Tiểu luận: Thủ tục hành chính và văn bản hành chính
lượt xem 178
download
Thủ tục hành chính là một quy phạm pháp luật mang tính thủ tục quy định trình tự vể thời gian không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định cuả bộ máy nhà nước, là cách thức giải quyết công việc cả cơ quan hành chính nhà nước trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân. Văn bản hành chính là loại văn bản mang tính thông tin quy phạm Nhà nước. Nó cụ thể hóa việc thi hành văn bản pháp quy, giải quyết những vụ việc cụ thể,... Mời các bạn tham khảo tài liệu Tiểu luận: Thủ tục hành chính và văn bản hành chính để hiểu hơn về những thủ tục hành chính và văn bản.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Thủ tục hành chính và văn bản hành chính
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG…………….. Tiểu luận Thủ tục hành chính và văn bản hành chính CHƯƠNG I 1 Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
- LỜI MỞ ĐẦU 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thủ tục hành chính là một quy phạm pháp luật mang tính thủ tục quy định trình tự vể thời gian không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định cuả bộ máy nhà nước, là cách thức giải quyết công việc cả cơ quan hành chính nhà nước trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân. Văn bản hành chính là loại văn bản mang tính thông tin quy phạm Nhà nước. Nó cụ thể hóa việc thi hành văn bản pháp quy, giải quyết những vụ việc cụ thể trong khâu quản lý , hình thức văn bản hành chính gồm :Công văn,Báo cáo, Thông báo, Biên bản: Trong thực tế thủ tục hành chính và văn bản hành chính tại Việt Nam còn nhiều phức tạp và rờm rà, nhân viên phục vụ ở các cơ quan nhà nước chưa nhiệt tình đề hường dẫn cho người dân . Vì vậy đây là một chương khá quan trọng nên nhòm chúng tôi thống nhất chọn chương này để cho các Anh, Chị và các bạn hiểu rỏ và xây dựng làm thế nào một thủ tục hành chính và văn bản hành chính việt nam ngày một tốt hơn để phục vụ tốt hơn cho tổ chức, doanh nghiệp , cá nhân . 2. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU * Về đối tượng nghiên cứu: Đề tài mang cái nhìn tổng quát về thủ tục hành chính và văn bản hành chính thông qua đó cho chúng ta thấy và hiều như thế nào là những quy định về thủ tục hành chính và văn bản hành chính. *Về phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung làm sáng tỏ những lợi ích của thủ tục hành chính và văn bản hành chính , quan niệm thực tiển mà chúng ta thường gặp trong đời sống hàng ngày tại cơ quan hành chính ( Thuế, Bảo Hiểm, Hải Quan, Sở Văn Hóa Thông Tin. ...) 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để giải quyết đề tài chúng tôi dùng những phương pháp sau: *Phương pháp phân tích tài liệu: Đề tài đi sâu nghiên cứu một đối tượng cụ thể nên đây là phương pháp chủ yếu trong suốt quá trình thực hiện đề tài. 2 Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
- Bằng cách tiếp cận hệ thống sách giáo khoa, sách tham khảm, báo đài, và trang goole . Đề tài đã tổng hợp và phân tích những vấn đề cơ bản về Thủ Tục Hành Chính & Văn Bản Hành Chính Nhà Nước. *Phương pháp so sánh: Để khẳng định vai trò quan trọng của chương ( Thủ Tục Hành Chính & Văn Bản Hàng Chính ) nên so sánh , đối chiếu nhằm tìm ra sự khác biệt và vượt trội. Trên cơ sở đó so sánh giữa thực tế và lý thuyết cũng như những qui định cuả Luật hành chính và các văn bản hướng dẩn khác, từ đó rút ra nhận xét và kết luật. 4.NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Với việc tìm hiểu đánh giá của chương ( Thủ Tục Hành Chính & Văn Bản Hành Chính ) tôi hy vọng rằng Giao Viên và các Anh Chị sinh viên sẽ có những biện pháp mới về Thủ Tục Hành Chính & Văn Bản Hành Chính ở việt nam và so sánh các nước trên thế giới. Sâu hơn nữa đề tài có thể là những gợi ý cho chúng ta hiểu được những cái ưu điểm và khuyến điểm của “Thủ Tục Hành Chính & Văn Bản Hành Chính “ Tại Việt Nam. CHƯƠNG II NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH 1. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH. 1.1. Khái niệm và đặc điểm của thủ tục hành chính : 1.1.1. Khái niệm : Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý (hành chính) nhà nước cần phải tiến hành theo trật tự pháp lý. Điều đó có nghĩa là pháp luật quy định về cơ cấu tổ chức, 3 Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
- thẩm quyền và trình tự thực hiện thẩm quyền của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức trong quá trình giải quyết các công việc nội bộ nhà nước và công việc liên quan đến các tổ chức cá nhân khác. Tòan bộ các quy chế pháp lý về trình tự thực hiện thẩm quyền của các cơ quan nhà nước và của cán bộ, công chức trong họat động quản lý nhà nước tạo thành chế định pháp luật về thủ tục hành chính – một chế định quan trọng của luật hành chính. 1.1.2. Đặc điểm : Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về phạm vi, nội dung thủ tục hành chính. Tuy nhiên, các quan điểm về vấn đề này đều thống nhất về các đặc điểm chung của thủ tục hành chính, bao gồm: a). Thủ tục hành chính là trình tự thực hiện thẩm quyền trong họat động quản lý hành chính nhà nước : Thủ tục hành chính do luật hành chính quy định và có tính chất bắt buộc đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. b). Thủ tục hành chính là thủ tục viết : Được thực hiện chủ yếu tại công sở nhà nước và kết quả của thủ tục hành chính thường thể hiện bằng các văn bản hành chính nhà nứơc. Do đó việc thực hiện thủ tục hành chính gắn bó mật thiết và được hổ trợ đắc lực bởi công tác văn thư. c). Thủ tục hành chính được thực hiện bởi nhiều cơ quan, tổ chức và cán bộ, công chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật : Đó là các chủ thể của quản lý (hành chính) nhà nước như: cơ quan hành chính nhà nước, tòa án, viện kiểm sát và một số tổ chức, cá nhân khác khi được nhà nước trao quyền thực hiện những nhiệm vụ quản lý nhà nước cụ thể. d). Thủ tục hành chính là thủ tục giải quyết các công việc nội bộ của cơ quan nhà nước và những công việc liên quan đến quyền, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân khác : Vì vậy, thủ tục hành chính rất đa dạng, có nhiều lọai. Mỗi lọai thủ tục hành chính đặt ra trình tự và những yêu cầu khác nhau đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. 1.2. Các nguyên tắc của thủ tục hành chính. 4 Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
- Để nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước đồng thời để giải quyết nhanh chóng, chính xác các công việc có liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, thủ tục hành chính phải được thực hiện theo những nguyên tắc nhất định. Những nguyên tắc này được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác, bao gồm: - Chỉ có các cơ quan nhà nước, những người có thẩm quyền do pháp luật quy định mới được thực hiện các thủ tục hành chính nhất định và phải thực hiện theo đúng trình tự, bằng những phương tiện, biện pháp mà pháp luật cho phép. - Khi thực hiện thủ tục hành chính phải bảo đảm tính chính xác, khách quan, công minh. - Thủ tục hành chính phải được niêm yết và thực hiện công khai. - Các chủ thể của thủ tục hành chính có quyền bình đẳng trước pháp luật. - Thủ tục hành chính phải được thực hiện một cách đơn giản và tiết kiệm. - Các chủ thể tiến hành thủ tục hành chính phải có tinh thần trung thực, khách quan, vô tư. 1.3. Các loại thủ tục hành chính : Thủ tục hành chính rất đa dạng, có thể phân chia thành 3 nhóm: 1.3.1. Thủ tục hành chính nội bộ: Đây là những thủ tục thực hiện các công việc nội bộ trong một cơ quan nhà nước, trong một hệ thống cơ quan nhà nước và trong bộ máy nhà nước nói chung. Thủ tục hành chính nội bộ bao gồm một số thủ tục cụ thể như: ban hành quyết định hành chính; tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, khen thưởng, kỷ luật … 1.3.2. Thủ tục hành chính liên hệ: Đây là những thủ tục để tiến hành giải quyết các công việc liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của công dân; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính; trưng dụng, trưng mua tài sản của tổ chức, cá nhân … Thủ tục hành chính liên hệ thường thể hiện bằng việc cơ quan nhà nước hoặc cán bộ công chức có thẩm quyền thực hiện quyền lực nhà nước thông qua việc áp dụng các quy phạm pháp luật để giải quyết các công việc, các sự vụ cụ thể trong quản lý nh à nước. Kết quả của thủ tục này thường là các quyết định hành chính hay các văn bản hành chính nhà nước. 5 Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
- 1.3.3. Thủ tục văn thư : Đây là những thủ tục có tinh chất bổ trợ cho các thủ tục h ành chính khác. Thủ tục văn thư thể hiện bằng các hoạt động lưu trữ, xử lý, quản lý và cung cấp các công văn, giấy tờ để các chủ thể có thẩm quyền ra các quyết định hành chính hay các văn bản hành chính nhà nước. Thủ tục văn thư mang nặng tính chất kỹ thuật và nghiệp vụ hành chính, đòi hỏi phải có sự tỉ mỉ, chính xác và đúng thể thức tùy theo các lọai việc. Việc phân chia các loại thủ tục hành chính như trên chỉ là ước lệ, có tính chất tương đối để nghiên cứu. Trong thực tiễn, các thủ tục hành chính được áp dụng đan xen, thống nhất với nhau. Thực hiện một thủ tục nội bộ đòi hỏi phải tiến hành các công việc thuộc thủ tục liên hệ, thủ tục văn thư và ngược lại. 1.4. Các giai đoạn của thủ tục hành chính : Thủ tục hành chính thường diễn ra theo trình tự thời gian và có thể chia thành các giai đoạn sau đây: 1.4.1.Đưa vụ việc ra để giải quyết : Đây là giai đoạn bắt đầu thủ tục hành chánh. Cơ quan nhà nước có thể tự mình hoặc căn cứ vào sáng kiến vụ việc của cá nhân, tổ chức để quyết định đưa vụ việc ra giải quyết theo thủ tục hành chính. Trong một số trường hợp khác do pháp luật quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc phải đưa vụ việc ra để giải quyết. Do đó, các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, các vi phạm hành chính, các công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể quản lý là những căn cứ làm bắt đầu một thủ tục hành chính. Sau khi quyết định đưa vụ việc ra giải quyết, cơ quan hoặc người có thẩm quyền thường phải tiến hành những hành vi có tính chất bổ trợ như: lập biên bản; thu nhập, xác minh chứng cứ tài liệu; triệu tập người có liên quan; áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm cho quá trình giải quyết vụ việc được thuận lợi. 1.4.2. Xem xét và ra quyết định giải quyết vụ việc : Đây là giai đoạn trọng tâm của thủ tục hành chính. Ơ giai đoạn này, cơ quan có thẩm quyền cần phải thực hiện hai bước: - Nghiên cứu, đánh giá một cách khách quan, tòan diện các tài liệu, chứng cứ, các tình tiết có liên quan đến vụ việc; 6 Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
- - Trên cơ sở kết luận về vụ việc ở bước trên, cơ quan hoặc người có thẩm quyền ra quyết định giải quyết vụ việc. Đây là hành vi pháp lý quan trọng kết thúc quá trình giải quyết một vụ việc hành chính. Căn cứ, thời hạn ra quyết định, nội dung, hình thức quyết định, trình tự ban hành và công bố quyết định phù hợp với từng loại thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật. Quyết định giải quyết vụ việc hành chính là quyết định hành chính cá biệt được ban hành trong hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan hoặc cán bộ, công chức có thẩm quyền. 1.4.3. Thi hành quyết định hành chính : Đây là giai đoạn các chủ thể của thủ tục hành chính thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đã được xác định trong quyết định hành chính nếu không có khiếu nại, kháng nghị về quyết định đó. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm tự nguyện thi hành quyết định hành chính. Trường hợp không tự nguyện thi hành, các cơ quan hoặc người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật. 1.4.4. Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính : Đây là giai đoạn có thể xảy ra sau khi quyết định hành chính được ban hành và cả trong trường hợp quyết đã được thi hành. Việc xem xét lại quyết định hành chính được tiến hành khi có khiếu nại của những cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Quá trình này được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và khiếu kiện hành chính. Ngòai ra, Viện kiểm sát và những cơ quan nhà nước hữu quan cũng có thể thực hiện việc kháng nghị, kiến nghị về quyết định hành chính trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 2. VĂN BẢN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC : 2.1. Khái niệm và đặc điểm của văn bản hành chính nhà nước. 2.1.1. Khái niệm : Văn bản hành chính nhà nước là những văn bản do các chủ thể quản lý nhà nước ban hành nhằm thực hiện hoạt động chấp hành điều hành của mình. Tính chất, đặc điểm của văn bản hành chính nhà nước bắt nguồn từ tính chất, đặc điểm của quản lý hành 7 Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
- chính và hiệu lực của nó tùy thuộc vào địa vị pháp lý của các cơ quan hành chính nhà nước đã ban hành văn bản. 2.1.2. Đặc điểm : Văn bản hành chính nhà nước là một loại văn bản nhà nước nên có những đặc điểm của văn bản nhà nước nói chung, đặc biệt là tính chất pháp lý của nó. Nhiều văn bản hành chính nhà nước ở cấp trung ương và địa phương là văn bản quy phạm pháp luật nên việc xây dựng và ban hành cũng phải thực hiện theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, văn bản hành chính nhà nước được ban hành bởi các cơ quan quản lý nhà nước, do đó phần lớn là những văn bản dưới luật, được ban hành trên cơ sở chấp hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh, các nghị quyết của cơ quan quyền lực cấp trên và cùng cấp cũng như để chấp hành văn bản của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên, rất nhiều trong số đó là văn bản áp dụng quy phạm pháp luật. Đây là đặc điểm chung của văn bản hành chính nhà nước. 2.2. Phân lọai văn bản hành chính nhà nước : Văn bản hành chính nhà nước được ban hành bởi nhiều chủ thể có thẩm quyền theo qui định của pháp luật, do đó văn bản hành chính có số lượng rất lớn, đa dạng và có phạm vi áp dụng khác nhau. Văn bản hành chính nhà nước có thể được phân loại căn cứ vào các tiêu chuẩn sau : 2.2.1. Căn cứ vào cơ quan ban hành : Văn bản hành chính nhà nước bao gồm : - Văn bản của Chính phủ (Nghị định) - Văn bản của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định) - Văn bản của Bộ trường, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (Thông tư) - Văn bản của Tổng kiểm toán nhà nước (Quyết định) - Văn bản của Ủy ban nhân dân các cấp : (Quyết định, chỉ thị) 2.2.2. Căn cứ vào tính chất pháp lý và phạm vi đối tượng áp dụng : Văn bản hành chính nhà nước bao gồm : - Văn bản qui phạm pháp luật : gồm các văn bản mà nội dung qui định một cách xử sự chuẩn mực (qui phạm pháp luật) để các đối tượng có liên quan áp dụng khi rơi vào trường hợp được văn bản này dự liệu (các Nghị định, Quyết định, Thông tư) 8 Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
- - Văn bản áp dụng pháp luật (văn bản cá biệt) : là các văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành để áp dụng cho một đối tượng (hoặc một số đối tượng) trong một trường hợp, hòan cảnh cụ thể (các Quyết định) - Các văn bản hành chính thông thường khác như : thông cáo, thông báo, báo cáo, công văn, … để thông tin hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể trong quá tr ình quản lý nhà nước 2.3. Hệ thống văn bản qui phạm pháp luật hành chính : 2.3.1. Khái niệm : Văn bản qui phạm pháp luật l à các loại văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tư, thủ tục luật định trong đó có chứa các qui phạm pháp luật tức các qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung cho mọi người Theo đ.1 Luật ban hành VBQPPL được Quốc hội thông qua ngày 03/6/2008, có hiệu lực từ 01/01/2009 thì “văn bản qui phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tuc được qui định trong Luật này hoặc Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uy ban nhân dân, trong đó qui định các qui tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội” Văn bản qui phạm pháp luật hành chính là các văn bản qui phạm pháp luật do hệ thống cơ quan quản lý nhà nước ban hành 2.3.2. Đặc điểm của văn bản qui phạm pháp luật hành chính: Phân tích khái niệm trên và dựa vào tác động thực tế, văn bản qui phạm pháp luật có các đặc điểm sau: a). Văn bản qui phạm pháp luật là văn bản do cơ quan Nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục luật định: Như vậy, để được xem là văn bản qui phạm pháp luật phải hội đủ các điều kiện : - Thể hiện bằng bản viết, bản in, có khả năng truyền đạt, phổ biến, l ưu trữ. - Do một cơ quan nhà nước hoặc nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền phối hợp ban hành nghĩa là chỉ có cơ quan Nhà nước được cho phép mới được quyền ban hành. 9 Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
- - Việc ban hành văn bản qui phạm pháp luật không đ ược tùy tiện mà phải tuân thủ theo hình thức, trình tự, thủ tục riêng do luật định cho từng loại văn bản. b). Văn bản qui phạm pháp luật chứa đựng các qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực hành chính: Trong văn bản này phải chứa đựng qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung cho mọi người nghĩa là chứa đựng những qui định mà bất cứ ai khi rơi vào hoàn cảnh, trường hợp nầy đều chịu sự chi phối của văn bản. Qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm việc thực hiện là những chuẫn mực mà mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tuân theo khi tham gia quan hệ được qui tắc đó điều chỉnh. Các chuẩn mực nầy do cơ quan Nhà nước qui định dựa trên thực tiễn xã hội, qui luật phát triển khách quan và quan điểm Nhà nước nhằm hướng cách xử sự của mọi người trong những trường hợp cụ thể theo cách thức do Nh à nước qui định. c). Văn bản qui phạm pháp luật hành chính được áp dụng nhiều lần trong thực tế: Nội dung của văn bản qui phạm pháp luật nhằm nêu cách xử sự trong từng trường hợp, hoàn cảnh. Trong thực tế, khi một trường hợp cá biệt xảy ra, phù hợp với nội dung văn bản qui phạm pháp luật, văn bản nầy sẽ đ ược “áp dụng” để “cá biệt hóa” trong từng trường hợp cụ thể bằng các văn bản cá biệt (hay văn bản áp dụng pháp luật). Từ một văn bản qui phạm pháp luật có thể “cá biệt hóa” để áp dụng trong nhiều tr ường hợp thực tế (bằng nhiều văn bản cá biệt), do vậy, văn bản qui phạm pháp luật đ ược áp dụng nhiều lần trong thực tế. Điểm này thể hiện sự khác biệt giữa văn bản qui phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật (còn gọi là văn bản cá biệt) là văn bản chỉ áp dụng một lần và đối với chủ thể được xác định rõ (thí dụ : các quyết định khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, miễn nhiệm, xử phạt hành chánh,…). 2.3.3. Các lọai văn bản qui phạm pháp luật h ành chính tại nước ta hiện nay : 10 Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
- Theo Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật năm 2008, các loại văn bản qui phạm pháp luật ở nước ta được chia thành các loại sau: - Hiến pháp, luật (bộ luật), nghị quyết của Quốc hội. - Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. - Lệnh, quyết đđịnh của Chủ tịch nước. - Nghị đđịnh của Chính phủ. - Quyết đđịnh của Thủ tướng Chính phủ. - Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao, Thông tư của chánh án TANDTC. - Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cáo. - Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. - Quyết định của Tổng kiểm tóan nhà nước - Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội. - Thông tư liên tịch giữa Chánh án TANDTC với Viện trưởng VKSNDTC; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. - V ăn b ản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Như vậy, trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, văn bản qui phạm pháp luật gồm các lọai sau đây : a). Văn bản do Chính phủ ban hành: * Nghị định : Nghị định của Chính phủ ban hành để qui định các vấn đề sau đây : - Qui định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quôc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước - Quy định các biện pháp cụ thể để thực hiện chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, 11 Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
- quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; - Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, c ơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ; - Quy định những vấn đề cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Việc ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. b). Văn bản do Thủ tướng Chính phủ ban hành: * Quyết định : Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành để quy định các vấn đề sau đây: - Biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở; chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; - Biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ; kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước. c). Văn bản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành: Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được ban hành để quy định các vấn đề sau đây: - Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ; - Quy định về quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành, lĩnh vực do mình phụ trách; - Quy định biện pháp để thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực do mình phụ trách và những vấn đề khác do Chính phủ giao. d). Văn bản qui phạm pháp luật liên tịch: 12 Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
- Văn bản qui phạm pháp luật liên tịch là những văn bản qui phạm pháp luật do nhiều cơ quan có thẩm quyền phối hợp ban hành. Theo Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật, các văn bản qui phạm pháp luật hành chính liên tịch gồm có Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội và Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC hoặc giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với nhau. * Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội: Được ban hành để hướng dẫn thi hành những vấn đề khi pháp luật quy định về việc tổ chức chính trị - xã hội đó tham gia quản lý nhà nước. * Thông tư liên tịch , gồm : - Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: được ban hành để hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động tố tụng và những vấn đề khác liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó. - Thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ : được ban hành để hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ đó. đ). Văn bản do UBND (các cấp) ban hành: Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND năm 2004, áp dụng từ ngày 01/4/2005, văn bản qui phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp ban hành gồm có : Nghị quyết của HĐND và Quyết định, chỉ thị của UBND (các cấp) * Quyết định của UBND: Quyết định của UBND ban hành để thi hành Hiến pháp, Luật, văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, Nghị quyết của HĐND cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng , an ninh; thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương và 13 Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
- thực hiện các chính sách khác trên địa bàn; qui định một vấn đề cụ thể theo văn bản của cơ quan cấp trên giao * Chỉ thị của UBND: Chỉ thị của UBND ban hành để qui định biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động, đôn đốc và kiểm tra họat động của cơ quan, đơn vị trực thuộc và của HĐND, UBND cấp dưới (nếu có) trong việc thực hiện văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, của HĐND cùng cấp và quyết định của mình. 2.4. Hiệu lực của văn bản qui phạm pháp luật: Khi một văn bản qui phạm pháp luật được Nhà nước ban hành cần xác định văn bản này có giá trị từ lúc nào, đến lúc nào và trong khu vực nào, đối với ai. Đó là hiệu lực của văn bản, bao gồm: hiệu lực trong thời gian và hiệu lực trong không gian. 2. 4.1. Hiệu lực của VBQPPL theo thời gian: @. Thời điểm văn bản qui phạm pháp luật phát sinh hiệu lực: a). Đối với các VBQPPL của các cơ quan trung ương : Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong văn bản nhưng không sớm hơn 45 ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai, dịch bệnh thì có thể có hiệu lực kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành nhưng phải được đăng ngay trên Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chậm nhất sau hai ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành. Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo; văn bản quy phạm pháp luật không đăng Công báo thì không có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước và các trường hợp quy định trên. Trong thời hạn chậm nhất là hai ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành, cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải gửi văn bản đến cơ quan Công báo để đăng Công báo. Cơ quan Công báo có trách nhiệm đăng toàn văn văn bản quy phạm pháp luật trên Công báo chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản. 14 Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
- Văn bản quy phạm pháp luật đăng trên Công báo là văn bản chính thức và có giá trị như văn bản gốc. b). Đối với văn bản qui phạm pháp luật của HĐND, UBND : - Cấp tỉnh có hiệu lực sau 10 ngày và phải được đăng trên báo cấp tỉnh chậm nhất là 5 ngày - Cấp huyện có hiệu lực sau 7 ngày và phải được niêm yết chậm nhất là 3 ngày; - Cấp xã có hiệu lực sau 5 ngày và phải được niêm yết chậm nhất là 2 ngày) kể từ ngày được thông qua hoặc ký ban hành trừ trường hợp văn bản qui định ngày có hiệu lực muộn hơn. Trường hợp văn bản của UBND qui định các biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh đột xuất, khẩn cấp thì có thể qui định ngày có hiệu lực sớm hơn. @. Thời điểm văn bản chấm dứt hiệu lực : Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực to àn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây: - Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản; - Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính c ơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó; - Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau. @. Thời điểm văn bản ngưng hiệu lực. Văn bản quy phạm pháp luật bị đình chỉ việc thi hành thì ngưng hiệu lực cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định huỷ bỏ thì văn bản hết hiệu lực, nếu không huỷ bỏ thì văn bản tiếp tục có hiệu lực. 15 Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
- Thời điểm ngưng hiệu lực, tiếp tục có hiệu lực của văn bản hoặc hết hiệu lực của văn bản phải được quy định rõ tại quyết định đình chỉ việc thi hành, quyết định xử lý văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quyết định đình chỉ việc thi hành, quyết định xử lý văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. @. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật chỉ đ ược sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ bằng văn bản quy phạm pháp luật của chính c ơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản khác phải xác định rõ tên văn bản, điều, khoản, điểm của văn bản bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành. Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan ban hành văn bản phải sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, bãi bỏ văn bản, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản mới ngay trong văn bản mới đó; trong trường hợp chưa thể sửa đổi, bổ sung ngay thì phải xác định rõ trong văn bản đó danh mục văn bản, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới và có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung trước khi văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực. Một văn bản quy phạm pháp luật có thể đ ược ban hành để đồng thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành. @. Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật Chỉ trong những trường hợp thật cần thiết, văn bản quy phạm pháp luật mới được quy định hiệu lực trở về trước. Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau đây: a) Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý; 16 Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
- b) Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới. 2.4.2. Hiệu lực của VBQPPL theo không gian: Hiệu lực của VBQPPL theo không gian là tìm hiểu khu vực áp dụng và các đối tượng chịu sự chi phối của VBQPPL, được xác định như sau: a). Trường hợp trong văn bản có xác định r õ phạm vi hiệu lực trong không gian Trường hợp nầy khu vực áp dụng và đối tượng chịu sự chi phối sẽ áp dụng theo qui định của văn bản Thí du : đ.2 của Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (áp dụng từ 20/5/2010) qui định đối tượng áp dụng nghị định là cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam . Như vậy, phạm vi hiệu lực trong không gian của văn bản này là áp dụng trên lãnh thổ nước Việt Nam bất luận chủ thể l à ai (cá nhân, tổ chức trong nước hoặc cá nhân, tổ chức nước ngòai) có hành vi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ. b). Trường hợp trong văn bản không quy định rõ phạm vi hiệu lực về không gian, Trường hợp nầy, khu vực và đối tượng chịu sự chi phối được xác định dựa trên: *. Thẩm quyền ban hành: Những văn bản do các cơ quan trung ương ban hành có hiệu lực trong cả nước. Những văn bản do cơ quan địa phương ban hành có hiệu lực đối với công dân, tổ chức ở địa phương đó. Văn bản qui phạm pháp luật cũng có hiệu lực đối với cơ quan, tổ chức, người nước ngoài đang ở tại Việt Nam hoặc tại địa phương nào đó trừ trường hợp pháp luật của Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có qui định khác 17 Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
- *. Phạm vi tác động của văn bản: - Những văn bản có phạm vi tác động đến một hoặc nhiều lĩnh vực phổ biến th ì có hiệu lực đối với mọi người, tác động trên một lĩnh vực cụ thể nào đó thì chỉ có hiệu lực cho những đối tượng thuộc lĩnh vực nầy. Thí dụ: qui định về giữ gìn vệ sinh công cộng thì áp dụng chung cho mọi người; qui định về kê khai, nộp một loại thuế nào đó chỉ áp dụng đối với những người có liên quan - Những văn bản có phạm vi tác động giới hạn cho một vùng nào đó thì hiệu lực áp dụng giới hạn cho những người trong phạm vi này. Thí dụ: những văn bản qui định áp dụng cho vùng biên giới, hải đảo, miền núi, chỉ có hiệu lực áp dụng cho những đối tượng trong vùng này mà thôi. CHƯƠNG 3 QUAN ĐIỂM THỰC TIỂN 1.QUAN ĐIỂM THỰC TIỂN Về phiá trình tự :Trình tự thủ tục hành chính thường ra đời từ nhu cầu quản lý của cơ quan công quyền chứ ít khi quan tâm đến quyền lợi cuả các tổ chức, cá nhân khác có liên quan . Do đó, hầu hết các thủ tục hành chính đều tìm cách tạo thuận lợi cho cơ quan có thẩm quyền đẩy khó khăn về phiá người dân.Trình tự thủ tục đưa ra thiếu khoa học, rườm rà trùng lặp, tình trạng nhiều cơ quan cũng giải quyết một vấn đề hoặc tình trạng nhiều vấn đề lại chỉ thực hiện một cơ quan, thời gian hoàn tất một thủ tục thường kéo dài do phải tuân theo trình tự một cách máy móc. + Hầu hết các thủ tục hành chính đều không có quy định rỏ ràng và đứt khoát các loại giấy tờ , tài liệu cần phải có khi làm thủ tục hành chính. Thậm chí có nhiều thủ tục hành chính sau khi liệt kê một loạt các giấy tờ còn quy định thêm “ các loại giấy tờ, và tài liệu khác”. Lợi dụng kẻ hở này,người có thẩm quyền yêu cầu đương sự nộp thêm một số giấy tờ khác, nhiều khi hết sức vô lý. - Về phiá nhà nước:Việc thiết lập quy trình giải quyết công việc thiếu hợp lý,chậm trể,dẫm đạp, đùn đẩy lãnh nhau: thời gian thủ tục hành chính thường là quá dài 18 Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
- và không có thời điểm cuối cùng một cách vô lý và cũng chưa ra quy chế chiụ trách nhiệm nếu quá thời gian quy định. + Tình trạng thủ tục thiếu đồng bộ, chồng chéo rườm rà phức tạp luôn gây trở ngại cho người dân khi đến giao dịch, có khi nộp giấy tờ xin hàng tá các loại con dấu , chữ ký rồi ...mà vẫn phải mỏi cổ chở đợi - một cữa mà vẫn nhiểu ngách: - Về phiá cách thức:Chúng ta chưa có phương thức điều hành giải quyết thủ tục hiệu quả , chưa xây dựng được một cơ chế trách nhiệm rỏ ràng , chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tãp thể và cá nhân trong việc giải quyết mọi thủ tục hành chính theo yêu cầu của công dân. 2. BÀI HỌC VỀ THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA TRONG GIAO DỊCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Đầu năm 1998 các sở ngành tại TPHCM đã thực hiện thống nhất cơ chế “một cửa”và các quận huyện thống nhất cơ chế ‘ một cửa một dấu”phần lớn các hồ sơ hành chính đã dược đơn giản hoá, một số thủ tục không còn cũng loại bỏ. Tuy nhiên, cơ chế “một cửa” đang được thực hiện tại TP, cũng nh ư các địa phương hiện nay, mới chỉ có kết quả tại mỗi sở-ngành, quận-huyện, mà chưa tạo được kết nối liên thông, liên ngành giữa các ngành, các cấp. Từ đó có sự “đứt khúc” trong quan hệ phối hợp công việc, gây vướng mắc, chồng chéo, thậm chí c òn trở ngại lẫn nhau giữa các cơ quan. Hồ sơ hành chính có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp hoặc nhiều cơ quan, đơn vị thì tổ chức và người dân vẫn còn phải tự liên hệ qua nhiều cửa, tại nhiều đơn vị. Để khắc phục tình trạng tồn tại nêu trên, TPHCM đã áp dụng thực hiện cơ chế “một cửa, liên thông”. Mô hình này có thể được coi là bước tiếp nối hay một cấp độ cao hơn của việc thực hiện cơ chế “một cửa”. Và nó đã từng bước khắc phục được tình trạng “đứt khúc”, thiếu đồng bộ trong mối quan hệ công tác giữa các sở -ngành, quận-huyện, phường-xã, thị trấn mà TPHCM gặp phải trong quá trình thực hiện cơ chế “một cửa”. Quá trình cải cách hành chính tại TPHCM cho thấy cơ chế “một cửa” có thể áp dụng cho tất cả các quy trình giải quyết các quan hệ hành chính giữa công dân với cơ quan hành chính. Vấn đề quan trọng là phải xây dựng được quy trình thực hiện các giao 19 Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
- dịch hành chính sau “một cửa” nhằm đảm bảo tính thông suốt, đơn giản, gọn và có khả năng theo dõi từ khâu đầu đến khâu cuối. Thực tiễn cho thấy khó khăn, phức tạp nhất trong cơ chế “một cửa” là vấn đề tạo được mối quan hệ liên thông giữa các cơ quan, các đơn vị khi tham gia vào quy trình giải quyết thủ tục hành chính. Làm sao cho quy trình ấy thực hiện một cách đồng bộ, liên hoàn, tạo thành “dòng chảy” công việc giữa các cơ quan, các cấp có thẩm quyền. Từ những thực tế đã và đang diễn ra khi áp dụng mô hình “một cửa” thời gian qua, có thể rút ra bài học kinh nghiệm mang tính nguyên tắc trong thực hiện cơ chế “một cửa” tại TPHCM: Thứ nhất, xác định rõ đầu mối chính của quy trình thực hiện giao dịch hành chính, là nơi tiếp nhận các thủ tục cần thiết cho việc giải quyết các quan hệ h ành chính (quan hệ về thủ tục hành chính, quan hệ công việc) và là nơi cung cấp kết quả cuối cùng sau khi thực hiện các bước tác nghiệp theo quy định. Phải có vai trò chỉ huy, là đầu mối điều hành, kiểm tra, giám sát “dòng chảy” của quy trình, để các bước thực hiện không bị “tắc” tại các khâu trung chuyển giữa các cơ quan, giữa các đơn vị hoặc giữa các cấp. Thứ hai, xác định rõ các khâu, các bước thuộc quy trình giải quyết quan hệ hành chính, trình tự, thời gian, những tác nghiệp tương ứng của từng khâu, kết quả trung gian do các thành viên thực hiện, mối quan hệ giữa các thành viên. Qua đây cần xác định rõ tính hệ thống, hợp lý của các khâu trong quy trình, khâu nào có thể bỏ bớt, khâu nào có thể thực hiện đồng thời để rút ngắn thời gian và khâu nào có thể được kết hợp, lồng ghép với nhau. 3. Ý KIỀN CUẢ CÁC BAN NGÀNH Vụ trưởng Vụ cải cách hành chính, Bộ Nội Vụ ông Đinh Duy Hoà thừa nhận, hiện chất lượng dịch vụ hành chính công còn rất thấp. Nhưng, thấp như thế nào và thấp đến đâu? Đây là một câu hỏi cho đến nay vẫn chưa được xác định chính xác bằng văn bản. Dựa trên mục tiêu tổng thể của Nghị quyết 30C về chương trình cải cách hành chính 20 Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận Quản lý hành chính công: Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
23 p | 334 | 52
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Pháp luật doanh nghiệp trong mối quan hệ với cải cách thủ tục hành chính Việt Nam
28 p | 180 | 31
-
Khoá luận tốt nghiệp Quản lý nhà nước: Cải cách thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số tại UBND xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
80 p | 25 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện Thanh Oai, Hà Nội
138 p | 69 | 17
-
Khoá luận tốt nghiệp Quản lý nhà nước: Cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
83 p | 24 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Cải cách thủ tục hành chính tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cái Lân - Quảng Ninh
119 p | 50 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa liên thông tại UBND huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
116 p | 43 | 11
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện thủ tục hành chính của UBND Phường - qua thực tiễn Phường Trần Phú, Quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội
37 p | 81 | 11
-
Khoá luận tốt nghiệp: Cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
82 p | 13 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Liên thông thủ tục hành chính giữa các cấp chính quyền ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
114 p | 9 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thủ tục hành chính trong công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
124 p | 13 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa điện tử tập trung tại Trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng
26 p | 38 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Đẩy mạnh sử dụng dịch vụ bưu chính công ích trong thực hiện thủ tục hành chính trên địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk
23 p | 12 | 4
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính tại Uỷ ban nhân dân huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2024 – 2030
87 p | 4 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính tại Uỷ ban nhân dân huyện Ý Yên, Tỉnh Nam Định giai đoạn 2024 - 2030
66 p | 5 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch cấp xã
23 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: ải cách thủ tục hành chính tại sở nội vụ tỉnh Bình Dương giai đoạn 2024-2030
73 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn