intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Dịch vụ công trên địa bàn Vĩnh Phúc

Chia sẻ: Trần Nam | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

242
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài tiểu luận với đề tài "Dịch vụ công trên địa bàn Vĩnh Phúc" trình bày 2 nội dung chính: Thực trạng các dịch vụ công ở nông thôn Vĩnh Phúc, định hướng phát triển dịch vụ công ở nông thôn và giải pháp thực hiện cho giai đoạn tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Dịch vụ công trên địa bàn Vĩnh Phúc

  1. Trang 1
  2. LỜI MỞ ĐẦU Cách đây hơn 30 năm, Vĩnh Phúc được cả  nước biết đến là quê hương của   "Khoán hộ", với những bứt phá trong đổi mới về  cơ  chế  khoán trong sản xuất nông  nghiệp. Cùng với cả nước đẩy mạnh CNH, HÐH, Vĩnh Phúc lại tạo nên dấu ấn trong   chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế. Vào thời điểm tái lập tỉnh năm 1997, xuất phát điểm  nền kinh tế rất thấp, kinh tế thuần nông, tỷ  trọng nông nghiệp chiếm trên 52% giá trị  GDP, công nghiệp chiếm 12,86%; thu nhập bình quân đầu người là 140 USD. Đến năm  2009: Công nghiệp, xây dựng chiếm 61,06%; dịch vụ  chiếm 24,68%; nông, lâm, thủy  sản 14,25%. GDP bình quân đầu người đạt 1.380 USD. Không có hộ  đói, tỷ  lệ  hộ  nghèo giảm nhanh, hiện nay, tỉ  lệ  hộ  nghèo giảm còn 9,4%. Mặc dù có tốc độ  phát   triển các khu công nghiệp thuộc diện cao  ở miền Bắc nhưng Vĩnh Phúc vẫn còn 60%   dân số sống bằng nghề nông với hiệu quả sản xuất chưa cao. Bình quân mỗi lao động  nông nghiệp chỉ  tạo ra 7, 2 triệu đồng /năm; trong khi đó, sản xuất công nghiệp cao   gấp 8, 2 lần, làm dịch vụ gấp 3, 5 lần. Đồng đất Vĩnh Phúc đa số bạc màu, nghèo dinh  dưỡng, tuy nông dân đã biết  ứng dụng tiến bộ  kỹ  thuật nhưng giá trị  thu nhập vẫn  thấp. Năm 2006, Ban chấp hành Đảng bộ  tỉnh đã ra Nghị  quyết 03­NQ/TU về  phát  triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân. Nội dung bao trùm của Nghị  quyết là “giảm đóng góp, tăng đầu tư”, trong đó vấn đề  đào tạo nghề, nâng cao trình  độ  cho nông dân và cung cấp dịch vụ  công nông thôn được đặc biệt chú trọng. Sau 4  năm tổ  chức thực hiện, Nghị  quyết 03­NQ/TU của Tỉnh uỷ   đã thực sự  đi vào cuộc   sống, đã thu được những kết quả  quan trọng, góp phần nâng cao đời sống vật chất,   tinh thần cho đại bộ phận nhân dân trong tỉnh. Trang 2
  3. NỘI DUNG CHÍNH A. THỰC TRẠNG CÁC DỊCH VỤ CÔNG Ở NÔNG THÔN VĨNH PHÚC Dịch vụ  công có thể  hiểu khái quát là những dịch vụ  do Nhà nước chịu trách  nhiệm, phục vụ các nhu cầu cơ bản, thiết yếu chung của người dân không vì mục tiêu  lợi nhuận (khác với dịch vụ tư, do tư nhân đảm nhiệm vì mục tiêu lợi nhuận). Trên cơ  sở  đó, dịch vụ  công  ở  nông thôn được hiểu là những loại dịch vụ  do Nhà nước đảm   nhiệm để  đáp  ứng nhu cầu của khu vực nông thôn. Có nhiều dịch vụ  công nông thôn   (DVCNT), trong đó các dịch vụ thiết yếu là: giáo dục, y tế, văn hoá thông tin, thuỷ lợi,  giao thông, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, khuyến nông, khuyến công. Trong những năm đổi mới vừa qua, tại tỉnh Vĩnh Phúc các dịch vụ  công thiết   yếu và cơ bản đã được cải thiện đáng