SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH<br />
TRƯỜNG THPT B HẢI HẬU<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BÁO CÁO SÁNG KIẾN<br />
“Nghiên cứu lựa chọn bài tập nhằm nâng cao hiệu quả <br />
chiến thuật gò bóng trái tay né giật bóng thuận tay cho VĐV <br />
Bóng bàn Trường THPT B Hải Hậu”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả : Trần Văn Thưởng<br />
: Nguyễn Văn Tịch<br />
Trình độ chuyên môn : Đại học<br />
Chức vụ : Giáo viên Thể dục<br />
Nơi công tác : Trường THPT B Hải Hậu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Nam Định, ngày 28 tháng 5 năm 2016<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
1. Tên sáng kiến: Nghiên cứu lựa chọn bài tập nhằm nâng cao hiệu quả chiến <br />
thuật gò bóng trái tay né giật bóng thuận tay cho VĐV Bóng bàn Trường THPT B <br />
Hải Hậu”.<br />
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: VĐV Bóng bàn trường THPT B Hải Hậu.<br />
3. Thời gian áp dung sáng kiến: Đề tài của chúng tôi được nghiên cứu từ tháng <br />
8/2015 đến tháng 5/2016 và được chia làm 3 giai đoạn:<br />
Giai đoạn 1: Từ tháng 8/2015 đến tháng 11/2015:<br />
Chọn tên đề tài, làm đề cương.<br />
Giai đoạn 2: Từ tháng 11/2015 đến tháng 03/2016:<br />
Đọc và tham khảo tài liệu có liên quan, hoàn thiện sư phạm, lấy số liệu phục <br />
vụ đề tài và giải quyết 2 nhiệm vụ của đề tài.<br />
Giai đoạn 3: Từ tháng 03/2015 đến tháng 5/2016:<br />
Hoàn thiện dề tài.<br />
4. Tác giả:<br />
Họ và tên: Trần Văn Thưởng<br />
Năm Sinh: 1983<br />
Nơi thường trú: Xã Hải Phú – Hải Hậu – Nam Định<br />
Trình độ chuyên môn: Đại học TDTT<br />
Chức vụ công tác: Giáo Viên<br />
Nơi làm việc: Trường THPT B Hải Hậu<br />
5. Đồng tác giả:<br />
Họ và tên: Nguyễn Văn Tịch<br />
Năm Sinh: 1985<br />
Nơi thường trú: Xã Hải Phú – Hải Hậu – Nam Định<br />
Trình độ chuyên môn: Đại học TDTT<br />
<br />
<br />
3<br />
Chức vụ công tác: Giáo Viên<br />
Nơi làm việc: Trường THPT B Hải Hậu<br />
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN: <br />
Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa xã hội. Nó được hình <br />
thành từ thực tiễn lao động sản xuất, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. <br />
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì sự phát triển của <br />
TDTT không chỉ đáp ứng yêu cầu mở rộng quan hệ quốc tế mà còn để đáp ứng <br />
sự quan tâm cổ vũ và lòng mong mỏi của nhân dân cả nước. TDTT trước hết là <br />
nhằm nâng cao sức khỏe, hoàn thiện phẩm chất trí tuệ và phát triển con người <br />
một cách toàn diện con người mới xã hội chủ nghĩa có đủ năm phẩm chất: Trí, <br />
Đức, Thể, Mỹ, Lao. Vì vậy, việc phát triển một nền TDTT xã hội chủ nghĩa đã <br />
và đang là trách nhiệm vô cùng nặng nề của Đảng và Nhà nước nhưng đó cũng là <br />
rất vinh quang.<br />
Hồ Chí Minh một nhà lãnh tụ, một người cha già của dân tộc Việt Nam khi <br />
còn sống đã kêu gọi toàn dân tập TDT: “mỗi người dân yếu ớt tức là làm cho cả <br />
nước yếu đi một phần, mỗi người dân khỏe mạnh là làm cho cả nước khỏe <br />
mạnh. Vậy tập luyện TDTT bồi dưỡng sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân <br />
yêu nước”.<br />
(Trích lời kêu gọi toàn dân tập TDTT của Hồ Chí Minh tháng 3 năm 1946). <br />
Cùng với việc phát triển TDTT thì môn Bóng bàn xuất hiện sớm ở Anh 1880 <br />
và ngay sau đó đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, nó gia nhập vào Việt Nam <br />
