intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo tăng cường luyện nói cho học sinh lớp 1 trong môn Tiếng Việt

Chia sẻ: Trần Văn An | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

37
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài: Đề tài giúp cho mỗi giáo viên dạy lớp Một có kỹ năng luyện nói cho học sinh; học sinh nói được theo yêu cầu và sở thích, hơn nữa các em biết dùng ngôn ngữ nói để giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo tăng cường luyện nói cho học sinh lớp 1 trong môn Tiếng Việt

Một số kinh nghiệm chỉ đạo tăng cường luyện nói cho học sinh lớp 1 trong môn Tiếng Việt<br /> I. PHẦN MỞ ĐẦU<br /> <br /> 1. Lý do chọn đề tài <br /> <br /> Vấn đề phát triển lời nói cho học sinh đã được chủ tịch Hồ Chí Minh dạy:  <br /> “Tiếng nói là thứ  của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc.  <br /> Chúng ta phải giữ  gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ  biến ngày càng rộng  <br /> khắp”. Phải chăng việc làm này bắt đầu từ các trường giáo dục phổ thông, hơn <br /> ai hết đó là các trường Tiểu học. <br /> <br /> Bên cạnh đấy, Nghe ­ Nói ­ Đọc ­ Viết (N ­ N ­ Đ ­ V) là những hoạt động  <br /> diễn ra thường xuyên trong cuộc sống chúng ta. Trong bốn dạng hoạt động này <br /> xét về  tần số  xuất hiện thì cặp hoạt động Nghe – Nói diễn ra liên tục hơn, <br /> thường xuyên hơn. Nó mang 2 đặc tính nổi bật: Hoạt động ngôn ngữ  nói dạng <br /> giao tiếp trực tiếp bằng âm thanh trong hoạt động ngôn ngữ và hoạt động mang <br /> cả hai đặc tính của việc tiếp nhận lời nói lẫn việc tạo lập lời nói.<br /> <br /> Ngoài ra trong dạy học Tiểu học, Nghe – Nói – Đọc – Viết là 4 kỹ  năng  <br /> của môn Tiếng Việt. Nếu thiếu một trong bốn kỹ  năng nói trên sẽ  làm cho <br /> người học chưa hoàn thành môn học. Một học sinh phát triển bình thường sử <br /> dụng các bộ  phận của cơ  thể  để  học tập và rèn luyện bốn kỹ  năng N­N­Đ­V <br /> một cách bình thường trong đó kỹ năng nói là cần thiết nhất, bởi vì nói chuyện  <br /> hằng ngày trong mọi môi trường: bạn bè, gia đình, làng xóm, thôn buôn, lớp,  <br /> trường học, … trong mọi hoàn cảnh: vui, buồn, khó khăn,… thông qua việc sử <br /> dụng ngôn ngữ  nói làm cho mọi người hiểu nhau hơn, cuộc sống tốt đẹp hơn. <br /> Vậy kỹ năng nói là quan trọng nhất trong bốn lỹ năng của môn Tiếng Việt.<br /> <br /> Do đó muốn sử  dụng kỹ  năng nói một cách có hiệu quả  cần phải có sự <br /> luyện tập thường xuyên, liên tục và có kế  hoạch. Có thể  khẳng định rằng kỹ <br /> năng nói chỉ hình thành qua luyện tập và bằng con đường luyện tập. Hiện nay, <br /> nhà trường phổ thông đang cố gắng hình thành cho học sinh những kỹ năng sống  <br /> cơ  bản nhất, trong những kỹ năng  ấy kỹ  năng giao tiếp là một trong những kỹ <br /> năng quan trọng. Chính vì vậy việc nghiên cứu tìm ra những biện pháp rèn kỹ <br /> năng nói có hiệu quả  có chất lượng cho học sinh nói chung, học sinh lớp Một  <br /> nói riêng hết sức cần thiết. Bởi lẽ  ở lứa tuổi này các em “ăn chưa nên đọi, nói  <br /> chẳng nên lời” chưa biết nói gì, nói như thế nào, phải nói ra sao là đúng với sự <br /> vật sự việc hiện tại diễn ra xung quanh mình. Với tâm lý lứa tuổi học sinh lớp <br /> Lê Thị Minh Tâm – TH Phan Bội Châu 1<br /> Một số kinh nghiệm chỉ đạo tăng cường luyện nói cho học sinh lớp 1 trong môn Tiếng Việt<br /> Một như  vậy người giáo viên cần phải tìm cách dạy cho học sinh hiểu, biết  <br /> cách nói đúng, nói đủ  nói có văn hóa có giáo dục ngay lớp nền móng để  tạo đà <br /> phát triển kỹ năng nói trong môn Tiếng Việt ở các lớp trên giúp cho ba kỹ năng  <br /> còn lại được thông thạo và trôi chảy, không những thế tăng cường kỹ năng nói <br /> để  nói được, nói chuẩn  ở  tất các các môn học khác, phục vụ  tốt cuộc sống <br /> thường ngày hay nói cách khác năngg lực ngôn ngữ  tốt là cơ  sở  giúp trẻ  phát <br /> triển năng lực học tập, năng lực tư  duy và năng lực khác; nói tốt giúp học sinh <br /> nhận thức tốt và khám phá thế giới có hiệu quả. Do vậy tôi chọn đề  tài  “Một <br /> số kinh nghiệm chỉ đạo tăng cường luyện nói cho học sinh lớp 1 trong môn <br /> Tiếng Việt” để nghiên cứu.