intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non Ea Tung

Chia sẻ: Trần Văn An | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:26

55
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài: Nghiên cứu, căn cứ vào hoạt động cụ thể trong trường Mầm non Ea Tung, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk để từ đó tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường. Sự phối kết hợp với tất cả các đoàn thể trong và ngoài nhà trường để xây dựng mục tiêu nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm: Nhà trường với y tế, nhà trường với các đối tác ký kết hợp đồng cung cấp nước uống, thực phẩm…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non Ea Tung

Đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm  <br /> trong trường Mầm non Ea Tung.<br /> <br /> I. Phần mở đầu: <br /> I.1. Lý do chọn đề tài:<br /> Chúng ta đang  ở  trong những năm đầu thập kỷ  đầu tiên của thế  kỷ <br /> XXI với sự thay đổi cơ bản cơ cấu xã hội để tiếp thu một nền văn minh phát <br /> triển cao, đó là nền văn minh trí tuệ, trong đó con người đứng  ở  vị  trí trung <br /> tâm. Trong   nền văn minh  ấy trình độ  khoa học phát triển cao cùng với sự <br /> bùng nổ thông tin, đòi hỏi con người phải có những phẩm chất nhân cách phù <br /> hợp, đặc biệt phải tích cực nhận thức để cải tạo thế giới, cải tạo chính mình. <br /> Giáo dục Mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là <br /> khâu quan trọng đặt nền móng cho sự  phát triển nhân cách toàn diện của trẻ <br /> và cho trẻ bước vào học phổ thông.<br />  Mục tiêu GDMN là hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu tiên <br /> của con người, con người phát triển toàn diện về 5 mặt: Nhận thức, thể chất,  <br /> ngôn ngữ, tình cảm­xã hội, thẩm mỹ. Để  đạt được mục tiêu giúp trẻ  phát  <br /> triển toàn diện thì ta cần phải kết hợp hài hoà giữa nuôi dưỡng chăm sóc sức  <br /> khoẻ và giáo dục đó là điều tất yếu.<br /> Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có <br /> cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ  dân trí cũng ngày được nâng cao.  <br /> Chính vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ  cũng được gia đình và xã hội đặc  <br /> biệt quan tâm. Vậy quan tâm như  thế  nào là đúng mực để  cơ  thể  trẻ  khoẻ <br /> mạnh, học tốt phát triển cân đối thì trước tiên ta phải có một chế độ ăn uống <br /> hợp lý, khoa học nhằm giúp trẻ ăn uống ngon miệng nhưng luôn đảm bảo vệ <br /> sinh an toàn thực phẩm.<br /> Hiện nay vấn đề  vệ  sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm lớn <br /> nhất của toàn xã hội, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả <br /> quá trình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng, trên công tác này đòi hỏi có tính  <br /> <br /> Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         1<br /> Đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm  <br /> trong trường Mầm non Ea Tung.<br /> <br /> liên ngành cao và là công việc của toàn dân. Đối với Ngành giáo dục nói <br /> chung, trong đó bậc học Mầm non đóng vai trò rất lớn đến việc tổ chức khâu <br /> an toàn vệ  sinh thực phẩm cho trẻ  ăn bán trú tại trường Mầm non. Vì vậy,  <br /> vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng đối với sức khoẻ trẻ <br /> thơ, góp phần nâng cao sức học tập, lao động của trẻ trong xã hội ngày càng <br /> phát triển hiện nay.  Nhận thức được tầm quan trọng đó, là một phó hiệu <br /> trưởng, phụ trách công tác bán trú, tôi đã tập trung ngiên cứu, tìm tòi để tìm ra  <br /> “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong  <br /> trường Mầm non Ea Tung”.<br /> I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:<br /> Nghiên cứu, căn cứ  vào hoạt động cụ  thể  trong trường Mầm non Ea  <br /> Tung, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk để từ đó tìm ra những biện pháp nhằm  <br /> nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường.<br /> Sự  phối kết hợp với tất cả các đoàn thể  trong và ngoài nhà trường để <br /> xây dựng mục tiêu nâng cao chất lượng vệ  sinh an toàn thực phẩm: Nhà  <br /> trường với y tế, nhà trường với các đối tác ký kết hợp đồng cung cấp nước  <br /> uống, thực phẩm…<br /> Áp dụng những biện pháp phù hợp vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ <br /> tại trường Mầm non Ea Tung, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lăk.<br /> I.3. Đối tượng nghiên cứu:<br /> Công tác bán trú trường Mầm non Ea Tung – Huyện Krông Ana – Tỉnh  <br /> Đắk Lắk.<br /> I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:<br /> Đối tượng và nội dung của công tác nâng cao chất lượng vệ  sinh an  <br /> toàn thực phẩm là vô cùng rộng lớn và có liên quan đến rất nhiều lĩnh vực <br /> trong xã hội, tuy nhiên trong đề tài này tôi nghiên cứu một số biện pháp nâng  <br /> <br /> Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         2<br /> Đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm  <br /> trong trường Mầm non Ea Tung.<br /> <br /> cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và công tác chăm sóc giáo dục trẻ <br /> tại trường Mầm non Ea Tung, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lăk.<br /> I.5. Phương pháp nghiên cứu:<br /> Phương pháp nghiên cứu lý luận:<br /> Nghiên cứu tài liệu, sách báo, mạng internet…về  các nguyên tắc đảm <br /> bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học.<br /> Phương pháp quan sát khoa học:<br /> Quan sát, nghiên cứu thu thập tài liệu, trao đổi trực tiếp, thu nhận phản <br /> hồi từ học sinh, phụ huynh và cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường.<br /> Phương pháp thực nghiệm khoa học:<br /> Phương  pháp kiểm tra, đánh giá sức khoẻ  của trẻ  qua biểu  đồ  tăng <br /> trưởng của từng giai đoạn và khám sức khoẻ định kỳ hàng năm.<br /> II. Phần nội dung:<br /> II.1. Cơ sở lý luận:<br /> Thế nào là bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm?<br />    Một số khái niệm về vệ sinh an toàn thực phẩm: <br /> Thực phẩm: là những thức ăn, đồ  uống của con người dưới dạng tươi <br /> sống hoặcđã qua sơ  chế, chế  biến; bao gồm cả  đồ  uống, nhai ngậm và các <br /> chất đã được sửdụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm.<br />   Vệ  sinh thực phẩm: là mọi điều kiện và biện pháp cần thiết để  đảm <br /> bảo sự  an toànvà phù hợp của thực phẩm  ở  mọi khâu thuộc chu trình thực <br /> phẩm.<br />   An toàn thực phẩm: là sự bảo đảm thực phẩm không gây hại cho người <br /> tiêu dùngkhi nó được chuẩn bị và/hoặc ăn theo mục đích sử dụng.<br />   Định nghĩa vệ sinh an toàn thực phẩm: vệ sinh an toàn thực phẩm là tất <br /> cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân <br /> <br /> Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         3<br /> Đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm  <br /> trong trường Mầm non Ea Tung.<br /> <br /> phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ,  <br /> an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Vì vậy, vệ <br /> sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự  tham gia của nhiều ngành,  <br /> nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như  nông nghiệp, thú y, cơ  sở  chế <br /> biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng. <br /> Giáo dục Mầm non là một ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục <br /> Quốc dân, chiếm vị trí rất quan trọng nó có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở <br /> ban đầu đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người mới xã hội  <br /> chủ  nghĩa, chuẩn bị  những điều kiện, kỹ  năng cần thiết cho trẻ  chuẩn bị <br /> bước vào lớp 1 trường Tiểu học. Muốn đạt  được mục tiêu giáo dục Mầm <br /> non thì trước hết phải quan tâm đến nhân tố con người, nó có tầm quan trọng  <br /> rất lớn trong nhà trường quyết định chất lượng giáo dục trẻ   ở  trường Mầm  <br /> non. <br /> Nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm  ở trường Mầm non là <br /> vấn đề rất quan trọng và là nhiệm vụ mũi nhọn mà nhà trường chúng tôi đặt  <br /> ra hiện nay. Với nhiệm vụ là một Phó Hiệu trưởng, chịu trách nhiệm quản lý  <br /> và chỉ  đạo công tác bán trú trong nhà trường thì việc xây dựng kế  hoạch và <br /> chỉ  đạo thực hiện theo kế  hoạch, chỉ  đạo thực hiện bán trú, khảo sát, kiểm  <br /> tra,  đánh giá, chất  lượng chăm  sóc giáo dục trẻ  , góp phần xây dựng kỷ <br /> cương, nề nếp trong nhà trường, phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng của  <br /> giáo viên và nhân viên trong nhà trường nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chăm <br /> sóc giáo dục trẻ. Bởi vì:“ Mẫu giáo tốt, mở đầu nền giáo dục tốt”.<br /> Để  làm tốt công tác đảm bảo vệ  sinh an toàn thực phẩm trong trường  <br /> Mầm non có rất nhiều nội dung cần được quan tâm chỉ đạo thực hiện:<br /> Vệ sinh an toàn thực phẩm và những điều kiện có liên quan. <br /> <br /> <br /> <br /> Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         4<br /> Đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm  <br /> trong trường Mầm non Ea Tung.<br /> <br /> Các biện pháp vệ  sinh phòng nhiễm bẩn thực phẩm: Vệ  sinh cá nhân,  <br /> vệ  sinh môi trường, vệ  sinh dụng cụ  chế  biến (Dao, thớt, đũa, thìa, tiếp xúc  <br /> với thực phẩm sống và chín), vệ sinh dụng cụ ăn uống ( Bát, thìa, cốc) được  <br /> rửa sạch. Kiểm soát quá trình chế biến. Khám sức khoẻ định kỳ cho nhân viên <br /> cấp dưỡng, cung cấp kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho cấp dưỡng, <br /> cha mẹ học sinh, giáo viên và các cháu học sinh trong trường mầm non.<br /> Các biện pháp đảm bảo nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực  <br /> phẩm:<br /> Các biện pháp cơ bản:<br /> Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các văn bản, pháp luật về vệ sinh an toàn <br /> thực phẩm.<br /> Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo chặt chẽ và phối hợp có hiệu quả với các  <br /> đoàn thể  trong và ngoài nhà trường về  kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm,  <br /> đặc biệt là đội ngũ nhân viên nấu ăn, tăng cường tuyên truyền vệ sinh an toàn <br /> thực phẩm đến các bậc cha mẹ học sinh và nhân dân.<br /> Đưa nội dung vệ  sinh an toàn thực phẩm vào chương trình chăm sóc <br /> giáo dục trẻ phù hợp theo từng độ tuổi để giám sát công tác vệ sinh nói chung, <br /> vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng thường xuyên theo từng chủ đề cụ thể.<br /> Thực hiện tốt biện pháp phòng tránh ngộ độc<br /> Xây   dựng   khẩu   phần   ăn   hợp   lý   cho   từng   bữa   ăn   phù   hợp   với   địa <br /> phương, với tình hình kinh tế của nhân dân.<br /> Tăng cường mua sắm trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho học sinh đảm <br /> bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường<br /> II.2. Thực trạng:<br /> a. Thuận lợi ­ khó khăn:<br /> Khái quát: <br /> <br /> Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         5<br /> Đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm  <br /> trong trường Mầm non Ea Tung.<br /> <br /> Tổng số CBVC :  23 đồng chí, dân tộc 05; nữ dân tộc 05 đồng chí.<br /> BGH : 03 đồng chí<br /> Giáo viên : 16 đồng chí;  Nữ : 14; Dân tộc : 04; NDT: 04<br /> Nhân viên : 04 đồng chí; Nữ : 03; Dân tộc : 01; NDT: 01<br /> ̉<br /> Đang viên : 06 đồng chí; Nữ : 06; Dân tộc : 02; NDT : 02 <br /> Tổng số học sinh : 200 trẻ/ 07 lớp. Trẻ ăn bán trú 100%.<br /> Thuận lợi:<br /> Trường tổ chức ăn bán trú, trẻ ăn bán trú 100%.<br /> Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Huyện ủy, Ủy <br /> ban nhân dân huyện, Đảng  ủy,  Ủy ban nhân dân xã EaNa, đặc biệt là sự  chỉ <br /> đạo sâu sát, tận tình của lãnh đạo Phòng giáo dục trong các hoạt động của nhà <br /> trường, đã cấp kinh phí hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi kịp thời.<br /> Cơ  cấu tổ chức Ban giám hiệu phù hợp với Điều lệ trường mầm non,  <br /> Ban giám hiệu chỉ đạo sát sao, đều tay.<br /> 100% cán bộ viên chức hiểu và nắm được công tác đảm bảo vệ sinh an <br /> toàn thực phẩm cho trẻ ăn bán trú trong trường Mầm non.<br /> Tập thể  cán bộ  viên chức từ  nhân viên phục vụ  đến cán bộ  Lãnh đạo <br /> đều có ý thức trách nhiệm cao trong quá trình giữ vệ sinh chung đặc biệt là vệ <br /> sinh an toàn thực phẩm. <br /> Hội thi “Môi trường và vệ  sinh cá nhân” cấp trường đã được tổ  chức  <br /> chu đáo và được các bậc cha mẹ học sinh đồng tình ủng hộ.<br /> Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hàng năm không xảy ra ngộ độc.<br /> Giáo viên   áp dụng công  thức an  toàn thực  phẩm vào trong công tác <br /> giảng dạy đạt hiệu quả cao, hầu hết trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi  <br /> trường sạch sẽ thông qua dạy học trên lớp, mọi lúc mọi nơi…<br /> Đối với trẻ:<br /> <br /> <br /> Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         6<br /> Đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm  <br /> trong trường Mầm non Ea Tung.<br /> <br /> Hiểu được vệ sinh an toàn thực phẩm rất quan trọng đối với đời sống <br /> con người, biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường thông qua các giờ học <br /> tích hợp, vui chơi, ca dao, đồng dao…<br /> Biết được một số  lao động để  giữ  vệ  sinh nơi công cộng, vệ  sinh môi  <br /> trường như: không vứt rác, khạc nhổ nơi công cộng, biết bỏ rác đúng nơi quy  <br /> định, vệ sinh lớp học hàng ngày… và biết được công tác giữ vệ sinh rất quan  <br /> trọng đối với sức khoẻ con người.  <br />  Đối với các bậc cha mẹ học sinh:<br /> Cha mẹ học sinh đồng tình ủng hộ về cách giữ vệ sinh và phòng chống <br /> các bệnh nhiễm khuẩn xảy ra trong nhà trường. Đã có sự  phối hợp chặt chẽ <br /> trong công tác giáo dục trẻ  biết giữ  vệ  sinh chung, vệ  sinh cá nhân và cùng <br /> nhau làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ.<br /> Khó khăn:<br /> Trường có ba phân hiệu lẻ và các phân hiệu cách xa nhau khoảng 4km.  <br /> Phân hiệu Buôn Drai có 100% học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số,  ở  đây  <br /> phụ huynh và học sinh chưa có ý thức cao trong vệ sinh cá nhân và vệ sinh an  <br /> toàn thực phẩm, các cháu vẫn ăn quả xanh, uống nước lã, ăn quà vặt và hàng <br /> rong rất nhiều.<br /> Hai lớp học Buôn Drai, học sinh đa số  là đồng bào dân tộc thiểu số,  <br /> hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.<br /> Nhiều giáo viên trẻ mới ra trường kinh nghiệm còn ít, một số giáo viên <br /> lớn tuổi  ứng dụng công nghệ  thông tin chưa cao. Khả  năng tuyên truyền  <br /> thuyết phục phụ huynh chưa mạnh dạn, chưa tự tin còn cả nể.<br /> Là một cán bộ  quản lý mới nên công tác lên kế hoạch đôi lúc chưa cụ <br /> thể, chỉ đạo còn mang tính chung chung, chưa khoa học. <br /> Phụ  huynh học sinh phần đa là đồng bào dân tộc thiểu số, làm nông, <br /> <br /> <br /> Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         7<br /> Đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm  <br /> trong trường Mầm non Ea Tung.<br /> <br /> với tính chất công việc bận rộn, chân lấm tay bùn, một số  cha mẹ  trẻ  cũng <br /> không quan tâm đúng mức đến việc học của con em mình.<br /> Nhà bếp đã xuống cấp trầm trọng, nhà trường đã tham mưu và UBND  <br /> huyện và Phòng Giáo dục và Đào tạo đang tiến hành xây dựng tại Thôn Tân <br /> Thắng, chưa được đưa vào sử dụng.<br /> b. Thành công ­ hạn chế:<br /> Thành công:<br /> Khi áp dụng một số  biện pháp nhằm nâng cao chất lượng vệ  sinh an <br /> toàn thực phẩm cho trẻ ăn bán trú  ở  trường mình, tôi nhận thấy tập thể  cán <br /> bộ  viên chức từ  nhân viên phục vụ  đến cán bộ  lãnh đạo đều có ý thức trách <br /> nhiệm cao trong quá trình giữ  vệ  sinh chung đặc biệt là vệ  sinh an toàn thực  <br /> phẩm. <br /> Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hàng năm không xảy ra ngộ độc.<br /> Giáo viên   áp dụng công  thức an  toàn thực  phẩm vào trong công tác <br /> giảng dạy đạt hiệu quả cao, hầu hết trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi  <br /> trường sạch sẽ thông qua dạy học trên lớp, mọi lúc mọi nơi…<br /> Trẻ  hiểu được vệ  sinh an toàn thực phẩm rất quan trọng đối với đời <br /> sống con người, biết giữ  vệ  sinh cá nhân, vệ  sinh môi trường thông qua các <br /> giờ học tích hợp, vui chơi, ca dao, đồng dao…<br /> Biết được một số  lao động để  giữ  vệ  sinh nơi công cộng, vệ  sinh môi  <br /> trường như: không vứt rác, khạc nhổ nơi công cộng, biết bỏ rác đúng nơi quy  <br /> định, vệ sinh lớp học hàng ngày… và biết được công tác giữ vệ sinh rất quan  <br /> trọng đối với sức khoẻ con người.  <br /> Tất cả các bậc cha mẹ học sinh đồng tình ủng hộ  về cách giữ vệ  sinh  <br /> và phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn xãy ra trong nhà trường. Đã có sự phối  <br /> <br /> <br /> <br /> Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         8<br /> Đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm  <br /> trong trường Mầm non Ea Tung.<br /> <br /> hợp chặt chẽ  trong công tác giáo dục trẻ  biết giữ  vệ  sinh chung, vệ  sinh cá <br /> nhân và cùng nhau làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ.<br /> Riêng bản thân tôi có thêm rất nhiều kinh nghiệm trong công tác nâng <br /> cao chất lượng vệ  sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường, phụ  trách công  <br /> tác bán trú ngày một hiệu quả hơn.<br /> Hạn chế:<br /> Bếp ăn của nhà trường đã xuống cấp, không đạt chuẩn.<br /> Các phân hiệu cách xa nhau nên việc vận chuyển thức ăn đảm bảo vệ <br /> sinh thực phẩm của trẻ cũng phần nào bị ảnh hưởng.<br /> c. Mặt mạnh và mặt yếu:<br /> Mặt mạnh:<br />           Được sự tín nhiệm của nhà trường, đồng nghiệp, phụ huynh học sinh.<br /> Trang thiết bị của trường phục vụ cho công tác bán trú tương đối đầy <br /> đủ so với nhu cầu.<br /> Biện pháp phù hợp với tình hình thực tế  của trường, lớp, khi áp dụng <br /> đề tài có ảnh hưởng tích cực đến học sinh, phụ huynh và giáo viên, học sinh <br /> thích đến trường, yêu trường, mến lớp, đi học chuyên cần hơn.<br /> Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng bữa ăn, giảm <br /> tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng<br /> Mặt yếu: <br /> Tuy nhiên, hai lớp học Buôn Drai có học sinh đa số là đồng bào dân tộc <br /> thiểu số, có hoàn cảnh khó khăn, nhận thức chưa cao về vệ sinh an toàn thực <br /> phẩm và tầm quan trọng của an toàn thực phẩm đối với sự  phát triển khỏe <br /> mạnh của trẻ, các cháu ở đây chỉ ăn khẩu phần ăn trưa theo chế độ nhà nước <br /> hỗ trợ, không đảm bảo theo nhu cầu phát triển của trẻ.<br /> d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:<br /> <br /> Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         9<br /> Đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm  <br /> trong trường Mầm non Ea Tung.<br /> <br /> Nguyên nhân của thành công:<br /> Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Huyện ủy, Ủy <br /> ban nhân dân huyện, Đảng  ủy,  Ủy ban nhân dân xã EaNa, đặc biệt là sự  chỉ <br /> đạo sâu sát, tận tình của lãnh đạo Phòng giáo dục trong các hoạt động của nhà <br /> trường, đã cấp kinh phí hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi kịp thời.<br /> Được sự tin tưởng, động viên, giúp đỡ  tận tình của Ban giám hiệu nhà <br /> trường, phụ  huynh học sinh đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình <br /> nghiên cứu đề tài.<br /> Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc thực  <br /> hiện, áp dụng đề tài nghiên cứu trong công tác quản lý.<br /> Học sinh ngoan, có nề nếp tốt.<br /> Cô có trình độ chuẩn và trên chuẩn, kiến thức tương đối về vệ sinh an <br /> toàn thực phẩm, được tham dự  các buổi tập huấn chuyên đề  do các cấp tổ <br /> chức.<br /> Nguyên nhân của hạn chế: <br /> Phụ  huynh học sinh chưa nhận thức đúng đắn về  tầm quan trọng của  <br /> giáo dục Mầm non, hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn, chưa quan tâm <br /> đúng mức đến sức khỏe dinh dưỡng của con em mình.<br /> e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.<br /> Trường Mầm non Ea Tung có ba phân hiệu lẻ, các phân hiệu cách xa <br /> nhau khoảng 4 km, phân hiệu Buôn Drai có 100% dân  ở  đây là người đồng  <br /> bào dân tộc thiểu số. Nhiều giáo viên trẻ  mới ra trường kinh nghiệm còn ít,  <br /> nhà xa, một số  giáo viên lớn tuổi  ứng dụng công nghệ  thông tin chưa cao.  <br /> Năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề  của giáo viên tuy đã đạt chuẩn <br /> nhưng không đồng  đều. Giao tiếp, tuyên truyền chưa tự  tin, lời nói chưa <br /> <br /> <br /> <br /> Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         10<br /> Đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm  <br /> trong trường Mầm non Ea Tung.<br /> <br /> thuyết phục được phụ  huynh, chưa nhiệt tình trong công tác chủ  nhệm, còn <br /> phó thác cho nhà trường.<br /> Bản thân tôi mới được điều động bổ  nhiệm đến nhận công tác lên <br /> chưa mạnh dạn, chưa quyết đoán. <br /> Việc quan tâm chăm sóc con em của một số phụ huynh học sinh chưa  <br /> đáp ứng với nhu cầu chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng cao hiện nay. Nhu cầu <br /> về  kinh tế, mưu sinh được quan tâm nhiều hơn nhu cầu học tập, ăn bán trú <br /> của con em mình. <br /> Chính vì vậy cán bộ  quản lý, giáo viên, cần nâng cao kiến thức, kỹ <br /> năng giao tiếp, nhận thức đúng đắn về  vai trò trách nhiệm của mình để  làm  <br /> tốt công tác chỉ đạo, chủ nhiệm, công tác tuyên truyền. Bám sát tình hình thực <br /> tế, kinh tế  của địa phương, của phụ  huynh, để  lên kế  hoạch, tuyên truyền  <br /> thuyết phục phù hợp; như Bác Hồ đã dạy.            <br />                “ Dễ trăm lần không dân cũng chịu <br />                  Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.<br /> Là một cán bộ  quản lý phụ  trách công tác bán trú trong nhà trường, tôi  <br /> rất quan tâm đến công tác chăm sóc, bảo đảm vệ  sinh an toàn thực phẩm, <br /> nâng cao chất lượng bữa ăn, giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong nhà trường.<br /> Qua khảo sát, đầu năm nhà trường cân đo theo dõi sức khỏe trẻ  theo  <br /> biểu đồ tăng trường, kết quả như sau:<br /> Trẻ phát triển bình thường là 177/200 trẻ, chiếm tỉ lệ 88.5%<br /> Trẻ suy dinh dưỡng về cân nặng là 23/200 trẻ, chiếm tỉ lệ 11.5%<br /> Trẻ suy dinh dưỡng về chiều cao là 22/200 trẻ, chiếm tỉ lệ 11.0%<br />  Nguyên nhân của thực trạng<br /> Qua khảo sát, đánh giá kết quả tôi tìm ra một số nguyên nhân dẫn tới tỷ <br /> lệ trẻ suy dinh dưỡng là:<br /> <br /> <br /> Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         11<br /> Đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm  <br /> trong trường Mầm non Ea Tung.<br /> <br /> Do trẻ chưa được chăm sóc đúng mức khi người mẹ đang mang thai.<br /> Trẻ không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời.<br /> Do trẻ bị sinh non, sinh thiếu tháng.<br /> Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chất lượng bữa ăn tại gia đình chưa <br /> cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.<br /> Trẻ chưa được gia đình quan tâm đúng mức.<br /> Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng bữa ăn, giảm  <br /> tỉ  lệ  trẻ  suy dinh dưỡng trong nhà trường là vô cùng quan trọng. Chính điều  <br /> này làm tôi trăn trở suy nghĩ làm thế nào để khắc phục tình trạng trên nên tôi  <br /> đã nghiên cứu, tìm ra và áp dụng có hiệu quả  trong công tác quản lý Một số  <br /> biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường  <br /> Mầm non Ea Tung như sau:<br /> II.3. Giải pháp, biện pháp:<br /> a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:<br /> Mục tiêu của các giải pháp, biện phám nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn  <br /> thực phẩm, nâng cao chất lượng bữa ăn, giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong  <br /> nhà trường.