vào khoảng năm 1920 và phát triển rất mạnh ở các thành phố lớn như: Hà Nội, <br />
Hải Dương, Nam Định, TP Hồ Chí Minh…<br />
Vì nó xuất hiện sớm như vậy cho nên nó đã nhanh chóng trở thành một trong <br />
những môn thể thao mũi nhọn của thể thao Việt Nam. Nó đã đem lại cho thể thao <br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
Việt Nam nhiều thành tích vẻ vang và cũng là môn đem lại thành tích sớm nhất <br />
cho thể thao Việt Nam.<br />
Năm 1938 tại giải Bóng bàn vô địch Đông Dương tổ chức ở Campuchia VĐV <br />
Lý Ngọc Sơn vô địch đơn nam. Các kỳ Seagames Bóng bàn cũng đã đạt được <br />
nhiều thành công rực rỡ như Vũ Mạnh Cường vô địch đơn nam Seagames 18, Vũ <br />
Mạnh Cường – Ngô Thu Thủy vô địch đôi nam nữ tai Seagames 19 và tại <br />
Seagames 21 Vũ Mạnh Cường vô địch đơn nam. Trong năm 2002 khi mà <br />
Seagames 22 được tổ chức tại Việt Nam tay vợt Trần Tuấn Quỳnh đã giành được <br />
huy chương vàng đơn nam.<br />
Để nâng cao trình độ Bóng bàn thì đòi hỏi các VĐV phải có kỹ thuật toàn <br />
diện kết hợp với sức xoáy, sức mạnh, tốc độ cùng với việc điều chỉnh điểm rơi <br />
một cách khéo léo hợp lý, áp dụng các chiến thuật, chủ động tấn công nhanh <br />
chóng dứt điểm. Có như vậy thì mới làm chủ được trận đấu ngay cả trong những <br />
lúc khó khăn.<br />
Trong môn Bóng bàn thì các kỹ thuật đều quan trọng và cấp thiết trong đó <br />
phải nói đến việc sử dụng hiệu quả chiến thuật gò bóng trái tay, né giật bóng <br />
thuận tay. Kỹ thuật gò bóng trái tay là kỹ thuật dùng để đối phó với bóng xoáy <br />
xuống mạnh của đối phương để điều chỉnh điểm rơi, biết vận dụng ta sẽ dồn <br />
đối phương vào thế bị động tạo cơ hội cho quả đánh dứt điểm. Giật bóng thuận <br />
tay là kỹ thuật có thể đối phó với bất kỳ loại bóng nào của đối phương, tốc độ <br />
nhanh làm cho đối phương lúng túng khi đối phó. Ngày nay, Các VĐV sử dụng <br />
quả giật bóng như một kỹ thuật dứt điểm hiệu quả nhất.<br />
Qua thời gian xem xét và quan sát các VĐV Bóng bàn tập luyện và thi đấu tại <br />
nội dung Bóng bàn hội khỏe phù đổng Trường THPT B Hải Hậu, cũng như thi <br />
đấu nội dung Bóng bàn tại giải thi học sinh giỏi TDTT cấp THPT Tỉnh Nam <br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
Định chúng tôi nhận thấy các bài tập kỹ thuật của các VĐV chưa đầy đủ đặc <br />
biệt là chiến thuật gò bóng trái tay, né giật bóng thuận tay. Sự phong phú của các <br />
bài tập chưa cao, chưa có sự tích cực sáng tạo của các VĐV. Muốn đạt được <br />
thành tích thì các VĐV phải thực hiện các kỹ thuật cơ bản ở mức độ tự động hóa. <br />
Bởi vì bất kỳ một môn thể thao nào thì chiến thuật cũng là một yếu tố quan trọng <br />
góp phần vào sự thắng lợi của VĐV.<br />
Trong những năm phụ trách môn bóng bàn của trường THPT B Hải Hậu và <br />
những năm tháng học tập tại Trường Đại học TDTT I, chúng tôi xác định được <br />
tầm quan trọng của việc nghiên cứu các bài tập chiến thuật gò bóng trái tay, né <br />
giật bóng thuận tay cho các VĐV.<br />
Mặc dù đề tài này đã và đang có nhiều người quan tâm nghiên cứu song <br />
chưa có ai bắt tay vào việc nghiên cứu lựa chọn bài tập nhằm nâng cao hiệu quả <br />
chiến thuật gò bóng trái tay, né giật bóng thuận tay cao nhất. Được sự giúp đỡ và <br />
chỉ đạo của Ban giám hiệu cũng như các bạn bè đồng nghiệp tổ Thể dục và Giáo <br />
dục quốc phòng – An ninh trường THPT B Hải Hậu. Chúng tôi mạnh dạn nghiên <br />
cứu đề tài:<br />