<br /> <br /> 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br /> <br /> Đề  tài giúp cho mỗi giáo viên dạy lớp Một có kỹ  năng luyện nói cho học  <br /> sinh; học sinh nói được theo yêu cầu và sở thích, hơn nữa các em biết dùng ngôn <br /> ngữ nói để giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày.<br /> <br /> Với nhiệm vụ  chính là nghiên cứu và xây dựng kế  hoạch luyện nói logic,  <br /> phù hợp lứa tuổi học sinh lớp Một; tổ chức nhiều hình thức luyện nói đạt hiệu  <br /> quả cao.<br /> <br /> 3. Đối tượng nghiên cứu<br /> <br /> Một số phương pháp chỉ đạo tăng cường luyện nói cho học sinh lớp Một.<br /> <br /> Giáo viên, học sinh trường TH Phan Bội Châu năm học 2017­2018<br /> <br /> 4. Giới hạn của đề tài<br /> <br /> Phần luyện nói của môn Tiếng Việt lớp 1 (dấu hiệu: tranh 2 người quay  <br /> mặt vào nhau, phần cuối của bài dạy và phần kể chuyện).<br /> <br /> 5. Phương pháp nghiên cứu<br /> <br /> Phương pháp khảo sát, quan sát, điều tra, phân tích, thống kê và hỏi đáp.<br /> <br /> II.NỘI DUNG<br /> <br /> 1. Cơ sở lý luận<br /> <br /> <br /> Lê Thị Minh Tâm – TH Phan Bội Châu 2<br /> Một số kinh nghiệm chỉ đạo tăng cường luyện nói cho học sinh lớp 1 trong môn Tiếng Việt<br /> Quan điểm dạy học mới hiện nay là dạy giao tiếp do vậy theo Quyết định  <br /> số  16/2006 QĐ­BGD&ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ  Giáo dục và Đào <br /> tạo, môn Tiếng Việt lớp 1 có 350 tiết trong đó phần luyện nói được trình bày  <br /> trong sách giáo khoa 172 tiết từ  bài 1 đến bài 102 và kể  chuyện  ở  phần luyện <br /> tập tổng hợp. Cao hơn nữa của luyện nói là kể chuyện theo tranh có ở các bài ôn <br /> tập âm, vần. Như vậy luyện nói được dạy ngay từ  bài học đầu tiên có thể  nói  <br /> rằng Bộ Giáo dục đã nghiên cứu và xây dựng hệ thống chương trình, sách giáo  <br /> khoa không chỉ với mục đích giúp học sinh lớp Một đọc thông viết thạo mà còn  <br /> giúp người học biết nói và nói một cách có văn hóa.<br /> <br /> Là người giáo viên, người đưa nội dung và tinh thần của Bộ  Giáo dục & <br /> Đào tạo trở  thành hiện thực phải làm gì, làm như  thế  nào để  có được kết quả <br /> cao nhất? Theo tôi thiết nghĩ cần phải có hướng chỉ  đạo sâu sát từ  người phụ <br /> trách chuyên môn; sự  nhiệt tình, miệt mài nghiên cứu tâm lý lứa tuổi học sinh <br /> lớp Một của giáo viên tham gia giảng dạy; nắm chắc nội dung sách giáo khoa  <br /> cũng như  hiểu rõ mục tiêu giáo dục hiện nay. Biết lựa chọn nội dung dạy học  <br /> hợp lý, đưa ra các phương pháp thúc đẩy quá trình tiếp thu kiến thức tự  nhiên, <br /> dễ hiểu, dễ gần và dễ nhớ.<br /> <br /> Mỗi bài học, phần luyện nói mang màu sắc riêng chỉ  có  ở  Tiếng Việt lớp <br /> Một do đó người dạy phải hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động luyện nói <br /> trong tiết học một cách bài bản, có hệ thống tránh máy móc rập khuôn. Để nâng <br /> cao hiệu quả  chất lượng luyện nói cho học sinh lớp Một, cần thiết phải định  <br /> hướng, chỉ đạo linh hoạt sử dụng các kỹ năng luyện nói trong mỗi giờ  lên lớp;  <br /> cách thức, nội dung luyện nói cần phải có kế hoạch cụ thể, từ dễ đến khó; tạo  <br /> môi trường luyện nói cho học sinh tự nhiên, thoải mái và thân thiện; tất cả giáo  <br /> viên đều có kỹ năng giúp học sinh luyện nói đạt hiệu quả cao. <br /> 2. Thực trạng<br /> <br /> Phần luyện nói được sách giáo khoa phân biệt rõ ràng, giúp học sinh nhìn <br /> vào là biết được đó là hoạt động nói, sau khi đã đọc tốt các nội dung âm, vần, <br /> tiếng, từ  và câu. Giáo viên dạy học có căn cứ  và sách hướng dẫn chi tiết cho <br /> mỗi bài, nội dung luyện nói khoảng 2 đến 4 câu/chủ  đề nói. Giáo viên dạy học  <br /> môn Tiếng Việt lớp 1 theo quy trình không cắt xén nội dung.<br /> <br /> <br /> Lê Thị Minh Tâm – TH Phan Bội Châu 3<br /> Một số kinh nghiệm chỉ đạo tăng cường luyện nói cho học sinh lớp 1 trong môn Tiếng Việt<br /> Nội dung luyện nói trong từng bài được sách giáo khoa xác định rất rõ ràng.  <br /> Mỗi bài luyện nói có một tên gọi cụ thể (trừ 5 bài trong phần  Làm quen với âm  <br /> và chữ). Các bài tập luyện nói được sắp xếp cuối mỗi bài dạy âm, vần mới và  <br /> được trình bày bằng tranh minh hoạ, có từ, ngữ chứa âm, vần đã học nói lên chủ <br /> đề luyện nói. Sang phần Luyện tập tổng hợp  được bố trí các bài theo tuần với <br /> ba chủ điểm lớn: Nhà trường, Gia đình, Thiên nhiên – Đất nước cụ thể.<br /> <br /> Việc tăng cường luyện nói được giáo viên thực hiện trên lớp trong từng  <br /> môn học và nhiều nhất là môn Tiếng Việt. Học sinh đều có đủ  sách giáo khoa  <br /> để tham gia luyện nói và học tập. <br /> <br /> Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên – học sinh mượn sách tham khảo,  <br /> sách hướng dẫn về luyện nói cho học sinh.<br /> <br /> Bên cạnh những  ưu điểm trên trong thực tế  vẫn còn một số  tồn tại: Giáo <br /> viên quá chú trọng vào 2 kỹ  năng đọc, viết mà coi nhẹ  việc rèn luyện kỹ  năng <br /> nói, họ nghĩ rằng ở lớp Một chỉ cần dạy cho học sinh biết đọc, biết viết là đủ. <br /> Bản thân họ  còn lúng túng trong khâu tổ  chức dạy; sử  dụng rập khuôn các  <br /> phương pháp, nội dung, hình thức khi hình thành và bồi dưỡng kỹ năng nói cho  <br /> học sinh. Giáo viên quá chú trọng vào rèn kỹ  năng đọc và viết do đó không đủ <br /> thời gian cho phần luyện nói. Giáo viên chưa tập trung tìm hiểu về  đặc điểm <br /> tâm sinh lý, môi trường sống của học sinh, chưa thật sự thông cảm với những  <br /> khó khăn mà học sinh gặp phải nên khi tiến hành hỏi đáp chỉ yêu cầu những học <br /> sinh nói hay hoặc hay nói trả  lời. Không mấy quan tâm đến những học sinh ít  <br /> nói, hạn chế về ngôn ngữ, nói ngọng vì sợ gọi những em này trả lời sẽ làm mất  <br /> nhiều thời gian<br /> <br /> Chưa kiêm soat kêt qua hoc sinh luyên noi theo nhom, khiên viêc tô ch<br /> ̉ ́ ́ ̉ ̣ ̣ ́ ́ ́ ̣ ̉ ức  cho <br /> ̣<br /> hoc sinh ho ạt đông nhom ch<br /> ̣ ́ ỉ mang tinh hinh th<br /> ́ ̀ ưc, ch<br /> ́ ưa hiêu qua.<br /> ̣ ̉<br /> <br /> Về phía học sinh các em còn nhút nhát, chưa tự tin trong lúc nói, chưa sáng  <br /> tạo tìm từ  mới để  nói chỉ  nói theo, rập khuôn; tìm tiếng, tìm từ còn chậm trong  <br /> khi nói, nói không thành câu; chưa chú ý lắng nghe một cách tích cực khi giáo <br /> viên nêu yêu cầu,  đến lúc trình bày thường câu trả  lời không đúng mục đích <br /> hoặc chưa hết ý. Một số trường hợp chỉ trả lời một tiếng là “có” hoặc “không”  <br /> chứ chưa giải thích được theo ý mình là vì sao có, vì sao không ?<br /> <br /> <br /> Lê Thị Minh Tâm – TH Phan Bội Châu 4<br /> Một số kinh nghiệm chỉ đạo tăng cường luyện nói cho học sinh lớp 1 trong môn Tiếng Việt<br /> Một số  học sinh nói không rõ lời, chưa phát âm chuẩn, nhiều học sinh nói  <br /> còn kéo dài, chưa trôi chảy, chưa lưu loát, chưa biểu cảm.<br /> Chất lượng khảo sát đầu năm học 2017­2018<br /> Đối với giáo viên<br /> <br /> Có kỹ năng và linh <br /> Luyện nói cho HS <br /> hoạt trong việc tổ  Có kỹ năng luyện nói <br /> theo sách hướng  Ghi <br /> chức luyện nói cho  cho HS<br /> dẫn chú<br /> HS<br /> <br /> SL TL SL TL SL TL<br /> <br /> 1 33.3 1 33.3 1 33.3<br /> <br /> Đối với học sinh<br /> <br /> Nói không đủ to, <br /> Nói đủ to, rõ ràng,  Nói đủ to, rõ ràng, <br /> chưa rõ ràng,  Ghi <br /> thành câu chưa thành câu<br /> không thành câu chú<br /> SL TL SL TL SL TL<br /> <br /> 9 17.6 % 14 27.5% 28 54.9%<br /> 3. Nội dung và hình thức của giải pháp <br /> <br /> a) Mục tiêu của giải pháp<br /> <br /> Một số  giải pháp chỉ  đạo giáo viên thực hành luyện nói trong môn Tiếng <br /> Việt nhằm mang lại cho học sinh kỹ  năng nói trong phần luyện nói đạt chuẩn <br /> đối với học sinh  ở mức hoàn thành và trên chuẩn đối với học sinh ở  mức hoàn  <br /> thành tốt. Qua đó học sinh biết nói, biết sử  dụng từ  ngữ  nói phù hợp với ngữ <br /> cảnh và biết giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày.<br /> <br /> Giáo viên có kỹ năng tổ chức thực hiện hoạt động luyện nói đạt hiệu quả <br /> cao.<br /> <br /> b) Nội dung và cách thức thực hiện<br /> <br /> Lê Thị Minh Tâm – TH Phan Bội Châu 5<br /> Một số kinh nghiệm chỉ đạo tăng cường luyện nói cho học sinh lớp 1 trong môn Tiếng Việt<br /> Bước 1: Dự giờ, trao đổi với giáo viên để nắm bắt tình hình thực tế<br /> <br /> Xây dựng kế  hoạch dự  giờ  chuyên đề, đột xuất giáo viên dạy lớp 1 về <br /> môn Tiếng Việt mỗi chủ đề, dạng bài 1 lần. Ví dụ: Tuần 1 bài 3 âm dấu sắc “/”  <br /> đại diện cho 6 bài đầu dạng nhìn tranh không có chủ  đề rõ ràng. Tuần 3 bài 13 <br /> âm n, m với chủ đề “Bố  mẹ/ ba má” đại diện cho các bài luyện nói có chủ  đề <br /> được ghi bằng chữ.<br /> <br /> * Xây dựng tiêu chí đánh giá khi dự giờ<br /> <br /> ** Đối với hoạt động dạy: <br /> <br /> + PP truyền tải nội dung ­ Giới thiệu chủ đề<br /> <br />         ­ Đặt câu hỏi tìm hiểu nội dung tranh, nội dung chủ <br /> đề<br /> <br /> + Hình thức tổ chức luyện nói: Nói trước lớp, nói trong nhóm đôi, nhóm 4, <br /> hội thoại với giáo viên, …<br /> <br /> + Phần đánh giá thường xuyên:<br /> <br />  ­ Giáo viên sử dụng hình thức, kỹ thuật nào, hợp lý chưa?<br /> <br /> ­ Phần đánh giá đã đúng quan điểm của Thông tư  22/2016 chưa (Khen + <br /> khẳng định + tư vấn, hỗ trợ)<br /> <br /> ** Đối với hoạt động học: <br /> <br /> ­ Học sinh tham gia tích cực hay thụ động.<br /> <br /> ­ Học sinh nói to, rõ, phát âm chuẩn, nói thành câu chưa.<br /> <br /> ­ Các em hiểu được lời đánh giá của GV và khắc phục được đến đâu.<br /> <br /> + Kiến thức: Nắm được nội dung chủ  đề  luyện nói, dùng từ  nói đủ  câu, <br /> đúng trọng tâm chủ đề.<br /> <br /> + Năng lực: Tự học, tự giải quyết vấn đề; tự  phục vụ  tự  quản, giao tiếp,  <br /> hợp tác trong nhóm, mạnh dạn khi nói, nói to, nói rõ, phát âm tròn vành rõ tiếng.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Lê Thị Minh Tâm – TH Phan Bội Châu 6<br /> Một số kinh nghiệm chỉ đạo tăng cường luyện nói cho học sinh lớp 1 trong môn Tiếng Việt<br /> + Phẩm chất: Chăm học, chăm làm tích cực thực hiện yêu cầu; tự  tin, tự <br /> trọng, tự chịu trách nhiệm về lời nói; trung thực nói theo hiểu biết của bản thân <br /> không lấy từ ngữ của người khác; thể hiện được tình cảm với chủ đề đang nói.<br /> <br /> Cùng với tổ  khối trưởng đi dự  giờ, đánh giá các hoạt động như  đã nêu  ở <br /> trên. Nếu giáo viên chưa có kỹ  năng nào thì tư  vấn, hỗ  trợ  cho giáo viên hiểu <br /> ngay tại chỗ. Chẳng hạn giáo viên chưa có hình thức tổ chức tăng cường rèn kỹ <br /> năng nói cho học sinh tôi chỉ đạo tổ trưởng và cùng tổ trưởng tư vấn như sau:<br /> <br /> Mỗi chủ  đề  cần sử  dụng ít nhất 2 hình thức tổ  chức (cá nhân/nhóm; cá <br /> nhân/ lớp; nhóm/lớp; …) cùng một thời điểm tạo điều kiện cho tất cả học sinh  <br /> cùng được luyện nói, em nào cũng được nói. Giáo viên linh hoạt sử  dụng tiết  <br /> kiệm tối đa quỹ thời gian có để tổ chức luyện nói.<br /> <br /> Tổ  chức các trò chơi lôi cuốn học sinh tham gia luyện nói tích cực, tránh <br /> rập khuôn máy móc làm học sinh chán nản không muốn tham gia luyện nói.<br /> <br /> Khuyến khích, động viên học sinh nói theo khả  năng của bản thân không <br /> nói theo, nói leo. <br /> <br /> * Trao đổi với giáo viên dạy chuyên và giáo viên chủ nhiệm<br /> <br /> Nhằm đánh giá chuẩn năng lực nói của mỗi học sinh trong khối lớp 1, tôi <br /> thường trao đổi với các đồng chí giáo viên dạy các môn khác như: Âm nhạc, <br /> Thể dục, Mĩ thuật, … để  nắm bắt tình hình các em đã được hướng dẫn luyện  <br /> nói như  thế  nào, có hướng chỉ  đạo chuyên sâu phần tăng cường luyện nói cho <br /> học sinh đối với giáo viên sát thực tế đạt hiệu quả.<br /> <br /> Như vậy việc dự  giờ, trao đổi với giáo viên để  nắm bắt tình hình thực tế <br /> không chỉ để dự báo, định hướng mà còn tư vấn chỉ đạo trực tiếp cho mỗi giáo  <br /> viên khi tham gia dạy Tiếng Việt lớp Một điều chỉnh phương pháp, hình thức tổ <br /> chức luyện nói hợp lý có chất lượng cao.<br /> <br /> Bước 2: Chỉ đạo xây dựng thực hiện kế hoạch<br /> <br /> Bồi dưỡng kĩ năng nói cho học sinh là một quá trình lâu dài người giáo viên <br /> tuyệt đối không nóng vội khi rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh. Giáo viên cần <br /> lưu ý không thể  có kết quả  nói tốt trong một sớm, một chiều mà cần có thời <br /> gian để giúp các em sửa chữa tiến bộ trong quá trình giao tiếp được tốt hơn. Do  <br /> <br /> Lê Thị Minh Tâm – TH Phan Bội Châu 7<br /> Một số kinh nghiệm chỉ đạo tăng cường luyện nói cho học sinh lớp 1 trong môn Tiếng Việt<br /> vậy tôi chỉ  đạo cho giáo viên xây dựng kế  hoạch thực hiện ngay khi họ  xây <br /> dựng chương trình dạy học theo tuần, theo bài. Kế hoạch xây dựng hình thức tổ <br /> chức tăng cường luyện nói ngay trong tiết học Tiếng Việt và tiết học tăng tiết  <br /> làm thế nào để có được các khâu đột phá sau:<br /> Thứ nhất, tạo cho học sinh có nhu cầu hội thoại tích cực <br /> Để  tạo ra nhu cầu giao tiếp cho học sinh, giáo viên cần tạo ra những tình <br /> huống giao tiếp giả định nhưng phải gần gũi và có sức hấp dẫn, kích thích nhu  <br /> cầu nói của các em. Khi đã hoà mình vào hoàn cảnh đã nhập vai giao tiếp thì khi  <br /> ấy các em sẽ thể hiện hết mình, muốn nói thực sự  hết mình. Chẳng hạn trước  <br /> khi vào phần luyện nói của bài 29 vần ia với chủ đề “Chia quà” giáo viên đưa ra  <br /> một tình huống: Bác đại diện cha mẹ học sinh của lớp đang phát quà cho các em <br /> nhân dịp tết Trung thu, hãy tưởng tượng em đưa tay ra nhận quà nhé. Các em  <br /> muốn nói gì khi nhận được quà? Không khí của lớp lúc được nhận quà thế <br /> nào?...Sau đó khéo léo tích nội dung chủ  đề  đang học vào giúp học sinh hứng <br /> khởi nói và có thể nói nhiều hơn.<br /> Lưu ý khi tiến hành đặt câu hỏi cho hoạt động luyện nói nên chuẩn bị  hệ <br /> thống câu hỏi theo cấu trúc từ  dễ  đến khó phù hợp với năng lực học tập của <br /> học sinh trong lớp.<br /> Tổ  chức đàm thoại  ở  lớp việc làm đầu tiên là giáo viên nêu yêu cầu một  <br /> cách rõ ràng cho mọi đối tượng đều hiểu được vấn đề mà người dạy đặt ra. Khi <br /> nêu câu hỏi thì phải chọn học sinh có trình độ phù hợp để trả lời, không chỉ tập  <br /> trung vào những học sinh có năng khiếu mà phải tạo điều kiện cho tất cả  đối <br /> tượng tham gia vào quá trình trả lời (nói).<br /> Bắt đầu từ bài 7, tuần 2 học sinh được luyện nói theo tranh có tên chủ đề;  <br /> chủ yếu kỹ năng nói và giao tiếp thực tế được xâu chuỗi và đan xen xuất hiện.  <br /> Học sinh tập nói, học cách nói từ những mảng lớn đến mảng nhỏ trong tranh và <br /> liên tưởng đến thực tế các em đã từng trải qua. Chẳng hạn gợi ý để học sinh nói <br /> như  sau: Ai đang bế em bé? Em bé vui hay buồn? Tại sao? Hồi nhỏ em thường  <br /> được ai bế nhiều nhất? Em phải làm gì để bố mẹ vui lòng? Càng ngày học sinh  <br /> lại được tập nói được bổ sung vốn từ ngữ để học tiếp các môn học khác.<br /> Thứ hai, phải xây dựng được hoàn cảnh giao tiếp tốt  <br /> <br /> Lê Thị Minh Tâm – TH Phan Bội Châu 8<br /> Một số kinh nghiệm chỉ đạo tăng cường luyện nói cho học sinh lớp 1 trong môn Tiếng Việt<br /> Hoàn cảnh giao tiếp trong giờ Tiếng Việt chính là điều kiện lớp học trong <br /> giờ luyện nói. Nó gồm: không khí lớp học, tư thế của giáo viên, các hoạt động  <br /> nghe của học sinh, trật tự lớp học và một số hoạt động khác có ảnh hưởng gián  <br /> tiếp đến việc nói của học sinh. Bởi vì học sinh không thể  nói trong hoàn cảnh  <br /> lớp học  ồn ào hoặc các em sẽ  khó diễn đạt trước cặp mắt nghiêm khắc của  <br /> giáo viên. Các em sẽ tự tin hơn, phấn khởi hơn trước sự chú ý lắng nghe của các  <br /> bạn, trước ánh mắt trìu mến hoặc những lời động viên khích lệ của cô giáo.<br /> Khi học sinh đang nói giáo viên không nên ngắt lời một cách tuỳ tiện bởi  <br /> sự gián đoạn trong lời nói thường làm các em lúng túng, giáo viên chỉ nên sửa sai <br /> hoặc uốn nắn khi các em đã kết thúc phần nói của mình.<br /> Cần tạo nên ấn tượng tốt cho các em khi giảng dạy nói chung và khi đàm <br /> thoại nói riêng, giáo viên phải thực sự  gương mẫu trong việc sử  dụng lời nói <br /> của mình, nói đủ ý, diễn đạt gãy gọn trong quá trình rèn luyện cho học sinh qua <br /> từng câu, từng bài. Phải hết sức cởi mở, nhã nhặn với các đối tượng trong lớp  <br /> tạo không khí vui vẻ, phấn chấn giúp các em có cảm giác thoải mái thì hoạt <br /> động nói mới diễn ra một cách thuận lợi.