THỰC HIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG TRẺ MẦM NON RA LỚP
lượt xem 56
download
Hiện nay nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa ,hiện đại hóa đất nước,mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội đang có chiều hướng nhảy vọt ,trong đó giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu.Vì vậy giáo dục nói chung là nhiệm vụ trọng tâm trong sự nghiệp xây dựng đất nước ,chúng ta cũng không nên xem nhẹ bậc học nào nhất là bậc học Mầm Non .Vì thế nhu cầu được cắp sách đến trường đối với trẻ Mầm Non là rất cần thiết ,trẻ được đến trường sớm là chính mỗi người...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: THỰC HIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG TRẺ MẦM NON RA LỚP
- THỰC HIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG TRẺ MẦM NON RA LỚP I/. ĐẶT VẤN ĐE : Hiện nay nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa ,hiện đại hóa đất nước,mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội đang có chiều hướng nhảy vọt ,trong đó giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu.Vì vậy giáo dục nói chung là nhiệm vụ trọng tâm trong sự nghiệp xây dựng đất nước ,chúng ta cũng không n ên xem nhẹ bậc học nào nhất là bậc học Mầm Non .Vì thế nhu cầu được cắp sách đến trường đối với trẻ Mầm Non là rất cần thiết ,trẻ được đến trường sớm là chính mỗi người chúng ta ra công ,góp sức ,nuôi dưỡng và chăm bón những mầm xanh của tương lai vì chính các cháu là chủ nhân của đất nước. Muốn xây dựng một xã hội không ngừng phát triển thì nhiệm vụ đầu tiên là phải hình thành cho trẻ là một con người có nhân cách .Nói cách khác ,chúng ta ph ải chăm lo đến đời sống,tâm tư ,tình cảm của trẻ để từ đó sản sinh ra những thế hệ trẻ khỏe mạnh hồn nhi ên, vui tươi đầy sức sống ,qua đó tôi nhận thấy ‘Công tác huy động cháu Mầm Non ra lớp “l à một
- trong những vấn đề cần thiết đối với trường Mầm Non và được xem là nhiệm vụ quan trọng trong tình hình đổi mới. Để đạt được yêu cầu đó thì bản thân phải tìm tòi ,học hỏi thêm kinh nghiệm để đạt kết quả như mong muốn. II/. NỘI DUNG –BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT : 1/. Quá trình phát triển kinh nghiệm : Trong những năm qua việc thực hiện “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”luôn là nỗi băn khoăn của ngành và toàn xã hội .Đối với bản thân tôi trước khi nhận công tác mới là Phó hiệu trưởng trường Mầm Non thì tôi chỉ là một giáo viên dạy lớp, không biết định hướng cho công việc thế n ào ,chỉ biết bản thân là người giúp đỡ cho Hiệu trưởng hoàn thành nhiệm vụ của ngành giao. Thế là, công việc đầu tiên của tôi là được Hiệu trưởng phân công trong việc “thực hiện huy động các cháu trong độ tuổi Mầm Non ra lớp “.Khi đó, tôi chưa có kinh nghiệm trong công tác quản lý nhưng bù lại tôi được sự hổ trợ, quan tâm d ìu dắt của đồng chí Hiệu trưởng nên vấn đề đặt ra trước mắt dù có khó khăn nhưng tôi vẫn không ngần ngại .Nhưng nhìn lại thực tế trước mắt thì Huyện An Phú là một huyện biên giới kinh tế khó khăn,phần đông các cháu sống trong gia đ ình nghèo,cha mẹ hằng ngày phải chật vật với cuộc sống để lo cái ăn, qu ên đi việc học của con em .Bên cạnh đó một bộ phận phụ huynh ch ưa nhận thức đúng đắn về việc học của trẻ Mầm Non ,nên việc huy động cháu ra lớp sẽ gặp không ít khó khăn ,nhất là việc
- phổ cập Mẫu Giáo 5 tuổi trên địa bàn thị trấn An Phú .Dần theo sự thúc đẩy phát triển giáo dục ,xã hội hóa giáo dục chăm lo đến việc học tập của trẻ .Nh à nước đẩy mạnh phong trào ngày toàn dân đưa trẻ đến trường và đó cũng là nhiệm vụ hàng đầu đối với đơn vị . Đầu năm 2005-2006 tôi bắt tay vào việc phối hợp với ban DS.KHHGĐ để nắm số liệu qua đó nắm địa chỉ của từng cháu .Được sự chỉ dẫn của Hiệu trưởng tôi phối hợp với địa phương ,ban đại diện của các ấp tổ chức buổi trao đổi để vận động các cháu có trong độ tuổi Mầm Non .Nắm đ ược hoạt động đó tôi kiến nghị với hiệu trưởng tổ chức buổi họp mặt trong phạm vi nh à trường nhằm huy động lực lượng đội ngũ tập thể GV- NV . Qua đó tôi triển khai công việc cụ thể :Để rút ra kinh nghiệm của năm học vừa qua việc vận động các cháu ra lớp dựa trên số liệu của ban dân số KHHGĐ trên địa bàn ,phân công cụ thể việc rà soát danh sách trẻ em để viết giáy báo nhập học ,đồng thời chia thành nhiều đoàn phối hợp với địa phương ,mỗi đoàn đi một ấp chia làm nhiều tổ đến từng hộ gia đ ình của các cháu .Năm học trước chúng tôi tự đi vận động khó khăn nhất là không nắm được vị trí của tổ nào nằm ở đâu ?Và không biết cháu nào tên là gì ?Chỉ biết lại từng nhà rồi hỏi tên từng cháu ,mặc dù trên tay có rất nhiều giấy báo nhập học .Tôi cảm thấy việc làm ấy rất mất thời gian và không mang lại hiệu quả cao. Vì có khi còn sót lại những cháu có trong độ tuổi mà không có tên trong danh sách (thay đ ổi tên lúc mới sinh ra )vì vậy trong năm
- học này muốn huy động hết số trẻ trên địa bàn thì bản thân tôi đã tự vạch ra kế hoạch và cuối cùng nhận thấy công tác phối hợp với địa phương là biện pháp hưũ hiệu nhất trong đó có ban tự quản và các chú tổ trưởng trên địa bàn TT An Phú .Qua đó ,ta thấy có sự liên hệ chặt chẽ hơn ,vì gần gũi với các cháu nhất đó là các chú tổ trưởng ,và ban dân số KHHGĐ .Vì thế, mà chúng tôi thực hiện công việc rất nhanh chóng ,khi đến từng hộ gia đ ình chúng tôi có ghi chép lại địa chỉ ,số điện thoại và ghi dấu hiệu gì đó để dễ tìm thấy khi các cháu bỏ học giữa chừng ,hoặc khi cần thiết để gặp phụ huynh trên cơ sở đó nhà trường tìm gia đình cháu trong trường hợp có đi vận động mà cháu chưa đến trường (ví dụ :cháu Nguyễn Thị Hương;cha Nguyễn Văn Cò,mẹ…tổ 2,ấp 4 nhà ở bờ sông ngang cây xăng Trương Vũ ).Trong khi đó các chú tổ trưởng còn giới thiệu thêm cho chúng tôi biết có vài cháu trong độ tuổi mẫu giáo mà chúng tôi không nắm danh sách .Nhờ vậy mà việc huy động các cháu đạt kết quả khả quan h ơn .Trong lúc đó thấy chúng tôi đang trao đổi công việc với nhau ,bất chợt có một phụ huynh :”Cô ơi!Con tôi bây lớn đi học mẫu giáo được không ?”Tôi cảm thấy rất vui sướng và cảm động biết bao với câu nói giản dị nhưng chứa chan bao nổi ao ước ,từ đó tôi thấy việc làm của mình càng có ý nghĩa rõ rệt hơn .Bởi vì tôi được trực tiếp tư vấn việc học tập của các cháu ,giúp phụ huynh hiểu rõ hơn nữa cũng như các thủ tục để đưa cháu đến trường mà trước đây họ ngần ngại không biết tháo gỡ cùng ai . Chính vì thế mà các cháu nghèo đã giảm đi phần nào đó gọi là thiệt thòi hơn so với bao bạn khác. Có đi vận động như thế chúng tôi càng hiểu rõ hơn về cuộc