“Nghiên cứu lựa chọn bài tập nhằm nâng cao hiệu quả chiến thuật gò <br />
bóng trái tay né giật bóng thuận tay cho VĐV Bóng bàn Trường THPT B Hải <br />
Hậu”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN<br />
1. ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ LỨA TUỔI <br />
1.1. Đặc điểm tâm lý <br />
Trong môn thể thao nói chung và Bóng bàn nói riêng, tâm lý đóng một vai trò <br />
hết sức quan trọng. Nó cùng với các yếu tố khác như kỹ thuật, chiến thuật, thể <br />
lực tạo nên thành tích thể thao.<br />
Lứa tuổi này, các em có bước nhảy vọt về mặt thể chất và tinh thần. Các em <br />
đang tách dần tuổi ấu thơ để chuyển sang giai đoạn trưởng thành. Vì vậy, thời kỳ <br />
này được gọi là thời kỳ quá độ chuyển từ trẻ con sang người lớn. Ở giai đoạn <br />
này, sự phát triển của trẻ diễn ra khá phức tạp, đời sống tâm lý có nhiều mâu <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
thuẫn và có những thay đổi lớn về mặt thể chất và tinh thần, nhiều phẩm chất <br />
dần được hoàn thiện như: Trí tuệ, tình cảm, ý chí…<br />
Các hoạt động học tập và trí tuệ của các em đang phát triển mạnh mẽ. So <br />
với lứa tuổi nhi đồng thì trí nhớ trừu tượng của các em phát triển hơn hẳn, các <br />
khái niệm trở nên chính xác hơn, các em biết áp dụng lý thuyết vào thực tiễn, chú <br />
ý của các em là chú ý có chủ định, nhờ đó các em có thể tập trung chú ý vào những <br />
vấn đề cần thiết và có thích thú.<br />
Các em là những người ham học hỏi, ham sáng tạo nhưng thiếu tính kiên trì, <br />
bền bỉ khi gặp khó khăn mệt mỏi trong quá trình tập luyện thường nảy sinh tâm <br />
trạng chán nản, không có hứng thú để thực hiện các bài tập phối hợp hoặc những <br />
bài tập thể lực với khối lượng lớn thời gian kéo dài.<br />
Do đó, những bài tập nhằm nâng cao và hoàn thiện các động tác kỹ thuật cần <br />
chú ý nhiều về thời gian, lượng vận động, hình thức và phương pháp tập luyện <br />
cần phải được sắp xếp hợp lý .Các bài tập phải mang tính đa dạng và phong phú <br />
gây được trạng thái hưng phấn thoải mái trong giờ tập luyện để các em hoàn <br />
thành tốt bài tập.<br />
Trong khi đó, mối quan hệ của các em với người xung quanh cũng đã gần gũi <br />
hơn, các em có khuynh hướng học tập người lớn về vốn hiểu biết, cách cư xử <br />
với người xung quanh, bạn bè, thích hoạt động tập thể. Ý thức của bản thân <br />
được coi là bước chuyển căn bản trong việc hình thành và phát triển nhân cách <br />
của các em. Đồng thời tính độc lập trong suy nghĩ cũng được phát triển mạnh mẽ. <br />
Tuy nhiên, ở lứa tuổi này vẫn còn một số tồn tại về mặt tâm lý như:<br />
Tính hiếu động tương đối cao nên tính kỷ luật chưa cao, dễ xuất hiện hành <br />
động thô lỗ vô kỷ luật.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
Năng lực tập trung còn kém, do tính hưng phấn chiếm ưu thế nên các em dễ <br />
bị phân tán khi có tác động của ngoại lực.<br />
Tính tự ái còn cao, ưa thích nhẹ nhàng hơn nặng nề và căng thẳng. Đồng <br />
thời tính tự trọng lại rất cao, tính ganh đua, hiếu thắng, các em hoàn toàn chưa có <br />
những nét cá tính bền vững.<br />
Chính vì vậy, nắm được đặc điểm tâm lý lứa tuổi là điều rất quan trọng và <br />
cần thiết cho các huấn luyện viên và các nhà sư phạm. Cần phải thường xuyên <br />
quan sát giáo dục cho phù hợp dựa trên cơ sở tính tích cực, phát huy sáng tạo, biết <br />
điều chỉnh và tổ chức hoạt động cho các em. Biết giáo dục giáo dưỡng các em trở <br />