kể, góp phần rất quan trọng vào phát triển kinh   tế, xã hội và có tác động tích cực đến cải thiện đời sống, đảm bảo công bằng ở  các  vùng nông thôn. Với trình độ phát triển kinh tế­ xã hội và đời sống ngày càng cao hơn,   đã có những thay đổi lớn về  phát triển và cung cấp dịch vụ  công, Nhà nước có chủ  trương xã hội hoá việc cung ứng một số dịch vụ công. Đặc biệt, ở khu vực nông thôn   các nhu cầu về  DVCNT không nhất thiết phải do Nhà nước độc quyền cung cấp mà  Nhà   nước   đóng  vai  trò   bà   đỡ,   tạo  môi   trường   thuận  lợi   cho  quá   trình   xã   hội  hoá   DVCNT theo phương châm "nhà nước và nhân dân cùng làm" và thu hút các thành phần  kinh tế khác tham gia cung ứng DVCNT hiệu quả hơn. I. Những kết quả trên một số lĩnh vực 1. Lĩnh vực Giáo dục, đào tạo và dạy nghề ­ Hiện tại, tổng số có 571 đơn vị  giáo dục công lập và ngoài công lập từ  Mầm   non đến THPT. Cụ thể như sau: Ngành học mầm non có 217 trường. Trong đó có 162  trường công lập, 3 trường tư  thục và 52 cơ  sở  mầm non tư  thục khác (tỷ  lệ  học sinh   Trang 3
  4. ngoài công lập chiếm 1,5%). Trong năm 2010 đã chuyển đổi các trường mầm non bán  công sang công lập. Bậc tiểu học 174 trường công lập. Bậc THCS 146 trường công  lập. Bậc THPT 38 trường công lập, 02 trường dân lập. Nhiều cơ  quan, đoàn thể, tổ  chức kinh tế, dòng họ, cá nhân tham gia hoạt động khuyến học, Quỹ hội khuyến học   các cấp trên toàn tỉnh đã quyên góp được khoảng 10 tỷ  đồng, góp phần cho công tác  khuyến khích hỗ trợ phát triển giáo dục của địa phương. ­ Hiện nay, mạng lưới các cơ sở dạy nghề với các loại hình đa dạng như: cơ sở  dạy nghề  công lập, cơ  sở  dạy nghề  của tổ  chức xã hội và cơ  sở  dạy nghề  của các   doanh nghiệp. Toàn tỉnh có 55 cơ sở, trong đó: 4 trường cao đẳng nghề, 3 trường trung  cấp nghề, 10 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có dạy nghề, 23 trung tâm dạy   nghề, 15 cơ sở giáo dục khác có tham gia dạy nghề. Từ năm 2005­2010, các cơ sở dạy  nghề  đã tuyển sinh đào tạo nghề  cho 147.340 người, trong đó đào tạo hệ  dài hạn, hệ  trung cấp nghề  và hệ  cao đẳng nghề  được 38.016 người và 109.324 người được qua   đạo tạo nghề  hệ  ngắn hạn, hệ  sơ  cấp, dạy nghề  dưới 3 tháng. Từ  2004 đến nay  Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật tỉnh đã đào tạo 12.495 học sinh trung học chuyên  nghiệp, mở  874 lớp huấn luyện nghề  ngắn hạn cho nông dân với tổng số  26.220   người. Kết quả  bước đầu cho thấy, đại bộ  phận nông dân có chuyển biến về  nếp  nghĩ, cách làm trong sản xuất, kinh doanh, từng bước hình thành đội ngũ nông dân kiểu  mới có kiến thức, tay nghề, năng động trong nền kinh tế thị trường. * Khó khăn: Việc xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục còn chậm và hạn chế  về  quy mô. Một số thôn, xóm chưa có cơ sở nuôi dạy trẻ, lớp học mầm non, nên vẫn phải   tổ  chức nuôi dạy nhờ  ở  nhà dân và các nhà văn hoá thôn. Cơ  sở  vật chất, nhà xưởng,  thiết bị  thực hành của các cơ  sở  dạy nghề  thiếu; chương trình, giáo trình chậm đổi   mới; đào tạo nghề  chưa thực sự gắn với thị  trường lao động, việc làm. Chưa thu hút   được nhiều lao động  ở  khu vực nông nghiệp, nông thôn vào các khu công nghiệp, đô   thị. 2. Lĩnh vực y tế ­ Hiện tại, tổng số  cơ  sở  khám, chữa bệnh toàn tỉnh có 355 đơn vị  với 2070  giường bệnh. Trong đó các cơ  sở công lập có 163 đơn vị, gồm: cấp tỉnh 10 đơn vị  (5  Trang 4
  5. bệnh viện, 5 trung tâm kỹ  thuật hệ  dự  phòng với 1.330 giường bệnh); cấp huyện 6  bệnh viện, 3 trung tâm y tế  và 7 trung tâm kỹ  thuật hệ  dự  phòng (với 740 giường   bệnh); cấp xã có 137 trạm y tế xã. Cơ sở khám chữa bệnh xã hội hoá trên địa bàn tỉnh  hiện có 192 cơ  sở  y tế  tư  nhân, trong đó có 17 phòng khám đa khoa, 175 phòng khám   chuyên khoa và phòng chẩn trị y học cổ truyền; cấp giấy phép hành nghề cho 05 công  ty TNHH kinh doanh thuốc theo thẩm quyền và 550 nhà thuốc, quầy thuốc, đại lý   thuốc trên địa bàn tỉnh. ­ Các chương trình quốc gia về y tế được duy trì và triển khai hiệu quả, hầu hết  các Trạm y tế đều được đầu tư  xây dựng nhà kiên cố và được bổ  sung các trang thiết   bị y tế; 96,5% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, có 110/137 bác sĩ đang   công tác các Trạm y tế, đạt 80%. Tỷ  lệ  cán bộ  công tác tại các trạm y tế  là 5,1 cán  bộ/trạm. * Khó khăn: Tỷ lệ bác sỹ  đạt 7 người/1 vạn dân, thấp hơn tỷ lệ  bình quân của  toàn  quốc.   Một   số   chuẩn   y  tế   khó   thực   hiện   ở   các   xã   (chuẩn  II   về   vệ   sinh  môi  trường ); một số địa phương chưa có nguồn nhân lực để cử đi đào tạo bác sỹ. Kinh phí  đầu tư hàng năm để thực hiện Đề án Chuẩn quốc gia về y tế xã còn hạn chế, còn nợ  đọng XDCB, đặc biệt đối với các xã khó khăn. 3. Lĩnh vực Văn hóa, Thông tin ­ Công tác xã hội hoá tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hoá và tổ chức lễ hội hàng   năm phục vụ  nhân dân được triển khai tích cực. Toàn tỉnh hiện có 1.264 di tích các   loại, trong đó có 287 di tích đã được Nhà nước xếp hạng gồm: 65 di tích xếp hạng cấp  Quốc gia và 222 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Từ năm 2005 đến nay tổng kinh phí hỗ trợ  từ  ngân sách Nhà nước cho tu bổ  chống xuống cấp  ở 40 di tích trên địa bàn tỉnh  ước   gần 3 tỷ  đồng. Huy động từ  các nguồn xã hội hóa trong nhân dân là gần 10 tỷ  đồng.   Những di tích trọng điểm của tỉnh có sự  đóng góp của nhân dân cả  nước với nguồn   kinh phí hàng chục tỷ  đồng: Thiền Viện Trúc lâm Tây Thiên huyện Tam Đảo (tổng  kinh phí trên 20 tỷ đồng), Di tích chùa Hà thành phố Vĩnh Yên trên 50 tỷ đồng... Trang 5
  6. ­ Việc xây dựng nhà văn hóa  ở  cơ  sở  được đẩy mạnh theo hướng xã hội hóa.   Toàn tỉnh đã xây dựng được 112/137 nhà văn hóa xã, 1147/1368 nhà văn hóa thôn (làng –  tổ dân phố). Ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ một phần cho mua sắm trang thiết bị, còn   toàn bộ  phần xây dựng cơ  bản đều do nhân dân đóng góp khoảng từ  120 – 150 triệu   đồng cho một nhà văn hóa xã và 70 ­ 90 triệu đồng cho một nhà văn hóa thôn. ­  Ở  tuyến huyện, thành, thị  và cơ  sở  có 06 nhà thi đấu; 06 sân vận động cấp   huyện, 80/152 xã (phường) có sân chơi bãi tập thể dục thể thao (TDTT), 149/1450 thôn,  khối phố  có sân chơi bãi tập TDTT, 248 câu lạc bộ  TDTT, 360/390 trường học đạt  chất lượng về  giáo dục thể  chất. Xây dựng 121/137 trạm cung cấp thông tin xã, đạt   88,3%; thực hiện kết nối Internet cho 109 trạm cung cấp thông tin ở cấp xã. * Khó khăn: Việc dành đất cho xây dựng thiết chế văn hoá ở một số địa phương  còn khó khăn, ngân sách nhà nước đầu tư, hỗ trợ có hạn. Thực hiện nếp sống văn minh   trong việc cưới, việc tang, lễ hội  ở nông thôn nhiều nơi chưa tốt, phát triển văn hoá   chưa theo kịp với tốc độ phát triển kinh tế. 4. Lĩnh vực thủy lợi Ngân sách tỉnh đã bố trí 164 tỷ đồng kiên cố hoá trên 366 km kênh mương. Vĩnh   Phúc là một trong những tỉnh đầu tiên thực hiện miễn thuỷ lợi phí cho sản xuất nông  nghiệp (thực hiện từ  năm 2007). Hiện nay có 4500 ha /5300 ha khó khăn nguồn nước   đã được tưới tiêu chủ động và đã xây dựng xong bản đồ tưới trên địa bàn tỉnh. Từ năm  2007­ 2010, ngân sách tỉnh hỗ trợ miễn thuỷ lợi phí: 216 tỷ đồng. * Khó khăn: Nhiều công trình thuỷ lợi từ lâu đã bị xuống cấp nhưng chưa đầu tư  kinh phí duy tu, sửa chữa, nâng cấp (đặc biệt là các công trình xã, HTX quản lý).   Những vùng không có khả  năng xây dựng công trình, nhà nước có chính sách hỗ  trợ  khác, nhưng đến nay chưa thực hiện được. Nông dân  ở  những vùng này bị  thiệt thòi  hơn so với những vùng có công trình được đầu tư. 5. Lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ­ Về  cấp nước sinh hoạt: Tính đến thời điểm tháng 1/2010, dân số  nông thôn  được sử  dụng nước sinh hoạt hợp vệ  sinh là 584.633 người, đạt 73%; sử  dụng nước  sạch theo Tiêu chuẩn TC09 là 140.312 người, đạt 24%; Trang 6
  7. ­ Về  vệ  sinh nông thôn: Số  hộ  gia đình nông thôn có nhà WC là 161.254 hộ,   chiếm khoảng 95%; trong đó, hợp vệ sinh theo Tiêu chuẩn TC08 là 45.151 hộ, đạt 28%.   Số   chuồng   trại   chăn   nuôi   được   xử   lý   chất   thải   đảm   bảo   vệ   sinh   môi   trường   là  64.831chuồng trại, đạt tỷ lệ 45%/ tổng số chuồng trại chăn nuôi cần phải xử lý. ­ Việc xã hội hoá và đầu tư cho bảo vệ môi trường đang được thực hiện ở các  địa phương trên địa bàn tỉnh, ngày càng có nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã bảo vệ môi  trường ra đời, nhiều dịch vụ  công về  bảo vệ  môi trường được các cá nhân, tổ  chức   đứng ra thực hiện như: Tổ  thu gom rác thải, công ty TNHH xử  lý môi trường xanh,  Hợp tác xã dịch vụ  môi trường Duy Tiến, … các doanh nghiệp đã quan tâm hơn đến  công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất và kinh doanh. ­ Công tác cung cấp và hỗ  trợ  người dân trong việc xây dựng hầm bioga được   thực hiện rộng khắp trên địa bàn tỉnh. Tính đến tháng 12/2009 toàn tỉnh đã triển khai  được 6.400 hầm bioga, với kinh phí ngân sách tỉnh hỗ trợ là 9,6 tỷ đồng, dân tự đầu tư  26,784 tỷ đồng. * Khó khăn: Phối hợp liên ngành, địa phương để  giải quyết các vấn đề  môi  trường trong thời gian qua tiến hành có lúc, có nơi chưa đồng bộ  và thiếu chặt chẽ,   chưa đưa ra được cơ  chế, hình thức phối hợp có hiệu quả, chưa thúc đẩy mạnh mẽ  quá trình xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường. Số hộ gia đình sử dụng nhà WC hợp   vệ  sinh theo Tiêu chuẩn TC08 còn thấp. Số làng nghề  được xử  lý chất thải đảm bảo  vệ sinh môi trường thấp (chiếm khoảng 12%/ tổng số làng nghề phải xử lý). 