intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

(Dự thảo) Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vật lý: Nghiên cứu các nguyên nhân gây biền thiên hàng ngày đối với sự phát triển của Spread F xích đạo

Chia sẻ: Vivi Vivi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

51
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án làm sáng tỏ phương pháp trích lọc thông tin từ thăm dò thẳng đứng (điện ly đồ) cho việc nghiên cứu cấu trúc dạng sóng quy mô lớn và cấu trúc bong bóng plasma xích đạo, đồng thời đóng góp thêm một vài bằng chứng nhằm tiếp tục làm sáng tỏ các quan điểm hiện tại về nguyên nhân gây biến thiên hoạt động Spread F xích đạo hàng ngày tại khu vực nghiên cứu và đánh giá vai trò của các yếu tố điều khiển Spread F xích đạo Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: (Dự thảo) Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vật lý: Nghiên cứu các nguyên nhân gây biền thiên hàng ngày đối với sự phát triển của Spread F xích đạo

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br /> _______________________<br /> Nguyễn Thu Trang<br /> <br /> NGHIÊN CỨU CÁC NGUYÊN NHÂN<br /> GÂY BIỀN THIÊN HÀNG NGÀY ĐỐI VỚI<br /> SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SPREAD F XÍCH ĐẠO<br /> <br /> Chuyên ngành: Vật lý địa cầu<br /> Mã số: 62 44 15 01<br /> <br /> (DỰ THẢO) TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VẬT LÝ<br /> <br /> Hà Nội – 2015<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học Tự<br /> nhiên (ĐHQG Hà Nội)<br /> Người hướng dẫn khoa học : TS. Lê Huy Minh<br /> TS. Roland Takuya Tsunoda<br /> <br /> Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br /> Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br /> Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia<br /> chấm luận án tiến sĩ họp tại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br /> ..............<br /> vào hồi<br /> <br /> giờ<br /> <br /> ngày<br /> <br /> tháng<br /> <br /> năm 20...<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> Spread F xích đạo (Equatorial Spread F - ESF) là hiện tượng<br /> bất ổn định theo phương ngang của cấu trúc plasma điện ly lớp F<br /> vào ban đêm. Hiện tượng gây ảnh hưởng đến chất lượng tín hiệu<br /> vô tuyến phản xạ hay truyền xuyên qua tầng điện ly. Do không<br /> có biện pháp kỹ thuật giúp giảm thiểu tác hại này, bài toán đặt ra<br /> là nâng cao khả năng dự báo sự xuất hiện của hiện tượng để thiết<br /> lập và điều khiển chế độ phát – truyền thông tin thích hợp nhằm<br /> tránh các khu vực bất ổn định điện ly. Vì vậy, việc mô tả đúng<br /> bản chất của ESF là mục tiêu cơ bản nhất - đã và đang là câu hỏi<br /> cho các nhà khoa học toàn cầu trong hơn tám thập kỷ qua và ngày<br /> càng trở nên cấp thiết do sự phát triển nhanh chóng của nhu cầu<br /> ứng dụng công nghệ không gian vào cuộc sống.<br /> Cho đến hiện nay, vẫn chưa có lý thuyết hoàn chỉnh về nguyên<br /> nhân gây hoạt động ESF hàng ngày tại một vị trí địa lý cụ thể.<br /> Các nghiên cứu vẫn đang đi theo hướng tìm hiểu vai trò của hai<br /> yếu tố điều khiển ESF là sự nâng lên của lớp F sau hoàng hôn<br /> (Post-SunSet Rise of F layer – PSSR) và cấu trúc dạng sóng quy<br /> mô lớn (Large-Scale Wave Structure - LSWS). Trong khi PSSR<br /> có lịch sử nghiên cứu khoảng 80 năm với nguồn số liệu dồi dào<br /> từ thăm dò mặt đất (máy thăm dò điện ly) và nhiều vệ tinh thì<br /> LSWS mới được chú ý trong 10 năm gần đây với nguồn số liệu<br /> hạn chế từ quan trắc trong khoảng thời gian ngắn của một thiết<br /> bị mặt đất (radar ALTAIR) và vệ tinh chuyên dụng (C/NOFS).<br /> Vì thế, việc tìm kiếm các nguồn số liệu giúp mô tả gián tiếp<br /> LSWS là rất cần thiết trong hướng nghiên cứu về yếu tố điều<br /> khiển này nói riêng và nghiên cứu ESF nói chung.