thành con người có năng lực và lý tưởng sống cao đẹp.<br />
1.2. Đặc điểm sinh lý<br />
Trong quá trình sống và phát triển, cơ thể có những biến đổi đa dạng, phức <br />
tạp về cấu tạo và chức năng sinh lý dưới tác động của các yếu tố môi trường <br />
sống và di truyền. Chính vì vậy, tập luyện TDTT sẽ có ảnh hưởng tốt tới cơ thể <br />
người tập nếu như hoạt động đó phù hợp với lứa tuổi, giới tính và trình độ tập <br />
luyện. <br />
1.2.1. Hệ thần kinh<br />
Não bộ của các em đang trong thời kỳ hoàn chỉnh, hoạt động thần kinh chưa <br />
ổn định, hưng phấn chiếm ưu thế. Vì vậy, khi học tập các em tập trung tư tưởng, <br />
nhưng nếu thời gian kéo dài, nội dung nghèo nàn, hình thức hoạt động đơn điệu <br />
thì thần kinh sẽ nhanh chóng mệt mỏi và dễ phân tán sức chú ý. Do vậy khi tiến <br />
hành giảng dạy cũng như huấn luyện cần phải làm cho nội dung tập luyện phong <br />
phú, phương pháp giảng dạy tổ chưc giờ học phải linh hoạt, không cứng nhắc, <br />
đơn điệu giảng giải và làm mẫu có trọng tâm chính xác và đúng lúc, đúng chỗ.<br />
1.2.2. Hệ tuần hoàn<br />
<br />
<br />
9<br />
Tim các em phát triển chậm hơn so với sự phát triển của mạch máu, sức co <br />
bóp còn yếu, khả năng điều hòa hoạt động của tim chưa ổn định nên khi hoạt <br />
động quá nhiều, quá căng thẳng sẽ chóng mệt mỏi. Vì vậy tập luyện TDTT <br />
thường xuyên sẽ ảnh hưởng tốt đến hoạt động của hệ tuần hoàn, hoạt động của <br />
tim dần được thích ứng và có khả năng chịu đựng với khối lượng lớn. Nhưng <br />
trong quá trình tập luyện TDTT cần phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức và nguyên <br />
tắc tăng dần các yếu tố trong GDTC tránh hoạt động quá sức và quá đột ngột.<br />
1.2.3. Hệ hô hấp<br />
Phổi các em phát triển chưa hoàn thiện, phế nang còn nhỏ, các cơ hô hấp <br />
chưa phát triển đầy đủ, dung lượng phổi còn bé. Vì vậy khi hoạt động các em còn <br />
thở nhiều, thở nhanh nên chóng mệt mỏi. Rèn luyện thể chất cho các em phải <br />
toàn diện, phải chú ý tới phát triển các cơ hô hấp, hướng dẫn các em biết cách <br />
thở sâu, thở đúng và biết cách thở trong khi hoạt động. Như vậy mới có thể hoạt <br />
động với cường độ lớn lâu dài và có hiệu quả.<br />
1.2.4. Hệ xương<br />
Hệ xương đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ về chiều dài. Hệ thống <br />
sụn tại các khớp đang đòi hỏi điều kiện phát triển và hoàn thiện. Vì vậy, tập <br />
luyện TDTT có tác động tốt tới sự phát triển của hệ xương. Tuy nhiên, phải chú ý <br />
đến tư thế, sự cân đối trong hoạt động để tránh phát triển sai lệch của hệ xương <br />
và sự kìm hãm phát triển về chiều dài.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1.2.5. Hệ cơ<br />
Hệ cơ của các em phát triển chậm hơn so với hệ phát triển của hệ xương, <br />
chủ yếu phát triển về chiều dài, thiết diện cơ chậm phát triển nhưng đến tuổi 15<br />
<br />
<br />
10<br />
16 thì thiết diện cơ lại phát triển nhanh hơn đặc biệt là các cơ to. Do sự phát triển <br />
không đồng bộ, thiếu cân đối nên các em không phát huy được sức mạnh và <br />
chóng mệt mỏi. Vì vậy, trong quá trình tập luyện TDTT cần chú ý tăng cường <br />
phát triển cơ bắp bằng những bài tập có cường độ thích hợp và phát triển toàn <br />
diện.<br />
2. CƠ SỞ CỦA HUẤN LUYỆN THỂ LỰC<br />
Trong quá trình tập luyện và thi đấu Bóng bàn ngoài việc phát triển hoàn <br />
thiện các yếu tố về kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý… thì huấn luyện thể lực là yếu <br />
tố đặc biệt quan trọng. Huấn luyện thể lực không chỉ nâng cao được các chức <br />
năng của cơ quan nội tạng mà còn có tác dụng tốt đối với việc nắm vững và nâng <br />
cao kỹ thuật, phòng ngừa chấn thương. Vì vậy, huấn luyện thể lực là một nhiệm <br />
vụ của quá trình đào tạo và huấn luyện TDTT.<br />
2.1. Tố chất sức mạnh<br />
Sức mạnh trở thành một yếu tố quan trong tập luyện và thi đấu Bóng bàn. <br />
Đánh bóng đi có độ chuẩn xác, điểm rơi hợp lý mà bóng đi không có sức mạnh thì <br />
không đạt được hiệu quả cao nhất đặc biệt là quả bóng dứt điểm.<br />
2.2. Tố chất tốc độ và linh hoạt<br />
Tốc độ và linh hoạt là yếu tố quan trọng trong thi đấu Bóng bàn, VĐV phải <br />
phán đoán phản ứng nhanh, di chuyển nhanh, lựa chọn động tác đánh trả nhanh, <br />
chỉ có vậy mới dành được quyền chủ động tấn công đối phương. Bóng đánh đi <br />
với tốc độ nhanh, dễ làm cho đối phương bị động, lúng túng khi sử lý bóng.<br />
Tốc độ trong đánh bóng là VĐV phải phản ứng nhanh tốc độ của động tác <br />
riêng lẻ, chẳng hạn giật bóng cần tốc độ để vung tay và góc độ vợt hợp lý để <br />
đánh bóng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
Khi thi đấu bóng bàn sự linh hoạt và khéo léo là năng lực cần thiết, tính linh <br />
hoạt được đánh dấu bởi tốc độ di chuyển từ động tác này sang động tác khác <br />
nhanh hay chậm, phán đoán hướng bóng đến nhanh cũng như động tác đánh trả <br />
nhanh. Trong thi đấu VĐV Bóng bàn phải điều chỉnh tốc độ, biên độ vung tay, <br />
phạm vi di chuyển của chân và mức độ dùng sức hợp lý khi đánh bóng thì mới có <br />
hiệu quả tốt.<br />
2.3. Tố chất sức bền chuyên môn<br />
Mỗi môn thể thao có yêu cầu sức bền mang tính chuyên môn riêng biệt, Bóng <br />
bàn lại là môn thể thao thi đấu cá nhân, mỗi một giải thi đấu thường kéo dài từ 3<br />
4 ngày. Càng đến giai đoạn cuối của giải càng căng thẳng và quyết liệt. Vì vậy, <br />
yêu cầu về sức bền chuyên môn của VĐV phải cao, phải đáp ứng được yêu cầu <br />
về kỹ chiến thuật trong các trận đấu cuối cùng. Sức bền chuyên môn mà môn <br />
Bóng bàn đòi hỏi là sức bền chuyên môn có cường độ biến đổi, kết hợp chặt chẽ <br />
với tốc độ và sự linh hoạt.<br />
3. CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN CỦA CHIẾN THUẬT GÒ BÓNG <br />
TRÁI TAY NÉ GIẬT BÓNG THUẬN TAY<br />
Chiến thuật bóng bàn bao gồm nhiều kỹ thuật đơn lẻ như kỹ thuật gò bóng, <br />
líp bóng, chặn bóng, giật bóng, bạt bóng… Việc thự hiện các kỹ thuật trên phải <br />
được rèn luyện thành kỹ năng kỹ xảo mà Bóng bàn có nét nổi bật riêng biệt đó là <br />
sự liên kết của mỗi kỹ thuật đơn lẻ tạo thành. Trong đó, sự phối hợp của kỹ <br />
thuật gò bóng trái tay, né giật bóng thuận tay là kỹ thuật cơ bản và quan trọng <br />
trong lối đánh tấn công nhanh của bóng bàn.<br />
Để thực hiện tốt chiến thuật này đòi hỏi VĐV phải thực hiện tốt các kỹ <br />
thuật đơn lẻ và đặc biệt quan trọng là sự phối hợp của hai kỹ thuật đơn lẻ sao <br />
cho thật tốt thuần thục để tạo thành chiến thuật thì mới đạt hiệu quả cao.<br />
<br />
<br />
12<br />
Cơ sở của kỹ thuật gò bóng là dùng để đối phó với bóng xoáy xuống mạnh <br />
của đối phương đánh sang. Đánh bóng ở giai đoạn 3, 4 của đường vòng cung do <br />
vậy gò bóng trái tay sẽ đảm bảo được độ chính xác khi đánh bóng và dễ điều <br />
khiển điểm rơi dồn đối phương vào thế bị động tạo cơ hội dứt điểm.<br />
Cơ sở của kỹ thuật giật bóng thuận tay là kỹ thuật tấn công chủ yếu dùng <br />