- sống của người dân nghèo lao động và càng cảm thấy sót xa hơn khi phải đối diện với bà ngoại đơn chiếc chỉ mỗi cháu gái 5 tuổi tên là Hằng bà nghẹn ngào nói :”Cháu tôi ham học quá mà tôi không có tiền ,cha nó mất rồi mẹ nó đi làm lâu lâu mới về “trước tình hình đó tôi không biết phải làm sao ?Chỉ còn cách khuyên bà đưa cháu đến trường đăng ký cho cháu nhập học và mọi khó khăn nhà trường sẽ có kế hoạch phối hợp giúp đỡ để giải quyết và giải thích rõ tạo điều kiện cho những ai thực sự nghèo an tâm đưa cháu đến trường bằng nhiều hình thức.Ngược lại một số phụ huynh có điều kiện lại không cho cháu học Mẫu giáo với : Lý do là thương cháu ,cháu không chịu đi học nên lên lớp một mới cho đi học .Trường hợp này chúng tôi phải giải thích cho bậc cha mẹ học sinh hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc học Mẫu Giáo .Học Mẫu giáo sẽ giúp trẻ làm hành trang để trẻ tiếp thu vốn kiến thức b ước vào lớp một học dễ dàng .Còn các bậc phụ huynh cũng yên tâm lao động ,sản xuất để cải thiện đời sống tốt hơn.Đúng là mỗi người mỗi ý ,đối với phụ huynh cháu Trọng th ì cho rằng:”Cháu học Mẫu giáo không quan trọng ,không biết đọc chữ tôi cho nó học ở ngo ài để nó biết đọc biết viết lên lớp một học dễ hơn .Câu nói không có ý gì nhưng là giáo viên mẫu giáo ,bậc học mầm non ,bản thân tôi nh ư bị cái gì đó cản trở ,nói cách khác ngành học mầm non không được coi trọng làm tôi thấy nặng nề với cách nhìn ấy .Nhưng tôi luôn động viên cố gắng giải thích giúp phụ huynh hiểu rõ hơn bậc học mầm non để thấy việc học như thế là nhồi nhét cháu sẽ mất đi sự hồn nhiên trong khi các bạn mình vừa học vừa chơi ,cháu đến trường sẽ ngoan hơn ,nhanh nhẹn ,biết tìm
- tòi khám phá ,tự giải quyết vấn đề qua những trò chơi câu truyện … trong khi cháu học khô khan với các con chữ ,những b ài toán trong sự gò ép ,mất đi các kỷ năng cơ bản mà cô giáo truyền thụ mỗi ngày một ít sẽ mang lại sự phát triển to àn diện .Đồng thời mỗi người chúng tôi cũng phải tự học hỏi nâng cao tay nghề ,b ên cạnh dó tôi động viên giáo viên thường xuyên trao đổi kinh nghiệm , nâng cao trình độ chuyên môn cũng như về phẩm chất, phải yêu nghề mến trẻ để từng bậc phụ huynh an tâm ,tự nguyện đưa cháu đến trường và trong các buổi họp của nhà trường (họp chuyên môn )tôi thường hay nhắc nhỡ giáo viên tiếp tục thu nhận học sinh .Đặc biệt là công tác duy trì sĩ số. Vì việc huy động cháu ra lớp mới chỉ là bước đầu nên mỗi người phải có trách nhiệm nh ư thế nào để giữ vững số trẻ trên lớp nhưng khó khăn nhất là đối với cháu nhà trẻ, ở độ tuổi này cháu mới đến trường cũng là lúc rời xa hơi ấm của người mẹ nên cháu cảm thấy môi trường xung quanh quá mơí m ẻ vì thế đối với giáo viên nhà trẻ và mẫu giáo sẽ gặp không ít khó khăn khi thấy các cháu “vừa la vưà khóc “.Nhưng dù thế nào muốn làm được tốt nhiệm vụ thì bản thân giáo viên phải là người mẫu mực ,có lập trường tư tưởng vững vàng để dần dần tạo uy tín cho đơn vị và là niềm tin của tập thể phụ huynh đối với giáo viên trong nhà trường . Thời gian đầu các cháu còn bỡ ngỡ chưa quen với trường Mầm Non ,chưa quen với cô giáo nhưng được sự quan tâm của cô,bằng các thủ thuật lên lớp ,qua lời ca tiếng hát, những đồ dùng trực quan thu hút trẻ ,các câu truyện ngộ nghĩnh dễ thương ,lời ân cần êm dịu ,được vui chơi cùng bạn bè từ đó cháu rất thích đi
