intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

(Dự thảo) Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu chế tạo một số hệ nhũ tương sinh nhiệt để xử lý, ngăn ngừa parafin lắng đọng trong đường ống dẫn dầu thô ở Việt Nam

Chia sẻ: Vivi Vivi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

95
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Nghiên cứu chế tạo một số hệ nhũ tương sinh nhiệt để xử lý, ngăn ngừa parafin lắng đọng trong đường ống dẫn dầu thô ở Việt Nam" nghiên cứu chế tạo một số hệ nhũ tương sinh nhiệt để xử lý, ngăn ngừa lắng đọng parafin trong ống khai thác dầu thô ở Việt Nam. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: (Dự thảo) Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu chế tạo một số hệ nhũ tương sinh nhiệt để xử lý, ngăn ngừa parafin lắng đọng trong đường ống dẫn dầu thô ở Việt Nam

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br /> _______________________<br /> <br /> Nguyễn Thị Thu Hà<br /> <br /> NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO MỘT SỐ<br /> HỆ NHŨ TƯƠNG SINH NHIỆT ĐỂ XỬ LÝ,<br /> NGĂN NGỪA PARAFIN LẮNG ĐỌNG<br /> TRONG ĐƯỜNG ỐNG DẪN DẦU THÔ Ở<br /> VIỆT NAM<br /> Chuyên ngành: Hóa dầu<br /> Mã số<br /> <br /> : 62440115<br /> <br /> (DỰ THẢO)TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC<br /> Hà Nội - 2015<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại:<br /> Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN<br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> 1. PGS.TS HOA HỮU THU<br /> 2. TS NGUYỄN TẤN HOA<br /> Phản biện 1:<br /> Phản biện 2:<br /> Phản biện 3:<br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc<br /> gia chấm luận án tiến sĩ họp tại..........<br /> Vào hồi …….. giờ<br /> <br /> ngày ….. tháng ….. năm 20..<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia HN<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Lắng đọng parafin (LĐPA) là một trong những thách thức lớn<br /> nhất về an toàn dòng chảy dầu, vận chuyển dầu, tàng trữ dầu, khai<br /> thác dầu ở cần (ống) khai thác, đặc biệt khi khai thác dầu ở vùng biển<br /> ngoài khơi có độ sâu lớn. Khi LĐPA xảy ra phải dừng quá trình khai<br /> thác để xử lý các LĐPA này.<br /> Để ngăn ngừa tắc ống dẫn dầu, LĐPA cần được loại bỏ định<br /> kỳ và điều này vô cùng tốn kém. Ví dụ, xử lý LĐPA trên đường ống<br /> dẫn dầu thô trên biển, ở độ sâu 100m cần tiêu tốn 200.000 USD, nếu<br /> ở độ sâu 400m cần 1.000.000 USD và giá thành càng tăng khi độ sâu<br /> càng lớn.<br /> Có nhiều phương pháp xử lý khác nhau bao gồm xử lý bằng<br /> cơ học, nhiệt, hóa học...<br /> Bên cạnh việc xử lý LĐPA, trong thực tế còn cần phải ức chế<br /> LĐPA nguyên phát vì đây là biện pháp ngăn ngừa trước các hiện<br /> tượng LĐPA. Có nhiều phương pháp được đưa ra để ngăn ngừa<br /> LĐPA: thêm các phụ gia hóa học như các chất hạ điểm đông đặc<br /> (PPD), các chất kìm hãm sự kết tinh của parafin, các chất biến đổi<br /> tinh thể parafin hay các chất cải thiện dòng lạnh. Đây là các phương<br /> pháp thực tế nhất, kinh tế nhất và được dùng nhiều nhất trong công<br /> nghiệp khai thác, vận chuyển dầu thô để giải quyết vấn đề LĐPA.<br /> Dầu thô Việt Nam rất giàu parafin. Ở các giếng khai thác theo<br /> công nghệ khai thác gaslif, hiện tượng LĐPA còn xảy ra gấp nhiều<br /> lần so với các công nghệ khai thác khác.<br /> Chính vì thế, trong luận án này, chúng tôi nghiên cứu chế tạo<br /> một số hệ nhũ tương sinh nhiệt để xử lý, ngăn ngừa LĐPA trong ống<br /> khai thác dầu thô ở Việt Nam. Thực chất đây là phương pháp nhiệt<br /> 1<br /> <br /> kết hợp với dung môi, một trong ba phương pháp phổ biến xử lý<br /> LĐPA, đồng thời kết hợp với việc sử dụng các chất hạ điểm đông<br /> đặc (PPD) để nâng cao hiệu quả loại bỏ và ngăn ngừa LĐPA nhằm<br /> kéo dài thời gian làm việc của các ống khai thác trong điều kiện Việt<br /> Nam, tránh các ách tắc do LĐPA, như vậy nâng cao hiệu quả kinh tế<br /> trong khai thác và có thể vận dụng cho vận chuyển dầu thô trong<br /> công nghiệp dầu khí, ở những điều kiện địa hình, nhiệt độ môi<br /> trường khác nhau, vượt được những thách thức của hiện tượng<br /> LĐPA trong công nghiệp khai thác, vận chuyển dầu thô.<br /> 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> 2.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> - Nghiên cứu, chế tạo các hệ nhũ tương sinh nhiệt dự trên các phản<br /> ứng sinh nhiệt cơ bản: phản ứng oxi hóa – khử và phản ứng axit –<br /> bazơ và tìm điều kiện tối ưu khi sử dụng các hệ nhũ này cho xử lý<br /> LĐPA trong ống khai thác;<br /> - Chế tạo một hệ chất hạ điểm đông đặc (PPD) kết hợp với hệ các<br /> chất activator để ức chế quá trình LĐPA nguyên phát trong vỉa hoặc<br /> vùng cận đáy giếng khai thác.<br /> 2.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> Các hệ hóa phẩm sau khi chế tạo được áp dụng để xử lý LĐPA trong<br /> ống khai thác và ức chế LĐPA trong mô hình vỉa.<br /> 3. Những đóng góp mới của luận án<br /> 1. Nghiên cứu có hệ thống một số hệ nhũ tương sinh nhiệt trên cơ sở<br /> của các phản ứng hóa học như phản ứng oxi hóa – khử, trung hòa<br /> giữa các axit – bazơ hữu cơ nhằm mục đích xử lý lắng đọng parafin<br /> trong đường ống khai thác ở các giếng khai thác gaslift ở Việt Nam;<br /> 2. Đã tìm được các điều kiện tạo thành vi nhũ nước trong dầu W/O<br /> của các hệ dung dịch nước NH4Cl+CH3COOH/Dầu, dung dịch nước<br /> 2<br /> <br /> NaNO2/Dầu có độ bền vững thỏa mãn yêu cầu công nghệ xử lý<br /> LĐPA ở ống khai thác gaslift:<br /> 3. Đã nghiên cứu chế tạo thành công và tìm được các điều kiện tối ưu<br /> cho sự hình thành các hệ nhũ tương: chất hữu cơ phân cực (đó là các<br /> axit hữu cơ hay các bazơ hữu cơ) để xử lý LĐPA trong ống khai thác<br /> ở mỏ khai thác gaslift.Cả hai hệ nhũ tương này đều có độ bền nhũ<br /> cao, dễ dàng vận chuyển từ nơi chế tạo đến nơi xử lý LĐPA với khả<br /> năng xử lý cao do đạt được nhiệt độ Tmax lớn. Tác dụng loại bỏ<br /> LĐPA ở quy mô phòng thí nghiệm.: với hệ hóa phẩm oxi hóa – khử,<br /> khả năng loại bỏ LĐPA là 77% và với hệ hóa phẩm axit – bazơ, khả<br /> năng loại bỏ LĐPA là >88%;<br /> 4. Đưa ra phương pháp sử dụng chất hạ điểm đông đặc PPD để ức<br /> chế sự lắng đọng parafin, đó là PPD Sepaflux ES-3363 kết hợp với<br /> một hệ activator có tác dụng không kém activator nhập ngoại trong<br /> việc ngăn ngừa LĐPA. Hệ activator này là hệ hóa phẩm VCA-12 bao<br /> gồm 60% n-butanol và 40% iso-butanol.<br /> 4. Bố cục của luận án<br /> Toàn bộ nội dung Luận án được trình bày 152 trang, gồm các phần: Mở<br /> đầu (2 trang), Chương 1. Tổng quan lý thuyết ( 50 trang), Chương<br /> 2. Thực nghiệm (12 trang), Chương 3. Kết quả và thảo luận (55 trang),<br /> Kết luận (2 trang). Trong luận án có 26 bảng biểu, 58 hình vẽ, 139<br /> tài liệu tham khảo. Phần lớn kết quả của Luận án đã được công bố<br /> trong 5 bài báo trên các tạp chí khoa học uy tín trong nước.<br /> NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN ÁN<br /> CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN<br /> 1.1. Các vấn đề liên quan đến hệ nhũ tương nước/dầu<br /> Tổng quan một số lý thuyết về: khái niệm nhũ tương, phân loại<br /> nhũ tương, phương pháp chế tạo nhũ tương; nhũ tương nước trong<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2