sức mạnh, sức xoáy nhanh để uy hiếp đối phương có khả năng dứt điểm cao <br />
hoặc tạo cơ hội dứt điểm. Đây là một kỹ thuật tấn công nhanh phổ biến và có uy <br />
lực.<br />
4. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ GÒ BÓNG TRÁI <br />
TAY NÉ GIẬT BÓNG THUẬN TAY<br />
Để xác định được nguyên nhân chi phối tới hiệu quả gò bóng trái tay né giật <br />
bóng thuận tay chúng tôi tiến hành hai phương pháp đó là:<br />
Phương pháp phỏng vấn tọa đàm.<br />
Phương pháp tổng hợp tài liệu.<br />
Qua tổng hợp các sách như sách Bóng bàn hiện đại, sách giáo khoa Bóng bàn, <br />
sách lý luận và phương pháp TDTT… chúng tôi thấy hầu hết các sách đều đề <br />
xuất yếu tố chi phối tới bất kỳ một kỹ thuật nào cũng đều có 4 yếu tố chính:<br />
Mức độ thành thạo kỹ thuật cơ bản.<br />
Trình độ thể lực để đảm bảo duy trì tính ổn định của kỹ thuật.<br />
Trình độ kết hợp giữa kỹ thuật và chiến thuật.<br />
Trạng thái tâm lý khi thực hiện động tác.<br />
5. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG CÁC BÀI TẬP NHẰM <br />
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHIẾN THUẬT GÒ BÓNG TRÁI TAY NÉ GIẬT <br />
BÓNG THUẬN TAY CHO VĐV BÓNG BÀN TRƯỜNG THPT B HẢI HẬU.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
Để dánh giá thực trạng việc sử dụng các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả <br />
chiến thuật gò bóng trái tay né giật bóng thuận tay cho cho VĐV Bóng bàn <br />
Trường THPT B Hải Hậu chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát sư phạm. <br />
Những vấn đề cơ bản mà chúng tôi cần tìm hiểu trước hết là nghiên cứu khoa <br />
học để xác định xem yếu tố nào chi phối tới hiệu quả chiến thuật gò bóng trái <br />
tay né giật bóng thuận tay. Từ đó đánh giá thực trạng, phân tích cụ thể về mức <br />
độ phát triển của từng yếu tố. Sự tác động của các bài tập tới chiến thuật đó ra <br />
sao? Mặt nào tốt mặt nào xấu? Trên cơ sở đó mới xây dựng được các bài tập <br />
chung, khắc phục những mặt còn yếu, phát huy những mặt mạnh, sửa đổi hoặc <br />
thay thế những bài tập cũ chưa phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả chiến thuật gò <br />
bóng trái tay né giật bóng thuận tay cho VĐV trong tập luyện cũng như trong thi <br />
đấu.<br />
Kế hoạch huấn luyện được xây dựng theo chu kỳ tuần, chu kỳ tháng. Với <br />
các nội dung huấn luyện cơ bản như: Huấn luyện kỹ chiến thuật, huấn luyện <br />
thể lực, huấn luyện tâm lý… Trong đó, phần huấn luyện kỹ chiến thuật bao <br />
gồm các kỹ thuật như: Vụt nhanh thuận tay, vụt nhanh trái tay, giật trái, giật <br />
phải, gò bóng, bạt bóng…và các chiến thuật như giao bóng tấn công, đẩy trái né <br />
bạt phải, gò bóng trái tay né giật bóng thuận tay.<br />
Trong các buổi tập luyện chiến thuật, đặc biệt là chiến thuật gò bóng trái tay <br />
né giật bóng thuận tay là chiến thuật khó, khi thực hiện rất hay hỏng. Nên thời <br />
gian bóng hỏng phải đi nhặt bóng để thực hiện lại sẽ rất nhiều. Mà theo chúng <br />
tôi thấy trong qua trình tập luyện chỉ được sử dụng 1 quả bóng. Bên cạnh đó số <br />
lượng VĐV khoảng 14 người mà bàn bóng chỉ có 2 bàn. Buộc các VĐV phải <br />
chia đều ra 2 bàn để tập luyện với phương pháp một người phục vụ sau đó đổi <br />
phiên nhau. Do đó, cường độ buổi tập quá thấp và ít có hiệu quả. Như vậy, cần <br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
lựa chọn phương pháp cho phù hợp như tăng số lượng bóng, thay đổi phương <br />
pháp tập luyện như cho các em tiếp xúc và tập luyện với bóng nhiều, như thế <br />
thời gian bóng chết sẽ giảm đi, thời gian tập luyện kỹ chiến thuật sẽ tăng lên <br />
để nâng cao hiệu quả trong qua trình tập luyện.<br />
Để nắm được thực trạng công tác huấn luyện Bóng bàn của HLV Trường <br />
THPT B Hải Hậu. Bằng quan sát chúng tôi đã tổng hợp được các bài tập như <br />
sau.<br />
Kết quả thống kê được 22 giáo án trình bày ở bảng 3.1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bảng 3.1. Thực trạng về việc sử dụng bài tập trong 22 giáo án của huấn <br />
luyện viên Trường THPT B Hải Hậu.<br />
STT Bài tập Khối lượng Nghỉ giữa Số giáo án <br />
sử dụng<br />
1. Chạy 100m(s) 3lần x 100m 56 phút 3/22<br />
2. Chạy 800m 1lần x 800m 56 phút 2/22<br />
3. Nhảy dây 3tổ x 120lần 1 phút 8/22<br />
4. Bật bục đổi chân 3 x 20lần 1 phút 7/22<br />
5. Gò trái ne giật phải với bóng 2530 phút 11/22<br />
xoáy lên 1 điểm sang 1 điểm<br />
6. Giật bóng thuận tay với bóng 10 phút 12/22<br />
xoáy lên 1 điểm sang 1 điểm<br />
7. Gò trái né giật phải sang góc 15 phút 13/22<br />
trống<br />
8. Vụt bóng thuận tay kết hợp với 10 phút 7/22<br />
giật bóng<br />
9. Giao bóng tấn công 20 phút 16/22<br />
10. Thi đấu đối khán 30 phút 10/22<br />
<br />
<br />
15<br />
Qua bảng trên chúng tôi nhận thấy các huấn luyện viên đã dùng các bài tập <br />
mang tính chất cơ bản để nâng cao trình độ gò trái né giật phải và nâng cao thể <br />
lực cho VĐV. Qua số liệu thống kê ở bảng trên ta có thể dễ dàng nhận thấy:<br />
Bài tập sử dụng chưa thật hoàn thiện, thiếu các bài tập sức nhanh phản <br />
ứng. Đặc biệt các bài tập kết hợp di chuyển không được áp dụng nhiều. Các bài <br />
tập chuyên môn cũng như thể lực chuyên môn còn ít.<br />
Tỷ lệ thời gian dành cho các bài tập nâng cao chiến thuật gò bóng trái tay <br />
né giật bóng thuận tay còn ít. Chỉ có 2025 phút khoảng 20% buổi tập.<br />
Việc sử dụng lượng vận động còn nhỏ ở các bài tập thể hiện ở một số <br />
lần lặp lại, sự vận dụng chiến thuật gò bóng trái tay né giật bóng thuận tay <br />
trong các bài tập còn kém chưa hiệu quả.<br />
6. LỰA CHỌN TEST ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ CHIẾN THUẬT GÒ <br />
BÓNG TRÁI TAY NÉ GIẬT BÓNG THUẬN TAY CHO VĐV TRƯỜNG <br />
THPT B HẢI HẬU.<br />
Để lựa chọn các test ứng dụng trong công tác kiểm tra đánh giá thành tích <br />
của VĐV Bóng bàn dựa trên quá trình thu thập tài liệu tham khảo. Chúng tôi <br />
thấy các test kiểm tra cần tuân thủ các nguyên tắc sau:<br />
Nguyên tắc 1: Các bài tập test lựa chọn phải được đánh toàn diện về một <br />
số kỹ thuật, chiến thuật, phù hợp với VĐV.<br />
Nguyên tắc 2: Việc lựa chon các test phải đảm bảo độ tin cậy và mang <br />
tính thông báo cần thiết của đối tượng nghiên cứu.<br />
Dựa vào 2 nguyên tắc đã được tổng hợp trên, chúng tôi tiến hành phỏng <br />
vấn 18 người gồm giáo viên giáo dục thể chất và các VĐV có kinh nghiệm kết <br />
quả được trình bày ở bảng 3.2.<br />
Bảng 3.2. Kết quả phỏng vấn các test đánh giá trình độ chiến thuật gò <br />
bóng trái tay né giật bóng thuận tay cho VĐV Bóng bàn Trường THPT B <br />
Hải Hậu (n=18).<br />
TT Tên test Có sử dụng Không sử dụng<br />
<br />
<br />
16<br />
Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ %<br />
1 Gò bóng trái tay né giật bóng thuận 18 100 0 0<br />
tay với bóng xoáy lên 1 điểm sang 1 <br />
điểm theo đường chéo cơ bản (Thực <br />
hiện 20 lần tính số lần thực hiện tốt). <br />
2 Gò bóng trái tay né giật bóng thuận 17 94 1 6<br />
tay với bóng xoáy lên 1 điểm sang 2 <br />
điểm, gò bóng trái tay theo đường <br />
thẳng, né giật bóng thuận tay theo <br />
đường chéo cơ bản ( Thực hiện 20 <br />
lần tính số lần thực hiện tốt).<br />
3 Gò bóng trái tay né giật bóng thuận 17 94 1 6<br />
tay với bóng xoáy lên 1 điểm sang 2 <br />
điểm, gò bóng trái tay theo chéo cơ <br />
bản đường thẳng, né giật bóng thuận <br />
tay theo đường thẳng (Thực hiện 20 <br />
lần tính số lần thực hiện tốt).<br />
4 Gò bóng trái tay né giật bóng thuận 11 61 4 39<br />
tay với bóng xoáy lên 1 điểm sang 1 <br />
điểm theo đường thẳng (Thực hiện <br />
20 lần tính số lần thực hiện tốt).<br />
<br />
<br />
Thông qua kết quả phỏng vấn ở trên chúng tôi thấy test thứ 2 và test thứ 3 <br />
đều có số phiếu đồng ý bằng nhau và 2 test này đều có một đặc điểm chung là gò <br />
bóng trái tay né giật bóng thuận tay từ một điểm sang 2 điểm nên chúng tôi chỉ <br />
chọn một test để kiểm tra. Chúng tôi lựa chọn được 2 test đặc trưng nhất có số <br />
phiếu đồng ý cao nhất đó là các test sau:<br />
Test 1: Gò bóng trái tay né giật bóng thuận tay với bóng xoáy lên 1 điểm sang <br />
1 điểm theo đường chéo cơ bản (Thực hiện 20 lần tính số lần thực hiện tốt).<br />
Test 2: Gò bóng trái tay né giật bóng thuận tay với bóng xoáy lên 1 điểm sang <br />
2 điểm, gò bóng trái tay theo chéo cơ bản đường thẳng, né giật bóng thuận tay <br />
theo đường thẳng (Thực hiện 20 lần tính số lần thực hiện tốt).<br />
Để thêm một bước nữa cho việc lựa chon test được chính xác hơn chúng tôi <br />
tiến hành nghiên cứu mối tương quan giữa các test đã phỏng vấn với các test thi <br />
<br />
<br />
17<br />
đấu vòng tròn một lượt trên 14 VĐV Bóng bàn Trường THPT B Hải Hậu, kết <br />
quả được trình bày ở bảng 3.3.<br />
Bảng 3.3. Hệ số tương quan giữa test được lựa chọn với thành tích thi <br />
đấu của VĐV Bóng bàn Trường THPT B Hải Hậu (n=14).<br />
TT Test Hệ số tương quan r Ngưỡng xác suất p<br />
1 Gò bóng trái tay né giật bóng <br />
thuận tay với bóng xoáy lên 1 điểm <br />
sang 1 điểm theo đường chéo cơ bản 0.823 0.05<br />
thuận tay với bóng xoáy lên 1 <br />
điểm sang 2 điểm, gò bóng theo <br />
đường chéo cơ bản, né giật thuận <br />
theo đường thẳng (Thực hiện 20 <br />
lần tính số lần thực hiện tốt).<br />
Qua bảng trên ta thấy:<br />
Qua khảo sát kiểm tra thực nghiệm cho thấy tất cả các chỉ tiêu giữa nhóm <br />
thực nghiệm và đối chứng đều tương đương. Sự khác biệt giữa các chỉ số này <br />
đều đồng đều không có ý nghĩa thống kê p > 0.05. Chứng tỏ việc phân nhóm <br />
trước thực nghiệm là ngẫu nhiên và khách quan.<br />
Ở nhóm A gồm 7 VĐV gọi là nhóm thực nghiệm do chúng tôi biên soạn. Căn <br />
cứ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, chương trình huấn luyện chúng tôi thông qua kế <br />
hoạch huấn luyện với các VĐV để xây dựng kế hoạch huấn luyện theo chu ký <br />
tuần chương trình huấn luyện 1 tuần 4 buổi, mỗi buổi 150 phút chu kỳ huấn <br />
luyện tuần sử dụng trong 3 tháng.<br />
Tiến trình huấn luyện theo chu kỳ tuần được chúng tôi trình bày ở bảng 3.7.<br />
Bảng 3.7. Tiến trình huấn luyện theo chu kỳ tuần.<br />
TT Lịch tập luyện 3 5 7 CN<br />
Nội dung bài tập<br />
1 Chạy đổi hướng theo tín hiệu cự ly 200m, + +<br />
400m (s).<br />
2 Cầm vợt sắt 0.5kg di chuyển không bóng thực + +<br />
hiện chiến thuật gò bóng trái tay né giật bóng <br />