- học,và học rất chăm.Cuối tiết được cô gọi tên lên cắm hoa ,tuyên dương trước bạn bè .Dù là vậy cũng còn rất nhiều cháu thường xuyên nghỉ học vì thế trong phiên họp hội đồng nhà trường tôi thường xuyên nhắc nhở giáo viên tìm hiểu nguyên nhân vì sao cháu nghỉ học, trao đổi với phụ huynh và động viên cháu trở lại. Đối với phụ huynh nghèo nhà trường sẽ tạo mọi điều kiện bằng cách miễn giảm học phí tu ỳ trường hợp và chia thành từng đợt thu hàng tháng để phụ huynh dễ đóng tiền và an tâm cho cháu đi học …Chính vì thế học sinh đi học ngày càng đông hơn . 2/. Kiểm lại kinh nghiệm : Từ thực tế cho thấy kết quả và thực hiện công tác huy động trẻ mầm non ra lớp đạt được kết quả khả quan so với chỉ tiêu của phòng . B/C chính thức khai giảng Phòng giao Số trẻ điều tra Năm học 2004 – 2005 365 cháu 400 cháu 456 cháu 2005 - 2006 418 cháu 410 cháu 469 cháu
- Tuy nhiên trong giai đoạn trước và sau tết một số cháu theo gia đình về quê tỉ lệ chuyên cần khoảng 88% sau đó tăng dần ,thời gian gần đây các cháu nghỉ học một cách đột ngột khoảng 10 cháu .Nguyên nhân là do chợ An Phú bị hỏa hoạn ảnh hưởng phần nào rất lớn đối với gia đình của cháu .Trước tình trạng này sau một vài ngày ổn định lại tôi cùng với giáo viên chủ nhiệm và một vài đồng nghiệp cùng đến gia đình cháu chia sẽ thăm hỏi và động viên gia đình đưa cháu đi học trở lại để gia đình thuận tiện trong việc bắt đầu làm lại từ đầu những gì đã mất đi ,trong vẻ mặt ngây thơ của các cháu tôi cảm thấy làm thương và khuyên cháu:” Cố gắng học ngoan hơn ,về nhà phụ giúp cha me, vâng lời cha mẹ cũng nh ư là các con mang món quà an ủi làm ba mẹ thương các con nhiều hơn “ .Bên cạnh có một vài cháu bên cạnh nghỉ học như cháu Quyên học ở nhóm lớn sợ đi học vì vào lớp thường bị bạn đánh khi tìm hiểu nguyên nhân giáo viên đã cố gắng để ý quan tâm và giáo dục cháu thường hay đánh bạn phải biết đo àn kết thương yêu bạn nhiều hơn . * Nguyên nhân thành công và tồn tại : -Thành công : Qua kết quả đã đạt được sự thành công trên là sự quan tâm của các cấp Ủy Đảng ,chính quyền địa phương, sự chỉ đạo sâu sát của phòng giáo dục , sự định hướng đúng đắn của Hiệu trưởng , sự đoàn kết nội bộ cao, giáo viên có tinh thần
- trách nhiệm , sự nổ lực của bản thân cùng với sự chịu khó của tập thể .Anh chị em giáo viên đã dành tình cảm yêu thương chăm sóc đối với cháu .Từ đó góp phần nâng cao vị trí của giáo viên trong xã hội .Đồng thời luôn luôn nh ìn nhận sự thật ,lắng nghe ý kiến của tập thể ,linh động uyển chuyển khi giải quyết vấn đề một cách thận trọng . * Tồn tại : Trong việc thực hiện huy động các cháu trong địa b àn đạt kết quả khả quan nhưng số trẻ trong địa bàn vẫn chưa huy động ra hết ,mặc dù có phối hợp với địa phương thường xuyên động viên gia đình các cháu đặc biệt đối với cháu mẫu giáo 5 tuổi . Cháu Nguyễn Văn Vụ có đến trường học được 2 tháng ,sau đó vì hoàn cảnh gia đình nên cháu nghỉ học ,tôi có đến gia đình tìm hiểu nguyên nhân được biết cha mẹ cháu ly dị nên cháu phải nghỉ học sẳn đó tôi chia sẽ nổi niềm và yêu cầu phụ huynh đưa cháu đi học trở lại nhưng rồi một thời gian sau cháu phải theo mẹ về quê ngoại ,còn các cháu Hưũ Phước ,Thanh Sang ,Thanh Nhàn thì cha mẹ không có điều kiện đưa rước ,các cháu phải theo cha mẹ làm lụng từ sớm đến chiều tối ,và còn nhiều cháu khác bỏ địa phương do đó ảnh hưởng r61t lớ đến việc huy động các cháu trong độ tuổi mầm non trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn ,và phần nào cũng ảnh hưởng đến việc chuyên cần của trường.
- * Bài học kinh nghiệm: Để làm tốt mọi nhiệm vụ trước hết phải lắng nghe ý kiến của mọi người xung quanh ,xây dựng khối đoàn kết ngày càng vững mạnh ,bản thân không ngừng học hỏi và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm . -Coi trọng và tăng cường công tác tham mưu với cấp Ủy Đảng ,chính quyền , địa phương vì qua kết quả đạt được là cả một quá trình đóng góp của địa phương ,sự nhiệt tình của cán bộ ấp,tổ là điều kiện dẫn dắt đội ngủ giáo viên tham gia tốt công tác huy động chaú ra lớp. -Đối với nhà trường xây dựng nề nếp, nuôi tốt ,dạy tốt thu hút được sự quan tâm của cộng đồng từ đó tạo niềm tin và uy tín để các bậc phụ huynh tự nguyện đưa cháu đến trường Mầm Non .Hàng năm cập nhập số liệu các cháu có trong độ tuổi mầm non để có kế hoạch thực hiện tốt ngay từ đầu năm một cách kịp thời. -Đẩy mạnh công tác tuyên truyền ,viết thông tin trên đài để truyền tin rộng rãi trên khấp địa bàn để kịp thời huy động cháu ra lớp. -Kiến nghị với Hiệu trưởng làm tốt khâu tham mưu với lực lượng bên ngoài nhà trường, địa phương ,ban đại diện cha mẹ học sinh là cầu nối để giúp đở
- cháu nghèo ,không có dụng cụ học t65p và là lực lượng tham gia chống bỏ học với nhà trường . III/. KẾT LUẬN : Để tạo nguồn nhân lực cho đất n ước ,thế hệ trẻ là chủ nhân của tương lai. Nên việc huy động ngày toàn dân đưa trẻ đến trường là nhiệm vụ của toàn xã hội nói chung ,trường Mầm Non thị trấn An Phú nó i riêng nhằm mang lại cho các cháu thói quen nề nếp tốt để chuẩn bị cho cháu b ước vào bậc học phổ thông. Đặc biệt là giúp cho xã hội ngày một phát triển, đồng thời nâng cao vị trí và thấy rõ tầm quan trọng của bậc học Mầm Non trong tình hình đổi mới hiện nay. Người Viết Nguyễn Thị Thu Thuỷ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp quản lí học sinh trong công tác chủ nhiệm
13 p | 1525 | 310
-
SKKN: Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục bằng giải pháp huy động các nguồn lực tham gia công tác giáo dục
12 p | 1289 | 156
-
SKKN: Một số giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục, huy động các nguồn lực xã hội góp phần “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
10 p | 196 | 37
-
SKKN: Một số kinh nghiệm bước đầu trong việc huy động nguồn lực tài chính thực hiện công tác xã hội
12 p | 142 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp huy động trẻ 5 tuổi ra lớp để làm tốt công tác PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi tại trường Mần non Điền Lư, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
16 p | 263 | 13
-
SKKN: Hiệu trưởng phát huy tính tự chủ, sáng tạo trong sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả công tác dạy và học
18 p | 65 | 7
-
SKKN: Một số giải pháp huy động giáo viên, học sinh tham gia xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tại trường Tiểu học Xuân Đường
12 p | 157 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục và huy động các nguồn lực ở trường tiểu học Thiệu Tiến, Huyện Thiệu Hoá, Thanh Hoá
31 p | 70 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp thực hiện công tác cải tiến chất lượng tại trường THPT Nghi Lộc 3
90 p | 13 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện tốt công tác huy động xã hội hóa giáo dục để xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1
11 p | 34 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 104 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non Hà Châu huyện Hà Trung
38 p | 44 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp thực hiện công tác tự đánh giá hướng đến kiểm định chất lượng của trường CĐSP Hòa Bình năm học 2019-2020
28 p | 45 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ em năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung
31 p | 55 | 3
-
SKKN: Kinh nghiệm quản lý thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục Trường Mầm non
18 p | 59 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm trong việc huy động, phối hợp với hội cha mẹ học sinh nhằm xây dựng cơ sở vật chất nhà trường theo hướng chuẩn quốc gia
19 p | 48 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thực hiện công tác xã hội-tư vấn tâm lí trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trường THPT Cửa Lò 2
82 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn