệu phó phụ  trách chuyên môn nhiều năm liền, khi về nhận công  tác tại cơ  quan mới (trường mầm non Hoa Mai) được Hiệu trưởng phân  công nhiệm vụ phụ trách bán trú, tôi nhận thấy đây là một công việc chăm  lo an toàn, chăm sóc vệ  sinh, bữa ăn giấc ngủ  cho học sinh. Đây là một  công việc hết sức quen thuộc gần gũi hằng ngày nhưng lại ảnh hưởng trực  tiếp lớn đến sự  phát triển của trẻ. Tuy nhiên từ  những công việc hết sức  gần gũi này nếu chúng ta không để ý, không đặt cái tâm của mình vào dù là   chi tiết rất nhỏ thì bữa ăn của trẻ không đảm bảo vệ sinh, không đảm bảo   chất dinh dưỡng, sự cân đối các chất cần thiết trong bữa ăn ở  trường. Trẻ  không được an toàn, ngủ  không sâu, không  đủ  giấc liệu có phát triển thể  3
  4. chất bình thường không? kéo theo đó là sự  phát triển các khả  năng về  trí  tuệ sẽ ra sao? Một   điều  không kém  phần quan  trọng  nữa  chính  là  đạo  đức  nghề  nghiệp, các cô cấp dưỡng, cô bảo mẫu có thực hiện nhiệm vụ chuyên môn  tốt đến mấy mà không động viên nhắc nhở trẻ ăn hết suất, hết khẩu phần   lại cắt xén khẩu phần ăn của trẻ, thì làm sao các cháu được đảm bảo nhu   cầu dinh dưỡng khi ở trường. Tôi luôn trăn trở đặt ra cho mình một nhiệm vụ là làm sao để trẻ được  an toàn, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ  khi  ở  trường, làm sao để  nhân viên cấp dưỡng, các cô bảo mẫu đặt cái tâm của mình vào công việc,   xem học sinh như con em như người thân yêu của mình để  bữa ăn của trẻ  được “Ngon mắt, ngon mũi, ngon miệng”. Bữa ăn của trẻ  phải đảm bảo  vệ  sinh, nghe mùi thơm, nhìn hấp dẫn kích thích thèm ăn, ăn ngon miệng,  ăn hết suất, không nhàm chán món ăn. Làm sao cho trẻ  ngủ đủ  giấc khi  ở  trường, trẻ  ngủ  phải đảm bảo  ấm áp khi trời lạnh, thoáng mát khi trời  nóng. Để  làm được điều này tôi đã không ít băn khoăn và tự  đặt cho mình   nhiệm vụ  cần tìm ra một số biện pháp giúp chất lượng bữa ăn, giấc ngủ,  sự an toàn cho trẻ trong trường mầm non đạt hiệu quả cao đó chính là lý do  tôi   chọn   đề   tài  “Một   số   biện   pháp   nâng   cao   chất   lượng   bán   trú   ở   trường mầm non Hoa Mai” 1.2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá được thực trạng công tác tổ  chức bán trú ở  trường và tìm ra   một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bán trú cho trẻ ở trường Mầm  non Hoa Mai 1.3. Đối tượng nghiên cứu ­ Nhân viên cấp dưỡng 4
  5. ­ Các cô giáo đang làm công tác bảo mẫu ­ Học sinh trong toàn trường mầm non Hoa Mai 1.4. Phương pháp nghiên cứu ­ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: thu thập thông tin, phân tích tổng  hợp ­ Phương pháp khích lệ, động viên  ­ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: kiểm tra, quan sát, khảo sát thực  tế, thống kê số liệu, thực hành 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ­ Nhà bếp trường mầm non Hoa Mai ­ Và 9 nhóm, lớp tại Trường mầm non Hoa Mai ­ Thời gian nghiên cứu : Một năm học:  2015 ­ 2016 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề Trong hầu hết sách, tài liệu nói về hướng dẫn thực hiện chương trình  mầm non thì câu “Chăm sóc nuôi dưỡng và Giáo dục” luôn được nhắc đến.  Chỉ qua câu từ này chúng ta cũng nhận thấy một điều rằng: Chăm sóc nuôi  dưỡng được đặt lên trước giáo dục. Tôi thiết nghĩ và các nhà nghiên cứu  tâm sinh lý trẻ  mầm non cũng chỉ  ra rằng: Chăm sóc nuôi dưỡng là một  phần quan trọng quyết định sự  khỏe mạnh về  thể  chất, một trí tuệ  minh  mẫn của con người. Đặc biệt là lứa tuổi mầm non giai đoạn phát triển đầu  đời của trẻ. Hiện nay đa số các trường Mầm non đều tổ chức bán trú cho học sinh,  phần lớn điều kiện kinh tế  của người dân tương đối  ổn định. Từ  việc  mong được ăn no mặc ấm đến nhu cầu ăn ngon mặc đẹp, mong cho con đi  học 1 ngày hay 1 buổi cũng được miễn cho biết chữ chuyển sang nhu cầu   cho con học bán trú tại trường. Việc cho con đi học bán trú ở trường Mầm  non phụ huynh cũng rất cân nhắc, có phụ huynh mong con em mình đi học   5
  6. trường Mầm non tại địa phương thì con có bạn trong xóm đi cùng cho vui  mà lại gần nhà thuận tiện cho việc đưa đón. Ngược lại cũng có phụ huynh   không ngại xa xôi chỉ  mong gửi con vào học trường đáp  ứng được mong  muốn của mình: về cơ sở vật chất, về tình hình cô giáo và đặc biệt là chất   lượng chăm sóc nuôi dưỡng. Do đó đối với bậc học Mầm non việc trẻ em   học trái tuyến là điều phổ biến.  Tôi tin chắc hầu hết phụ huynh khi đón con về thì câu hỏi đầu tiên là  “hôm nay ở trường con ăn cơm có giỏi không?, con tự xúc hay cô giáo đút?  các cô cấp dưỡng nấu ăn ngon không? Con ngủ  có ngon giấc không? Cô  giáo có cho con vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn cơm không? Khi ngủ dậy con   có xúc miệng rửa mặt không? Con tự  đi vệ  sinh hay cô giáo đi cùng?...rồi   mới đến câu hỏi “hôm nay cô giáo dạy con học gì?” Những câu hỏi này thể  hiện rõ sự  quan tâm của các bậc phụ  huynh về  chất lượng chăm sóc nuôi  dưỡng chính là công tác bán trú của trường Mầm non.  Để thu hút đông đảo phụ huynh cho con em nhập học trường mình thì  phải xây dựng nên “thương hiệu” của nhà trường, ngoài chất lượng giáo  dục cần phải khẳng định được chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, công tác   tổ  chức bán trú của trường chính là sự  chăm sóc sự  an toàn, chăm sóc bữa  ăn, giấc ngủ cho các cháu lứa tuổi mầm non.  ­ Với đứa trẻ  phát triển bình thường khi chúng ta chăm sóc vệ  sinh,  bữa ăn, giấc ngủ  tốt thì trẻ  lớn nhanh về  thể  chất: cân nặng, chiều cao,   phản xạ của cơ thể, mức độ linh hoạt, sự mềm dẻo, sức mạnh…song song   với đó là sự phát triển về trí tuệ giúp trẻ phát triển toàn diện.  Qua đây càng khẳng định vị  trí của chăm sóc nuôi dưỡng đóng vai trò  hết sức quan trọng đối với sự  phát triển của trẻ. Trường Mầm non là nơi   phối hợp trực tiếp cùng với gia đình trong công tác chăm sóc sự an toàn, vệ  sinh, bữa ăn, giấc ngủ theo dõi tình trạng dinh dưỡng  của trẻ tốt nhất . 6
  7. 2.2. Thực trạng của vấn đề 2.2.1. Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học  sinh của trường ­ Toàn trường có 9 nhóm lớp (2 nhóm trẻ, 7 lớp mẫu giáo) với 189 học  sinh, bán trú 100%. ­ Tổng số cán bộ quản lý giáo viên, nhân viên:  26 người trong đó: + Cán bộ quản lý: 03 + Giáo viên: 15 + Nhân viên văn phòng: 03 + Cấp dưỡng: 02 + Bảo vệ: 02 *  Qua thu thập thông tin, kiểm tra nắm bắt tình hình thực tế,  điều kiện khả  năng của đội ngũ cấp dưỡng, giáo viên, tình hình dinh  dưỡng của học sinh kết quả như sau:       BẢNG THỐNG KÊ THỰC TRẠNG (9 nhóm lớp, 15 cô giáo, 3 nhân viên cấp dưỡng) S THƯỜN TỈ  KHÔNG  TỈ  KHÔNG  TỈ  G  LỆ THƯỜN LỆ THỰC  LỆ T NỘI DUNG XUYÊN G  HIỆN % % % T XUYÊN I. ĐỐI VỚI  CẤP DƯỠNG 1 Thực hiện giờ  giấc theo  2/3 66.7 1/3 33.3 quy định 2 Đeo   trang   sức   khi   làm  1/3 33.3 2/3 66.7 việc 3 Mặc trang phục, đeo bảo  2/3 66.7 1/3 33.3 hộ khi làm việc 4 Chế biến thực phẩm theo  3/3 100 quy trình một chiều 7
  8. 5 Tự tin bày tỏ ý kiến, tham  1/3 33.3 2/3 66.7 gia các hoạt động 6 Tham   gia   học   nâng   cao  3/3 100 trình độ chuyên môn 7 Tham   gia   hội   thi   “cấp  3/3 100 dưỡng giỏi” cấp trường  8 Tham   quan   học   hỏi  3/3 100 trường bạn 9 Bảo vệ thực phẩm 2/3 66.7 1/3 33.3 10 Bảo vệ đồ dùng nhà bếp 1/3 33.3 2/3 66.7 II.   ĐỐI   VỚI   NHÓM   LỚP,   CÔ  GIÁO 1 Thực   hiện   nề   nếp   vệ  7/9 77.8 2/9 22.2 sinh chung 2 Báo ăn chính xác, kịp thời 6/9 66.7 3/9 33.3 3 Thực   hiện   vệ   sinh   cá  5/9 55.5 4/9 45.5 nhân trẻ đúng quy định  4 Sắp   xếp   bàn   ghế,   chỗ  5/9 55.5 4/9 45.5 ngồi giờ ăn hợp lý 5 Nêm   thử,   giới   thiệu   tên,  2/13 15.3 13/15 84.7 giá   trị   dinh   dưỡng   của  món ăn, động viên trẻ  ăn  hết suất S THƯỜN TỈ  KHÔNG  TỈ  KHÔNG  TỈ  G  LỆ THƯỜN LỆ THỰC  LỆ T NỘI DUNG XUYÊN G  HIỆN % % % T XUYÊN 6 Đọc  thơ   rèn nề   nếp giờ  9/9 100 ăn, giờ ngủ 7 Sắp xếp chiếu, nệm chỗ  5/9 55.5 4/9 45.5 nằm  giờ ngủ hợp lý 8 Có cô giáo thức trực giấc  5/9 55.5 4/9 45.5 ngủ cho trẻ 9 Có   cô   giáo   theo   dõi   khi  5/9 55.5 4/9 45.5 trẻ đi vệ sinh III. ĐỐI VỚI HỌC SINH 8
  9. 1 Kỹ   năng   thực   hiện   nề  5/9 55.5 4/9 45.5 nếp,     vệ   sinh   theo   quy  trình, đúng quy định.  2 Kỹ   năng   thực   hiện   nề  5/9 55.5 4/9 45.5 nếp giờ  ăn, giờ  ngủ  đúng  quy định 3 Ăn hết suất 5/9 55.5 4/9 45.5 4 Trẻ   suy   dinh   dưỡng   thể  Quý I có 25/189 trẻ SDDNC chiếm 13.2% nhẹ cân (SDDVvừa) 5 Trẻ   suy   dinh   dưỡng   thể  Quý I 27/189 trẻ SDDTC chiếm 14.28% thấp còi (TCĐ1) 2.2.2. Thuận lợi: ­ Cơ sở vật chất, khuôn viên vệ sinh môi trường đảm bảo vệ sinh cho   hoạt động “Chăm sóc nuôi dưỡng và Giáo dục”, Các phòng học có nhà kho  để  đồ  dùng, nhà vệ  sinh riêng cho mỗi lớp. Có mắc điện, giếng nước   khoan, có bếp ăn một chiều, đồ  dùng phục vụ  công tác bán trú đầy đủ.  Nhân viên cấp dưỡng và giáo viên đứng lớp đủ số lượng định biên theo quy   định.  ­ Ban giám hiệu nhà trường đã học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý  giáo dục ­ Nhân viên cấp dưỡng là người địa phương, có uy tín với phụ  huynh   học sinh, đã từng làm cấp dưỡng cho trường mầm non. ­ 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được tập huấn kiến thức   vệ sinh an toàn thực phẩm, được khám sức khỏe định kỳ. ­ Nguồn nước nhà trường sử  dụng đã qua kiểm nghiệm kết quả  cho  thấy các chỉ số nằm trong giới hạn cho phép sử dụng. ­ Các cô bảo mẫu chính là giáo viên đứng lớp hiểu được đặc điểm,   tâm lý học sinh. 9
  10. ­ Hầu hết phụ  huynh học sinh có nhu cầu cho con học bán trú, quan   tâm đến việc ­ Học sinh được phân chia theo lớp đúng độ  tuổi, không có học sinh  khuyết tật, học sinh có chiều cao và cân nặng bình thường chưa có học  sinh suy dinh dưỡng về chiều cao và cân nặng mức độ nặng. 2.2.3.  Khó khăn ­ Đường dây điện của nhà trường bắt từ ngoài đường chính vào khá xa  và là điện một pha. Ổ cắm điện dùng nấu cơm cùng chỗ với cầu dao bơm   nước, phích cắm tủ  lạnh. Đến mùa tưới cà phê để  có được bữa cơm chin   cho các cháu ăn là cả một quá trình hết sức khó khăn. Cấp dưỡng phải khéo  léo xới cơm, thăm chừng nồi cơm và không được phép quên việc này. Nếu   ngày nào quên ngày đó học sinh sẽ không kịp giờ ăn như bình thường được.  ­ Trường chưa có nhà ăn cho học sinh, khu vực nhà bếp chưa có biển   tên quy định chia từng khu vực chế biến riêng biệt. ­ Nhà trường đã thực hiện công tác bán trú hơn 5 năm nhưng chưa tổ  chức một hội thi, cuộc thi lý thuyết hay thực hành để nhân viên cấp dưỡng   có cơ hội nghiên cứu cọ xát với lý thuyết, thực hành mở rộng tầm nhìn qua  việc tham quan giao lưu học hỏi đồng nghiệp trường bạn, cũng như  có  động cơ để cấp dưỡng nghiên cứu nâng cao tay nghề. Đặc biệt là chưa qua   lớp đào tạo chứng chỉ nghề.  2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Với kinh nghiệm của người quản lý, sự nỗ lực của bản thân tôi đã tìm  ra một số biện pháp để tác động khắc phục hạn chế như sau: 2.3.1.    Biện pháp 1: Làm tốt công tác tham mưu –  công tác phối  hợp  a. Công tác tham mưu  *Tôi tham mưu với Hiệu trưởng trong việc: 10
  11. ­ Tuyển nhân viên cấp dưỡng là người phải trung thực có uy tín với   nhân dân địa phương, có sức khỏe, có chứng chỉ nghề hoặc đang theo học,   đã từng nấu ăn cho học sinh. Hầu hết xí nghiệp, các cơ  quan dân lập hay   công lập khi tuyển nhân viên hồ sơ bao giờ cũng đòi hỏi phải có bằng cấp  hay chứng chỉ nghề. Dù biết rằng học và thực hành là 2 vấn đề nhưng khi   đã qua học lý thuyết tất nhiên người ta có vỗn kiến thức áp dụng cho thực   tế. Mặt khác người đã từng làm công việc nấu ăn cho học sinh thì ít nhiều   cũng có kinh nghiệm, nhà trường tạo điều kiện vừa làm vừa học cũng  được.  ­ Mua sắm trang thiết bị  phù hợp, thuận tiện, đủ  sử  dụng, đảm bảo  cho công tác bán trú. Những đồ  dùng cá nhân của trẻ thì phụ  huynh có thể  tự  mua sắm mang lên nhưng đồ  dùng dùng chung thì nhà trường phải mua  sắm. Ngay từ đầu năm học căn cứ vào sĩ số học sinh tôi rà soát kiểm tra lại   cần phải mua sắm đồ dùng gì tham mưu Hiệu trưởng mua sắm đầy đủ kịp  thời cả đồ dùng phục vụ chế biến, chứa đựng của nhà bếp, đồ  dùng phục  vụ giờ ăn, giờ ngủ.  ­ Đặc biệt tham mưu Hiệu trưởng vay tiền quỹ tham quan du l ịch c ủa   Công đoàn nhà trường với lãi suất 5000đ/1 triệu/ tháng để mua tủ hấp cơm   vận động phụ  huynh đóng góp trong vòng 2 năm để  trả  lại cho Công đoàn  được 100% phụ huynh nhất trí. ­ Hợp đồng thực phẩm với nhà cung cấp có uy tín: Hiện nay có rất  nhiều nhà cung cấp thực phẩm muốn làm hợp đồng với các trường mầm  non. Tuy nhiên qua tìm hiểu thực tế  tôi tham mưu Hiệu trưởng làm hợp  đồng với nhà cung cấp đã được nhiều người biết đến, có uy tín với nhân  dân mà giá cả phù  hợp. 11
  12. ­ Huy động phụ  huynh hỗ trợ kinh phí 15.000đ lên 20.000đ/cháu/tháng  cho nhân viên cấp dưỡng có thêm thu nhập yên tâm công tác. ­ Ngoài ra xây dựng kế hoạch trình hiệu trưởng phê duyệt tổ chức hội   thi “Cấp dưỡng giỏi cấp trường” b. Công tác phối hợp Công tác phối hợp với Ban Giám hiệu nhà trường, với các tổ chức, các   tổ  có ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với việc thực hiện một kế  hoạch, một   công việc nào đó. b.1.  Phối hợp với Ban Giám hiệu nhà trường đưa ra quy chế  bán trú  lấy đó làm căn cứ  trong công tác kiểm tra, xếp loại thi đua hàng tháng .  Ngay từ  đầu năm học phối hợp với các chị  em trong Ban Giám hiệu xây  dựng quy chế  bán trú sau đó tôi thông qua trước tập thể  nhà trường trong   Hội nghị công chức viên chức (quy chế thể hiện ở phần phụ lục) b.2.  Phối hợp với tổ chức Công đoàn nhà trường làm vườn rau sạch Dựa vào điều kiện sẵn có của trường: đất đai, kinh nghiệm gieo trồng   làm rau của công đoàn viên trong nhà trường. Tôi đề  xuất Công đoàn nhà  trường nên làm vườn rau sạch, tạo thêm thu nhập để  công đoàn có thêm  kinh phí sinh hoạt vừa là thành tích đáng ghi nhận của tập thể sư phạm.  Nhờ vậy Công đoàn nhà trường đã làm được vườn rau sạch, tự tin ký  hợp đồng cung cấp rau, củ  sạch cho nhà trường. Ngược lại nhà trường   cũng yên tâm với nguồn rau sạch tự cung tự cấp này. Dưới đây là hình ảnh một số loại rau mà Công đoàn nhà trường đã làm   được: 12
  13. b.3. Phối hợp với Tổ cấp dưỡng, y tế nhà trường kiểm tra nhận thực   phẩm trước khi nhập. Tôi nhận thấy nguồn thực phẩm đầu vào rất quan trọng, để đảm bảo   tính khách  qua,  chất  lượng  thực phẩm nhập  vào tôi  cùng với  y tế   nhà  trường, tổ  cấp dưỡng trực tiếp nhận thực phẩm vào đầu buổi sáng. Với   mắt thường chúng ta đánh giá chất lượng thực phẩm bằng kinh nghiệm và  cảm nhận: thịt, tôm, cá có tươi không, rau củ  có bị  hư  dập bị  úng không,   trứng có mùi hôi hay vỡ không,…Nếu đảm bảo tiếp nhận và tiến hành chế  biến. Nếu không đảm bảo trả lại nhà cung cấp yêu cầu đổi lại trường hợp  không có ta có thể  dùng thực phẩm khác phù hợp thay thế  cho đảm bảo.  Sau đó sửa lại thực đơn trong sổ  sách và bảng thực đơn công khai trong  trường cho phù hợp giữa sổ  sách và thực tế. Kết quả  cho thấy không có  hiện tượng trẻ bị ngộ độc thức ăn của trường. 13
  14. b.4. Phối hợp với Trạm y tế xã, y tế nhà trường trong việc khám sức   khỏe, cân đo theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ, tuyên truyền chăm sóc   con theo khoa học Để có cơ  sở đánh giá học sinh trong trường có phát triển bình thường   thì chúng ta phải cân đo, theo dõi. Đầu năm có kế  hoạch cụ  thể  về  khám   sức khỏe, cân đo để  nắm bắt tình hình thực tế. Sau đó tổng hợp kết quả  cân đo quý I có biện pháp phối hợp với phụ huynh kịp thời điều chỉnh khắc  phục để trẻ  phát triển bình thường về cân nặng, chiều cao. Đồng thời chỉ  đạo y tế  có kế  hoạch tuyên truyền đến phụ  huynh học sinh nuôi dạy con  theo khoa học đưa cho giáo viên chủ  nhiệm nắm bắt, dán  ở  góc tuyên   truyền của trường. Qua đây phụ  huynh quan tâm theo dõi cân đo thường  xuyên cũng như trong việc cho con ăn uống, chăm sóc vệ sinh để phối hợp   với nhà trường điều chỉnh kịp thời hơn. 2.3.2.  Biện pháp 2. Xây dựng thực đơn khoa học ­ Thực đơn là thước đo đầu tiên góp phần vào việc phát triển bình  thường của trẻ. Việc xây dựng thực đơn hằng ngày cho học sinh không thể  làm qua loa đại khái mà phải dựa vào nhiều yếu tố: ­ Dựa vào nguồn thực phẩm vốn có của địa phương, cùng với sự  cân  đối các chất dinh dưỡng, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ  tôi xây dựng thực   đơn đảm bảo bữa ăn chính và bữa phụ  phù hợp với mức tiền ăn mà phụ  huynh đóng góp theo quy định chung nhưng đảm bảo cung cấp được 4   nhóm thực phẩm: + Nhóm chất bột đường: Có trong cơm, cháo, nui...  + Nhóm  chất  đạm: Có trong thịt cá, tôm, cua,  đậu khuôn, các loại  đậu... + Nhóm chất béo: Có trong dầu, mỡ… + Nhóm chất xơ: Có trong rau củ,… 14
  15. ­ Thực đơn phải thay đổi xen kẻ  thực phẩm: cá, thịt, trứng, tôm. Rau  cũng phải xen ke như: Rau dền, mùng tơi, rau ngót, cải xanh, cải ngọt… Quả thì: Bí thì bí đỏ, bí xanh, bầu… ­ Không chỉ thay đổi thực phẩm mà chúng ta cũng cần lưu ý đến dạng  chế  biến. Chẳng hạn cũng là thịt heo nhưng hôm nay là thịt nạc xay to kho với   chả  giò, ngày mai là thịt đùi cắt nhỏ kho tàu với trứng hay với đậu khuôn.   Ngày kia lại xay nhỏ hấp với trứng vịt. Cùng là thịt bò nhưng khi thì xay to  hầm với đậu ve, bữa khác lại hầm với khoai tây cà rốt, rồi lại có bữa xay   nhỏ  nấu nước súp. Tôm xay dùng nấu canh, tôm kho với thịt ba chỉ, tôm   nấu súp. Trứng thì khi chiên, khi hấp, trứng ốp la…Cá thì cá sốt chua ngọt,   cá nấu canh chua….Cua đồng khi thì nấu canh rau tập tàng, khi thì nấu bún  riêu cua… ­ Ngay cả  bữa phụ  cũng cần linh hoạt xen kẻ  mặn, ngọt. Cháo chè,  nui, phở, súp…để  tránh nhàm  chán.  Ngoài ra cũng phải tính thời gian các  công đoạn chế biến của cấp dưỡng sao cho kịp giờ ăn của trẻ.  ­ Những món ăn cầu kỳ, mất nhiều thời gian không thể xếp cùng một  ngày. ­ Tôi thay đổi thực đơn theo mùa, theo thời tiết cho phù hợp, thay đổi   thường xuyên thực đơn tuần, ngày  để trẻ không nhàm chán món ăn, ăn hết   suất. Tạo cho học sinh sự bất ngờ, hấp dẫn trước giờ ăn vì không biết hôm   nay mình sẽ  được ăn món gì? kích thích sự  tò mò và thích ăn của trẻ  hơn   (thực đơn tuần thể hiện ở phần phụ lục) ­ Học sinh nhà trẻ  trường tôi ngoài bữa xế  chung theo các anh chị  lớp  mẫu giáo được bổ  sung thêm bữa phụ  vào khoảng từ  3 giờ  30 phút đến 3  giờ 45 buổi chiều. Vì qua thực tế trẻ nhà trẻ vẫn ăn theo thực đơn trẻ mẫu  giáo nhưng ăn ít hơn và số tiền đóng vẫn bằng nhau. Để đảm bảo tính công   15
  16. bằng về mức tiền đóng góp của phụ huynh, cũng như  đáp ứng lượng dinh  dưỡng cần cung cấp ở số bữa phụ của trẻ nhà trẻ tôi đã xây dựng thực đơn   như thế. Kết quả là trẻ ăn dặm hết suất, phụ huynh rất hài lòng. ­ Tôi cũng không quên lưu ý nếu hôm nào biển động nhà cung cấp   không giao cá như thực đơn đã đặt thì phải chỉnh sửa thực đơn trong ngày  cho phù hợp giữa thức ăn của trẻ  hôm đó với thực đơn công khai. Tránh  tình trạng thực đơn món này mà học sinh lại ăn món khác. 2.3.3.  Biện pháp  3: Chỉ  đạo nhân viên cấp dưỡng thực hiện tốt   quy định nhà trường đề ra ­ Giờ  giấc: Bất kỳ  một cuộc họp, một công việc nào đó đã được dự  kiến thời gian hoàn thành trước nếu có sự trở ngại do yếu tố chủ quan hay   khách quan thì công việc sẽ  không hoàn thành hoặc hoàn thành không như  dự kiến. + Công việc của nhân viên cấp dưỡng cũng không ngoại lệ, 1 trong 3  người  không thực hiện  đúng giờ  giấc  thì  kéo  theo  sự  chậm trễ  chung,   không kịp giờ ăn cho học sinh. + Để đảm bảo chế biến xong kịp giờ ăn của trẻ, nhà trường tạo điều  kiện cho luân phiên nhau 1 cấp dưỡng đi sớm nhận thực phẩm cùng nhà  trường, 2 đồng chí còn lại được phép đến muộn hơn 30 phút. Đồng chí nào  đi muộn hơn thời gian quy định phải xin phép nhà trường với lý do chính   đáng, trung thực. + Nhà trường có biện pháp xử lý nếu phát hiện không trung thực trong  việc vi phạm khung thời gian quy định. Tùy theo mức độ  vi phạm có hình  thức nhắc nhở  trực tiếp, phê bình trong họp tổ  cấp dưỡng hoặc trong hội  đồng nhà trường. Cần thiết sẽ áp dụng hình thức viết bản cam kết. + Tôi luôn theo dõi sát xao nắm bắt tình hình để  đánh giá xác thực 16
  17. ­ Trang phục, bảo hộ: + Đầu năm học khi nhà trường ký kết hợp đồng tôi trao đổi, dặn dò  cấp dưỡng phải trang bị  cho mình ít nhất 2 bộ  đồng phục, bảo hộ  (áo  quần, khẩu trang, mủ, tạp dề…) để mặc làm việc tại trường. Nếu có đồng   chí không chấp hành tốt và nói là quên thì tôi yêu cầu may thêm 1 bộ để  ở  trường phòng khi quên có mặc làm việc. + Trang phục phải thường xuyên giặt sạch sẽ, luôn luôn mặc khi chế  biến thực phẩm. ­ Móng tay, trang sức:  + Tuyệt đối móng tay phải cắt ngắn, không được đeo trang sức khi  chế biến thức ăn + Thường xuyên theo dõi nhắc nhở cấp dưỡng cắt móng tay, phát hiện   có  trường hợp đeo trang sức thì yêu cầu gỡ ra cất ngay. Lần sau cố ý vi phạm  sẽ lập biên bản gửi về nhà trường có biện pháp xử lý thích hợp. ­ Chế biến thức phẩm:  + Khi xem chương trình nào đó ta thường nói “cô ấy hát truyền cảm”   “cô  ấy múa có hồn” “cô  ấy diễn xuất hay thiệt”,… Tất cả  những người   này đã nhập tâm vào vai trò nhiệm vụ họ đang thực hiện là ca sĩ, diễn viên   múa hay diễn viên điện  ảnh. Với cấp dưỡng thì sao? nhiệm vụ  là người   quản lý phụ  trách bán trú tôi vừa như  là trao đổi và là yêu cầu để  với cái   tâm của mình cấp dưỡng nhập tâm vào công việc dù rất nhỏ: nhặt rau, xắt   thịt hay gọt củ, quả, bóc trứng…tạo cho cấp dưỡng cảm hứng “thổi hồn”   mình vào chế  biến, nấu ăn cho bữa ăn được  “Ngon mắt, ngon mũi, ngon  miệng” + Mặc dù có một đồng chí cấp dưỡng làm tổ  trưởng Tổ  cấp dưỡng,   tuy nhiên tôi chỉ  đạo 3 đồng chí có trách nhiệm chung, không có đồng chí   17
  18. nào chính hay phụ, trao đổi hỗ trợ lẫn nhau công việc gì ai cũng làm được.   Tránh tình trạng phân công nhiệm vụ  theo dây chuyền, mỗi người phụ  trách một công đoạn sẽ có sự bất cập về sau. ­ Chế biến tuân thủ theo quy trình 1 chiều, đảm bảo nguyên tắc vàng: + Có sự phân chia khu vực chế biến sống, chín riêng biệt + Đồ dùng chứa đựng thực phẩm sống, chín riêng biệt (có ký hiệu làm  dấu) + Dụng cụ chế biến thực phẩm sống, chín riêng biệt (có ký hiệu làm   dấu) ­ Vệ  sinh: Khu vực trong và ngoài nhà bếp phải được tổng vệ  sinh  sạch sẽ, đồ dùng dụng cụ phải được bảo quản cẩn thận, lau dọn rửa sạch   sắp xếp đúng nơi quy định. Dưới đây là hình ảnh cấp dưỡng đang làm việc tại bếp nhà trường: ­ Tổ  chức họp hội Tổ  cấp dưỡng theo định kỳ: Cứ  vào chiều thứ  6  của tuần 2 và tuần 4 mỗi tháng sẽ tổ chức họp Tổ cấp dưỡng. Đồng chí tổ  18
  19. trưởng làm chủ tọa, chị em trong tổ tự nhận xét và xây dựng chân thành để  giúp nhau cùng tiến bộ. Khi cần thiết tôi cùng tham gia tư vấn để cuộc họp   thành công hơn. Cuối tháng sẽ  tự  xếp loại để  trình hội đồng trường xếp  loại thi đua hàng tháng, lấy đó làm căn cứ  cho việc xếp loại thi đua cuối  năm và tiếp tục hợp đồng làm việc. Qua đó họ  tự ý thức cao hơn về chức   trách nhiệm vụ  của bản thân hoàn thành công việc chung một cách xuất  sắc. 2.3.4.  Biện pháp 4: Tạo mối đoàn kết trong tập thể ­ Trong trường mầm non mỗi người mang đậm một nếp sống, một  phong cách của từng vùng miền. Từ  cách ăn nói, đi đứng, sở  thích, năng   lực…   mỗi   người   một   vẻ.   Tuy   nhiên   khi   làm   việc   trong   cùng   một   môi   trường thì mọi người đều phải tuân thủ  theo khuôn khổ, theo quy định để  cùng thực hiện một nhiệm vụ  chung. Ban Giám hiệu phải xem trường là  ngôi nhà thứ 2, xem mỗi giáo viên nhân viên như  là mỗi bộ phận rất quan  trọng không thể  thiếu trên cơ  thể  của mình. Nếu các bộ  phận  ấy khỏe  mạnh   thì   ta   đi   lại   hoạt   động   bình   thường,   khiếm   khuyết   đi   một   trong  những bộ phận đó thì hiệu quả làm việc sẽ khó khăn hơn. Cũng giống như  trong trường nếu thiếu đi một vài vị trí, thiếu sự nhiệt huyết của một đồng  chí đồng nghiệp thì ảnh hưởng đến thời gian  cũng như  kết quả  hoàn thành công việc. Khi ta không xây dựng tình đoàn  kết nói người này thế  này, người khác thế  kia, chưa quan tâm, chưa yêu  thương họ  thật sự, chưa vun vén xây dựng khối tình cảm  như  thành viên  trong gia đình mình thì làm sao có thể đòi hỏi họ xây dựng tình đoàn kết nội   bộ được. ­ Muốn giáo viên nhân viên đoàn kết trước hết Ban Giám hiệu phải   làm gương để mọi người soi theo. Không ưu ái đồng chí nào và cũng không   được phép xem nhẹ đồng chí nào. Tôi luôn có ý thức vun vén tình cảm, tình   19
  20. đoàn kết để  ngoài trách nhiệm ra mọi người quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ,  gắn kết nhau hơn làm việc và cùng nhìn về  một cái đích mà mình mong  muốn. Như  lời Bác dạy giữ  gìn đoàn kết như  giữ  gìn con ngươi của mắt  mình bởi vì “Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết Thành công thành công đại thành công” 2.3.5.  Biện pháp 5. Tìm hiểu nắm bắt tâm tư  nguyện vọng, tạo  sự tự tin cho nhân viên cấp dưỡng. ­ Qua tìm hiểu thực tế  tôi nhận thấy: Trong cuộc họp các chị  cấp   dưỡng luôn ngồi phía sau các  thành viên khác. Không tham gia đóng góp ý  kiến vì trong tư  tưởng không biết ý mình nói ra có đúng không? có được  mọi người ghi nhận không? ­ Chị em trong trường nhiều lúc vô tư gọi nhân viên cấp dưỡng là “Nhà  bếp”, đặc thù công việc các đồng chí ấy luôn gắn bó với cái nhà bếp. Cũng   có thể  là cách gọi thân thương vì có nhà bếp mới nấu cơm, có cơm ăn.  Nhưng ngược lại  ở  vị  trí của họ  khi nghe gọi mình là “Nhà bếp” họ  lại   chạnh lòng.   Bình thường họ  chỉ  loanh quanh  ở  nhà bếp họ  cũng muốn  được mọi người tôn trọng vì mỗi người một nhiệm vụ. Trừ  những việc   làm không được pháp luật chấp nhận, còn lại chỉ  có người thấp hèn chứ  không có công việc thấp hèn.  Trong nhà trường thì phải có nhiều người  đảm nhận những công việc vị trí khác nhau. Không có nhiệm vụ nào trong  một cơ  quan nhà nước mà thấp hèn, bị  mọi người phân biệt xem thường   được.  Vì vậy nếu ai đó lỡ gọi cấp dưỡng là “nhà bếp”Tôi luôn nhắc nhỏ để  tránh làm tổn thương lòng tự trọng của họ. Trường hợp có nhiều lần thì tôi  lựa   lời   ý   kiến   xây   dựng   chung   trong   cuộc   họp   để   mọi   người   rút   kinh  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2