<br /> b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:<br /> Biện pháp 1: Xây dựng kế  hoạch tổ chức ăn bán trú cho trẻ  đảm <br /> bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.<br /> Ngay từ  đầu năm học, trên kế  hoạch hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ <br /> năm học của phòng và tình hình thực tế  của trường, tôi xây dựng kế  hoạch  <br /> chăm sóc nuôi dưỡng và nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm năm, học kỳ và  <br /> cụ  thể từng tháng trong năm học sao cho thật phù hợp với đặc điểm thực tế <br /> của đơn vị.<br /> Tăng cường khâu kiểm tra giám sát việc thực hiện công tác bán trú. <br /> <br /> Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         12<br /> Đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm  <br /> trong trường Mầm non Ea Tung.<br /> <br /> Thiết lập và lưu trữ đầy đủ hồ  sơ  công tác bán trú. Thành lập tổ kiểm <br /> tra giám sát công tác bán trú trường học.<br /> Thực hiện công tác bán trú đảm bảo theo đúng quy định, đáp  ứng nhu <br /> cầu đông đảo các bậc cha mẹ  học sinh và phù hợp với điều kiện của nhà <br /> trường. Tổ  chức bán trú đảm bảo an toàn tuyệt đối về  vệ  sinh an toàn thực  <br /> phẩm, an toàn cháy nổ, an toàn tính mạng cho trẻ  và cán bộ, giáo viên, nhân <br /> viên.<br /> Đưa nội dung thực hiện vào chương trình phần mềm quản lý dinh dưỡng  <br /> Nutrikids để lên thực đơn ăn uống theo khẩu phần, hàng ngày, hàng tuần, theo <br /> mùa, hợp lý, cân đối dinh dưỡng. <br /> Triển khai tới các bộ phận, đoàn thể trong nhà trường và triển khai sâu <br /> rộng trong toàn thể cha mẹ học sinh thông qua nhiều kênh thông tin như: cuộc <br /> họp cha mẹ học sinh, tranh  ảnh tuyên truyền, thông qua các hội thi, trong đó  <br /> luôn chú trọng động viên phụ huynh cùng tham gia.<br /> Biện pháp 2: Công tác tham mưu, đầu tư mua sắm cơ sở vật chất  <br /> phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ.<br /> Cơ  sở  vật chất là điều kiện thiết yếu để  tổ  chức các hoạt động chăm  <br /> sóc nuôi dưỡng trẻ   ở  trường Mầm Non, chính vì vậy ngay từ  cuối năm học  <br /> 2013 ­2014 nhà trường đã kiểm kê toàn bộ  cơ  sở  vật chất, nắm được tình <br /> hình cụ  thể về đồ  dùng phục vụ  cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng trên yêu  <br /> cầu, tiêu chuẩn của ngành. Từ đó tôi xây dựng kế hoạch tu sửa, mua sắm bổ <br /> sung cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bán trú năm học 2014­2015, lên kế <br /> hoạch tham mưu với Hiệu trưởng và cùng Hiệu trưởng tham mưu với UBND <br /> xã phê duyệt kế hoạch cho tu sửa và mua sắm mới.<br /> Kế hoạch mua sắm:<br /> <br /> <br /> <br /> Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         13<br /> Đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm  <br /> trong trường Mầm non Ea Tung.<br /> <br /> Mua sắm bổ sung đồ dùng bán trú gồm: chiếu, gối đủ phục vụ cho trẻ <br /> ngủ.<br /> Mua sắm bổ sung đồ dùng nhà bếp gồm: cối xay thức ăn, xoong nồi, tô, <br /> đĩa, thìa …<br /> Mua sắm bổ sung đồ dùng vệ sinh: thùng đựng nước, thau, xô, khăn cho <br /> trẻ.<br />    Tu sửa cơ  sở  vật chất: Tu sửa bếp: quét vôi; Tu sửa hệ  thống điện <br /> nước.<br /> UBND huyện đầu tư  xây dựng công trình tại phân hiệu Tân Thắng  <br /> trong đó có xây mới nhà bếp đạt chuẩn để thay thế nhà bếp đã xuống cấp, dự <br /> kiến đưa vào sử dụng vào cuối năm học 2014­2015.<br />  Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho <br /> trẻ.<br />          Tổ phòng chống suy dinh dưỡng có nhiệm vụ theo dõi thể  lực trẻ qua  <br /> hàng tháng, quí nhất là những trẻ suy dinh dưỡng. Nhân viên cấp dưỡng, các  <br /> thành viên trong tổ phòng chống suy dinh dưỡng theo dõi giờ ăn, theo dõi tình <br /> hình ăn uống của trẻ, phát hiện kịp thời những thực phẩm không phù hợp với <br /> trẻ.<br />                Bên cạnh đó quan tâm đến những trẻ  thụ  động, trẻ  ăn ít, trẻ  chậm <br /> chạp, trẻ ít chơi cùng bạn . . . bằng cách ra sân chơi với bóng, đuổi theo bóng <br /> (trẻ nhà trẻ), lăn bóng, chơi với bóng, đá bóng (trẻ mẫu giáo) nhằm kích thích <br /> trẻ vận động giúp tiêu hao năng lượng trẻ sẽ  ăn nhiều, uống nhiều giúp thể <br /> lực trẻ phát triển mạnh hơn.<br /> Tuyên truyền phụ  huynh không mang quà bánh, thức ăn  ở  nhà vào lớp, <br /> trẻ  đến trường chỉ  ăn chế  độ  ăn trong trường cung cấp, cần cho trẻ  ăn hết  <br /> <br /> <br /> <br /> Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         14<br /> Đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm  <br /> trong trường Mầm non Ea Tung.<br /> <br /> phần ăn theo số  tiền phụ  huynh đã mua phiếu (đạt 60% kcalo/ngày), còn lại <br /> phụ huynh cho trẻ ăn thêm ở nhà (đạt 40% kcalo/ngày).<br /> Biện pháp 4: Các biện pháp phòng nhiễm bẩn vệ sinh an toàn thực <br /> phẩm, vệ sinh nơi chế biến.<br /> Thực hiện nghiêm túc quy trình bếp một chiều.<br /> Nơi chế  biến thực phẩm luôn thường xuyên giữ  vệ  sinh sạch sẽ  có <br /> dụng cụ riêng cho thực phẩm sống và chín.<br /> Bếp nấu ăn đảm bảo đủ ánh sáng và không khí.<br /> Đối với nhân viên nấu ăn phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe trước <br /> khi làm việc vào đầu năm học mới. Trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ <br /> đầu tóc gọn gàng, móng tay luôn cắt ngắn và sạch sẽ.<br /> Thùng rác thải, nước gạo… luôn được thoát và để  đúng nơi quy định, <br /> các loại rác thải được chuyển ra ngoài hàng ngày kịp thời.<br />  Nhân viên phải mặc trang phục trong khi nấu ăn: Đeo tạp dề, đội mũ  <br /> khi chế biến, đeo khẩu trang trước khi chia thức ăn và rửa tay bằng xà phòng <br /> tiệt trùng. <br />            Hàng ngày trước khi bếp hoạt động, nhà trường đã có kế hoạch phân <br /> công cụ  thể các nhân viên cấp dưỡng thay phiên nhau đến sớm làm công tác <br /> thông thoáng phòng cho không khí lưu thông và lau dọn sàn nhà, kệ bếp, kiểm <br /> tra hệ thống điện, ga trước khi hoạt động. <br />           Nếu có điều gì biểu hiện không an toàn thì nhân viên cấp dưỡng báo  <br /> ngay với ban giám hiệu nhà trường để biết và kịp thời xử lý.<br /> Biện pháp 5: Kiểm tra quá trình chế biến thực phẩm.<br /> Trước khi chế  biến thực phẩm sống, nhân viên cấp dưỡng rửa dụng  <br /> cụ: Dao, thớt sạch sẽ tránh để nhiễm khuẩn, rêu mốc trên dao thớt.<br /> <br /> <br /> <br /> Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         15<br /> Đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm  <br /> trong trường Mầm non Ea Tung.<br /> <br /> Thức ăn chín phải đảm bảo đủ  thời gian và nhiệt độ, không để  thực <br /> phẩm sống tiếp xúc với thực phẩm chín. Dụng cụ cho trẻ ăn uống như: Bát, <br /> thìa, cốc… luôn luôn được rửa sạch, phơi khô, lau sạch trước khi sử dụng.<br /> Thực hiện tốt biện pháp phòng tránh ngộ độc bằng cách thường xuyên <br /> kiểm tra các thực phẩm của đối tác trước khi ký nhận thực phẩm hàng ngày <br /> và phát hiện những thực phẩm không đảm bảo chất lượng và số lượng.<br /> Đưa nội dung an toàn thực phẩm vào chương trình chăm sóc giáo dục  <br /> trẻ phù hợp với từng độ tuổi.<br /> Biện pháp 6: Tuyên truyền giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm.<br /> Nhà trường thành lập ban chỉ  đạo y tế  học đường gồm: Đại diện ban <br /> giám hiệu phụ  trách nuôi dưỡng cho trẻ, đại diện trạm y tế  xã, phường, thị <br /> trấn, đại diện cha mẹ học sinh, phụ trách y tế của trường, tổ  trưởng tổ nuôi <br /> dưỡng.<br /> Ban chỉ  đạo có trách nhiệm đẩy mạnh công tác vệ  sinh an toàn thực <br /> phẩm và phòng chống các dịch bệnh trong nhà trường.<br /> Theo sự chỉ đạo của nhà trường, ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch kiểm  <br /> tra hàng ngày, định kỳ… cụ  thể  và đột xuất được phân công cụ  thể  đến các <br /> thành viên trong ban chỉ đạo.<br /> Tổ  chức tuyên truyền bằng các hình thức như: Xây dựng góc tuyên  <br /> truyền, viết bài tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh trong các giờ đón trẻ để <br /> phối hợp tốt.<br /> Đưa nội dung giáo dục môi trường, an toàn thực phẩm vào các giờ hoạt <br /> động chung nhằm giúp trẻ  tích cực tham gia giữ  vệ  sinh đảm bảo an toàn <br /> thực phẩm như lao động tự phục vụ, giữ vệ sinh môi trường, rèn thói quen vệ <br /> sinh cá nhân và các hành vi văn minh nơi công cộng, tạo môi trường thân thiện <br /> trong trường, lớp mầm non. <br /> <br /> <br /> Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         16<br /> Đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm  <br /> trong trường Mầm non Ea Tung.<br /> <br />           Phối hợp với y tế, tài nguyên môi trường tổ chức hỗ trợ cho công tác an <br /> toàn thực phẩm, lên kế hoạch phun thuốc diệt côn trùng ít nhất một lần trong  <br /> một năm học để cảnh quan môi trường luôn sạch đẹp đảm bảo vệ sinh.<br /> Tuyên truyền phổ  biến kiến thức nuôi con theo khoa học, cách giữ  vệ <br /> sinh môi trường tới các bậc cha mẹ  học sinh và có biện pháp phối hợp chặt  <br /> chẽ.<br /> Xây dựng 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người  <br /> làm bếp và 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý cho phụ huynh và nhân dân biết  <br /> (treo ở nơi dễ quan sát nhất).<br /> c. Điều kiện để thực hiện các biện pháp:<br /> Được sự  quan tâm của các cấp, UBND huyện, UBND xã, Phòng Giáo  <br /> dục và Đào tạo huyện Krông Ana đến sự nghiệp chăm sóc và giáo dục trẻ.<br /> Được   sự   tin   tưởng,   động   viên   của   ban   giám   hiệu   nhà   trường,   phụ <br /> huynh học sinh và đồng nghiệp.<br /> Học sinh ngoan, có nề nếp tốt, đi học chuyên cần.<br /> Trang thiết bị phục vụ cho công tác bán trú tương đối đầy đủ  theo nhu <br /> cầu.<br /> Giáo viên nắm được đặc điểm cá nhân trẻ, trẻ cá biệt để có cách thức, <br /> phương pháp chăm sóc trẻ. <br /> Giáo viên yêu nghề, mến trẻ, thường xuyên học hỏi nâng cao trình độ <br /> chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng giảng dạy và chăm sóc trẻ  theo <br /> chuyên đề và theo yêu cầu của giáo dục thời kỳ mới.<br /> d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:<br /> Các biện pháp thực hiện trong đề  tài có mối quan hệ  khăng khít, bổ <br /> sung, hỗ  trợ  nhau trong suốt quá trình nghiên cứu đề  tài, thiếu một trong các  <br /> biện pháp thì đề tài nghiên cứu không thể thành công như mong đợi.<br /> <br /> Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         17<br /> Đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm  <br /> trong trường Mầm non Ea Tung.<br /> <br /> e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của đề tài nghiên cứu:<br /> Kết quả khảo nghiệm:<br /> Sau khi tôi sử dụng một số giải pháp, biện pháp trên áp dụng vào công <br /> tác quản lý công tác bán trú của nhà trường. Cuối học kỳ I, trường tôi đã đạt <br /> được một số kết quả đáng khích lệ như sau:<br /> 100% cán bộ viên chức hiểu và nắm được công tác đảm bảo vệ sinh an <br /> toàn thực phẩm cho trẻ ăn bán trú trong trường Mầm non.<br /> Tập thể  cán bộ  viên chức từ  nhân viên phục vụ  đến cán bộ  Lãnh đạo <br /> đều có ý thức trách nhiệm cao trong quá trình giữ vệ sinh chung đặc biệt là vệ <br /> sinh an toàn thực phẩm. <br /> Hội thi “Môi trường và vệ  sinh cá nhân” cấp trường đã được tổ  chức  <br /> chu đáo, hiệu quả và được các bậc cha mẹ học sinh đồng tình ủng hộ.<br /> Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hàng năm không xảy ra ngộ độc.<br /> Giáo viên   áp dụng công  thức an  toàn thực  phẩm vào trong công tác <br /> giảng dạy đạt hiệu quả cao, hầu hết trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi  <br /> trường sạch sẽ thông qua dạy học trên lớp, mọi lúc mọi nơi…<br /> Đối với trẻ:<br /> Hiểu được vệ  sinh an toàn thực phẩm rất quan trọng đối với đời sống <br /> con người, biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường thông qua các giờ học <br /> tích hợp, vui chơi, ca dao, đồng dao…<br /> Biết được một số  lao động để  giữ  vệ  sinh nơi công cộng, vệ  sinh môi  <br /> trường như: không vứt rác, khạc nhổ nơi công cộng, biết bỏ rác đúng nơi quy  <br /> định, vệ sinh lớp học hàng ngày… và biết được công tác giữ vệ sinh rất quan  <br /> trọng đối với sức khoẻ con người.  <br />  Đối với các bậc cha mẹ học sinh:<br /> <br /> <br /> <br /> Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         18<br /> Đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm  <br /> trong trường Mầm non Ea Tung.<br /> <br /> Tất cả các bậc cha mẹ học sinh đồng tình ủng hộ  về  cách giữ  vệ  sinh  <br /> và phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn xảy ra trong nhà trường. Đã có sự <br /> phối hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh chung, vệ sinh  <br /> cá nhân và cùng nhau làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ.<br /> Điều đó chứng minh rằng thực nghiệm của tôi phần nào đã thành công, <br /> áp dụng các biện pháp tôi đề  ra rất phù hợp với tình hình nhà trường, phụ <br /> huynh, giáo viên và học sinh của trường tôi.<br /> II.4. Kết qủa thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn <br /> đề nghiên cứu:<br /> Kết qủa thu được qua khảo nghiệm:<br /> Trong năm học 2014 ­ 2015 nhờ có biện pháp nâng cao chất lượng vệ <br /> sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường mà bản thân tôi đã xây dựng kế <br /> hoạch cụ  thể, khoa học, sát với điều kiện thực tế  của đơn vị, duy trì được  <br /> 100% trẻ ăn bán trú, tỉ lệ chuyên cần đạt 94% ( đối với lớp nhóm trẻ và lớp 3­  <br /> 4 tuổi), lớp 5 tuổi đạt 98%, nâng cao được chất lượng bữa ăn cho trẻ, chất  <br /> lượng chăm sóc giáo dục trẻ, cuối năm cao hơn đầu năm.<br /> Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng về cân nặng giảm còn 10/200 trẻ, chiếm tỉ lệ <br /> 5%.<br /> Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng về chiều cao giảm còn 10/200 trẻ, chiếm tỉ lệ <br /> 5%.<br /> Chất lượng bữa ăn của trẻ  ngày càng nâng cao, trẻ ăn hết xuất ăn của  <br /> mình, có cảm giác ăn ngon miệng.<br /> Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:<br /> Việc nghiên cứu một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn  <br /> thực phẩm trong nhà trường thành công đã góp phần vào việc thực hiện tốt <br /> nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ nói riêng và nhiệm vụ giáo dục mầm non <br /> <br /> Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         19<br /> Đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm  <br /> trong trường Mầm non Ea Tung.<br /> <br /> trong năm học nói chung của trường tôi, điều quan trọng là góp phần giúp trẻ <br /> phát triển toàn diện, bước đầu hoàn thiện nhân cách.<br /> III. Phần kết luận, kiến nghị:<br /> III.1. Kết luận: <br /> Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm lớn của toàn <br /> xã hội hiện nay.Vai trò của người cán bộ  quản lý một trường có tổ  chức ăn  <br /> bán trú 100% thì đây là một trách nhiệm nặng nề  mà đòi hỏi người cán bộ <br /> quản lý luôn luôn năng động, sáng tạo và đầu tư  có hiệu quả  trong công tác  <br /> xây dựng và tiếp cận với tất cả các hoạt động trong trường mầm non.<br /> Mục đích của đảm bảo vệ  sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm <br /> non là giúp trẻ  khỏe mạnh, nhanh nhẹn, khơi dậy  ở trẻ tính tò mò ham hiểu  <br /> biết…Chính vì vậy mà mỗi chúng ta cần phải quan tâm và đầu tư có hiệu quả <br /> vào trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ để  giúp trẻ có một sức khỏe tốt. <br /> Đó là những kinh nghiệm quý báu theo chúng ta đi suốt những năm tháng trong <br /> công tác làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ và nhất là những người làm công <br /> tác lãnh đạo tại các trường mầm non có tổ chức ăn bán trú.<br /> Qua nhiều năm thực hiện tổ  chức chương trình chăm sóc giáo dục trẻ <br /> có tổ chức ăn bán trú, bản thân tôi nhận thấy đây là bài học giúp cho toàn thể <br /> cán bộ giáo viên có một kiến thức cơ bản về mọi mặt trong công tác chăm sóc <br /> giáo dục trẻ ở trường lớp mầm non, đặc biệt là cách giữ vệ sinh an toàn thực  <br /> phẩm trong trường lớp mầm non. Vì vậy bản thân tôi đã không ngừng phát <br /> huy những thành tích đã đạt được, trên cơ sở đó tiếp tục nâng cao vai trò lãnh <br /> đạo của mình để  cùng nhau đưa chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ  đáp  ứng  <br /> với xu thế của xã hội ngày càng phát triển trong đó có Giáo dục Mầm non.<br /> Thường xuyên đổi mới công tác quản lý, chỉ  đạo có hiệu quả  về  công <br /> tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ.<br /> <br /> Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         20<br /> Đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm  <br /> trong trường Mầm non Ea Tung.<br /> <br /> Là một cán bộ quản lý tôi sẽ cố  gắng nhiều hơn nữa và chia sẻ  những <br /> kinh nghiệm vốn có của bản thân để  trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp ở các  <br /> trường bạn bên cạnh đó còn học hỏi những điều hay để  ngày càng làm tốt <br /> công tác quản lý bán trú của mình. Tuyên truyền sâu rộng đến tất cả các bậc <br /> cha mẹ học sinh và cộng đồng thấy được tầm quan trọng của việc đảm bảo <br /> vệ  sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non trong công tác chăm sóc <br /> giáo dục trẻ.<br /> III.2. Kiến nghị<br /> Hàng năm Phòng Giáo dục và Đào tạo liên hệ với trung tâm y tế huyện  <br /> tổ  chức cho toàn thể cán bộ cốt cán bậc học mầm non tham gia tập huấn về <br /> vệ  sinh an toàn thực phẩm và cách phòng ngừa các dịch bệnh thường xảy <br /> trong trường Mầm non. Đồng thời phòng tránh kịp thời các loại dịch bệnh  <br /> như: phun thuốc diệt muỗi, các loại côn trùng có hại…<br /> Mỗi cán bộ  giáo viên đều có ý thức giữ  gìn vệ  sinh chung và cùng với <br /> nhà trường phối hợp thực hiện tốt công tác vệ  sinh an toàn thực phẩm trong <br /> trường mầm non có tổ chức ăn bán trú tại đơn vị mình.<br /> Tổ  chức bồi dưỡng cho cán bộ  giáo viên những kiến thức cơ  bản về <br /> cách giữ vệ sinh và vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường. Tuyên truyền <br /> giáo dục các bậc cha mẹ học sinh về nội dung và hình thức giữ gìn vệ sinh, an  <br /> toàn thực phẩm, đặc biệc chú trọng thông qua các Hội thi như: “Môi trường  <br /> và vệ sinh cá nhân” do các cấp tổ chức. <br /> Xây dựng các giờ hoạt động chung có lồng ghép các nội dung giáo dục <br /> vệ sinh, an toàn thực phẩm phù hợp với từng chủ đề của từng độ tuổi nhưng <br /> không mất đi phần trọng tâm của nội dung bài dạy.<br />     Trên đây là một số  biện pháp nhằm nâng cao chất lượng vệ  sinh an <br /> toàn thực phẩm trong trường Mầm non có tổ  chức ăn bán trú tôi đã áp dụng  <br /> <br /> <br /> Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         21<br /> Đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm  <br /> trong trường Mầm non Ea Tung.<br /> <br /> thực hiện tại trường Mầm non Ea Tung, kính mong hội đồng sáng kiến, các <br /> đồng chí đồng nghiệp có ý kiến nhận xét, bổ  sung để  đề  tài ngày càng hoàn  <br /> thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu nhà trường, các cô giáo, <br /> các bậc phụ  huynh và các em học sinh thân yêu đã động viên, tạo điều kiện  <br /> cho tôi thực hiện đề tài này.<br />                                                                       <br />                                                                            Krông Ana, ngày 01/01/2015<br />                                                                                     Người thực hiện<br /> <br /> <br /> <br /> <br />                                                                                       Tống Thị Huyền Trâm<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br /> ……………………………………………………………………………………<br /> ……………………………………………………………………………………<br /> ……………………………………………………………………………………<br /> ……………………………………………………………………………………<br /> ……………………………………………………………………………………<br /> ……………………………………………………………………………………<br /> …………………………………………………………………………………….<br /> <br /> Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         22<br /> Đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm  <br /> trong trường Mầm non Ea Tung.<br /> <br /> <br /> <br />                                                                 <br />                                                               <br /> <br /> <br /> CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />                                                                           ( Ký tên, đóng dấu )<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         23<br /> Đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm  <br /> trong trường Mầm non Ea Tung.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> <br /> STT Tên tài liệu Tác giả<br /> 1 Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương  TS Trần Thị  Ngọc Trâm; <br /> trình giáo dục Mầm non. TS   Lê   Thu   Hương; <br /> PGS.TS   Lê   Thị   Ánh <br /> Tuyết (Đồng chủ biên)<br /> 2 Điều lệ trường Mầm non. Quyết định số <br /> 14/2008/QĐ­BGDĐT <br /> của Bộ Giáo dục và <br /> Đào tạo<br /> 3 Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non.  Nguyễn Ánh Tuyết<br /> NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.<br /> <br /> <br /> 4 Sổ  tay công tác giáo viên khối Mầm  Phạm Văn Tây.<br /> non. NXB ĐHSP<br /> 5 Giáo dục mầm non I, II. NXB ĐH sư  Đào Thanh An<br /> phạm.<br /> <br /> <br /> 6 Tâm lý học đại cương, NXB ĐHSP. Nguyễn Quang Uẩn<br /> <br /> <br /> 7  Luật giáo dục mầm non<br /> Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         24<br /> Đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm  <br /> trong trường Mầm non Ea Tung.<br /> <br /> 8 Logic học đại cương T.S Vương Tấn Đạt<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> MỤC LỤC<br /> <br /> <br />                                                                                                         Trang<br /> Bìa………………………………………………………………................0<br /> Phần I. Phần mở đầu:<br /> I.1. Lý do chọn đề tài……………………………………………….1<br /> I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài………………………………….2<br /> I.3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………...…...2<br /> I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu…………………………………..2<br /> I.5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………….2<br /> <br /> <br /> Phần II.  Phần nội dung:<br /> II.1. Cơ sở lý luận…………………………………………………...3<br /> II.2. Thực trạng……………………………………………………...5<br /> II.3. Giải pháp, biện pháp………………………………………   …11<br /> II.4. Kết qủa thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn <br /> đề nghiên cứu……………………………………………………….17<br /> Phần III. Phần kết luận, kiến nghị:<br /> III.1. Kết luận……………………………………………………….18<br /> <br /> Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         25<br /> Đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm  <br /> trong trường Mầm non Ea Tung.<br /> <br /> III.2. Kiến nghị…………………………………………………...…19<br />           Tài liệu tham khảo………………………………………………… .22<br />           Mục lục……...………………………………………………………23<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         26<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2