<br /> Thứ ba, phân chia các chủ đề thành nhiều nhóm để lựa chọn phương pháp <br /> và hình thức khác thay đổi cho phù hợp với cá nhân, nhóm, đối thoại, độc thoại,<br /> …<br /> Với những chủ đề gần gũi với học sinh,  Chủ đề: bố mẹ, ba má; Quà quê; <br /> Nhà trẻ; Bé và bạn bè; Người bạn tốt; Hãy kể với cha mẹ hôm nay  ở lớp con đã <br /> ngoan thế nào? Giáo viên gợi mở cho học sinh nói qua vốn hiểu biết thực tế của  <br /> các em, lựa chọn những hình thức học tập, trò chơi v.v…để lôi cuốn tất cả học  <br /> sinh cùng tham gia.<br /> Chẳng hạn: Chủ  đề  nói về  gia đình: “Bố  mẹ  ­ Ba má, Bà cháu”…có thể <br /> cho học sinh sắm vai nhân vật thể  hiện tình cảm của ông bà, bố  mẹ  đã yêu <br /> thương, quan tâm, chăm sóc em hoặc những tình cảm, việc làm của em thể hiện  <br /> sự hiếu thảo của một người cháu, người con đối với ông bà, cha mẹ mình.<br /> Tăng cường luyện nói cho học sinh lớp Một trong môn Tiếng Việt không <br /> chỉ   ở  tiết chính khóa mà giáo viên cần biết sắp xếp thời khóa biểu hợp lý để <br /> tăng thời lượng luyện nói cho học sinh thông qua tiết luyện tập. Đối với trường  <br /> dạy 32 tiết/tuần, lớp Một có 5 tiết luyện tôi chỉ  đạo ở  học kỳ 1 dành thời gian  <br /> Lê Thị Minh Tâm – TH Phan Bội Châu 9<br /> Một số kinh nghiệm chỉ đạo tăng cường luyện nói cho học sinh lớp 1 trong môn Tiếng Việt<br /> cho luyện môn Tiếng Việt nhiều hơn, ít nhất là 3 tiết/5 tiết để  tăng cường <br /> luyện nói cho các em.<br /> Ngoài việc chỉ  đạo, giao công việc tăng cường luyện nói cho giáo viên <br /> chủ  nhiệm, tôi yêu cầu các giáo viên bộ  môn phối kết hợp với giáo viên tiểu  <br /> học dạy lớp Một cùng chia sẻ gánh vác nhiệm vụ luyện nói cho các em với nội  <br /> dung chủ  đề  đã được học; giúp học sinh được luyện nói nhiều, các em có kỹ <br /> năng nói góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.<br />  Đối với học sinh lớp Một việc ghi nhớ của các em chưa được vững chắc,  <br /> dễ nhớ nhưng cũng rất mau quên nên ngoài việc luyện nói trong giờ Tiếng Việt  <br /> ra giáo viên cần duy trì việc uốn nắn cho các em có được kĩ năng nói thành câu, <br /> trôi chảy ở các môn khác.<br /> Chỉ  đạo giáo viên xây dựng chuẩn cần đạt để  kiểm tra đánh giá học sinh <br /> luyện nói theo các chủ đề xuyên suốt cả năm học qua phiếu sau: <br /> <br /> Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú<br /> Phát âm Nói   rõ   ràng   đủ   nghe,   nói   liền <br /> mạch cả câu<br /> Sử   dụng   nghi   thức  Có thái độ lịch sự, mạnh dạn, tự  Nói  đúng lượt, nhìn <br /> lời nói nhiên khi nói. vào   người   nghe   khi <br /> nói<br /> Biết   nói   lời   chào   hỏi,   chia   tay <br /> trong gia đình và trường học.<br /> Đặt và trả lời câu hỏi Biết  trả  lời  đúng vào nội dung <br /> câu hỏi.<br /> <br /> Trả lời thành câu<br /> Thuật   việc,   kể  Kể   lại   một   đoạn   hoặc   cả   câu <br /> chuyện chuyện có nội dung đơn giản đã <br /> được nghe thầy (cô) kể  trên lớp <br /> kết hợp với tranh minh họa hoặc <br /> đọc lời gợi ý dưới tranh.<br /> Phát   biểu,   thuyết  Biết  giới thiệu một vài câu về <br /> trình bản   thân   hoặc   một   số   đồ   vật <br /> <br /> Lê Thị Minh Tâm – TH Phan Bội Châu 10<br /> Một số kinh nghiệm chỉ đạo tăng cường luyện nói cho học sinh lớp 1 trong môn Tiếng Việt<br /> quen thuộc.<br /> <br /> Học sinh đạt được  ở  mức nào đánh dấu vào nội dung đó, nếu học sinh  <br /> chưa đạt theo chuẩn xây dựng cần ghi dấu tích để dễ theo dõi giúp đỡ.<br /> Bước 3: Kiểm tra chất lượng hiệu quả<br /> <br /> Khâu kiểm tra là quan trọng và cần thiết vì chỉ  chỉ  đạo, định hướng thì <br /> chưa đủ, chưa biết được hiệu quả thực hiện của giáo viên ra sao để  tư  vấn hỗ <br /> trợ hay phát huy mà phải kiểm tra tư vấn thúc đẩy để có hiệu quả tốt nhất.<br /> <br /> Thứ nhất dùng phiếu để  kiểm tra việc giáo viên thực hiện nội dung luyện <br /> nói thông qua chất lượng đạt được. Chọn nội dung học sinh đã được hướng dẫn <br /> luyện nói vào phiếu (mỗi lớp 3 ­ 5 chủ đề, Ví dụ: Xiếc múa rối, ca nhạc bài 80;  <br /> Giữ  gìn sách vở  bài 81;  Chúng em đi du lịch của bài 82; …). Đến lớp cho học <br /> sinh bốc thăm và nói tự  nhiên theo chủ  đề  vừa bốc được. Tôi chỉ  yêu cầu học  <br /> sinh nói 2 – 4 câu và khuyến khích các em có thể  nói nhiều hơn. Nếu học sinh  <br /> nói được (nói đủ  to, rõ ràng, thành câu) là đạt mục đích đề  ra; nếu các em  ấp <br /> úng khi nói tức là giáo viên cần phải hỗ trợ tư vấn nhiều hơn. Bản thân tôi cùng  <br /> phối hợp với tổ Một sinh hoạt chuyên sâu nhiều hơn về vấn đề rèn kỹ năng nói <br /> cho học sinh có hiệu quả cao.<br /> <br /> Thứ  hai, đối với những chủ  đề  quen thuộc, gần gũi đã học, tôi chỉ  đạo tổ <br /> khối trưởng kiểm tra qua việc hỏi đáp tại chỗ. Mỗi học sinh 2 đến 4 câu tùy vào <br /> đối tượng học sinh để nêu số câu hỏi hợp lý. Chẳng hạn, chủ đề  “Giữ gìn sách  <br /> vở bài 81”, đặt câu hỏi gợi mở (Trong cặp của em có những gì? Em đã làm gì để <br /> giữ gìn sách vở? Em có yêu sách vở và đồ dùng học tập không?). Học sinh mạnh <br /> dạn nói to nói rõ và thành câu tức là hiệu quả  của việc tổ  chức luyện nói của <br /> giáo viên đã đạt như mong muốn.<br /> <br /> Không chỉ  dừng lại  ở  đây, tôi tiếp tục chỉ  đạo giáo viên phát huy những <br /> biện pháp, hình thức tổ chức tăng cường luyện nói cho học sinh lớp 1 ở mọi lúc, <br /> mọi nơi.<br /> <br /> a) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br /> <br /> Các biện pháp kể trên cần thực hiện theo trình tự từ bước dự giờ, trao đổi <br /> để nắm bắt tình hình thực tế đến việc định hướng xây dựng kế hoạch, kiểm tra <br /> <br /> Lê Thị Minh Tâm – TH Phan Bội Châu 11<br /> Một số kinh nghiệm chỉ đạo tăng cường luyện nói cho học sinh lớp 1 trong môn Tiếng Việt<br /> giám sát việc thực hiện, sau cùng là kiểm tra chất lượng tư  vấn thúc đẩy. Các  <br /> biện pháp này không đổi chỗ cho nhau mà nó có mối quan hệ mật thiết với nhau  <br /> không được tách rời, nếu thiếu một bước sẽ không có kết quả  sau cùng đó là: <br /> Học sinh biết nói, có kỹ  năng nói, cùng nhau giao tiếp có hiệu quả  trong cuộc <br /> sống.<br /> <br /> b) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học  <br /> <br />  Kết quả  thu được sau khi thực hiện chỉ  đạo giáo viên tăng cường luyện <br /> nói cho học sinh (tháng 3 năm 2018)<br /> * Đối với giáo viên<br /> <br /> Có kỹ năng và linh  Luyện nói cho HS <br /> Có kỹ năng luyện <br /> hoạt luyện nói cho  theo sách hướng  Ghi <br /> nói cho HS<br /> HS dẫn chú<br /> SL TL SL TL SL TL<br /> <br /> 2 66.7 1 33.3<br /> <br />         * Đối với học sinh<br /> <br /> Nói không đủ to, <br /> Nói đủ to, rõ ràng,  Nói đủ to, rõ ràng, <br /> chưa rõ ràng,  Ghi <br /> thành câu chưa thành câu<br /> không thành câu chú<br /> SL TL SL TL SL TL<br /> <br /> 38  76% 09 18% 3 6%<br /> <br /> Một số  biện pháp tăng cường luyện nói cho học sinh lớp Một trong môn <br /> Tiếng Việt đã mang lại hiệu quả  cao. Việc giáo viên chỉ  dạy rập khuôn theo  <br /> sách giáo khoa không còn nữa; tăng số  lượng giáo viên có được kỹ  năng luyện <br /> nói cho học sinh. <br /> Nhờ việc nghiên cứu, học hỏi, sáng tạo của giáo viên đến nay học sinh đã <br /> mạnh dạn tự tin nói trước lớp. Các em phát âm chuẩn, nói to, rõ ràng, nói thành <br /> câu; nhiều em đã nói lên được tình cảm của mình trước sự vật hiện tượng một <br /> <br /> Lê Thị Minh Tâm – TH Phan Bội Châu 12<br /> Một số kinh nghiệm chỉ đạo tăng cường luyện nói cho học sinh lớp 1 trong môn Tiếng Việt<br /> cách rõ nét, chân thực. Nhiều giáo viên đã chia sẻ kinh nghiệm về việc tăng nhu  <br /> cầu hứng thú hoạt động trong học tập cho học sinh áp dụng với tất cả các môn <br /> học và các khối lớp khác đạt hiệu tốt.<br /> I. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br /> <br /> Kết luận<br /> <br /> Tăng cường luyện nói cho học sinh đã khó đối với học sinh lớp Một càng  <br /> khó hơn. Nắm bắt được tồn tại và những khó khăn của giáo viên là hết sức cần <br /> thiết song chỉ đạo, tư vấn thúc đẩy thế nào để có hiệu cao lại là một nghệ thuật  <br /> do đó tôi đã đặt mình là giáo viên đang trực tiếp dạy học sinh trên lớp để  chia  <br /> sẻ, giúp đỡ  mỗi đồng chí hiểu rõ tầm quan trọng của việc luyện nói phải đáp  <br /> ứng được mục tiêu giáo dục hiện nay đó là: “Dạy giao tiếp”. Muốn dạy giao <br /> tiếp thành công bắt đầu từ  khâu luyện nói đối với học sinh lớp Một. Tăng  <br /> cường luyện nói cho học sinh là một quá trình lâu dài người giáo viên tuyệt đối <br /> không nóng vội khi rèn luyện kỹ  năng nói cho học sinh. Giáo viên cần lưu ý <br /> không thể có kết quả nói tốt trong một sớm, một chiều mà cần có thời gian để <br /> giúp các em sửa chữa để tiến bộ trong quá trình giao tiếp được tốt hơn. <br /> <br /> Qua một thời gian  áp dụng chỉ  đạo thực hiện một số  kinh nghiệm rèn <br /> luyện kĩ năng nói cho học sinh khối lớp  Một, từ đầu năm học cho đến nay, giáo <br /> viên đã mang lại hiệu quả cao cho việc dạy ­ học môn Tiếng Việt cũng như  kĩ <br /> năng giao tiếp của các em ngày được hoàn thiện hơn. Đầu năm học một số học  <br /> sinh có thái độ sợ sệt, nhút nhát, nói trống không, thiếu chủ ngữ, diễn đạt không <br /> rành mạch, ngại tiếp xúc với các bạn nhưng sau quá trình được hình thành và  <br /> bồi dưỡng kỹ năng nói các em đã tự tin hơn khi giao tiếp, hăng hái phát biểu xây <br /> dựng bài, đã mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình trước lớp, kết quả học tập của  <br /> các em có sự tiến bộ rõ rệt. Đặc biệt hơn nữa là chất lượng giữa học kỳ 2 cao <br /> hơn nhiều so với chất lượng giữa học kỳ 1; đối với môn Tiếng Việt chưa hoàn <br /> thành ở học kỳ 1 là 09 học sinh đến nay rút xuống còn 03 học sinh.<br /> <br /> Như  vậy không phải học sinh không biết nói mà người giáo viên chưa có <br /> kỹ  năng luyện nói và phương pháp để  giúp đỡ, hỗ  trợ  tư  vấn các em mà thôi. <br /> Bản thân tôi thiết nghĩ giáo viên tiểu học hiện nay cần phải học tập và rèn <br /> luyện nhiều hơn nữa về nghiệp vụ sư phạm và các kỹ năng trong dạy học cũng <br /> như  một số  kỹ  năng trong cuộc sống để  tích lũy vốn hiểu biết của bản thân  <br /> Lê Thị Minh Tâm – TH Phan Bội Châu 13<br /> Một số kinh nghiệm chỉ đạo tăng cường luyện nói cho học sinh lớp 1 trong môn Tiếng Việt<br /> phục vụ  công tác giảng dạy tốt hơn. Mặt khác mỗi giáo viên phải biết linh <br /> động, sáng tạo sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực để  có chất lượng  <br /> như  mong muốn đó là tạo ra những chủ  nhân tương lai của đất nước biết nói <br /> đúng, nói đủ, nói có văn hóa có giáo dục; có kỹ năng nói, kỹ năng giao tiếp phục  <br /> vụ cuộc sống tốt đẹp hơn.<br /> <br /> Buôn Trấp, ngày 29 tháng 03 năm  <br /> 2018<br />                                                                            NGƯỜI VIẾT<br /> <br /> <br /> <br />                                              Lê Thị Minh Tâm<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HĐ SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG<br /> <br /> <br /> <br /> <br />                                                                             CH Ủ T ỊCH<br /> <br /> <br /> <br /> <br />                                                                                             Tr ần Th ị Hoa<br /> Lê Thị Minh Tâm – TH Phan Bội Châu 14<br /> Một số kinh nghiệm chỉ đạo tăng cường luyện nói cho học sinh lớp 1 trong môn Tiếng Việt<br /> NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HĐ SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN<br /> <br /> <br /> <br /> <br />                                                                             CH Ủ T ỊCH<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> <br /> <br /> 1 Sách Tiếng Việt 1 tập 1, 2<br /> <br /> 2 Sách giáo viên Tiếng Việt 1 tập 1, 2<br /> <br />  Quyết định 16/2006 ­ QĐ­BGD&ĐT ngày 05 <br /> 3 tháng 5 năm 2006 về chương trình phổ thông cấp <br /> tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Lê Thị Minh Tâm – TH Phan Bội Châu 15<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2