6. Lĩnh vực giao thông ­ Tính đến tháng 12 năm 2009 toàn tỉnh đã kiên cố hoá được 2.312 km/3.562 km   đường giao thông nông thôn, đạt 64,9% so với mục tiêu Nghị  quyết số  11/2007/NQ­ HĐND tỉnh về  cơ  chế hỗ  trợ  phát triển giao thông nông thôn. Riêng nguồn vốn đóng  góp của nhân dân năm 2009 cho phong trào xây dựng giao thông nông thôn đạt gần  40%, với khối lượng chủ yếu là nâng cấp cúng hoá mặt đường 270km (nhựa 9,7km; bê  tông xi măng 260,6km); xây rãnh gạch 30,5km và tu sửa nền, mặt đường, các công trình  thoát nước bị hư hỏng. Trang 7
  8. ­ Hiện có 8 tuyến xe buýt từ thành phố Vĩnh Yên về  8 huyện, thị xã hoạt động   ổn định. Các tuyến xe buýt đã kịp thời đáp ứng cơ bản nhu cầu đi lại của nhân dân. * Khó khăn: Nguồn vốn xây dựng giao thông nông thôn rất lớn, việc huy động  nguồn vốn đóng góp của nhân dân rất khó khăn do vậy nhiều dự  án phải kéo dài, thi   công không đúng tiến độ. Công tác xã hội hóa xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông  thôn còn hạn chế so với tiềm năng. 7. Lĩnh vực khuyến nông ­ Đến nay đã hình thành các vùng trồng trọt sản xuất hàng hoá (TTSXHH) với   tổng diện tích gần 14 nghìn ha cây trồng các loại. Năng suất, chất lượng cây trồng  tăng, hiệu quả  sản xuất trên đơn vị  diện tích và thu nhập của nông dân tăng, đã hình  thành một số vùng TTSXHH như lúa chất lượng cao Yên Lạc, Vĩnh Tường, gạo Long   Trì (Tam Dương), bí đỏ  Vĩnh Tường, dưa chuột An Hoà (Tam Dương); su su Tam   Đảo,... Năm 2008 và năm 2009, UBND tỉnh cho thí điểm triển khai xây dựng 12 khu   sản xuất tập trung, với kinh phí đầu tư, hỗ trợ 19,6 tỷ đồng. Đồng thời, tỉnh đã hỗ trợ  gần 2 tỷ đồng thí điểm hỗ trợ lãi suất mua phân bón trả chậm cho nông dân mua trên  8,5 nghìn tấn phân bón, góp phần tăng năng suất, sản lượng giúp nông dân vượt qua   khó khăn do thiên tai, lạm phát. ­ Trạm Khuyến nông các huyện, thành, thị  đã tổ  chức nhiều lớp tập huấn, xây   dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao và áp dụng tiến bộ  KHCN mới vào sản   xuất. Cụ thể như: xây dựng các mô hình trình diễn các loại giống mới, sản xuất rau an   toàn, trồng cây ăn quả, sử dụng phân bón, chăn nuôi: dế, rắn, lợn rừng … ­ Trên địa bàn tỉnh đã giao tổng số: 30.295,2 ha đất lâm nghiệp cho các tổ  chức   và hộ gia đình sử dụng. Việc xã hội hóa công tác quản lý và bảo vệ phát triển rừng đã  làm rõ trách nhiệm quản lý và quyền lợi của các chủ rừng từ đó đã đem lại hiệu quả rõ   rệt, độ che phủ của rừng đã được nâng lên. * Khó khăn: Các các vùng trồng trọt sản xuất hàng hoá và khu sản xuất tập  trung hiện nay mới được hình thành, khối lượng hàng hoá ít, giá thành cao; công nghiệp  chế  biến nông, lâm sản chậm phát triển; trình độ  khoa học ­ công nghệ, quản lý còn  Trang 8
  9. yếu, chất lượng lao động chưa cao, tình trạng thừa lao động thiếu việc làm khá phổ  biến. II. Một số kinh nghiệm bước đầu 1. Đánh giá chung Từ  năm 1997 đến nay bộ  mặt nông thôn Vĩnh Phúc ngày càng khởi sắc, hệ  thống kết cấu hạ tầng kinh tế ­ xã hội trong nông nghiệp, nông thôn được tăng cường.  Hệ thống chính trị   ở nông thôn không ngừng được củng cố, kiện toàn, nâng cao năng   lực và hiệu quả  hoạt động. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể  thao và đào tạo   nghề cho nông dân tiếp tục phát triển; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo  đảm; đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận người dân được cải thiện và nâng  cao. Sản xuất nông nghiệp từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá.   Kinh tế  nông thôn ngày càng phát triển, kinh tế  trang trại có bước chuyển biến tích   cực, góp phần khai thác tốt tiềm năng đất đai, lao động ở  nông thôn, tạo ra nhiều sản   phẩm hàng hoá. Việc cung  ứng các dịch vụ  công nông thôn đã đạt được một số  thành  tựu và có xu hướng xã hội hoá ngày càng mở rộng, nhưng đồng thời cũng bộc lộ không   ít hạn chế. Quá trình xã hội hoá dịch vụ  công trong các lĩnh vực diễn ra chậm so với   tiềm năng. Việc sắp xếp, đổi mới cơ chế quản lý đối với các cơ sở công lập thuộc các   lĩnh vực nông nghiệp nông thôn gặp nhiều khó khăn. Nguồn vốn ngoài ngân sách nhà   nước được huy động cho đầu tư phát triển dịch vụ công còn rất hạn chế. Chính quyền  một số  huyện, xã còn tư  tưởng trông chờ,  ỷ  lại vào Nhà nước, chưa chủ  động xây  dựng chương trình, kế hoạch, giải pháp giảm nghèo. 2. Một số kinh nghiệm bước đầu Một là, tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo về phát triển các dịch vụ  trong nông   nghiệp nông thôn, ban hành nhiều Nghị  quyết chuyên đề  về  lĩnh vực an sinh xã hội,   trong đó có quy định cụ thể về cơ chế thực hiện và huy động nguồn lực cho công tác   xã hội hóa các dịch vụ công, đặc biệt là Nghị quyết số 03 của Tỉnh ủy về nông nghiệp,   nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006 – 2010, định hướng đến năm  2020. Các chủ trương của Tỉnh  ủy, Nghị quyết của HĐND tỉnh đều được UBND tỉnh   Trang 9
  10. cụ  thể  hóa bằng các văn bản để  tổ  chức thực hiện và tuyên truyền trên các phương  tiện thông tin đại chúng, các tổ  chức chính trị  xã hội, các địa phương tuyên truyền,   triển khai cụ thể hóa các nhiệm vụ này xuống người dân. Hai là, phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của cấp ủy Đảng và chính  quyền địa phương trong việc tổ chức triển khai thực hiện chủ trương, chính sách về xã  hội hóa dịch vụ công, nâng cao vai trò của các tổ chức hội quần chúng trong việc tuyên   truyền, vận động các cá nhân và doanh nghiệp tham gia cung  ứng dịch vụ công nông  thôn. Ba là,  Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư  với các cá nhân, tổ  chức trong và   ngoài nước để  huy động nguồn lực và kêu gọi các thành phần kinh tế  tham gia cung   cấp dịch vụ công trong một số lĩnh vực như: giáo dục phổ thông, đào tạo nguồn nhân   lực, khám chữa bệnh, vệ sinh môi trường, giống cây trồng vật nuôi, đường giao thông,  vận tải hàng khách,… Bốn là, Phân cấp, trao toàn quyền đối với người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp  dịch vụ công được tự chủ về tài chính, tuyển dụng và bố trí bộ máy nhân sự cũng như  tăng thu nhập của người lao động. Năm là,  Đẩy mạnh  ứng dụng, chuyển giao tiến bộ  khoa học­công nghệ, thúc  đẩy hình thành các vùng sản xuất hàng hoá. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng  nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ và dạy nghề cho nông dân. B. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ  CÔNG  Ở  NÔNG THÔN VÀ  GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHO GIAI ĐOẠN TỚI I. Định hướng phát triển: Nhà nước nhỏ­ Xã hội lớn Một là,  cải cách đơn vị  sự  nghiệp dịch vụ  công cần được thể  chế  hoá bằng   Chương trình của Chính phủ, trong đó đổi mới cơ chế quản lý theo hướng tăng cường   quyền tự  chủ  trong cung  ứng dịch vụ công nói chung và DVCNT cho các cơ  sở  cung  cấp các dịch vụ. Chuyển  đổi hình thức tổ  chức hoạt  động của một số  đơn vị  sự  Trang 10
  11. nghiệp dịch vụ  công nông thôn sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp ngoài công  lập. Hai là, Phân cấp cho địa phương cấp huyện, cấp xã chịu trách nhiệm về  từng   loại DVCNT theo hướng tự cân đối trong khuôn khổ ngân sách được giao. Tăng đầu tư  cho phát triển cơ sở vật chất DVCNT tương ứng với yêu cầu của xã hội, của nền kinh   tế hội nhập. Cần đưa các chỉ tiêu chung của DVCNT vào kế hoạch phát triển kinh tế­ xã hội của địa phương; Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước vào phát triển giáo dục, đào   tạo nghề, chăm sóc sức khoẻ, đường giao thông, thuỷ lợi và các dịch vụ  khuyến nông  ở cấp cơ sở đặc biệt là ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Ba là, Nghiên cứu áp dụng chế  độ  Nhà nước đặt hàng các DVCNT và cơ  chế  đấu thầu thực hiện nhiệm vụ  cung cấp dịch vụ  công cho Doanh nghiệp tư  nhân, tổ  chức xã hội, tổ chức phi Chính phủ đảm nhận. II. Các giải pháp 1. Đối với giáo dục ­ đào tạo Tiếp tục thực hiện đổi mới giáo dục công lập một cách toàn diện. Khuyến   khích chuyển các cơ  sở  giáo dục và dạy nghề  công lập sang ngoài công lập và thành  lập mới các cơ sở ngoài công lập cho từng cấp học và từng địa phương. Tạo mọi điều   kiện thuận lợi cho một số tập đoàn và doanh nghiệp lớn đầu tư  xây dựng các trường  Đại học tư thục trên địa bàn tỉnh. Thành lập quỹ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo theo  một quy trình xét duyệt thống nhất. 2. Đối với dịch vụ y tế Tăng ngân sách thường xuyên cho hoạt động y tế  cấp cơ  sở  và các hoạt động  chăm sóc sức khoẻ, tuyên tuyền giáo dục chăm sóc sức khoẻ sinh sản, có tỷ lệ ưu tiên  cho các xã vùng sâu, vùng xa. Hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán  Trang 11
  12. bộ y tế cấp cơ sở, đặc biệt là một số chuyên khoa như sản, tiêm chủng, quản lý y tế  cấp cơ sở. Đối với các bệnh viện và các trung tâm y tế  cấp huyện cần được đầu tư  nâng  cấp cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và trình độ tay nghề của đội ngũ bác sỹ, nhân  viên y tế để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh giảm mức độ quá tải hiện nay đối   với các bệnh viện tuyến tỉnh. Khuyến khích mở  rộng các dịch vụ  khám chữa bệnh   chất lượng cao của tư nhân. 3. Đối với thuỷ lợi Cần đưa ra chính sách đầu tư  công trình đầu mối, bê tông hóa hệ  thống kênh   mương, đầu tư tu sửa, trang bị, nâng cấp công trình thủy lợi và chính sách đối với công  trình thủy lợi do dân tự  xây dựng. Chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ việc tu sửa, nâng cấp   các công trình thuỷ lợi đã xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả, tính bền vững của công  trình và chất lượng dịch vụ  thuỷ lợi. Tăng cường phân cấp những khoản đầu tư  sửa   chữa nhỏ công trình thuỷ lợi với mức giá trị nhất định cho các hợp tác xã và tổ dịch vụ.   Đồng thời, thực hiện giao các dự án xây dựng và sửa chữa các công trình quy mô vừa   và nhỏ cho cấp cơ sở theo nguyên tắc "xã có công trình, dân có việc làm" để gắn trách   nhiệm, quyền lợi của họ với công trình. 4. Đối với giao thông nông thôn (GTNT) Cần tiếp tục thực hiện chủ trương về xây dựng quỹ  phát triển GTNT và đề  ra   cơ chế xây dựng các tuyến đường GTNT chính cho các xã khó khăn, đặc biệt là đường   đến trung tâm huyện, xã, nối các trường học, bệnh viện, trạm xá. Tiếp tục chính sách  kích cầu bằng ngân sách nhà nước, tuy nhiên phải cân đối tăng tỷ lệ hỗ trợ cho các xã   nghèo. Xây dựng mô hình dân tự quản đối với đường xã, liên thôn. 5. Đối với văn hóa ­ thông tin Cần đẩy mạnh công tác xã hội hoá các hoạt động văn hoá, thông tin ở cấp cơ sở  theo hướng ngân sách nhà nước hỗ  trợ  phát triển các phương tiện tuyên truyền, giao   lưu, người dân đóng góp, tự quản lý, tổ chức các hoạt động, đặc biệt là các hoạt động   thể  thao, văn nghệ  quần chúng, xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá với sự  tham  Trang 12
  13. gia của các tổ chức đoàn thể xã hội. Tăng kinh phí, các nguồn tài trợ để xây dựng các  trung tâm văn hoá cộng đồng tuyến huyện, xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, trước hết  là hệ thống loa truyền thanh cho các thôn xóm trong các xã. 6. Lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Đẩy mạnh phát triển trang trại và kinh tế  hợp tác, doanh nghiệp trên địa bàn   nông thôn. Mở  rộng và phát triển các loại hình dịch vụ  nông thôn: dịch vụ  tài chính,   phát triển quỹ tín dụng nhân dân; hình thành các cơ sở dịch vụ chuyên cung cấp vật tư  nông nghiệp, dịch vụ vận tải, dịch vụ thú y... Tổ chức các hình thức hợp tác sản xuất, kinh doanh thích hợp với mỗi vùng, địa   phương. Phát triển loại hình lao động phi nông nghiệp bằng cách đẩy mạnh đầu tư  khuyến khích các hộ dân chuyển sang làm công nghiệp, tiểu thủ  công nghiệp, thương  mại và dịch vụ. Trong đó, đặc biệt chú trọng tới việc bảo tồn duy trì và mở  rộng các  làng nghề truyền thống tại nông thôn ­ đây chính là khu vực thu hút và giải quyết việc  làm cho nhiều lao động. Các trạm khuyến nông và khuyến công cần mở  rộng sang cung cấp thông tin,  các dịch vụ  nghiên cứu thị  trường, thương mại (marketing) và phát triển thương hiệu.  Hoạt động này có thể  được tổ  chức, hợp tác với các doanh nghiệp, hợp tác xã, trạm,  trại giống Đẩy mạnh nâng cao chất lượng lao  động nông thôn thông qua công tác bồi  dưỡng, nâng cao kiến thức cho nông dân, trang bị  học vấn, trình độ  chuyên môn kỹ  thuật, hiểu biết thị  trường cho lực lượng lao  động nông thôn, đặc biệt là lao động  chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Trang 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1