<br /> 1<br /> <br /> ESF là chủ đề khá mới và chưa được nghiên cứu thỏa đáng ở<br /> nước ta do thiếu thiết bị và cơ sở vật chất cần thiết, mặc dù kết<br /> quả nghiên cứu toàn cầu đã chỉ ra một số đặc tính khác biệt chưa<br /> thể giải thích của hoạt động spread F tại khu vực quanh Việt<br /> Nam. Có ba đài - trạm quan trắc trên lãnh thổ Việt Nam đã từng<br /> có các máy thăm dò điện ly và hệ thu tín hiệu vệ tinh GRBR<br /> (GNU Radio Beacon Receiver) từ C/NOFS hoạt động; tuy nhiên,<br /> hiện nay chỉ còn duy nhất 1 thiết bị thăm dò thẳng đứng tại Bạc<br /> Liêu, được vận hành và khai thác bởi các nhà khoa học Nhật Bản.<br /> Do vậy, cần có biện pháp khai thác hiệu quả số liệu hiện có ở<br /> nước ta theo các hướng nghiên cứu mới, đặc biệt là số liệu từ máy<br /> thăm dò điện ly thẳng đứng. Lợi ích của nghiên cứu ESF không<br /> chỉ giúp tìm kiếm thêm hiểu biết cơ bản về hiện tượng mà còn<br /> hướng đến mục tiêu từng bước ứng dụng vào thực tiễn trong nước<br /> nhằm nâng cao hiệu quả của truyền thông - định vị vệ tinh. Tuy<br /> nhiên, câu hỏi đặt ra là làm cách nào tham gia vào quá trình<br /> nghiên cứu hiện tượng này với điều kiện thực tế với số liệu quan<br /> trắc tại Việt Nam? Nghiên cứu sinh chọn giải pháp là nghiên cứu<br /> ESF tại khu vực khác (Trung tâm Thái Bình Dương), nơi có nhiều<br /> nguồn số liệu - đặc biệt dồi dào về số liệu thăm dò thẳng đứng để hiểu rõ hơn hiện tượng và sau đó áp dụng phương pháp nghiên<br /> cứu với số liệu trong nước.<br /> Đề tài “Nghiên cứu các nguyên nhân gây biến thiên hàng ngày<br /> đối với sự phát triển của spread F xích đạo” được chọn xuất phát<br /> từ nhu cầu tiếp cận hướng nghiên cứu đang rất được quan tâm về<br /> ESF, bước đầu trang bị và nâng cao năng lực nghiên cứu chủ đề<br /> này bằng việc sử dụng tất cả các nguồn số liệu, tài liệu hiện có<br /> thu thập được tại cùng một khu vực để nghiên cứu đồng thời hai<br /> 2<br /> <br /> nguồn kích thích trong việc tìm kiếm thêm đặc tính hình thành xuất hiện ESF ở quy mô thời gian ngắn hơn so với tất cả các báo<br /> cáo đã công bố. Đây là bước trung gian hướng đến mục tiêu cuối<br /> cùng là nghiên cứu biến thiên ESF hàng ngày.<br /> Mục đích của luận án: bao gồm hai phần. Thứ nhất, luận án<br /> làm sáng tỏ phương pháp trích lọc thông tin từ thăm dò thẳng<br /> đứng (điện ly đồ) cho việc nghiên cứu cấu trúc dạng sóng quy<br /> mô lớn và cấu trúc bong bóng plasma xích đạo (Equatorial<br /> Plasma Bubbles - EPB). Đây là điểm quan trọng trong phương<br /> pháp sử dụng điện ly đồ cho mô tả gián tiếp hai hình thái phát<br /> triển ESF vào giai đoạn đầu tiên và cuối cùng trong bối cảnh khan<br /> hiếm số liệu quan trắc trực tiếp. Thứ hai, luận án đóng góp thêm<br /> một vài bằng chứng nhằm tiếp tục làm sáng tỏ các quan điểm<br /> hiện tại về nguyên nhân gây biến thiên hoạt động ESF hàng ngày<br /> tại khu vực nghiên cứu và đánh giá vai trò của các yếu tố điều<br /> khiển ESF.<br /> Đối tượng nghiên cứu của luận án: bao gồm hiện tượng<br /> spread F và hai nguồn gây ra sự biến đổi hoạt động này theo thời<br /> gian trong phạm vi các đảo thuộc Trung tâm Thái Bình Dương<br /> và hoạt động của spread F - cấu trúc bong bóng plasma xích đạo<br /> tại Việt Nam và khu vực lân cận.<br /> Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án: là góp<br /> phần làm sáng tỏ lý thuyết về yếu tố điều khiển hoạt động ESF ở<br /> quy mô thời gian hàng tháng, hướng đến việc áp dụng phương<br /> pháp nghiên cứu cho các quy mô thời gian ngắn hơn; ý nghĩa<br /> thực tiễn của luận án là khả năng áp dụng kết quả nghiên cứu vào<br /> dự báo ESF trong mối quan hệ với hoạt động của hệ thống truyền<br /> thông - định vị vệ tinh tương lai.<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0