Tài liệu: Chiến lược phát triển thành phố - Từ tầm nhìn tới tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo
lượt xem 67
download
Sự kiện dân chủ quốc gia ở Indonesia chỉ vừa mới hoàn thành vì lý do đúng đắn của CDS, một hoạt động toàn cầu có ý nghĩa khuyến khích người dân tham gia vào quá trình ra quyết định ở cấp cơ sở, và đặc biệt là ở cấp cộng đồng đô thị...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu: Chiến lược phát triển thành phố - Từ tầm nhìn tới tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo
- CHIẾN LƯƠC PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ Từ tầm nhìn tới tăng trưởng và xóa ₫ói giảm nghèo PHIÊN HỌP TOÀN THỂ III: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CDS LÊN TẦM CAO MỚI HỢP NHẤT CDS VỚI CÁC CÔNG CỤ QUI HOẠCH QUỐC GIA Ông Andreas Suhono Phó Giám đốc về Chính sách và Chiến lược Giám đốc điều hành Phát triển Nông thôn và Đô thị (DGURD) Bộ Công trình Công cộng - Cộng hòa Indonesia Ngày 24-26 tháng 11 năm 2004 Hà Nội, Việt Nam
- INDONESIA: HỢP NHẤT CDS VỚI CÔNG CỤ QUI HOẠCH QUỐC GIA Andreas Suhono BAN GIÁM ĐỐC VỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN BỘ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG Phiên hop toàn thể III: Chiến lươc Phát triển CDS lên tầm cao mới Andreas Suhono - 1
- Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm ₫ói nghèo 24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam I. GIỚI THIỆU Indonesia chỉ vừa hòan thành thực hiện các cuộc bầu cử hòa bình và lịch sử, điều mà rất khác so với những lần trước đó. Điều này mở đầu cho một chính sách dân chủ nội lực hòan toàn như đã từng diễn ra ở Indonesia trong thời gian gần đây sau khi đã một vài lần thất bại trong hệ thống chính trị trước. Tiến sỹ Hassan Wirajuda, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao tại kỳ họp lần thứ 59 tại Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bày tỏ thái độ của Tổng thống Indonesia nhân dân Indonesia trong việc giải quyết những vấn đề tranh cử Susilo Bambang Yudhoyono ở Indonesia như sau: “Một biến đổi lớn đang hòan tất ở một phía khác của thế giới - ở đất nước tôi. Rất nhiều người ở Indonesia chúng tôi đã trông chờ cả cuộc đời mình để chứng kiến sự kiện lịch sử này, cuối cùng chúng tôi đã đứng lên nắm chắc vận mệnh của chúng tôi trong chính bàn tay của mình. Khoảng 125 triệu nam nữ đã từng đoàn đi tới các điểm bỏ phiếu và chọn ra Tổng thống và Phó Tổng thống là người sẽ lãnh đạo vì quyền lợi của khoảng 220 triệu người Indonesia. Đây là vòng bầu cử thứ ba thực hiện Cuộc bầu cử ở vận mệnh chính trị quốc gia mà người dân phải thực hiện – Wamena Papua không phải chỉ một lần mà là ba lần - cuộc bầu cử trong thời gian 6 tháng, hai lần trước là bầu cử nghị viện và vòng đầu là bầu cử tổng thống. Tất cả các vòng bầu cử đều thắng lợi, công bằng và dân chủ. Mỗi một vòng là một cuộc vận hành lớn trên khoảng hơn 17.000 hòn đảo trong một quần đảo trải rộng ngang châu Âu (và Hợp chủng quốc), gồm hàng triệu cán bộ bầu cử Bầu cử của những người tham gia tại khoảng 575.000 điểm bầu cử’. khuyết tật ở Tây Java Các vị lãnh đạo quốc gia mới của Indonesia có trách nhiệm rõ ràng và nặng nề với nhân dân - chứ không phải với thành phần cốt cán, không phải từ các lãnh đạo đảng, không phải với các nhà buôn có quyền lực và các quyền lợi được đảm bảo – mà là với nhân nhân. Đây là một cao trào trong giai đoạn chuyển đổi từ qui tắc độc đoán sang nền dân chủ chính thức, một quá trình đã bắt đầu từ sáu năm trước trong cuộc thử thách gắt gao của cuộc khủng hoảng ở châu Á, cuộc khủng hoảng đã tàn phá nền kinh tế của chúng tôi và làm xấu đi hệ thống chính trị xã hội của chúng tôi. Nhân dân Indonesia đã trở thành nền dân chủ chính thức mà các Nhà sáng lập ra Đảng Cộng hòa của chúng tôi đã tiên lượng rất lâu rồi. Nhu cầu cải cách chính trị này cũng đã thấy ở các quốc gia khác. Tiểu vương quốc Ả Rập, làm chủ tịch của khối G-77 đã nói với Quốc hội này tuần trước ‘Cải cách chính trị và sự tham gia của nhân dân và quá trình ra quyết định không còn là một phương án mà là một điều cần thiết’. Do đó, người Indonesia rất tự hào về chế độ dân chủ này của chúng tôi. Đây là một thành công về nguyện vọng chung của con người, và do đó là Phiên hop toàn thể III: Chiến lươc Phát triển CDS lên tầm cao mới Andreas Suhono - 2
- Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm ₫ói nghèo 24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam nguyện vọng duy nhất đối với chúng tôi. Nó xuất phát từ đất mẹ của chúng tôi, một đứa con thực sự của nền văn hóa chúng tôi. Nó không phải là sự áp đặt của bên ngòai, bằng cách chĩa súng vào”. II. DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG CẦN PHẢI CÓ MÔI TRƯỜNG DÂN CHỦ QUỐC GIA Sự kiện dân chủ quốc gia ở Indonesia chỉ vừa mới hòan thành vì lý do đúng đắn của CDS, một hoạt động toàn cầu có ý nghĩa khuyến khích người dân tham gia vào quá trình ra quyết định ở cấp cơ sở, và đặc biệt là ở cấp cộng đồng đô thị. Mỗi người đều phải tin tưởng rằng vấn đề dân chủ cơ sở không thể nảy sinh trong một môi trường quốc gia không dân chủ. Tương tự như thế, có thể không bao giờ có dân chủ quốc gia trong môi trường toàn cầu không dân chủ. Bộ trưởng bộ Ngoại giao đã lặp lại trong bài phát biểu của mình tại Đại hội đồng liên hợp quốc khi nói “Không dân chủ nào lại an toàn mà không có đảm bảo của một môi trường dân chủ ở cấp toàn cầu. Môi trường đó không thể tạo ra bằng hành động đơn phương, bất kể ý định mạnh mẽ và tốt tới đâu”. Môi trường dân chủ quốc gia của Indonesia đã được chứng minh cho thấy toàn bộ xã hội Indonesia hiện nay đã sẵn sàng và có lợi cho việc tham gia vào quá trình phát triển của đất nước chúng tôi. Vì dân chủ không thể áp đặt từ bên ngoài, do đó là dân chủ địa phương, nó không thể bị áp đặt ở cấp quốc gia. Nó cần bắt nguồn từ nhận thức, nguyện vọng và nhu cầu tham gia vào quá trình ra quyết định công của nhân dân, và mảnh đất cộng đồng màu mỡ này hòan toàn tồn tại trong cộng đồng đô thị của chúng tôi. Xét về các chiến lược phát triển thành phố, chúng tôi muốn nhấn mạnh điểm này, rằng việc quản lý đô thị và việc tham gia của người dân vào cộng đồng đô thị là kết quả của các qúa trình chính trị địa phương và dựa vào tính sáng tạo bản địa chứ không phải là bị áp đặt từ phía ngòai. III. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ LÀ CHUYỂN BIẾN TOÀN CẦU ĐỂ KHUYẾN KHÍCH DÂN CHỦ ĐÔ CƠ SỞ Ở ĐÔ THỊ Nhận định trên không phải nói rằng chiến lược phát triển thành phố là không quan trọng. Trên thực tế, chính phủ Indonesia đã đón nhận Chiến lược phát triển thành phố và đã sẵn sàng hợp tác với chiến dịch toàn cầu về CDS. CDS ra đời kịp thời khi ở rất nhiều xã hội đang phát triển đang có xu hướng giảm đi của nhiều nhà lãnh đạo quốc gia có thẩm quyền và xuất hiện lời kêu gọi của những người dân tích cực tham gia vào quá trình phát triển. Làm việc cùng với Ngân hàng Thế giới, chúng tôi đã chọn ra được chín thành phố (Bandar Lampung, Bau-bau, Blitar, Bogor, Palembang, Bontang, Palu, Pangkalpinang và Solo), kết hợp các thành phố có qui mô lớn và trung bình trên cả nước để cùng tham gia với chúng tôi trong chương trình CDS. Đã gần hai năm làm việc ở cấp địa phương với chính quyền địa phương và cộng đồng thành phố để xác định Quan điểm phát triển thành phố địa phương, Nhiệm vụ và Chiến lược, và các chương trình ưu tiên trong những lĩnh vực lớn mà cả trung ương và địa phương cùng quan tâm. Các khu vực này gồm có phát triển kinh tế địa phương, xóa đói giảm nghèo, điều hành tốt, dịch vụ công cộng, môi trường, cơ sở hạ tầng và dịch vụ nông thôn, và các ngành chiến lược tiềm năng của địa phương như du lịch, y tế và giáo dục. Hoạt động CDS bao gồm thông tin của diễn đàn của tất Phiên hop toàn thể III: Chiến lươc Phát triển CDS lên tầm cao mới Andreas Suhono - 3
- Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm ₫ói nghèo 24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam cả các bên quan tâm tới đô thị, bổ nhiệm các nhà hỗ trợ đô thị để làm việc ở cấp cộng đồng, thiết lập hệ thống quản lý thông tin đô thị, và quá trình cộng đồng tham gia vào hoạch định “chiến lược phát triển đô thị” cho thành phố. Tuy nhiên, CDS không thể và không có nghĩa là thay thế cho “phương pháp phát triển đô thị tổng hợp” trước đây đã thực hiện trong chương trình IUIDP (Chương trình phát triển hạ tầng đô thị tổng hợp) trong các dự án phát triển đô thị trước đây (UDP). Sự có mặt của CDS làm phong phú thêm qúa trình tham gia của người dân địa phương vào phát triển đô thị, bắt đầu bằng việc hoạch định chiến lược, tới quá trình tham gia vào xác định PJM (chiến lược trung hạn xuất phát từ các ưu tiên về chương trình và dự án trong lĩnh vực phát triển đô thị. Phụ lục 1 nêu rõ vị trí của 9 thành phố trong dự án CDS ở Indonesia. IV. TRIỂN VỌNG DÂN CHỦ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN INDONESIA MỚI Chính quyền Indonesia mới chỉ vừa thành lập cách đây một tháng nhưng theo các triển vọng quốc gia, nhân dân đã thấy những dấu hiệu của cấp lãnh đạo mới trong việc giải quyết những vấn đề thực tế của người dân Indonesia. Ngay trong cuộc họp đầu tiên với Nghị viện của mình, Tổng thống đã chỉ định chính phủ mới áp dụng bốn chương trình nghị sự mới cho nhiệm kỳ 5 năm tới (2004-2009) gồm có Hòa bình, Công bằng, Dân chủ và Phồn thịnh. Chính phủ coi những thách thức lớn của mình là “sự kỳ vọng rất cao của nhân dân” và cách quản lý sự kỳ vọng đó của nhân dân, cách vượt qua những vấn đề cơ bản chính trong sự phát triển của đất nước chúng tôi và cách giải quyết vấn đề mất ổn định chính trị dự kiến. Chương trình nghị sự về Hòa bình gồm có giữ vững “Nhà nước nhất thể của Indonesia”, hòa nhập dân tộc, chủ quyền tối cao của nhà nước trong quan hệ quốc tế, duy trì an ninh nội bộ, chấm dứt chính sách phân lập có vũ trang, chấm dứt xung đột cộng đồng, chiến tranh chống tội phạm kể cả chống chính sách khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, tăng cường hòa nhập và hội nhập xã hội, và tăng cường hòa hợp về đời sống tôn giáo. Chương trình nghị sự về Công bằng bao gồm tăng cường công bằng xã hội, khuyến khích các cơ hội công bằng, xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử, tăng cường nhạy cảm xã hội, thiết lập qui tắc luật pháp, chống tham nhũng – thông đồng và ưu đãi, và tôn trọng quyền con người. Chương trình nghị sự về Dân chủ gồm có phát triển cuộc sống dân chủ, tăng cường chủ nghĩa hợp hiến, phát triển các tổ chức chính trị và văn hóa, và khuyến khích vai trò của các tổ chức xã hội nhân dân. Chương trình nghị sự về Thịnh vượng gồm có ổn định tăng trưởng kinh tế, tăng cường và ổn định điều kiện kinh tế vĩ mô, khuyến khích các thành phần kinh tế thực tế và cộng đồng doanh nghiệp, giảm thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, tăng cao sức mua của nhân dân, phát triển cơ sở hạ tầng, khuyến khích xuất khẩu và đầu tư tích cực, khuyến khích chất lượng dựa trên cơ sở nhu cầu, giáo dục và y tế, chất lượng môi trường, và vai trò của phụ nữ. Phiên hop toàn thể III: Chiến lươc Phát triển CDS lên tầm cao mới Andreas Suhono - 4
- Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm ₫ói nghèo 24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam Cùng với Chương trình nghị sự đã áp dụng, Chính phủ mới đã đề ra năm yếu tố thắng lợi chính gồm có sự phù hợp về (1) quan điểm - nhiệm vụ và chính sách, (2) lãnh đạo có hiệu quả, (3) thực hiện quản lý, (4) điều hành tốt, và (5) hợp tác và cùng chung sức với nhân dân. Nội các mới cũng đã xây dựng được Chương trình nghị sự 100 ngày để xem xét ngân sách năm 2005, thăm những khu vực xảy ra xung đột, kiểm tra và xem xét biện pháp chống tham nhũng, xem xét và kiểm tra biện pháp chống khủng bố, xem xét và kiểm tra biện pháp chống chặt phá rừng trái pháp luật, tham vấn với quốc hội và thượng viện mới, tham vấn với Tòa án tối cao – Tòa hiến pháp và Ban kiểm toán tài chính, xem xét chính sách và các biện pháp quản lý nợ, chính sách và chương trình giảm thất nghiệp và xóa đói giảm nghèo, y tế và giáo dục, thúc đẩy khuyến khích đầu tư, và tiếp tục quan hệ hợp tác quốc tế. Trong khuôn khổ chương trình nghị sự 100 ngày, Chính phủ mới hiện đang nhấn mạnh nhu cầu về quan tâm ưu tiên nhất, kể cả của bản thân Tổng thống, để quản lý việc hồi hương của những lao động nước ngoài bất hợp pháp đã được Malaysia ân xá, đảm bảo hậu cần việc di cư truyền thống của nhân dân trở về gia đình và sau đó quay trở lại thành phố và quê hương của họ để cử hành lễ Ied trong kỳ nghì này. Dòng người trở về Jakarta sau lễ Lebaran Cả hai sự kiện đều có phần lớn công nhân lao động ở đô thị có thu nhập thấp trong và ngoài nước đáng được quan tâm đặc biệt, và nó trở thành một thử thách đầu tiên của Chính phủ tỏ rõ cách chính quyền công quan tâm tới thành phần nghèo này trong dân số. V. CDS VÀ THAY ĐỔI CHÍNH TRỊ CỤC BỘ DỰ KIẾN Ở INDONESIA Những nhận định trên dùng để minh họa cho quá trình năng động của nền dân chủ quốc gia Indonesia, những thách thức và trả lời của chính quyền mới được bầu cử, và cách tác động của nó tới cuộc sống thường nhật của người dân như thế nào. Phiên hop toàn thể III: Chiến lươc Phát triển CDS lên tầm cao mới Andreas Suhono - 5
- Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm ₫ói nghèo 24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam Do đó, điều quan trọng là xem xét vấn đề hội nhập của CDS với các công cụ qui hoạch khác của quốc gia chỉ trong khuôn khổ động lực và những thay đổi về xã hội và chính trị này. Những động lực đó có tác động tới cấp quốc gia và chắc chắn tới cấp cộng đồng đô thị và địa phương. Việc nhân dân bầu cử trực tiếp Tổng thống và Phó Tổng thống sau đó sẽ được nhân dân địa phương Majors và Bupatis áp dụng bầu cử trực tiếp. Cuộc bầu cử tòan dân mới tổ chức gần đây cũng đã bầu ra các thành viên trong quốc hội ở Kota (thành phố) và Kabupaten. Mối quan hệ giữa cơ quan Hành pháp và Lập pháp đang có những thay đổi ở cả hai cấp (thay đổi quan hệ ở cấp quốc gia và ở cả cấp địa phương để kiểm tra và cân bằng nhiều hơn). Trước đây, cơ quan Hành pháp có vai trò ảnh hưởng nhiều hơn tới việc quyết định ngân sách nhà nước và địa phương, nhưng sau thời đại đổi mới năm 1997, Cơ quan Lập pháp đã đóng vai trò chi phối hơn. Trong Nội qui Mới trước đây (Orde Baru) và kể từ khi Tổng thống được Hội đồng Tư vấn Nhân dân (MPR) bầu ra, phần lớn nghị viện là người của đảng thống trị trong chính phủ. Hiện nay, Quốc hội được các đảng chính trị lớn thống trị, đối lập với chính phủ do Tổng thống đứng đầu là người của một đảng đa số nhưng được bầu cử trực tiếp và có trọng trách lớn với nhân dân. Đây là đặc điểm đơn nhất về điều hành quốc gia hiện nay và môi trường chính trị của chúng tôi, nhưng các mối liên hệ tương tự có thể thấy ở cấp cộng đồng thành phố và địa phương. VI. GẮN CDS VỚI CÔNG CỤ QUY HOẠCH QUỐC GIA, NHỮNG BÀI HỌC CHÚNG TÔI ĐÃ HỌC ĐƯỢC TỪ CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CÓ SỰ THAM GIA CỦA NHÂN DÂN ĐỊA PHƯƠNG Để gắn CDS với các công cụ qui hoạch quốc gia hiện tại của chúng tôi, cần xem cách CDS có thể đóng vai trò gì trong toàn bộ quá trình năng động của sự phát triển trong toàn bộ môi trường dân chủ quốc gia và địa phương của chúng tôi, và đặc biệt là những năng động trong thay đổi xã hội dẫn tới phát triển cấp quốc gia và địa phương. Trong lĩnh vực phát triển đô thị, chúng tôi cần có chiến lược phát triển đô thị địa phương và cụ thể lập theo cách có người dân tham gia. Đó là cái mà dự án CDS đang nỗ lực hỗ trợ ở cấp địa phương trong chín cộng động thành phố. Có báo cáo về toàn bộ quá trình và kết quả của quá trình này cho mỗi thành phố. Chúng tôi đã học hỏi được gì từ quá trình này? 1. Như đã đề cập tới trước đây, nền dân chủ của chúng tôi bắt rễ và xuất phát từ những nỗ lực và động lực của nhân dân, của cộng đồng và của chính quyền địa phương, và là yếu tố thắng lợi duy nhất của nền dân chủ đô thị của chúng tôi chứ không phải do các lực lượng bên ngoài dẫn dắt. 2. Quá trình tham gia của nhân dân là quá trình được xây dựng trong quá trình ra quyết định chính trị của địa phương, và do đó có khung thời gian của nó, nó không thể bị khuôn khổ thời gian của một dự án bị hạn chế về thời hạn và nguồn lực dẫn dắt. Phiên hop toàn thể III: Chiến lươc Phát triển CDS lên tầm cao mới Andreas Suhono - 6
- Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm ₫ói nghèo 24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam 3. Ngoài một chiến lược phát triển đô thị tốt hơn, toàn bộ quá trình cải tổ kế hoạch còn cần các chuyên môn và các nguồn lực để tiến hành xác định và chuẩn bị kỹ thuật để thực hiện các dự án và chương trình. Chúng tôi cần có các công cụ và thiết bị của các biện pháp tổng hợp của các dự án đô thị của chúng tôi mà CDS không thể thay thế những dự án này. 4. Dân chủ nhân dân và sự tham gia của nhân dân sẽ cần có vai trò và sự lãnh đạo tích cực của chính quyền địa phương, và do đó không nên coi là những bên quan tâm tới quá trình phát triển chống lại chính phủ mà chính chính phủ là một cơ quan và đối tác quan trọng trong toàn bộ quá trình quản lý đô thi có sự tham gia của dân. 5. Cần có phân biệt nhiệm vụ rõ ràng giữa cái mà chính phủ cần và có thể làm với cái mà nhân dân cần và có thể làm; và đó là sai khi giả sử rằng nhân dân có thể thay thế hoặc có thể làm tốt hơn chính phủ. Việc xây dựng mối quan hệ đối tác còn quan trọng hơn việc xem xét các phương án là xu thế của nhân dân. 6. Không có con đường rõ ràng và dễ dàng để xác định rõ các bên quan tâm tới phát triển có đại diện của nhân dân; bất kỳ một định nghĩa về nhóm những bên quan tâm đều có nguy cơ đưa tới các nhóm lợi ích. Chúng ta không nên từ chối một thực tế là nhân dân cũng có thể bị mua chuộc. 7. Các phương pháp có sự tham gia của dân thường cạnh tranh với phương pháp ra quyết định chính trị đang diễn ra và thông dụng, và phải tìm ra được cách thức tốt hơn để cải tiến nhiệm vụ chính trị hiện nay chứ không phải là gây ra mâu thuẫn với nó. 8. Các phương pháp có sự tham gia của dân trong quản lý đô thị cần một công cụ quan trọng trong “hệ thống thông tin đô thị” là công cụ đảm bảo chia sẻ thông tin cho tất cả những bên quan tâm ở đô thị. Hơn nữa, bài học mà chúng ta học được tới nay từ việc thực hiện phát triển đô thị bắt đầu từ chương trình Cải cách Kampung, Dự án phát triển đô thị và Dự án phát triển đô thị tổng hợp (IUDP) và mô hình 3 A (AAA) áp dụng trong Phát triển đô thị Jogjakarta đã được minh chứng (Phụ lục 2). VII. QUI HOẠCH QUỐC GIA TRONG MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ ĐÃ PHÂN CẤP Mối liên hệ của CDS với các công cụ qui hoạch quốc gia cũng liên quan tới quá trình phân cấp quản lý. Sau khi Indonesia bước vào kỷ nguyên cải cách trong năm 1998, một bước quan trọng gắn liền với cải cách là việc ban hành đạo luật 22 và 25 năm 1999 tạo cơ sở pháp lý về phân cấp hệ thống quản lý của chúng tôi. Một mục tiêu lớn của luật phân cấp quản lý là nhằm cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho nhân dân bằng cách phân quyền lực cho chính quyền địa phương là cấp gần với nhân dân hơn. Tuy nhiên, đã có giả thuyết sai lầm là vai trò của chính quyền trung ương sẽ kết thúc với việc tiến tới phân cấp phân quyền. Gắn với CDS, có nghĩa là chúng ta cần có các chiến lược phát triển đô thị cho các thành phố của chúng tôi, nhưng chúng tôi cũng cần có chính sách và chiến lược quốc gia về phát triển đô thị. Chính quyền trung ương cần phải có trách nhiệm về Phiên hop toàn thể III: Chiến lươc Phát triển CDS lên tầm cao mới Andreas Suhono - 7
- Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm ₫ói nghèo 24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam các chức năng đô thị mà các chức năng này mang tính chiến lược quốc gia, và cần phải dẫn dắt các viễn cảnh quốc gia về đô thị hóa. Vẫn cần có các nỗ lực quốc gia để khuyến khích phát triển đô thị và cũng giúp các chính quyền địa phương quản lý các chức năng đô thị tại địa phương. Nếu trước đây, chính phủ quốc gia có ảnh hưởng lớn tới phát triển địa phương bằng quyền lực về thẩm quyền và trợ cấp tài chính, thì đây là lúc chức năng của cấp trung ương được coi như ‘trung tâm nhận thức’ trong dẫn dắt về phát triển và quản lý đô thị. Đánh giá đúng chức năng mới của chính quyền trung ương trong kỷ nguyên phân cấp phân quyền, luật mới về “Hệ thống qui hoạch phát triển quốc gia” vừa được thông qua (Luật 25/2004). Luật mới này thiết lập khuôn khổ tổng hợp cho qui hoạch dài hạn, trung hạn và thường niên cho từng bộ ngành trung ương và chính quyền địa phương. Luật này, cùng với các bộ luật khác tạo “Diễn đàn qui hoạch phát triển có tham vấn với người hưởng lợi” (Musyawarah Perencanaan Pembangunan) sẽ được hình thành ở cả cấp quốc gia và cấp địa phương bao gồm tất cả các bên quan tâm tới phát triển. Mới đây, Tổng thống cũng đã có cuộc làm việc với tất cả các Thống đốc đã ban hành bản hướng dẫn chín điểm cho tất cả các thống đốc ở tất cả các tỉnh, kể cả một điểm cho các Thống đốc là tăng cường liên lạc trực tiếp với nhân dân và đánh giá mức độ thành công trong công việc của họ bằng cách thức họ mang lại những cải thiện thực tế trong sự thịnh vượng của nhân dân. Đây là những kết quả xây dựng lớn về nền dân chủ quốc gia và dân chủ địa phương, vì nó sẽ được thực thi trong hệ thống qui hoạch quốc gia trong nhiệm kỳ của chính phủ mới. VIII. BÀI HỌC THỰC TẾ VỀ CHUẨN BỊ MỘT DỰ ÁN CẢI CÁCH ĐÔ THỊ MỚI Trong chế độ dân chủ đã được thực thi qua cuộc tổng tuyển cử đã tổ chức trong năm nay. Cùng lúc Chính phủ Indonesia đã thực hành một cơ chế và phương pháp mới trong việc chuẩn bị một dự án đô thị mới với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới. Dự án mới gọi là “Khỏan vay chương trình cải cách phát triển khu đô thị” hoặc USDRP hiện đang chuẩn bị các dự án đô thị cho khoảng 10 tới 20 thành phố có qui mô lớn và trung bình sẽ được tài trợ bằng khỏan vay từ Ngân hàng Thế giới. Các thành phố tham gia vào chương trình DCS sẽ được lựa chọn để tham gia vào USDRP. Xuất phát từ thực tế trước đây trong các dự án phát triển đô thị trước đây của chúng tôi (UDP), Chính phủ đã triển khai cơ chế và tiêu chí mới để các chính quyền đô thị địa phương tiếp cận được khỏan vay của Ngân hàng. 1. Các dự án đô thị có ảnh hưởng rộng hơn so với các dự án hạ tầng công trình công công đô thị truyền thống, và có thể có các yếu tố như các điểm đầu cuối giao thông và chợ cần thiết để khuyến khích phát triển kinh tế địa phương, trên thực tế đã tạo ra một ‘menu mở’ cho các chính quyền địa phương. 2. Yêu cầu chính quyền địa phương tham gia vào phát triển ‘chiến lược phát triển đô thị’ thông qua cơ chế tham gia của người dân, và tạo cơ sở cho chiến lược PJM (chương trình trung hạn) sẽ hướng dẫn các chương trình và dự án đô thị ưu tiên. Phiên hop toàn thể III: Chiến lươc Phát triển CDS lên tầm cao mới Andreas Suhono - 8
- Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm ₫ói nghèo 24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam 3. Yêu cầu chính quyền địa phương tham gia cam kết chương trình cải cách đô thị có các kế hoạch hành động để khuyến khích và tăng cương tính minh bạch, quản lý tài chính, và thực tiễn đấu thầu; phù hợp với thực tế tiêu chuẩn về điều hành đô thị tốt. 4. Sẽ đánh giá tất cả các dự án đề xuất dựa vào tiêu chí hợp lệ về tài chính và cơ chế thủ tục mới do Bộ Tài chính lập ra (như đã biết là KMK 35), kể cả các tiêu chí về hòan trả chi phí, năng lực tài chính và khả năng vay của chính quyền địa phương. 5. Tổng giám đốc về Phát triển đô thị và nông thôn (DGURD) của Bộ Tái định cư và Hạ tầng khu vực (Kimpraswil), hiện đã đổi thành Bộ Công trình công cộng trong chính phủ mới, với chức năng là ‘Cơ quan điều hành’ thay mặt cho chính quyền trung ương; cơ quan hoạt động thay mặt cho chính quyền trung ương về khuyến khích phát triển đô thị và hỗ trợ chính quyền đô thị địa phương. IX. TỪ ĐÂY CHÚNG TA SẼ ĐI ĐÂU Hầu hết các chính quyền địa phương ở Indonesia tham gia vào chương trình CDS và từng chính quyền miền tham gia hiện nay sẽ hỏi, từ đây chúng tôi sẽ đi đâu? Phong trào CDS toàn cầu sẽ đưa chúng ta đi đâu, nơi nào, khi nào và kết thúc như thế nào? Từ những kinh nghiệm ở Indonesia, chúng tôi đã thảo luận và rút ra bài học là chúng tôi cần thực hiện nhiều hơn công tác ‘chiến lược phát triển đô thị’. Điều này quan trọng vì theo tính chất của ‘chiến lược phát triển đô thị’ có ý nghĩa vững chắc là một công cụ qui hoạch từ trên xuống dưới, và sẽ được chuyển đổi thành một công cụ qui hoạch có sự tham gia của dân từ dưới lên trên. Chúng tôi phải đánh giá rằng ‘các quá trình tham gia của dân’ cần phải được phân tách qua các cấp trong cộng đồng, vì tầm nhìn và lợi ích của những bên quan tâm khác nhau ở cấp cộng đồng, hoặc cấp huyện, hoặc cấp cy-wide. Tuy nhiên, thành phần và quan tâm của các bên quan tâm cũng khác nhau về mục tiêu khác nhau trong phát triển đô thị, và bằng cách nào đó không thể suy rộng cho toàn quá trình phát triển đô thị. Đầu tiên và trước hết, sự tham gia của nhân dân là cần thiết trong chương trình phát triển kinh tế đô thị, sau đó cho từng ngành đô thị riêng rẽ (ví dụ như nước, quản lý chất thải rắn, giao thông đô thị, v.v.), trong khuyến khích hài hoà và an ninh xã hội, và cho quản lý các nguồn lực đô thị cụ thể (ví dụ như ‘đất và không gian đô thị’, nguồn tài chính, nguồn tự nhiên đô thị, v.v.). Chúng tôi cần các mô hình tham gia cụ thể cho từng lĩnh vực sẽ tham gia vào chiến lược phát triển đô thị. Sau đó chúng ta cần kết hợp các bài học hay của các dự án hỗ trợ kỹ thuật khác nhau (như tôi đã nói trước đây, kể cả BUILT của UNDP, Chất lượng đô thị của GTZ, P2P của USAID, v.v.) và các khái niệm mà chúng ta đã phát triển cho qui hoạch và lập chương trình đô thị (như qui hoạch không gian động, ‘chương trình phát triển cơ sở hạ tầng đô thị tổng hợp’ hoặc IUIDP, mô hình dựa vào nhu cầu, v.v.). Từ ngữ cảnh này, một chiến lược phát triển đô thị sẽ chỉ có tác động lớn nếu như nó được đặt trong toàn cảnh ‘quản lý đô thị’, ‘lập chương trình và qui hoạch đô thị’, và mô hình ‘phát Phiên hop toàn thể III: Chiến lươc Phát triển CDS lên tầm cao mới Andreas Suhono - 9
- Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm ₫ói nghèo 24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam triển đô thị tổng hợp’, và không cần phải xem xét riêng. Tôi nghĩ, mỗi một quốc gia cần thực hành nhiều hơn trong bối cảnh mà tôi vừa đưa ra, và CDS có thể tạo điều kiện thuận lợi trao đổi giữa các nước và các thành phố về những tìm hiểu từ những hoạt động này. Có lẽ chúng ta có thể thấy những nét tương đồng có thể xác định được để phân biệt các mô hình khác nhau về quá trình tham gia của dân vào phát triển và quản lý đô thị. X. Ý KIẾN KẾT LUẬN Trong khi kết luận, tôi muốn tóm tắt là hệ thống qui hoạch quốc gia Indonesia nhìn chung hiện nay rất trôi chảy, vì chính phủ mới của chúng tôi mới chỉ thành lập một tháng trước đây. Tuy nhiên, chính phủ mới đã đưa ra cho nhân dân chương trình rõ ràng cho 5 năm tới (2004- 2009) trong một chương trình nghị sự lớn cho hòa bình, công bằng, dân chủ và thịnh vượng; chương trình cho 100 ngày đầu tiên và các yếu tố thắng lợi chính. Mối liên kết giữa qui hoạch quốc gia và qui hoạch địa phương rõ ràng đã được chú ý trong hệ thống tổng hợp về qui hoạch phát triển quốc gia đã dự kiến trong Luật mới 25/2005, và chín điểm trong hướng dẫn của Tổng thống cho toàn bộ thành viên nội các. Dựa vào kinh nghiệm của chúng tôi trong bầu cử đại trà sẽ được tổ chức thành ba phần trong năm nay và chúng tôi rất tự hào là một phần của đất nước đã chứng tỏ cho thế giới biết là chúng tôi có thể tiến hành bầu cử dân chủ, công bằng và minh bạch. Chế độ dân chủ quốc gia không bị áp đặt từ bên ngoài nhưng bắt nguồn từ nhận thức, sự tham gia tích cực và những sáng kiến về bản địa của cộng đồng đô thị địa phương. Vì vậy, chúng tôi rất hoan nghênh CDS và vui mừng nhận thấy cách thức CDS tham gia vào quá trình năng động này trong phong trào dân chủ của địa phương và quốc gia. Chúng ta cần phải thực hiện nhiều hơn nữa để đảm bảo cho công tác quản lý và phát triển đô thị có người dân tham gia được triển khai tốt, và CDS cần tạo điều kiện cho từng quốc gia phân tích quá trình tham gia qua trật tự cộng đồng và qua các mục tiêu phát triển, và để tìm kiếm khả năng viện trợ tốt nhất cho tất cả các nội dung trợ giúp kỹ thuật liên quan và toàn bộ mô hình có sự tham gia của dân về ‘quản lý đô thị’, ‘lập chương trình và qui hoạch đô thị’, và ‘phát triển đô thị tổng hợp’. Phiên hop toàn thể III: Chiến lươc Phát triển CDS lên tầm cao mới Andreas Suhono - 10
- Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm ₫ói nghèo 24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam Phụ lục 1. 9 thành phố nằm trong chương trình dự án CDS Phiên hop toàn thể III: Chiến lươc Phát triển CDS lên tầm cao mới Andreas Suhono - 11
- Phụ lục 2 Phiên hop toàn thể III: Chiến lươc Phát triển CDS lên tầm cao mới Andreas Suhono - 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009 - 2020
27 p | 1123 | 425
-
Tài liệu Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011-2020
38 p | 543 | 160
-
Thế kỷ XXI thực hiện chiến lược phát triển giáo dục
655 p | 429 | 151
-
Bài giảng Định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2020 - TS. Nguyễn Bá Ân
32 p | 333 | 43
-
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
8 p | 166 | 24
-
Bài giảng Chương IV: Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông ở Việt Nam
16 p | 130 | 22
-
Việt Nam trong thời kỳ đổi mới - Bàn về chiến lược phát triển kinh tế-xã hội: Phần 1
196 p | 118 | 20
-
Lý thuyết phát triển và vấn đề chiến lược công nghiệp hóa: Phần 2
187 p | 107 | 18
-
Việt Nam trong thời kỳ đổi mới - Bàn về chiến lược phát triển kinh tế-xã hội: Phần 2
73 p | 102 | 16
-
Tài liệu CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ
7 p | 137 | 13
-
Tăng trưởng kinh tế, nghèo đói, bất bình đẳng thu nhập và chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam (tiếp theo)
11 p | 178 | 12
-
Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam 2011-2020 - Luật Thanh niên
28 p | 95 | 9
-
Khoa học và công nghệ tỉnh Ninh Bình đến năm 2010 - Định hướng chiến lược phát triển: Phần 1
128 p | 100 | 8
-
Khoa học và công nghệ tỉnh Ninh Bình đến năm 2010 - Định hướng chiến lược phát triển: Phần 2
136 p | 105 | 8
-
Chiến lược phát triển nông thôn qua phong trào mỗi làng, một sản phẩm trong quá trình công nghiệp hóa: Phần 1
58 p | 78 | 5
-
Chiến lược phát triển nông thôn qua phong trào mỗi làng, một sản phẩm trong quá trình công nghiệp hóa: Phần 2
121 p | 42 | 5
-
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam từ năm 2011-2020: Phần 1
196 p | 12 | 3
-
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam từ năm 2011-2020: Phần 2
73 p | 8 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn